1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương tố dân

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phần 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của luật TTDSVN I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật TTDSVN 1. Khái niệm Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho Toà án trong việc xem xét, giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là tố tụng dân sự. Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là quá trình tố tụng dân sự. - Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, ng¬ười tham gia tố tụng và những người khác liên quan đến vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người tham gia tố tụng và những người khác liên quan đến vụ việc dân sự và thi

Trang 1

Phần 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰChương 1:

Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của luật TTDSVN

I Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật TTDSVN1 Khái niệm Luật tố tụng dân sự Việt Nam

- Trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho Toà án trong việc xem xét, giảiquyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là tố tụng dân sự Quá trình giảiquyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là quá trình tố tụng dân sự

- Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quanthi hành án, người tham gia tố tụng và những người khác liên quan đến vụ việc dân sự và thihành án dân sự.

2 Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

- Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình tố tụng dân sự giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, ngườitham gia tố tụng và những người khác liên quan đến vụ việc dân sự và thi hành án dânsự.

- Các quan hệ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự gồm có:

+ Quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với những người tham giatố tụng và những người khác;

+ Quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án;+ Quan hệ giữa đương sự với cá nhân, cơ quan, tổ chức khác

- Các quan hệ này xuất hiện từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến khiviệc thi hành án kết thúc

3 Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

Trang 2

• Phương pháp điều chỉnh của LTTDS là tổng hợp những cách thức mà LTTDStác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó

Do đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật ttds là các quan hệ giữa các cơ quannhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật với người tham gia vào quá trình giải quyếtvụ việc dân sự và thi hành án dân sự nên LTTDS điêu chỉnh các các quan hệ này bằng2 phương pháp mệnh lệnh và định đoạt

• Phương pháp mệnh lệnh: LTTDS quy định địa vị của tòa án,VKS, cơ quan thi

hành án và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau: các chủ thể phải phụctùng tòa án,VKS và cơ quan thi hành án, các quyết định của các cơ quan này có giá trịbắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện Sở dĩpháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ tòa án,VKS và cơ quanthi hành án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hànhán dân sự và kiểm soát hoạt động tố tụng Để các cơ quan này thực hiện được chứcnăng, nhiệm vụ của mình,các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lí nhất địnhđối với các chủ thể tố tụng khác, do vậy sẽ không có sự bình đẳng giữa tòa án, VKSvà các cơ quan thi hành án với các chủ thể khác

• Phương pháp định đoạt: Các đượng sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp của họ trước tòa Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm haytranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết vụviệc Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sựvẫn có thể thương lượng dàn xếp, thỏa thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp, rútyêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.

II Nhiệm vụ và nguồn của Luật tố tụng dân sự Việt Nam1 Nhiệm vụ của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam được qui định tại Điều 1 củaBLTTDSVN(1) và Điều 1 của LTHADS năm 2008(1) Theo qui định của các điều luậtnày thì Luật tố tụng có những nhiệm vụ cơ bản sau:

(1) Sau đây viết tắt l BLTTDSà BLTTDS(1) Sau đây viết tắt l LTHADSà BLTTDS

Trang 3

- Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự đượcnhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật;

- Góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường PCXHCN; bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

- Giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

2 Nguồn của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

- Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các văn bản pháp luật do cơ quannhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, nhữngngười tham gia tố tụng và những người liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sựvà thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự.

- Các văn bản là nguồn quan trọng của Luật tố tụng dân sự Việt Nam gồm có:Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,Pháp lệnh thi hành án dân sự v.v

V Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

1 Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

- Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ xã hội giữa Tòa án, Viện kiểmsát, cơ quan thi hành án, những người tham gia tố tụng và những người khác liênquan phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự và được các quy phạm pháp luật tố tụngdân sự điều chỉnh.

- Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có các đặc điểm:

+ Toà án là chủ thể chính, có địa vị pháp lý đặc biệt; được thực hiện quyền lựcnhà nước nhằm giải quyết vụ việc dân sự, có quyền ra quyết định buộc các cá nhân,cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành Để thực hiên chức năng, tòa án tham giavào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yếu củaquan hệ plttds

+ Phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự và do luật tố tụng dân sự điều chỉnh; Việcgiải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa những cơ quan tổ chức

Trang 4

và những người tham gia vào đó Các quan hệ này được quy phạm plttds điều chỉnh nên trởthành quan hệ plttds.

+ Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mang tính liên tục;

+ Các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự tuy có địa vị tố tụng khác nhau, nhưng đều có nhiệm vụ thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Vì vậy,mỗi hành vi tố tụng của 1 chủ thể đều liên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lý đối với nhiều chủ thể khác và gópphần tạo nên sự vận động và phát triển của quá trình tố tụng.

2 Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

- Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự:+ Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án.

+ Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

+ Cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là việc giải quyết quan hệpháp luật nội dung giữa các đương sự.

- Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm quyền và nghĩa vụ pháplý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

VI Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt nam1 Khái niệm nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

- Nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉđạo, là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự.

