1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

214 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam
Tác giả Nguyen Minh Hang
Người hướng dẫn TS. Pham Thi Giang Thu, TS. Nguyen Am Hieu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ Luật học
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 48,57 MB

Nội dung

Bên cạnh việc khăng định nhu cầu tất yếu phải được điều chỉnh bằngpháp luật đối với hoạt động chào bán cổ phan riêng lẻ và chào bán cô phan racông chúng của công ty cô phan, có thé nói,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN MINH HằNG

PHAP LUAT VE CHAO BAN CO PHAN

NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Ma sé: 62.38.50.01

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1 TS PHAM THỊ GIANG THU

2 TS NGUYEN AM HIỂU

HÀ NÔI - 2010

Trang 2

lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Minh Hằng

Trang 3

AIM: Thị trường đầu tư thay thế của Anh

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM: Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về hợp tác Á - Âu;EC: Uỷ ban Châu Âu

EU: Cộng đồng châu Âu

FSA: Cơ quan dịch vụ tài chính của Anh

FSMA: đạo luật Dịch vụ và thị trường tài chính năm 2000 của Anh

IFRS: Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế

RGAME: Cơ quan quan lý thị trường tài chính Pháp

UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước

UKLA: Cơ quan cấp phép niêm yết Vương quốc Anh

WTO: Tổ chức thương mại thé giới

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

CHUONG I NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOAT DONG

CHAO BAN CO PHAN VA PHAP LUAT VE CHÀO BAN CO PHAN

1.1 Những van dé lý luận cơ bản về hoạt động chao bán cổ phan

của công ti cổ phần

1.2 Những vấn dé lý luận liên quan đến pháp luật về hoạt động

chào bán cổ phan của công ti cô phần

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE CHAO BAN CO

PHAN CUA CONG TI CO PHAN O VIET NAM

2.1 Quy định về chủ thé tham gia quan hệ chao bán cô phan của

công ti cô phân

2.2 Qui định pháp luật về các phương thức chao bán cô phần của

công ti cô phan

2.3 Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán cô

phan của công ti cổ phần

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ ÁP

DỤNG PHÁP LUAT VE CHAO BAN CÔ PHAN CỦA_ CÔNG TI

CÔ PHẢN Ở VIỆT NAM

3.1 Quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

về chào bán cô phan của công ti cổ phan ở Việt Nam

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ

phan của công ti cổ phần ở Việt Nam hiện nay

3.3 Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật về

chào bán cổ phần của các doanh nghiệp ở Việt Nam

PHAN KET LUẬN

DANH MUCTAI LIEU THAM KHAO

183

198 201

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2000 là thời điểm đánh dấu bước đi đầu tiên của thị trường chứngkhoán Việt Nam.Trải qua chặng đường 10 năm, nhu cầu được điều chỉnhbăng một hệ thống pháp luật minh bạch, đầy đủ đối với hoạt động chào bánchứng khoán nói chung và hoạt động chào bán cô phần nói riêng của công ty

cô phần càng chứng tỏ một cách rõ ràng.Thị trường chứng khoán là một thịtrường tiềm an nhiều rủi ro, tuy nhiên, sức hấp dẫn của thị trường này khiếncho các nhà đầu tư luôn có nhu cầu tham dự, thậm chí chấp nhận rủi ro Đứng

ở góc độ bình 6n xã hội và bảo vệ quyên lợi chính đáng của các chủ thé trongkinh doanh, pháp luật luôn can thiệp để giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro,

từ đó làm cho nền kinh tế ít bị ảnh hưởng bởi những biến động tiêu cực củamột thị trường đặc biệt như thị trường chứng khoán Pháp luật chủ yếu canthiệp dé điều chỉnh các điều kiện tham gia thị trường chào bán cô phần (baogồm có chào bán cô phan riêng lẻ và chào bán cô phan ra công chúng), trong

đó chú trọng tới việc công khai thông tin của chủ thể phát hành, một trong

những mâu chôt ảnh hưởng tới độ rủi ro của việc đâu tư vào thị trường vôn.

Bước phát triển của pháp luật về hoạt động chao bán cổ phan của công

ty cô phần được thể hiện rõ từ khi Chính phủ ban hành Nghị định48/1998/NĐ-CP ngày 11/ 7/ 1998; Quyết định 127/1998/QD-TTg về việcthành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh; Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ vềchứng khoán và thị trường chứng khoán cho đến Luật Doanh nghiệp 2005,

Luật Chứng khoán 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày

19/01/2007 quy định chỉ tiết thi hành Luật Chứng khoán 2006, Nghị định số01/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/01/2010 về chào báo cô phần riêng

lẻ, Nghị định số 84/ND-CP ngày 20/09/2010 sửa đổi, bố sung Nghị định số14/2007/NĐ-CP, Nghị định số 85/ND-CP ngày 02/08/2010 về xử lý vi phạm

Trang 6

trong lĩnh vực chứng khoán và các Thông tư hướng dẫn như Thông tư số17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ đăng kíchào bán chứng khoán ra công chứng: Thông tư số 38/2007/TT-BTC của BộTài Chính ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị

trường chứng khoán.

Bên cạnh việc khăng định nhu cầu tất yếu phải được điều chỉnh bằngpháp luật đối với hoạt động chào bán cổ phan riêng lẻ và chào bán cô phan racông chúng của công ty cô phan, có thé nói, việc nghiên cứu thực trạng phápluật về van đề này là một trong những yêu cầu cấp thiết trong việc đánh giá và

dé ra phương hướng hoàn thiện chế định pháp luật này

Pháp luật về chào bán cổ phan của công ty cô phần ở Việt Nam là một

chế định pháp luật được tạo thành bởi nhiều quy định pháp luật nằm rải rác ở

các văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh các van dé cụ thé phát sinh trongquá trình công ty cổ phần thực hiện việc chào bán cô phan riêng lẻ và chàobán cô phan ra công chúng Hơn nữa, thực trạng pháp luật về chào bán cổphần của công ty cô phần còn nhiều điểm bắt cập, hiệu quả áp dụng trên thực

tế chưa cao Vì vậy,việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực trạngpháp luật về hoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phần ở Việt Nam cóthé được thực hiện dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, và ở cách tiếp cận nàocũng tìm thấy những giá trị cơ bản, đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật vềchao bán cô phan của công ty cô phần cũng như nâng cao hiệu quả áp dungnhững quy định pháp luật này trên thực tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về chào bán cổ phan của công ty cổ phan bao gồm pháp luậtđiều chỉnh hoạt động chào bán cô phần riêng lẻ và pháp luật điều chỉnh hoạtđộng chào bán cổ phan ra công chúng là một trong những nội dung quantrọng của pháp luật tài chính, thương mại trong điều kiện nền kinh tế thịtrường, đang được nhiều nhà khoa học ở nhiều quốc gia, thuộc các lĩnh vực

khác nhau quan tâm nghiên cứu Ở các phạm vi và mức độ khác nhau, có một

Trang 7

lý của hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phan.

Xét trên phạm vi khu vực và toàn thế giới, các công trình nghiên cứu vềhoạt động chào bán cô phần của công ty cô phan chủ yếu tập trung vào: (i)giới thiệu các đặc điểm và cách thức tiễn hành hoạt động chào bán cô phầncủa công ty cô phần, đặc biệt là hoạt động chào bán cô phần ra công chúngcủa một số quốc gia trên thế giới (Mark Greene, Securities Finance, Law

Bussines Reseach Itd, 2007); (ii) đánh giá những tác động của hoạt động chao

bán cô phan của công ty cô phan tới nền kinh tế (Eilis Ferran, Principles of

Corporate Finance Law, Oxford University Press, 2008; Mathew Harrison, Asia-Pacific Security Markets, Sweet & Maxwell Asia, 2003, ISBN 962661

2061, tr 77-78.); (iii) nghiên cứu hoạt động chao bán cô phan của công ty côphần dưới góc độ pháp luật (Catherine Shephard, Public Companies and

Equity Finance, College of Law Publishing, 2006) Những công trình nghiên

cứu trên đã bước dau tao ra những cơ sở lý luận làm nên tang trong quá trìnhnghiên cứu luận án này; đồng thời cũng cho thấy quan điểm của các nhà khoahọc và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về lĩnh vực pháp luật điềuchỉnh hoạt động chao bán cô phan của công ty cô phan

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đề cập đến một số khái niệm liênquan đến hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần trong tương quan sosánh với pháp luật của một quốc gia cụ thé như bài viết của tác giả Phạm Thi

Thanh Dương, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi: Nghién cứu so

sánh pháp luật về phát hành chứng khoán Nhật; từ một số khía cạnh pháp lý cóliên quan đến hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần như bai viết của

tác giả Phạm Thị Giang Thu, Vé cơ sở pháp lý cho chủ thể phát hành chứng

khoán, Tap chí Luật học số 4, trường đại học Luật Hà Nội, 1997; Bàn vé bảolãnh phat hành trên thị trường chứng khoán, Tạp chí Luật hoc số 1, trường

Đại học Luật Hà Nội, 2000.

