Xuất phát từ những lý đo trên, em đã lựa chọn đề tài: “Hình thức chính thê, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên hệ với nhà nước Céng hia x4 hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề
Trang 1
TIEU LUAN
MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Đề 2: Hình thức chính thẻ, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị,
liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Thu Ngọc
Mã sinh viên: 1876500
Lớp: KTCN07
Năm 202]
Trang 2
MỤC LỤC
LOI CAM ON
I PHAN MỞ ĐẦU
1 Ly do lựa chọn đ
2 Két cau bai Tiéu
S0 2
VAIL ooo eee eeeeeeeecccccececeveeettsececessesettascesessettttteeeeessssenttnees 2
I PHAN NOI DUNG Looe cecccccccsccccccsscesesessesscssecsessseeseseveesssesssesssessesesesiseseesuseseeeeesees 3
1 Khái niệm nhà nước và hình thie nha nue eeeccececceceeeeetetteeeeeess 3
3 Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7
II PHÂN KẾT LUẬN 252 1 22121251 11211112111121 112122 Errrerre 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 522223211 21552111121211511151 2E 10
Trang 3LOI CAM ON
Ly luan
Nhà nước và Pháp luật dưới sự giảng dạy trực tiếp cua thay/cé Đây thực sự là
môn học lý thú với nhiều kiến thức bồ ích về các nội dung liên quan đến những vấn
đề xoay quanh Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mọi mặt
dé ban thân em và cả lớp có thé lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và hoàn thành tốt
học kỳ này Đặc biệt hơn nữa, em xin cảm ơn giảng viên đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết đề nghiên cứu và mang tới cho chúng em những kiến thức thú vi, thiết
thực về môn học này
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô thật nhiều sức khỏe và thành công
Xin tran trong cam on!
Sinh viên thực hiện
Trang 4I PHAN MO DAU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Hinh thức nhà nước được cấu thành bởi ba yếu tố là: hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị nhà nước Ba yếu tố này cùng kết hợp như
một chiếc kiểng ba chân đề tạo nên một hình thức nhà nước hoàn chỉnh nhất Theo
đó, quá trình lâu dài tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cũng đã công nhận kết quả lý
luận này đối với các hình thức nhà nước mà những quốc gia trên thế giới lựa chọn;
trong đó có nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của ta
Xuất phát từ những lý đo trên, em đã lựa chọn đề tài: “Hình thức chính thê,
hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên hệ với nhà nước Céng hia x4
hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài bài Tiêu luận kết thúc môn Lý luận Nhà nước
và Pháp luật của m Kình Với đề tài này, em có thê nghiên cứu và hiểu rõ hơn về
những
vấn đề cơ bản xoay quanh lý luận về hình thức nhà nước, cụ thê liên quan đến hình
thức chính thế, hình thức cầu trúc nhà nước, chế độ chính trị Xuất phát từ những lý
luận chung đó dé ap dụng liên hệ thực tiễn tới nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của ta hiện nay
2 Kết cầu bài Tiểu luận
Đề triển khai nghiên cứu đề tài nảy, em chia nội dung bai Tiểu luận theo kết cấu
gồm 3 phần như sau:
Mục 1: Khái niệm nhà nước và hình thức nhà nước
Mục 2: Các yếu tổ cầu thành hình thức nhà nước
Mục 3: Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 5IL PHAN NOI DUNG
1,Khái niệm nhà nước và hình thức nhà nước
Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới lý luận về nhà
nước, bởi vậy nên tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này Xuất
phát từ bản chất theo những định nghĩa về nhà nước được nêu tại một số giáo trình
giảng đạy của các trường đại học nước ta, đồng thời dựa trên những đặc điểm cơ bản
của nhà nước, có thê đưa ra một khái niệm theo cách bao quát như sau:
“Nhà nước là tô chức quyền lực công của quốc gia, nhờ có pháp luật và những
