ITS Intelligent Transport System là sự ứng dụng công nghệ cao điện tửtin học và viễn thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.ITS được coi là một hệ thống lớn, trong đó
ĐẶT VẦN ĐỀ
Ngày nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, tốc độ đô thị hoá ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của con người ngày càng cao Tuy nhiên cở sở hạ tầng, hệ thống giao thông hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó Hiện tượng ùn tắc xảy ra thường xuyên, liên tục trên hầu khắp các tuyến phố, môi trường ngày càng ô nhiễm Hàng ngày cũng xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm Trước sự bức bách đó đòi hỏi phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề nói trên Hệ thống giao thông thông minh (ITS- Intelligent Transport System) đã được ra đời để đáp ứng hiện thực đó.
Tại các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…, khái niệm “Hệ thống giao thông thông minh” không còn xa lạ Cụ thể, đó là việc đưa công nghệ cao của thông tin - truyền thông ứng dụng vào cơ sở hạ tầng và trong phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô), tối ưu hoá quản lý, điều hành nhằm giảm thiểu ùn tắc, tai nạn, tăng cường năng lực vận tải hành khách… Tất cả những thứ đó đã giúp cải thiện rõ rệt tình hình giao thông Con người ngày được thoải mái hơn khi đi ra đường không còn chứng kiến những cảnh tắc đường cả cây số.
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.3 Nhiệm vụ của đề tài 2.4 Ý nghĩa của đề tài CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) 1 Khái niệm về hệ thống giao thông thông minh
+ Tìm hiểu về hệ thống giao thông thông minh (ITS) tại các nước Tây Âu như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ.
+ Tìm hiểu những ứng dụng của hệ thống ở Việt Nam
+ Khai thác những tài liệu hiện có về giao thông thông minh hiện nay.
+ Sử dụng những ứng dụng đã được thực hiện và thành công ở cả Tây Âu và trong nước
+ Tiến hành thử nghiệm trong phạm vi nhỏ có thể thực hiện được rồi dần dần áp dụng rộng rãi.
2.3 Nhiệm vụ của đề tài.
+ Nghiên cứu tổng quan về hệ thống giao thông thông minh.
+ Nghiên cứu những ứng dụng của hệ thống tại các nước Tây Âu.
+ Tìm hiểu những ứng dụng của hệ thống ở Việt Nam hiện nay và khả năng áp dụng trong tương lai sẽ góp phần gì cho việc cải thiện tình hình giao thông.
Với tình hình giao thông hiện nay, sử dụng hệ thống giao thông thông minh là một trong những đòi hỏi cấp thiết cần được quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng.
Hệ thống giao thông thông minh là một trong những hệ thống an toàn và cần thiết cho chúng ta hiện nay.
Tại Việt Nam, hệ thống giao thông thông minh đã xuất hiện từ khá lâu nhưng còn nhỏ lẻ và chưa hiệu quả
Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và đô thị hoá đang diễn ra Tìm hiểu cách các nước Tây Âu sử dụng ITS có thể giúp Việt Nam tùy chỉnh và áp dụng giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể và hạ tầng giao thông của mình.
ITS có khả năng giảm tắc đường, ùn tắc, và tai nạn giao thông, từ đó giúp cải thiện hiệu suất và an toàn giao thông Việc áp dụng ITS tại Việt Nam có thể giúp giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông đáng tiếc, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tổn thất.
ITS cũng có tiềm năng giảm thiểu tác động của giao thông đến môi trường, bằng cách làm giảm lưu lượng xe cộ và tối ưu hóa hệ thống giao thông. Điều này có thể giúp Việt Nam đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trường và làm giảm ô nhiễm.
Vì tất cả những lý do trên mà nhóm sinh viên chúng em đã mạnh dạn bắt tay vào chọn đề tài nghiên cứu: “Hệ thống giao thông thông minh (ITS-
Intelligent Transport System) tại các nước Tây Âu và liên hệ những ứng dụng đó với Việt Nam”.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
THÔNG MINH (ITS) 1 Khái niệm về hệ thống giao thông thông minh.
ITS (Intelligent Transport System) là sự ứng dụng công nghệ cao điện tử tin học và viễn thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.
ITS được coi là một hệ thống lớn, trong đó con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau ITS được hoạch định để giảm bớt tắc nghẽn giao thông, bảo đảm an toàn, giảm nhẹ những tác động xấu tới môi trường, tăng cường năng lực vận tải hành khách Không những trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ITS còn được áp dụng với hàng không, đường sắt, đường sông và cả trong đường biển; song đa dạng và hiệu quả hơn cả vẫn là trong giao thông vận tải đô thị.
Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là hệ thống giao thông được áp dụng hoàn hảo công nghệ tiên tiến và phần mềm máy tính vào các thiết bị kiểm soát, chỉ dẫn, điều khiển, thông tin liên lạc để nâng cao năng lực giao thông trên các tuyến đường cũng như trong các loại hình vận tải Sự định nghĩa đơn giản này đã và đang có những thay đổi tốt trong công tác vận hành, quản lý hệ thống giao thông nói chung và giao thông đô thị nói riêng ở một số nước trên thế giới.
Những thành tựu và kinh nghiệm quý báu đó rất đáng để chúng ta nghiên cứu,học tập, tham quan, vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ITS TẠI CÁC NƯỚC TÂY ÂU 1 1960-1970
Thập kỷ 1990
Những năm 1990 là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của giao thông thông minh (Intelligent Transportation Systems - ITS) tại Tây Âu Trong giai đoạn này, các công nghệ và hệ thống ITS đã trở nên phổ biến hơn và được triển khai rộng rãi Dưới đây là một số phát triển quan trọng trong lĩnh vực này:
Hệ thống thu phí điện tử: Trong những năm 1990, các hệ thống thu phí điện tử (Electronic Toll Collection - ETC) đã xuất hiện tại một số quốc gia Tây Âu, giúp giảm kẹt xe tại các trạm thu phí và tăng hiệu quả quản lý giao thông trên các con đường có thu phí.
Hệ thống định vị GPS: Công nghệ GPS đã trở nên phổ biến hơn, giúp người lái xe dễ dàng xác định vị trí của họ và tìm đường đi tốt nhất Các hệ thống định vị GPS đã bắt đầu được tích hợp vào các phương tiện giao thông và thiết bị di động.
Hệ thống thông tin giao thông trực tuyến: Các hệ thống thông tin giao thông trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ Người dùng có thể truy cập thông tin về tình hình giao thông thời gian thực qua các trang web, ứng dụng di động và trạm phát thanh, giúp họ lựa chọn đường đi tốt nhất và tránh kẹt xe.
Hệ thống quản lý đô thị thông minh: Một số thành phố ở Tây Âu đã triển khai các hệ thống quản lý đô thị thông minh để tối ưu hóa quản lý giao thông, đèn đường, và dịch vụ công cộng Công nghệ này giúp cải thiện an toàn giao thông và hiệu suất hệ thống giao thông công cộng.
Phát triển xe điện: Trong những năm 1990, xe điện và công nghệ liên quan đến xe điện đã trở nên phổ biến hơn Các hệ thống sạc điện đã được triển khai rộng rãi, và các biện pháp khuyến khích việc sử dụng xe điện đã được áp dụng.
Những phát triển trong giai đoạn này đã đánh dấu sự gia tăng về sự nhận thức và triển khai của giao thông thông minh tại Tây Âu, và đã mở ra cơ hội cho việc tối ưu hóa giao thông, giảm kẹt xe, và cải thiện an toàn và hiệu suất giao thông.
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) TẠI TÂY ÂU 1 Ứng dụng ITS tại Bỉ
Bãi Đỗ Xe Thông Minh 1.2 Hệ thống quản lý đèn tín hiệu 1.3 Hệ thống gửi cảnh báo tới xe ô tô (V2X - Vehicle-to-Everything) CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) TẠI VIỆT NAM 1 Ứng dụng ITS ở Việt Nam 2 Các ứng dụng ITS ở Việt Nam hiện nay 2.1 Đưa hệ thống ITS vào đường cao tốc
Bãi đỗ xe thông minh là hệ thống bãi để xe ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát các phương tiện ra vào Đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa thẻ từ ra vào và Camera giám sát, cảm biến an toàn, chốt bảo vệ, bảng LED điều khiển,
Thay vì sử dụng vé giấy truyền thống, hệ thống kiểm soát xe ra vào một cách tự động, chính xác, nhanh chóng và đầy đủ thông tin nhờ số hóa: Số vé, biển số, hình ảnh xe, hình ảnh tài xế,
Theo một nghiên cứu gần đây, hơn 25% phương tiện phải lái xe quanh các thành phố tại BỈ để tìm kiếm chỗ đậu xe Việc triển khai công nghệ thông minh nhằm giải quyết vấn đề này, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành, đơn giản hóa luồng giao thông đô thị.
