1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội

160 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Tác giả Trần Huy Sáng
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Thúy Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Mỹ thuật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 5,77 MB

Nội dung

Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội

Trang 1

TRUNG ƯƠNG

TRẦN HUY SÁNG

VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH LIÊN HIỆP VÀO DẠY HỌC MỸ THUẬT

Hà Nội, 2023

Trang 2

TRUNG ƯƠNG

TRẦN HUY SÁNG

VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH LIÊN HIỆP VÀO DẠY HỌC MỸ THUẬT

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ CẦU GIẤY, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ

môn Mỹ thuật

Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Thị Thúy Anh

Hà Nội, 2023

Trang 3

BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo

PL Phụ lục TDTT Thể dục thể thao

THCS Trung học cơ sở

tr Trang TT-BGDĐT Thông tư Bộ giáo dục đào tạo

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 4

Bảng 3.1: Bảng kết quả khảo sát của lớp 7A1 trước và sau thực nghiệm 75 Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát của lớp 7A1 trước và sau thực nghiệm 75 Bảng 3.2: Bảng kết quả khảo sát của lớp 7A5 trước và sau thực nghiệm 76 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát của lớp 7A5 trước và sau thực nghiệm 76

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1.1 Khái niệm 9

1.1.1 Nghệ thuật chạm khắc 9

1.1.2 Đình 10

1.1.3 Dạy học 12

1.1.4 Vận dụng 14

1.2 Sơ lược về lịch sử đình làng Liên Hiệp 15

1.3 Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 về định hướng nội dung giáo dục đối với môn Mỹ thuật 16

1.4 Khái quát về trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội 19

1.4.1 Giới thiệu chung về trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội 19

1.4.2 Thực trạng dạy học Mỹ thuật tại trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội 22

1.5 Một số kỹ thuật dạy học Mỹ thuật tiêu biểu 28

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH LÀNG LIÊN HIỆP 38

2.1 Đặc điểm đề tài chạm khắc đình Liên Hiệp 38

2.1.1 Đề tài tứ linh 38

2.1.2 Đề tài cây cỏ 39

2.1.3 Đề tài tiên nữ 38

2.1.4 Đề tài trò chơi, sinh hoạt dân gian 42

2.2 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật chạm khắc đình làngLiên Hiệp44 2.2.1 Bố cục 44

2.2.2 Hình khối và thủ pháp tạo hình nét chạm 45

Trang 6

HÀ NỘI 61

3.1 Lựa chọn họa tiết trang trí tiêu biểu trong đình làng Liên Hiệp vận dụng vào dạy học Mỹ thuật cho HS khối 7 61

3.1.1 Lựa chọn họa tiết mây 61

3.1.2 Lựa chọn họa tiết cây cỏ 62

3.1.3 Lựa chọn họa tiết con vật, linh vật 63

3.1.4 Lựa chọn hình tượng con người trong chạm khắc đình Liên Hiệp vào bài hình khối trong điêu khắc 64

3.2 Hoạt động mô phỏng các họa tiết trang trí trên các bức chạm khắc ở đình làng Liên Hiệp 65

3.3 Vận dụng họa tiết trang trí ở đình làng Liên Hiệp vào dạy mỹ thuật theo chủ đề 66

3.3.1 Bài 4: Trang phục áo dài với họa tiết dân tộc 66

3.3.2 Bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc 69

3.3.3 Bài 13: Chạm khắc đình làng 71

3.4 Thực nghiệm 73

3.4.1 Mục đích thực nghiệm 73

3.4.2 Nội dung thực nghiệm 74

3.4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 77

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 87

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đình là một công trình kiến trúc khá phổ biến, xuất hiện ở các làng

xã người Việt Đình như một trung tâm hành chính, các cuộc hội họp diễn

ra với các hoạt động văn hóa, văn nghệ Đây là nơi lưu giữ lại những truyền thống tốt đẹp thể hiện tình đoàn kết trong cộng đồng người Việt Đình còn

là nơi thờ cúng có yếu tố tâm linh để con người có nơi bám víu cho đời sống tinh thần, giúp cho người dân có đời sống ấm no hạnh phúc

Nước ta chủ yếu làm nông nghiệp có đời sống văn hóa phong phú đa dạng đặc biệt là những nơi thờ tự tâm linh vì ở đó những kiệt tác của con người được tỏa sáng góp phần quan trọng trong những nhìn nhận, đánh giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Để từ đó các các công trình, văn hóa tâm linh được các nhà nghiên cứu đánh giá cao Điều đó chứng tỏ các thế hệ cha ông đi trước có đời sống văn hóa đa dạng, mang đậm tính chất, bản sắc dân tộc, gìn giữ và lưu truyền được những nét đẹp về lối sống

và các phong tục địa phương Vì vậy việc gìn giữ bản sắc này luôn được quan tâm, gìn giữ Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống lao động, sinh hoạt của cha ông gắn chặt với nông nghiệp lúa nước để lớp hậu thế biết đến để bảo tồn và tiếp tục noi theo, học hỏi những giá trị cao quý mà thế hệ đi trước để lại Với tư cách là một người dân Việt Nam, học viên luôn tìm hiểu, nghiên cứu, lan tỏa để bảo tồn các giá trị truyền thống của cha ông

và luôn có góc nhìn tốt về truyền thống tốt đẹp ấy trong cộng đồng Với mong muốn góp phần lan tỏa những bản sắc, tinh hoa của dân tộc, luận văn đã khai thác hướng nghiên cứu thông qua giá trị nghệ thuật tạo hình của các mảng chạm khắc đình làng để từ đó vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học Mỹ thuật ở phổ thông

Qua nghiên cứu về đình Liên Hiệp thuộc xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, học viên nhận thấy ngôi đình này theo dòng chảy

Trang 8

của lịch sử với nhiều thăng trầm nhưng đến nay còn gìn giữ được hầu hết các bức chạm khắc cổ còn nguyên giá trị Đình Liên Hiệp có đặc thù của các đình của thế kỷ XVII, khoác lên mình nhiều bức chạm khắc đẹp, tinh xảo, chứa đựng những câu chuyện phản ánh về đời sống và mong muốn của những người dân thời kỳ đó Ở đó các mảng chạm khắc trang trí tại những vị trí khác nhau trong đình hầu như chúng đều mang những nội dung gần gũi với cuộc sống thường nhật hoặc các ước vọng của con người đương thời, gồm các nhóm chủ đề như sau: Linh vật, con vật, hoa lá, tiên nữ và hình tượng con người Khi những nội dung đó được đưa vào nội dung giảng dạy sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức về giá trị lịch sử truyền thống, nét đẹp cổ xưa, làm cho HS ngày càng gần và trân quý nghệ thuật chạm khắc đình làng mà cha ông ta đã để lại Từ nguyện vọng của bản thân học viên muốn trau dồi và bổ xung thêm vốn kiến thức của bản thân đồng thời muốn mang một phần truyền thống dân tộc truyền đạt cho học sinh về giá trị văn hóa, nét đẹp của các mảng chạm khắc đình Việt nói chung và đình Liên Hiệp nói riêng đồng thời ứng dụng các kiến thức đó giúp học sinh tìm hiểu về lịch sử mỹ thuật của các mảng chạm khắc đồng thời hiểu thêm giá trị vốn có của các ngôi đình làng Việt Nam tiêu biểu là đình Liên Hiệp Vận dụng vào bài dạy như tạo hình nhân vật, trang trí áo dài, tạo một

số bức chạm dựa trên các hoạt cảnh có sẵn trên mỗi bức chạm, cho các bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn Ngoài ra, dựa vào mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới việc dạy học cần kết hợp lồng ghép đưa các di sản văn hóa vào dạy học là cần thiết, cần được chú trọng và tăng cường Bởi vậy

học viên chọn hướng nghiên cứu luận văn “Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội”

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tài liệu nghiên cứu về đình làng Việt

Có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về đình, nghệ thuật chạm khắc đình như:

Viện bảo tồn di tích (2018), Kiến trúc đình làng Việt Nam, Nxb Văn hóa

dân tộc [52] Cuốn sách đề cập đến 12 ngôi đình tiêu biểu, với nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đặc sắc, mang hơi thở nghệ thuật kiến trúc đặc trưng

trải dài từ cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX

Trần Thị Biển (2010), “Nghệ thuật chạm khắc ở đình Chẩy”, Tạp chí

Nghiên cứu Mỹ thuật, số 1 [9] Bài viết mô tả ngôi đình thuộc huyện Thanh

Liêm, tỉnh Hà Nam, kiến trúc và trang trí mang niên đại thế kỷ XVII, XVIII Nhiều đề tài trang trí được chạm trên các vị trí vì nóc, kẻ góc, ván bưng, xà nách, con rường, cốn, bẩy, kẻ với đề tài tứ linh, cùng các hoạt cảnh người, hổ, voi ngựa phản ánh đời sống hiện thực xã hội đương thời Đây cũng là ngôi đình còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật còn lưu giữ đến ngày nay

Trần Thị Biển (2021), Mô típ mây trong mỹ thuật truyền thống Việt

Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội [10] Cuốn sách viết về môtip mây

trong trang trí, mây xuất hiện với khá nhiều hình dạng và được cách điệu khác nhau Khi trang trí mây thường xuất hiện đan xen trong các đề tài con vật hay con người tạo ra sự cân đối hài hòa trong nghệ thuật

Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ,

Nxb Văn hóa - Thông tin [13] Cuốn sách giới thiệu về nguồn gốc đình làng, chức năng của đình, về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc đình làng ở

