Đạm là thành phần chính tham gia vàothành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loạivitamin trong cây.Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2Lời cảm ơn
Em xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn của thầy trong môn học này, để chúng em
có thể hiểu rõ hơn về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết và ứng dụng chúng đểtrồng trọt trong các điều kiện nhân tạo, cũng như hiểu rõ thêm về các tiêu chuẩnchứng nhận an toàn trong thực phẩm
Em xin chúc thầy sức khỏe và niềm vui trong công việc, cũng như trong cuộcsống
Trân trọng
Học viên: Trần Phạm Duy
Trang 3MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
II TỔNG QUAN: 2
2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Việt Nam: 2
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Thế Giới 3
III CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN CHO CÂY ỚT 4
3.1 Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây ớt: 4
3.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về dinh dưỡng đối với cây ớt .16 IV KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4I Đ T V N Đ ẶT VẤN ĐỀ ẤN ĐỀ Ề:
Từ lâu, ớt đã trở thành cây trồng chuyên canh mang giá trị cao Với khíhậu nhiệt đới gió mùa, nước ta mang lại điều kiện thuận lợi để cây ớt sinhtrưởng và phát triển Đặc biệt là những năm gần đây, nhiều mô hình ớt đượctriển khai thành công, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cao Nhờ thế đã mở rahướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồngsang trồng ớt Diện tích ớt nước ta trong những năm gần đây có xu hướngngày càng tăng Bên cạnh đó, nhiều công ty xuất khẩu lớn sản xuất, chế biến,
và xuất khẩu ớt cay dưới dạng khác như: ớt tươi (đông lạnh), muối mặn, muốichua, sấy khô, xay bột, hay tương ớt vào các thị trường xuất khẩu ớt khá lớnnhư EU, Malaysia, Singapore, Trung Quốc Theo tổ chức Nông lương ThếGiới (FAO,2003), cây ớt được xem là một trong số những cây trồng quantrọng ở các vùng nhiệt đới Diện tích canh tác trên toàn thế giới là khoảng
1.700.000 ha để sản xuất ớt tươi, và khoảng 1.800.000 ha để sản xuất ớt
khô; tổng diện tích là 3.729.900 ha với tổng sản lượng 20.000.000 tấn Cácnước sản xuất và xuất khẩu ớt quan trọng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ,Mexico, Morocco, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ Vì tầm quan trọng củacây ớt trong nền nông nghiệp của nước ta, nên trong bài báo cáo này, chúng ta
sẽ tìm hiểu về đặc tính dinh dưỡng cũng như tình hình sản xuất và nhữngnghiên cứu về cây ớt để hiểu rõ thêm về nó
Trang 5II T NG QUAN: ỔNG QUAN:
2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Việt Nam:
Những năm gần đây, nhiều mô hình ớt được triển khai thành công, đápứng được nhu cầu xuất khẩu cao Nhờ thế đã mở ra hướng đi mới cho bà connông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ớt Diện tích ớtnước ta trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng Trong đó, cáctỉnh trồng ớt truyền thống như: Quỳnh Phụ (Thái Bình) với diện tích 1.200
ha, Đại Lộc (Quảng Nam), Phù Mỹ (Bình Định), Bố Trạch (Quảng Bình),Thanh Bình (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang),…Ớt có thể trồng đượcquanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính Thu Đông: Gieo vàotháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau Ớt Đông Xuân: Gieo vàotháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau Ớt Xuân Hè: Gieovào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9
Bảng 2.1: Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt và ớt
khô của Việt Nam (FAO, 2014-2018)
Diện
tích
Ớt vàớtkhô
65.055ha
66.348ha
68.035ha
69.480ha
70.922 ha
Năng
suất
Ớt vàớtkhô
14.607hg/ha
14.501hg/ha
14.419hg/ha
14.369hg/ha
14.318 hg/ha
Sản
lượng
Ớt vàớtkhô
95.028tấn
96.210tấn
98.101tấn
99.834tấn
Trang 6Bên cạnh đó, nhiều công ty xuất khẩu lớn sản xuất, chế biến, và xuất khẩu ớtcay dưới dạng khác như: ớt tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, sấy khô,xay bột, hay tương ớt vào các thị trường xuất khẩu ớt khá lớn như EU,Malaysia, Singapore, Trung Quốc Trong bối cảnh thị trường Malaysia phảinhập khẩu đến 80% để đáp ứng nhu cầu ớt trong nước, Việt Nam là một trong
số các nước xuất khẩu ớt với số lượng lớn vào Malaysia (Cục Bảo vệ thực vật,2018)
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Thế Giới
Theo tổ chức Nông lương Thế Giới (FAO,2003), cây ớt được xem làmột trong số những cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới Diện tích canh
tác trên toàn thế giới là khoảng 1.700.000 ha để sản xuất ớt tươi, và khoảng
1.800.000 ha để sản xuất ớt khô; tổng diện tích là 3.729.900 ha với tổng sảnlượng 20.000.000 tấn Các nước sản xuất và xuất khẩu ớt quan trọng bao gồmTrung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Morocco, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ
Bảng 2.2: Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt của
suất
Ớt và ớtkhô
22.138hg/ha
23.206hg/ha
21.307hg/ha
24.275hg/ha
23.445 ha
Sản
lượng
Ớt và ớtkhô
3.716.248
Trang 7III CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN CHO CÂY ỚT
3.1 Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây ớt:
Ớt là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao và cần đầy đủ và cân đối các yếu
tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), trung lượng CaO, MgO, S và vi lượng Fe, Zn,
Mn, Cu, B Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt cho thấy: để có năng suất chất lượng quả đạt từ 20- 21 tấn/ha cây ớt lấy đi từ đất 70kg N, 36kg P2O5, 92kg K2O, 67kg CaO, 158kg MgO, 2kg S và các yếu tố
vi lượng như Zn, Cu, B Phân tích lá ớt non (đầu mùa ra quả) cũng cho thấy tỷ
lệ phần trăm chất khô các chất dinh dưỡng ở trong lá là: 37%N, 1,3% P2O5, 3,4% K2, 0,4% MgO, 2% CaO, 0,2% S và các chất vi lượng tính theo ppm chất khô là: Fe = 45; Mn = 33, Zn = 26, Cu = 4, B = 23
N (Đạm):
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cầncho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởngmạnh, rất cần cho các loại cây ăn lá Đạm là thành phần chính tham gia vàothành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loạivitamin trong cây
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kíchthước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất
- Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, láchuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tíchlũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất
- Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà
mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấncông Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩmcây trồng (đặc biệt là rau xanh)còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thìkhi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin(của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của
Trang 8tế bào Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạothành chất Nitrosamine - là một chất gây ung thư rất mạnh.
P (Lân):
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng Lân có trong thànhphần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây.Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia vào quá trìnhtổng hợp các axit amin
Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng rachung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện chocây chống chịu hạn và ít đổ ngã
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm
và nhiều Một yếu tố chính, Phốt pho có liên quan đến sự phát triển nghiêmngặt của toàn cây, đặc biệt là sự phát triển và sinh sản của rễ Sinh trưởng còicọc, yếu ớt là biểu hiện rõ ràng khi thiếu Phốt pho Các lá già trở nên xanhđậm, ngả sang màu tía và cây khó ra hoa Các vấn đề có thể kéo dài trên toàncây nếu tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng
Cây ớt khó hấp thụ phốt pho ở nhiệt độ thấp, tương tự nếu độ ph của đất quáthấp Quá nhiều sắt cũng có thể cản trở sự hấp thụ phốt pho Sử dụng bất kỳloại phân bón nào có tỷ lệ phốt pho cao, như thức ăn cho cà chua hoặc bộtxương có tác dụng chậm hơn Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đốivới các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất,chống một số loại sâu bệnh hại Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõrệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quátrình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vậtcộng sinh
- Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiệntượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong
Trang 9- Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tốlinh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây.Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vịquả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sửdụng N và P
- Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo
rũ và khô Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tínhchống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tínhkháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi Nhóm trung lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trungbình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg)
Mặc dù số lượng yêu cầu không lớn như NPK nhưng các chất trung lượng(canxi, magiê và lưu huỳnh) là những chất có vai trò vô cùng thiết yếu đối vớicây trồng
Canxi (Ca):
Là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình thành tếbào mới và làm màng tế bào ổn định, vững chắc Nó còn cần cho sự hìnhthành và phát triển của rễ cây Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc
do trung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một
Trang 10số chất như K+, NH4+ Nó cũng cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vậnchuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận dự trữ của cây.
Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hútnước của cây Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm
độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt.Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể
bị khô Ngược lại nếu đất nhiều canxi sẽ bị kiềm, tăng độ pH không tốt vớicây
- Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng docác mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế Triệu chứng đặctrưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kémphát triển, ngắn, hóa nhầy và chết Ca là chất không di động trong cây nênbiểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước
Magiê (Mg):
Nó là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng trong quátrình quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây Magiê tham gia trongthành phần của nhiều loại men, đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng,đồng hóa lân, tổng hợp protein và lipit
Magiê giữ cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trươngcủa tế bào nên ổn định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinhhọc trong tế bào xảy ra bình thường
- Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốmvàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô Thiếu Mg làm chậmquá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục Triệu chứng điểnhình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng Xuất hiện các
mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg lànguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già
- Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali
Lưu huỳnh (S):
Trang 11Được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali Lưuhuỳnh tham gia trong thành phần của các axit amin, protein và vitamin cóchứa lưu huỳnh, trong đó có axit amin không thể thay thế như methionin Lưuhuỳnh còn có trong thành phần của men coenzim A xúc tiến nhiều quá trìnhsinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp và sự cố định đạm của vi sinh vậtcộng sinh.
Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành các chất tinh dầu vàtạo mùi vị cho các cây hành, tỏi, mù tạt Nó còn là chất cần thiết cho sự hìnhthành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt.Ngoài ra, khi cây trồng hút lưu huỳnh ở dạng SO42- có trong đất qua rễ vàSO2 trong không khí qua lá còn góp phần làm sạch môi trường
- Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp
bé, chồi kém phát triển, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuấthiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già Khi cây thiếu S, gân láchuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng.Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sựxuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết
- Còn thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá
Nhóm vi lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít,bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B)
Vai trò của Đồng (Cu):
Đồng là chất cần thiết cho thân cây khỏe mạnh và sự phát triển mới Nơi nàothiếu, cây sinh trưởng sẽ còi cọc Các ngọn đang phát triển có thể chết hoàntoàn và / hoặc các chồi mới bị héo và có thể bị úa Thân cây mất sức và trởnên cong queo Thiếu đồng thường đi đôi với thiếu nitơ vì vậy hãy kiểm tracác dấu hiệu của điều này Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làmxúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham giavào thành phần của chúng Những cây hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ
Trang 12hoa hoặc không hình thành được hạt Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồngvới lá thiếu sức trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu datrời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
- Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộnglầy thụt Cây trồng thiếuđồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hayxảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả Với cây họ hòathảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá
Vai trò của Bo (B):
Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cầnthiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống Bo cũng hình thành nêncác phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vaitrò quan trọng trong việc hình thành protein B tác động trực tiếp đến quátrình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác,ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quátrình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả
Boron là cần thiết với một lượng nhỏ nhưng đóng một vai trò trong việc sảnxuất hạt giống, phân chia tế bào và giữ cho thân cây khỏe mạnh Sự thiếu hụtboron hiển thị ở các ngọn đang phát triển trước tiên; đôi khi chúng chết hoàntoàn Những quả mới hơn có thể cuộn tròn hoặc có đốm như quả dâu tây.Thân cây trở nên giòn, đôi khi rỗng Rễ phụ bị phình ra và ngắn Kiểm tra cácdấu hiệu thiếu kali vì cây cần kali để hấp thụ bo, vì vậy hai chất này thường điđôi với nhau
-Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hìnhthành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên
Vai trò của Sắt (Fe):
Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một chấtmang Oxy Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp ThiếuSắt gây ra hiện tượng mầu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõràng giữa những gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng Vì Sắt không