phương tiện cưỡng chế hợp pháp nên có khả năng tổ chức và quản lý dân cư trong
phạm vi lãnh thé quốc gia nhằm thực hiện mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị hay lực lượng cầm quyên và nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự xã hội; nhà
nước là đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội, đối
ngoại và là chủ thê độc lập trong các quan hệ quốc tế.” 1
Như vậy, nhà nước là một tô chức mang bản chất, giữ vị trí và có những vai trị
nhất định trong xã hội Và nhắc đến những vấn đề lý luận xoay quanh nhà nước,
không thế không bàn về “hình thức nhà nước”
Hinh thức nhà nước chính là sự biểu hiện của cách thức “tổ chức quyền lực nhà
nước” và những “phương pháp đề thực hiện quyền lực nhà nước” Chính bởi vậy,
trong hoạt động thống trị về chính trị của giai cấp thống trị tại một nhà nước, hình
thức nhà nước có những tác động rất lớn tới kết quả tiền hành, va phụ thuộc và loại
hình thức nhà nước mà giai cấp thống trị đó lựa chọn
Xét về cấu trúc, hình thức nhà nước được cấu thành bởi ba yếu tố cụ thể quan
trọng, vừa độc lập nhưng cũng có sự ảnh hưởng nhất định với nhau, bao gồm: hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị Chi tiết những van
đề lý luận về các yếu tô này sẽ được phân tích cụ thể sau đây
2.Các yếu tổ cấu thành hình thức nhà nước
2.1 Hình thức chính thê
Hinh thức chính thể được hiểu là “cách tổ chức và trình tu dé lập ra các cơ
quan tôi cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan
đó” Hình thức chính thê có hai dang cơ bản là: chính thê quân chủ và chính thể
cộng hịa với những đặc trưng riêng biệt trong chính thể của mình
Trang 6Thứ nhất, đối với chính thê quân chủ
Đây là hình thức chính thế mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập
trung toàn bộ (hay một phân) trong tay của người đứng đầu nhà nước đó theo nguyên
tắc thừa kế Nguyên tắc thừa kế ở đây còn có thể gọi theo cách khác là đưới hình
thức tiếp nối quyền lực giữa những người có mối quan hệ gia đình
Tuy nhiên, trong chính thế quân chủ cũng tồn tại những biến thê khác nhau:
chính thê quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế Trong đó:
(¡) Chính thê quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước như vua, hồng đề
sẽ không bị giới hạn về quyền lực, bao gồm cả quyền lập pháp tư pháp, hành pháp
tối cao Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiêu nhà nước đầu tiên là nhà nước
chủ nô và nhà nước phong kiến
(ii) Chính thê quân chủ hạn chế: cũng như tên gọi của nó, trong chính thê quân
chủ này chỉ một phần quyền lực tối cao nằm trong tay người đứng đầu nhà nước
Bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác Ví dụ như nghị viện trong các nhà
nước tư sản có chính thể quân chủ nắm quyền lập pháp, Chính phủ tư sản nắm quyền
hành pháp và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tư sản; người đứng đầu trong một số
quốc gia (như Anh hay Nhật Bản) chỉ đại điện cho truyền thơng và tính thần đoàn kết
dân tộc
Thứ hai, đối với chính thể cộng hịa
Đây là hình thức chính thế mà quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ
quan được bầu ra trong một thời gian nhất định (như Quốc hội hay Nghị viện) Theo
đó, chính thê cong hia cũng có hai biến thể: cộng hòa dân chủ và cộng hòa q tộc
Trong đó:
(¡) Chính thế cộng hòa dân chủ: Trong chính thể này, quyền tham gia bầu cử để
lập ra cơ quan đại điện quyền lực của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp
lý đối với các tầng lớp nhân dân lao động, hay nói cách khác là đành cho mọi tầng
lớp nhân dân Tuy nhiên, khi xét về bản chất của vấn đề, tại từng nhà nước nhất định
có thê xem xét đưa ra điều kiện cụ thể đề tham gia bầu cử Ví đụ như trong nhà nước