- Hệ thống nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam qui định tại Chương IIBLTTDS (từ Điều 3 đến Điều 24), bao gồm: Các nguyên tắc điều chỉnh chung cáchoạt động tố tụng và các nguyên tắc điều chỉnh riêng hoạt động tố tụng dân sự

2 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

Trang 5

+ Là nguyên tắc cơ bản nhất bao trùm mọi hoạt động tố tụng dân sự.

+ Theo Điều 3 BLTTDS, mọi hoạt động tố tụng dân sự đều phải tuân theo quiđịnh của BLTTDS.

- Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

+ Là nguyên tắc cơ bản thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với việc bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

+ Theo Điều 4 BLTTDS, các chủ thể theo qui định của BLTTDS có quyền yêucầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ngườikhác; Toà án có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của đương sự.

- Quyền tự định đoạt của đương sự

+ Là nguyên tắc cơ bản thể hiện đặc trưng của tố tụng dân sự

+ Theo Điều 5 BLTTDS, đương sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp; tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp trước Toà án; việc định đoạt củađương sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội; Toà án phải tôn trọng, bảođảm quyền tự định đoạt của đương sự;

- Chứng minh trong tố tụng dân sự

+ Là nguyên tắc cơ bản thể hiện đặc trưng của tố tụng dân sự

+ Theo Điều 6 BLTTDS, đương sự, cá nhân, tổ chức khởi kiện có quyền vànghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căncứ và hợp pháp; Toà án chỉ xác minh thu thập chứng cứ trong những trường hợpBLTTDS có qui định.

- Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức

+ Bảo đảm cho đương sự thực hiện được nghĩa vụ chứng minh của họ.

+ Theo Điều 7 BLTTDS, các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan đang lưu giữ,quản lý các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự phải cung cấp cho đương sựtheo yêu cầu của họ Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản,trong đó nêu rõ lý do cho họ và Toà án biết

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

Trang 6

+ Xác định địa vị tố tụng ngang nhau của cá nhân, tổ chức, bảo đảm việc giảiquyết vụ việc dân sự đúng đắn.

+ Theo Điều 8 BLTTDS, không có sự phân biệt đối xử trong tố tụng dân sự, mọiđương sự đều bình đẳng trước pháp luật; Toà án có trách nhiệm bảo đảm sự bìnhđẳng giữa các các đương sự

- Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

+ Bảo đảm cho đương sự thực hiện được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháptrước Toà án.

+ Theo Điều 9 BLTTDS, đương sự có quyền tự bảo vệ, uỷ quyền hoặc nhờ luật

sư hay người khác có đủ điều kiện theo qui định của BLTTDS bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình; Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho các đương sự thực hiện đượcquyền bảo vệ của họ

- Trách nhiệm hoà giải của Toà án

+ Xác định hoà giải là một phương thức Toà án áp dụng để giải quyết các vụ ándân sự.

+ Theo Điều 10 BLTTDS, hoà giải là thủ tục bắt buộc trong việc giải quyếtvụ án; Toà án có trách nhiệm hoà giải vụ án dân sự theo qui định của BLTTDS.

- Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia

+ Thể hiện tính dân chủ của tố tụng dân sự, phát huy vai trò của nhân dân trong xétxử.

+ Theo Điều 11 BLTTDS, việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dântham gia theo qui định của pháp luật; khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền vớiThẩm phán.

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

+ Xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhândân, đề cao được vai trò của họ trong việc giải quyết vụ án dân sự

+ Theo Điều 12 BLTTDS, khi xét xử vụ án dân sự Thẩm phán, Hội thẩm nhândân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự

Trang 7

+ Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng dân sự trongviệc tiến hành tố tụng dân sự, bảo đảm mọi hoạt động tố tụng của họ được đúng đắn.

+ Theo Điều 13 BLTTDS, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụngphải thực hiện đúng qui định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phải tôn trọng nhân dân và chịusự giám sát của nhân dân; phải giữ bí mật Nhà nước, bí mật công tác; bí mật nghềnghiệp, kinh doanh, đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ; giữ gìnthuần phong mỹ tục của dân tộc Nếu người tiến hành tố tụng có hành vi trái phápluật gây thiệt hại thì Toà án phải bồi thường và người tiến hành tố tụng có tráchnhiệm bồi hoàn lại cho Toà án theo qui định của pháp luật.

+ Theo Điều 15 BLTTDS, Toà án phải tiến hành xét xử công khai vụ án dânsự, mọi người đều có quyền tham dự Toà án chỉ xử kín trong những trường hợp đặcbiệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bímật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, nhưngviệc tuyên án phải công khai

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng

+ Xác định những người tham gia giải quyết vụ việc dân sự hoặc hỗ trợ Toà ángiải quyết vụ việc dân sự phải vô tư, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kháchquan, đúng đắn.

Trang 8

+ Theo Điều 16 BLTTDS, những người tiến hành tố tụng, người phiên dịchvà người giám định phải vô tư khi tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự Nếu cólý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn thì phải thay đổi

- Thực hiện chế độ hai cấp xét xử

+ Xác định vụ án dân sự có thể được xét xử ở hai cấp, bảo đảm cho việc xét xửđược đúng đắn.

