Nguyễn Nhị Hà Lớp: 21C Y khoa Trang 2 quận Cầu Giấy, thủ đô Hà NộiLời nói đầuTài liệu “Ký sinh trùng Y học” đã mô tả đầy đủ các đặc điểm sinh học của ký sinh trùng Y học, đặc điểm bệnh
Trang 1Trường Đại học Y Dược
ĐỀ CƯƠNGmôn Ký sinh trùng
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên: Nguyễn Lâm Vũ
PGS TS Nguyễn Thị Hương Bình Mã sinh viên: 21100159
PGS TS Nguyễn Thu Hương Mã lớp học phần: SMP1012 1ThS BSNT Nguyễn Nhị Hà Lớp: 21C Y khoa
Nhà Y1, số 2 đường Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu,
Trang 2quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội
Lời nói đầu
Tài liệu “Ký sinh trùng Y học” đã mô tả đầy đủ các đặc điểm sinh học của
ký sinh trùng Y học, đặc điểm bệnh sinh, bệnh học, dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị
và phòng chống ký sinh trùng nói chung và từng loại ký sinh trùng gây bệnh ở người nói riêng Khối kiến thức trong tài liệu trang bị cho mỗi bác sỹ Y khoa khi ratrường có đủ kiến thức cần thiết về ký sinh trùng để áp dụng thực tiễn khám chữa bệnh cũng như phòng chống cho cộng đồng
Tài liệu cung cấp nội dung bài học, phù hợp khung chương trình đào tạo họcphần Ký sinh trùng SMP1012 của trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3Bài 1 Đại cương Ký sinh trùng.
1 Giới thiệu môn Ký sinh trùng.
Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích cơ chế sinh bệnh, trên cơ sở đó
áp dụng giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng
Kỹ năng:
Thực hiện được việc lấy bệnh phẩm trên bệnh nhân, môi trường và cộng đồng
Làm được một số kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng Y học
Nhận định đúng các kết quả xét nghiệm huyết học để đánh giá được rối loạn bệnh lý trên lâm sàng
Kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá các biểu hiện bình thường cũng như các rối loạn bất thường trên lâm sàng, giúp cho chẩn đoán chính xác, điều trịtích cực kịp thời
Thái độ:
Xác định rõ vai trò của môn Ký sinh trùng Y học đối với các ngành khoa họckhác (như Môi trường học, Sinh lý học ) và trong Y học như môn: Giải phẫu, Mô học,
Thái độ tích cực trong học tập vì nó là cơ sở để giải thích và phát hiện nhữngrối loạn chức năng trong bệnh lý
2 Hiện tượng ký sinh, ký sinh trùng, vật chủ và chu kỳ.
Ký sinh là hiện tượng một số sinh vật sống gửi – sống bám – sống nhờ hoàn
toàn hoặc một phần nhờ vào sinh vật khác
Ký sinh trùng là sinh vật chiếm sinh chất của sinh vật khác đang sống để tồn
tại, sinh sản và phát triển
3
Trang 4Phân loại:
Theo thời gian ký sinh: ký sinh trùng tạm thời và kỳ sinh trùng vĩnh viễn
Theo vị trí ký sinh: nội ký sinh và ngoại ký sinh
Theo đặc hiệu ký sinh trên vật chủ:
Đơn thực là ký sinh trùng chỉ sống trên một loại vật chủ.
Đa thực là ký sinh trùng sống trên nhiều loại vật chủ.
Lạc vật chủ là những ký sinh trùng có thể sống trên vật chủ bất thường VD:
Giun đũa lợn ký sinh sang người
Vật chủ là những sinh vật bị ký sinh.
Phân loại:
Vật chủ chính là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc
có khả năng sinh sản hữu tính (người – giun đũa)
Vật chủ phụ là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa
trưởng thành (cá - ấu trùng sán lá gan)
Vật chủ chung gian là vật chủ mà qua đó ký sinh trùng phát triển một thời
gian tới khi có khả năng phát triển và gây bệnh cho người (muỗi – giun chỉ)
Chu kỳ là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ giai đoạn non như
trứng hoặc ấu trùng đến khi trưởng thành hoặc có khă năng sinh sản hữu tính.Phân loại:
Chu kỳ đơn giản: chỉ cần một vật chủ
Chu kỳ phức tạp: cần hai vật chủ trở lên mới ó khả năng khép kín chu kỳ
5 loại chu kỳ cơ bản:
Chu kỳ 1: người đối với ngoại cảnh
Chu kỳ 2: người đối với vật chủ trung gian
Chu kỳ 3: người sang ngoại cảnh sang vật chủ trung gian rồi quay trở lại
người.
