Đó là loại côn trùng hút máu và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạthàng ngày nhưng lại không được nhiều người để ý và quan tâm tới.. Tiêu biểu là rệp giường Cimexlectularius là một tron
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM, CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN, BỆNH HỌC,
ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH THỨC KIỂM SOÁT RỆP GIƯỜNG
CIMEX LECTULARIUS
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Nhật Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trân Châu
Trịnh Hồng Ngọc
Hồ Lê Hạnh Nhi Huỳnh Ngọc Thanh Nhi
Lê Thị Thanh Thúy Nguyễn Ngọc Anh Văn
Đà Nẵng – Năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CIMEX LECTULARIUS 3
1.1 Phân loại khoa học 3
1.2 Thực trạng lây nhiễm 3
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM, CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN, BỆNH HỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH THỨC KIỂM SOÁT RỆP GIƯỜNG CIMEX LECTULARIUS 4
2.1 Hình dạng 4
2.2 Tập quán sinh sống 4
2.3 Chu trình phát triển 5
2.3.1 Ở giai đoạn trứng 5
2.3.2 Ở giai đoạn ấu trùng 5
2.3.3 Hành vi giao phối 6
2.4 Bệnh học 7
2.5 Điều trị 7
2.6 Kiểm soát 7
2.6.1 Phương pháp hóa học 8
2.6.2 Vệ sinh nhà cửa 8
2.6.3 Sử dụng baking soda và tinh dầu để diệt rệp 8
TỔNG KẾT 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
I Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng như ruồi, muỗi, rệp, bọ sinh sôi và phát triển Trong đó có loài rệp giường, chúng xuất hiện ở giường chiếu, quần áo và những góc
kẽ khó phát hiện Đó là loại côn trùng hút máu và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại không được nhiều người để ý và quan tâm tới Rệp được cho là vật chủ trung gian truyền hơn 40 loại bệnh cho các loài vật khác Mặc dù rệp không lây bệnh trực tiếp nhưng chúng có thể ảnh hưởng về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng Rệp hút máu người có hai loài: rệp phổ thông ( Cimex lectularius ) sống ở khắp nơi trên thế giới và rệp nhiệt đới ( Cimex hemiterus ) Tiêu biểu là rệp giường ( Cimex lectularius) là một trong số những loài sinh sôi nhanh và hút máu khủng khiếp nhất.
Ngoài việc gây tổn thương ngoài da do vết cắn từ rệp thì bên cạnh đó, bị rệp cắn cũng
có thể ảnh hưởng đến tâm lý con người Rệp giường không chỉ gây căng thẳng, lo lắng
và mất ngủ mà còn khiến những người bị rệp cắn cảm thấy e sợ và xấu hổ về cơ thể mình Một nghiên cứu về những người bị rệp cắn cho thấy khoảng một nửa trong số đó
bị khó ngủ, cô lập với xã hội, 81% các nghiên cứu khác chỉ ra rằng nạn nhân của rệp giường bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, giật mình khi ngủ và tăng cảnh giác Nhiều người bị ám ảnh và dọn dẹp phòng ốc liên tục Tuy nhiên, nếu chúng ta có hiểu biết về đặc điểm, sinh bệnh học và điều trị vết rệp cắn một cách toàn diện thì hoàn toàn
có thể kiểm soát loài rệp này sinh sôi, đồng thời ngăn chặn chúng lây lan diện rộng và khó kiểm soát
II Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu giáo trình, sách báo tranh ảnh, nội dung giảng dạy đã được học
III Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu
Bài tiểu luận này giúp chúng ta nghiên cứu rõ hơn về đặc điểm, chu trình phát triển, bệnh học, điều trị Cimex lectularius từ đó nhắc nhở bản thân cũng như nhắc nhở mọi người xung quanh những điều cần lưu ý để có những biện pháp kiểm soát phù hợp, kịp thời và hiệu quả về sự sinh sôi và phát triển của chúng trong nơi sinh sống của chúng ta, góp phần giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
IV Nhiệm vụ từng người
1 Nguyễn Ngọc Trân Châu (nhóm trưởng): 2.5 Điều trị + 2.6 Kiểm soát
2 Trịnh Hồng Ngọc: Slide + Tổng kết
3 Hồ Lê Hạnh Nhi: 1.1 Phân loại khoa học + 1.2 Thực trạng lây nhiễm + Tiểu luận
4 Huỳnh Ngọc Thanh Nhi: 2.3 Chu trình phát triển + 2.4 Bệnh học
5 Lê Thị Thanh Thúy: 2.1 Hình thái + 2.2 Tập quán sinh sống
Trang 46 Nguyễn Ngọc Anh Văn: Thuyết trình + Lời mở đầu
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CIMEX LECTULARIUS
1.1 Phân loại khoa học
Bộ rệp Hemiptera gồm những côn trùng bán biến thái Có bộ phận miệng kiểu chích, tạo thành vòi Lúc côn trùng ngủ, vòi xếp dưới đầu, khi chích mới ló ra Về phương diện ký sinh trùng, có hai họ gồm họ rệp Cimididae và họ bọ xít Revuviidae [1] Các loài họ rệp được tìm thấy ở các vùng ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới 91 loài trong họ này là loài ký sinh ngoài máu bắt buộc, không cánh, hút máu dơi, chim và động vật có vú [2] Trong đó giống Cimex gồm hai loại quan trọng hút máu ký sinh ở người là Cimex lectularius , rệp giường phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới và Cimex hemipterus, rệp giường phía Đông.
