Nấm dược liệu là loại nấm được sử dụng trong y học và dược học vì có nhiều hoạt chất chữa bệnh.. Thực hiện thao tác cấy trên ngọn lửa đèn cồn, dùng que cấy móc cắt một lượng sinh khối từ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Môn học: Phát triển sản phẩm sinh học
Chuyên đề : Sản xuất nấm Bào ngư xám
Họ và tên: Lý Trung Hoàng
MSSV: 18126052
Trang 2Mục lục
A Giới thiệu 2
B Thực hành nuôi trồng nấm bào ngư 2
I Làm ống giống cấp 1 3
Phương pháp tiến hành: 3
Kết quả 7
Kết luận 7
II CẤY MEO NẤM BÀO NGƯ TRẮNG 8
Phương pháp tiến hành: 8
Kết quả 11
Kết luận 12
III CẤY PHÔI NẤM LINH CHI ĐÀI LOAN 12
Vật liêu và thiết bị 12
Phương pháp tiến hành: 12
Kết quả 16
Kết luận 16
Danh sách hình ảnh Hình 1.1 Cân đường dextrose 3
Hình 1.3 Cân bột chiết xuất nấm men 3
Hình 1.5 Nấu khoai tây Hình 1.6 Đong nước khoai tây sau khi đun để nguội 4
Hình 1.7 Thêm hỗn hợp và nước khoai tây vào nồi nấu trên bếp 4
Hình 1.8.1,2 Rót dung dịch môi trường vào các ống nghiệm Và đậy nút bông 5
Hình 1.9 Ống môi trường thạch nghiêng 5
Hình 1.10: Cấy nấm bào ngư trắng Hình 1.11 Ống nghiệm sau khi cấy nấm 6
Hình 1.13 Kết quả thu được sau 7 ngày cấy 7
Hình 2.1 Vớt lúa cho ráo nước 8
Hình 2.2 Trộn lúa và cám bắp trong thau 9
Hình 2.3 Cho lúa đã trộn vào túi nhựa 9
Hình 2.4 Xếp miệng túi thành dạng cổ chai 10
Hình 2.5 Sau khi bao túi 10
Hình 2.6 Cấy nấm bào ngư trắng trong tủ cấy 11
Hình 2.7 Kết quả thu được sau 7 ngày cấy 11
Hình 3.1 Đảo trộn mùn cưa sau khi tưới nước vôi 12
Hình 3.2 Cân định lượng cám bắp cần trộn 13
Hình 3.3 Thêm cám bắp vào mùn cưa để trộn 13
Hình 3.4 Cho mùn cưa vào túi 14
Hình 3.5 Túi phôi sau khi đóng gói 14
Hình 3.6 Xếp các túi phôi vào trong nồi hấp chuẩn bị hấp khử trùng 14
Hình 3.7 Cấy meo nấm vào túi phôi 15
Hình 3.8 Kết quả thu được sau 7 ngày cấy 16
Trang 3A Giới thiệu
Nấm là một loại sinh vật không có lá, rễ và hầu hết không có khả năng di chuyển
Có hai loại nấm chính sử dụng trong thương mại là nấm ăn và nấm dược liệu
Nấm ăn là loại nấm được sử dụng làm thực phẩm, chúng có hương vị đa dạng và nhiều chất dinh dưỡng Các loại nấm ăn phổ biến bao gồm nấm mối, nấm bào ngư, nấm đùi gà và nấm hương Chúng thường được sử dụng trong nấu ăn để tăng thêm hương vị cho các món ăn
Nấm dược liệu là loại nấm được sử dụng trong y học và dược học vì có nhiều hoạt chất chữa bệnh Một số loại nấm dược liệu nổi tiếng bao gồm nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo và nấm thượng hoàng Chúng được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể Ngày nay, nhu cầu về nấm ăn và nấm dược liệu đang tăng cao do những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại Nấm có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể Đồng thời nấm là một dạng thực phẩm tin dùng vì chúng là thực phẩm sạch
Để sản xuất nấm có 2 phần chính là : Giống gốc và phôi nấm
• Giống gốc, được phân lập trực tiếp từ quả thể nấm, bào tử của nấm hoặc
sợi nấm Sau đó cấy sang các ống giống cấp 1, ống giống cấp 2 để bảo quản
• Phôi nấm được sử dụng từ nhiều nguyên liệu như mùn cưa, vụn gỗ, hoặc phôi nấm ( phổ biến với nấm rơm)
Trang 4I Làm ống giống cấp 1
Vật liệu: giống nấm bào ngư trắng, khoai tây, đường dextrose, agar, bột chiết xuất nấm men
Thiết bị, dụng cụ: tủ cấy, cân kỹ thuật, bếp điện, nồi hấp, các dụng cụ cần thiết,…
Phương pháp tiến hành:
Bước 1 : Tiến hành cân 10 g đường dextrose, 10 g agar và 1 g bột chiết xuất nấm men rồi cho vào hủ nhựa.