Chu kỳ 4: người sang vật chủ trung gian sang ngoại cảnh rồi quay trở lại
người.
Chu kỳ 5: người sang ngoại cảnh sang vật chủ trung gian sang ngoại cảnh
rồi quay trở lại người
Ngoài ra còn loại chu kỳ đơn giản nhất do tiếp xúc VD: ghẻ cái, trùng roi
âm đạo
Trang 53 Đặc điểm chung của ký sinh trùng.
Sinh sản vô tính bao gồm phân đôi (trùng roi), đa phôi (redia của sán lá),
phân liệt (ký sinh trùng sốt rét).
Sinh sản hữu tính bao gồm sinh sản lưỡng tính (sán lá), sinh sản đơn tính
(giun đũa), kết hợp (giao bào tử đực ký sinh trùng sốt rét với giao bào tử cái), tiếp hợp (nấm sợi).
Luân phiên sinh sản vô tính rồi sinh sản hữu tính
4 Đặc điểm sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng.
Đặc điểm sống Mỗi ký sinh trùng thích nghi với môi trường nhất định, liên quan mật thiết đến môi trường
Tuổi thọ khác nhau Từ vài tháng đến nhiều năm
Các yếu tố ảnh hưởng đến ký sinh trùng Sinh địa cảnh, thời tiết khí hậu, quần thể và lối sống của con người
Phân loại ký sinh trùng:
Ký sinh trùng thuộc giới động vật:
Đơn bào (amip đường ruột, trùng roi, trùng lông ,)
Đa bào (giun sán, động vật chân đốt, )
Ký sinh trùng thuộc giới động vật:
Vi nấm ký sinh có thể là đơn hay đa bào
Ký sinh và bệnh ký sinh trùng
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng ký sinh và bệnh ký sinh trùng: loại ký sinh trùng, số lượng ký sinh trùng ký sinh, tính di chuyển của ký sinh trùng, phản ứng của vật chủ chống lại hiện tượng ký sinh
5
Trang 6 Tác hại của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng: dinh dưỡng, sinh chất; tác hại tại chỗ, tại vị trí ký sinh; do nhiễm các chất gây độc; tác hại trong việc vận chuyển mầm bệnh; tác hại là thay đổi các thành phần; bộ phận khác của cơ thể; gây nhiều biến chứng khác.
5 Hội chứng ký sinh trùng.
a Các hội chứng gây ra bởi ký sinh trùng
Hội chứng thiếu, suy giảm dinh dưỡng
Hội chứng viêm
Hội chứng nhiễm độc
Hội chứng não – thần kinh
Hội chứng thiếu máu
Hội chứng tăng bạch cầu ưa acid
b Đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng
Bệnh có liên quan trực tiếp với y tế và sức khỏe công cộng
c Chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng
Chẩn đoán: kết hợp lâm sàng với xét nghiệm, dịch tễ học, cộng đồng, Điều trị: điều trị đặc hiệu, điều trị toàn diện, điều trị hàng loạt,
d Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng
Nguồn chứa mang mầm bệnh: vật chủ, phân, thực phẩm,
Đường ký sinh thải ra môi trường/vật khác: qua phân, chất thải (đờm), da,
dịch tiết,
Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào vật chủ, sinh vật: đường tiêu hóa, hô
hấp, sinh dục,
Trang 7Khối cảm thụ: là một trong các mắt xích mang tính quyết định trong dịch tễ
học của bệnh
Tuổi, giới khả năng mắc bệnh như nhau.
Nghề nghiệp: khả năng mắc một số loại ký sinh trùng ở một vài ngành nghề
cao hơn
Cơ địa: tùy từng tình trạng của mỗi cá thể.
Khả năng miễn dịch: khả năng tạo miễn dịch nhìn chung thấp.
Môi trường, khí hậu: ảnh hưởng lớn đến sự phân bố, mật độ, sự phổ biến của
ký sinh trùng
Các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội: liên quan mật thiết.
