MỤC LỤC
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh lời của tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, mở rộng thêm thị phần tiêu thụ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng giá thành toàn bộ mà DN bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá cả hàng hóa, dịch vụ: với điều kiện khối lượng hàng hóatiêu thụ không đổi, giá cả hàng hóa tăng lên thì doanh thu bán hàng tăng và dẫn tới lợi nhuận cũng tăng theo và ngược lại. - Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau, mỗi ngành hàng lài có một mặt hàng cụ thể và giá bán khác nhau. - Yếu tố con người: Đây là là một nhân tố quan trọng vì con người luôn đóng vài trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhậy của người lãnh đạo trong cơ chế thị trường, trình độ chuyên môn và ý thức lao động của cán bộ công nhân viên cũng hết sức quan trọng.
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh ở các phân xưởng hay bộ phận kinh doanh, còn chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những khoản chi phí liên quan đến khoản thu mua nguyên vật liệu trong quá trinh sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí bỏ ra để dảm bảo cho qua trình tiêu thụ hang hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đó được thực hiện. Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói bảo vận chuyển bảo quản.
Nâng cao lợi nhuận không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước, với người lao động và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Là một trong 3 chi nhánh của Công ty mẹ đặt trụ sở tại Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Thế giới năng lượng mới - Chi nhánh Hà Nội được giao nhiệm vụ phát triển thị trường khu vực Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội.
Phòng kinh doanh: Là cơ quan tham mưu của Công ty giúp Ban Giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực: xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; Hợp đồng kinh tế và Tư vấn đấu thầu.
Mặt khác ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn mặc dù qui mô có giảm nhưng tỷ trọng vẫn ở mức cao, điều này cũng là hợp lý vì sản phẩm hàng hóa của công ty khá đặc thù chủ yếu là dược phẩm và thiết bị y tế nên việc cho đối tác mua chịu cũng là một chính sách hợp lý của công ty nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng như bên trên ta vừa phân tích. Điều này cho thấy công ty thực hiện chính sách bán hàng khá tốt nên lượng tiệu thụ hàng hóa tăng lên, giúp tăng doanh thu cho DN, tuy nhiên sang năm 2018 do công ty đang thực hiện việc dự trữ hàng bán phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và tính toán nhu cầu dự trữ cần thiết cho công ty nên khoản mục này đã có sự tăng lên như vậy. Ta thấy, trong nợ phải trả thì chủ yếu lại là những khoản nợ dài hạn, do công ty có hoạt động sản xuất dược phẩm nên Công ty có nhu cầu mua sắm những loại tài sản dài hạn như: dây chuyền sản xuất và các loại tài sản dài hạn khác nên có nhu cầu lớn về Nguồn vốn thường xuyên nên cơ cấu nguồn vốn trên là hoàn toàn hợp lý.
Nguyên nhân sự biến động trên chủ yếu là do sự biến động của khoản mục phải trả người bán, đây là khoản mà Công ty mua chịu nguyên vật liệu và các sản phẩm khác của đối tác, do đó điều này cũng lý giải cho việc tỷ trọng của khoản mục phải trả người bán luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn. Như đã phân tích ở trên, do Công ty có nhu cầu mua sắm những loại tài sản dài hạn như: dây chuyền sản xuất và các loại tài sản dài hạn khác nên Công ty có nhu cầu lớn về Nguồn vốn thường xuyên nên khoản Nợ dài hạn của Công ty tăng lên là hoàn toàn dễ hiểu. Mặc dù qui mô VCSH tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, nguyên nhân là do Công ty đang tận dụng lợi thế của mình để huy động nguồn vốn từ các khoản đi vay để hoạt động kinh doanh, có thể nói đây là hướng đi đúng đắn vì các nguồn vốn bên ngoài sẽ giúp công ty có nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhanh chóng, tuy nhiên nếu công ty lạm dụng điều này thì sẽ ảnh hưởng tới năng lực tài chính của mình, mặt khác nó còn gia tăng áp lực trả nợ cho chính công ty.
Điều này dẫn tới lợi nhuận khác của Công ty cũng có sự biến động qua 3 năm. Tóm lại qua phân tích trên ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm qua từng năm. Mặc dù chưa bị lỗ nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận là khá cao.
Ta thấy chi phí bán hàng cũng là khoản chi phí lớn của Công ty, mặt khác khoản sự tăng lên của khoản mục này khá lớn so với sự tăng lên của Doanh thu BH và CCDV, điều đó cho thấy Công ty quản lý chưa tốt khoản chi phí này. Đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, mở rộng thêm thị phần tiêu thụ. - Mặt khác vấn đề hàng nhái hàng giả hàng nhập lậu ngày càng tinh vi và khó kiểm soát hơn doanh nghiệp cần phải tự bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách nâng cao chất lượng mẫu mã bao bì và quan tâm hơn đến thương hiệu và đăng ký bản quyền nhãn hiệu hàng hóa.
- Công ty còn thiếu một lực lượng cán bộ nhân viên marketing có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao để tổng hợp và khai thác triệt để tiềm năng của công ty, chưa có chiến lược tiếp thị sản phẩm dịch vụ ra thị trường mới cũng như để tiếp cận vơi khách hàng.
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thế giới.
Bên cạnh đó, Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng mua kèm các sản phẩm phụ đi kèm hoặc bổ trợ, vì mặc dù đối với những sản phẩm phụ này mặc dù không phải mang lại doanh thu chính cho Công ty nhưng nếu có thể bán với số lượng lớn thì nó lại trở thành mảng kinh doanh rất quan trọng của Công ty. Bên cạnh việc tính toán , dự trù các khoản vay vốn sao cho phù hợp với lãi suất, tránh được mức lãi suất cao và phù hợp với khả năng thanh toán, công ty cần kiểm soát các chi phí hoạt động của bộ phận quản lý bằng cách khoán chi theo công việc cần thiết cho các bộ phận căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cần thiết đã lập kế hoạch và căn cứ vào mức chi kỳ trước để điều hành cho phù hợp, để dảm bảo bộ máy hoạt động tích cực và tiết kiệm chi phí cho Công ty. Ngoài ra, cần khoán và xây dựng những quy định cụ thể đối với các khoản chi phí hành chính như chi phí tiếp khách, hội họp, cụng tỏc phớ, văn phũng phớ..để thuận tiện cho việc theo dừi kiểm tra và hạch toán chi phí, giảm được những chi phí không hợp lý.
Ngoài ra, Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường bằng cách thành lập Bộ phận marketing thuộc phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm về hoạt động thâm nhập thị trường, tìm kiếm các hợp đồng cung ứng quảng bá thương hiệu và tìm ra các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm của công ty.