1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội gdp của một số nước trên thế giới trong năm 2020

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ

-š›&š› -

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ LƯỢNG

Giảng viên: Lê Thanh Hoa

Chủ đề:

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG NĂM 2020

Tháng 4 - Tp Hồ Chí Minh

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Phan Thị Minh Thư K204030168 Nhóm trưởng

2 Phạm Quỳnh Thơ K194010109 Thành viên

3 Lê Kiều Trang K204030170 Thành viên

4 Lý Thị Lam Tuyền K204030171 Thành viên

5 Đỗ Quỳnh Tố Như K204031112 Thành viên

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ……… …………2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lí do chọn đề tài ………5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu………5

1.3 Phạm vi nghiên cứu……….…………5

1.4 Kết cấu của bài………5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm……….………6

2.2 Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết………6

2.2.1 Phương pháp tính theo luồng sản phẩm………6

2.2.2 Phương pháp tính theo luồng thu nhập hoặc chi phí…….………7

2.2.3 Mô hình nghiên cứu……….….8

2.3 Lý thuyết đưa các biến phụ thuộc vào mô hình………9

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng……… 11

3.2 Dự đoán kỳ vọng giữa các biến……….11

3.3 Mô tả số liệu……….…….12

3.4 Mô hình hồi quy………13

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Xác định mô hình hồi quy và đọc ý nghĩa các hệ số……… ………14

4.2 Ước lượng các tham số……… 16

4.3 Kiểm định giả thiết và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình.…………18

4.3.1Hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp với lý thuyết kinh tế không 18

4.3.2 Kiểm định hệ số hồi quy với một giá trị cho trước………27

4.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình……… 35

4.3.4 Kiểm định và khắc phục các hiện tượng trong mô hình hồi quy…… 36

4.3.4.1 Kiểm định mô hình xảy ra trường hợp thiếu biến với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%……….……….……… 36

Trang 4

5.2 Kiến nghị …… ……… ….……… 52

5.3 Hạn chế của bài …… ……….……… 52

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia Bởi vậy, GDP là một công cụ quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng, toàn diện nền kinh tế Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nỗ lực của chính phủ Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đây là những vấn đề vĩ mô mà ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm Đó là lý do nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài: “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số nước trên thế giới trong năm 2020” để nhận định và nghiên cứu những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần phát triển kinh tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố: Nhập khẩu (NK), Xuất khẩu (XK), Chi tiêu chính phủ (G), Chi tiêu hộ gia đình (CT), Vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Biến giả D2, D3 và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số nước trên thế giới trong năm 2020

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Nhập khẩu (NK), Xuất khẩu (XK), Chi tiêu chính phủ (G), Chi tiêu hộ gia đình (CT), Vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Biến giả D2, D3 và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số nước trên thế giới trong năm 2020

1.4 Kết cấu của bài tiểu luận

Trang 6

Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Xuất khẩu: là những hàng hóa được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – làm tăng GDP)

- Nhập khẩu: là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu nội địa (lượng tiền trả cho nước ngoài do mua hàng hóa và dịch vụ – làm giảm GDP)

- Chi tiêu Chính phủ : là các khoản chi tiêu, đầu tư, thanh toán định kỳ của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng (khi chi tiêu Chính phủ tăng sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP tăng)

- Chi tiêu hộ gia đình : các khoản chi cho các nhu cầu ăn uống và ngoài ăn uống trong một thời gian nhất định ( khi chi tiêu hộ gia đình tăng sẽ dẫn đến GDP tăng)

2.2 Nguồn gốc của mô hình lý thuyết

Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

2.2.1 Phương pháp tính theo luồng sản phẩm

Trang 7

những hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua và sử dụng Toàn bộ các khoản chi tiêu tính bằng tiền để mua các sản phẩm cuối cùng, sẽ có được toàn bộ GDP của nền kinh tế hàng hóa đơn giản này

Như vậy, trong nền kinh tế giản đơn, ta có thể dễ dàng tính được thu nhập hay sản phẩm quốc dân bao gồm tổng số hàng hóa cuối cùng cộng với dịch vụ

Vậy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của luồng sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia tạo ra GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong thời gian một năm Được thể hiện như sau:

GDP = C + I + X – Z – Te = C + I + G + NX – Te

Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm quốc nội C: Tiêu dùng của hộ gia đình I: Đầu tư của các nhà sản xuất X: Xuất khẩu

Z: Nhập khẩu Te: Thuế gián thu NX: Xuất khẩu ròng G: Chi tiêu của Chính phủ

2.2.2 Phương pháp tính theo tiền thu nhập hoặc chi phí

Đây là phương pháp thứ hai tương tự để tính GDP trong một nền kinh tế giản đơn Các ngành kinh doanh thanh toán tiền công, tiền lãi, tiền thuê nhà và lợi nhuận Đó là các khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật dùng để sản xuất ra luồng sản phẩm

GDP được tính dựa vào tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy động cho quá trình sản xuất GDP cũng bao gồm nhiều thuế gián thu và khấu hao mà chúng không phải là thu nhập của các yếu tố Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất bao gồm:

Trang 8

- Tiền lương và các khoản tiền thưởng mà người lao động được hưởng: (W) - Thu nhập của người cho vay: Tiền lãi (i)

- Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác: Tiền thuê (R)

- Thu nhập của các doanh nghiệp: Lợi nhuận (r) - Thuế gián thu (Te)

- Khấu hao (De)

Như vậy, Tổng sản phẩm quốc nội cũng có nghĩa là tổng tiền thu nhập về các yếu tố sản xuất (lương, tiền lãi cho vay, thuê nhà và lợi nhuận), dùng làm chi phí sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng của xã hội GDP theo tiền thu nhập được thể hiện như sau: GDP = W + i + R + r + Te + De

Tóm lại, việc tính toán bằng nhiều phương pháp đều cho những kết quả giống nhau Tuy nhiên trên thực tế có những chênh lệch nhất định do những sai sót từ những con số, thống kê hoặc tính toán

2.2.3 Mô hình nghiên cứu

1 Xuất khẩu

+ Cơ sở hạ tầng : Thiết bị, Công nghệ + Nguồn lao động : Trình độ, Giới tính + Vốn : Vốn chủ sở hữu, Vốn vay 2 Nhập khẩu

+ Nhu cầu tiêu dùng : Giá, Thu nhập cá nhân + Chính sách Nhà nước

3 Chi tiêu Chính Phủ

+ Tiêu dùng của Chính phủ + Đầu tư của Chính phủ

Trang 9

+ Nhóm yếu tố thuộc về hộ gia đình: tuổi, giới tính… + Nhóm yếu tố xã hội: thành thị/nông thôn,…

5.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

+ Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước 6 Chỉ số phát triển con người HDI:

+ Sức khỏe(LEI) + Tri thức (EI)

+ Thu nhập: mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người

2.3 Lý thuyết đưa các biến phụ thuộc vào mô hình

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của GDP gồm các nhân tố chủ chốt sau:

- Thứ nhất, nguồn nhân lực Một số quan điểm cho rằng con người là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế Con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề cao, có nhiệt huyết, động lực, nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế

- Thứ hai, vốn đầu tư Để sản xuất hàng hóa, để mua máy móc thiết bị, để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, chúng ta cần có vốn đầu tư Harrod Domar đã nêu lên mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế với công thức ICOR, đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng GDP

- Thứ ba, tri thức công nghệ Khoa học kỹ thuật luôn là chìa khóa thần kỳ mở cánh cổng bước vào tăng trưởng kinh tế vượt bậc Khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất và hiệu suất sản xuất, có thể khiến sản lượng tăng đột biến

- Thứ tư, đó là xuất khẩu ròng Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, tham gia vào nền kinh tế thế giới và có quan hệ với các nước khác thông qua thương mại và tài chính Chúng ta xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ trong nước và nhập khẩu những hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí Khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng Xuất khẩu ròng

Trang 10

tác động trực tiếp lên tăng trưởng kinh tế, vì nó là một phần của hàng hóa dịch vụ sản xuất ra Xuất khẩu ròng tăng sẽ thúc đẩy sản xuất sản phẩm nhiều hơn

- Thứ năm, đó là chi tiêu Chính phủ Chi tiêu Chính phủ thường được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để điều tiết tổng cầu của nền kinh tế Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân

- Thứ sáu, đó là chi tiêu hộ gia đình Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao.

