Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HẬU ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG BẰNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HẬU ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCA
Mã số: DTHV.21.4-007
Chủ nhiệm đề tài: Học viên Nguyễn Thị Lan Anh
Bình Dương, 6/2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HẬU ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Đơn vị: Viện đào tạo sau đại học
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông hậu đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp PCA
- Mã số: DTHV.21.4-007
- Chủ nhiệm: Học viên Nguyễn Thị Lan Anh
- Đơn vị chủ trì: Viện đào tạo sau đại học
- Thời gian thực hiện: 18 tháng
2 Mục tiêu:
- Đánh giá chất lượng nước trên các điểm quan trắc
- Ứng dụng phương pháp thành phần chính(PCA)
- Phân tích thành phần chính gây ra ô nhiễm và nguồn phát sinh thành phần
- Đề xuất giải pháp cải thiện nâng cao chất lượng nước tại khu vực
3 Tính mới và sáng tạo:
- Tìm ra các thành phần chính gây ra ô nhiễm nước mặt trên sông Hậu chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Đóng góp trong việc tìm ra các giải pháp cải thiện môi trường nước mặt
- Nghiên cứu này cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình về sau liên quan đến đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp PCA
4 Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài tìm ra thành phần chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt
- Đề xuất giải pháp cải thiện nâng cao chất lượng nước tại khu vực
5 Sản phẩm: 1 bài báo đăng trên Tạp chí của đại học Quốc gia Tp.HCM, Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Trái đất và Môi trường
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long phát hiện các biến thể trong điều kiện sông và cảnh báo những thay đổi về chất lượng nước tìm ra thành phần chính gây ra ô nhiễm, đề xuất biện pháp quản lý, xử
Trang 4lý phù hợp, giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái
- Toàn bộ nội dung nghiên cứu và quy trình thực nghiệm được chuyển giao cho
Trường Đại học Thủ Dầu Một sở hữu
Ngày tháng năm 2023
Đơn vị chủ trì
Nguyễn Thị Lan Anh
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu chính của đề tài 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
3.2.1 Phạm vi nội dung 2
3.2.2 Phạm vi không gian, thời gian 2
Chương 1 TỔNG QUAN 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 6
2.2 Phương pháp phân tích thành phần chính 7
2.3 Phần mềm hỗ trợ phân tích số liệu 8
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
3.1 Diễn biến chất lượng nước sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long 9
3.1.1 Nhiệt độ 9
3.1.2 pH 9
3.1.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10
3.1.4 Oxy hòa tan (DO) 11
3.1.5 Thông số BOD5 13
3.1.6 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 14
3.1.7 Thông số NO3- 15
3.1.8 Thông số NH4+ 16
3.1.9 Thông số PO43- 17
Trang 63.1.10 Thông số vi sinh - Coliform 18
3.1.11 Đánh giá chung 19
3.2 Phân tích thành phần chính 19
3.3 Đề xuất giải pháp cải thiện nâng cao chất lượng nước tại khu vực 25
3.3.1 Đối với hoạt động sinh hoạt 25
3.3.2 Đối với nước thải công nghiệp 26
3.3.3 Đối với hoạt động nông nghiệp: 26
3.3.4 Quản lý về khai thác chế biến thuỷ sản 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
thôn
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Vị trí lấy mẫu 6Bảng 2 Độ lệch chuẩn, tỷ lệ phương sai, tỷ lệ tích lũy 20Bảng 3 Tải trọng các biến trong các thành phần chính 21
Trang 9DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1 Các điểm lấy mẫu nước mặt 7
Hình 2 Diễn biến pH của nước mặt giai đoạn 2015-2020 9
