1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thế giới năng lượng mới chi nhánh hà nội địa chỉ số 214 quan nhân thanh xuân hà nội

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Thế giới Năng lượng Mới – Chi nhánh Hà Nội
Tác giả Hoàng Thị Huệ
Người hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lan Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 374,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP (6)
    • 1.1. Tổng quan về lợi nhuận (8)
      • 1.1.1. Khái niệm và cấu thành lợi nhuận (8)
      • 1.1.2. Vai trò của lợi nhuận 1.1.3. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp (9)
    • 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp (14)
      • 1.2.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) (14)
      • 1.2.2. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) (14)
      • 1.2.3. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI) (14)
      • 1.2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) (15)
      • 1.2.5. Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ (15)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (16)
      • 1.3.1. Các nhân tố khách quan (16)
      • 1.3.2. Các nhân tố chủ quan (16)
    • 1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao loại nhuận trong doanh nghiệp (18)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP THẾ GIỚI NĂNG LƯỢNG MỚI – CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – (6)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (19)
    • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động (20)
    • 2.2. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - (22)
      • 2.2.1. Tình hình Tài sản - Nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018 (22)
      • 2.2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (29)
    • 2.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty (33)
      • 2.3.1. Tình hình kết cấu lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 (33)
      • 2.3.2. Tác động của nhân tố doanh thu và chi phí đến lợi nhuận của công ty (34)
      • 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty (37)
    • 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty (39)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (39)
      • 2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân (39)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI NĂNG LƯỢNG MỚI – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI (6)
    • 3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới (43)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội (44)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu (44)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí (45)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp khác (47)

Nội dung

Bùi Thị Lan Hương vàđược sự giúp đỡ của các anh chị trong ban lãnh đạo công ty, em đã lựa chon đềtài”Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thế giớinăng lượng mới –

LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Tổng quan về lợi nhuận

Mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận, thước đo hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động này, đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Lợi nhuận cũng là động lực để thúc đẩy các nhà kinh doanh tham gia vào thị trường để thu được mức lợi nhuận cao nhất Bên cạnh đó, để cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp phải bỏ tiền vốn đầu tư mua tư liệu sản xuât, nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, chi phí thuê đất đai Do đó, khi tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra và có lợi nhuận để có thể đầu tư sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn.

Theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: ”Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch lớn hơn giữa doanh thu và chí phí doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó”

1.1.1.2 Cấu thành của lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ hai bộ phận là: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của DN, bao gồm hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính Đây là bộ phận LN chủ yếu của DN.

Lợi nhuận khác: là LN từ các hoạt động khác mà DN không dự tính tước được hoặc những hoạt động không mang tính chất thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, hình thành từ chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác trong kỳ của DN.

1.1.2 Vai trò của lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Mọi cố gắng của doanh nghiệp trong việc tổ chức kinh doanh, từ khâu dự trữ tới khâu sản xuất, lưu thông, xét cho cùng có thể hạ được chi phí, giá thành, giữ được giá bán mới có thể có lợi nhuận và tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Có lợi nhuận doanh nghiệp mới có điều kiện tài chính để mở rộng, phát triển kinh doanh, trích lập các quỹ chuyên dùng kích thích tính tích cực của người lao động, phát chiển vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng, là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Là nguồn động lực để thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để gia tăng sức tiêu thụ hàng hóa, thu về mức lợi nhuận ngày càng lớn.

1.1.2.2 Đối với nền kinh tế

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào sống nên kinh tế thông qua việc đóng góp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức nộp thuế thu nhập theo luật định Các doanh nghiêp có lợi nhuận thì Nhà nước có điều kiện tăng thu ngân sách cho đất nước.

Lợi nhuận là động lực cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, ở bất kỳ quốc qia nào, Nhà nước luôn mong muốn các doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, vì lợi ích quốc gia gắn liên với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là thước đo phản ánh tính hiệu quả của các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động SX – KD.

1.1.2.3 Đối với người lao động

Lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp và gắn liền với lợi ích của người lao động. Đối với họ, lợi nhuận làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ Khi hoạt động kinh doanh dạt được lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời sự quan tâm của doanh nghiệp tới các quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng cũng nhiều hơn Điêu này khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm Nhờ đó tăng năng suất lao động được nâng cao, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.1.3 Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp

1.1.3.1 Phương pháp trực tiếp a Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, dịch vụ vàhoạt động tài chính trong kỳ, được đánh xác định bằng công thức:

+ Doanh thu HĐ tài chính

- Doanh thu thuần (DTT): là phần chênh lệch doanh thu giữa

BH&CCDV và các khoản giảm trừ.

DTT= DTBH&CCDV – Các khoản giảm trừ DT

Các khoản giảm trừ trong kế toán bao gồm giảm giá hàng bán, giảm giá hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đã tính vào giá bán Những khoản giảm trừ này làm giảm giá trị doanh thu được ghi nhận và phản ánh chính xác doanh thu thực tế của doanh nghiệp Ghi nhận đầy đủ và chính xác các khoản giảm trừ giúp doanh nghiệp xác định chính xác lợi nhuận và tình hình tài chính của mình.