Bắc bộ Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật

[14] Cuốn sách sưu tầm nghiên cứu rất công phu về mỹ thuật cổ Việt Nam

Nguyễn Hải Phong, Nguyễn Đức Bình, Trần Thị Biển, Tạ Xuân Bắc

Trang 10

(2001), Hình tượng con người trong chạm khắc cổ, Nhà xuất bản Mỹ thuật

[29] Cuốn sách viết về hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam Một trong những công trình lớn được nhiều tác giả đồng thể hiện Tài liệu giới thiệu chi tiết về hình tượng con người đặc biệt phân tích rõ hơn trên những bức chạm khắc hiện có trên các đình làng Việt

Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nhà xuất bản

Tp Hồ Chí Minh [30] Cuốn sách như một cuốn từ điển cho ta thấy rõ hơn

về đình Nguồn gốc của đình làng và một số hình ảnh có giá trị giới thiệu

về đình Đây là cuốn sách viết rất công phu, là nguồn tài liệu quý giúp học viên có thêm nguồn tư liệu nghiên cứu và thông tin truyền đạt cho HS trong quá trình dạy học

Cuốn sách Đình làng Việt tác giả Trần Lâm Biền (2017) [5] Đây là

cuốn sách nói về những ngôi đình của thế kỷ XV, phát triển mạnh ở thế kỷ XVI và đạt đỉnh cao ở thế kỷ XVII với nhiều chức năng khác nhau Tác giả chỉ ra được giá trị lịch sử văn hóa của của các ngôi đình ở giai đoạn này

2.2 Tài liệu về phương pháp dạy học

Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phạm Văn Tuyến, Phạm Thị Nụ (2022),

Giáo trình Lí luận và phương pháp dạy học mỹ thuật, Nxb Đại học Sư Phạm

[32] Cuốn sách viết về một số các nội dung trong mỹ thuật tạo hình cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản giúp các em học sinh dễ tiếp cận và thực hiện tốt các sản phẩm liên quan đến mỹ thuật Từ đó làm tiền đề cho các giờ học theo hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy được tính sáng tạo, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức mới

Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2022), Dạy và học tích cực một

số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại Học Sư Phạm [11] Cuốn

sách có 4 phần viết về một số vấn đề lí luận cơ bản, một số kĩ thuật và

Trang 11

phương pháp dạy học, cách đánh giá, một số mẫu kế hoach và biểu bảng công cụ đánh giá trong dạy học

Nguyễn Minh Quang, Phạm Văn Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Thắm,

Nguyễn Thị Đông (2019), Hướng dẫn dạy học môn nghệ thuật THCS theo

chương trình giáo dục phổ thông mới phần mỹ thuật, Nxb Đại Học Sư

Phạm [25] Nội dung cuốn sách nói về việc dạy học môn mĩ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học Cụ thể hóa nội dung bài học qua các giáo án minh họa Từ đó giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả

2.3 Một số luận văn, luận án vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình, chùa vào dạy học mĩ thuật

Trần Thúy Nga (2022), Vận dụng họa tiết chạm khắc trong đình

Khúc Thủy vào dạy học trang trí tại trường trung học cơ sở Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, Luận văn ThS Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội [22]

Đỗ Đức Hoạt (2017), Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh,

vua Lê, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam [20]

Trương Thị Dung (2018), Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy

vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Luận văn ThS Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội [17]

Cao Thị Vân (2020), Nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và

đình làng Hùng Lô (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Luận án Tiến sĩ Nghệ

thuật Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam [49]

Uông Thị Mai Hương (2020), Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở

Nghệ An (qua nghiên cứu đình làng Đông Viên, Trung Cần), Luận án Tiến

sĩ Nghệ thuật Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam [21]

Như vậy có thể thấy rằng, cho đến nay, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn học nói riêng nhận

Trang 12

được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và toàn xã hội Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường THCS Cầu Giấy Bởi vậy, đề tài của học viên không trùng lặp, có hướng đi mới nhằm ứng dụng vào thực tiễn dạy học bộ môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và định hướng dạy học thông qua các di sản văn hóa dân tộc

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khai thác được giá trị nghệ thuật tạo hình của chạm khắc đình Liên Hiệp

Ứng dụng vào dạy học Mỹ thuật cấp THCS

Lựa chọn họa tiết trang trí tiêu biểu trong đình Liên Hiệp vận dụng vào dạy học Mỹ thuật cho HS khối 7

Vận dụng họa tiết trang trí ở đình Liên Hiệp vào dạy mỹ thuật theo chủ đề ở các bài:

Bài 4: Trang phục áo dài với họa tiết dân tộc

Bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc

Bài 13: Chạm khắc đình làng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp ứng dụng vào dạy học Mỹ thuật cấp THCS cho học sinh khối 7

Trang 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Các mảng chạm khắc ở đình Liên Hiệp Các bài

dạy Mỹ thuật liên quan đến lịch sử mĩ thuật nghệ thuật chạm khắc đình làng và nghệ thuật tạo hình của cấp THCS Bài tập vận dụng của HS

Phạm vi không gian: Đình làng Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố

Hà Nội Trường THCS Cầu giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Phạm vi thời gian: Tiến hành thực nghiệm tại lớp 7 trường THCS

Cầu Giấy năm học 2022 - 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây :

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này tiếp cận

phân tích và tổng hợp các tư liệu ảnh, tư liệu thành văn bản về đình Liên Hiệp, từ đó khái quát thành đề tài nghiên cứu

Nhóm phương pháp so sánh và hệ thống hóa: Giúp học viên tự so

sánh kết quả của thực nghiệm và đối chứng để thấy được mặt tích cực của việc ứng dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở

trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điền dã: Trong quá trình điều tra, điền dã học viên có

thể phỏng vấn, ghi chép, nghiên cứu, chụp ảnh, quay video các bức chạm khắc tại đình Liên Hiệp để có nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học môn Mỹ thuật tại trường THCS Cầu Giấy

Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp giúp học viên quan

sát các bức chạm khắc để tìm được đặc điểm tạo hình, kỹ thuật chạm khắc, giá trị nghệ thuật của các bức chạm khắc ở đình Liên Hiệp

Trang 14

Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng các họa tiết trên các bức chạm

khắc ở đình Liên Hiệp vào giảng dạy cho học sinh khối 7 trường THCS cầu

Giấy, Hà Nội

6 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu này có thể phần nào đưa được những giá trị nghệ thuật của chạm khắc đình Liên Hiệp vào giảng dạy mỹ thuật cấp THCS

Là nguồn cung cấp thêm tài liệu giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ khắc sâu kiến thức lịch sử mỹ thuật Đồng thời góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học bộ môn Mỹ thuật

Luận văn có thể góp phần giúp học sinh biết yêu giá trị cổ xưa và có những kiến thức về chạm khắc đình làng để ứng dụng vào bài học thực tế ở

bộ môn mỹ thuật cấp THCS

Luận văn chỉ ra cho cho những người hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật nói chung và những người yêu thích nghệ thuật truyền thống nói riêng đồng thời hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp cùng giá trị nghệ thuật của các mảng chạm khắc đình Liên Hiệp

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài (28 trang)

Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật tạo hình chạm khắc đình Liên Hiệp (22 trang)

Chương 3: Biện pháp vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp

vào dạy học mỹ thuật cho học sinh khối 7 ở trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội (21 trang)

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm

1.1.1 Nghệ thuật chạm khắc

Theo cuốn Giáo trình mỹ thuật của Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm

đã viết: “Chạm khắc là một thể loại phù điêu Ở loại này, nét và mảng nền được khắc sâu xuống tạo độ nổi cho hình tượng nhân vật Các hình tượng được hiện lên do khắc hoặc đục lõm xuống từ một mặt phẳng gỗ, thạch cao,

đá hoặc kim loại” [16, tr.47]

Rõ ràng cách làm này đã tạo ra những giá trị, những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật chạm khắc đình làng Bằng cách dùng những dụng

cụ sắc nhọn, chuyên dụng các nghệ nhân dân gian đã khoét lõm xuống hoặc tạo độ nổi cho các bức chạm khắc Tạo ra những hình ảnh vô cùng sống động, chắc khỏe nhưng vẫn không kém phần mềm mại uyển chuyển, sắc nét Ngày nay các chất liệu để các nghệ nhân sử dụng chạm khắc rất phong phú đa dạng như trên gỗ, đá, thạch cao, kẽm, kim loại Khi chạm khắc đình làng các nghệ nhân là các nông dân thuần phát chạm khắc trực tiếp trên gỗ với nhiều họa tiết và thể hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tạo ra vẻ đẹp và làm tăng giá trị kết cấu và tính nghệ thuật của ngôi đình giúp các thế

hệ sau hiểu được phần nào về cuộc sống xưa của ông cha để bảo tồn, lưu giữ được nét đẹp truyền thống

Chạm khắc nói chung và chạm khắc đình làng nói riêng luôn luôn hòa quyện vào nhau Đây cũng là một phần không thể thiếu trong kiến trúc đình làng Góp phần tôn vinh vẻ đẹp và lan tỏa những giá trị nghệ thuật của các thế hệ trước cho thế hế hệ sau này

Theo quan điểm của học viên thì nghệ thuật chạm khắc trên gỗ là hoạt động mà các nghệ nhân dùng những dụng cụ được chế tạo từ kim loại