Hình 1.3 Cân bột chiết xuất nấm men Hình 1.4 Cho hỗn hợp vào hủ nhựa.
Trang 5Bước 2 : Tiến hành cân 200 g khoai tây và cắt lát, sau đó cho vào nồi nấu trên bếp để lấy nước
Hình 1.5 Nấu khoai tây Hình 1.6 Đong nước khoai tây sau khi đun để nguội
Hình 1.7 Thêm hỗn hợp và nước khoai tây vào nồi nấu trên bếp
Trang 6Bước 3 : Đong 500 mL phần nước thu được sau khi nấu để nguội
nhựa ở trên vào nấu trên bếp và khuấy đều sao cho tan hoàn toàn
các ống nghiệm và đậy nút bông lại
Hình 1.8.1,2 Rót dung dịch môi trường vào các ống nghiệm Và đậy nút bông
trong 30 phút
để khi đặc lại sẽ tạo môi trường thạch nghiêng
Hình 1.9 Ống môi trường thạch nghiêng
Trang 7Mang ống môi trường thạch nghiêng ở trên đi cấy giống bên trong tủ cấy Thực hiện thao tác cấy trên ngọn lửa đèn cồn, dùng que cấy móc cắt một lượng sinh khối từ ống giống nấm bào ngư trắng, sau đó đặt lượng sinh khối đã cắt trên bề mặt thạch nghiêng
đã chuẩn bị Đậy ống nghiệm lại bằng nút bông sau khi hoàn thành thao tác cấy
Hình 1.10: Cấy nấm bào ngư trắng Hình 1.11 Ống nghiệm sau khi cấy nấm
Mang các ống nghiệm sau khi cấy trên ủ ở điều kiện thích hợp
Quan sát và ghi nhận kết quả sau 7 ngày
Trang 8 Kết quả
Sau 7 ngày kết quả thu được như sau
Hình 1.13 Kết quả thu được sau 7 ngày cấy
Trên bề mặt thạch nghiêng có sự lan rộng của sinh khối nấm bào ngư trắng có tơ Nhưng
sự phát triển sinh khối này không nhiều có thể do trong quá trình lấy sinh khối từ ống giống một lượng còn khá ít nên cần thêm thời gian đủ dài thì lượng sinh khối sẽ lan rộng hơn Ngoài ra, trên thạch còn có sự xuất hiện của các khuẩn lạc tròn nhỏ khác có thể do trong quá trình cấy vẫn chưa khử trùng kĩ que cấy
Kết luận
Từ kết quả trên cho thấy, đã nuôi cấy không thành công nấm bào ngư trắng do
bị nhiễm khuẩn
Trang 9II CẤY MEO NẤM BÀO NGƯ TRẮNG
Vật liệu: giống nấm bào ngư trắng, lúa, cám bắp
Thiết bị, dụng cụ: tủ cấy, cân kỹ thuật, bếp điện, nồi hấp, các dụng cụ cần thiết,…
Phương pháp tiến hành:
Rửa sạch lúa, ngâm lúa và vớt bỏ các hạt lúa nổi trên mặt nước sau đó cho lúa vào nồi nấu trên bếp cho đến khi hạt lúa nứt ra để lộ khoảng 1/3 hạt gạo bên trong
Vớt lúa cho ráo nước, cho lúa vào thau sau đó thêm cám bắp vào Trộn thật đều hỗn hợp trên
Hình 2.1 Vớt lúa cho ráo nước
Trang 10
Hình 2.2 Trộn lúa và cám bắp trong thau.
