1.2 Các thành ph ần cơ bản củ a máy tính Hai yếu tố mà bất cứ máy tính nào cũng phải có là phần cứng và phần mềm 1.2.1 Phần cứng Bao gồm các bộ phận của máy tính có cấu trúc vật lý, tứ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠ I H ỌC GIA ĐỊ NH
BÁO CÁO
ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC
MÁY TÍNH
Gi ng viên hướng dẫn: ThS TRỊNH ĐÌNH YẾN
Sinh viên thực hiện: Phan Quốc Hùng
MSSV: 2104110083
Lớp: K15DCPM02
Khóa: 15
Trang 2Mục lục
Chương 1: Máy tính 1
1.1 Máy tính là gì? 1
1.2 Các thành phần cơ bản của máy tính 1
1.2.1 Phần cứng 1
1.2.2 Phần mềm 1
1.3 Vai trò và chức năng các thành phần trong máy tính 1
1.3.1 Vai trò và chức năng phần cứng 1
1.3.2 Vai trò và chức năng phần mềm 2
Chương 2: Hệ điều hành Windows 3
2.1 Đôi nét về lịch sử phát triển của hệ điều hành windows 3
2.1.1 Hệ điều hành DOS 3
2.1.2 Windows 1.0 4
2.1.3 Windows 2.0 4
2.1.4 Windows 3.0 5
2.1.5 Windows NT 5
2.1.6 Windows 95 5
2.1.7 Windows 98 6
2.1.8 Windows ME và Windows 2000 7
2.1.9 Windows XP 7
2.1.10 Windows Vis ta 8
2.1.11 Windows 7 8
2.1.12 Windows 8 8
2.1.13 Windows 10 8
2.1.14 Windows 11 9
2.2 Vai trò của hệ điều hành windows đối với máy tính .10
Chương 3: Mạng máy tính 10
3.1 Các thành phần cơ bản của mạng máy tính 10
Trang 33.2 Ứng dụng của mạng toàn cầu trong cuộc sống hiện đại 10 Tài liệu tham khảo 13
Trang 41
CHƯƠNG 1: MÁY TÍNH
Máy tính được coi là “ cổ máy thông minh” của toàn nhân loại, máy tính đã trở thành công cụ đắc lực cho mọi ngành nghề: học sinh, sinh viên, công nhân viên trức, nhân viên văn phòng hay các nhà đầu tư và còn nhiều nghành nghề khác/ Máy tính bây giờ
đã được phổ biến vô cùng gần gũi và dễ tiếp cận, tuy nhiên không hẵn ai cũng biết sử dụng máy tính Để sử dụng máy tính một cách thuần thục và phục vụ tốt cho công việc của mình cũng yêu cầu người dùng có một trình độ nhất định
1.1 Máy tính là gì?
Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị có khả năng điều khiển thông tin và truyền
dữ liệu Máy tính có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, xữ lý các dữ liệu phức tạp và trích xuất các dữ liệu Khi sữ dụng máy tính người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau như: gửi mail, chơi game, nhập dữ liệu, truy cập web, soạn thảo văn bản,… Bên cạnh máy tính cũng có thể trình bày các bảng tính, các sile định dạng chỉnh sửa ảnh, dựng video
Kể từ khi ra đời máu tính đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người Vì máy tính quá hữu dụng có thể phục vụ cho mục đích giải trí, làm việc Máy tính thực sự là một “cộng sự” hoàn hảo của con người
1.2 Các thành ph ần cơ bản củ a máy tính
Hai yếu tố mà bất cứ máy tính nào cũng phải có là phần cứng và phần mềm
1.2.1 Phần cứng
Bao gồm các bộ phận của máy tính có cấu trúc vật lý, tức là người dùng có thể cầm nắm, thay thế Đây cũng là các thiết bị chủ yếu cấu thành nên máy tính Chẳng hạn như:
vỏ case(là nơi chứa và là cầu nối để liên kết các linh kiện lại với nhau), CPU, Ram, ổ cứng, card đồ họa, bô mạch chủ, bộ phận tản nhiệt, bộ nguồn,…
Các bộ phận giúp con người có thể giao tiếp với máy tính như màn hình, chuột, bàn phím, loa
1.2.2 Phần m m ề
Bao gồm toàn bộ mã lập trình được cài đặt trong ổ cứng máy tính hoặc mainboard Phần mềm khác ổ cứng ở chổ là phần cứng có thể cầm nắm, chạm thay thế, còn phần mềm thì không thể cầm nắm nhưng lại có thể thay đổi và cập nhật một cách dễ dàng
1.3 Vai trò và chức năng các thành ph n trong máy tính ầ
1.3.1 Vai trò và chức năng phần cứng
Vỏ case bao quanh hầu hết các thành phần của hệ thống Nó cung cấp hỗ trợ
và bảo vệ cơ học cho các yếu tố bên trong như bo mạch chủ, CPU, ram, ổ cứng sdd, hdd, ổ đĩa và nguồn điện, và điều ướng luồng khí làm mát các bộ
Trang 52
phận bên trong Vỏ case lớn cung cấp thêm không gian bên trong cho nhiều ổ đĩa hoặc các thiết bị khác, tăng thêm phần thẩm mĩ cho máy tính
Bộ nguồn là bộ cấp nguồn chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành nguồn DC điện áp thấp cho các bộ phận bên trong của máy tính Laptop có khả năng chạy từ pin tích hợp, thông thường trong một khoảng thời gian Motherboard hay bo mạch chủ là thành phần chính của máy tính Nó là một