6 Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
a Nguyên tắc
Kế hoạch lâu dài
Tiến hành trên quy mô rộng lớn
Xã hội hóa công việc phòng chống
Lồng ghép việc phòng chống ký sinh trùng vào các hoạt động y tế và xã hội khác
Vệ sinh môi trường, cá nhân, tập thể
Phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển mạng lưới y tế công cộng
Bài 2 Đơn bào và bệnh thường gặp.
A Đại cương đơn bào.
I Tổng quan về đơn bào ký sinh.
1 Khái niệm và phân loại.
7
Trang 8Đơn bào ký sinh (Protozoa, Goldfuss) – nguyên sinh động vật là những sinh
vật cơ thể chỉ có một tế bào (unicelulary organism) và không có những tế bào biệt hoá nhưng có đầy đủ cấu trúc và chức năng sống
Phân loại dựa vào cơ quan vận động và phương thức vận động của đơn bào:
Lớp đơn bào chân giả (lớp Rhizopoda) bao gồm các loại amip cử động bằng chân giả do sự kéo dài và co bóp của ngoại nguyên sinh chất tạo thành Chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, chúng có hướng tính di chuyển đến cơ quan khác và gây áp xe ở đó
Lớp trùng roi (lớp Flagellata) bao gồm các loại đơn bào cử động bằng roi do
sự kéo dài của ngoại nguyên sinh chất và có thể thêm màng vây bao quanh roi
Lớp trùng lông (lớp Ciliata) bao gồm các loại đơn bào cử động bằng các
lông chuyển Tất cả trùng lông sống ký sinh đều có miệng là một chỗ lõm vào của cơ thể bao quanh bởi lông dài và dính với nhau thành tấm lông quanh mồm
Lớp bào tử trùng (lớp Sporozoa) bao gồm những đơn bào trong toàn bộ hay
một giai đoạn dài của chu kỳ bắt buộc phải phát triển trong tế bào vật chủ Hình thức sinh sản vô tính và hữu tính trải qua các thể tư dưỡng
(Trophozoite), thể phân liệt (Schizont – bao gồm nhiều mảnh kst non/mảnh hoa thị Merozoite) Sự sinh sản hữu tính cũng tạo ra trứng và tiến hành trên hai loại vật chủ
Bảng phân loại đơn bào ký sinh
Ngành Ciliophora Lớp chân giả (lớp
Sarcodina/Rhizopoda) Giống amipNgành
Sarcomastigophor a
Lớp trùng lông (lớp Ciliata) Giống
trùng longLớp bào tử trùng (lớp Giống
Trang 9Sporozoa) bào tử
trùng
2 Các đặc điểm của đơn bào ký sinh.
a Đặc điểm cấu tạo tế bào
Thể thực vật/thể tự dưỡng/thể tư dưỡng (trofozoite/trophozoite) bao gồm
ngoại nguyên sinh chất tương đối mỏng và nội nguyên sinh chất tương đối dày:
Ngoại nguyên sinh chất giúp tế bào chuyển động, tiêu hoá thức ăn, hô hấp và
các đặc trưng thuộc về bảo vệ (trừ lớp bào tử trùng không có cơ quan vận động)
Nội nguyên sinh chất giúp tế bào dinh dưỡng và sinh sản
Nhân của đơn bào gồm khối trung thể ở giữa và màng nhân ở ngoại vi trên có những hạt bắt màu/hạt nhiễm sắc tạo thành vòng nhiễm sắc ngoại vi
b Đặc điểm về vận động Đơn bào có các hình thức vận động như chuyển động bằng chân giả, lông chuyển hoặc bằng roi Riêng lớp bào tử trùng không có cơ quan vận động
c Đặc điểm tạo thành thể bào nang Thể bào nang là thể ký sinh trùng không hoạt động, có vỏ dày và sức đề kháng cao, tồi tại lâu trong ngoại cảnh, luôn
là thể truyền nhiễm của đơn bào
d Đặc điểm dinh dưỡng
Thẩm thấu chất dinh dưỡng qua màng
Xâm chiếm chất dinh dưỡng bằng cơ chế thực bào
Hấp thụ tự nhiên như kiểu dinh dưỡng thực vật ở những nhóm vẫn giữa được chức năng chuyển hoá diệp lục
e Đặc điểm bài tiết Thực hiện bằng không bào co bóp/những ống rãnh thoát
cỡ nhỏ
f Đặc điểm hô hấp Thải và hấp thụ khí qua cách khuếch tán do chưa có bào quan chuyên hoá
9
Trang 10g Đặc điểm về chu kỳ
Các loại đơn bào đường tiêu hoá và đường sinh dục – tiết niệu chỉ có chu kỳ đơn chủ ở người Các loại đơn bào đường máu và nội tạng nhất thiết phải có trung gian truyền bệnh – vector là các côn trùng chân đốt.