- Giá vốn hàng bán (GVHB): tùy theo nghành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà giá vốn hàng bán được tính theo cách khác nhau Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn bán hàng là giá thành sản xuất của các sản phẩm bán ra, còn đối với thương mại kinh doanh lưu chuyển hàng hóa thì giá vốn bán hàng chính là giá mua vào (gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển, sơ chế) của các sản phẩm hàng hóa bán ra.

- Chi phí bán hàng (CPBH): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa cùng các chi phí cần thiết khác phát sinh ở bộ phận bán và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mà DN thu được, được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:

Tỷ suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x 100

Doanh thu thuần Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí càng hiệu quả, càng chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp dang sử dụng lãng phí.

1.2.2 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x 100

Vốn chủ sở hữu bình quân Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chú ý nhất Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

1.2.3 Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính tới ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế x 100

Vốn kinh doanh bình quân

Qua đây có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp thích ứng nhằm tận dụng mợi khả năng có sẵn, khai thác sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của mình Chỉ tiêu này càng cao chính tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt, sức sinh lời của vốn kinh doanh cao, đây là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

1.2.4 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Là chỉ tiêu cho biết trong kỳ doanh nghiệp bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

Giá trị tổng tài sản bình quân Đây là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ quay vòng tài sản cố định càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, khả năng sinh lời của tài sản càng cao Đây là yếu tố giúp chủ doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể là xây dựng nhà xưởng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ

1.2.5 Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ

Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với giá thành toàn bộ của DN Chỉ tiêu được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng giá thành toàn bộ mà DN bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

1.3.1.1 Thị trường tiêu thụ và sự cạnh tranh

Thị trường ảnh hưởng trược tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì sự biến động cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp phải định hướng nhu cầu khách hàng tiềm năng Mặt khác, khi nói đến thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt Cạnh tranh tạo ra những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp phát triển nhưng chính nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản

1.3.1.2 Chính sách kinh tế của nhà nước

Chính sách kinh tế cảu nhà nước trong nền kinh tế thị trường có tác động manh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô trên cơ sở pháp luật và các chính sách về kinh tế Trong đó, thuế là một công cụ giúp cho nhà nước thực hiện tốt việc điều tiết tốt vĩ mô của mình.

Do thuế là một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp, nên đóng thuế cao hay thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận.

1.3.1.3 Sự biến động giá trị tiền tệ

Khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với đồng tiền trong nước biến động tăng giảm, sẽ ảnh hưởng đến chí phí đầu vào và đầu ra, giá cả thị trường Do đó, sự biến động của đồng tiền sẽ tác động đến lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp đạt được.

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa doanh thu và kết quả kinh doanh là thuận chiều, tức là khi doanh thu tăng thì kết quả kinh doanh cũng sẽ cải thiện, và ngược lại Do đó, nếu các yếu tố khác không thay đổi, doanh thu bán hàng cao hơn ngụ ý rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được mức độ khả quan hơn.

Doanh thu cũng là nhân tố chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như:

- Khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ: khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm và tác động cùng chiều tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất ra và tiêu thhu càng nhiều thì khả năng về lợi nhuận và doanh thu càng lớn.

- Giá cả hàng hóa, dịch vụ: với điều kiện khối lượng hàng hóatiêu thụ không đổi, giá cả hàng hóa tăng lên thì doanh thu bán hàng tăng và dẫn tới lợi nhuận cũng tăng theo và ngược lại.

- Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau, mỗi ngành hàng lài có một mặt hàng cụ thể và giá bán khác nhau Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi.

- Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: chất lượng sản phẩm hàng hóa dịc vụ có ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa dịch vụ, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng chính là vũ khí cạnh tranh sắc bén, nếu chất lượng sản phẩm cao thì sẽ bán được giá cao, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Không những thế còn nâng cao uy tín doanh nghiệp, tao điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.

- Yếu tố con người: Đây là là một nhân tố quan trọng vì con người luôn đóng vài trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhậy của người lãnh đạo trong cơ chế thị trường, trình độ chuyên môn và ý thức lao động của cán bộ công nhân viên cũng hết sức quan trọng.

- Công nghệ kỹ thuật và tổ chức quản lý, sử dụng vốn: Việc huy động vốn, tổ chức quản lý và sử dụng vốn khoa học, hợp lý tác động tích cực tới lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Do vậy, Nó là một trong nhưng nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp Trong quá trình cạnh tranh trên thương trường, doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh.