Cimex lectularius thuộc giới Động vật (Animalia), ngành Chân đốt (Athropoda), lớp
Côn trùng (Insecta), bộ Cánh nửa (Hemiptera), họ rệp (Cimididae) Hay còn có thể hiểu là một loài động vật chân khớp không xương sống, thuộc lớp côn trùng họ rệp có
bộ xương ngoài làm bằng kitin, là loài côn trùng cánh nửa cứng, mình dẹp, tiết chất hôi và hút máu người.
1.2 Thực trạng lây nhiễm
Một báo cáo cho thấy Hoa Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số ca nhiễm rệp trong nhiều năm qua Năm 2003, các chuyên gia y tế công cộng ở Toronto đã báo cáo rằng số lượng khiếu nại qua điện thoại về rệp đã tăng 100%, số lượng công ty quản lý dịch hại xử lý rệp ở nhà riêng và tỷ lệ rệp ở các nơi trú ẩn công cộng tăng hơn 50% trong năm 2003 [3]
Ở Anh, số ca rệp cắn được báo cáo tăng gấp bốn lần mỗi năm từ năm 1998 đến năm
2002 Tại Berlin, Đức, số ca nhiễm rệp tăng gấp 10 lần đã được báo cáo, từ 5 trường hợp được báo cáo vào năm 1992 lên 76 trường hợp vào năm 2004 [3]
Mặt khác, một cơ quan y tế công cộng của chính phủ Úc đã báo cáo số lượng rệp được báo cáo trong năm 2001-2004 đã tăng 400% so với năm 1997-2000 Họ cũng báo cáo
số lượng rệp trong hành lý bị các thanh tra kiểm dịch phát hiện tăng lên từ năm 1986 đến năm 2003, với 74% trong số đó xảy ra từ năm 1999 đến năm 2003 Sự lây lan liên tục và các vấn đề gia tăng do rệp dường như không thể tránh khỏi [3]
Trang 5CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM, CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN, BỆNH HỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH THỨC KIỂM SOÁT RỆP GIƯỜNG CIMEX LECTULARIUS
2.1 Hình dạng
Rệp giường có hình bầu dục, màu nâu, lưng bụng dẹp, được bao bởi lông ngắn, mập,
có hay không có răng cưa Con cái hơi lớn hơn con đực, dài 5 mm Đầu ngắn, hình chóp, 5 cạnh, mập bề ngang, nằm vào chỗ lõm của ngực Mắt lồi, ăng ten mảnh mai và
bộ phận miệng đặc biệt với một vòi hút dài quặp ra phía sau khi chưa sử dụng Ngực
có cặp cánh thô sơ và cứng nửa phần Mỗi đốt ngực có một đôi chân tận cùng có vuốt Bụng con đực có gai giao hợp lớn Bụng con cái có lỗ giao hợp và một lỗ đẻ nằm phía bụng [1]
Hình ảnh minh họa hình dạng rệp Cimex lectularius
2.2 Tập quán sinh sống
Rệp Cimex lectularius là loài côn trùng sống ký sinh trên người và động vật có vú Chúng thường sống trong các khu vực ấm áp và ẩm ướt, như giường ngủ, sofa, tủ quần
áo và các khe hở trong tường [4] Chúng hoạt động vào ban đêm và ăn máu của chủ nhân chúng Rệp Cimex lectularius có thể sống trong môi trường khắc nghiệt và có thể sống mà không ăn trong nhiều tháng Chúng có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua quần áo, giường, đồ dùng cá nhân và các vật dụng khác Chúng
có tuyến bốc ra mùi “rệp” đặc biệt Một lần hút máu là đủ cho một lần đẻ trứng [1].