Hình 3 Diễn biến TSS của nước mặt giao đoạn 2015-2020 10
Hình 4 Diễn biến DO của nước mặt giai đoạn 2015-2020 12
Hình 5 Diễn biến BOD5 của nước mặt giai đoạn 2015-2020 13
Hình 6 Diễn biến COD của nước mặt giai đoạn 2015-2020 14
Hình 7 Diễn biến NO3- của nước mặt giai đoạn 2015-2020 15
Hình 8 Diễn biến NH4+ của nước mặt giai đoạn 2015-2020 16
Hình 9 Diễn biến PO43- của nước mặt giai đoạn 2015-2020 17
Hình 10 Diễn biến Coliform của nước mặt giai đoạn 2015-2020 18
Hình 11 Biểu đổ ‘điểm khủy ta (scree)’ xác định số lượng thành phần chính 20
Hình 12 Tải trọng biến đổi trong các thành phần chính 23
Hình 13 Sự đóng góp các biến trên 2 PC 24
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chất lượng nước là một vấn đề rất nhạy cảm và đang được quan tâm trên toàn cầu Những thay đổi các yếu tố tự nhiên như lượng mưa, xói mòn, phong hóa vật chất của lớp vỏ Trái Đất; cũng như những hoạt động đô thị, công nghiệp và nông nghiệp của con người đã tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên nước, làm suy thoái nước bề mặt và làm mất khả năng sử dụng của nước Nước thải công nghiệp
và nước chảy tràn từ hoạt động nông nghiệp là những hoạt động ô nhiễm nguồn nước nhất (Singh và các cộng sự, 2005) Sự xuống cấp của chất lượng nước có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng loài, làm suy giảm các hệ sinh thái thủy sinh, và gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường (Marinović Ruždjak & Ruždjak, 2015; Singh và các cộng sự, 2004; Zhang và các cộng sự, 2009) Do đó, các chương trình giám sát chất lượng nước rất cần thiết để làm cơ
sở thông tin cho việc xây dựng các hoạt động kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, và cũng để cung cấp thông tin đáng tin cậy trong quản lý chất lượng nước hiệu quả
Sông Hậu là nhánh lớn thứ hai của sông Mê Kông chảy qua địa phận Việt Nam với chiều dài khoảng 75 km, chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ rồi chia ra làm 3 nhánh đổ ra biển tại các cửa: Định An, Bassac và Tranh Đề (Nguyễn
có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long như cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác Ngoài ra, sông Hậu cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp chất thải từ các hoạt động này (Nguyễn Thị Kim Liên và các cộng sự, 2016) Hiện nay, nước thải từ các hoạt động kể trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nguồn nước trên sông Hậu; đặc biệt là các nguồn thải từ các khu vực
có mật độ dân cư đông đúc và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp (MRC, 2013)
Sự ô nhiễm nguồn nước mặt ở các kênh, rạch nhân tạo và các khu đô thị có mật độ dân cư đông đúc như Châu Đốc, Cần Thơ, Mỹ Thuận là mối đe dọa đến đời sống của các loài thủy sinh vật, sức khỏe hệ sinh thái thủy vực và cả sức khỏe con người (Chea và các cộng sự, 2016)
Trang 11Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng nước sông Hậu đoạn qua địa bàn tỉnh
Vĩnh Long bằng phương pháp PCA” để đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu
chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhằm hỗ trợ giải thích và trích xuất các thông số quan trọng nhất, phát hiện và cảnh báo những thay đổi về chất lượng nước tìm ra nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm để có biện pháp nâng cao chất lượng nước tại địa bàn nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính của đề tài
Đánh giá chất lượng nước sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) để tìm ra các thông số gây ô nhiễm chính trên đoạn sông nghiên cứu, phát hiện và cảnh báo những thay đổi về chất lượng nước, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp nâng cao chất lượng nước tại địa bàn nghiên cứu