Khác với bãi đỗ xe truyền thống, bãi đỗ xe thông minh có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn:
Theo dõi, kiểm soát và quản lý số lượng xe ra vào chặt chẽ và nhanh chóng.
Giảm thiểu tỷ lệ mất cắp, phá hoại, đảm bảo an toàn tài sản.
Thuận tiện trích xuất thông tin, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn.
Hạn chế tình trạng kẹt xe tại bãi đỗ trong giờ cao điểm.
Thẻ từ có mã số riêng, khó làm giả, đảm bảo tính bảo mật.
Tối ưu chi phí và tiết kiệm nhân lực quản lý, vận hành.
Quản lý doanh thu hiệu quả và đảm bảo được độ chính xác nhờ trích xuất dữ liệu, lập báo cáo nhanh chóng.
Hệ thống quản lý xe ở các bãi giữ phải có một phần mềm quản lý bãi đỗ xe cùng với các thiết bị được kết nối và quản lý với nhau:
Thẻ từ hay còn gọi là thẻ thông minh Các thẻ từ này có gắn chip nhỏ có chức năng ghi nhớ biển số xe và rất đảm bảo tính chính xác, an toàn lại tiết kiệm chi phí in vé giấy.
Camera giám sát và kiểm soát mọi vấn đề Camera làm nhiệm vụ chụp lại biển số xe, hình ảnh người điều khiển và màu sắc xe giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Máy đọc thẻ: Máy đọc này để kiểm soát vé vòa ra.
Một hệ thống máy tính cùng phần mềm quản lý: Phần mềm này được cài đặt để quản lý bãi đỗ xe thông minh bằng việc lưu lại đăng ký thẻ xe, hình ảnh, thống kê doanh thu, cài đặt các loại cước phí …
Gờ giảm tốc: Với các bãi đỗ xe có lưu lượng xe cao như các trung tâm thương mại thì đây là thứ rất cần.
Barrier tự động : Thiết bị này giúp việc vận hành luôn an toàn, nhanh chóng.
1.2 Hệ thống quản lý đèn tín hiệu
Trong thực tế, hệ thống đèn giao thông thông minh không thể khắc phục hoàn toàn tất cả các vấn đề giao thông đường bộ như tắc nghẽn, tai nạn và vi phạm Tuy nhiên, chúng là một biện pháp phòng ngừa tốt hơn nhiều so với đèn giao thông truyền thống. Đối với các thành phố thông minh, công nghệ đèn giao thông thông minh mang lại những lợi ích như:
Giảm thời gian đi lại: Người dân chi tiêu rất nhiều thời gian mỗi năm để chờ đèn giao thông Các biện pháp kiểm soát thông minh hơn có thể giúp người dân và các tiện vận chuyển hàng hóa di chuyển nhanh hơn, thuận tiện hơn qua các tuyến đường trong thành phố.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải: Trung bình, mỗi chiếc ô tô chạy không tải phát ra 30 triệu tấn CO2 vào khí quyển hàng năm.
Thời gian chờ đợi và ùn tắc giao thông giảm xuống giúp góp phần hạn chế ô nhiễm không khí.
Ít tai nạn trên đường: 90% tai nạn đường bộ xảy ra chủ yếu do vi phạm an toàn giao thông (ATGT) Hệ thống đèn giao thông thông minh giúp đi lại thuận tiện hơn, đồng thời ghi nhận các trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Tăng lượng người sử dụng phương tiện công cộng: Các làn đường, tín hiệu ưu tiên cho giao thông công cộng sẽ thu hút nhiều cư dân sử dụng dịch vụ hơn.
1.3 Hệ thống gửi cảnh báo tới xe ô tô (V2X - Vehicle-to-Everything)
Vehicle-to-everything (V2X) là giao tiếp giữa phương tiện và bất kỳ thực thể nào có thể ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi phương tiện Đây là một hệ thống liên lạc dành cho xe cộ kết hợp các loại giao tiếp cụ thể khác như V2I (vehicle-to-infrastructure – từ phương tiện đến cơ sở hạ tầng), V2N (vehicle-to- network – từ phương tiện đến mạng lưới), V2V (vehicle-to-vehicle – từ phương tiện đến phương tiện), V2P (vehicle-to-pedestrian – từ phương tiện đến người đi bộ) , V2D (vehicle-to-device – xe đến thiết bị). Động lực chính của V2X là an toàn đường bộ, hiệu quả giao thông, tiết kiệm năng lượng và giám sát hàng loạt NHTSA Hoa Kỳ ước tính số vụ tai nạn giao thông sẽ giảm tối thiểu 13% nếu hệ thống V2V được triển khai, giúp giảm 439.000 vụ va chạm mỗi năm Có hai loại công nghệ giao tiếp V2X tùy thuộc vào công nghệ cơ bản đang được sử dụng: (1) dựa trên mạng WLAN và (2) dựa trên mạng di động (Cellular network).