Trang 62.3 Chu trình phát triển
Nguồn: Centers for Disease Control and Prevention Hình minh họa về chu trình phát triển rệp Cimex lectularius
Ở giai đoạn trưởng thành và tất cả các giai đoạn nhộng của Cimex spp cần ăn máu từ vật chủ máu nóng, là vật chủ có nhiệt độ máu không thay đổi khoảng 36 – 42oC, thường là con người đối với C lectularius và C hemipterus , mặc dù các loài động vật
có vú và chim khác có thể được sử dụng khi không có vật chủ là con người.
2.3.1 Ở giai đoạn trứng
Số lượng trứng mà một con cái sẽ sản xuất trong đời phụ thuộc vào khả năng tiếp cận nguồn máu thường xuyên của nó Con cái ăn càng nhiều bữa thì số lượng trứng đẻ ra càng nhiều Một con cái có thể đẻ từ 5 – 20 trứng chỉ sau 1 lần hút máu và có thể đẻ từ 1-7 quả trứng mỗi ngày trong 10 ngày sau 1 lần hút máu [5] Số lượng trứng đực và trứng cái được đẻ ra gần như bằng nhau Trứng có thể được đẻ đơn lẻ hoặc theo nhóm Một con cái có thể đẻ trứng ở bất cứ đâu trong phòng
Trong điều kiện tối ưu, tỷ lệ trứng chết thấp và khoảng 97% số trứng rệp nở thành công Ở nhiệt độ phòng (>21°C), 60% trứng sẽ nở khi được 6 ngày tuổi; > 90% sẽ nở khi được 9 ngày tuổi [5] Thời gian nở trứng có thể tăng lên vài ngày bằng cách giảm nhiệt độ môi trường xung quanh (xuống 10°C) Con cái có thể đẻ số lượng lớn trứng trong điều kiện tối ưu (nhiệt độ >21°C nhưng < 32°C, và khi có vật chủ), số lượng rệp
có thể tăng gấp đôi 16 ngày một lần.
2.3.2 Ở giai đoạn ấu trùng
Trong điều kiện thuận lợi, như nhiệt độ phòng (>21°C), hầu hết ấu trùng sẽ phát triển sang giai đoạn tiếp theo trong vòng 5 ngày sau khi hút máu Nếu giai đoạn mới lột xác
Trang 7có thể hút máu trong vòng 24 giờ đầu sau khi lột xác, nó sẽ tồn tại ở giai đoạn đó trong 5-8 ngày trước khi lột xác lần nữa
Ở nhiệt độ thấp hơn vào khoảng từ 10°C-16°C, một giai đoạn cụ thể có thể mất hai hoặc ba ngày lâu hơn để lột xác sang giai đoạn sống tiếp theo so với một con ấu trùng sống ở nhiệt độ phòng [5].
Nếu ấu trùng rệp không tiếp cận được vật chủ, nó sẽ ở lại giai đoạn hiện tại đó cho đến khi được hút máu hoặc chết Thời gian để một con rệp phát triển từ một quả trứng, trải qua tất cả năm giai đoạn ấu trùng và trở thành một con trưởng thành có khả năng sinh sản là khoảng 37 ngày
Ngay cả trong điều kiện tốt nhất, một số ấu trùng rệp sẽ chết trước khi trưởng thành Giai đoạn đầu tiên dễ bị tổn thương hơn Những ấu trùng mới nở có kích thước nhỏ và không thể di chuyển quãng đường xa để tìm vật chủ Nếu một quả trứng được đẻ quá
xa vật chủ, giai đoạn đầu tiên có thể chết vì mất nước trước khi được hút máu lần đầu tiên Tuy nhiên, khả năng sống sót của rệp là tốt trong điều kiện thuận lợi và hơn 80% tổng số trứng sống sót để trở thành con trưởng thành [5] Con trưởng thành sống từ
6-12 tháng và có thể sống sót trong thời gian dài mà không cần hút máu [6].
2.3.3 Hành vi giao phối
Sau khi hút máu, rệp trưởng thành, đặc biệt là rệp đực, rất thích giao phối Chúng có phương pháp giao phối độc đáo là “thụ tinh chấn thương” Hành vi giao phối này được coi là gây tổn thương vì con đực, thay vì đưa cơ quan sinh dục của mình (paramere) vào cơ quan sinh dục của con cái, nó lại đâm nó xuyên qua thành cơ thể của con cái vào một cơ quan chuyên biệt ở bên phải của con cái, được gọi là cơ quan Berlese [6] Tinh trùng con đực được phóng vào khoang cơ thể của con cái, trong vài giờ tiếp theo
nó sẽ di chuyển đến buồng trứng và thụ tinh cho trứng của con cái.