h Đặc điểm tạo miễn dịch
Đa số những loại đơn bào không có khả năng tạo cho cơ thể vật chủ một sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên cho đợt tái nhiễm sau nhưng lại đủ để các phản ứng chẩn đoán miễn dịch
II Bệnh đơn bào lây truyền người và động vật.
Toxoplasma thường gặp trong các tế bào vật chủ nhất là tế bào đơn nhân
Một tế bào đơn nhân lớn có chứa đến 40 kst, hình tròn/bầu dục/hình liềm với chiềudài 5 – 55 μm và chiều ngang 3 – 4 μm
Thể Tachyzoite là thể phân chia nhanh vô tính trong giai đoạn nhiễm
bệnh cấp tính (thể tư dưỡng) Hình thể trong vật chủ có hình liềm/hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính 2 – 6 μm
Thể Bradizoite là thể phân chia chậm trong giai đoạn mãn tính hoặc là
thể tạo kén hay bào nang (cyst) Hình thể gần giống Tachyzoite.
Thể hữu tính (các nang bào tử) được hình thành do sự kết hợp của giao tửđực và cái, bài xuất ra khỏi phân mèo làm ô nhiễm môi trường và trở thành nguồn bệnh
b Chu kỳ sinh học
Trang 11Toxoplasma gondii hoàn thành trọn vẹn hai giai đoạn sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính trên tế bào thượng bì niêm mạc ruột của mèo (vật chủ chính) Khởi đầu diễn ra sự nhân lên vô tính liên tiếp, sau đó là quá trình sinh bào tử.Người, động vật có vú và các loài chim (vật chủ phụ) diễn ra sự sinh sản vô tính hình thành các bào nang chứa nhiều thể vô tính trong tế bào thần kinh/cơ
c Bệnh do Toxoplasma
Phương thức nhiễm bệnh Các dịch sinh vật của động vật, ăn phải mô
động vật hoặc thịt bị nhiễm Toxoplasma chưa được nấu chín, nhiễm qua
nhau thai
Các thể bệnh của Toxoplasma.
Theo nguồn nhiễm và đường nhiễm: nhiễm bẩm sinh qua nhau thai, nhiễm mắc phải (tất cả các hình thái nhiễm khác không phải nhiễm bẩm sinh).
Theo hình thái biểu hiện lâm sàng:
- Theo diễn biến:
Giai đoạn cấp tính Kst bắt đầu xâm nhập và nhân lên trong tế bào đơn nhân
của vật chủ Thể thực vật (thể tư dưỡng) nhân lên và phát triển đến độ phá
vỡ tế bào vật chủ rồi tự giải phóng và nhiễm sang tế bào khác Sự phân chia thường diễn ra ở hệ thống liên võng nội mạc
Giai đoạn thứ phát Kst bị phân huỷ sau khi giải phóng khỏi các tế bào vật
chủ do cơ thể vật chủ đã sinh miễn dịch nhưng chúng vẫn có khả năng nhân lên ở não, mắt
Giai đoạn kết thúc Giai đoạn mãn tính không còn thể thực vật nhưng có
nhiều thể bào nang ở tổ chức thần kinh trung ương, ngoại biên Đề kháng cao với vật chủ, gây dị ứng tại chỗ Thể bào nang bị vỡ gây biểu hiện bệnh
lý, không bị thì gây viêm
- Theo biểu hiện lâm sàng:
Thể viêm não – màng não Có thể xảy ra ở trẻ em (hiếm gặp).