- Thứ bảy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới

- Thứ tám, chỉ số phát triển con người HDI chỉ số phát triển con người được thực hiện bởi Liên Hợp quốc như một thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và xã hội một quốc gia HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con người cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn

Tuy nhiên, trong tất cả các yếu tố trên, được quan tâm nhắc đến nhiều nhất, vẫn là Chi tiêu Chính phủ, xuất khẩu ròng, chi tiêu hộ gia đình, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, và chỉ số phát triển con người HDI Vì các yếu tố trên chịu ảnh hưởng tác động nhiều nhất của các chính sách kinh tế, và cũng do các nhân tố trên dễ thống kê với số liệu chính xác hơn nên thường xảy ra bàn cãi xoay quanh các chính sách về các nhân tố này Do tính thời sự của các nhân tố này, chúng tôi quyết định đưa chi tiêu Chính phủ, xuất khẩu ròng, chi tiêu hộ gia đình, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, và chỉ số phát triển con người HDI vào mô hình, nghiên cứu mối quan hệ của chúng với tăng trưởng kinh tế của nhóm Qua đó sẽ

Trang 11

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng

3.2 Dự đoán kỳ vọng giữa các biến

- β2 dương: Khi Chi tiêu hộ gia đình tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng

- β3 âm: Khi giá trị nhập khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP giảm

- β4 dương: Khi chi xuất khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng

Trang 12

- β5 dương: Khi chi tiêu chính phủ tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng

- β6 dương: Khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng thì sẽ dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng

- β7 âm: Khi các nước có chỉ số HDI cao sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn các nước khác

- β8 dương: Khi các nước có chỉ số HDI trung bình sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước khác

(Các nước có chỉ số HDI cao nhưng GDP sẽ tăng trưởng thấp hơn là vì những nước đó vốn dĩ có mức GDP rất cao rồi, mặc khác các nước có chỉ số HDI thấp sẽ luôn không ngừng phát triển, không chỉ nâng cao chỉ số con người mà còn thúc đẩy kinh tế rất nhiều nên tốc độ tăng trưởng của các nước này sẽ cao hơn các nước có HDI cao)

3.3 Mô tả số liệu

- Số liệu bao gồm: Nhập khẩu (NK), Xuất khẩu (XK), Chi tiêu của hộ gia đình (CT), Chi tiêu của chính phủ (G), vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Biến giả D2, D3 và Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Số liệu tìm được ở World bank Bảng số liệu năm 2020:

Trang 13

3.4 Mô hình hồi quy

- Mô hình hồi quy tổng thể:

GDP =β1+β2CT+β3NK+β4XK+β5G+β6FDI+β7D2+8D3+Vi

Trang 14

- Mô hình hồi quy mẫu:

GDP =β1+β2CT+β3NK+β4XK+β5G+β6FDI+β7D2+8D3

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Xác định mô hình hồi quy và đọc ý nghĩa các hệ số

¥ Từ kết quả trên ta có mô hình hồi quy như sau:

(SRF) GDP = -10,20169 + 1.331551CT - 6,560737NK + 5,477471XK +

- Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Đối với hat β1 = -10,20169 có ý nghĩa là tổng giá trị Chi tiêu hộ gia đình,

Xuất khẩu, Nhập khẩu, Chi tiêu chính phủ, chỉ số FDI đồng thời bằng 0 thì tốc độ

tổng giá trị của GDP là -10,20169 tỷ USD

Đối với hat β2 = 1,331551 có ý nghĩa là khi Xuất khẩu, Nhập khẩu, Chi tiêu

chính phủ, chỉ số FDI không đổi, tổng giá trị Chi tiêu hộ gia đình tăng (giảm) 1 tỷ

USD thì GDP tăng (giảm) 1,331551 tỷ USD

Đối với hat β3 = -6,560737 có ý nghĩa là khi tổng giá trị Chi tiêu hộ gia

đình, Xuất khẩu, Chi tiêu chính phủ, chỉ số FDI không đổi và nếu Nhập khẩu tăng

(giảm) 1 tỷ USD thì GDP giảm (tăng) -6,560737 tỷ USD

Trang 15

Đối với hat β4 = 5,477471 có ý nghĩa là khi Chi tiêu hộ gia đình, Nhập khẩu,

Chi tiêu chính phủ, chỉ số FDI không đổi, tổng giá trị Xuất khẩu tăng (giảm) 1 tỷ