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chất lượng nước trên các điểm quan trắc
- Phân tích thành phần chính gây ra ô nhiễm và tìm nguồn phát sinh thành phần
- Đề xuất giải pháp cải thiện nâng cao chất lượng nước tại khu vực
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng nước Hậu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung đánh giá chất lượng nước sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long để tìm ra các thông số gây ô nhiễm chính trên đoạn sông nghiên cứu
3.2.2 Phạm vi không gian, thời gian
Theo không gian: Lưu vực sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam
Theo thời gian: từ năm 2015 đến năm 2020
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN
Hiện nay chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước Nguồn nước ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng; mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng ; phát triển kinh
tế, xã hội, tăng dân số, làm phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử dụng nước ở quốc gia ở thượng nguồn Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến chất lượng nước ở Việt Nam bằng phương pháp PCA được thực hiện giới hạn ở toàn vùng sông lớn và một vùng nhất định kết quả cho thấy nguồn ô nhiễm chính tại khu vực nghiên cứu Ví dụ, Liên và các cộng sự, (2016) đánh giá đặc điểm chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu, kết quả phân tích PCA cho thấy hàm lượng vật chất
lơ lửng đạt giá trị cao vào mùa mưa, trong khi hàm lượng dinh dưỡng và vật chất hữu cơ có giá trị cao nhất vào mùa khô Giao và cộng sự (2021) đã đánh chất lượng
nước mặt huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bằng phương pháp PCA Kết quả cho thấy DO, COD, TSS, N-NH4+, N-NO2-, P-PO43- và coliform ảnh hưởng đến chất lượng nước chủ yếu đến từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và chế độ thủy văn Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất cần đưa 7 chỉ tiêu trên vào chương trình quan trắc chất lượng nước mặt ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng
Một nghiên cứu khác của Lê Văn Dũ và các cộng sự, (2019) nghiên cứu tại vườn quốc gia U Minh Hạ- Cà Mau phân tích PCA cho thấy có ít nhất hai nguồn phát sinh ô nhiễm tác động đến chất lượng nước mặt biểu hiện qua pH, EC, BOD, N- NH4+, Al3+, và Fe3+ Tương tự, Đức Dũng và các cộng sự, (2021) đánh giá chất lượng nước sông Lá Buông cho thấy guồn nước sông Lá Buông trong cả mùa khô
và mùa mưa bị ô nhiễm cục bộ các chất dinh dưỡng, vi sinh (E coli, Coliform,
và hữu cơ (BOD5, COD, Fe, N- NH4+, NO2-, TSS, độ đục) từ nước thải sinh hoạt
và công nghiệp tại khu vực trung lưu và hạ lưu Âu và các cộng sự, (2018) nghiên cứu đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước Pleistocen, huyện Tân Thành, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ra hai thành phần chính gồm sự tương tác của các thành
Trang 13phần hóa học trong trầm tích sông và đặc điểm thạch học tầng chứa nước hay hoạt động nhân sinh đã giải thích được 65,555% (mùa khô) và 61,562% (mùa mưa) biến thiên phương sai của tập mẫu Và một nghiên cứu chất lượng nước sinh hoạt tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh của Minh Kỳ và các cộng sự, (2018) trích xuất ba nhóm nhân tố chính (PCs) bao gồm: PC1 gồm các thông số pecmaganat (Pec), màu (color), sắt (Fe), độ đục (Tur) và pH PC2 bao gồm các thông số chất
cứng với hệ số tải trọng cao