Cho lúa đã trộn ở trên vào các túi nhựa với một lượng khoảng nửa túi, sau đó xếp miệng túi thành dạng cổ chai Dùng bông bịch miệng túi lại và bao giấy bên trên
Hình 2.3 Cho lúa đã trộn vào túi nhựa
Trang 11Hình 2.4 Xếp miệng túi thành dạng cổ chai
Hình 2.5 Sau khi bao túi
Mạng các túi môi trường ở trên đi hấp khử trùng ở 121 °C trong 30 phút
Mang các túi môi trường sau khi khử trùng đi cấy giống bên trong tủ cấy Thực hiện thao tác cấy trên ngọn lửa đèn cồn, dùng que cấy móc cắt một lượng sinh khối từ ống giống nấm bào ngư trắng, sau đó cho lượng sinh khối đã cắt vào các túi môi
trường sao cho sinh khối phải tiếp xúc với môi trường Đậy túi lại bằng nút bông và bao lại bằng giấy sau khi hoàn thành thao tác cấy
Trang 12
Hình 2.6 Cấy nấm bào ngư trắng trong tủ cấy
Mang các túi môi trường đã cấy nấm ủ ở điều kiện thích hợp
Quan sát và ghi nhận kết quả sau 7 ngày
Kết quả
Sau 7 ngày, kết quả thu được như sau
Hình 2.7 Kết quả thu được sau 7 ngày cấy
Có sự hình thành tơ trắng kết dính các hạt lúa lại Sự kết dính này không nhiều
có thể do trong quá trình cấy đã lấy quá ít sinh khối từ ống giống Ngoài ra, thời gian ủ meo chưa đủ dài nên tơ nấm vẫn chưa sử dụng hết dinh dưỡng trong môi trường
Trang 13 Kết luận
Từ kết quả trên cho thấy, đã cấy thành công meo nấm bào ngư trắng
III CẤY PHÔI NẤM LINH CHI ĐÀI LOAN
Vật liêu và thiết bị
Vật liệu: meo nấm linh chi Đài Loan, mùn cưa, cám bắp, nước vôi 1%
Thiết bị, dụng cụ: nồi hấp, cân cơ học, các dụng cụ cần thiết,…
Phương pháp tiến hành:
Chuẩn bị mùn cưa và tưới nước vôi 1%, trộn đều để làm ẩm mùn cưa sao cho khi nắm mùn cưa trong tay thì mùn cưa vón lại thành khối, sau đó phủ bạt ủ mùn cưa trong 7 ngày
Hình 3.1 Đảo trộn mùn cưa sau khi tưới nước vôi
Bổ sung cám bắp vào chỗ mùn cưa đã ủ ở trên với tỉ lệ 100 kg mùn cưa trộn với
3 kg cám bắp Trộn đều hỗn hợp mùn cưa vả cám bắp
Trang 14Hình 3.2 Cân định lượng cám bắp cần trộn
Hình 3.3 Thêm cám bắp vào mùn cưa để trộn
Cho mùn cưa đã trộn vào các túi nhựa PP, mỗi túi khoảng 1,2 kg mùn cưa, sau
đó xếp miệng túi thành dạng cổ chai để có thể đóng nắp
Trang 15Hình 3.4 Cho mùn cưa vào túi
Hình 3.5 Túi phôi sau khi đóng gói
Mang các túi phôi mùn cưa đi hấp khử trùng trong nồi hấp ở 100 °C trong 8 giờ
Hình 3.6 Xếp các túi phôi vào trong nồi hấp chuẩn bị hấp khử trùng
Trang 16Sau đó dùng giấy bịch kín miệng túi phôi lại
Hình 3.7 Cấy meo nấm vào túi phôi
Mang túi phôi đã cấy đi ủ ở điều kiện thích hợp
Quan sát và ghi nhận kết quả sau 7 ngày
Trang 17 Kết quả
Sau 7 ngày, kết quả thu được như sau
Hình 3.8 Kết quả thu được sau 7 ngày cấy
Có sự hình thành tơ nấm màu trắng tại vị trí cấy sinh khối Các tơ nấm này đang kết dính các hạt mùn cưa lại với nhau và đang lan rộng ra Sư lan rộng này chưa nhiều có thể do lượng sinh khối đã lấy còn ít và thời gian ủ chưa đủ dài
Kết luận
Từ kết quả trên cho thấy, đã cấy phôi thành công nấm linh chi Đài Loan