Vehicle-to-infrastructure (V2I) – Xe đến cơ sở hạ tầng là mô hình giao tiếp cho phép xe chia sẻ thông tin với các thành phần hỗ trợ hệ thống giao thông của một quốc gia Các thành phần như vậy bao gồm đầu đọc và camera RFID trên cao, đèn giao thông, vạch kẻ đường, đèn đường, biển báo và đồng hồ đỗ xe.
Giao tiếp V2I thường là không dây và hai chiều: dữ liệu từ các thành phần cơ sở hạ tầng có thể được gửi tới phương tiện qua mạng ad hoc và ngược lại Tương tự như giao tiếp giữa xe với xe (V2V), V2I sử dụng tần số giao tiếp tầm ngắn (DSRC) chuyên dụng để truyền dữ liệu.
Vehicle-to-Network (V2N) – Xe đến mạng lưới cho phép cả truyền thông quảng bá và unicast diễn ra giữa các phương tiện và hệ thống quản lý V2X cũng như V2X AS (Máy chủ ứng dụng) Điều này đạt được bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng mạng LTE và E-UTRA Các phương tiện có thể nhận được cảnh báo phát sóng về các vụ tai nạn ở xa hơn trên đường hoặc cảnh báo về tắc nghẽn hoặc hàng đợi trên tuyến đường đã lên kế hoạch
Các ứng dụng ITS ở Việt Nam trong tương lai
2.2.1 Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh.
Sản phẩm gồm 5 hệ thống:
Thiết bị đo, đếm xe trên đường sử dụng công nghệ xử lý ảnh: Khi các số liệu về dòng xe được tự động thu nhập thì một loạt bài toán giao thông sẽ được giải như : điều chỉnh chu kì đèn tín hiệu, phân làn, phân tuyến kịp thời tránh ách tắc…
Thiết bị kiểm soát hành trình off-line dựa trên công nghệ định vị toàn cầuGPS, có chức năng như một hộp đen, tự động thu nhập các thông ti về vị trí, tốc độ xe trong suốt hành trình Sau khi kết thúc hành trình có thể lấy số liệu ra để quản lý và kiểm tra xem xe có chạy, đỗ đúng hành trình với tốc độ quy định hay không.
Thiết bị thu và truyền dữ liệu on-line kết hợp GPS va GSM Thiết bị gồm 2 môđun, 1 đặt trên xe và 1 đặt tại trung tâm điều hành Việc truyền dữ liệu qua laị được thực hiện thông qua hệ thống thông tin di động GMS Gía thành sản phẩm thấp hơn so với các sảm phẩm nước ngoài tương đương
Phần mềm quản lý các phương tiện vận tải công cộng (như xe buýt).
Hình 8: Phần mềm quản lý xe buýt.
Phần mềm mô phỏng hệ thống giao thông VTSIM cho phép mô phỏng hành vi các phương tiện giao thông trong thành phố Với phần mềm này có thể giải quyết bài toán phân làn, phân luồng giao thông một cách khoa học trước khi đưa ra hiện trường.
Hình 9: Mô phỏng dòng giao thông bằng phần mềm VTSIM.
2.2.2 Hệ thống tự động báo kẹt xe.
Công trình nghiên cứu mang tên: “Hệ thống cảnh báo và điều khiển giao thông” gồm một chương trình mô phỏng, một hệ thống thiết bị cảm biến đo lường, các bảng thông báo bằng đèn LED về tình trạng kẹt xe, một hệ thống nhận tin nhắn, cuộc gọi và trả lời các tin nhắn, cuộc gọi này Khi nhìn vào bảng thông báo đặt trên đường, người tham gia giao thông có thể biết được nơi nào đang kẹt xe Qua hệ thống tin nhắn, người tham gia giao thông cũng được tư vấn đi hướng nào để tránh kẹt xe Nhận biết kẹt xe bằng cảm ứng Thiết bị cảm ứng được thiết kế đặc biệt tại các điểm nóng hay xảy ra tình trạng kẹt xe để theo dõi.