Bên cạnh đó, một sé công trình tiếp cận nghiên cứu một sỐ nội dung cụ thêcủa pháp luật về hoạt động chao bán cổ phan của công ty cổ phần, như:

Trang 8

luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Minh Hang (2002), với đề tài

Pháp luật phát hành chứng khoản doanh nghiệp Việt nam — thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Trường Đại học Luật Hà nội, 2002 Công trình này

nghiên cứu pháp luật chào bán chứng khoán doanh nghiệp trong những năm

2001-2003 (trước khi ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán

và thị trường chứng khoán và Luật chứng khoán 2006) trên cơ sở tiếp cận cácloại chủ thé là các doanh nghiệp được quyền chào bán chứng khoán ở ViệtNam bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phan, công ty trách nhiệm

hữu hạn và các loại chứng khoán khác nhau được chào bán trong các doanh

nghiệp đó như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

Tuy nhiên, những công trình ké trên mới dừng lại ở việc nghiên cứuhoạt động chào bán cổ phần của công ty cô phần dưới góc độ kinh tế vànhững ảnh hưởng của hoạt động này tới đời sống xã hội hoặc nghiên cứu từngkhía cạnh nhỏ của hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần dưới góc

độ pháp lý, ví dụ như vẫn đề chủ thể chào bán cô phần hoặc phương thức chàobán cô phan ra công chúng của công ty cô phan

Từ việc đánh giá tình hình hình nghiên cứu pháp luật về hoạt động chàobán cổ phần ở Việt Nam, cho thay đến nay chưa có công trình nào nghiên cứupháp luật về chào bán cô phan của công ty cô phan dựa trên cơ sở hệ thốngcác quy định hiện hành; điều kiện kinh tế xã hội là thời kỳ của Việt Nam giai

đoạn những năm 2005-2010 và quan trọng hơn, chưa có công trình khoa học

pháp ly nào ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học chỉ nghiên cứu pháp luật về chàobán cô phan của công ty cổ phần ở Việt Nam cho đến thời điểm luận án nàyđược công bố, trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nângcao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động chào bán cô phan của công ty cổphan ở Việt Nam hiện nay Có thể khang định đây là công trình đầu tiên

nghiên cứu về vân đê này ở nước ta, với câp độ luận án tiên sỹ Luật học.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu dé tài

Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiên của

pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phan, trên cơ

Trang 9

bán cổ phan của công ty cô phần ở Việt Nam trên những điều kiện kinh tế, xã

hội cụ thê.

Dé thực hiện mục đích trên, Luận án dé ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Phân tích, làm rõ những van đề lý luận về hoạt động chào bán céphan của công ty cô phan và pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phần

của công ty cô phân;

+ Phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về hoạt động chào bán cô phầncủa công ty cô phần; đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật ViệtNam hiện hành điều chỉnh hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần;

+ Xây dựng quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điềuchỉnh hoạt động chao bán cô phan của công ty cô phần ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: các quan điểm, tư tưởng luật học

về hoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phần và pháp luật điều chỉnhhoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần; các văn bản pháp luật thựcđịnh của Việt Nam điều chỉnh hoạt động chào bán cô phần của công ty côphần; pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế liên quan đến hoạt động chàobán cô phan của công ty cổ phần; thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật điềuchỉnh hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần ở Việt Nam.Vấn đềchào bán cổ phan của các công ty cô phan là một hiện tượng kinh tế xã hộiphổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển Dovậy, pháp luật ở một số nước trên thế giới về lĩnh vực này có thể nói là đãtương đối hoàn thiện vì hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán côphần đã được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thịtrường như hệ thống pháp luật Anh Mỹ, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.Tuy nhiên, ở một số nước có nền kinh tế chuyền đổi trong đó có Việt Nam, thịtrường giao dịch chứng khoán nói chung và thị trường chào bán cô phần nói

riêng còn khá non trẻ va đang từng bước di vào hoạt động theo những quy

Trang 10

luật và các nguyên tắc chung dé hướng tới mục tiêu bảo vệ quyên và lợi íchhợp pháp của các nhà đầu tư và đảm bảo cho hoạt động của thị trường pháthành minh bạch, an toàn, hiệu quả Do đó, việc nghiên cứu để xây dựng vàhoàn thiện bộ phận pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phan là một

yêu câu tat yêu va có tính chat bat buộc.

Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của công

ty cô phần là vẫn đề pháp luật còn tương đối mới ở Việt Nam và có nội dung

khá phức tạp Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong

pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phan, nhất lànhững nội dung có nhiều điểm bất cập, đang gây cản trở, làm giảm hiệu quả

của hoạt động chao ban cô phân của công ty cô phân ở Việt Nam.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phanđược tạo thành bởi nhiều quy định pháp luật nằm rải rác ở các văn bản phápluật khác nhau, điều chỉnh các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình công ty

cô phan thực hiện hoạt động chao bán cổ phan của công ty cô phan Vì vậy,việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần của công ty

cô phần được thực hiện dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau Luận án lựa chọncách tiếp cận dé nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần

của công ty cô phân dựa trên các nội dung cơ bản, bao gôm:

(i) Cơ sở lý luận và những điều kiện kinh tế, xã hội dé ban hành và thựcthi có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phan của công ty

cô phân ở Việt Nam.

(ii) Các quy định về chủ thé liên quan đến hoạt động chào bán cé phầncủa công ty cổ phan (bao gồm: chủ thé chào bán, chủ thé hỗ trợ chào bán, nhàđầu tư) Luận án đã lý giải để xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài baogồm cả việc trình bày về hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phanchuyên đổi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty cô phanchuyên đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Trang 11

(iii) Các quy định về phương thức chào bán cổ phần của công ty côphan (bao gồm: phương thức chào bán cô phan riêng lẻ và phương thức chàobán cô phan ra công chúng);

(iv) Các quy định về quản ly Nhà nước đối với hoạt động chào bán côphần của công ty cô phần

Nhu vậy, với phạm vi nghiên cứu đã được chỉ rõ, từ chương 1 đến

chương 3, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra quan

điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán

cô phan của công ty cổ phần dựa trên cơ sở ba van đề nêu trên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận an

Đề làm rõ các vẫn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp vàphân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợpnghiên cứu lý luận với thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu trong Luận ánđược thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vậtbiện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa

và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

6 Những kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận án

Luận án đạt được những kết quả sau:

Tht nhất, xây dựng quan điềm pháp lý tiễn bộ, khoa học về chức năng,vai trò và đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phan củacông ty cô phần; xác định rõ mối quan hệ giữa pháp luật điều chỉnh hoạt độngchao bán cô phan của công ty cổ phan với các chế định pháp luật khác có liênquan, nhất là với pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư Từ đó đánh giá

sự can thiết phải có những quy định phù hợp, bổ trợ giữa các chế định phápluật kế trên với pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phần của công ty

cô phần nhằm tạo ra chế định pháp luật minh bạch và đầy đủ dé điều chỉnhhoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần ở Việt Nam

Thứ hai, xác định được rõ kết cầu pháp luật chao ban cô phần của công

ty cô phần bao gồm: pháp luật về chủ thể chào bán cô phần, pháp luật về

Trang 12

động chao ban cô phan cua công ty cô phân.

Thứ ba, chỉ rõ những bất cập và nguyên nhân dẫn đến bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phan, dang ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực hiện hoạt động này trên thực tế, đồng thời ảnh hưởng đến quyền tự do, bình dang trong kinh doanh của các công ty cô phan cũng như các nhà đầu tư trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam Những bất cập của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần ở Việt Nam được luận án chỉ ra gồm: sự thiếu hụt một khái niệm và phân chia ranh giới cụ thé giữa chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng; điều kiện về chao bán cổ phần ra công chúng và chào bán riêng lẻ còn thể hiện sự hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể; quy định về nhà đầu tư còn chưa thống nhất; quy định về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần còn thể hiện sự chưa phù hợp và hiệu quả Trong số những bất cập chủ yếu được chỉ

ra này, luận án xác định rằng bat cap về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động chao bán cô phan của công ty cô phan là bat cập quan trọng nhất cần được giải quyết bởi lẽ khi giải quyết được bat cập này, các bất cập khác sẽ được giải quyết như là hệ quả của việc hiệu quả hóa quản lý nhà nước trong chào bán cổ phần của công ty cô phần ở Việt Nam Những nội dung khác liên quan đến pháp luật về chào bán cô phần của công ty cô phần ở Việt Nam chưa được đề cập trong luận án này sẽ

là những ý tưởng gợi mở dé các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu trong những công

trình khoa học khác.