A-ten: tại nhà nước này nhớ lệ không được công nhận quyền công đân, chính vì vậy
Trang 7bản thân họ không được tham gia bầu cử Có thé thay, trong thực tế, giai cấp thong
trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định đề hạn chế quyền bầu của
của nhân dân lao động
Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là nhà nước theo chính thê cộng hòa đân chủ
Theo đó, việc thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước này được biểu hiện thực
tế thông qua sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động
(II) Chính thê cộng hòa q tộc: Trong chính thê này, quyền bầu cử thành lập
các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc Một số
nhà nước theo hình thức chính thế cộng hòa q tộc như: nhà nước S-pác, nhà nước
La Mã.2
Tại mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, do chịu sự ảnh hưởng của
nhiều yếu tô như giai cấp, truyền thống, quan điểm pháp lý hay đặc điểm kinh tế - xã
hội dẫn tới các hình thức chính thể của mỗi nhà nước lại có những điểm khác biệt
nhất định.3 Chính bởi vậy, khi xem xét đánh giá về hình thức chính thê của một quốc
gia cu thể cần phải nhìn nhận theo cách toàn diện dựa trên tất cả những yếu tố có ảnh
hưởng đến nó đề đưa ra kết luận một cách khách quan, phủ hợp và chính xác nhất
2.2 Hình thức cấu trúc nhà nước
Hinh thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thô, đồng thời xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước,
giữa trung ương với địa phương
Hinh thức cấu trúc nhà nước được biểu hiện đưới hai hình thức chủ yếu là: hình
thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang
Thứ nhất, đối với hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất
Trong hình thức nhà nước này, nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ
quan quyên lực và quản lý một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương Nhà
nước chia thành các đơn vị hành chính nhỏ nhưng không phải lãnh thô có chủ quyền
quốc gia riêng bao gồm tỉnh, huyện, xã
Có thể lay ví dụ đơn cử về nhà nước theo hình thức nhà nước đơn nhất như:
Việt Nam, Lào, Campuchia, Pháp,
Thứ hai, đối với hình thức cấu trúc nhà nước liên bang
Đây là hình thức nhà nước được cầu thành bởi hai hay nhiều nước thành viên
Trang 8hợp lại Trong nhà nước liên bang, không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền về
lãnh thô và điều này được áp dụng đối với từng nước thành viên trong liên bang đó
Trong hệ thống cơ quan quyên lực và quản lý, nhà nước liên bang cùng tồn tai song
song hai hệ thống: một là hệ thống chung của liên bang và một là hệ thống riêng của
từng nước thành viên
Một số nhà nước tiêu biểu theo hình thức cầu trúc nhà nước liên bang như: Mỹ,
Đức, Ấn Độ, Malaysia
Đề tránh hiểu lầm, cần làm rõ rằng nhà nước liên bang và nhà nước liên minh là
hoàn toàn khác nhau Sự liên kết giữa các nhà nước thành viên trong nhà nước liên
minh chi mang tinh tạm thời đề hướng tới thực hiện một số mục đích nhất định
Chính vì vậy, nhà nước này có thê tự giải tán hoặc phát triển thành nhà nước liên
bang sau khi đã hoàn thành xong mục đích được đề ra
2.3 Chế độ chính trị
Chế độ chính trị được hiểu là “tông thế các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ
quan nhà nước sử dụng đề thực hiện quyền lực nhà nước” 5 Chế độ chính trị có gan
bó chặt chẽ với bản chất của nhà nước, nội dung hoạt động và đời sống chính trị xã
hội nói chung của nhà nước đó
Trên thực tế lịch sử phát triển của xã hội, mặc dù đã tồn tại nhiều phương pháp,
thủ đoạn mà giai cấp thống trị sử dụng đề thống trị, thực hiện quyền lực của nhà
nước Tuy nhiên, xét về bản chất, nhìn chung có thế phân những phương pháp này
thành hai loại: phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ; theo đó, tương
ứng với hai phương pháp này là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản
dân chủ Trong đó:
(¡) Chế độ chính trị đân chủ: trong chế độ chính trị này, giai cấp thống trị
thường sử dụng phương pháp giáo dục - thuyết phục đề thể hiện sự thống trị của
mình, thực hiện phương pháp dân chủ Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều
dạng khác nhau tương ứng với bản chất của từng nhà nước cụ thê, như: dân chủ hình
thức, dân chủ thực sự, dân chủ rộng rãi
Vi du, trong nhà nước tư sản, phương pháp dân chủ áp dụng là dân chủ hình
thức; khác với phương pháp dân chủ thực sự vả rộng rãi tại chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa
Trang 9(ii) Chế độ chính tri phản dân chủ: Trong chế độ chính trị này, giai cấp thống trị
thường sử dụng các hình thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đơn cử như
chế độ độc tài, phát xít.6
Nhìn chung, hình thức chính thế, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính
trị là ba yếu tô có liên quan mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau nhưng lại vẫn giữ
những vị trí độc lập nhất định Về cuối cùng, sự kết hợp của ba yếu tổ này sẽ tạo nên
khái niệm về hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước Sự
kết hợp này trong phần lớn sẽ thế hiện tính tương thích, phù hợp với nhau về bản
chất, tuy nhiên trong một số trường hợp lại đi ngược lại, không phù hợp với nhau
được Ví dụ như: chế độ chính trị phát xít, qn phiện nhưng lại mang hình thức
chính thể cong hia dân chủ 7
3 Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba yếu tố tạo nên hình thức
nhà nước (hình thức chính thê, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị) được
vận dụng và thể hiện như sau:
Thứ nhất, về hình thức chính thẻ
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chính thé cong hoa dan
chủ Theo đó, quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội Quốc hội có nhiệm kỷ 5 năm, và
có những quyên lực nhất định Nhân dân bầu cử bầu ra cơ quan đại điện của mình
(Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) được thực hiện thông qua nguyên tắc bình
đăng, phô thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín Quyền bầu cử của nhân dân lao động tại
nước ta là thực tế và được áp dụng phổ biến, rộng rãi
Thứ hai, về hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước đơn nhất Theo đó, điều này đã được khăng định trong Hiến pháp
2013 của nước ta như sau: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biến và vùng trời” Cụ thé:
(1) Nhà nước Việt Nam có lãnh thô thông nhất, không phân chia thành các tiêu
bang hay cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc tương ứng
với các cơ quan hành chính nhà nước Các đơn vị hành chính không có chủ quyền
Trang 10quốc gia và đặc điểm như nhà nước
(ii) Nhà nước Việt Nam là tô chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ
quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định
mọi vấn đề của đất nước
Thứ ba, về chế độ chính trị
Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chế độ chính trị dân chủ
Theo đó, dựa trên tư tưởng của giai cấp cầm quyền là nhân đân lao động nhà nước,
các đảng phái, các đồn thê, các tổ chức xã hội chính trị được thành lập, tồn tại và
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành Theo đó, phương pháp được sử
dụng tập trung phần lớn theo phương pháp giáo dục - thuyết phục, loại bỏ phần lớn
những phương pháp mang tính chất cưỡng bức, ép buộc
Có thê thấy ba yếu tô: hình thức chính thẻ, hình thức cầu trúc nhà nước và chế
độ chính trị được lựa chọn và áp dụng tại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã có sự phù hợp, tương thích với nhau Đồng thời, những yếu tố này cũng thế
hiện rõ quan điềm, tư tưởng xây dựng và phát triển hình thức nhà nước của nhà nước
ta hiện nay