bo mạch với mạch tích hợp kết nối các bộ phận khác của máy tính bao gồm CPU, the RAM, ổ đĩa (CD, DVD, ổ cứng ) cũng như mọi thiết bị ngoại
vi được kết nối qua cổng hoặc khe cắm mở rộng
Các thành phần được gắn trực tiếp hoặc một phần của bo mạch chủ gồm: CPU, chipset (làm trung gian giao tiếp giữa CPU và các thành phần khác của hệ thống), bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) lưu trữ mã và dữ liệu đang được CPU truy cập tích cực, bộ nhớ chỉ đọc (ROM) lưu trữ BIOS chạy khi máy tính được bật hoặc bắt đầu thực thi, Bus kết nối CPU với các thành phần bên trong khác nhau và đến card mở rộng cho đồ họa và ân thanh, video card (còn được gọi là card đồ họa), xử lý đồ họa máy tính Card đồ họa mạnh hơn phù hợp hơn để xử lý các tác vụ vất vả, chẳng hạn như chơi các game cấu hình cao Tổng kết lại phần cứng của máy tính rất quan trọng, hầu như điều khiển và liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt bộ xử lí trung tâm (CPU) có thể coi là bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình
1.3.2 Vai trò và chức năng phần mềm
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác
Phần mềm máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho phép mọi người tương tác với máy tính, phần cứng hoặc các tác vụ
Ví dụ, không có phần mềm trình duyệt Internet, bạn sẽ không thể lướt web, hoặc không có phần mềm viết code bạn sẽ không thể lập trình
Phân loại phần mềm:
Phần mềm hệ thống: Dùng để vận hành máy tính và các phần cứng của máy tính, ví dụ như hệ điều hành windows, Linus, Unix, các thư viện động của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver) Đây là những loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng Phần mềm ứng dụng: để người dùng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, có thể cùng một lúc làm nhiều công việc Ví dụ phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Open Office), các phần mềm giáo dục, các phần
Trang 63
mềm giải trí, game, phần mềm doanh nghiệp, phần mềm độc hại hay các chương trình tiện ích
Phần mềm dịch mã (Trình dịch): gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ thể là dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được
Có thể nói phần mềm cũng quan trọng không khác phần cứng, nếu CPU của phần cứng là đầu “ não ” của máy tính thì phần mềm lại như là tay chân của máy tính giúp thự thi các công việc một cách dễ dàng, trơn chu và nhanh nhất có thể, đồng thời cũng một phần giúp bảo vệ được máy tính bằng các phần mềm an ninh như phần mềm diệt virus
CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2.1 Đôi nét về lịch sử phát tri n của hệ điều hành windows ể
2.1.1 H ệ điều hành DOS
Hệ điều hành windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft, đây là hệ điều hành được phát hành vào năm 1981 Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates và Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn
Hình 1: Hệ điều hành DOS
Thời điểm đó, DOS được cài sẵn trên các máy tính cá nhân IBM và được bán dưới dạng một gói riêng bởi Microsoft ì sử dụng dựa trên dòng lệnh nên DOS không thân V
Trang 74
thiện và không thực sự phù hợp với hầu hết mọi người Do đó chỉ những người có kiến hức về DOS mới có thẻ sử dụng được
Hệ điều hành DOS sử dụng rất ít bộ nhớ và thời điểm đó các máy tính chỉ có 640K
bộ nhớ
2.1.2 Windows 1.0
Microsoft tin rằng các máy tính các nhân sẽ trở thành xu thế chủ đạo, chúng phải dễ dàng hơn trong sử dụng, bảo vệ cho sự tin tưởng đó chính là giao diện đồ họa người dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS Với quan điểm đó, Microsoft đã bắt tay vào thực hiện phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983, và sản phẩm cuối cùng được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985
Hình 2: Windows 1.0
Phiên bản đầu tiên của Windows được Microsoft đảm bảo rằng các cửa sổ ứng dụng không chồng chéo lên nhau và rằng không có thùng rác hiển thị trên màn hình nhằm tránh các vấn đề pháp lý với Mac OS của Apple Tuy nhiên, Windows 1 tạo ra điểm 0 nhấn với thanh tác vụ dưới cùng màn hình