+ Theo Điều 17 BLTTDS, Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử Bản án,

quyết định sơ thẩm của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thẩm Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, khángnghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Bản án, quyết định sơ thẩm không bịkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn BLTTDS qui định thì cóhiệu lực pháp luật Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm

- Giám đốc việc xét xử

+ Xác định quyền hạn, trách nhiệm của Toà án cấp trên trong việc giám sát,đôn đốc hoạt động xét xử của các Toà án cấp dưới, bảo đảm việc áp dụng pháp luậtnghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Theo Điều 18 BLTTDS, Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của các Toà áncấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án các cấp Nộidung của hoạt động giám đốc bao gồm việc thực hiện pháp luật tố tụng và áp dụngpháp luật nội dung trong việc giải quyết vụ việc dân sự

- Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án

+ Xác định rõ giá trị và hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định của Toà án.

+ Theo Điều 19 BLTTDS, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phápluật phải được thi hành; mọi công dân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng bản án, quyếtđịnh của Toà án Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết địnhcủa Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành Toà án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thihành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề việc thi hành nhiệm vụ đó.

Trang 9

- Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

+ Xác định ngôn ngữ dùng trong tố tụng dân sự, bảo đảm chủ quyền dân tộc,bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và đúng đắn

+ Theo Điều 20 BLTTDS, tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án Tòaán phải cử người phiên dịch trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếngViệt.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

+ Xác định quyền hạn, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố

tụng dân sự của Viện kiểm sát, bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thihành án dân sự đúng pháp luật và kịp thời.

+ Theo Điều 21 BLTTDS, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng dân sự, bao gồm kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải xét xử, thi hànhán và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự; thực hiện các quyền yêucầu, kiến nghị, kháng nghị theo qui định của pháp luật; giải quyết những khiếu nại, tốcáo trong tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền; tham gia phiên toà xét xử những vụ án doToà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, phiên họp giải quyết các việcdân sự; tham gia phiên toà hoặc phiên họp giải quyết các vụ việc dân sự mà Việnkiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Toà án

- Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án

+ Xác định trách nhiệm của Toà án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc

chuyển giao các tài liệu, giấy tờ của Toà án, bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dânsự được nhanh chóng và đúng đắn, bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể tố tụng.

+ Theo Điều 22 BLTTDS, Toà án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặcqua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác củaToà án cho những người tham gia tố tụng hoặc những người, cơ quan, tổ chứcliên quan Uỷ ban xã, phường, thị trấn nơi cá nhân cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có

Trang 10

trụ sở có trách nhiệm chuyển giao các tài liệu, giấy tờ cho người tham gia tố tụngtheo yêu cầu của Toà án và thông báo cho Toà án biết kết quả.

- Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức

+ Xác định trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tham gia tốtụng, góp phần bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, kịp thời

+ Theo Điều 23 BLTTDS, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụtham gia tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, kịp thời;việc tham gia tố tụng phải theo đúng theo quy định của BLTTDS.

- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

+ Xác định quyền khiếu nại, tố cáo các cá nhân, cơ quan, tổ chức và tráchnhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếunại, tố cáo trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

+ Theo Điều 24 BLTTDS, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá

nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của người tiến hành tố tụnghoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự Cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịpthời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản cho ngườiđã khiếu nại, tố cáo biết

Tại sao những việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình đều được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự?

Ở Việt Nam,các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau như BLDS, BLLĐ, LTM, LHN&GĐ

Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này đều cùng có tính chất là các quan hệ tài sản,quan hệ nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và tự định đoạt của các chủ thể Do vậy, các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật này phải thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Đối với các vụ việc phát sinh từ quan hệ

Trang 11

pháp luật hình sự, hành chính thì không thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án vì chúng không có cùng tính chất với các quan hệ trên

Chương 2

Thẩm quyền của toà án nhân dân

I KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN1 Khái niệm thẩm quyền dân sự của Toà án nhân dân

- Thẩm quyền dân sự của Toà án nhân dân là thẩm quyền của Toà án trong việc thụlý, giải quyết các vụ việc pháp luật qui định theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Thẩm quyền khác với quyền hạn

- Thẩm quyền của Toà án bao gồm: Thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theolãnh thổ và thẩm quyền của Toà án các cấp.

- ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền của Toà án nhân dân:

+ Tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơquan nhà nước với Toà án, giữa các Toà án với nhau;

+ Góp phần nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự

+ Tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụviệc dân sự,nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự.

+ Tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi ích hợppháp trước tòa án,giảm bớt những phiền phức cho đương sự

Trang 12

+ Xác định những điều kiện về chuyên môn,nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cánbộ ở tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòaán thực hiện được chức năng nhiệm vụ

2 Những cơ sở xác định thẩm quyền.

- Tính chất của vụ việc đơn giản hay phức tạp;

- Sự bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;- Hệ thống tổ chức Toà án;

- Hiệu quả kinh tế của việc giải quyết vụ việc;- Các điều kiện khác.