Sự giao phối của rệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tức là chúng không có mùa giao phối
cụ thể Việc “thụ tinh chấn thương” sẽ tạo vết thương trên cơ thể con cái và để lại sẹo [5] Cơ thể của con cái sẽ phải chữa vết thương này và do đó, con cái được biết sẽ tích trữ tinh trùng để tránh việc giao phối và sẽ đẻ trứng vào thời điểm mà nó muốn Quá trình chữa lành vết thương do thụ tinh có tác động đáng kể đến khả năng đẻ trứng của con cái Trên thực tế, con cái chỉ giao phối một lần và không bị con đực đâm nhiều lần sẽ đẻ ra nhiều trứng hơn 25% so với con cái được giao phối nhiều lần.
Một con rệp cái đã giao phối được đưa vào nhà có thể gây ra sự lây nhiễm mà không cần có con đực, miễn là nó được hút máu thường xuyên Nếu như hết tinh trùng thì nó
sẽ phải giao phối lần nữa để thụ tinh cho trứng Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng giao phối với con của mình sau khi chúng trưởng thành để tiếp tục chu kỳ [5].
Trang 82.4 Bệnh học
Các thương tổn thường gặp ở các vị trí hở ra bên ngoài như cổ, mặt, tay, vai, cánh tay
và đùi Chúng xuất hiện vào buổi sáng hôm sau hoặc sau 10 ngày kể từ khi bị cắn Có thể có một số triệu chứng sau khi bị cắn như xuất hiện nốt chích, mụn đỏ trên da gây khó chịu, ngứa; có khả năng có sẩn, ban, sẩn phù màu đỏ, có một khối u trung tâm xuất huyết hoặc bọng nước, một số trường hợp nổi mề đay khu trú, nổi mề đay toàn thân hay hen suyễn dẫn đến khó thở, buồn nôn, sốt cao, lưỡi bị sưng [7].
Các thương tổn sắp xếp theo đường thẳng hoặc thành đám Người lớn tuổi thường ít gặp các triệu chứng hơn so với người trẻ Các thương tổn lành sau khoảng 1 tuần [7] Nhiễm trùng thứ phát có thể phát triển.
Rệp được cho là vật chủ trung gian truyền hơn 40 loại bệnh cho các loài vật khác Vai trò y học hàng đầu là tình trạng viêm liên quan đến vết cắn của chúng do phản ứng dị ứng với các thành phần trong nước bọt của chúng [6].
2.5 Điều trị
Phản ứng của cơ thể mỗi người đối với vết rệp cắn là khác nhau Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc phản ứng nghiêm trọng, bạn có thể điều trị vết cắn tại nhà bằng cách rửa vết cắn bằng nước sạch và xà phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng da và giúp giảm ngứa [8]
Trong trường hợp vết rệp đốt khiến bạn ngứa rất nhiều, cơn ngứa kéo dài gây khó chịu, bạn có thể dùng thuốc bôi dạng kem với lượng corticoid thấp Không gãi hoặc chà xát mạnh lên vết đối để tránh cho những tổn thương này lan rộng [4]
Một số người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần tiêm thuốc kháng histamin, corticosteroid, hoặc epinephrine (adrenaline) Thuốc kháng sinh sử dụng khi có hiện tượng nhiễm trùng vết cắn Đối với nhiễm trùng nhẹ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc sát khuẩn để điều trị hoặc để phòng ngừa nhiễm trùng da.
Hầu hết rệp cắn chỉ gây ngứa và không gây viêm nặng trên da Trong trường hợp vết đốt vẫn đau, sưng tấy, xuất hiện tình trạng nổi vết phỏng nước, nổi ban hay bị ngứa toàn thân,… thì nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2.6 Kiểm soát
Rệp giường có khả năng lẩn trốn rất nhanh, vì thế rất khó để nhận biết chúng Thậm chí một số người không biết rằng hàng đêm họ bị rất nhiều rệp đốt
Có thể nhận biết được sự có mặt của rệp thông qua một số dấu hiệu như vết máu trên
ga trải giường, xác của ấu trùng, trứng và phân rệp Phân rệp có thể nhận biết bằng các điểm nhỏ màu nâu đen hoặc đen ở khăn trải giường, tường nhà và giấy dán tường Những nhà có nhiều rệp có thể có mùi hôi đặc trưng.