1.3.2.2 Nhân tố về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm Nó là yếu tố đầu vào và đầu ra mà doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có các biện pháp làm giảm các loại chi phí góp phần tăng lợi nhuận Các chi phí đó bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những khoản chi phí liên quan đến khoản thu mua nguyên vật liệu trong quá trinh sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiên lương, BHXH, BHYT

- Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí bỏ ra để dảm bảo cho qua trình tiêu thụ hang hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đó được thực hiện Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói bảo vận chuyển bảo quản

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh ở các phân xưởng hay bộ phận kinh doanh, còn chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP THẾ GIỚI NĂNG LƯỢNG MỚI – CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 –

Quá trình hình thành và phát triển

- Tên chính thức: Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới – Chi nhánh Hà Nội

- Tên viết tắt: ENNOLITE - Địa chỉ: Số 214 phố Quan Nhân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân,

- Giấy phép CNĐKKD: 3500769783-002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 23 tháng 9 năm 2010

- Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 2010 theo Giấy phép CNĐKKD: 3500769783- 002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp với số vốn ban đầu là 5 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội là một trong 03 chi nhánh của Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới có trụ sở tại thành phố Vũng Tàu.

Tháng 8 năm 2013, Công ty tiến hành họp Đại hội cổ đông lấy ý kiến về việc tăng vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng và đã được thông qua.

Trải qua gần chín năm phát triển, công ty đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, khẳng định vị thế trên thương trường Đời sống của cán bộ, công nhân viên được cải thiện đáng kể, minh chứng cho sự nỗ lực và thành công của doanh nghiệp.

Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động

Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực Y tế với ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau:

- Sản xuất và kinh doanh dược phẩm.

- Kinh doanh các thiết bị, dụng cụ Y tế.

- Kinh doanh vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. b Nhiệm vụ

Xây dựng Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội trở thành một công ty hoạt động có hiệu quả và tăng trưởng bền vững Đặt trách nhiệm xã hội và lợi ích của người lao động là mục tiêu hàng đầu.

Nâng cao công tác đầu tư trang thiết bị, chuyên môn hóa cao, đảm bảo môi trường lao động an toàn. c Phạm vi hoạt động

Là một trong 3 chi nhánh của Công ty mẹ đặt trụ sở tại Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội được giao nhiệm vụ phát triển thị trường khu vực Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty giai đoạn 2016 - 2018)

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông tất cả những vấn đề quản lý Công ty theo Điều lệ, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và tuân thủ pháp luật.

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định quản lý điều hành sản xuất toàn công ty.

Giám đốc công ty có quyền lý kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

Phòng Tài chính - Kế toán: Là cơ quan tham mưu của Công ty giúp Ban

Giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực: Tài chính, hạch toán kế toán, Kế toán quản trị và Thống kê tổng hợp.

Phòng Kinh doanh đóng vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý hợp đồng kinh tế và tư vấn tham gia đấu thầu.

Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới -

2.2.1 Tình hình Tài sản - Nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.1: Tình hình Tài sản - Nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018

(% ) Số tiền TT (% ) Số tiền TT

I Tiền và tương đương tiền 1.528 9,82 1.560 10,46 2.123 11,20 32 2,09 563 36,09

II Các khoản phải thu ngắn hạn 4.907 31,52 4.874 32,67 5.315 28,04 -33 -0,67 441 9,05

IV Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.300 8,35 1.800 12,07 2.167 11,43 500 38,46 367 20,39

V Tài sản ngắn hạn khác 500 3,21 422 2,83 780 4,12 -78 -15,60 358 84,83

II Các khoản phải thu dài hạn 997 6,62 1.489 7,26 1.009 4,31 492 49,35 -480 -32,24

III Bất động sản đầu tư 2.283 15,15 3.172 15,47 3.344 14,30 889 38,94 172 5,42

IV Đầu tư tài chính dài hạn 1.000 6,64 1.890 9,22 3.072 13,13 890 89,00 1.182 62,54

V Tài sản dài hạn khác 300 1,99 680 3,32 298 1,27 380 126,67 -382 -56,18

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016-2018)

Từ bảng 2.1, ta nhận thấy: Tổng giá trị tài sản tăng liên tục qua các năm.

Trong năm 2017, tổng giá trị tài sản đạt 30.635 triệu đồng, tăng 4,784 triệu đồng (15,62%) Năm 2018, tổng giá trị tài sản tăng lên 42.347 triệu đồng, tăng thêm 6.928 triệu đồng (19,56%) so với năm 2017 Đây là tín hiệu tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện quy mô tài sản của công ty ngày càng gia tăng.

Trong cơ cấu tổng tài sản tỷ trọng của TSNH và TSDH của DN có sự biến động cụ thể là:

Trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu tài sản của công ty khá ổn định với tỷ trọng TSNH và TSDH tương đối cân bằng Năm 2016, TSNH chiếm 50,81%, TSDH chiếm 49,19% Đến năm 2017, tỷ trọng TSNH giảm xuống còn 42,12% trong khi TSDH tăng lên 57,88% Tỷ trọng này không thay đổi đáng kể vào năm 2018, với TSNH chiếm 44,76% và TSDH chiếm 55,24% Cơ cấu này phù hợp với hoạt động sản xuất và thương mại của công ty.