USD thì GDP tăng (giảm) 5,477471 tỷ USD

Đối với hat β5 = 2,883291 có ý nghĩa là khi Chi tiêu hộ gia đình, Nhập khẩu,

xuất khẩu, chỉ số FDI không đổi, Chi tiêu chính phủ tăng (giảm) 1 tỷ USD thì

GDP tăng (giảm) 2,883291tỷ USD

Đối với hat β6 = 0.996952có ý nghĩa là khi Chi tiêu hộ gia đình, Nhập khẩu,

xuất khẩu, Chi tiêu chính phủ không đổi, chỉ số FDI tăng (giảm) 1 tỷ USD thì

GDP tăng (giảm) 0,996952 tỷ USD

Đối với hat β7 = -51,18627 có ý nghĩa là các nước có HDI cao GDP sẽ tăng trưởng thấp hơn cụ thể là -51,18627 so với các nước có HDI khác

Đối với hat β8 = 72,35263 có ý nghĩa là các nước có HDI trung bình sẽ có GDP cao hơn 72,35263 so với các nước có HDI khác

Các thông số trong bảng kết xuất stata: 1= - 10, 20169 Se(1)=275, 2112 2= 1,331551 Se(2)= 0.1608899 3= - 6,560737 Se(3)= 1.285227 4= 5,477471 Se(4)= 1,072812

5= 2,883291 Se(5)= 0,4669913 6= 0.996952 Se(6)= 2,334701

7= - 51,18627 Se(7)=280.3472 8= 72,35263 Se(8)= 293,6448 TSS=SYY= 629205575

ESS= 626062970 RSS= 3142604,6 R2= 0,9950 2= 273,54

Trang 16

4.2 Ước lượng các tham số

Khoảng tin cậy 99% cho hệ số chặn với cận dưới là – 752,7396 và cận trên là

732,3363

Khoảng tin cậy 99% cho 2 với cận dưới 0.8974591 và cận trên là 1.765642 Khoảng tin cậy 99% cho 3 với cận dưới –10,02836 và cận trên là -3, 093109 Khoảng tin cậy 99% cho 4với cận dưới 2.582953và cận trên là 8,371989 Khoảng tin cậy 99% cho 5 với cận dưới 1.623317 và cận trên là 4,143264 Khoảng tin cậy 99% cho 6 với cận dưới -5,302225 và cận trên là 7,296129 Khoảng tin cậy 99% cho 7 với cận dưới -807,5815 và cận trên là 705,2089 Khoảng tin cậy 99% cho 8 với cận dưới -719,9205 và cận trên là 8646257

Trang 18

¥ Khoảng tin cậy 90% cho hệ số chặn với cận dưới là -473,0938 và cận trên là 452,6904

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 2 với cận dưới 1,060942 và cận trên là 1,60216

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 3 với cận dưới -8,722428và cận trên là -4,399046

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 4với cận dưới 3,673052 và cận trên là 7,28189

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 5 với cận dưới 2,097834 và cận trên là 3,668748

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 6 với cận dưới -2,929903 và cận trên là 4,923807

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 7 với cận dưới -522,7168 và cận trên là 420,3443

¥ Khoảng tin cậy 90% cho 8 với cận dưới -421,5439 và cận trên là 566,2492

4.3 Kiểm định giả thiết và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

4.3.1 Hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp với lý thuyết kinh tế không?

Trang 19

àKết luận: β1 không có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến CT Chi tiêu của hộ gia đình) hay hệ số$!" có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,01

Ta thấy β2 có giá trị kiểm định t = 8,28 có mức xác suất tương ứng là P Value= 0,000 < α=0,01

à Kết luận β2 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến Biến NK (Nhập khẩu) hay hệ số !# có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,01

Trang 20

Ta thấy β3 có giá trị kiểm định t = -5,10 có mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,01

à Kết luận β3 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến XK (Xuất khẩu) hay hệ số !$ có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,01

Ta thấy β4 có giá trị kiểm định t = 5,11 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,01