Khi xe cộ đi ngang qua những vị trí này, sức nặng và từ tính phát ra từ các phương tiện này sẽ được nhận biết và báo về hệ thống xử lý trung tâm qua một hệ thống thông tin liên lạc Sau đó các thông tin sẽ được xử lý và hiển thị ở các
“thiết bị đầu ra” như màn hình, tin nhắn, điện thoại,…để thông báo đến người tham gia giao thông.
Hình 10: Hệ thống báo nghẽn và cách xe tránh nghẽn.
3 Hệ thống quản lý giao thông (Traffic Management System).
Phần mềm trung tâm của Hệ thống quản lý giao thông (Traffic Mangement System-TMS) là phần mềm Siemns SI –Traffic Concert Hệ thống được vận hành từ hai trung tâm (đề phòng một trong hai trung tâm bị lỗi) lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau gồm các camera giám sát, tín hiệu giao thông, các camera phát hiện, thiết bị phát hiện nhiễu xạ, thiết bị kiểm soát tốc độ, nhân viên an ninh và cảnh sát giao thông trên mặt đất
Hình 11: Trung tâm quản lý giao thông (TMS) ở Athens.
Hệ thống có thể tự hoạt động thông qua bảng hiệu thông báo ở bên đường, bằng cách điều chỉnh pha và tính liên tục của các tín hiệu giao thông và cảnh báo cho cảnh sát giao thông trong bối cảnh đó Bằng cách này, hệ thống lưới chống tắc nổi tiếng của Athens đã tránh được ùn tắc giao thông.
Hệ thống video phát hiện phương tiện.
Hệ thống video phát hiện phương tiện (vision processors for video vehicle detections systems) được tích hợp vào hệ thống quản lý giao thôngAthens Các hệ thống được trang bị với độ phân giải cao, camera AIS tầm gần,có thể phát hiện tốc độ, mật độ xe, các loại xe, xe dừng, tai nạn giao thông và phương tiện đi sai đường.
Hình 12: Camera AIS có độ phân giải cao, sử dụng trong giám sát giao thông
3.1 Đèn giao thông thông minh.
Trước sự phát triển không ngừng của mật độ các phương tiện giao thông và đặc biệt là ôtô ngày càng tăng hiện nay thì việc xây dựng các luồng giao thông đảm bảo an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường đã trở thành nhiệm vụ từng ngày Các nhà phát triển hệ thống, tích hợp hệ thống và cung cấp dịch vụ luôn nỗ lực đưa ra những giải pháp di động sáng tạo và thiết thực góp phần cải tiến hệ thống điều khiển phương tiện giao thông Dưới đây là giải pháp kiểm soát đèn giao thông thông minh dựa trên nền tảng các thiết bị tiên tiến của Advantech.
Hình 13: Đèn giao thông thông minh.
Hinh 14: Sơ đồ hệ thống đèn giao thông thông minh.
Sơ đồ hệ thống gồm: Một bộ xử lý trung tâm kết nối trực tuyến với bộ xử lý điều khiển để phát hiện các xung đột và kiểm tra toàn bộ các chỉ dẫn Các yếu tố thời gian di tản, xung đột đèn, chuỗi bảo mật của mỗi nhóm tín hiệu và các đèn LED bị lỗi đều có thể giám sát được Với thiết bị điều khiển thông minh chương trình sẽ tự kiểm tra các thiết lập và người dùng sẽ có một tầm nhìn tổng thể, rõ ràng về mạng lưới giao thông trên màn hiển thị hình ảnh
Hệ thống bãi giữ xe thông minh
Hệ thống này có chức năng chính: Tự động đọc biển số khi xe vào cổng; tự động in biển số trên vé xe, kèm theo các thông tin khác theo yêu cầu quản lý; camera có đèn soi biển số ban đêm; cho phép nhập biển số bằng bàn phím…Tất cả công việc ấy chỉ tốn từ 1-3 giây
Hình 15: Bãi giữ xe thông minh.
Thiết bị "lái xe" thông minh 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hãng Siemens vừa chế tạo thành công một thiết bị "lái xe" hiện đại Thiết bị này là một hệ thống công nghệ, gồm một camera lắp đặt ở gần gương chiếu hậu của ô tô, có khả năng nhận biết, phân loại các loại biển báo và tín hiệu giao thông trên đường
Khi xe ô tô tham gia giao thông, camera sẽ tự động quan sát, ghi nhận và xử lý những biển báo, tín hiệu chỉ dẫn giao thông trên đường và chuyển thành "mệnh lệnh" hiện lên một màn hình nhỏ phía trước tay lái Những mệnh lệnh này sẽ giúp cho người lái xe xử lý chính xác các tình huống cụ thể trên đường.