Trong nghiên cứu ‘Đánh giá chất lượng nước là phân biệt cấp chất lượng nước theo tiêu chuẩn chất lượng nước‘ (Gu và các cộng sự, 2012) đã áp dụng Phương pháp PCA xác định các thông số chất lượng nước quan trọng và tiết lộ rằng ô nhiễm chất dinh dưỡng và ô nhiễm hữu cơ là những yếu tố tiềm ẩn chính ảnh hưởng đến chất lượng nước Một nghiên cứu khác bởi tác giả Yang và các cộng sự, (2020) đã sử dụng phương pháp PCA đưa mười tám chỉ số chất lượng nước giảm xuống ba thành phần chính quan trọng, PC1 (49,54%) đại diện các chất
ô nhiễm tiêu thụ oxy, cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp và nước thải sinh hoạt về chất lượng nước PC2 (24,03%) được đóng góp bởi các kim loại nặng, điều này cho thấy tác động của con người hoạt động công nghiệp PC3 (13,67%) cung cấp mối tương quan thuận với độ pH của mẫu nước; Tương tự Batur
và Maktav (2018) cho rằng giám sát chất lượng nước bằng các phương pháp cổ điển là không phải là một nhiệm vụ dễ dàng Phương pháp viễn thám với phạm vi bao phủ rộng và nhiều quan trắc thời gian là giải pháp tốt nhất cho nước mặt giám sát chất lượng, tác gải này đã nghiên cứu “Đánh giá chất lượng nước mặt bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh kết hợp dựa trên phương pháp PCA trong hồ Gala, Thổ Nhĩ Kỳ” sử dụng phương pháp PCA để tích hợp các giá trị phản xạ nước mặt
từ các hình ảnh vệ tinh để giám sát chất lượng nước mặt hồ Gala Các giá trị
Chl-a, DO, TSS, SDD, TDS và các giá trị pH được tính toán bằng phương pháp PCA được phát hiện là tương quan với các thông số chất lượng nước đo được; Năm
2010, Mishra nghiên cứu tại sông Hằng đã trích xuất các thông số quan trọng nhất trong việc đánh giá biến đổi chất lượng nước, bốn yếu tố chính được xác định là
Trang 14chịu trách nhiệm cho cấu trúc dữ liệu giải thích 90% tổng phương sai của tập dữ liệu, trong đó yếu tố dinh dưỡng (39,2%), nước thải và chất thải ô nhiễm (29,3%), các nguồn biến đổi hóa lý (6,2%) và ô nhiễm nước thải từ tải lượng công nghiệp
và hữu cơ (5,8%) đại diện cho tổng phương sai của chất lượng nước sông Hằng; Một nghiên cứu mới năm 2021 bởi Xu và các cộng sự , kết quả cho thấy có bốn thành phần chính được thiết lập thay thế mười bốn chỉ số ô nhiễm để đánh giá chất lượng nước, theo dữ liệu trung bình hàng năm của các thành phần chính thứ nhất,
ô nhiễm quan trọng nhất là kim loại nặng, bao gồm As (0,933), Hg (0,931), Cd (0,929), Cr (VI) (0,926), Pb (0,925), và Cu (0,534); Tác giả (Dalal và các cộng sự, 2010) phân tích tập dữ liệu bao gồm các kết quả phân tích của một cuộc khảo sát lấy mẫu theo mùa được thực hiện trên 2 năm tại bốn nhà ga ở vịnh Katchchh đã chỉ ra năm thành phần chính chịu trách nhiệm về dữ liệu cấu trúc và giải thích 76% tổng phương sai của tập dữ liệu
Hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu chất lượng nước sông Hậu đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp PCA Nghiên cứu này được thực hiện để lấp đầy khoảng trống này Phân tích thành phần chính (PCA) đã được áp dụng để xác định thông số ô nhiễm chính và các nguồn ô nhiễm có thể xảy ra, từ
đó đề xuất giải pháp cải thiện nâng cao chất lượng nước tại khu vực này
Trang 15Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt giai đoạn 2015–2020 tại
7 vị trí quan trắc cố định của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Long
- Các thông số tại vị trí lấy mẫu: pH, nhiệt độ, độ đục, EC, DO, TSS, Fe, COD, BOD5, NO3- , NH4+, PO43-, E Coli, Coliform, NO2-
- Dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt giai đoạn 2015–2020 tại 7 vị trí lấy mẫu được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Long
Trang 16Hình 1 Các điểm lấy mẫu nước mặt 2.2 Phương pháp phân tích thành phần chính
Phân tích các thành phần chính (PCA) được sử dụng trong bài nghiên cứu này để xác định thành phần chính ảnh hưởng chất lượng nước PCA là một phương pháp phân tích thống kê đa biến để giảm số lượng kích thước và độ phức tạp trong một tập dữ liệu Trước khi áp dụng PCA, tất cả dữ liệu đã được chuẩn hóa (z-score)