TSNH , năm 2016 là 15.566 triệu đồng sang năm 2017 là 14.918 triệu đồng giảm 648 triệu đồng (tương ứng tốc độ giảm là 4,16%) so với năm 2016.

Nguyên nhân là do sự biến động của hàng tồn kho và các khoản phải thu khác của công ty Năm 2018 TSNH là 18.955 triệu đồng, tăng 4.037 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng là 27,06%) so với năm 2017 Nguyên nhân của sự biến động trên là do từng loại tài sản trong TSNH có sự biến động Cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền nhìn chung có xu hướng tăng, cụ thể là: Năm 2016 và năm 2017 tiền và tương đương tiền gần như không biến động, chỉ thay đổi tăng 32 triệu (tương ứng với tốc độ tăng 2,09%) Năm 2018 là 2.123 triệu đồng, tăng 563 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng 36,09%) so với năm 2017 Nguyên nhân là công ty sử dụng các khoản tương đương tiền tăng lên giúp nâng cao khả năng thanh toán của công ty, phục vụ cho một số mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới Tuy nhiên nếu tỷ trọng của mục này tăng cao trong Tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nguy cơ tồn đọng vốn, đồng vốn không được sử dụng linh hoạt làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty bao gồm những khoản công ty đầu tư vào những công cụ tài chính có tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính nhằm mục tiêu kiếm lời trong thời hạn dưới 1 năm như: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ Qua 3 năm thì khoản mục này cũng có xu hướng tăng lên Năm 2016 là 1.300 triệu đồng sang năm 2017 là 1.800 triệu đồng tức tăng 500 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 38,46%) Năm 2018 là 2.167 triệu đồng,tức tăng 367 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 20,39%) so với năm 2017 Nguyên nhân là do Công ty có chính sách đầu tư thêm vào thị trường tài chính trong thời gian ngắn nhằm mục tiêu kiếm lời nhưng vẫn duy trì khả năng thanh toán của Công ty.

Bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng có biến động nhẹ và những khoản này chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, năm 2016 là 4.907 triệu đồng sang năm 2017 là 4.874 triệu đồng, giảm 33 triệu đồng (tương ứng với tốc độ giảm là 0,67%) so với năm 2016 Năm 2018 là 5.315 triệu đồng, tăng 441 triệu (tương ứng tốc độ tăng 9,05%) so với năm 2017 Nguyên nhân là do Công ty có chính sách thúc đẩy bán hàng nhằm tăng doanh thu nên cho khách hàng mua chịu trong thời gian ngắn Mặt khác ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn mặc dù qui mô có giảm nhưng tỷ trọng vẫn ở mức cao, điều này cũng là hợp lý vì sản phẩm hàng hóa của công ty khá đặc thù chủ yếu là dược phẩm và thiết bị y tế nên việc cho đối tác mua chịu cũng là một chính sách hợp lý của công ty nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng như bên trên ta vừa phân tích Thêm vào đó, kết hợp với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta nhận thấy DTT của Công ty liên tục tăng trưởng qua 3 năm, trong khi đó các khoản phải thu NH lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây cả về quy mô và tỷ trọng Đây chính là một tín hiệu đáng khích lệ, Công ty nên duy trì trạng thái này trong giai đoạn tới.

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu để sản xuất thuốc, thành phẩm là dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế, đối với một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì HTK chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS là điều dễ hiểu Giai đoạn năm 2016 – 2018, HTK của Công ty có sự biến động, năm2016, HTK là 7.331 triệu đồng sang năm 2017 là 6.262 triệu đồng, giảm 1.069 triệu (tương ứng tốc độ giảm là 14,58%) so với năm 2016 Đến năm 2018 chỉ tiêu này có sự tăng lên mức 8.570 triệu đồng, tăng 2.308 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng là 36,86%) so với năm 2017 Điều này cho thấy công ty thực hiện chính sách bán hàng khá tốt nên lượng tiệu thụ hàng hóa tăng lên, giúp tăng doanh thu cho DN, tuy nhiên sang năm 2018 do công ty đang thực hiện việc dự trữ hàng bán phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và tính toán nhu cầu dự trữ cần thiết cho công ty nên khoản mục này đã có sự tăng lên như vậy.

Tài sản dài hạn : Năm 2016, TSDH của công ty là 15.069 triệu đồng, năm 2017 là 20.501 triệu đồng, tăng 5.432 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 36,05%) so với năm 2016 Năm 2018, TSDH tiếp tục tăng lên mức 23.392 triệu đồng, tăng 2.891 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 14,1%) so với năm 2017 Nhìn chung trong mục này tỷ lệ tăng không lớn do công ty không có nhu cầu xây dựng mới mà chủ yếu chỉ đầu tư vào máy móc trang thiết bị sản xuất trong công ty, làm tăng tài sản cố định

Trong TSDH của công ty thì chủ yếu là TSCĐ Năm 2016 là 10.489 triệu đồng sang năm 2017 là 13.270 triệu đồng, tăng 2.781 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng là 26,51%) so với năm 2016 Năm 2018, TSCĐ tiếp tục tăng lên mức 15.669 triệu đồng, tăng 2.399 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 18,08%) so với năm 2017 Sự tăng lên của tài sản cố định này là do công ty đã mua thêm một dây chuyền sản xuất mới để thay thế cho dây chuyền sản xuất cũ đã lỗi thời lạc hậu.

