1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vai Trò Của Đạo Đức. Liên Hệ Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh.pdf

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức Liên hệ trong lĩnh vực

kinh doanh.”

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Mỹ DungSinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Linh Mã sinh viên : 2722211438 Lớp : KT27.14

HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung

Mục lụcLỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC:

1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.2 Vai trò của đạo đức trong xã hội hiện nay.

PHẦN II: VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH:

1 Thực trang vấn đề đạo đức kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua và hiện nay

2 Thực chất của đạo đức doanh nhân Việt Nam3 Trong kinh doanh phải lấy đạo đức làm gốc

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh – “Vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệtxuất” không những được nhân dân Việt Nam kính trọng và tin yêu, màcòn được cả thế giới biết tới như “một nhà chiến lược thiên tài, mộtmẫu mực tuyệt vời về chí khí đấu tranh kiên cường, về tinh thần nhânđạo, yêu mến nhân dân thắm thiết, về đạo đức vô song, tác phongkhiêm tốn, giản dị” “Đạo đức vô song” đó được thê hiện sâu sắc vàsinh động trong tư tưởng và thực tiễn hoạt động cách mạng củaNgười.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn gốc nuôi dưỡng pháttriển con người Người nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nềntảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của con người cách mạng.Đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng như gốc của cây,ngọn nguồn của sông suối Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọnlọc những giá trị đạo đức của dân tộc, vừa thâu tóm những giá trị đạođức của thời đại, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới và hướng tớiviệc xây dựng con người mới có đủ đức, đủ tài

Trang 4

NỘI DUNG

PHẦN I : Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạođức.

1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng:

Trung với nước, hiếu với dân

Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích củaquốc gia, dân tộc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Việt Nam xã hội chủ nghĩa ĐảngCộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, Đảng đại diện cho lợi ích vàquyền lợi của toàn dân tộc, nên Trung với Nước chính là Trung vớiĐảng Mối quan hệ nước – đảng – dân, mang ý nghĩa nhân văn sâusắc , hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm,nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân với cộng đồng, quốc gia, dântộc Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng và thực hiệntốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.

Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dânkhông phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình – một thành phần của dân –như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc.Người khẳng định vai trò, sức mạnh thực sự của nhân dân Phải tindân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thựchiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Chăm lo đến đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân Và mọi đường lối, chính sáchđều phục vụ lợi ích của nhân dân

Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc vàxây dưng một xã hội mới, đem lại cuộc sông ấm no, hạnh phúc chotoàn dân là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy khó khănvà thử thách, đòi hỏi mỗi người dù trong hoàn cảnh nào, cũng luônphải bền gan vững chí, phải:

“Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trườngTận trung với nước Tận hiếu với dân”

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Theo Hồ Chí Minh thì:

Trang 5

CẦN “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “cần thì

việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được”, bởi “Cần chẳng nhữngcó nghĩa hẹp như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai” mà còn “cónghĩa rộng là mọi người đều phải cần, cả nước đều phải cần” Hiểuđúng về cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm mộtchiều mà thường xuyên và liên tục Hiểu sâu sa hơn thì cần cũng cónghĩa là làm để nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làmviệc lâu dài, để đạt được mục đích đề ra, bởi: “Nếu mỗi người, mỗingày làm thêm một tiếng đồng hồ thì: Mỗi tháng sẽ thêm 300 triệugiờ Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ… Cứ tính một giờ làm đáng giámột đồng bạc, thì mỗi năm nước ta đã có thêm được 3.600 triệu đồng.Đưa số tiền đó thêm vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắnglợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công”.

KIỆM “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa

bãi” và không phải là bủn xỉn Trong đó, cần phải đi đôi với kiệm “nhưhai chân của con người”; vì “Kiệm mà không cần thì không tăng thêm,không phát triển” Tiết kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm vềthời giờ, bởi “của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ quarồi, không bao giờ kéo nó trở lại được” Vì thế, thời giờ cần tiết kiệmvà đó cũng là Cần; “tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thờigiờ của người”, cũng giống như “khi không nên tiêu xài thì một đồngxu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồngbào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vuilòng Như thế mới đúng là kiệm” Đặc biệt, muốn tiết kiệm tốt thì phảikhéo tổ chức, vì “không biết tổ chức thì không biết tiết kiệm” và phải“kiên quyết không xa xỉ” Từ đó, “một mặt, chúng ta thi đua kiệm.Một mặt, chúng ta thi đua cần” thì cộng lại là “nhân dân sẽ ấm no,kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công”…

LIÊM “là trong sạch, không tham lam” và “tham tiền của,

tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bấtliêm” Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, cũng như chữ kiệm phải điđôi với chữ cần, vì “có kiệm mới liêm được Vì xa xỉ mà sinh thamlam” Tham lam sẽ dẫn đến bất liêm, cho nên, cán bộ phải thực hànhchữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân” Cũng theo Hồ Chí Minh,“trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to,cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâmlà có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”) và “Quantham vì dân dại” Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dùkhông liêm cũng phải hoá ra liêm Vì vậy dân phải biết quyền hạn củamình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm”.Vì, “pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấyở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”, cho nên “cán bộ thi đua thực hànhliêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân Một dân tộc

Trang 6

biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh vềtinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”

CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn.

Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà “CẦN, KIỆM, LIÊM, làgốc của CHÍNH Nhưng một cây cần phải có gốc rễ, lại cần có nhành,lá, hoa quả mới là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưngcòn phải chính mới là người hoàn toàn” Tiếp đó, Hồ Chí Minh viết tiếp“trên quả đất, có hàng muôn triệu người Song số người ấy có thể chialàm hai hạng: người thiện và người ác Trong xã hội, có trăm công,nghìn việc Song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việcchính và việc tà Làm việc chính là người thiện Làm việc tà là ngườiác Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện.Lười biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác”.

 CHÍ CÔNG VÔ TƯ Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối,

với người, với việc” “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mìnhtrước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, phải “lo trước thiên hạ, vuisau thiên hạ”

Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình

Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuấtphát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩanhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Hồ Chí Minhcoi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Yêuthương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhântrong quan hệ xã hội.

Thương yêu con người phải tin vào con người Với mình thì chặtchẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nângcon người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm,khuyết điểm Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càngtiến bộ, tốt đẹp hơn Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình,chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm đểkhông ngừng tiến bộ Yêu thương con người phải biết và dám dấn thânđể đấu tranh giải phóng con người.

Tinh thần quốc tế trong sáng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộngnhững quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vitoàn nhân loại, vì Người là “người Việt Nam nhất”, đồng thời là nhàvăn hóa kiệt xuất Việt Nam mang tầm vóc nhân loại, anh hùng giảiphóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.

Trang 7

Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của HồChí Minh thể hiện trong các điểm sau: Đoàn kết với nhân dân lao độngcác nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ácháp bức, bóc lột Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thếgiới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”.Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêunước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lạimọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc

2 Vai trò đạo đức trong xã hội hiện nay:

 Đối với cá nhân:

Đạo đức góp phần điều chỉnh hành vi con người theo chuẩn mựcxã hội một cách tự nguyện trên phạm vi rộng, giáo dục lòng nhân áivà lòng vị tha của mỗi người, hướng con người đến những điều tốtđẹp Đạo đức còn góp phần tạo nên giá trị của mỗi cá nhân.

 Đối với xã hội:

Đạo đức góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội, giữvững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội Chuẩn mực đạo đức của quốc gia thể hiện bảnsắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng mối quan hệgiao lưu giá trị văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia với nhau.

 Khi đạo đức xã hội xuống cấp nó sẽ gây ra những tác hại vôcùng to lớn:

Trước tiên là lĩnh vực kinh tế Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt đượcnhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhândân được cải thiện đáng kể so với trước Nhưng sự xuống cấp về đạođức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự vànhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luậtlại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lựctrong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực họcđường đến bạo lực nơi công cộng Có những người sẵn sàng dùng vũkhí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quanhệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng,bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.

Thói tham lam, ích kỷ, thói vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại chocộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

PHẦN II : Vai trò của đạo đức trong kinh doanh.

Trang 8

1 Thực trạng vấn đề đạo đức kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua và hiện nay:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã xảy ra hàng vạn vụ viphạm luật pháp và đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêucực như sử dụng nhiều thủ đoạn không chính đáng, kể cả bất hợppháp, để đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt; sản xuất, nhập khẩu hoặckinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng quốc cấm, hàng kém chấtlượng độc hại, kể cả trong sản xuất kinh doanh dược phẩm và thựcphẩm không an toàn; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủcác chế độ chính sách đối với người lao động như về tiền lương, bảohiểm, an toàn lao động, chế độ hưu trí; thiếu tôn trọng lợi ích ngườitiêu dùng, khách hàng và đối tác; trốn thuế, buôn lậu, gian lận thươngmại; gây ô nhiểm môi trường

Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề“nhức nhối” trong xã hội hiện nay Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đứckinh doanh trong sản xuất thực phẩm đã dấy lên hồi chuông báo độngđỏ - như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu: “ Con đường từ dạ dàyđến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!” Trướctình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hàngnăm là Ngày Bảo vệ quyền người tiêu dùng Việt Nam và chủ đề năm2016 là “Quyền được an toàn của người tiêu dùng” Đài Truyền hìnhViệt Nam cũng có hẳn một chuyên mục “Nói không với thực phẩmbẩn!”