Trang 16

cứng tác động vật lý vào chất liệu gỗ kết hợp với các dụng cụ chạm khắc, xây dựng họa tiết hình ảnh từ đó hình thành nên những hình khối cao đầy theo ý muốn của nghệ nhân Những tác phẩm chạm khắc luôn có tính mới

mẻ khác biệt, mỗi bức đều mang hơi thở riêng của từng giai đoạn lịch sử nhưng vẫn thể hiện được tất cả mong ước, khát vọng của con người về một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc

1.1.2 Đình

Theo cuốn sách Mỹ thuật đình làng đồng bằng bắc bộ của tác giả

Nguyễn Văn Cương đã viết:

Đình làng là thiết chế tổng hợp đa chức năng vừa có sự linh thiêng của tín ngưỡng vừa có uy lực thế tục của chính thể quân chủ Đồng thời lại hòa đồng gần gũi với đời sống dân dã ngôi đình đặt ở đâu thì tạo ra trung tâm của làng ở đó Ngôi đình to lớn đồ sộ bề thế nhưng không gây cảm giác trấn áp Từ không gian bên ngoài bước vào trong đình không gây sự thay đổi đột ngột về tâm lý Trước đình thường có khoảng sân rộng, hồ nước và những cây lớn thường được trồng xung quanh phía sau đình [13, tr.79]

Hiện nay còn nhiều ngôi đình làng đang được gìn giữ và bảo tồn ở nước ta đặc biệt ở xứ Đoài xưa Khi kinh tế phát triển việc xây dựng đình ở các làng xã luôn được coi trọng Kinh tế càng phát triển thì đình làng được đầu tư xây dựng với quy mô càng đồ xộ, hoành tráng Đây như một nét văn hóa đẹp xuyên suốt một thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII

Bên cạnh đó có nhiều giả thiết khác nhau về đình làng, có ý kiến cho rằng đình làng được xây dựng cho vua khi đi tuần thú Cũng có giả thiết cho rằng đình làng được xây dựng để dán các thông báo của chính quyền hoặc là nơi tuyên đọc các thông báo văn kiện của nhà vua Ngoài ra còn

Trang 17

nhiều ý kiến khác cho rằng đình làng là nơi thờ thần Tuy nhiên ở nước ta

có hai ngôi đình Tân Trào và Hồng Thái gợi cho ta nhớ đến hai ngôi đình đầu tiên của người Việt Theo văn hóa tín ngưỡng của văn hóa phương Bắc thì dân ta có truyền thống làm nông nghiệp nên có thể đình làng có nguồn gốc từ kiến trúc thờ thần Đất và thần Nước sau này do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đình làng là nơi thờ thành Hoàng làng Việt Nam

Hiện nay nước ta ở các làng xã còn rất nhiều ngôi đình cổ Những ngôi đình làng ấy thể hiện khá rõ nét đặc trưng về kiến trúc, điêu khắc của thế kỉ XVII Tiêu biểu trong các ngôi đình xứ Đoài đến nay còn lưu giữ được khá nguyên vẹn từ không gian kiến trúc đến nghệ thuật tạo hình trong các bức chạm khắc Đình Liên Hiệp mang dáng dấp của con thuyền biểu tượng cho sự cầu mưa của cư dân nông nghiệp lúa nước Mái đình với dáng dấp kiến trúc thấp cùng không gian mở kết hợp với hệ thống đầu đao cong hướng thiên được cách điệu bởi các hình ảnh của tứ linh Từ đó tạo ra giá trị độc đáo của kiến trúc, chạm khắc đình làng

Cảm hứng trang trí ở các đình làng rất phong phú và đa dạng, chủ yếu là các dạng đề tài vật linh, bộ tứ linh: long ly quy phượng Ngoài ra một số con vật gần gũi với đời sống hàng ngày của con người cũng được linh thiêng hóa trong các tác phẩm chạm khắc Toàn bộ các mảng chạm khắc và điêu khắc có một sự thống nhất hài hòa thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật dân gian, và cũng thể hiện được sự phát triển của nghệ thuật chạm khắc xưa làm tăng thêm vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của các đình làng

Đình làng còn được coi là nơi để thờ những người có công khai phá lập làng, người được vua ban sắc phong, những người có công khai hoang lấn biển, người chết vào giờ linh ứng được dân làng tôn thờ

Như vậy, các làng xã Việt xưa lập các đình thờ với nhiều yếu tố tín ngưỡng pha lẫn của tín ngưỡi phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, thờ các thần

Trang 18

tự nhiên với tín ngưỡng thờ các anh hùng, những người có công khai phá dựng làng giữ biển, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Đình là nơi mà mọi việc to, nhỏ trong làng đều được tiến hành ở đó

Từ các vụ tranh chấp, thu thuế, phạt vạ, giải hòa hay việc bắt đi lính Người đứng đầu trong các hoạt động này là các quan viên như Chánh tổng, Lý trưởng, Phó Lý và các viên quan của hội đồng hương kỳ Việc xét xử dựa vào lệ làng hoặc các hương ước làng đó

Hàng năm tại các đình luôn diễn ra các hoạt động lễ hội, đây là một trong những hoạt động được người dân tổ chức quy mô và ấn tượng nhất trong năm Lễ hội tại các đình làng được chia thành hai phần: phần lễ và phần hội

Phần lễ là các hoạt động hướng về tâm linh gồm nhiều các nghi thức khác nhau như bái tế, rước kiệu Nghi lễ rước kiệu với sự tham gia của nhiều người, thường chọn các trai đô khỏe mạnh khênh kiệu Ban hành rước ở nhiều độ tuổi khác nhau phục vụ công việc cầm cờ, chấp kích, đánh trống, đánh chiêng

Phần hội là một trong các hoạt động được nhiều người dân trong làng mong chờ đặc biệt là các em nhỏ Các hoạt động đó là hoạt động vui chơi giải trí như kéo co, đua thuyền, đấu vật, chọi gà, đập niêu, văn nghệ, tạo cho lễ hội thêm vui tươi, phấn khởi

1.1.3 Dạy học

Theo quan niệm xưa dạy học là quá trình người dạy truyền đạt lại những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho người học; Người học thụ động tiếp thu những kiến thức đó Điều đó làm cho người học không phát huy hết được những năng lực của bản thân, chỉ dừng lại ở mức độ tiếp thu chưa có sự tìm tòi, sáng tạo; giáo viên dạy cái gì trò biết cái đó Giáo viên yêu cầu gì, học trò thực hiện theo Bởi vậy, cho đến nay, quan điểm này

Trang 19

hiện không còn phù hợp hoàn toàn

Chúng ta có thể thấy “Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học” [25, tr.139]

Quá trình dạy học thực chất gồm hai hoạt động chính hoạt động dạy

và hoạt động học Hoạt động dạy là quá trình người dạy có vai trò chủ đạo

tổ chức, điều khiển truyền đạt các hoạt động học tập trên lớp tác động vào người học Giúp người học chủ động tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới

Hoạt động học hướng đến sự chủ động tiếp thu của người học một cách tự giác, tích cực Quá trình lĩnh hội kiến thức nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực người học Thông qua việc tham gia một chuỗi các hoạt động trên lớp học sinh có thể hình thành, ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên, chủ động, sáng tạo trong việc nhận thức của bản thân

Với tư duy đổi mới hiện nay trong giáo dục thì trong quá trình dạy học, người dạy đã không ngừng tạo ra các hoạt động học tập trên lớp cho người học mà còn tìm cách đưa các hoạt động trải nghiệm thực tế vào chương trình dạy học, giúp người học “học mà chơi, chơi mà học”, người học dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát triển năng lực, phẩm chất bản thân

Trên cơ sở các khái niệm về dạy học từ hệ thống lý luận của các nhà khoa học đi trước, học viên cho rằng dạy học là quá trình giáo viên là người tổ chức một chuỗi các hoạt động học cho học sinh Học sinh chủ động, tích cực để tìm tòi, khám phá kiến thức bài mới thông qua chuỗi hoạt động trên lớp học Đó chính là dạy học tích cực chuỗi các hoạt động giáo viên tạo ra bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với thực tiễn

Trang 20

môi trường giáo dục hiện nay Đồng thời giáo viên đã khai thác được kho học liệu số giúp các em học sinh tiếp cận và giải quyết các vấn đề đặt ra nhanh và hiệu quả hơn

1.1.4 Vận dụng

Trong quá trình dạy học người GV mang tri thức, lý luận vận dụng linh hoạt vào các hoạt động dạy học thực tiễn Đây là mức độ nhận thức cao nhất trong quá trình học tập của con người, do đó, dạy học ở nhà trường phổ thông không chỉ tập trung vào hình thành và phát triển kiến thức cho người học mà quan trọng hơn là học sinh cần vận dụng được các kiến thức vào cuộc sống Khi giáo viên dạy học sinh trên lớp điều quan trọng nhất là phải biết vận dụng những cái đã có trong thực tiễn đời sống để đưa vào bài học giúp học sinh cảm thấy gần gũi và dễ thực hiện, dễ cảm nhận được những giá trị mà giáo viên muốn truyền đạt