Thứ tu, đề xuất quan điểm và xác định luận cứ khoa học cho việc hoànthiện pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phan,dam bảo cho các công ty cổ phan tiễn hành hoạt động chao bán cô phần hiệuqua, tự do và bình dang ; đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khitham gia vào mối quan hệ với các công ty cổ phan thông qua việc mua cổphan phát hành của các công ty cô phan này ;

Tứ năm, dé xuât sửa đôi, bô sung một sô quy định điêu chỉnh hoạt

động chào bán cô phần của công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp (2005),

Trang 13

Luật Chứng khoán (2006) và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thé là: (i)kiến nghị hoàn thiện quy định về bảo lãnh phát hành đối với hoạt động chàobán cô phan ra công chúng của công ty cô phan, đặc biệt là hoàn thiện quyđịnh về chủ thé bảo lãnh phát hành; (ii) kiến nghị hoàn thiện quy định phápluật về các phương thức chào bán cô phần tạo điều kiện cho công ty cô phầnthực hiện hiệu quả hoạt động thương mại này, trong đó đặc biệt là kiến nghịsửa đổi các quy định về điều kiện chào bán cô phan riêng lẻ và chào bán cổphan ra công chúng của công ty cổ phan; (iii) kiến nghị hoàn thiện quy địnhđiều chỉnh về Ban Cáo bach; (iv) đề xuất giải pháp tăng hiệu qua áp dụng củacác quy định pháp luật về hoạt động chào bán cổ phan của công ty cổ phan,trong đó nhấn mạnh đến việc kiện toàn hệ thống kiểm toán độc lập cũng nhưhoàn thiện các chế định về xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm liênquan đến hoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phan.

Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạtđộng chào bán cô phần của công ty cô phần được đề xuất trong luận án có khảnăng ứng dụng ngay đề thiết lập sự thống nhất, nâng cao hiệu quả áp dụng củapháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phan của công ty cổ phan vớipháp luật tài chính, thương mại nói chung và các chế định pháp luật có liênquan trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Về những điểm mới của luận án

Luận án có những điểm mới đóng góp cho sự phát triển của khoa họcpháp lý chuyên ngành, bao gồm:

+ Thr nhất, trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết, quan niệm về hoạt độngchao bán cô phan của công ty cô phần ở những nước phát triển cũng như thực

tiễn pháp lý Việt Nam, luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận khoa học pháp

luật vê hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần ở Việt Nam;

+ Thứ hai, luận án đã chỉ rõ pháp luật về chào bán cô phan của công ty

cô phần ở Việt Nam chưa đạt được sự tương thích cần thiết trong tương quanvới pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư Có thé nói, sự thiếu tương thíchgiữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chao bán cé phan của công ty

Trang 14

cô phần này là vấn đề rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả của hoạt động

chao bán cô phân của công ty cô phân;

+ Tứ ba, luận án là công trình khoa học đầu tiên phân tích, đánh giámột cách có hệ thống những bắt cập trong từng quy định cụ thê của pháp luậtđiều chỉnh hoạt động chào bán cé phan của công ty cổ phần ở Việt Nam, cụthé là chỉ ra những hạn chế trong các nội dung pháp luật gồm: pháp luật vềchủ thé chào bán cô phan; pháp luật về phương thức chào bán cổ phan vàpháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán cổ phần của công

ty cô phần;

+ Thi tr, luận án đã xây dựng hệ quan điểm khoa học cũng như đưa ranhững giải pháp tiến bộ, hiện đại cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnhhoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phần ở Việt Nam phù hợp vớipháp luật và tập quán thương mại quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế

quôc tê của Việt Nam.

6 Kêt cầu luận án

Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận án được cơ cấu thành 03 chươngvới các nội dung cụ thé như sau:

Chương 1 Những van dé lý luận về hoạt động chào bán cô phan của công ty

cô phan và pháp luật về chao bán cé phan của công ty cổ phan

Chương 2 Thực trạng pháp luật về hoạt động chao bán cô phần của công ty

cô phân ở Việt Nam

Chương 3 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chào bán

cô phân của công ty cô phan ở Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG CHAO BAN CO PHAN

VA PHAP LUAT VE CHAO BAN CO PHAN CUA CONG TY CO PHAN1.1 Những vấn dé lý luận cơ bản về hoạt động chao ban co phan củacông ty cổ phan

1.1.1 Quan niệm chung về hoạt động chào bán cỗ phan của công ty cỗ phan1.1.1.1 Quan niệm về hoạt động chào bán cỗ phần của công ty cổ phandưới góc độ kinh tế

Chao bán cổ phan của công ty cỗ phan là một trong những hoạt độnghuy động vốn cơ bản nhất của công ty cổ phan Dưới góc độ kinh tế, hoạtđộng chào bán cô phần tạo ra loại hàng hóa đặc biệt cho thị trường chứngkhoán, đó là cổ phần (thường được thé hiện bang hình thức cô phiếu) Dùng

cô phan dé huy động vốn, với cách huy động vốn nay, công ty cô phần đồngthời huy động von điều lệ, mặt khác có thể thu về một khoản vốn thặng dư từviệc bán cô phiếu, khoản thu này sẽ làm gia tăng thêm vốn và tai sản của công

ty Các nhà đầu tư tìm đến cô phần như tìm đến một phương thức đầu tư hiệuquả, thông qua đó, với tư cách cô đông công ty cô phan, các nhà đầu tư có théthực hiện quyền quản lý, tham gia vào quá trình điều hành kinh doanh củacông ty cô phần hoặc chỉ đơn giản là đầu tư mua cô phan để bán lại trên thịtrường giao dịch chứng khoán dé tìm kiếm thu nhập và lợi nhuận Với nhữnglợi ích mà cổ phần mang lại cho công ty cô phan và cho các nhà đầu tư, nềnkinh tế xã hội cũng vì thế mà phát triển, dựa vào sự tăng trưởng vốn kinh

doanh và sự luân chuyên linh hoạt của dòng vôn này.

Ở Việt Nam, giá trị biểu thị một phần vốn đầu tu này được định danhbang hai thuật ngữ là “cổ phần” và “cỗ phiếu”, người năm giữ các “cô phần”,

“cô phiếu” này gọi là “cỗ đông” (Điều 77, Luật Doanh nghiệp 2005) Cácgiao dịch thương mai được thiết lập với đối tượng là các cô phần, cô phiếu docông ty cô phần chao bán đã tạo nên sự linh hoạt trong van đề luân chuyên

vôn và tăng trưởng vôn của các chủ đâu tư nói riêng và của cả nên kinh tê - xã

Trang 16

hội nói chung Dưới khía cạnh kinh tế, hoạt động chào bán cổ phan của công

ty cô phan đã thiết lập nên những mối quan hệ giữa chủ thé chào bán cổ phần

và nhà đầu tư, nhằm mục đích huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của

công ty cô phân và tạo cơ hội đâu tư hưởng lợi nhuận của các nhà đâu tư.

Có thé khang định, hoạt động chào bán cổ phan là tiền đề dé các chủthể có thể thực hiện các giao dịch tài chính, thương mại liên quan đến côphần Nói cách khác, không có hoạt động chào bán cô phần sẽ không có

những hoạt động như kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán hay lưu

ký chứng khoán [123, tr15] Như vậy, dưới góc độ kinh tế, hoạt động chàobán cổ phan là nền tang, cơ sở dé thiết lập nên các hoạt động khác liên quanđến chứng khoán Hoạt động này được hiểu là việc tổ chức chào bán có đủđiều kiện đưa cô phần vào thị trường theo trình tự thủ tục xác định, với ýnghĩa giúp các tổ chức chào bán cổ phan dé dàng huy động vốn với chi phíthấp hơn so với các hình thức huy động vốn khác

Chao bán cô phần của công ty cổ phan là hoạt động mà xét dưới cácgóc độ chủ thể khác nhau sẽ mang những ý nghĩa kinh tế - xã hội khác nhau,các nhóm lợi ích cụ thê được thể hiện như sau:

(i) Đối với công ty cô phần chào bán cổ phan, hoạt động chao bán côphần là hoạt động huy động vốn chủ sở hữu tạo ra Vốn Điều lệ tại thời điểmthành lập công ty hoặc làm tăng vốn Điều lệ thực có nhăm khang định khảnăng tài chính cũng như đáp ứng các điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh,

mở rộng thị trường của công ty cổ phan;

(ii) Đối với các chủ đầu tư tiễn hành mua cổ phan, hoạt động chào ban

cô phan của công ty cổ phan là cơ hội dé các chủ đầu tư khang định thêm vithé tài chính trong công ty cổ phần mà họ đã là cỗ đông; hoặc là cơ hội dé cácchủ đầu tư mới trở thành cô đông của công ty cô phan Trong công ty cô phan,

cô đông được phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo loại cổ phần mà

họ nắm giữ, tuy nhiên, ở mức độ nhất định, các cô đông sẽ cùng nhau san sẻ

trách nhiệm kinh doanh cũng như các rủi ro trong kinh doanh trong công cuộc

tìm kiếm lợi nhuận từ hình thức đầu tư trực tiếp này;

(iii) Đôi với nên kinh tê - xã hội, hoạt động chao bán cô phân của công

Trang 17

ty cổ phần là hoạt động cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán baogồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung tuỳ thuộc vào phương

thức chào bán mà công ty lựa chọn.

