VIẾT Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương, dất nước.BÀI 2: Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm “Một mai, một cuốc, một cần câu Th
Trang 1Bài tập 1:
Thuật hứng bài 24
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng - 24, Nguyễn Trãi, Trích luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, trang 87)
I Đọc hiểu
Đọc bài thơ “Thuật hứng bài 24” và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 Xác định thể thơ trong bài thơ trên.
Câu 2 Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 3 Bài thơ là lời tâm sự của ai, tâm sự về điều gì.
Câu 4 Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản trên.
Câu 5 Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy
Câu 6 Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 dòng) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ cuối Bui có một lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen .
Trang 2
II VIẾT
Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương, dất nước
BÀI 2: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
I ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ “Cảnh ngày hè” và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3: Bài thơ là lời tâm sự của ai, tâm sự về đều gì.
Câu 4: Xác định cách gieo vần trong bài thơ.
Câu 5: “Một mai, một cuốc, một cần câu” Xác định nhịp thơ ở câu thơ, Nêu hiệu quả của nhịp thơ đó?
Câu 6: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ trên, nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy
Trang 3
Câu 7: Quan niệm về dại - khôn của tác giả trong bài thơ có gì đặc biệt, qua đó, anh (chị) hiểu
gì về nhân cách nhà thơ
Câu 8: Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ
II VIẾT Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thiên nhiên BÀI 3: CẢNH NGÀY HÈ (Nguyễn Trãi) “Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương” (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi) I Đọc hiểu Đọc bài thơ “Cảnh ngày hè” và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3: Câu 3: Bài thơ là lời tâm sự của ai, tâm sự về đều gì.
Câu 4: Cách gieo vần trong bài thơ.
Câu 5:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Trang 4Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Chỉ ra các động từ trong 4 câu thơ trên, nêu ý nghĩa của các động từ
Câu 6: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Chỉ các từ láy trong hai câu thơ trên, nêu ý nghĩa của các từ láy ấy
Câu 7: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ trên, nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy
Câu 8: Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ
Câu 9: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) miêu tả cảnh ngày hè theo cảm nhận của em.
II VIẾT
Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về cuộc sống thuận theo tự nhiện
Trang 5BÀI 4: THU VỊNH (Nguyễn Khuyến)
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái
Một tiếng trên không, ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)
Đọc bài thơ “Thu Vịnh” và thực hiện các yêu cầu sau:
I ĐỌC HIỂU
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Được thể hiện qua từ ngữ nào?
Câu 2: Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 3: Xác định 2 phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Câu 4: Xác định cách gieo vần trong bài thơ
Câu 5: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
Chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên, nêu ý nghĩa của các từ láy
Câu 6: “Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”.
Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ trên, nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy
Câu 7: Chữ “thẹn” trong câu thơ “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” được hiểu như thế nào?
Câu 8: Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước, trình bày khoảng từ 3-5
dòng
Trang 6
II VIẾT Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của mùa thu BÀI 5: TỰ TÌNH III (Hồ Xuân Hương) I Đọc hiểu Chiếc bách buồn về phận nổi nênh, Giữa dòng khao khát nỗi lênh đênh Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, Nửa mạn phong ba luống bập bềnh Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến, Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh (Tự tình III - Hồ Xuân Hương)
Đọc bài thơ “Tự tình III” và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên
Câu 3: Bài thơ là lời tâm sự của ai, tâm sự về đều gì.
Câu 4: “Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”. Phân tích nghĩa của từ “Ngán” trong câu thơ trên
Câu 5: Xác định cách gieo vần trong bài thơ.
Câu 6: Chiếc bách buồn về phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh. Chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên, nêu ý nghĩa biểu đạt của các từ láy
Câu 7: Lưng khoang tình nghĩa đường lai lán
Trang 7Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên, nêu ý nghĩa biểu đạt của các từ láy
Câu 8: Qua bài thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng từ 3 đến 5 dòng) về khát vọng sống của người phụ nữ xưa
II VIẾT Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến BÀI 6: THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) Quanh năm buôn bán ở ven sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ - Trần Tế Xương) I Đọc hiểu Đọc bài thơ “Thương vợ” và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3: Bài thơ là lời tâm sự của ai, tâm sự về đều gì.
Câu 4: Chỉ ra từ chỉ không gia, thời gian trong bài thơ? Nêu ý nghĩa?
Câu 5: Âu đành phận, giám quản công nghĩa là gì?
Trang 8
Câu 6: Từ “Thân cò” có nghĩa là gì?
Câu 7: Xác định cách gieo vần trong bài thơ.
Câu 8: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Chỉ ra các thành ngữ trong hai câu thơ trên, nêu ý nghĩa của các thành ngữ
Câu 9: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ trên, nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy
Câu 10: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên, nêu ý nghĩa biểu đạt của các từ láy
Câu 11: Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về tiếng chửi của Tú Xương trong hai câu thơ cuối “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hờ hững cũng như không”.
II VIẾT
Trang 9Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lòng
hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ
Bài 7:
Đọc văn bản sau:
Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”: thế giới cần thay đổi
Với khoảng 8 - 20 triệu tấn nhựa “đổ” ra các đại dương mỗi năm (trong đó, riêng Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển), việc giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá” đã trở nên hiện hữu và rất đáng lo ngại
Những con số đáng báo động
[…] Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000 Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng song chỉ có 15% được phát hiện là đã được thu gom để tái chế - trong đó chỉ có 9% được tái chế thực sự, 6% còn lại được xử lý làm chất cặn bã Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn chảy ra đại dương trong năm 2019 Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông.
Còn Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác thải nhựa đại dương Báo cáo của WWF được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 - 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng một lần Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.
Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.