11
Trang 12 Thể nhiễm trùng tăng bạch cầu Sốt nhẹ, tốc độ máu lắng tăng, giảm nhẹ
bạch cầu nói chung nhưng tăng bạch cầu đơn nhân
Thể sưng nhiều nhóm hạch không sốt Các nhóm hạch khối lượng vừa phải,
di động Hạch nhỏ đi rất chậm, không áp xe, không dính tổ chức xung quanh
Thể bệnh không rõ ràng.
Thể bệnh Toxoplasma ở mắt Viêm hắc võng mạc, đa số bắt nguồn từ thể
bẩm sinh và đặc điểm luôn tiến triển nếu không điều trị hết căn nguyên
Bệnh Toxoplasma với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bệnh Toxoplasma có
khả năng phối hợp và làm bệnh nhân suy giảm miễn dịch suy kiệt hơn nên được xếp vào nhóm bệnh cơ hội
Bệnh Toxoplasma bẩm sinh Thể nặng gây hiện tượng vàng da sơ sinh, gan lách to, xuất huyết với đám hoặc điểm xuất huyết, tổn thương thần kinh trung ương, mắt, não úng thuỷ Thể trung bình hiếm, vàng da trong vài tuần, hồi phục nhưng có thể diễn biến như bệnh lý của não Thể tiềm tàng không
có triệu chứng, sau này mới biểu hiện bệnh lý ở mắt và hệ thống thần kinh
d Chẩn đoán xét nghiệm
Phương pháp phát hiện kst trong bệnh phẩm khá khó khăn, thường không
thể tìm thấy trong nước não tuỷ ly tâm, tuỷ xương hay đại thực bào
Test nhuộm (Dye – test) của Sabin – Feldmann dựa trên sự ly giải sớm,
huyết thanh bệnh nhân với các thể tư dưỡng của Toxoplasma cấy trong nước màng
bụng chuột nhắt trắng Các thể này sẽ bị ly giải bởi yếu tố phân huỷ trong huyết thanh bệnh nhân, không bắt màu với thuốc nhuộm (xanh methylen), mất tính chất chiết quang, trở nên đen khi soi trên tương phản pha của kính hiển vi
Các phản ứng miễn dịch khác Kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA), các
loại phản ứng ngưng kết, ngưng kết Latex, phản ứng miễn dịch men Elisa
e Điều trị
Điều trị đặc hiệu diệt kst: daraprim/pyrimethamin, các loại sulfamid, nhóm
sulfonas, nhóm kháng sinh (tetracyclin, clindamycin, spiramycin)
Trang 13Điều trị theo liệu trình.
f Biện pháp phòng chống
Vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ăn thịt động vật chưa nấu chín
Áp dụng các phản ứng miễn dịch phát hiện bệnh sớm và điều trị cho phụ nữ
có thai
Bảo hộ cho người phải tiếp xúc với động vật, nhân viên lò sát sinh
2 Trùng roi đường máu và nội tạng.
a Hình thể và phân loại
Bệnh trùng roi đường máu và nội tạng do hai giống Trypanosoma và
Leishmania (họ Trypanosomidae).
Trypanosomidae về hình thể có 4 thể:
- Thể Trypomastigote (Trypanosoma) xuất hiện trong máu, than dài mảnh
hình thoi nhỏ, một roi tự do phía sau, phần roi dính vào thân tạo thành mảng vây Chỗ xuất phát gốc roi có thể cạnh gốc
- Thể Promastigote/Leptomona/Herpetomonas có một nhân, một gốc roi và
một roi tự do nhưng không màng vây (thể chuyển tiếp)
- Thể Epimastigote/Crithidia có gốc roi ngay trước nhân và một roi hình thoi, một màng vây nhỏ (thể trung gian giữa Amastigote sang thể Tripomastigote,
ký sinh bên ngoài tế bào vật chủ)
- Thể Amastigote/Leishmania tròn/bầu dục, không roi tự do, roi cụt không ngoài cơ thể, thể gốc roi dài xếp với roi hình T (thể nội tế bào)
Chi Trypanosoma:
- Trypanosoma châu Phi gồm T.rhodesiense và T.gambiense gây bệnh ngủ và
truyền bởi ruồi hút máu thuộc giống Glossina (ruồi Tsé – Tsé).
- Trypanosoma châu Mỹ gồm loài T.cruzi truyền bệnh Chagas, do bọ xít hút
máu thuộc giống Triatoma hoặc gián.
13