Vận dụng được hiểu là sự áp dụng linh hoạt những kiến thức đã được tiếp nhận vào thực tiễn hoạt động, thực hành hoạt động nào đó với hiệu quả nhất định Ví dụ, đối với dạy học mỹ thuật với bài “Chạm khắc đình làng” Mỹ thuật 7 Giáo viên không chỉ giúp học sinh mô phỏng được các hình ảnh chạm khắc trên đình làng bằng cách cho các em quan sát các hình ảnh, xem các video giới thiệu đình làng Liên Hiệp, để được quan sát các bức chạm khắc và vẽ mô phỏng theo các họa tiết dân tộc mà còn giáo dục các em về ý nghĩa của mỗi bức chạm khắc trong đình làng, học sinh có thêm những hiểu biết về lịch sử và giá trị nghệ thuật mỗi bức chạm khắc thông qua tiết học Đặc biệt giúp học sinh có thêm các ý tưởng sáng tạo đưa các họa tiết đó vào trong bài tập trang trí, trang trí ứng dụng và tạo nên sản phẩm đa dạng, tạo ra không khí vui tươi, tích cực trên lớp học Đa số các

em học sinh luôn hào hứng khấn khởi, các sản phẩm được các em nâng niu, trân trọng

Trang 21

1.2 Sơ lược về lịch sử đình làng Liên Hiệp

Đình Liên Hiệp hiện nay thờ danh tướng Hoàng Đạo, ông là người dân địa phương xã Liên Hiệp Sau khi thất trận trở về hóa tại làng nhân dân lập đình thờ ông và đạt tên là đình Liên Hiệp hay đình Hạ Hiệp

Đình làng Liên Hiệp được xây dựng khoảng đầu thế kỷ thứ XVII về trước Qua năm tháng đình làng dần bị mai một xuống cấp và được trùng tu sửa chữa nhiều lần Đến nay khuân viên đình làng Liên Hiệp rộng rãi, thoáng mát gồm nhiều hạng mục công trình như hậu cung, đại đình, khu nhà tiền tế, tả vu, hữu vu, nghi môn

Tả vu, hữu vu là khu kiến trúc ở hai bên tền tế, khuân viên có dạng hình chữ nhật Tại đây thường là địa điểm tổ chức những cuộc họp nhỏ của các cụ trong làng Đây cũng là nơi trưng bày các tư liệu tranh ảnh liên quan đến các hoạt động lễ hội của làng Ngoài ra tả vu, hữu vu còn là nơi để ban khánh tiết đình làng đón khách thập phương trong các ngày thường nhật

Đại đình có kích thước lớn gồm ba gian, hai chái, bên trong được trang trí bởi các bức chạm khắc dày đặc, tinh xảo, đồ xộ Gian trung tâm được trang trí bởi tám bức chạm khắc trên ván dó tạo nên không gian hoành tráng phía trong đại đình Ngoài ra các bức chạm khắc còn được phủ kín ở các kết cấu kiến trúc cả phía trong và phía ngoài đại đình

Hậu cung hay còn gọi là cung cấm nơi thường xuyên đóng cửa, Cụ

từ là người duy nhất được vào hậu cung dâng hương trong những tuần tiết,

lễ hội Cụ từ là người được dân làng tín nhiệm và đặt lòng tin và được người dân lựa chọn kĩ càng Bên cạnh đó hậu cung là nơi thờ thành hoàng làng, đây là nơi tôn nghiêm nhất trong khuân viên đình làng Vì nơi đây là nơi đặt bài vị, lưu giữ sắc phong và các thần tích của làng

Ngoài ra các nghệ nhân xưa với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra được nhiều bức chạm khắc rất có giá trị Các bức chạm khắc đa dạng phong phú

về nội dung và cách tạo hình được ví như những cuốn sách ghi lại những

Trang 22

câu chuyện vô cùng thú vị Ngôi đình được trang trí bằng những bức chạm khắc tinh xảo này, tạo ra nét độc đáo riêng cho ngôi đình làng Liên Hiệp, mang hơi thở của đời sống, ước mơ, khát vọng về một cuộc sống bình yên, ấm

no, hạnh phúc của người dân ở thế kỷ XVII nơi đây

1.3 Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 về định hướng nội dung giáo dục đối với môn Mỹ thuật

Với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 kèm theo Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu chương trình môn mỹ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mỹ thuật thông qua việc kế thừa và phát triển các kiến thức cấp học trước, thông qua các hoạt động trên lớp như thực hành, sáng tạo, hoạt động trải nghiệm thực tế Học sinh biết vận dụng kiến thức mỹ thuật vào đời sống, tạo ra các sản phẩm mỹ thuật phục vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày Chương trình môn mỹ thuật giúp HS tìm hiểu các di sản văn hóa dân tộc qua việc GV giới thiệu ý nghĩa các họa tiết trang trí trên các di sản văn hóa dân tộc như trên các bức chạm khắc ở các đình làng, trên hương án, các đồ thờ, mái đình, chùa, đền Giúp các em có cái nhìn tổng thể về nghề liên quan đến bộ môn mỹ thuật Hình thành các phẩm chất của HS Các em biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập, trung thực khi báo cáo các nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm khi làm việc nhóm

Chương trình môn Mỹ thuật phát triển hai mạch nội dung Mỹ thuật tạo hình và Mỹ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức

cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình Ở cấp trung học cơ

sở, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mỹ thuật, Hội hoạ,

Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mỹ thuật được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác

Trang 23

phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mỹ thuật [12, tr.9]

Bên cạnh đó nội dung mỹ thuật được chia thành hai giai đoạn giáo dục: Giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp Chương trình môn mỹ thuật giúp học sinh vận dụng các kiến thức cơ bản kết hợp với khoa học giáo dục, chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học Chương trình nội dung môn Mỹ thuật THCS giúp học sinh hình thành

và phát triển năng lực mỹ thuật với các thành phần: Quan sát thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ, sáng tạo thẩm mỹ, ứng dụng thẩm mỹ, phân tích thẩm

mỹ và đánh giá thẩm mỹ Mỗi thành phần năng lực này được hình thành và phát triển dần trong quá trình học Người học có cách nhìn nhận tốt hơn, cảm nhận được vẻ đẹp của hội họa, phân tích và đánh giá được các yếu tố thẩm mĩ của các sản phẩm mỹ thuật đồng thời giúp người học vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các kiến thức đã học vào đời sống

Với nội dung mỹ thuật phần kiến thức về lịch sử mỹ thuật rất quan trọng góp phần giúp học sinh được tìm hiểu, làm quen chia sẻ về các tác phẩm mỹ thuật, các kiến thức về bảo tồn di tích được lồng ghép trong việc tạo ra, lan tỏa các giá trị nghệ thuật và chia sẻ sản phẩm Người học luôn chủ động tự học, tìm tòi và khám phá kiến thức mới GV là người định hướng, hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn

Để giờ dạy không bị nhàm chán và đơn điệu, GV tích cực lồng ghép các nội dung mỹ thuật vào các môn học khác như môn toán, công nghệ, văn, lịch sử Khi lồng ghép các nội dung kiến thức vào các bộ môn khác học sinh cảm nhận được mối liên hệ giữa mỹ thuật và đời sống rõ ràng hơn Ngoài dạy liên môn, môn mỹ thuật thường xuyên có những hoạt động trải nghiệm, có thể trải nghiệm ngay trong lớp học, sân trường hoặc trải nghiệm tại một xưởng sản xuất gần trường Tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận

Trang 24

học tập lý thuyết gắn liền thực tế Các em có những cái nhìn tổng quát về định hướng nghề nghiệp cho mình

Để học sinh tiếp thu và hình thành kiến thức cho bản thân một cách tốt nhất người giáo viên cần có phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn Những phương pháp dạy học được sử dụng để giáo dục học sinh nhằm phát huy được các năng lực, phẩm chất người học Trong quá trình dạy người giáo viên tích cực lồng ghép các nội dung lý thuyết vào thực hành và cho học sinh tích hợp liên môn nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh Thông qua bài dạy giáo dục học sinh thêm yêu quê hương đất nước, biết gìn giữ bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, trân quý tình bạn, chăm chỉ, đoàn kết nhân ái giúp đỡ bạn bè

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải sử dụng và khai thác tốt các thiết bị dạy học, nguồn dữ liệu quý sẵn có tại địa phương để tích hợp lồng ghép giới thiệu các di sản văn hóa dân tộc vào các bài dạy cụ thể giúp các em học sinh thêm yêu, trân trọng và biết giữ gìn, bảo tồn các di sản đó Chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo dự án, dạy học theo nhóm, dạy học thực hành Giáo viên nên khuyến khích học sinh sáng tạo trong quá trình thực hành, và gợi ý học sinh

có thể làm thực hành bằng nhiều chất liệu và phương pháp khác nhau đồng thời mạnh dạn chia sẻ, giới thiệu sản phẩm của các nhân hoặc nhóm cho các bạn và giáo viên

Sau một quá trình học tập giáo viên cần có những nhận xét đánh giá thông qua hai mặt đó là đánh giá phẩm chất và đánh giá năng lực học sinh

Đánh giá phẩm chất thông qua việc ghi chép, quan sát thái độ hành

vi của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập trên lớp và ở nhà

Đánh giá năng lực qua các thành phần của các năng lực thẩm mỹ, qua sự tiến bộ của học sinh trong suốt quả trình học tập

Khi đánh giá, giáo viên cần đánh giá một cách công bằng, khách

Trang 25

quan, có sự phân hóa và đảm bảo sự tin cậy, có sự kết hợp hài hòa giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì

Như vậy chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang tính đổi mới toàn diện có tính chất bước ngoặt đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của chương trình sách mới Phù hợp với các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực phát huy được các phẩm chất, năng lực của học sinh đặc biệt là sự sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn

1.4 Khái quát về trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội

1.4.1 Giới thiệu chung về trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội

Trường THCS Cầu Giấy được thành lập ngày 17/6/2010 của UBND quận Cầu Giấy Năm 2010, trường được xây dựng tại khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, là một trong những công trình gắn biển công trình 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, bao gồm cơ sở vật chất khang trang, hiện đại