Theo một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài cá được kiểm tra, có tới 386 loài đã ăn phải rác thải nhựa Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương mại cho thấy, 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc chứa hạt vi nhựa trong dạ dày của chúng.
Báo cáo của WWF cho biết, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi
sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa […]
Trang 10Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2: Xác định văn bản trên thuộc loại văn bản thông tin nào.
Câu 3: Văn bản trên có sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ nào
Câu 4 Theo báo cáo của WWF, loại rác nào chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương?
Câu 5 Theo văn bản, rác thải nhựa đại dương có nguồn gốc từ đâu?
Câu 6 Phần Sa-pô (phần in đậm nằm ngay dưới tiêu đề) có vai trò gì trong văn bản?
Câu 7 Các số liệu thống kê của WWF được nêu trong văn bản: 88% các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng, ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa biểu đạt thông tin gì?
Trang 11
Câu 8 Theo bạn, tác giả căn cứ vào đâu để cho rằng nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”?
Câu 9 Từ nội dung bài viết, bạn thấy thế giới cần thay đổi những gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nhựa trên đại dương?
Câu 10 Nêu quan điểm chính của người viết trong văn bản trên
Bài 8:
I ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau:
MIẾNG NGON HÀ NỘI
- Vũ Bằng –
Kỳ lạ đến thế là cùng, Hà Nội ạ!
Hà Nội… ngon… quá xá! Hà Nội ngon không mãi chỉ ngon về những miếng ngon đặc
biệt, nhưng ngon từ cách ăn uống ngon đi, ngon từ cách rao hàng quà ngon xuống, ngon từ
cách trình bày ngon tới, ngon từ cách thái miếng thịt, chia miếng bánh ngon lui
[…] Miếng ngon của Hà Nội có phải đâu là mấy thứ đó mà thôi, Hà Nội ngon là ngon
từ cái dưa, quả cà, trách mắm; Hà Nội ngon là ngon từ bát canh hoa lý nấu suông, mấy cái
trứng cáy chưng lên ăn với gạo mễ trì hay đĩa rau muống xào có gia thêm một chút mắm tôm,
Hà Nội ngon là ngon từ miếng cá thu kho với nước mía ăn với gạo tám thơm vào đầu đông,
mấy bìa đậu sống ở Phú Thụy chấm với mắm tôm chanh ớt vào một ngày oi bức hay một chén
sấu dầm nhắm nhót một ngày đìu hiu vào cuối thu
Thực vậy, ăn một bữa cháo ám mà thiếu thìa là, cải cúc thì còn ra trò gì? Thưởng thức
một bữa mắm tôm chua, mà về gia vị không tìm được mấy cánh lá bạc hà hay một chút rau
thơm, nhất định không thể nào toàn bích Cũng vậy, người nội trợ muốn làm ăn khéo tay đến
mấy đi nữa, mà canh dưa nấu lạc thiếu rau diếp và mùi tô điểm, hay ăn cuốn mà không có
Trang 12giấm cái, thang mà không có mắm tôm, thì cũng không thể làm cho ta mãn nguyện Ôi là miếng ngon Hà Nội! Cái ngon thiên hình vạn trạng làm cho người ta cảm thấy say sưa cuộc sống còn; cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây, ngọn cỏ thương đi, thương mến từ con cá, miếng thịt của đồng bào mà thương lại; cái ngon làm cho người ta tự bắt buộc phải quý hóa từ mấy lá thìa là, cải cúc, từ một xóc cua đồng, từ mấy ngọn húng láng của những người nơi thôn ổ đã chăm chút trồng nên
Cái ngon của Hà Nội thật là phiền toái mà kiểu cách Người vợ thương chồng muốn làm nên một miếng ăn ngon, thực quả đã công phu; nhưng công phu, vất vả đến chừng nào đi nữa
mà thấy chồng sung sướng thì cũng đã thấy được đền bù đầy đủ lắm rồi… Huống chi, nhiều lúc, miếng ăn ngon lại còn trói buộc tinh thần người ta lại với nhau, tưởng như không có cách
gì khả dĩ chia lìa được…
Một buổi kia, thân thể anh cũng mỏi mệt như linh hồn anh, anh tự nhiên thấy nhớ đến một bát canh rau sắng do tự tay vợ nấu, một đĩa chè kho vợ quấy, một con chim ngói nhồi cốm nấm hương, và thịt thăn do vợ hầm Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được Đi xa, có khi nhớ mà se sắt cả lòng, ăn uống mất cả ngon vì buồn dâng lên nghẹn họng Ta tương tư tất cả những miếng ngon
Hà Nội đã chiếm lòng ta Một ngọn gió thay chiều, một trận mưa xanh lạnh, một cánh hoa rơi, một câu hát của người thiếu phụ ru con trên võng… đều nhắc nhở ta nhớ đến một thời trên, một miếng ngon đặc biệt của Hà Nội mến yêu
[…] Miếng ngon của Hà Nội cũng thế, cũng trầm lặng như vậy và cũng tiết ra một hương thơm như vậy Hương thơm đó ngạt ngào, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau, như một lời ân ái của tình nhân để lại cho tình nhân, như một lời tâm
sự của một người anh yêu mến gởi cho cô em gái Bao giờ phai lạt được những niềm yêu thương ấy? Bao giờ “ăn Bắc” lại không có nghĩa là ăn ngon? Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội
(Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, NXB Hội Nhà Văn, 2021, tr 141-144)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2: Xác định văn bản trên thuộc loại văn bản thông tin nào.
Câu 3: Đề tài của văn bản trên là gí? Dựa vào đâu em biết được điều đó.
Câu 4: Xác định chủ đề chính của tùy bút Miếng ngon Hà Nội.
Câu 5: Chỉ ra 02 câu văn có yếu tố trữ tình trong văn bản