Bất động sản đầu tư của công ty là khoản DN có nhà không sử hết và cho thuê lại Khoản mục này cũng có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2016 là 2.283 triệu đồng, năm 2017 là 3.172 triệu đồng, tăng 889 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 38,94%) so với năm 2016 Năm 2018 là 3.344 triệu đồng, tăng 172 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 5,42%) so với năm 2017. Đầu tư TCDH của Công ty là các khoản Công ty liên doanh liên kết và những khoản công ty góp vốn với công ty khác (như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Dũng (Quảng Ninh) để có thể nhập khẩu những mặt hàng mà Công ty không tự sản xuất được) Khoản mục này có mức tăng khá ấn tượng qua 3 năm Năm 2016 là 1.000 triệu đồng, năm 2017 là 1.890 triệu đồng, tăng 890 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 89%) so với năm 2016; Năm 2018, khoản mục này tiếp tục tăng lên 1.182 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 62,54%) so với năm 2017 và đạt mức 3.072 triệu đồng.

Tài sản dài hạn khác năm 2016 là 300 triệu đồng, năm 2017 là 680 triệu đồng, tăng 380 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng là 126,67%) so với năm 2016, nguyên nhân là do công ty đã mua một bức tranh trang trí trong phòng họp;

Năm 2018 là 298 triệu đồng, giảm 382 triệu đồng (tương ứng với tốc độ giảm là 56,18%) so với năm 2017 Nguyên nhân là do trong năm công ty đã thực hiện thanh lý một số tài sản mà không sử dụng nữa.

Tóm lại qua phân tích bảng trên ta thấy quy mô tài sản qua các năm đều có xu hướng tăng Điều này là tín hiệu cho thấy công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình Doanh nghiệp đã cân đối tốt tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, không tạo nên sự chênh lệch quá lớn nhằm tận dụng tối đa năng lực sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với công ty.

Tương tự với sự biến động của tổng TS là sự biến động của tổng NV Cụ thể, năm 2017 tăng 4.784 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 15,62%) so với năm 2016; Năm 2018 tăng 6.928 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 19,56%) so với năm 2017. Đi vào cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng NV, ta thấy, Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 70% trong tổng nguồn vốn của công ty.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự thay đổi theo thời gian, trong đó nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu Cụ thể, năm 2016 nợ phải trả chiếm 73,26% trong khi Vốn chủ sở hữu (VCSH) chỉ chiếm 26,74%, năm 2017 nợ phải trả chiếm 72,28% trong khi VCSH chiếm 27,72% và năm 2018 nợ phải trả chiếm 70,6% trong khi VCSH chiếm 29,4% Trong nợ phải trả, chủ yếu là các khoản nợ dài hạn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất dược phẩm, chẳng hạn như đầu tư vào dây chuyền sản xuất và tài sản dài hạn khác, tạo nên nhu cầu lớn về nguồn vốn thường xuyên, do đó cơ cấu nguồn vốn nêu trên là phù hợp.

Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty

Bảng 2.3: Kết cấu lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

3 Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (3) = (1) + (2)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016-2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu Đây là nguồn thu nhập chủ yếu và quan trọng nhất của công ty Cụ thể: Năm 2016 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 97,9%; Năm 2017 chiếm 99,09%; Năm 2018 chiếm 98,82% trong tổng lợi nhuận trước thuế mà công ty thu được Điều này cho thấy cho thấy do tỷ trọng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có sự biến động nhưng nó vẫn là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu vào lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của Lợi nhuận khác trong Tổng lợi nhuận trước thuế cũng có sự biến động trong 3 năm qua Cụ thể, trong năm 2016 chiếm 2,1%, năm 2017 chiếm 0,91%, năm 2018 chiếm 1,18% Lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận trước thuế, nên dù có sự biến động mạnh cũng không gây ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

2.3.2 Tác động của nhân tố doanh thu và chi phí đến lợi nhuận của công ty

2.3.2.1 Tác động của nhân tố doanh thu

Bàng 2.4: Bảng kết cấu doanh thu giai đoạn 2016 – 2018

1 Doanh thu thuần 85.304 98,10 123.729 98,68 153.156 98,44 38.425 45,04 29.427 23,78 2 Doanh thu hoạt động tài chính 1.000 1,15 1.050 0,84 1.697 1,09 50 5,00 647 61,62

Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới

– Chi nhánh Hà Nội năm 2016-2018)

Nhìn chung ta thấy Tổng doanh thu tăng qua các năm Trong đó, Doanh thu thuần tỷ trọng cao cụ thể là: Năm 2016 là 98,10%; Năm 2017 là 98,68%;