Dưới góc độ kinh tế, xuất phát từ chủ thé chào ban là các công ty côphan, hoạt động chào bán cô phần có thé được khái quát qua một số giai đoạn

cơ bản sau đây:

(i) Chuẩn bị chao bán: Chuan bi chào bán có hai nội dung cơ bản: một

là, chuẩn bị chào bán cô phiếu dé hình thành vốn điều lệ cho công ty cô phan;hai là chuẩn bị chào bán khi công ty cô phần huy động thêm vốn điều lệ, tăngquy mô vốn cho doanh nghiệp Trong giai đoạn này, việc xây dựng kế hoạchchào bán đặc biệt quan trọng, cụ thể là tô chức chào bán phải xác định đượcquy mô vốn của công ty dé từ đó quyết định số lượng cô phan và giá cổ phần

dự kiến chào bán, các mức độ yêu cầu phù hợp đối với cổ phần của công ty vàban chất hoạt động kinh doanh của công ty Từ việc xác định các yếu tô này,công ty có thể lựa chọn phương thức chào bán phù hợp với điều kiện thực tếcủa minh và gan liền với nó là những trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.Giai đoạn này có ý nghĩa kinh tế quan trọng, quyết định khả năng thành côngcủa đợt chào bán, có nghĩa là xác định được số vốn mà công ty có thể huyđộng được trong đợt chào bán đó Việc chuẩn bị chào bán có sự tính toán về

tỷ lệ giữa số von huy động được và chi phí cần thiết dé tiến hành chào bán cổphần sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động chào bán cổ phầncủa công ty cô phan

(ii) Tiến hành chào bán cổ phan: Dưới góc độ kinh tế, đây là hoạt độngtổng hợp các công đoạn chào bán Tuỳ theo quy mô và phương thức chào bán

mà các công đoạn này được các công ty cô phần xác định mức độ đơn giảnhay phức tạp Đối với chào bán cô phần nội bộ (chào bán riêng lẻ), quá trìnhchao bán đơn giản hơn do quy mô và số lượng các nhà dau tư bị hạn chế Đốivới chào bán cô phần rộng rãi cho các nhà đầu tư không hạn chế số lượng(chào bán ra công chúng), các công đoạn chào bán thường phức tạp do có tổchức tài chính trung gian chịu trách nhiệm thiết kế cuộc chào bán, xác định

mức giá cô phiêu và trực tiêp phân phôi cô phiêu Trong giai đoạn này, trách

Trang 18

nhiệm đối với nhà đầu tư của tổ chức chao bán và tổ chức tài chính trung giancũng được xác định Những hành vi gian lận trong quá trình này cần phảiđược loại trừ từ cả hai phía là bên mua và bên bán để đảm bảo sự công bằng

và quyền lợi hợp pháp của các bên Dưới góc độ kinh tế, việc thực hiện thànhcông giai đoạn tiễn hành chào bán cô phần sẽ được thé hiện bằng các yếu tố:công ty được phép chào bán cổ phan; nhà dau tư tiễn hành mua cô phan; côngviệc thanh toán tiền mua cổ phần hoàn thành Giai đoạn này có ý nghĩa quantrọng về mặt kinh tế, quyết định sự thành công của kế hoạch huy động vốncủa công ty cô phan

(iii) Xác nhận kết quả chào bán: Sau khi kết thúc cuộc chào bán, tổchức chào bán phải có thông báo kết quả chào bán cho nhà đầu tư và cơ quanquản lý (trong những trường hợp bắt buộc phải thông báo với cơ quan quảnlý) Mặt khác, tổ chức chào bán cũng tiễn hành hoạt động xác nhận quyền sởhữu cổ phiếu cho nhà đầu tư đã đăng ky mua hoặc đấu giá thành công Việcxác nhận quyền sở hữu cũng như tinh hợp pháp của cô phiếu cho nhà đầu tư

có thé được thực hiện bởi tổ chức chào bán hoặc bởi tổ chức bảo lãnh chàobán Ngược lại, nhà đầu tư phải có hành vi chuyên tiền mua cô phiếu vào tàikhoản của tô chức chào bán hoặc tô chức bảo lãnh chào bán

Dưới góc độ kinh tế, quan hệ mua bán cô phan giữa công ty cổ phần vànhà đầu tư là quan hệ mua bán mang tính dân sự, thương mại và nó cũngkhông nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, thương mại Tuy nhiên,

hàng hoá trong quan hệ mua bán này là loại hàng hoá đặc biệt, nó không chỉ

là sự mua bán vốn thông thường ma đây là hoạt động ban vốn và đầu tư có tổchức, vì vậy, dưới góc độ kinh tế, hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc và có ảnhhưởng quan trọng đối với sự hình thành, hoạt động và phát triển của công ty

cô phần nói riêng và đồng thời cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới sựbình 6n của nên kinh tế - xã hội nói chung

Quan hệ giữa công ty cô phần và nhà đầu tư thê hiện rõ nét nhất ở giaiđoạn công ty cô phan chào bán cô phan dé hình thành vốn Điều lệ của công tyhoặc gọi thêm vốn Điều lệ trong quá trình hoạt động kinh doanh Khác vớinhững quan hệ góp vốn hình thành doanh nghiệp khác, việc góp vốn vào công

Trang 19

ty cô phần phải thông qua quan hệ mua — bán cô phan Ví dụ như đối với công

ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, số vốn mà thành viên công tytrách nhiệm hữu hạn góp vốn hoặc cam kết góp vốn sẽ được ghi nhận chínhxác trong vốn điều lệ của công ty theo tỉ lệ phần trăm trên tổng vốn điều lệ.Nếu nhà đầu tư góp vốn bang tài sản, các thành viên của công ty phải cùngđịnh giá tài sản và giá trị vốn của mỗi thành viên được ghi nhận trong vốnđiều lệ phải bằng chính giá trị đã được định giá Khác biệt với các hoạt độnggóp vốn trên, việc góp von vào công ty cô phần thông qua việc mua cé phần

do công ty chào bán, chủ dau tư có thé phải trả lượng vốn lớn hơn, thậm chilớn hơn nhiều lần so với giá trị vốn của chủ đầu tư này được ghi nhận trong

vốn điều lệ của công ty cô phần Ngược lại, với SỐ trường hợp đặc biệt, giá tri

đồng vốn mà chủ đầu tư bỏ ra dé “mua” được lượng cô phần của công ty cổphần lại nhỏ hơn so với giá trị vốn mà chủ đầu tư này được ghi nhận trongvốn điều lệ của công ty cổ phần Khác với các loại hình công ty khác, công ty

cô phan ngay từ đợt chao bán cổ phan lần dau dé hình thành vốn điều lệ màthành công đã có một nguồn vốn thặng dư nằm bên ngoài vốn điều lệ củacông ty chào bán Chính vì vậy, huy động vốn của công ty cổ phần thông quaviệc chào bán cô phần cho các nhà đầu tư thể hiện sự linh hoạt, hiệu quả hơn

so với hoạt động huy động vốn của các loại hình công ty khác được điều

chỉnh theo Luật Doanh nghiệp Xuất phát từ đặc trưng về mặt kinh tế của hoạt

động chào bán cô phần của công ty cỗ phần, pháp luật điều chỉnh hoạt độngnày cũng thé hiện ban chất kinh tế đó với những đặc trưng riêng biệt

1.1.1.2 Quan niệm về hoạt động chào bán cổ phần của công ty co phan

dưới góc độ pháp lý

Dưới góc độ pháp lý, thông thường hoạt động chào bán cé phan củacông ty cô phan được điều chỉnh ở một số van đề như sau: các chủ thé thamgia vào quá trình chào bán cổ phan của công ty cô phần; phương thức chaobán cô phan của công ty cô phần; hoạt động quan ly nhà nước đối với hoạtđộng chào bán cô phan của công ty cổ phần Hoạt động chao bán cô phần củacông ty cổ phan là loại hoạt động có nhiều chủ thé tham gia Đó có thé là chủ

Trang 20

thé chào bán cổ phần, nha đầu tư, tổ chức bảo lãnh, các tổ chức hỗ trợ chào

bán khác và không thé thiếu sự tham gia của các chủ thé quan ly nhà nước Sốlượng và loại chủ thể tham gia vào hoạt động chào bán cô phần phụ thuộc vàophương thức chào bán của công ty cô phan, phương thức chào bán riêng lẻ

hay chào bán ra công chúng.