Năm học 2021-2022, trường chuyển về địa điểm mới tại số 5, ngõ 33 Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, là một trong những công trình

kỷ niệm 25 năm thành lập quận, với sự đầu tư đồng bộ, chất lượng, hiện đại

về trang thiết bị và sự gia tăng về quy mô giáo dục [PL.3, H.1.1, tr.136] Các thầy cô giáo và các bộ phận khác trong nhà trường có nhiều giải pháp hữu hiệu, sáng tạo trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng dạy

và học Học sinh của trường được tuyển chọn qua các kỳ thi do quận tổ chức 12 năm xây dựng và trưởng thành là hành trình nỗ lực hết mình để khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường:

Bên cạnh cơ sở vật chất khang trang do sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, qua 12 năm hoạt động, dưới sự chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự phát huy những thế mạnh tự thân, trường đã thể hiện được những ưu việt, ngày càng khẳng định uy tín trước nhân dân và tự nhận thấy có đầy đủ các điều kiện để tiếp tục duy trì và phát

Trang 26

triển theo mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao: từ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy đến dịch vụ giáo dục chất lượng cao

Với hệ giá trị cốt lõi “Năng động - Trí tuệ - Trách nhiệm - Hội nhập”, trường THCS Cầu Giấy là môi trường giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ tập trung phát triển năng lực và

tư duy sáng tạo Đây là nơi khơi nguồn những tiềm năng để học sinh tỏa sáng trên mọi lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thủ đô và đất nước

Phòng thư viện với cơ sở vật chất khang trang hiện đại, không gian thư viện mở với hệ thống cây xanh được trang bị tạo môi trường thân thiện

và hấp dẫn với học sinh Chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử Hoạt động của thư viện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Nhiều năm liền, thư viện nhà trường được công nhận thư viện Xuất sắc cấp Thành phố

Phòng y tế: đầy đủ các trang thiết bị y tế theo quy định, hoạt động có

hiệu quả

Phòng tâm lý: đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo riêng tư phục vụ công tác tư vấn tâm lý cho học sinh và giáo viên nhà trường

Khu hành chính: Có đủ các phòng làm việc theo quy định: Phòng

Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng, Văn phòng, y tế, kế toán, phòng Hội đồng, phòng Truyền thống, phòng điều hành Cambridge và yếu tố nước ngoài, phòng Công đoàn, phòng Truyền thông và Đoàn Thanh niên, phòng đoàn đội, phòng Bảo vệ, phòng nghỉ giáo viên, phòng tổ chuyên môn, kho cất đồ Tất cả các phòng đều được trang bị bàn làm việc, đảm bảo đủ ánh

sáng theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia

Cổng thông tin điện tử của nhà trường (www.thcscaugiay.edu.vn) phong phú về nội dung, giao diện đẹp, hoạt động thường xuyên, cập nhật

Trang 27

kịp thời thông tin với nhiều bài viết có chất lượng để giới thiệu về các hoạt động của nhà trường, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý và dạy học của nhà trường

Về đội ngũ cán bộ giáo viên

100% giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng cao cao trình độ và hội nhập quốc tế, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh

100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, có trình

độ tin học loại A Trong đó, 80% giáo viên có trình độ tin học loại A trở lên 100% giáo viên được xếp loại từ khá trở lên về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS Trong đó 86% được xếp loại xuất sắc

90% Giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường Trong đó,

41 % giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và thành phố

Có 50% giáo viên có thể giao tiếp 01 ngoại ngữ (tiếng Anh)

Đủ số lượng nhân viên: kế toán, thủ quỹ, văn thư, thư viện, y tế có trình độ từ cao đẳng trở lên (trong đó kế toán, nhân viên thiết bị có trình độ đại học; nhân viên thư viện tốt nghiệp loại giỏi, 2 năm liền đạt giải Nhất và giải Ba nhân viên thư viện cấp thành phố) Viên chức làm công tác thiết bị dạy học nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc

Đội ngũ giáo viên chuyên gia đảm bảo chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

Tăng cường hoạt động liên kết giao lưu trong và ngoài nhà trường Tổ chức các buổi giao lưu với các trường phổ thông trên địa bàn, với các trường quốc tế, tạo sân chơi để phát huy thể lực và trí tuệ, khả năng sáng tạo của học sinh

Tăng cường các hoạt động giao lưu với các tổ chức xã hội (cựu chiến

Trang 28

binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) giáo dục truyền thống, nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh

Hơn nữa, các hoạt động dạy và học của nhà trường luôn có sự đồng hành, quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để HS trường THCS Cầu Giấy hoàn thành tốt và phát huy được khả năng của mình, đặc biệt là khả năng cảm thụ nghệ thuật, tìm tòi, sáng tạo đối với nội dung Mỹ Thuật

1.4.2 Thực trạng dạy học Mỹ thuật tại trường THCS Cầu giấy, Hà Nội

Với xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay, thầy trò trường THCS Cầu giấy luôn luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong các hoạt động, đặc biệt là trong các hoạt động học tập nói chung và học môn Mỹ thuật nói riêng GV đã tự chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục cho bộ môn mình phụ trách đồng thời huy động được sự hỗ trợ tích cực của các bậc phụ huynh, truyền được cảm hứng, sự yêu thích môn học cho HS của mình Từ

đó các tiết học mỹ thuật luôn được đổi mới và nhận được sự yêu thích, đón nhận của HS, nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường

1.4.2.1 Chương trình chi tiết môn Mỹ thuật lớp 6,7 trường THCS Cầu Giấy

Hiện tại trường THCS Cầu Giấy đang dạy học môn Mỹ thuật theo chương trình 2018 với bộ sách giáo khoa mới của nhà xuất bản Chân trời sáng tạo

Đối với lớp 6: Cả năm học có 5 chủ đề, chia làm 35 tiết, học kì I là

18 tiết, học kì II là 17 tiết [PL.1, tr.89]

* Chủ đề 1: Biểu cảm của sắc màu gồm 8 tiết Trong chủ đề này học sinh được vẽ tranh theo giai điệu âm nhạc, vẽ tranh tĩnh vật màu, biết cách làm tranh in từ hoa lá, làm được tấm thiệp chúc mừng Qua chủ đề học sinh thấy được mối quan hệ mật thiết của âm nhạc và mỹ thuật Qua các bài dạy

Trang 29

trong chủ đề học sinh biết cảm thụ mỹ thuật, yêu mến và nhận biết được nét đẹp qua các sản phẩm tranh in Thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của các sản phẩm mỹ thuật như thiệp chúc mừng, tranh in hoa lá Đặc biệt các em có thể đưa ra nhận xét, chia sẻ về các sản phẩm của mình và của bạn

* Chủ đề 2: Nghệ thuật tiền sử Thế giới và Việt Nam gồm 6 tiết Trong chủ đề này học sinh mô phỏng được hình vẽ của người tiền sử theo cảm nhận, tạo thời trang với các hình vẽ thời tiền sử, thiết kế và làm được túi giấy đựng quà tặng Qua chủ đề học sinh biết cách thiết kế tạo ra sản phẩm thời trang phục vụ cuộc sống Thêm yêu và nhận thức được giá trị của mỹ thuật thời tiền sử Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản

* Chủ đề 4: Nghệ thuật cổ đại Thế giới và Việt Nam gồm 6 tiết Trong chủ đề này học sinh nắm được nét điển hình và rèn kĩ năng vẽ tranh qua ảnh Chỉ ra được cách tạo hình bằng kĩ thuật in và mô phỏng được họa tiết trống đồng bằng in Học sinh biết cách áp dụng các nguyên lý để trang trí được thảm hình vuông bằng họa tiết trên trống đồng Thông qua chủ đề học sinh bước đầu nhận biết một số hình ảnh về nghệ thuật cổ đại Qua các

Trang 30

tiết học giáo viên lan truyền những giá trị tốt đẹp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật của các di sản văn hóa dân tộc Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm mỹ thuật

* Chủ đề 5: Vật liệu hữu ích gồm 6 tiết Trong chủ đề này học sinh biết cách tận dụng những vật liệu đã sử dụng để tạo các sản phẩm mỹ thuật Qua đó có thể lắp ghép tạo ra các mô hình ngôi nhà theo ý muốn Thông qua chủ đề giáo viên giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết cách

tư duy sáng tạo linh hoạt kết hợp với hoạt động nhóm để tạo ra mô hình ngôi nhà từ vật liệu đã qua sử dụng Qua đó các em biết cách gì giữ môi trường sống xung quanh luôn sanh xạnh đẹp Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm mỹ thuật

Đối với lớp 7: Cả năm học có 5 chủ đề, chia làm 35 tiết, học kì I là

18 tiết, học kì II là 17 tiết [ PL.1, tr.101]

* Chủ đề 1: Chữ cách điệu trong đời sống gồm 5 tiết Trong chủ đề này các em học sinh nắm được cách sử dụng những chữ cái để trang trí, tạo

bố cục Vẽ được logo tên lớp Qua chủ đề học sinh biết được và cảm nhận

về nét đẹp và các giá trị tạo hình khi trang trí bằng chữ đồng thời hiểu được

ý nghĩa về logo trong đời sống

* Chủ đề 2: Nghệ thuật trung đại Việt Nam gồm 6 tiết Trong chủ đề này học sinh biết dùng họa tiết thời lý để vẽ đường diềm, dùng họa tiết dân tộc để trang trí áo dài, ngoài ra các em biết dùng những hình ảnh về các công trình kiến trúc thời kì trung đại nước ta để tạo bìa sách Thông qua đó giúp các em rèn luyện khả năng sử dụng đường nét, nhịp điệu, hình khối của các họa tiết trong các sản phẩm mỹ thuật Các em quảng bá và biết cách bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc

* Chủ đề 3: Hình khối trong không gian gồm 5 tiết Trong chủ đề này học sinh Vẽ và diễn tả được hình khối và không gian của vật mẫu trên

Trang 31

mặt phẳng Phân tích được đậm nhạt diễn tả hướng ánh sáng trong bài vẽ

Vẽ được bức tranh ngôi nhà có hình khối và không gian xa gần Chỉ ra được vẻ đẹp và cách thiết kế tạo dáng sản phẩm với nguyên lí cân bằng, lặp lại Tạo được chao đèn trong trang trí kiến trúc bằng bìa catton Thông qua chủ đề học sinh nhận biết được vẻ đẹp của không gian, ánh sáng tác động lên hình khối trong tự nhiên Chia sẻ được cảm nhận về vai trò của môi trường với cuộc sống con người Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm mỹ thuật

* Chủ đề 4: Nghệ thuật Trung đại thế giới gồm 7 tiết Trong chủ đề này học sinh chỉ ra được kiến trúc Gothic được vẽ mô phỏng Khi đó học sinh có thể sử dụng linh hoạt các nguyên lý tạo hình Mô phỏng được hình dáng nhân vật theo tỉ lệ đầu người bằng dây thép và đất nặn Phân tích được tỉ lệ, sự cân đối về hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật Vẽ được hình ảnh nhân vật trong tranh thời Phục hưng Tạo được bức tranh ghép mảnh bằng giấy, bìa màu Thông qua chủ đề học sinh chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của hình thể con người trong tác phẩm điêu khắc thời Trung đại Có ý thức phát huy giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật Phục hưng trong học tập và sáng tạo Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm mỹ thuật

* Chủ đề 5: Cuộc sống xưa và nay gồm 7 tiết Trong chủ đề này học sinh chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng Mô phỏng được hình ảnh chạm khắc đình làng bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo Vẽ mô phỏng được một bức tranh dân gian Hàng Trống Phân tích được nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống Cảm nhận được

tỉ lệ, hình khối trong sản phẩm mỹ thuật Vẽ được bức tranh ước lệ về những ngày hè Phân tích được nét đặc trưng về tỉ lệ nhân vật, màu sắc, không gian trong tranh dân gian và trong bài vẽ Nêu được nét đặc trưng của hình in và kĩ thuật tạo tranh in độc bản đơn giản Tạo được tranh in từ

Trang 32

mica Phân tích được màu sắc, chất cảm của hình in trong sản phẩm mỹ thuật Thông qua chủ đề học sinh nêu được giá trị lịch sử, văn hóa của nghệ thuật điêu khắc đình làng Có ý thức vận dụng các giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian trong học tập và trong cuộc sống Vận dụng nét đẹp của tranh dân gian ứng dụng trong trang trí nội thất, ngoại thất, sản phẩm thời trang, đồ dùng gia dụng đồng thời vận dụng linh hoạt trong quá trình học tập và sáng tạo

1.4.2.2 Vấn đề vận dụng vốn cổ vào dạy học Mỹ thuật tại trường THCS Cầu Giấy

Học sinh trường THCS Cầu Giấy đa phần đều thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo Các em biết cách tự học và chuẩn bị bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập đúng yêu cầu thầy cô giao Tuy nhiên, công việc của các phụ huynh các em thường khá bận rộn nên chưa dành nhiều thời gian cho các con đến thăm quan, trải nghiệm tìm hiểu về các di tích lịch sử Các con còn mơ hồ chưa cảm thụ đươc vẻ đẹp của các di sản văn hóa dân tộc Vì vậy khi giảng dạy ở trường THCS Cầu Giấy em đã lồng ghép, tích hợp những nội dung về giá trị vốn cổ của cha ông ta để lại ở các di sản văn hóa dân tộc như đình làng, đền, chùa để giới thiệu giúp HS hiểu, thấy được nét đẹp vốn cổ Các em thêm yêu quý, trân trọng, biết cách giữ gìn , bảo tồn và sáng tạo giá trị nghệ thuật đó

Theo chương trình giáo dục cũ, vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc chưa được chú ý, gắn liền với việc dạy học Tuy nhiên, học sinh trường THCS Cầu Giấy đã được học viên thường xuyên giới thiệu lồng ghép và vận dụng vào một số các bài dạy từ khối 6 đến khối 9 Học viên đã

sử dụng những tư liệu mà mình sưu tầm cũng như thu thập được khi đi thực

tế tại các di sản đồng thời tổ chức cho HS trải nghiệm qua các hình ảnh, video GV đóng vai trò là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu để các em HS khám phá tìm được nét đẹp về kiến trúc, chạm khắc, điêu khắc, lịch sử hình

Trang 33

thành Khi đó các em dần làm quen, yêu thích, khai thác được nội dung, tìm hiểu ví dụ ứng dụng các họa tiết trang trí vào từng chủ đề, bài học cụ thể trên lớp Từ đó học sinh thêm yêu và trân quý những giá trị nghệ thuật của các di sản văn hóa dân tộc góp phần bảo tồn và lưu truyền những giá trị tốt đẹp đó đến thế hệ sau

1.4.2.3 Điều kiện dạy học và trình độ năng lực học sinh trường THCS Cầu Giấy

Trường THCS Cầu Giấy là trường chất lượng cao của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Nhà trường luôn quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất cho bộ môn Mỹ thuật Môn Mỹ thuật được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, ngoài ra còn có phòng bộ môn riêng khang trang, rộng rãi giúp các

em HS có không gian rộng, đẹp để học tập, sáng tạo

Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của nhà trường, môn mỹ thuật còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh Các bậc cha mẹ luôn là những người dõi theo, sát cánh với các con trong các hoạt động học tập môn mỹ thuật Với các tiết học chạm khắc đình làng, hội cha

mẹ phụ huynh các lớp còn chủ động mua sắm đắt nặn, dung cụ làm điêu khắc và các phương tiện khác đầy đủ để các con thực hành tại lớp thuận lợi nhất có thể

Điều kiện học tập tốt, đồng thời được sự quan tâm của gia đình, Nhà trường, các em HS luôn hào hứng, thích thú khi tham gia các tiết học mỹ thuật Hơn nữa Nhà trường mỗi năm đều phát động các cuộc thi sáng tác tranh theo chủ đề các tháng, đặc biệt sáng tác tranh nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam với chủ đề “Thầy cô và mái trường”, “chúng em với di sản văn hóa Việt nam” Những cuộc thi do nhà trường, các cấp tổ chức luôn được đông đảo các em HS hưởng ứng và mang về nhiều giải thưởng

có giá trị Nhờ đó mà các em HS ngày càng yêu thích bộ môn Mỹ thuật, ngày càng say mê sáng tác, tạo ra các sản phẩm mỹ thuật có giá trị thẩm

mỹ cao

Trang 34

Mặc dù, trên thực tế, giáo dục học sinh ở giai đoạn cấp THCS gặp rất nhiều khó khăn, trong giai đoạn dậy thì, các em có sự thay đổi cả thể chất lẫn tâm lý Nhưng điều kiện thuận lợi giúp giáo viên và học sinh vượt lên được khó khăn đó là các em học sinh của trường THCS Cầu Giấy hều hết đều sinh ra trong gia đình có điều kiện cuộc sống tốt, cả về vật chất và tinh thần, được gia đình và nhà trường quan tâm, với đặc thù môn Mỹ thuật là

bộ môn năng khiếu kiến thức nhẹ nhàng nên có nhiều học sinh yêu thích

Hàng năm nhà trường luôn tổ chức các buổi ngoại khóa thăm các di tích lịch sử, bảo tàng, nên các em có nhiều cơ hội được học tập, trải nghiệm tìm hiểu về lịch sử, văn hóa giao lưu với các bạn đồng trang lứa, đặc biệt là giáo dục đạo đức giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện

Thông qua các hoạt động học tập trên lớp và thực tế học sinh được rèn luyện và hình thành được năng lực cần thiết cho bản thân từ đó giúp các

em vận dụng được vào bài học trên lớp tạo ra những sản phẩm mỹ thuật có giá trị

1.5 Một số kỹ thuật dạy học Mỹ thuật tiêu biểu

Để giải quyết một vấn đề dù dễ hay khó, chúng ta phải có phương pháp thực hiện để vấn đề được giải quyết đơn giản, nhanh chóng, gọn gàng,

ít tốn thời gian nhất

Kỹ thuật dạy học được hiểu là biện pháp, cách tổ chức các hoạt động của cả GV và HS trong những tình huống nhỏ để thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Với phương pháp thảo luận nhóm có nhiều kỹ thuật như

kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kĩ thuật bể cá Vì vậy, kỹ thuật dạy học là thành phần của phương pháp dạy học

Một số kỹ thuật dạy học có thể áp dụng hiệu quả trong các giờ học

mỹ thuật:

Kỹ thuật động não: Là kỹ thuật dạy học với một nội dung thảo luận

người GV có thể huy động được nhiều ý kiến của các thành viên trong lớp

Trang 35

thường dùng giúp cho HS trong một thời gian ngắn đưa ra được nhiều ý tưởng mới mẻ