II Những vụ việc dân sự thuộc Thẩm quyền của tòa án

Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm có: nhữngvụ án dân sự và những việc dân sự.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định củapháp luật về đất đai;

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của phápluật.

b, Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình

- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

Trang 13

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;- Tranh chấp về cấp dưỡng.

c, Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viêncủa công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợpnhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

d, Những tranh chấp về lao động

- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; - Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

2 Những việc dân sự

a, Những yêu cầu về dân sự

- Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng

lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dânsự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sảncủa người đó; yêu cầu tuyên bố một người mất tích, chết; yêu cầu huỷ quyết địnhtuyên bố một người mất tích, chết.

b, Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình

- Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khily hôn;

- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyềnthăm nom con sau khi ly hôn;

- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Trang 14

c, Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại

Toà án có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu liên quan đến việc Trọng tàithương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật vềTrọng tài thương mại.

d, Những yêu cầu về lao động

Toà án có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về lao động trong trường hợppháp luật có qui định.

3 Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài

- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự của Toàán nước ngoài;

- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận quyết định về tài sản trong bản án,quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài;

- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân vàgia đình của Toà án nước ngoài;

- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh,thương mại của Toà án nước ngoài;

- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toàán nước ngoài;

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,thương mại, lao động của Trọng tài nước ngoài.

4 Những vụ việc khác do pháp luật qui định

Toà án có thẩm quyền giải quyết những vụ việc ngoài những vụ việc được quiđịnh trong BLTTDS (nêu trên), nếu pháp luật có qui định.

III Việc phân định thẩm quyền giữa các toà án1.Thẩm quyền của Tòa án các cấp

a, Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Trang 15

- Toà án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ándân sự thuộc thẩm quyền của Toà án, trừ các trường hợp sau:

+ Tranh chấp kinh doanh, thương mại về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằngđường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; tranh chấp về quyền sở hữutrí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợinhuận; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên củacông ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

+ Tranh chấp về lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng laođộng;

+ Tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tưpháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

- Toà án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những việc dân sự thuộc thẩmquyền của Toà án, trừ những trường hợp sau:

+ Việc dân sự về kinh doanh, thương mại và lao động;

+ Việc dân sự về dân sự, hôn nhân và gia đình có đương sự hoặc tài sản ở nướcngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nướcngoài, cho Toà án nước ngoài;

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nướcngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài.

b, Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh

- Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án có đương sự hoặc tài sản ở nướcngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nướcngoài;

- Tranh chấp kinh doanh, thương mại về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằngđường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; tranh chấp về quyền sở hữutrí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi

Trang 16

nhuận; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên củacông ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Tranh chấp về lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng laođộng.

- Việc không công nhận, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyếtđịnh của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài;

- Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấphuyện mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

2 Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

a, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ

- Toà án nơi cư trú, làm việc của bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩmquyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động;

Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơicư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp vềdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

- Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bấtđộng sản.

b, Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ

- Toà án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn

chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyênbố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Toà án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêucầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầuthông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tíchhoặc là đã chết.

- Toà án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩmquyền giải quyết yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết.

Trang 17

- Toà án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài cư trú, làm việc, cótrụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà ánnước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nambản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngcủa Toà án nước ngoài.

- Toà án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, có trụ sở có thẩm quyền giải quyếtyêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tạiViệt Nam.

- Toà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc,có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoàicó thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định củaTrọng tài nước ngoài;

- Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyềngiải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

- Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi lyhôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôicon, chia tài sản khi ly hôn;

- Toà án nơi cư trú, làm việc của một trong các bên thoả thuận về thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoảthuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Toà án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩmquyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặcquyền thăm nom con sau khi ly hôn;

- Toà án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giảiquyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

Trang 18

- Đối với các yêu cầu liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Namthẩm quyền giải quyết của Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật vềTrọng tài thương mại.

3 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

a, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lựa chọn của nguyên đơn

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thểyêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tàisản giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơncó thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giảiquyết;

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án vềtranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làmviệc giải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thểyêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hạigiải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động,bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điềukiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêucầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặcngười có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụnglao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vaitrò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầuToà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

Trang 19

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơncó thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khácnhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giảiquyết

b, Thẩm quyền giải quyết việc dân sự theo lựa chọn của người yêu cầu

- Đối với các yêu cầu về xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân, xác địnhngười mất tích hoặc đã chết, thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú,làm việc hoặc có trụ sở giải quyết;

- Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì người yêu cầu có thể yêu cầuToà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

- Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặcquyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơingười con cư trú giải quyết.

IV Chuyển vụ việc dân sự cho Toà án khác; giải quyết tranh chấp về thẩmquyền; tách và nhập vụ án dân sự

1 Chuyển vụ việc dân sự cho Toà án khác

- Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toàán đã thụ lý thì Toà án ra quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Toà án có thẩmquyền giải quyết Quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Toà án có thẩm quyền giảiquyết được lập thành văn bản và được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan và xoá sổ thụ lý.

- Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại quyết địnhnày trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định Chánh án Toà ánđã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

2 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

Trang 20

- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong cùng mộttỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án nhân dân cấp tỉnhdo Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.