Pháp luật các nước Anh, Mỹ, Australia quan niệm rằng hoạt động chàobán cô phan của công ty cô phần được thể hiện dưới các phương thức chàobán cổ phần khác nhau như chào bán, góp vốn Theo quan niệm pháp luật cácnước này, chào bán lần đầu ra công chúng là sự kết hợp của cả hai phươngthức nêu trên [121; trl] Các phương thức khác như phương thức đầu tư, haygiới thiệu cũng được coi là các phương thức chào bán cổ phần có tính truyềnthống, được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh Theo cách quan niệm khác,chào bán cô phần có những loại hình nhất định được phân biệt khác nhau.Trước hết phải kế đến chào bán có tô chức, thực chất đây là hình thức chàobán cô phần cho các nhà đầu tư chiến lược và nó cũng là một dạng của hìnhthức chào bán cổ phan riêng lẻ Bên cạnh đó là chào bán theo phương thứcbán lẻ, hình thức chào bán này cũng được pháp luật điều chỉnh dành cho một

SỐ Ít những nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn và đã được lựa chọn Ngoài ra còn cóhình thức chào bán cỗ phần cho người lao động trong công ty, đây là một hìnhthức chào bán cô phan đặc biệt nhằm hướng tới hai mục đích: một là, hìnhthức thưởng cho người lao động khi cho họ tham gia mua cô phan với giá ưuđãi; hai là, khuyến khích người lao động gắn bó với công ty bằng việc đồng sởhữu công ty Như vậy, người lao động cùng chia sẻ và đóng góp công sức đốivới sự lớn mạnh, phát triển của công ty và đó cũng là sự ghi nhận nhữngđóng góp của họ đối với sự thành công của công ty Chào bán cổ phan chongười lao động được pháp luật các nước có những quy định điều chỉnh đặcbiệt vì đây là hình thức chào bán thể hiện những ưu đãi rõ ràng về đối tượngđược tham gia mua, về giá chào bán, khối lượng cô phần sẽ chào bán Phápluật về chào bán cô phần cho người lao động ở Việt Nam cũng có sự tươngthích với pháp luật các nước trên thế giới Các quy định về chào bán cổ phần

Trang 21

cho người lao động cũng được nêu ra trong các văn bản pháp luật về cổ phần

hoá doanh nghiệp Theo đó, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được

hưởng quyền mua cô phan của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp

của họ vào doanh nghiệp đó.

Tuy có những phương thức chào bán khác nhau tuỳ theo quan niệm,

thực tế chào bán cổ phan cũng như tập quán của các quốc gia khác nhaunhưng nhìn chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của cáccông ty cổ phan theo hệ thống luật Anh Mỹ, luật Châu Au lục địa (điển hình

là Pháp và Cộng hoà liên bang Đức) và pháp luật một số nước khu vực châu

A (Trung Quốc, Nhật Ban, Singapore) đều quy định hoạt động chào bán côphần của công ty cô phần được bao gồm hai phương thức chào bán cơ bản làchao bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng Có thé khang định, cùng với sựphân biệt hai phương thức nay là sự điều chỉnh cụ thé của pháp luật đối vớihoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phan

Về phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ, pháp luật của hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều coi đây là một phương thức chào bán chứng khoántrong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định và đôi khi có tính chất đặc biệt nhưcác tô chức đầu tư chuyên nghiệp, các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực vềvon, các công ty đầu tư chứng khoán, các quỹ tín thác đầu tư Chào bán cổphần riêng lẻ thường được các tô chức chào bán lựa chọn trong các trườnghợp: một là, những công ty cổ phần không đủ tiêu chuẩn, điều kiện dé thựchiện chao bán cô phan ra công chúng: hai là, những công ty cô phần tuy đủđiều kiện chào bán cô phan ra công chúng nhưng không lựa chọn phương thứcchào bán cô phần ra công chúng (lý do là số vốn cần huy động ít, néu chàobán ra công chúng thì chi phí chào bán cao, hiệu quả huy động vốn vì thế bịảnh hưởng hoặc bản thân những công ty cô phần này không muốn công khaithông tin với cơ quan quản lý chao bán); ba Id, các công ty cô phần tăng vốnđiều lệ bang cách chào bán thêm cé phan cho những cô đông hiện hữu tươngứng với tỉ lệ sở hữu vốn cô phan của họ trong công ty hoặc các nhà đầu tưchiến lược nhăm huy động vốn nhanh với chi phí chào bán thấp

Trang 22

Hau hết pháp luật các nước trên thế giới đều có quy chế pháp lý riêng điều

chỉnh hoạt động chào bán cô phan riêng lẻ Nội dung cơ bản của những quy chế

này là tạo cho chủ thé chào bán quyền tự định đoạt những nội dung liên quan đếnđợt chao bán như giá cô phan dự kiến chào bán, thời điểm thích hợp dé đợt chaobán thành công, số lượng cô phan dự định chào bán tương ứng với số vốn màcông ty dự kiến huy động Ở Việt Nam, hoạt động chào bán cô phan riêng lẻ củacông ty cô phần được quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp Các quy địnhtrong Điều 87, Luật Doanh nghiệp Việt Nam tạm thời được coi là quy định vềchao bán cô phan riêng lẻ đối với những loại công ty cổ phan thành lập và hoạtđộng theo luật này Bên cạnh đó, Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010của Chính phủ về chao bán cô phần riêng lẻ cũng đưa ra định nghĩa về chào bán

cô phan riêng lẻ, theo đó, chào bán cổ phan riêng lẻ là việc chào bán cổ phanhoặc quyền mua cổ phan trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tinđại chúng cho một trong các đối tượng sau: (ï) các nhà đầu tư chứng khoánchuyên nghiệp: (ii) đưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán

chuyên nghiệp” (Khoản 1, Điều 4, Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010

của Chính phủ về chào bán cô phần riêng lẻ)

Trên thế giới, các quy định về chào bán cô phần riêng lẻ có thể thức và thủ

tục chào bán khá đơn giản Tổ chức chào bán không phải đăng ký chào bán với

cơ quan có thâm quyền quản lý chao bán Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tổchức chào bán không thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ về đợt chào bán chocác nhà đầu tư mà ngược lại, tổ chức chào bán phải có nghĩa vụ công bố thôngtin chào bán riêng lẻ thông qua các tô chức tài chính trung gian như tổ chức baolãnh phát hành, tổ chức môi giới chào bán, hoặc các đại lý phân phối chứng

khoán Pháp luật Anh, Mỹ còn yêu cầu tổ chức chào bán tiến hành chào bán riêng lẻ phải công bồ thông tin chào bán trên các phương tiện thông tin đại chúng

như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, biển quảng cáo và qua internet [121;tr4] Ở Việt Nam, theo Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chínhphủ về chào bán cô phần riêng lẻ, chào bán riêng lẻ có những điểm đặc thù.Tính đặc thù thể hiện ở chỗ Nghị định này đã phân chia quyền quản lý

Trang 23

các chủ thé chào bán cho một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Uy

ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và yêu

cầu chủ thể chào bán phải đăng kí với các cơ quan quản lý trực tiếp trước mỗiđợt chào bán cổ phan riêng lẻ

Về phương thức chào bán cô phan ra công chúng, ở hầu hết các quốcgia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác, tiêu chí đểnhận diện một dot chào bán cô phan ra công chúng của công ty cô phần chính

là việc công ty cổ phan chào bán phải tiến hành đăng kí việc chào bán này với

cơ quan Nhà nước có thâm quyền Ở Mỹ, Quy chế về thị trường giao dịch

chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ ban

hành đã đưa ra định nghĩa chào bán chứng khoán ra công chúng được nhận

diện là hoạt động chào bán mà chủ thể chào bán phải đăng ký hoạt động nàyvới cơ quan quản lý chứng khoán [123] Ở Trung Quốc, Luật chứng khoánđưa ra khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng, trong đó hoạt độngchào bán này phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấpthuận, xác minh, phê chuẩn.[74]

Chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật Việt

Nam là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức như sau:

(i) thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kế cả internet; (ii) chào bánchứng khoán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không ké nhà đầu tư chứng khoánchuyên nghiệp; (iii) chào bán chứng khoán cho một số lượng nhà đầu tưkhông xác định (Khoản 12, Điều 6, Luật Chứng khoán 2006) Theo quan điểmcủa các nhà làm luật Việt Nam, tiêu chí dé phân biệt chao ban chứng khoán racông chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ phụ thuộc vào số lượng các nhàđầu tư tham gia cuộc chào bán và phương thức chào bán có tính chất đại

chúng.

Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra khái niệmchao bán cô phan ra công chúng và mặc định rang những phương thức chaobán cô phan còn lại của công ty cô phần đều được coi là chào bán cổ phanriêng lẻ Cách quy định như vậy có ưu điểm là pháp luật sẽ điều chỉnh đầy đủ

Trang 24

hoạt động chao bán nào của công ty cổ phan Tất cả các hoạt động chào ban

cô phần của công ty cô phần trước hết được nhận diện với các đặc điểm củahoạt động chào bán cô phần ra công chúng, nếu không thỏa mãn, một cách tựđộng sẽ được coi là hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ Và như vậy, sẽkhông có trường hợp tồn tại một hoạt động chào bán không thỏa mãn đặcđiểm của chao bán cô phan ra công chúng, cũng không thỏa mãn đặc điểmcủa chào bán cô phần riêng lẻ Pháp luật Việt Nam lại cùng lúc đưa ra kháiniệm về phương thức chào bán cô phần ra công chúng và khái niệm vềphương thức chào bán cô phan riêng lẻ với những đặc điểm nhận diện khácnhau Như vậy, nếu áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ cónhững hoạt động chào bán cô phần không thỏa mãn các điều kiện dé được coi

là chào bán cô phần ra công chúng, mặt khác, cũng không thỏa mãn các điềukiện dé trở thành hoạt động chào bán cổ phan riêng lẻ Thực tế sẽ không cóquy định pháp luật phù hợp để điều chỉnh hoạt động chào bán cô phần này củacông ty cổ phan

Có thể nói, ở quốc gia nào cũng vậy, phương thức chào bán cô phancủa công ty cô phần được coi là quan trọng nhất trong nội dung pháp luật điềuchỉnh hoạt động chào bán cổ phan của công ty cổ phan Bởi lẽ, pháp luật điềuchỉnh các phương thức này dựa trên bản chất kinh tế của chúng, từ đó quyếtđịnh các van đề khác cần phải điều chỉnh như điều kiện chào bán, thủ tục chàobán, nhà đầu tư có quyền mua cô phan chào bán của công ty cô phan Nhưvậy, với việc xem xét cách nhìn nhận của pháp luật về một quy trình trong SỐcác quy trình chào bán cô phần của công ty cổ phan có thé thay rằng, dưới góc

độ pháp luật, hoạt động chào bán cổ phan của công ty cổ phan là phức hợpcủa nhiều hoạt động khác nhau, thực hiện bởi nhiều chủ thé khác nhau xoayquanh việc thực hiện một quyền được pháp luật xác nhận và bảo vệ của công

ty cô phần Chính vì vậy, hoạt động phức tạp và có khả năng ảnh hưởng lớntới nền kinh tế xã hội này đã được các chế định pháp luật điều chỉnh một cáchchi tiết, đầy đủ và cụ thé

Như vậy, xuất phát từ bản chất kinh tế, hoạt động chào bán cô phần củacông ty cô phần được xác định đề điều chỉnh dưới dạng một tập hợp các hoạt

Trang 25

động tương đối phức tap của công ty cô phan va các chủ thé khác có liên quan.Nghiên cứu hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần dưới góc độ pháp

ly dé hiểu một cách sâu sắc hơn về ban chất pháp lý của hoạt động này; đồngthời hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cô phan của công

ty cô phần nói riêng và khung pháp luật tài chính, thương mại nói chung

1.1.2 Đặc diém của hoạt động chào bán cô phân của công ty cô phan va

phân biệt hoạt động này với các hoạt động huy động vốn khác

1.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động chào bán co phan của công ty cổ phầnHoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần được ghi nhận là mộtcách thức huy động von điển hình, linh hoạt và có khả năng xã hội hoá caocủa công ty cổ phan Việc tổ chức thực hiện hoạt động chào bán cô phần củacông ty cô phần trong nội bộ doanh nghiệp được giải quyết chủ yếu dựa vàonguyên tắc đối vốn Dưới góc độ kinh tế và góc độ pháp lý, khi nghiên cứuhoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phan, chúng tôi cho rằng hoạtđộng này có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, hoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phan là một hoạtđộng huy động vốn chủ sở hữu Hoạt động này được thể hiện cu thé với haimục đích, đó là kiến tạo vốn điều lệ ban đầu của các công ty cô phần ở thờiđiểm thành lập hoặc tăng thêm vốn điều lệ hiện có của công ty cô phan Sựthành công của một đợt chào bán cô phan riêng lẻ hay chao bán cô phan racông chúng đều có kết quả là thiết lập hoặc làm tăng số vốn điều lệ thực cócủa công ty cô phan Số lượng cô đông có thé tăng hoặc không tăng thêm qua

các đợt chào bán, tùy thuộc vào việc giới hạn đối tượng được phép mua cô

phần chào bán của công ty cô phần, tuy nhiên, vốn điều lệ thực có của công ty

cô phần luôn tăng lên sau mỗi đợt chào bán thành công Quan trọng hơn,nguồn vốn thu được là nguồn vốn chủ sở hữu, không tạo ra cho công ty côphần những khoản nợ phải trả cùng với những cam kết về lãi suất tiền vaynhư khi công ty cô phần tiến hành chào bán một số loại chứng khoán khácnhư trái phiếu công ty

Eilis Ferran, trong cuốn Principles of Corporate Finance Law, đã nhận

Trang 26

định rang đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động chao bán cô phan của công

ty cô phần đó chính là gia tăng vốn kinh doanh mà không làm tăng thêm cácnghĩa vụ đối với vốn, mặt khác lại san sẻ được một số nghĩa vụ trong hoạtđộng kinh doanh với các chủ đầu tư mới [102; tr409]

Thứ: hai, hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phan có tính chấtlinh hoạt và có khả năng xã hội hóa cao Pháp luật của hầu hết các nước đềughi nhận hai phương thức chào bán cô phan, đó là chào bán cổ phan riêng lẻ

và chào bán cổ phan ra công chúng, điều này làm cho hoạt động chào bán côphan của công ty cô phan trở nên linh hoạt Khi đã xác định được những lợiich và những rủi ro có thể phải đối mặt, công ty cô phan chủ trương tăng vốnbang cách chào bán cô phần sẽ được quyên lựa chọn những phương thức chàobán cô phần phù hợp Khi cô phan được phát hành va chào bán cho các chủđầu tư, nhất là trong phương thức chào bán cổ phan ra công chúng với việckhông hạn chế số lượng nhà đầu tư mua cô phan, hoạt động chao bán cổ phầncủa công ty cổ phần thực sự có khả năng tiếp cận được với nhiều đối tượngđầu tư, đáp ứng được đa dạng các nhu cầu đầu tư và xác định được nhiều mốiquan hệ khác nhau với công chúng đầu tư Điều đó chứng tỏ khả năng xã hội

hóa cao của hoạt động chào bán cô phân của công ty cô phân.