2.1.3 Windows 2.0
Chỉ hai năm sau, vào tháng 11 năm 1987 thì Windows 2.0 xuất hiện Windows 2.0 mang đến những cải tiến về cửa sổ chồng chéo lên nhau, cùng một chút cải tiến về đồ họa, cùng với đó là sự nâng cấp của thanh tác vụ trong phiên bản tiền nhiệm Nó cung cấp các công cụ quen thuộc với người dùng, như ứng dụng đơn giản (Paint, Terminal, Clock) và trình quản lý tập tin có tên gọi MS-DOS Executive Chẳng bao lâu sau khi phát hành, Microsoft cung cấp Word và Excel lần đầu tiên cho Windows
Trang 85
Hình 3: Windows 2.0
2.1.4 Windows 3.0
Lần thứ ba có tiến bộ hơn các phiên bản trước rất nhiều và đánh dấu một mốc quan trọng trong thương mại Phát hành vào năm 1990, Windows 3.0 được trang bị một loạt tính năng mới: Program Manager, Solitaire, hỗ trợ VGA, bộ nhớ ảo và một cái nhìn 3D mới mẻ Khả năng hỗ trợ bên thứ ba cũng được cải tiến, bao gồm kết hợp với các tính năng mới, giúp cho Windows 3.0 được sử dụng rộng rãi hơn
Windows 3.1, phát hành vào năm 1992 Được cải thiện đáng kể so với tiền nhiệm, bao gồm khả năng mở rộng font chữ TrueType, biến Windows thành một nền tảng quan trọng cho việc xuất bản nội dung trên máy tính Một điểm mới nữa trong Windows 3.1
là bộ bảo vệ màn hình (screensaver) và hoạt động kéo và thả
2.1.5 Windows NT
Được ra mắt vào năm 1993, Windows NT (New Technology) chủ yếu hướng đến đối tượng là người dùng doanh nghiệp và được sản xuất cho các máy trạm và máy chủ với các tính năng bảo mật quan trọng Đây là phiên bản hệ điều hành 32 bit hoàn toàn mới (các phiên bản Windows trước đó dựa trên đồ họa MS DOS), là mục tiêu của các máy -trạm cao cấp và server Phiên bản đầu tiên của nó có một cái nhìn và cảm nhận tương
tự Windows 3.1, nhưng nền tảng của nó là hoàn toàn mới
2.1.6 Windows 95
Quay trở lại với hướng khách hàng, Microsoft đã sẵn sàng một phát hành mới vào tháng 8 năm 1995 Phiên bản Windows 95 này có lẽ là phát hành lớn nhất trong số các phát hành Windows
Trang 96
Hình 3: Windows 95
Windows 95 có diện mạo đẹp hơn và khả năng làm việc cũng tốt hơn Nó giới thiệu thanh công cụ nổi tiếng hiện nay và trình đơn Start, cùng với hàng chục cải tiến khác, tạo ra doanh số bán hàng mạnh mẽ và củng cố sự thống trị của Microsoft trên thị trường
hệ điều hành PC
2.1.7 Windows 98
Hình 4: Windows 98
Trang 107
Windows 98, cũng được lấy tên năm phát hành của nó (1998), diện mạo bên ngoài của windows 98 trông đẹp hơn windows 95 và còn có thêm nhiều cải thiện hữu ích Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32 Trình duyệt web Internet Explorer trở thành một phần không thể tách rời của Windows, cho phép các trang web có thể được truy cập thông qua cả Windows Explorer
Nó cũng thêm vào một thanh công cụ khởi động nhanh chóng và hỗ trợ USB, cùng một
số tính năng khác Nó được chứng minh là một trong những hệ điều hành phổ biến, dù không ổn định
2.1.8 Windows ME và Windows 2000
Windows ME, Microsoft phát hành phiên bản Windows Millennium edition vào năm
2000 Windows Me, có lẽ là lỗi lớn nhất của Microsoft, một nâng cấp thứ yếu với rất nhiều lỗi thay vì sửa các lỗi trước đó
Windows 2000 tăng cường sự ổn định khả năng web cho Windows 98, được xem là
hệ điều hành tương đối an toàn được thiết kế cho các máy trạm và máy chủ Nó cũng loại bỏ sự cần thiết phải khởi động lại nhiều khi người dùng cài đặt phần mềm hoặc thay đổi thiết lập hệ thống
2.1.9 Windows XP
Một bước nhảy vọt khác trong sự phát triển của hệ điều hành Microsoft xảy ra vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, khi Windows XP được tung ra Windows XP là hệ điều hành ổn định nhất của Microsoft trong những năm đầu thế kỷ 21 Nó là hệ điều hành phổ biến nhất của Microsoft đến nay nhờ giao diện đầy màu sắc và những cải tiến trong bảo mật, mang lại khả năng tương thích ngược với các phiên bản trước của Windows
Hình 5: Windows XP
Trang 118
2.1.10 Windows Vista
Được phát hành năm 2007, phiên bản Windows này đã phát triển các tính năng của
XP, cơ chế xử lý đồ hoạ mới của Vista giúp một vài phần mềm tăng tốc, nhưng lại khiến
số còn lại chậm hơn cả XP Cùng với nhiều nguyên nhân windows vista đã trở thành bại binh của “đế chế” Microsoft