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, bảo hiểm và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp lần lượt là 98,44% trong năm 2018 Hoạt động tài chính là mảng đóng góp lớn thứ hai, bao gồm các hoạt động đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi hoặc liên kết với các công ty khác Tỷ trọng đóng góp của mảng này tuy còn thấp (1,15% năm 2016; 0,84% năm 2017; 1,09% năm 2018) nhưng tiềm ẩn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự biến động nhẹ Cụ thể : Năm

2016 chiếm 0,75% trong tổng doanh thu, đến năm 2017 đồng chiếm 0,49% và năm 2018 chiếm 0,47% Mặc dù khoản thu nhập này chiếm tỉ trọng nhỏ và không thường xuyên nhưng nó cũng góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty.

2.3.2.2 Tác động của nhân tố chi phí

Bảng 2.5: Bảng kết cấu chi phí giai đoạn 2016 – 2018

1 Giá vốn hàng bán 51.150 83,36 69.500 82,94 93.572 84,64 18.350 35,87 24.072 34,64 2 Chi phí tài chính 2.850 4,64 3.177 3,79 3.839 3,47 327 11,47 662 20,84 3 Chi phí bán hàng 5.115 8,34 8.340 9,95 10.204 9,23 3.225 63,05 1.864 22,35 4 Chi phí quản lý DN 2.135 3,48 2.551 3,04 2.740 2,48 416 19,48 189 7,41 5 Chi phí khác 110 0,18 231 0,28 198 0,18 121 110,00 -33 (14,29)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới

– Chi nhánh Hà Nội năm 2016-2018)

Qua bảng trên ta thấy Tổng chi phí bỏ ra có xu hướng tăng trong 3 năm qua Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng như sau:

Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm.

Giá vốn hàng bán liên tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí, cụ thể: 83,36% (2016), 82,94% (2017) và 84,64% (2018) Do vậy, để tăng lợi nhuận, công ty cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này, ngăn ngừa biến động tăng đột biến.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí là Chi phí bán hàng , qua 3 năm khoản chi phí này chiếm trên dưới 9% trong tổng chi phí, cụ thể như sau:

Năm 2016 chiếm 8,34%; Năm 2017 chiếm 9,95%; Năm 2018 chiếm 9,23% Ta thấy chi phí bán hàng cũng là khoản chi phí lớn của Công ty, mặt khác khoản sự tăng lên của khoản mục này khá lớn so với sự tăng lên của Doanh thu BH và CCDV, điều đó cho thấy Công ty quản lý chưa tốt khoản chi phí này Công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn để tránh gây lãng phí, nhằm nâng cao lợi nhuận.

Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng ngày giảm trong tổng chi phí Năm 2016 là 3,48%; năm 2017 là 3,04%; năm 2018 là 2,48% Xét về mặt quy mô thì Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có sự tăng lên qua 3 năm Năm

2017 tăng 416 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 19,48%) so với năm 2016.

Năm 2018, tăng 189 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 7,41%) so với năm 2017 Trong khi đó, doanh thu thuần năm 2017 tăng 45,04%, năm 2018 tăng 23,78% do đó đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống Nếu công ty muốn đạt lợi nhuận cao hơn nữa thì đối với các loại chi phí này cần có phương pháp điều chỉnh thích hợp.

Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí của Công ty.

Năm 2016 là 4,64%; năm 2017 là 3,79%; năm 2018 là 3,47% Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay.

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của

Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ

1 Doanh thu thuần 86.554 125.589 155.308 39.035 45,10 29.719 23,66 2 Giá thành toàn bộ 58.400 80.391 106.516 21.991 37,66 26.125 32,50 2a - Giá vốn hàng bán 51.150 69.500 93.572 18.350 35,87 24.072 34,64 2b - Chí phí bán hàng 5.115 8.340 10.204 3.225 63,05 1.864 22,35 2c - Chi phí quản lý 2.135 2.551 2.740 416 19,48 189 7,41

4 Vốn Chủ sở hữu bình quân 8.763,00 9.005,00 11.135,50 242,00 - 2.130,50 -

5 Vốn Kinh doanh bình quân 32.678,00 33.027,00 38.883,00 349,00 - 5.856,00 -

6 Tổng lợi nhuận trước thuế 25.592,00 41.590,00 45.030,00 15.998,00 62,51 3.440,00 8,27

7 Tổng lợi nhuận sau thuế 20.474,00 33.272,00 36.024,00 12.798,00 62,51 2.752,00 8,27 8

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) (8) = (7)/(1)

Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ (9) = (7)/(2)

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh ROI) (10) = (6+3)/(5)

Tỷ suất lợi nhuận tài sản (ROA) (11) = (7)/(5)

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)(12) = (7)/(4)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới

– Chi nhánh Hà Nội năm 2016-2018)

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS): cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có bao nhiểu đồng lợi nhuận sau thuế Ta thấy, chỉ tiêu này biến động qua 3 năm Cụ thể là: Năm 2016 là 23,65%; Năm 2017 là 26,49%; Năm 2018 là 23,2% Chỉ tiêu này đang giảm chứng tỏ công ty không tiết kiệm được các khoản chi phí, điều này cho thấy trong 3 năm từ 2016 - 2018 Công ty đang có vấn đề trong việc quản lý các khoản chi phí của mình.

Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ : cho biết trong 100 đồng giá thành toàn bộ sản phẩm mà DN bỏ ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Ta thấy, chỉ tiêu này biến động qua 3 năm như sau: Năm 2016 là 35,06%; Năm 2017 là 41,39%; Năm 2018 là 33,82% Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc Công ty bỏ chi phí vào việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ chưa được ổn định.

Tỷ suất sinh lời vốn kinh doanh (ROI) : chỉ tiêu này thể hiện cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng Lợi nhuận trước thuế ROI qua 3 năm có sự biến động đáng kể, năm 2016 đạt mức 86,33%, năm 2017 tăng lên 135,19% Sang năm 2018 giảm xuống về mức 125,05% Điều này cho thấy, Công ty đã sử dụng Vốn kinh doanh bình quân chưa có sự ổn định Công ty cần tìm ra nguyên nhân khắc phục kịp thời để năm tới chỉ tiêu này không tiếp tục giảm trong năm tới.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): cho biết mỗi năm cứ 100 đồng tài sản bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh thì sẽ thu được lần lượt qua 3 năm 2016 – 2018 lần lượt là 62,65%; 100,74%; 92,65% đồng lợi nhuận sau thuế.

ROA biến động giảm qua các năm cho thấy việc sử dụng tài sản chưa tốt, sức sinh lời của tài sản chưa thực sự ổn định Đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, mở rộng thêm thị phần tiêu thụ.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): có xu hướng giảm qua các năm Năm 2016 là 233,64%, tới năm 2017 và 2018 lần lượt là 369,48% và

323,51% Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty Chỉ tiêu này mặc dù ở mức cao, tuy nhiên có sự tăng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty chưa thực tốt.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI NĂNG LƯỢNG MỚI – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới

Mục tiêu tổng quát của công ty trong giai đoạn này là đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, cung ứng ra thhị trường nhiều hơn những dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng được thị yếu của khách hàng Ngoài ra, công ty còn phấn đấu cải thiện môi trường làm việc, tăng thu nhập lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

Công ty luôn đặt mục tiêu cống hiến sức mình xây dựng và phát triển đất nước Để đạt được điều đó, công ty không ngừng nỗ lực mở rộng thị trường Từ đó, công ty có thể tạo dựng vị thế vững chắc trong thế giới kinh doanh.

Công ty đã đưa ra những hướng đi trong những năm tới, đó là:

Công ty hướng đến đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, công ty tích cực khai thác những nhu cầu mới để tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh tối đa.

- Đẩy manh công tác nghiên cứu, nâng cao trinh độ kỹ thuật, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ nhân viên Tăng cường đội ngũ làm dự án, đội ngũ marketing để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng được chiệt để, cụ thể hơn nhăm thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng đến với công ty. Đó là những nhiệm vụ cơ bản của cán bộ công nhân viên trong Công ty vừa cho mục tiêu trước mắt, vừa cho mục tiêu lâu dài cho hoạt động kinh doanh,dịch vụ ở Công ty CP Thế Giới năng lượng mới – Chi nhánh Hà Nội.

Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội

3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu

3.2.1.1 Đổi mới và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

Doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm thế mạnh hiện nay mở rộng thị phần cung cấp cho khách hàng từ đó nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp

3.2.1.2 Phát triển chương chình quảng cáo bán hàng

Hiện nay công tác quảng cáo bán hàng của Công ty vào yếu kém, ngân sách cho hoạt động này thấp Vì vậy công ty cần phải xem xét đề ra một mức ngân sách phù hợp cho hoạt động này Trong thời gian tới công ty cần thực hiện những hoạt động như sau:

Trước sự bùng nổ của thông tin quảng cáo hiện nay, các doanh nghiệp cần có chiến lược quảng cáo phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh thực tế của riêng mình để đưa sản phẩm đến gần hơn với người dùng mục tiêu Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo, tiếp cận đúng đối tượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

- Ngoài ra để hỗ trợ bán hàng Công ty cũng phải thực hiện các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ bán hàng:

+ Đối với công tác xúc tiến bán hàng Công ty cần tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng thông qua hình thức hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà Mục tiêu của xây dựng các mối quan hệ với khách hàng là tạo ra lòng tin của họ đối với công ty và hàng hóa của công ty, tranh thủ sự ủng hộ và tạo sự ràng buộc của họ đối với Công ty Công ty phải có cách ứng xử đối với từng loại khách

+ Đối với công tác hỗ trợ bán hàng Công ty nên thông qua hoạt động của các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các hội chợ và hoạt động sau khi bán hàng

3.2.1.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường mới Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, Công ty phải nghiên cứu thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của nó Công tác nghiên cứu thị trường là công việc rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nghiên cứu phải thật am hiểu sâu sắc, nhìn nhận một cách đúng đắn về thị trường Tuy vậy vấn đề nghiên cứu thị trường, điều tra thị trường là vấn đề Công ty cần xúc tiến và đẩy mạnh nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm.