Chính khả năng xã hội hóa cao của hoạt động chào bán cô phần tạo chocông ty cô phần những quyền năng đặc biệt đối với thị trường chứng khoán,nhất là khả năng can thiệp để làm thay đổi thị trường, thậm chí bóp méo thịtrường chứng khoán [123; tr81] Thị trường chứng khoán có thé bị ảnh hưởngbởi những thông tin về chính chủ thể chào bán chứng khoán hoặc bởi nhữngthông tin liên quan trực tiếp đến hàng hóa là chứng khoán bán trên thị trường,trong đó, chứng khoán là cổ phần có khả năng làm ảnh hưởng lớn nhất tới thịtrường Vì vậy, có thể kết luận rằng tính xã hội hóa cao là một trong nhữngđặc điểm quan trọng, giúp nhận diện hoạt động chào bán cô phan của công ty

cô phần trong khoa học cũng như trong thực tiễn

Thứ ba, hoạt động chao bán cổ phan của công ty cô phan được tiếnhành chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn, nhất là các vẫn đề quyết định đợt

Trang 27

chao bán, xác định quyền ưu tiên mua cô phan, cơ sở của việc phân phối côphan mới chào ban Dé huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh

tế, pháp luật điều chỉnh về thành lập và hoạt động của công ty cổ phần đã cónhững quy định nhằm giải quyết các mối quan hệ nội bộ liên quan đến việcphát hành cô phần của công ty cô phan, trong đó các quy định về việc bảo vệquyên lợi hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào công ty cô phầncho dù các cổ đông chỉ góp vốn với một tỷ lệ nhỏ (gọi chung là các cổ đôngthiêu số) hay là một cô đông nắm giữ đa số vốn của công ty Pháp luật khôngchi quan tâm bảo vệ đến những quyền “chính tri” co bản của cô đông mà ratchú trọng bảo vệ cả các quyền “kinh tế” của họ Các quyền về kinh tế là nhómquyên quan trọng nhất của cô đông Mục đích của cô đông góp vốn vào công

ty cô phần chủ yếu là vì loi ích kinh tế Khi góp vốn, c6 đông không tiếp tục

sở hữu chính các tài sản mà họ đã mang ra góp vốn mà sẽ sở hữu một phầncông ty tương ứng với tỷ lệ góp vốn Và quyền sở hữu cô phần là căn cứ xácnhận quyền sở hữu công ty của các cổ đông Khi quyền sở hữu được xác lập,

cô đông được hưởng các quyền phái sinh từ quyền sở hữu, đặc biệt là quyềnđối với việc ưu tiên mua cô phần mới phát hành của công ty

Có thể nói, tat cả những quyền nói trên của cỗ đông công ty cô phan théhiện trong hoạt động chao bán cô phần của công ty cổ phần đều được giảiquyết theo nguyên tắc đối vốn Điều đó có nghĩa, mọi sự phân chia, ưu tiêndành cho các chủ dau tư liên quan đến hoạt động chào bán cô phan của công

ty cổ phần đều được giải quyết dựa trên phan vốn, loại vốn mà các chủ đầu tưhiện đang nắm giữ trong công ty cổ phan Như vậy, có thé nói, tính chất đối

von van là tính chất thể hiện rõ nét nhất trong các mối quan hệ mà hoạt động

chao bán cô phan của công ty cô phan có thể thiết lập nên

Thứ: tw, hoạt động chào bán cô phan chỉ diễn ra trên thị trường sơ cấptrong khi các hoạt động khác liên quan đến cô phần như kinh doanh chứngkhoán lại chỉ diễn ra trên thị trường thứ cấp Tại thị trường sơ cấp, quan hệgiữa tô chức chào bán và nhà đầu tư sơ cấp được thiết lập, cũng tại thị trườngnày, von của tô chức phát hành được tạo lập hoặc tăng thêm trong khi tại thịtrường thứ cấp chỉ có giao dịch giữa các nhà đầu tư thứ cấp và các chủ thể

Trang 28

trung gian Hoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phan, vì thé, chỉ làhoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán sơ cấp, ở đó, hàng hóa là cổphần lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng đầu tư với giá bán phụthuộc vào sự quyết định của chủ thé chào bán theo các quy định của pháp luật.Đây có thé coi là một đặc điểm đặc trưng của hoạt động chào bán cô phần củacông ty cổ phan so với các giao dịch liên quan đến cổ phan diễn ra ở thịtrường thứ cấp.

Trong khi các giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp không tạo ra

sự gia tăng về hàng hóa cho thị trường, đó đơn giản chỉ là sự luân chuyển hànghóa từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác thì hoạt động chào bán cổ phan củacông ty cô phần lại có một chức năng khác biệt Với đặc trưng là chỉ thiết lập nênnhững mối quan hệ giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp, hoạt động chàobán cổ phan của công ty cổ phan, một mặt cung cấp hàng hóa cho thị trường

chứng khoán, làm gia tăng lượng hàng hóa là cô phần đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, một mặt tạo ra cho người mua (nhà đầu tư) cơ hội được sở hữu một phần vốn trong công ty chào bán Đây là một trong những đặc điểm

quan trọng của hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phan, góp phan làm

rõ những ý nghĩa lý luận của hoạt động này trong mối quan hệ với các hoạt động

giao dịch chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán.

1.1.1.2 Phân biệt hoạt động chào bán cỗ phan của công ty cỗ phần vớicác hoạt động huy động vốn khác

Hoạt động chào bán cô phần của công ty cổ phan là một hoạt động đặcthù, với những đặc điểm đã được luận án phân tích ở phần 1.1.2.1, có thêthây, việc phân biệt hoạt động này với một số hoạt động huy động vốn kháclàm cho những đặc trưng của hoạt động này nỗi bật và góp phan làm sáng tỏhơn những ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn của pháp luật điều chỉnh hoạtđộng chào bán cô phần của công ty cổ phan trong khoa học pháp lý hiện dai

ngày nay.

Xuất phát từ bản chất là một hoạt động huy động vốn, hoạt động chàobán cổ phan của công ty cô phần có thé được phân biệt với hai hoạt động huy

Trang 29

động vốn khác, bao gồm: (i) hoạt động chào bán các loại chứng khoán kháccủa công ty cô phan; (ii) hoạt động chào bán cô phần của các chủ thé khác

trong nên kinh tê - xã hội.

Thứ nhất, trong mối tương quan so sánh với hoạt động chào bán cácloại chứng khoán khác của công ty cô phan

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận quyền huy động vốnlinh hoạt với nhiều phương thức khác nhau của công ty cổ phần Ngoài cácloại cô phần, công ty cô phần còn có quyền phát hành một số loại chứngkhoán khác để huy động vốn như: trái phiếu, chứng quyền, quyền mua cổphần, chứng chỉ quỹ, quyền chọn bao gồm quyền chọn bán và quyền chọnmua, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán Ở ViệtNam, tại Khoản 1, Điều 6, Luật Chứng khoán 2006 cũng đã liệt kê những loạichứng khoán nói trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán 2006.Trong phạm vi nghiên cứu dé tài này, luận án giới hạn việc phân biệt giữahoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần với các hoạt động chào bantrái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền và quyền mua cô phần

Về bản chất, hoạt động chào bán các loại chứng khoán không phải là cỗphan nói trên cũng phục vụ mục đích huy động vốn kinh doanh của công ty côphan, tuy nhiên, xét dưới góc độ kinh tế, hoạt động chào bán cô phan của

công ty cô phân có rat nhiêu điêm khác biệt, cụ thê:

Một là, trong tương quan so sánh với hoạt động chào bán trái phiếu,loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu tráiphiếu thông qua một hợp đồng nợ ngắn hạn hoặc dài hạn đối với tổ chức chàobán; dam bao một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại von sốc cho ngườicam trái phiếu ở thời điểm đáo hạn Đây chính là hoạt động huy động vốn vaycủa công ty cô phan, tạo ra những khoản nợ và áp lực phải thanh toán khoản

nợ đó cả gốc và lãi Trong khi, việc chào bán cô phần chỉ làm tăng vốn chủ sởhữu, tăng thêm cô đông của công ty cô phần mà không tạo ra bất kì một khoản

nợ nào Việc phát hành và bán trái phiếu cho các nhà đầu tư luôn luôn đi

kèm với những lợi ích đã được xác định cụ thê như lãi suât mà các nhà đâu

Trang 30

tư được hưởng trên mệnh giá trái phiếu, thời hạn mà các nhà đầu tư nhậnđược phan hoa lợi này không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty Ngược lại, với cổ phiếu, về cơ bản, các nguyên tắc xác định lợi nhuậnphát sinh từ cô phiếu cũng được xác định trước, tuy nhiên, khi nào lợi nhuậnthực sự phát sinh và giá tri lợi nhuận mà các nhà đầu tư được hưởng phụthuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phan Chính vi vậy, trên thực

tế, mệnh giá và thị giá của cô phiếu có thể ở những khoảng cách rất xa nhau,nhưng mệnh giá và thị giá của trái phiếu thì lại tương đối đồng nhất Vì thé,khi huy động vốn băng cách phát hành trái phiếu, tổng lượng vốn vay và vốnthu được của công ty cô phan là tương đương Nhưng khi huy động vốn băngcách phát hành cô phiếu thì ngoài lượng vốn điều lệ, công ty cổ phần còn cókhả năng thu được một lượng vốn thặng dư từ việc bán cô phần cao hơn sovới mệnh giá dé nhập vào khối tài sản của công ty cô phan