à Kết luận β4 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến G (Chi tiêu của chính phủ) hay hệ số !% có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,01

Ta thấy β5 có giá trị kiểm định t = 6,17 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,01

à Kết luận β5 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến FDI (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) hay hệ số !& có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,01

Ta thấy β6 có giá trị kiểm định t = 0,43 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,672 > α=0,01

Trang 21

- Kiểm định giả thiết: Biến D2 (Nước có chỉ số phát triển con người HDI cao) hay hệ số !' có ý nghĩa thống kê hay không?

với mức ý nghĩa α=0,01

Ta thấy β7 có giá trị kiểm định t = -0,18 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,856 > α=0,01

à Kết luận β7 không có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến D3 (Nước có chỉ số phát triển con người HDI trung bình, các nước có chỉ số phát triển con người HDI khác) hay hệ số !( có ý nghĩa thống kê không?

Trang 22

¥ Kiểm định giả thiết: hệ số !! có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,05

Ta thấy β1 có giá trị kiểm định t = -0,04 có mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,971 > α=0,05

àKết luận: β1 không có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến CT Chi tiêu của hộ gia đình) hay hệ số$!" có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,05

Ta thấy β2 có giá trị kiểm định t = 8,28 có mức xác suất tương ứng là P Value= 0,000 < α=0,05

à Kết luận β2 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến Biến NK (Nhập khẩu) hay hệ số !# có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,05

Ta thấy β3 có giá trị kiểm định t = -5,10 có mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,05

à Kết luận β3 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến XK (Xuất khẩu) hay hệ số !$ có ý nghĩa thống kê không?

Trang 23

Ta thấy β4 có giá trị kiểm định t = 5,11 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,05

à Kết luận β4 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến G (Chi tiêu của chính phủ) hay hệ số !% có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,05

Ta thấy β5 có giá trị kiểm định t = 6,17 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,05

à Kết luận β5 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến FDI (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) hay hệ số !&$ có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,05

Ta thấy β6 có giá trị kiểm định t = 0,43 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,672 > α=0,05

à Kết luận β6 không có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến D2 (Nước có chỉ số phát triển con người HDI cao) hay hệ số !' có ý nghĩa thống kê hay không?

Trang 24

- Kiểm định giả thiết: Biến D3 (Nước có chỉ số phát triển con người HDI trung bình, các nước có chỉ số phát triển con người HDI khác) hay hệ số !( có ý nghĩa thống kê không?

Trang 25

với mức ý nghĩa α=0,1

Ta thấy β2 có giá trị kiểm định t = 8,28 có mức xác suất tương ứng là P Value= 0,000 < α=0,1

à Kết luận β2 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến Biến NK (Nhập khẩu) hay hệ số !# có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,1

Ta thấy β3 có giá trị kiểm định t = -5,10 có mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,1

à Kết luận β3 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến XK (Xuất khẩu) hay hệ số !$ có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,1

Ta thấy β4 có giá trị kiểm định t = 5,11 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,1

à Kết luận β4 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến G (Chi tiêu của chính phủ) hay hệ số !% có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,1

Trang 26

Ta thấy β5 có giá trị kiểm định t = 6,17 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,000 < α=0,1

à Kết luận β5 có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến FDI (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) hay hệ số !& có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,1

Ta thấy β6 có giá trị kiểm định t = 0,43 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,672 > α=0,1

à Kết luận β6 không có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến D2 (Nước có chỉ số phát triển con người HDI cao) hay hệ số !' có ý nghĩa thống kê hay không?

với mức ý nghĩa α=0,1

Ta thấy β7 có giá trị kiểm định t = -0,18 mức xác suất tương ứng là Pvalue= 0,856 > α=0,1

à Kết luận β7 không có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định giả thiết: Biến D3 (Nước có chỉ số phát triển con người HDI trung bình, các nước có chỉ số phát triển con người HDI khác) hay hệ số !( có ý nghĩa thống kê không?

với mức ý nghĩa α=0,1

Ta thấy β8 có giá trị kiểm định t = 0,25 mức xác suất tương ứng là Pvalue=

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu năm 2020: - một số yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội gdp của một số nước trên thế giới trong năm 2020
Bảng s ố liệu năm 2020: (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w