3.2.1.4 Xác định chính sách về giá bán và sản phẩm hợp lý

Giá bán là một yếu tố cạnh tranh rất quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm Giá bán tác động tới tâm lý người tiêu dùng trong việc quyết định có mua sản phẩm của Công ty hay không Mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau về những chủng loại hàng hóa khác nhau

Chính sách sản phẩm có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp Nó là cơ sở định hướng đầu tư và phát triển, cũng như xác định giá bán để tối đa hóa lợi nhuận Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp với mục tiêu chiến lược, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.1.5 Tập trung vào sản phẩm hàng hóa kinh doanh chính bên cạnh đó khuyến khích bán kèm các sản phẩm phụ

Công ty cần xác định rõ đâu là sản phẩm hàng hóa kinh doanh chính, đó là những sản phẩm hàng hóa mà Công ty bán chạy nhất, được nhiều khách hàng đặt hàng và sử dụng nhất, mang lại cho Công ty doanh thu lớn nhất và lợi nhuận là cao nhất Từ đó tập trung các biện pháp để có thể nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng của sản phẩm hàng hóa đó, như: các hình thức khuyến mại, chiết khấu thương mại…

Bên cạnh đó, Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng mua kèm các sản phẩm phụ đi kèm hoặc bổ trợ, vì mặc dù đối với những sản phẩm phụ này mặc dù không phải mang lại doanh thu chính cho Công ty nhưng nếu có thể bán với số lượng lớn thì nó lại trở thành mảng kinh doanh rất quan trọng của Công ty.

3.2.2 Nhóm giải pháp giảm chi phí Đối với các DN hoạt động trên thị trường luôn phải quan tâm đến việc quản lý chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Đó là điều kiện cơ bản để DN thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm.

Giảm chi phí là mục tiêu hàng đâu của tất cả các DN Để đạt được mục tiêu này DN phải thực hiện tiết kiệm chi phí ở nhiều khâu của quá trình Tuy nhiên, việc giảm chi phí này không được làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của như chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

3.2.2.1 Tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm hàng hóa đa dạng hơn

Để tối ưu hóa nguồn cung ứng, các công ty cần tìm kiếm nhà cung cấp cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế Kiểm tra sản phẩm đầu vào giúp tránh sai sót và hư hỏng, tiết kiệm chi phí vận chuyển do trả lại hoặc nhận lại hàng Các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với nhà cung cấp và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng là rất cần thiết để đảm bảo nguồn cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả.

- Bảo quản tốt sản phẩm hàng hóa bằng cách giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ nhân viên nhằm tăng hiệu quả công việc Sản phẩm trong ngành kinh doanh Dược phẩm và thiết bị dụng cụ y tế có đặc điểm là hạn sử dụng ngắn do đó Công ty dùng đến đâu nhập đến đó để tránh tình trạng hư hỏng, dồn ứ và hết hạn sử dụng.

- Xây dựng, kiểm tra chặt chẽ hệ thống định mức nhằm phát hiện kịp thời những nguyên nhân gây tổn thất làm tăng chi phí sản phầm hàng hóa để có biện pháp giải quyết kịp thời.

3.2.2.2 Phát triển nguồn nhân lực làm giảm chi phí nhân công

- Bố trí đúng người, đúng việc, tránh sự chồng chéo

- Xây dựng chieén lược đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ.

- Có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nhằm động viên tinh thần lao động của cán bộ, gia tăng năng suất lao động.

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của - một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thế giới năng lượng mới chi nhánh hà nội địa chỉ số 214 quan nhân thanh xuân hà nội
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của (Trang 5)
Bảng 2.1: Tình hình Tài sản - Nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018 - một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thế giới năng lượng mới chi nhánh hà nội địa chỉ số 214 quan nhân thanh xuân hà nội
Bảng 2.1 Tình hình Tài sản - Nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 22)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018 - một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thế giới năng lượng mới chi nhánh hà nội địa chỉ số 214 quan nhân thanh xuân hà nội
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cổ phần Thế giới năng lượng mới giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 29)
Bàng 2.4: Bảng kết cấu doanh thu giai đoạn 2016 – 2018 - một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thế giới năng lượng mới chi nhánh hà nội địa chỉ số 214 quan nhân thanh xuân hà nội
ng 2.4: Bảng kết cấu doanh thu giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 34)
Bảng 2.5: Bảng kết cấu chi phí giai đoạn 2016 – 2018 - một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thế giới năng lượng mới chi nhánh hà nội địa chỉ số 214 quan nhân thanh xuân hà nội
Bảng 2.5 Bảng kết cấu chi phí giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 35)
w