vì các biến bao gồm có các đơn vị đo lường khác nhau Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) đã được thực hiện để kiểm tra tính phù hợp của các bộ dữ liệu cho PCA (Shrestha và Kazama, 2007) Các thành phần chính (PC) được tính toán từ hiệp phương sai hoặc các ma trận chéo khác, mô tả sự phân tán của nhiều thông số đo được để thu được ‘eigenvalues’ and ‘eigenvectors’ (Bhat và các cộng sự, 2014)
Sơ đồ sàng lọc đã được áp dụng để xác định có bao nhiêu thành phần chính cần được duy trì trong PCA Chúng tôi tìm kiếm "điểm khuỷu tay", nơi phương sai được giải thích giảm đáng kể Sau khi chiết xuất các thành phần quan trọng nhất, giải pháp PCA được quay bằng cách sử dụng quay VARIMAX để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích các thành phần chính Tất cả các phép tính và đồ họa được thực hiện trong phiên bản R 3.3.1
Trang 172.3 Phần mềm hỗ trợ phân tích số liệu
Dữ liệu ban đầu được lưu trừ bằng tệp Excel (Microsoft Office) và sẽ là đầu vào cho những phân tích trong phần mềm R Các hình ảnh phân tích đa biến và thành phần chính, kết hợp bảng biểu đều được thực hiên bằng R
Trang 18Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Diễn biến chất lượng nước sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long
Đánh giá chất lượng nước sông Hậu giai đoạn 2015-2020 bao gồm các thông số: pH, DO, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, BOD5 (20oC), Amoni (NH4+), Clorua (Cl-), Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-), Phosphat (PO43-), Coliform
3.1.1 Nhiệt độ
Trong giai đoạn 2015-2020, theo kết quả quan trắc, nhiệt độ trung bình của nước sông Hậu khoảng 30,120C; dao động trong khoảng 29,140C đến 30,580C Nhìn chung nhiệt độ nước sông trung bình khu vực nghiên cứu trong giai đoạn các năm 2015 -2020 là tương đối ổn định và xu thế biến động không rõ ràng
Trang 19Thông số pH của nước sông cũng tương đối ổn định, không có xu thế biến đổi rõ ràng Trong giai đoạn 2015 – 20020, pH có giá trị trung bình qua các năm
từ 2015-2020 có giá trị lần lượt 7,69 7,73 7,47 7,93 7,58 7,82; dao động trong khoảng 7,47 – 7,93 Không có biến động quá lớn, các thông số pH tại các điểm quan trắc qua các năm đều nằm trong giá trị giới hạn của QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2
3.1.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Hình 3 Diễn biến TSS của nước mặt giao đoạn 2015-2020
(Tổng Cục Môi Trường, 2015) Ghi chú:
+ A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2
Trang 20+ B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
Thông số TSS của nước sông Hậu có mức dao động lớn trong giai đoạn đánh giá Vào các năm 2016, 2017 và 2018 giá trị TSS đo được đều vượt quy chuẩn khi so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT- cột A2 và B1 Về không gian, tại các vị trí Vl01 (cách nhà máy nước Trà Ôn khoảng 50m), Vl05 (Ranh giới Vĩnh Long – Trà Vinh – Sóc Trăng) là những khu vực có mức độ ô nhiễm TSS cao, thông số vào các năm 2016,2017 và 2018 tại 03 vị trí vượt chuẩn Vl01, Vl05, Vl07 lần lượt là 59,33 – 55,00 – 52,67, 63,33 – 63,00 – 52,33, 64,33 – 66,33 – 34,33 Vào các thời điểm quan trắc năm 2016, 2017 và 2018, kết quả TSS tại Vl01 vượt quy chuẩn từ 1,5 -2 lần lần; tại vị trí Vl05 vượt từ 2-2,2 lần Kết quả quan trắc cũng cho thấy, hàm lượng TSS tăng vào các năm 2016, 2017, 2018 và giảm dần từ 2019 đến 2020
3.1.4 Oxy hòa tan (DO)
Qua các năm 2015-2020, thông số DO có giá trị trung bình năm trong giá trị giới hạn của QCVN dao động từ 4,02mg/l đến 5,05mg/l Không có dấu hiệu ô nhiễm