Khi dạy học bằng kỹ thuật này GV đưa ra vấn đề, nội dung cần thảo luận Yêu cầu từng thành viên trong lớp đưa ra ý kiến các nhân Sau đó các thành viên thảo luận, đánh giá và thống nhất lựa chọn ý tưởng Khi thảo luận đưa ra ý kiến cá nhân trình bày ý tường của mình các thành viên không đánh giá và phê phán; đồng thời cần có sự liên tưởng, kết nối và tưởng tượng những ý tưởng tạo sự sáng tạo và mới lạ hơn Nếu GV thiếu sự quan tâm, bao quát và chủ đề thảo luận không rõ ràng thì ý kiến của các thành viên thiếu sự tập trung, có thể lạc đề và mất nhiều thời gian, và nhóm tham gia không đồng đều

Khi dạy sử dụng kỹ thuật này GV dễ thực hiện mà không tốn kém,

huy động được nhiều ý kiến, khai thác hiệu quả trí tuệ của tập thể, đồng thời tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia

Tuy nhiên khi áp dụng kỹ thuật này vào dạy học thực tế trên lớp nếu giáo viên không có định hướng tốt cho HS thì có thể mất nhiều thời gian trong việc chọn các ý kiến thích hợp, HS có thể đi tản mạn, lạc đề, có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động

Kỹ thuật động não được sử dụng khá phổ biến trong dạy học và đem lại những hiệu quả tích cực Các giờ học luôn sôi nổi, tích cực

Ví dụ kỹ thuật động não được áp dụng ở Bài 3: Đường diềm trang trí với họa tiết thời Lý phần hình thành kiến thức cách vẽ trang trí đường diềm GV cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa Mỹ thuật 7 trang 15 và đặt câu hỏi: Em hãy chỉ ra các bước để trang trí đường diềm? GV lấy ý kiến của các em HS sau đó tổng hợp các ý kiến và đưa ra kết luận chung chốt kiến thức

về cách vẽ trang trí đường diềm

Kỹ thuật thông tin phản hồi: là quá trình dạy học mà khi sử dụng cả

giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá đưa ra ý kiến với mục đính

Trang 36

giúp các em học sinh hiểu và điều chỉnh được các hoạt động học một cách

tích cực có hiệu quả

Khi GV và HS đưa ra những thông tin phản hồi tích cực luôn có sự cảm thông, cùng thảo luận, khách quan, có thể biến thông tin phản hồi thành những hành động cụ thể, phản hồi đúng thời điểm

Khi đưa thông tin phản hồi GV và HS cần diễn đạt ý kiến một cách đơn giản, có trình tự, cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm của người

đưa ra thông tin

Ví dụ kỹ thuật thông tin phản hồi áp dụng ở Bài 5: Bìa sách với di sản kiến trúc Việt Nam Khi dạy GV áp dụng kỹ thuật này ở phần trưng bày và chia

sẻ sản phẩm GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân, giới thiệu về sản phẩm yêu thích, các bìa sách ấn tượng, cách sắp xếp tỉ lệ hình

và chữ trên bìa sách Sau khi HS trưng bày và nêu cảm nhận, phân tích về sản phẩm của mình xong, GV và HS khác cùng nhận xét, đánh giá đưa ra ý kiến góp ý để sản phẩm hoàn thiện hơn

Kỹ thuật tia chớp: là kỹ thuật dạy học tích cực mà trong một khoảng

thời gian ngắn người giáo viên có thể lấy được nhiều ý kiến của học sinh

Qua đó giáo viên làm cho không khí lớp học sôi nổi, vui tươi, giúp các em

có khí thế vào bài học mới

Kỹ thuật tia chớp có thể sử dụng khi cần và được đề nghị khi học, lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã đưa ra Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình, chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến Kỹ thuật tia chớp nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp của HS

Ví dụ kỹ thuật tia chớp áp dụng ở phần mở đầu của Bài 6: Mẫu vật dạng khối trụ và khối cầu GV chia lớp thành 4 đội chơi, yêu cầu HS các đội chơi liệt

kê tên các đồ vật có dạng khối trụ và khối cầu trong 1 phút Sau 1 phút đội nào

Trang 37

liệt kê được nhiều nhất tên các đồ vật đó là đội giành chiến thắng và nhận được

một phần quà Sau phần trò chơi GV giới thiệu vào bài mới

Kỹ thuật giao nhiệm vụ

Đây là kỹ thuật dạy học giúp học sinh tự học, tìm tòi, khám phá kiến thức mới bằng cách giao nhiệm vụ để học sinh chuẩn bị ở nhà Giúp các em hình thành kỹ năng tìm tòi, hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề

Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm HS Các nhóm học tập chuẩn

bị bài theo nhiệm vụ giáo viên đã giao từ tiết trước, có thể gửi bài cho giáo viên duyệt trước

Giáo viên mời đại diện nhóm lên thuyết trình trước lớp về phần chuẩn bị của nhóm mình

Giáo viên mời học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ xung Học sinh các nhóm khác có thể đặt câu hỏi về những vấn đề còn chưa hiểu rõ, băn khoăn cho nội dung mà nhóm bạn vừa trình bày

GV nhận xét chốt kiến thức và nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý của bài học

Ví dụ kỹ thuật giao nhiệm vụ áp dụng ở phần hình thành kiến thức của Bài 13: Chạm khắc đình làng GV yêu cầu HS cả lớp tìm hiểu trước toàn bộ bài mới Sau đó GV chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu ở nhà các nội dung sau:

Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về nội dung, hoạt động nhân vật, hình thức và chất liệu tạo hình của chạm khắc đình làng

Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về cách mô phỏng hình ảnh chạm khắc trên đình làng

Khi dạy trên lớp GV gọi HS nhắc lại nhiệm vụ đã chuẩn bị và gọi đại diện các nhóm lên trình bày các nội dung đã chuẩn bị trước ở nhà GV và HS nhóm khác nhận xét, có thể đặt câu hỏi về những vấn đề mà nhóm trình bày

Trang 38

chưa rõ

Kỹ thuật phòng tranh: Kỹ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá

nhân hoặc hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức mới

Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận và yêu cầu nhóm hoặc cá nhân suy nghĩ trả lời

Bước 2: Học sinh lên ý tưởng câu trả lời trên bảng nhóm và dán quanh lớp học như một triển lãm tranh

Bước 3: GV tổ chức cho HS đi quan sát quanh lớp Các em có thể đưa ra bình luận, nhận xét về các câu trả lời của bạn

Bước 4: GV dựa trên các câu trả lời và chọn ra đáp án tối ưu nhất và kết luận chung

Ví dụ kỹ thuật phòng tranh áp dụng ở Bài 14: Nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống Trong hoạt động trưng bày và chia sẻ sản phẩm, GV

tổ chức cho HS trưng bày bức tranh của cá nhân hoặc nhóm lên tường xung quanh lớp học và chia sẻ cảm nhận, phân tích về bài vẽ của mình GV cho

HS đi xem và viết ý kiến bình luận hoặc bổ sung cho các sản phẩm GV tập hợp các ý kiến bình luận, nhận xét và đưa ra kết luận chung

Sơ đồ KWL ( K: điều em biết, W: điều em muốn biết, L: điều em học được): Là kỹ thuật mà người học vận dụng được kiến thức sẵn có để tìm

hiểu kiến thức mới Qua đó giúp quá trình lĩnh hội kiến thức mới một cách

Trang 39

Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh vào cột L

GV nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý của bài học và chốt kiến thức

Ví dụ kỹ thuật KWL áp dụng ở Bài 4: Trang phục áo dài với họa tiết dân tộc Khi chuẩn bị cho tiết dạy GV chuẩn bị bảng lớn kẻ 3 cột K, W, L dán trên bảng đen và phiếu học tập cá nhân cho HS GV yêu cầu HS ghi những điều đã biết như những bộ phận chính, các hình thức trang trí, màu sắc, tỉ lệ của họa tiết trang trí trên áo dài vào cột K trong phiếu học tập cá nhân Những điều các em cần hỏi, muốn tìm hiểu về áo dài ghi vào cột W GV gọi một số HS trình bày phiếu học tập các nhân trước lớp GV gọi học sinh nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn, sau đó GV ghi nhận một số ý kiến nhận xét đóng góp của các

HS khác Cuối cùng GV chắt lọc và ghi lại những ý kiến của HS vào bảng lớn dán trên bảng đen và ghi câu trả lời của HS vào cột L GV nhấn mạnh nội dung bài học và chốt kiến thức Trong quá trình thực hiện kỹ thuật này

GV phải linh hoạt, , tinh ý để lựa chọn được những câu hỏi đủ, cần thiết cho bài học không làm các em bị tản mạn, mất thời gian Các em học sinh

đi vào bài học dễ dàng, cuốn hút mà không bị thụ động, cảm tính, thiếu sự năng động, sáng tạo, trong quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức bài học mới

Bảng 1: Bảng nhóm KWL

K ( Điều em biết)

W (Điều em muốn biết)

L (Điều em học được)

hai tà áo, tay áo được

tính từ vai, quần dài

- Họa tiết trang trí trên

áo dài có ý nghĩa gì?

- Những họa tiết dân tộc nào thường dùng

để trang trí áo dài?

- Cách tạo hình và trang trí áo dài như

- Họa tiết dân tộc được

sử dụng nhiều để trang trí áo dài là: rồng, phượng, hoa sen, hoa mẫu đơn

- Họa tiết trên áo dài là điểm nhấn làm tăng

Trang 40

- Tỉ lệ của họa tiết

trang trí trên áo: Cân

Có thể trang trí họa tiết dân tộc ở vị trí nào

để làm tăng vẻ đẹp của áo dài?