2 Thực chất của đạo đức doanh nhân Việt Nam:

Khi xã hội gọi một nhà doanh nghiệp (kinh doanh, buôn bán) làmột doanh nhân tức là đã tôn vinh một giá trị xã hội Người đó khôngchỉ thành công trong sự nghiệp kinh doanh mà còn có một uy tín xãhội cao Họ là người đại diện cho một trong sáu giá trị của xã hội tổngthể: giá trị chính trị, giá trị kinh tế, giá trị khoa học, giá trị đạo đức,giá trị nghệ thuật và giá trị tôn giáo Nếu trong một xã hội, các giá trịđều được thừa nhận và đều được phát triển thì đó là một xã hội thịnhvượng và bền vững.

Đặc trưng của đạo đức của Doanh nhân Việt Nam hiện nay- Nói đến đặc trưng đạo đức của Doanh nhân Việt Nam hiệnnay là nói đến đạo lý, triết lý sống của doanh nhân và sự độc đáoriêng biệt mang bản sắc dân tộc.

- Đạo đức của doanh nhân Việt Nam hôm nay là sự “nỗ lực”vươn lên chứng tỏ bản thân, chiến thắng chính mình và vượt quanhững trỏ ngại trên con đường làm cho “dân giàu, nước mạnh” Họcũng đã phải quan tâm thường xuyên hơn đến đời sống vật chất cũngnhư tinh thần của công nhân viên.

3 Trong kinh doanh phải lấy đạo đức làm gốc:

Trong kinh doanh phải lấy đạo đức làm gốc vì chỉ có đạo đức mớicó thể kinh doanh tốt được

Doanh nghiệp càng có trách nhiệm, càng có đạo đức trong kinhdoanh, trong sản xuất, trong môi trường hàng ngày thì sẽ phát triểnlớn mạnh còn những doanh nghiêp bất chấp đạo đức để làm giàu thì

Trang 9

sẽ nhanh chóng mà lụi tàn Cho dù lợi nhuận có là một yếu tố sốngcòn của doanh nghiệp, tuy vậy nếu coi đó là mục tiêu duy nhất đểhướng tới thì đã hiểu sai hoàn toàn cốt lõi của lợi nhuận và của kinhdoanh và từ đó có thể đe dọa hoạt động kinh doanh và phát triển củadoanh nghiệp.

Vì vậy, mấu chốt của vấn đề là phải coi đạo đức và lợi nhuận làhai mục tiêu song hành với nhau để có thể duy trì và phát triển doanhnghiệp, giảm thiểu được các nguy cơ tiềm tàng có thể gây hại chodoanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và chuyênnghiệp hơn.

Tuy vậy các doanh nghiệp không thể nào tồn tại được mà chỉ chútrọng vào đạo đức mà quên đi lợi nhuận Chính vì vậy nên đạp đức vàlợi nhuận phải cùng song hành và bổ trợ lẫn nhau từ đó doanh nghiệpmới phát triển

 Một số ví dụ minh chứng:

Nhờ có đạo đức trong kinh doanh, và lấy giá trị làm cốt lõi, SackPhạm Nhật Vượng đã đưa tập đoàn Vingroup đứng số một trong Bảngxếp hạng Top 10 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019và duy trì vị trí thứ 6 trong Top 10 lớn nhất Việt Nam, sánh ngang vớinhiều Tập đoàn Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Kết quả trên khẳng định uy tín và vị thế của Vingroup trong cộng đồngdoanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, nhờ nhũng bức phá trong cáclĩnh vực kinh doanh mà các Tập đoàn tham gia gồm Công nghệ - Côngnghiệp – Thương mại Dịch vụ.

Ngoài tập đoàn Vingroupra thì còn rất nhiều tập đoàn có đạo đứctrong kinh doanh và lấy giá trị cốt lõi của con người cũng rất pháttriển như: Thép Hòa Phát, VINAMILK, Kinh Đô, VINAGROUP,

Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp không lấy đạo đức làm gốc,đã làm ảnh hưởng rất lớn tới người dân như: VNPHARMA – buôn thuốcung thư giả, Nhà máy Rạng Đông đã dùng thủy ngân để làm ruộtphích gây hại rất lớn tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trang 10

KẾT LUẬN

Trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người suy chocùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định Tuy nhiên , nếu tuyệtđối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy vàhành động đến những lỗi lầm đáng tiếc Sự tiến bộ, phát triển của xãhội không thể thiếu vai trò của đạo đức Và khi xã hội loài người cógiai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ácđã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất mem, thành độnglực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên Đạo đức đã trở thànhmục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.

Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần những conngười mới Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài Tuynhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch HồChí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài vàđức nhưng phải lấy đức làm gốc Bởi có lẽ tài năng chỉ có thể pháttriển lâu bền trền nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trêngốc của đức.

Ngày đăng: 17/07/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w