3 Nhập và tách vụ án

- Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệtthành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ ánbảo đảm đúng pháp luật Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhauthành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảođảm đúng pháp luật.

- Khi nhập hoặc tách vụ án, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định bằng vănbản và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trang 21

Chương 3:

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và Người tham gia tố tụng Dân sự

I Cơ quan tiến hành tố tụng

1 Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng

- Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuântheo pháp luật của các hoạt động đó

- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sựphải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

- Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân.

+ Tòa án nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện xét xử các vụ án vàcác việc khác theo qui định của pháp luật

+ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng thực hành quyền công tốvà kiểm sát các hoạt động tư pháp theo qui định của Hiến pháp và pháp luật

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

a, Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân

- Toà án có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự là chủ yếu

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Toà án trong việc giải quyết các vụ việc dânsự được qui định tại các điều 13, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32; 85; 95; 99; 101; 101;146; 167; 168; 174; 180; 182; 380; 382 và một số điều luật khác của BLTTDS

b, Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân

- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là kiểm sát tuân theopháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, bảo đảm choviệc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự kịp thời đúng pháp luật

Trang 22

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sựđược qui định tại các điều 21, 39, 146, 207, 252, 262, 292, 379 và một số điều luậtkhác của BLTTDS

II Người tiến hành tố tụng

1 Khái niệm người tiến hành tố tụng dân sự

- Người tiến hành tố tụng là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việcgiải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa các hoạt động đó.

- Trong tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng dân sự có nhiều quyền hạn,nhưng về nguyên tắc phải thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quiđịnh của pháp luật Người tiến hành tố tụng dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệthại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy địnhcủa pháp luật sau khi Toà án đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

- Những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên.

+ Chánh án Toà án là người tiến hành tố tụng đứng đầu Toà án, tổ chức và chịutrách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án Trong tố tụng dân sự,Chánh án Toà án cũng có thể trực tiếp tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự như cácThẩm phán khác

+ Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo qui định của phápluật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyềncủa Tòa án Trong tố tụng dân sự, Thẩm phán là người tiến hành tố tụng chủ yếu Thẩmphán tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự

+ Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo qui định củapháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩmquyền của Tòa án Khác với thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không phải là ngườithuộc biên chế Toà án, do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ Tuy cũnglà người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ ándân sự, nhưng Hội thẩm nhân dân không tham gia giải quyết tất cả các vụ việc dân sự

Trang 23

và tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xửvụ án dân sự ở tại phiên toà sơ thẩm Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngangquyền với thẩm phán, độc lập và phải tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

+ Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntrong việc ghi các biên bản tố tụng Trong tố tụng dân sự, Thư ký Toà án tiến hành tốtụng theo sự phân công của Chánh án Toà án và Thẩm phán.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng đứng đầu Viện kiểmsát, tổ chức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Việnkiểm sát Trong tố tụng dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiếnhành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sựvà thi hành án dân sự như các kiểm sát viên khác

+ Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo qui định củapháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việctuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theosự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng

a, Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án

- Chánh án Toà án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức xét xử và trực tiếp xét xửvụ việc dân sự.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chánh án Toà án trong tố tụng dân sự đượcqui định tại các điều 40, 172, 125, 257, 285, 382, 401 và một số điều luật khác củaBLTTDS

b, Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

- Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thẩm phán trong tố tụng dân sự được qui địnhcụ thể tại các điều 41, 85, 100, 173, 184 và các điều khác của BLTTDS

c, Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân

Trang 24

- Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia Hội đồng xét xử giải quyếtvụ việc dân sự.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sựđược qui định tại các điều 11, 12, 42, 222, 236 của BLTTDS

d, Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án

- Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn ghi các biên bản tố tụng là chủ yếu.- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án được qui định tại các điều 43, 148,186, 211 của BLTTDS

đ, Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát

- Viện trưởng Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức kiểm sát và thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát của Kiểm sát viên

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện trưởng Viện kiểm sát trong tố tụng dânsự được qui định tại các điều 44, 51, 285, 307, 395 và một số điều luật khác củaBLTTDS

e, Nhiệm vụ, quyền hạn Kiểm sát viên

- Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là kiểm sát việc tuân theopháp luật trong tố tụng dân sự.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự được quiđịnh tại các điều 45, 207, 234, 271 và các điều khác của BLTTDS

4 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng

a, Căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng

- Căn cứ thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân được qui định tại Theo Điều46 và Điều 47 BLTTDS.

- Căn cứ thay đổi Kiểm sát viên được qui định tại Điều 46 và Điều 48 củaBLTTDS; căn cứ thay đổi Thư ký Toà án được qui định tại Điều 46 và Điều 49 củaBLTTDS

b, Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng

Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng được qui định tại Điều50, Điều 51 BLTTDS

Trang 25

III Người tham gia tố tụng dân sự

1 Khái niệm người tham gia tố tụng dân sự

- Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việcdân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợToà án trong việc giải quyết vụ việc dân sự

- Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tốtụng Thành phần những người tham gia tố tụng gồm có: Đương sự, người đại diệncủa đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làmchứng, người giám định và người phiên dịch(1).