2.1.11 Windows 7
Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Microsoft công bố phát hành Windows 7 thay thế cho Windows Vista, kết quả là nó đã thu hút được rất nhiều lời khen của giới phân tích, giúp Microsoft khẳng định vị thế trước sự đe dọa của cả hai nền tảng hệ điều hành từ Apple
Hình 6: Windows 7
2.1.12 Windows 8
Windows 8 phát hành vào 26/10/2012, thay thế cho Windows XP và Windows 7 Loại bỏ menu Start để cung cấp màn hình Start với các Live Tiles gắn với các phong cách mới cho các ứng dụng, kho ứng dụng Windows Store chiếm toàn bộ màn hình và không chạy tốt các phần mềm PC truyền thống, nhiều thiết lập cốt lõi đã bị ẩn đi… đã khiến Windows 8 trở thành một thất bại khi không thể thu hút được khách hàng rời bỏ Windows 7 khi họ đã quá hài lòng với nó
2.1.13 Windows 10
Ngày 29 tháng 7 năm 2015, Microsoft đã phát hành phiên bản mới nhất và được mong đợi của hệ điều hành Windows 10 Một phiên bản có một bộ ứng dụng lớn và
Trang 129
giao diện hiện đại với hiệu năng tốt nhất Bản chất đa nền tảng của hệ thống mới cho phép sử dụng phiên bản hệ điều này trên cả máy tính và thiết bị di động
Hình 7: Windows 10
Thay vì một bản hệ điều hành cố định được phát hành sau đó 3 năm, Microsoft dự định sẽ liên tục cập nhật Windows 10 với các tính năng và dịch vụ mới Windows 10
có thể dễ dàng trở thành một trong những hệ điều hành tốt nhất mà Microsoft từng phát hành
2.1.14 Windows 11
Hình 8: Windows 11
Trang 1310
Microsoft đã chính thức công bố phiên bản windows 11, đặc biệt lần này windows
11 lột xác hoàn toàn về mặc giao diện, cải thiện hiệu năng, khả năng đa nhiệm và kho ứng dụng so với windows 10 trước đây
2.2 Vai trò của h ệ điều hành windows đối vớ i máy tính
Hệ điều hành windows có vai trò quan trong việc điều khiển các hoạt động của phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính Nó cung cấp giao diện cho người dùng, đó là môi tnrờng giao tiếp cho phép con người trao đổi thồng tin với máy tính trong quá trình làm việc Hệ điều hành tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính Là nơi để quản lý thông tin phần cứng, bao gồm như: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản
lý mạng, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin Cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp, để có thể sử dụng các phần mềm trên máy tính.Tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính, tối ưu các công đoạn thao tác hoặc nhập liệu
CHƯƠNG 3: MẠNG MÁY TÍNH 3.1 Các thành phần cơ bản của m ng máy tính ạ
Các thành phần cơ bản cỉa mạng máy tính:
Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in… kết nối với nhau tạo thành mạng Môi trường truyền dẫn (các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh…) cho phép các tín hiệu truyền qua đó
Các thiết bị kết nối mạng (hay gọi là thiết bị mạng: môđem, hub, switch…) cùng môi trường truyền dẫn có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng
Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng
3.2 Ứng dụng của mạng toàn cầu trong cuộc sống hiện đại
Sự phát triển của internet cùng với các dịc vụ internet đã làm nên một cuộc “cách h mạng” về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, giáo dục và cả về mặt khoa học kỹ thuật, chính trị Dù đã rất phát triển hầu như gắn với cuộc sống của chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, lịch sử và sự phát triển từng ngày của internet
Mạng internet đã là một phần rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay, bất kể một ngành nghề nào cũng đều có thể dùng internet, kể cả nếu một ngày không có internet cũng khiến chúng ta bức rứt, khó chịu Có thể nói internet đã đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, những điều hay ho và các kiến thức mà ta chưa biết Tuy nhiên, vẫn có những người chưa thật sự hiểu sử dụng internet như thế nào là đùng cách và đúng mực Một số lợi ích mà internet đem lại như:
Cung cấp thông tin, kho kiến thức khổng lồ: Với mạng internet hiện nay khi
ta muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó thật sự không quá khó Ta có thể tra và