- Ngoài thiết kế cổ chữ V, có thể thiết kế cách tân cổ áo kiểu khác không?

- Có thể tạo sản phẩm bằng những cách nào?

thêm giá trị thẩm mỹ của áo dài Việt Nam

- Các bước trang trí áo dài:

+ Vẽ nét theo chu vi, dáng người lên giấy + Tạo hình áo dài theo dáng của hình chu vi + Vẽ phác hình mảng

để xác định vị trí họa tiết và hình thức trang trí áo dài

+ Vẽ hình họa tiết + Vẽ màu cho họa tiết

và nền áo, hoàn thiện sản phẩm

Nguồn: Tác giả (2023)

Kỹ thuật “Lược đồ Tư duy”: Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình

bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân,

nhóm về một chủ đề Học sinh có thể dùng các từ khóa, màu và các họa tiết

khác nhau tạo sự sinh động thể hiện sự sáng tạo theo ngôn ngữ hội họa

riêng của mình Học sinh dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức bài học

Cách thực hiện: Thực hiện dạy học theo kỹ thuật này làm theo nhóm

Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm Các nhóm học tập chuẩn bị

sơ đồ tư duy theo nhiệm vụ giáo viên đã giao

Giáo viên mời đại diện một nhóm lên thuyết trình trước lớp các nội dung GV đã giao về nhà chuẩn bị

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đỗ Bảo (1985), Điêu khắc cổ dân gian Việt Nam, Văn hoá nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điêu khắc cổ dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đỗ Bảo
Năm: 1985
2. Trương Duy Bích (1978 - 1983), Tính chất tạo bố cục giá trị tạo không gian của khối điêu khắc đình làng, Luận văn tốt nghiệp, trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất tạo bố cục giá trị tạo không gian của khối điêu khắc đình làng
3. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt, Nhà xuất bản Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nhà xuất bản Mỹ thuật
Năm: 1993
4. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc
Năm: 2001
5. Trần Lâm Biền (2017), Đình làng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2017
6. Trần Thị Biển (2003), “Con người trong chạm khắc đình, đền, chùa”, Nghiên cứu mỹ thuật số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong chạm khắc đình, đền, chùa
Tác giả: Trần Thị Biển
Năm: 2003
7. Trần Thị Biển (2002), “Chạm khắc đình Hương Lộc”, Tạp chí nghiên cứu Mỹ thuật số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chạm khắc đình Hương Lộc”
Tác giả: Trần Thị Biển
Năm: 2002
8. Trần Thị Biển (2003), “Hoạt cảnh con người trong chạm khắc kiến trúc đình Hoành Sơn”, Tạp chí Mỹ thuật số 94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt cảnh con người trong chạm khắc kiến trúc đình Hoành Sơn”
Tác giả: Trần Thị Biển
Năm: 2003
9. Trần Thị Biển (2010), “Nghệ thuật chạm khắc đình Chẩy”, Tạp chí nghiên cứu Mỹ thuật số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chạm khắc đình Chẩy”
Tác giả: Trần Thị Biển
Năm: 2010
10. Trần Thị Biển (2021), Mô típ mây trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô típ mây trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Biển
Nhà XB: Nhà xuất bản Mỹ thuật
Năm: 2021
11. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2022), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2022
13. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hóa, Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ
Tác giả: Nguyễn Văn Cương
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2006
14. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa văn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2003
15. Nguyễn Du Chi (2001), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2001
16. Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm (2006), Giáo trình mỹ thuật tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ thuật tập 1
Tác giả: Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
17. Trương Thị Dung (2018), Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Luận văn ThS Trường ĐH SPNTTW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Tác giả: Trương Thị Dung
Năm: 2018
18. Nguyễn Thị Đông, Vương Trọng Đức, Nguyễn Minh Quang (2019), Tài liệu tìm hiểu chương trình môn mỹ thuật Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ài liệu tìm hiểu chương trình môn mỹ thuật Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Tác giả: Nguyễn Thị Đông, Vương Trọng Đức, Nguyễn Minh Quang
Năm: 2019
19. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nhà xuất bản Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng miền Bắc
Tác giả: Lê Thanh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Mỹ thuật
Năm: 2001
20. Đỗ Đức Hoạt (2017), Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê, Luận văn ThS Trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê
Tác giả: Đỗ Đức Hoạt
Năm: 2017
21. Uông Thị Mai Hương (2020), Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An (qua nghiên cứu đình làng Đông Viên, Trung Cần), Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An (qua nghiên cứu đình làng Đông Viên, Trung Cần)
Tác giả: Uông Thị Mai Hương
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  khối  của  nhân - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
nh khối của nhân (Trang 113)
BÀI 10: HÌNH KHỐI CỦA NHÂN VẬT TRONG ĐIÊU KHẮC (2 tiết)  I. Muc tiêu cần đạt - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
10 HÌNH KHỐI CỦA NHÂN VẬT TRONG ĐIÊU KHẮC (2 tiết) I. Muc tiêu cần đạt (Trang 126)
Hình minh họa: - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình minh họa: (Trang 128)
2. Hình thành kiến thức - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
2. Hình thành kiến thức (Trang 135)
Hình có bề mặt phẳng  để mô phỏng bức  chạm khắc. - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình c ó bề mặt phẳng để mô phỏng bức chạm khắc (Trang 137)
Hình 1.1. Hình ảnh trường THCS Cầu Giấy  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 1.1. Hình ảnh trường THCS Cầu Giấy Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 142)
Hình 2.2: Hình rồng, phượng ở tiền tế  Hình 2.3: Rồng phượng trên xà nách  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.2 Hình rồng, phượng ở tiền tế Hình 2.3: Rồng phượng trên xà nách Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 142)
Hình 2.4: Hình tượng voi                  Hình 2.5: Hình người cưỡi ngựa   Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.4 Hình tượng voi Hình 2.5: Hình người cưỡi ngựa Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 143)
Hình 2.6: Hình rồng, rùa, cá                       Hình 2.7: Hình lân  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.6 Hình rồng, rùa, cá Hình 2.7: Hình lân Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 143)
Hình 2.12: Họa tiết hoa lá sơn son thiếp vàng  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.12 Họa tiết hoa lá sơn son thiếp vàng Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 144)
Hình 2.13: Chọi trâu  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.13 Chọi trâu Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 144)
Hình 2.14. Vân long tụ hội 1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.14. Vân long tụ hội 1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 145)
Hình 2.21. Bức chạm Cô Tiên  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 2.21. Bức chạm Cô Tiên Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 146)
Hình 3.27: HS làm nhóm nặn  hình cô tiên và linh vật  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.27 HS làm nhóm nặn hình cô tiên và linh vật Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 148)
Hình 3.25: Tiết thực dạy trên lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.25 Tiết thực dạy trên lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 148)
Hình 3.44. Bài vẽ trang trí áo dài  của HS: Đỗ Quang Dương, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.44. Bài vẽ trang trí áo dài của HS: Đỗ Quang Dương, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 152)
Hình 3.46. Bài vẽ trang trí áo dài  của HS: Nguyễn Minh,lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.46. Bài vẽ trang trí áo dài của HS: Nguyễn Minh,lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 152)
Hình 3.48. Bài vẽ trang trí áo dài       của HS: Thùy Dương, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.48. Bài vẽ trang trí áo dài của HS: Thùy Dương, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 153)
Hình 3.50. Bài trang trí áo dài  của Xuân Hiển, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.50. Bài trang trí áo dài của Xuân Hiển, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 153)
Hình 3.49. Bài trang trí áo dài của HS: - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.49. Bài trang trí áo dài của HS: (Trang 153)
Hình 3.53. Bài trang trí áo dài của HS: - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.53. Bài trang trí áo dài của HS: (Trang 154)
Hình 3.52. Bài trang trí áo dài  của HS: Quỳnh Nga, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.52. Bài trang trí áo dài của HS: Quỳnh Nga, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 154)
Hình 3.54. Bài trang trí áo dài      HS: Tuấn Hưng, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.54. Bài trang trí áo dài HS: Tuấn Hưng, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 154)
Hình 3.56. Sản phẩm đất nặn  của HS: Quang Anh, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.56. Sản phẩm đất nặn của HS: Quang Anh, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 155)
Hình 3.62.  Sản phẩm đất nặn của  HS: Thanh Thư, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.62. Sản phẩm đất nặn của HS: Thanh Thư, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 156)
Hình 3.67. Sản phẩm chạm khắc hình đấu vật của nhóm HS: - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.67. Sản phẩm chạm khắc hình đấu vật của nhóm HS: (Trang 157)
Hình 3.69. Sản phẩm chạm khắc  của HS: Bảo Khuê, lớp 7A1  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.69. Sản phẩm chạm khắc của HS: Bảo Khuê, lớp 7A1 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 157)
Hình 3.81.Sản phẩm chạm khắc của  HS: Phạm Hà My, lớp 7A5  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.81. Sản phẩm chạm khắc của HS: Phạm Hà My, lớp 7A5 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 159)
Hình 3.79. Sản phẩm của nhóm HS: An Nhi, Bá Sơn, lớp 7A5  Nguồn: Tác giả (2023) - Vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Liên Hiệp vào dạy học mỹ thuật ở trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
Hình 3.79. Sản phẩm của nhóm HS: An Nhi, Bá Sơn, lớp 7A5 Nguồn: Tác giả (2023) (Trang 159)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w