2 Đương sự trong trong vụ việc dân sự

a, Khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự

- Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vựcmình phụ trách

- Đương sự là thành phần chủ yếu của vụ việc dân sự

- Các đương sự trong vụ việc dân sự gồm có: Nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người có liên quantrong việc dân sự.

+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng khởi kiện vụ ándân sự hoặc được tổ chức, cá nhân khác khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu Toà án bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện dobị nguyên đơn hoặc bị tổ chức, cá nhân khác khởi kiện theo qui định của pháp luật.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham giatố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền lợicủa mình.

(1) Theo chúng tôi người định gía t i sà BLTTDS ản cũng phải được coi l ngà BLTTDSười tham gia tố tụng; người yêu cầu, người cóliên quan trong việc dân sự cũng phải được coi l à BLTTDS đương sự.

Trang 26

+ Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầuToà án giải quyết việc dân sự.

+ Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vào việc dân

sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những những vấn đề

liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.

b, Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng của đương sự

- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng đương sự có các quyền vànghĩa vụ tố tụng dân sự do pháp luật quy định

+ Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là điều kiện đầu tiên (điều kiện cần) đểmột chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự

+ Trong tố tụng dân sự, các chủ thể có năng lực pháp luật tố tụng dân sự nhưnhau

- Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng đương sự bằng hành vi củamình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự

+ Năng lực hành vi tố tụng dân sự là điều kiện đủ để một chủ thể tham gia vàoquan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

+ Điều 57 BLTTDS qui định năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sựtheo hướng:

Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố

tụng dân sự, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vidân sự hoặc pháp luật có qui định khác

Đương sự là người chưa đủ mười tám tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi dân

sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham

gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản của mình thìcó năng lực hành vi tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặcquan hệ dân sự đó

c, Quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự

Trang 27

- Pháp luật qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của đương sự bảo đảm chođương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, bảo đảm việcgiải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.

- Về nguyên tắc các đương sự có các quyền, nghĩa vụ tố tụng ngang nhau; Toàán có trách nhiệm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện được các quyền và nghĩavụ tố tụng của họ

- Các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự được qui định tại các điều,từ Điều 58 đến Điều 61 BLTTDS.

- Các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự còn được kế thừa trong trườnghợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức chấm dứt hoạt động, giải thể, hợpnhất, sát nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức

3 Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

a, Khái niệm người đại diện của đương sự

- Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sựthực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đươngsự trước Toà án.

- Người đại diện của đương sự phải là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dânsự.

- Các đại diện của đương sự gồm có: Người đại diện theo pháp luật, người đạidiện do Toà án chỉ định và người đại diện theo uỷ quyền

+ Người đại diện theo pháp luật là người đại diện theo qui định của pháp luật,tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự

+ Theo Điều 73 BLTTDS, người đại diện theo pháp luật qui định trong BLDSlà người người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 150 BLDS)

+ Những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sựqui định tại Điều 75 BLTTDS

- Người đại diện do Toà án chỉ định là người đại diện theo sự chỉ định của Toàán, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Trang 28

+ Việc Toà chỉ định người đại diện cho đương sự bảo đảm quyền bảo vệ quyềnlợi, ích hợp pháp của đương sự trước Toà án.

+ Toà án chỉ được chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợpđương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diệnhoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp khôngđược đại diện cho họ.

- Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện theo sự uỷ quyền của đươngsự, tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

+ Đương sự có thể uỷ quyền cho người đại diện trong các loại việc, trừ việc xinly hôn thì đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tốtụng

+ Những người sau không được tham gia tố tụng đại diện cho đương sự quiđịnh tại Điều 76 BLTTDS.

+ Đương sự có quyền tham gia tố tụng bổ sung cho hoạt động của người đạidiện Trong trường hợp cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự cùng tham gia tố tụng vớingười đại diện của họ.

- Việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự theo qui định tại Điều 77BLTTDS và Điều 156, Điều 157 BLDS.

b, Quyền và nghĩa vụ của người đại diện

- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Toà án chỉ định được thựchiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà mình đại diện để bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp cho đương sự (Điều 74)

- Người đại diện theo uỷ quyền được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng

của đương sự trong phạm vi uỷ quyền (Điều 74)

4 Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụngtheo yêu cầu của đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự tham gia tố tụng từ khi được đương sựyêu cầu bảo vệ quyền lợi cho họ và được Toà án chấp nhận

Trang 29

- Những người không được tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyềnlợi cho đương sự gồm có: Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bị kết ánnhưng chưa được xoá án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơsở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục và quản chế hành chính, là cán bộ, công chứctrong ngành Toà án, Kiểm sát, Công an

- Quyền và nghĩa vụ của đương sự được qui định tại Điều 64 BLTTDS.

- Việc thay đổi, chấm dứt việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự do hai bên quyếtđịnh hoặc trong trường hợp người bảo vệ quyền lợi của đương sự chết, mất năng lựchành vi dân sự hoặc trong trường hợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chứcchấm dứt hoạt động

Trang 30

- Người phiên dịch là người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ khác ra tiếng Việtvà ngược lại.