Trang 92.6.1 Phương pháp hóa học
Pyrethrins và Pyrethroids - được tổng hợp từ hoa cúc, là những hợp chất phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát rệp và các loài gây hại khác trong nhà Chúng có tác dụng lên hệ thần kinh của rệp, kích thích chúng rời khỏi nơi ẩn nấp
Chất hút ẩm (acid boric, đất tảo cát): phá huỷ lớp sáp bảo vệ bên ngoài rệp, khiến chúng chết vì mất nước [4]
Chất điều hòa sinh trưởng côn trùng: chúng hoạt động bằng cách thay đổi quá trình sản xuất kitin (phức hợp giúp côn trùng tổng hợp nên lớp vỏ hoặc bộ xương cứng bên ngoài) Một số chất điều hòa sinh trưởng buộc côn trùng phát triển quá mức, trong khi một số khác làm ngừng phát triển [9]
Ngoài ra còn có những hoá chất khác như neonicotinoids, pyrroles hay carbamates (bendiocarb, propoxur) Sử dụng hóa chất là một cách đơn giản và tiện dụng để tiêu diệt côn trùng, tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng kháng thuốc ở rệp.
2.6.2 Vệ sinh nhà cửa
Thường xuyên giặt, vệ sinh đệm, chăn gối có thể hạn chế phần nào các ổ rệp Phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng nước nóng để giặt giũ, sau đó sấy khô bằng hơi nóng Sau khi giặt nước nóng, sấy khô, thì phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ là bước tiếp theo để loại bỏ rệp giường còn sót lại Tuy nhiên, những khu vực hoặc vật dụng đặt xung quanh giường như quần áo, rèm cửa cũng cần được vệ sinh sạch sẽ Để tăng hiệu quả vệ sinh thì nên hút bụi hàng tuần, đặc biệt là ở những ngóc ngách như gầm giường, các khe đằng sau tủ hoặc bệ cửa sổ, Cần lưu ý vệ sinh máy hút bụi thật sạch sẽ sau khi sử dụng để tránh tạo môi trường cho rệp sinh sôi.
Nếu phát hiện rệp giường hoặc nghi ngờ có loại rệp này trên giường thì bạn có thể sử dụng bàn là hơi nước để diệt rệp tận gốc Ở nhiệt độ 60 độ C, các loại ấu trùng và rệp giường sẽ dễ dàng bị tiêu diệt Một ưu điểm lớn của bàn là hơi nước là có thể len lỏi vào từng ngóc ngách, kẽ nhỏ nên có thể tiêu diệt triệt để loại côn trùng này [4] Ngoài ra, rệp có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ lạnh, nhưng cần nhiệt độ dưới -18°C (0°F) trong ít nhất 4 ngày để hơi lạnh xâm nhập vào vật thể và tiêu diệt tất cả rệp và trứng [10] Hơn nữa, tủ đông tại nhà có thể không đủ lạnh để tiêu diệt côn trùng Vì phương pháp này khó thực hiện và hiệu quả không cao nên thường ít được khuyến nghị.
2.6.3 Sử dụng baking soda và tinh dầu để diệt rệp
Baking soda hay thuốc muối là một loại bột màu trắng có tính kiềm, mặn và đặc biệt
có khả năng hút ẩm cao Rệp sẽ bị khô và chết từ từ nhờ cơ chế hút ẩm của baking soda Bạn chỉ cần rải loại bột trắng này ở những khu vực nghi ngờ có rệp giường như quanh giường và cửa sổ, kẽ hở ở góc tường, Sau đó, dùng máy hút bụi để dọn dẹp
Trang 10lượng baking soda này Quá trình này cần được lặp lại nhiều lần để tiêu diệt rệp giường một cách hoàn toàn.
Một số loại tinh dầu mà như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương và tinh dầu bạc hà,
có thể giúp xua đuổi và phòng ngừa rệp giường Ưu điểm của phương pháp này là giúp cho người dùng thư giãn, tạo hương thơm dễ chịu và an toàn Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần pha tinh dầu nguyên chất với nước lạnh và xịt đều khắp phòng.
TỔNG KẾT
Tóm lại, rệp giường, cụ thể là loài rệp Cimex lectularius là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày, rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt
là mất ngủ vào ban đêm Rệp giường được coi như là bệnh dịch hạch của các nước phương Tây, là loài côn trùng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan khắp nơi, vô cùng khó tiêu diệt và gần như không thể kiểm soát Chúng được xếp vào top 10 loại côn trùng gây hại bậc nhất ở khắp mọi nơi
Tại Việt Nam, rệp giường cũng là loại côn trùng phổ biến thường gặp Mỗi người chúng ta cần nhận biết loài côn trùng này để có biện pháp xử lý khi gặp phải Cần áp dụng các biện pháp phòng tránh và diệt trừ, tránh lây lan không để để rệp trở thành một vấn nạn sức khỏe cho chính chúng ta