Chẳng hạn, nếu ô tô chạy quá tốc độ quy định, hệ thống này lập tức cảnh báo người lái xe phải giảm ngay tốc độ cho phù hợp Bên cạnh đó, thiết bị dẫn
Hình 16: Ô tô thông minh đường cũng sẽ cho biết ô tô đang chạy trên loại đường nào, đường cao tốc hay đường nội thành.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về ITS, những ứng dụng tại Singapore và khả năng ứng dụng tại Việt Nam có thể nói trong vài thập kỉ nữa mạng lưới giao thông của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh Đặc biệt là khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phương tiện giao thông sẽ tăng đột biến Nếu cứ điều hành, tổ chức và quản lý như hiện nay thì sẽ ùn tắc và ô nhiễm môi trường trầm trọng Ảnh hưởng kinh tế - xã hội sẽ tất lớn.
Việc nghiên cứu, ứng dụng ITS ở Việt Nam là điều tất yếu nhằm khắc phục nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý và điều phối hoạt động giao thông theo mạng lưới đã quy hoạch.
2 KIẾN NGHỊ. Để thiết lập được hệ thống ITS, trước mắt nên tin học hóa tất cả các cơ quan, ban, ngành liên quan đến giao thông như trung tâm vận tải hành khách công cộng, các bến xe lớn như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, các bến xe buýt.
Lãnh đạo ngành cần xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho tât cả các cơ quan này Trên cơ sở đó, các dữ liệu về hoạt động giao thông được quản lý và lưu trữ nhằm hỗ trợ các chuyên gia trong việc phân tích các vấn đề giao thông Ngoài ra, cần tự động hóa hệ thống thanh toán tại các trạm thu phí, trạm đăng kiểm nhằm giảm bớt thời gian dừng xe, giảm tốc độ di chuyển
Sau khi hoàn thành việc tin học hóa toàn bộ các cơ quan quản lý giao thông, bước tiếp theo là triển khai lắp đặt các hệ thống giám sát tình hình giao thông như các hệ thống điều khiển đèn giao thông tự động, bảng điện tử thông báo tình hình giao thông Việc kết hợp các ứng dụng thành giải pháp khép kín là bước quan trọng nhất Ðể giám sát và điều phối hoạt động giao thông theo thời gian thực, hệ thống cần phải khép kín và tự động trong việc phân tích, ra quyết định Ðây là khâu quan trọng nhất và tốn kém nhất kể cả nguồn lực và vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Tuy nhiên để có thể thực hiện đươc những dự định trên vấn đề giáo dục ý thức tham giao thông cho toàn dân có thể được coi là vấn đề đáng quan tâm nhất tiếp theo đó là tìm cách khắc phục những khó khăn mà ngành giao thông vận tải nước ta đang găp phải như:
Tỷ lệ quỹ đất giành cho giao thông đô thị ở Việt Nam còn quá nhỏ nếu như trong nội thành Hà Nội, diện tích đường chiếm 6,18% thì ở ngoại thành chỉ còn là 0,9% Tại TP Hồ Chí Minh, các quận vùng Sài Gòn-Chợ Lớn cũ là khoảng 8-14%, các quận mới chỉ 0,2-2,8%.
Phương tiện giao thông nhiều loại xe, chạy tự do, không theo làn.
Hạ tầng giao thông thiếu dẫn đến tổ chức vận tải công cộng gặp nhiều khó khăn, mặt cắt ngang đường nhìn chung là hẹp Khả năng mở rộng đường nội thị rất khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng.
Trong những năm gần đây, phương tiện cá nhân tăng nhanh (từ10-12%/năm), nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM Trong khi đó,giao thông công cộng chưa phát triển kịp với phát triển đô thị Ngay như Hà Nội được coi là xã hội hoá xe buýt khá thành công nhưng tỷ lệ vận tải công cộng vẫn dưới 15%, còn TPHCM thì chỉ dưới 10% Các thành phố khác còn hầu như chưa phát triển giao thông công cộng Như vậy là cần triển khai phương tiện công cộng hầu khắp hơn nữa để đáp ứng thực trạng đi lại của người dân.