- Người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm, người điếcnếu biết được dấu hiệu của họ cũng có thể được Toà án chấp nhận là người phiên dịchcho người câm, người điếc đó

- Người phiên dịch tham gia tố tụng theo sự thoả thuận lựa chọn của các bênđương sự và được Toà án chấp nhận hoặc tham gia tố tụng theo yêu cầu của Toà án

- Các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người phiên dịch được qui định cụ thể tạiĐiều 70 BLTTDS.

- Việc thay đổi người phiên dịch được thực hiện như việc thay đổi người giámđịnh

Trang 31

Chương 4:

Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự

I Chứng minh trong tố tụng dân sự1 Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh

a, Khái niệm chứng minh

- Chứng minh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lýlẽ”(1)

- Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụnglàm rõ những sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự

- Hoạt động chứng minh của các chủ thể thực hiện theo đúng qui định của phápluật tố tụng dân sự.

b, ý nghĩa của chứng minh

- Bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự;- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án;

- Phát huy được tác dụng giáo dục của công tác xét xử

- Tuỳ theo vị trí tố tụng của mình mà mỗi chủ thể chứng minh có những quyền,nghĩa vụ chứng minh nhất định

3 Nghĩa vụ chứng minh

- Các chủ thể chứng minh có nghĩa vụ chứng minh Nếu các chủ thể khôngthực hiện đúng nghĩa chứng minh được thì phải chịu hậu quả của việc không chứngminh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó theo qui định của pháp luật

(1) Từ điển tiếng Việt , Nxb Đ Nà BLTTDS ẵng-Trung tâm từ điển học, năm 1998, trang 186

Trang 32

- Nghĩa vụ chứng minh của đương sự:

+ Đương sự là chủ thể có nghĩa vụ chủ yếu trong việc chứng minh làm rõnhững sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa họ.

+ Các đương sự có quyền, nghĩa vụ chứng minh như nhau

- Nghĩa vụ chứng minh của cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người khác

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh như nguyênđơn.

+ Cá nhân, tổ chức khởi kiện có nghĩa chứng minh làm rõ những sự kiện pháplý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa các đương sự.

- Nghĩa vụ chứng minh của người đại diện của đương sự

+ Người đại diện của đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ chứng minh củađương sự.

+ Tuỳ loại đại diện mà người đại diện của đương sự có quyền nghĩa vụ chứngminh khác nhau

- Nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

+ Mục đích tham gia tố tụng của họ là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự nên họ có nghĩa vụ chứng minh

+ Hoạt động chứng minh của họ cũng làm rõ những cơ sở yêu cầu, phản đốiyêu cầu của đương sự.

- Nghĩa vụ chứng minh của Toà án

+ Để quyết định giải quyết vụ việc dân sự có sức thuyết phục Toà án phải làmrõ cơ sở quyết định của mình Chứng minh theo nghĩa rộng, Toà án có nghĩa vụchứng minh

+ Hoạt động chứng minh của Toà án chủ yếu làm rõ cơ sở quyết định của mìnhvà trong trường hợp cần thiết Toà án cũng chứng minh làm rõ những sự kiện pháp lýlàm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp lý giữa các đương sự.

Trang 33

- Ngoài các chủ thể trên, người làm chứng cũng có nghĩa vụ chứng minh thôngtin họ đưa ra là có thực; người giám định có nghĩa vụ chứng minh cơ sở kết luận giámđịnh của mình.

4 Đối tượng chứng minh

- Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện của vụ việc dânsự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

- Đối tượng chứng minh được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu, phản yêu cầu củađương sự và qui phạm pháp luật nội dung áp dụng giải quyết vụ án

5 Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

- Là những tình tiết, sự kiện Toà án được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự màkhông phải chứng minh nên không thuộc đối tượng chứng minh.

- Điều 80 BLTTDS qui định những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứngminh:

+ Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừanhận;

+ Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định củaToà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđã có hiệu lực pháp luật;

+ Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng,chứng thực hợp pháp.

+ Những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra mà bên đương sự nàyhoặc người đại diện của họ thừa nhận hoặc không phản đối.

II Chứng cứ trong tố tụng dân sự

1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chứng cứ

Trang 34

b, Các đặc điểm của chứng cứ- Chứng cứ có tính khách quan.- Chứng cứ có tính liên quan.- Chứng cứ có tính hợp pháp.c, Phân loại chứng cứ

- Chứng cứ được chia thành các loại khác nhau tuỳ theo các chứng cứ đượcphân loại theo cách nào

- Việc phân loạị, gọi chứng cứ dưới những tên khác nhau không làm thay đổi đượcgiá trị chứng minh của chứng cứ mà chỉ tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng chứng cứ tronggiải quyết vụ việc dân sự và đưa ra những qui định về nó.

2 Nguồn chứng cứ và phương tiện xác định chứng cứ

3 Giao nộp, cung cấp chứng cứ

- Đương sự có quyền, nghĩa vụ giao nộp cho Toà án các chứng cứ

(1) Theo Điều 82 BLTTDS thì đây l nguà BLTTDSồn chứng cứ, nhưng theo chúng tôi chúng l phà BLTTDSương tiện xác định chứng cứ(phương tiện chứng minh) Tại Điều 64 BLTTHS cũng qui định chúng l nguà BLTTDSồn chứng cứ.

Trang 35

- Việc giao nộp chứng cứ có thể được tiến hành trong quá trình Toà án giải quyếtvụ việc dân sự và theo thủ tục qui định tại Điều 84, Điều 94 BLTTDS.

+ Trưng cầu giám định;

+ Quyết định định giá tài sản;+ Xem xét, thẩm định tại chỗ;+ Uỷ thác thu thập chứng cứ;

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìnđược hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

- Thủ tục thu thập chứng cứ được qui định cụ thể tại các điều, từ Điều 85 đếnĐiều 94 BLTTDS

- Đương sự có quyền khiếu nại với Viện kiểm sát về quyết định áp dụng biệnpháp thu thập chứng cứ của Toà án Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh,thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự.

5 Bảo quản, bảo vệ chứng cứ

- Chứng cứ phải được bảo quản trong suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự,không để bị mất, thất lạc hoặc giảm giá trị chứng minh Việc bảo quản chứng cứ đượcthực hiện theo Điều 95 BLTTDS.

- Nếu có hành vi xâm phạm chứng cứ, chứng cứ có thể bị tiêu huỷ thì phải bảovệ để giữ giá trị chứng minh của chứng cứ Việc bảo vệ chứng cứ được thực hiện theoĐiều 98 BLTTDS.

6 Đánh giá và sử dụng chứng cứ

- Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác Toà ánphải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trịpháp lý của từng chứng cứ.

Trang 36

- Mọi chứng cứ được sử dụng đều phải được công bố và sử dụng công khai, trừtrường hợp chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dântộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầuchính đáng của đương sự

Trang 37

Học phần 2

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰChương 7:

Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

I khởi kiện vụ án dân sự

1 Khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự

a, Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

- Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác theo quiđịnh của pháp luật nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình hay của người khác

- Những người có quyền khởi kiện gồm có:

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặcngười đại diện hợp pháp của họ;

+ Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởikiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp Luật hôn nhân và gia đình quyđịnh;

+ Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao độngtrong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động dopháp luật quy định;

+ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyềnkhởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước thuộc lĩnh vực mình phụ trách

b, ý nghĩa của khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự

- Là phương thức để các chủ thể bảo vệ các quyền dân sự của mình hay củangười khác khi bị xâm phạm;

- Là cơ sở phát sinh quá trình tố tụng dân sự;

- Góp phần giáo dục pháp luật, duy trì trật xã hội và tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa.

Trang 38

2 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

- Người khởi kiện phỉa có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo qui định của phápluật Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có năng lực hành vi tố tụng.

- Việc được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của Tòa án Đối với những việcpháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước Toà án mới được giảiquyết, thì chỉ được khởi kiện đến Toà án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết, nhưtranh chấp về quyền sử dụng đất; tranh chấp bồi thường thiệt hại do công chức,viênchức nhà nước, do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.v.v.

- Việc được khởi kiện phải chưa có bản án, quyết định giải quyết của Toà án,trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật như đối với việc cấp dưỡng, ly hôn.v.v.

- Việc được khởi kiện phải chưa hết thời hiệu khởi kiện.

Ngoài ra, người khởi kiện phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởikiện, phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn.

3 Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan,tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan vớinhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

- Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơquan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật cóliên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do BLTTDS qui định có thể khởikiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luậthoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụán.

4 Hình thức khởi kiện vụ án dân sự

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự phải làm đơn khởi kiện.Đơn khởi kiện phải có các nội dung theo qui định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS.

Trang 39

- Người khởi kiện vụ án dân sự có thể trực tiếp nộp đơn đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo tại Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hoặc gửi đến Toà án quabưu điện.

II Thụ lý vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện1 Thụ lý vụ án dân sự

a, Khái niệm và ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự

- Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổthụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

- Thụ lý vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xemxét và vào sổ thụ lý vụ án.

- Thụ lý vụ án dân sự cùng với việc khởi kiện làm phát sinh vụ án dân sự tạiToà án và đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết; thời điểm thụ lý vụ án là mộttrong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng

b, Thủ tục thụ lý vụ án dân sự

- Toà án nhận đơn khởi kiện vào sổ nhận đơn và xem xét.

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong trường hợp đơn khởi kiệnkhông có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS

- Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện.- Toà án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.

- Toà án chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho ngườikhởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác; trả lại đơn khởikiện cho người khởi kiện, nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

2 Trả lại đơn khởi kiện

a, Những trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện

- Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:+ Thời hiệu khởi kiện đã hết;

+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vitố tụng dân sự;

Trang 40

+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừtrường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mứccấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòinhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủđiều kiện khởi kiện;

+ Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của BLTTDS màngười khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý dochính đáng;

+ Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

- Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lạiđơn khởi kiện.

b, Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tàiliệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại vớiChánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trảlại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải giải quyết khiếu nại.

Ngày đăng: 13/07/2024, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w