Hai là, trong tương quan so sánh với hoạt động chào bán quyền mua cổphần, được nhận diện là một loại chứng khoán phái sinh phát hành kèm theo

cô phiếu tạo ra những quyền ưu tiên mua cổ phan trong đợt chào bán cổ phanthêm cho các cô đông hiện hữu với giá thấp hơn giá bán cho các đối tượngkhác trong một thời hạn nhất định thì việc phát hành cô phần chỉ tạo ra những

cơ hội đầu tư công băng cho các chủ đầu tư chứ không xác định bất kỳ mộtquyên ưu tiên nào nếu như pháp luật không quy định về những quyền ưu tiên

đó Hon nữa, chứng khoán là quyền mua cổ phần, tuy được chào bán kèm vớimột dot chào bán cô phan của công ty cổ phần nhưng lại có thời gian tồn tạirất ngăn, bởi lẽ quyền ưu tiên chỉ xác định trong một khoảng thời gian trướckhi cổ phần được chính thức bán cho các nhà đầu tư

Ba là, trong khi việc chào bán chứng quyền, một loại chứng khoánđược chào ban cùng với việc chào bán trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi củacông ty cổ phan, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số

cô phiếu phô thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời

kỳ nhất định tạo ra một quyền mua chứng khoán cho người sở hữu trong mộtthời hạn dài đến 5 — 10 năm thì việc chào bán cô phan của công ty cổ phan

Trang 31

không tạo ra những quyền mua này mà chỉ xác định quyền mua ngay lập tứccác cô phần chào bán trong một đợt chào bán cụ thể Cũng giống với việcchao bán quyền mua cô phan, việc chào bán chứng quyền là cách thức huyđộng vốn đối với những đối tượng ưu tiên và tiền thu được từ những đợt bánchứng quyền và quyền mua cổ phần này không được tính vào co cấu vốnĐiều lệ của công ty cổ phần mà chỉ được nhập vào khối tài sản hiện có củacông ty cô phan chào bán chứng quyền và quyền mua cổ phan mà thôi Trongkhi đó, việc huy động vốn bằng cách chào bán cô phần chính là hoạt động huyđộng vốn chu sở hữu trực tiếp và ngay lập tức số tiền bán cổ phần được ghinhận trong Điều lệ công ty và mỗi cổ đông sẽ được xác nhận giá trị phần vốn

của mình trong vôn Điêu lệ của công ty cô phân là chủ thê chào bán cô phân.

Bốn là, việc chào bán chứng chỉ quỹ, một loại chứng khoán của công ty côphan được phép chào bán (trong trường hợp đó là công ty cổ phan thực hiện hoạtđộng quản lý quỹ đầu tư chứng khoán), xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đốivới một phần vốn góp của quỹ đại chúng, không xác nhận quyền chủ sở hữu củanhà đầu tư đối với một phan vốn điều lệ của công ty cổ phan Vốn của quỹ đầu tưhoàn toàn độc lập với vốn và các tài sản khác của công ty cổ phần Khi công ty cổphan có chức năng quản lý quỹ dau tư, công ty này có thé chào bán các chứng chiquỹ dé bán cho các nhà đầu tư Các nhà dau tư sau khi sở hữu chứng chỉ quỹ, khôngtrở thành cổ đông của công ty cô phần mà chi trở thành chủ sở hữu của một phanvốn trong giá trị quỹ đầu tư đó Xét ở góc độ công ty cô phần chào bán chứng chỉquỹ, sau khi thu được tiền từ hoạt động bán chứng chỉ quỹ, công ty cổ phần chàobán loại chứng khoán này không trở thành chủ sở hữu của phần vốn huy động được

mà chi trở thành chủ thé quan lý phan vốn đó trên danh nghĩa quỹ dau tư

Chỉ có những công ty cô phan đầu tư chứng khoán, khi thực hiện việc tríchmột phần vốn hiện có của công ty để đầu tư trực tiếp vào quỹ đầu tư thì mới trởthành đồng chủ sở hữu phần giá trị vốn của quỹ đầu tư đó cùng với các nhà đầu tưkhác Có thể nói, việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư không đem lại vốn chủ sở hữucho công ty cô phần mà chỉ tạo nên vốn cho quỹ dau tư — đối tượng quan ly củacông ty cổ phan

Trang 32

Trong khi đó, việc chào bán cổ phan của công ty cổ phan luôn tạo racho các nhà đầu tư mua cô phần những cơ hội trở thành những đồng chủ sởhữu của công ty cổ phan, cũng có nghĩa là, hoạt động này luôn dẫn tới một kếtqua là vốn điều lệ thực có của công ty cô phan được thiết lập (ở thời điểmthành lập) hoặc tăng lên (sau thời điểm thành lập) Sự khác biệt cơ bản giữaviệc chao bán cô phan và việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư của công ty côphần chính là việc ghi nhận quyền chủ sở hữu của các nhà đầu tư đối với mộtphần công ty hay là chỉ ghi nhận quyền chủ sở hữu của các nhà đầu tư đối vớimột đối tượng quan lý nằm ngoài tài sản của công ty cô phần khi thực hiệnviệc mua các loại chứng khoán đó trên thực tế.

Như vậy, trong tương quan so sánh với việc chào bán các loại chứng

khoán khác như trái phiếu, chứng quyền, quyền mua cổ phan hoặc chứng chiquỹ thì hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần được phân biệt bởicác dấu hiệu như: (i) chỉ xác nhận việc mua cô phần ngay lập tức của các chủđầu tư; (ii) tạo ra một khoản vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ) của công ty cổphan; (iii) chủ đầu tư mua cổ phan sẽ trở thành đồng chủ sở hữu đối với công

ty cô phần và ở một mức độ nhất định, người mua cổ phan sẽ chia sẻ quyềnquản lý nội bộ và chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro phát sinh trong hoạtđộng kinh doanh của công ty cô phan

Thứ hai, trong môi tương quan so sánh với hoạt động chào bán cô phầncủa các chủ thé khác trong nên kinh tế - xã hội

Về cơ bản, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều công nhận chỉ cócông ty cô phan là loại hình doanh nghiệp được phép chào bán cé phan Cácloại hình doanh nghiệp khác có thể được phép chào bán một số loại chứngkhoán khác như trái phiếu nhưng không được phép chào bán cô phan Tuynhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt, pháp luật ở một số quốc gia cũngghi nhận quyền chào bán cô phần của các chủ thé không được định danh trongvan bản pháp luật với tên gọi là công ty cô phan

Đặc biệt, ở các nước có nền kinh tế đang chuyên đôi, trong đó có Việt Nam,

các trường hợp ngoại lệ được ghi nhận nhiều hơn Ở Việt Nam, ngoài cáccông ty cô phần được định nghĩa theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005

Trang 33

được phép chao bán cô phan riêng lẻ va chào ban cô phan ra công chúng, một

số loại hình doanh nghiệp không có đăng kí kinh doanh dưới hình thức công

ty cô phần van được phép tiến hành chào bán cé phan trong một số trườnghợp đặc biệt Có thể kê đến các công ty nhà nước (trước năm 2003 được gọi làdoanh nghiệp nhà nước) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trongquá trình chuyền đổi thành công ty cô phần đã được nha nước cho phép chàobán cô phần dé huy động vốn hoặc cơ cấu lại thành phần chủ sở hữu vốntrong doanh nghiệp trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanhđối với hình thức công ty cổ phan

So với các chủ thé khác được phép chào bán cé phan, hoạt động chàobán cô phan của công ty cổ phần có những đặc trưng cơ ban dé phân biệt, cụthé bao gồm:

Một là, trong khi chào bán cổ phan là quyền đương nhiên của công ty

cổ phan thì các chủ thé khác chỉ có quyền chào bán cổ phan trong một sốtrường hợp đặc biệt do pháp luật quy định Kê từ khi có giấy chứng nhận đăng

kí kinh doanh, những công ty cổ phần sau chuyên đổi này có quyền quyếtđịnh việc chào bán cô phan riêng lẻ hoặc chao bán cổ phan ra công chúng vàobất cứ thời điểm nào trên cơ sở các điều kiện mà pháp luật quy định

Hai là, hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần luôn hướng tớimục đích thiết lập vốn điều lệ tại thời điểm thành lập hoặc tăng vốn thực cótrong von điều lệ lên một mức cao hơn nhằm phục vụ hoạt động kinh doanhcủa công ty cô phan Có thé nói, mục đích của hoạt động chào bán cô phancủa công ty cô phần là kiến tạo hoặc gia tăng vốn chủ sở hữu Hoạt động này

có thé làm thay đôi hoặc không thay đôi cơ cau chủ sở hữu vốn hiện có củacông ty cô phần (trường hợp đợt chào bán chỉ dành bán cô phần cho những côđông hiện hữu của công ty cô phan) Trong khi đó, các chủ thé đặc biệt cóquyền chào bán cổ phần khi chưa có tư cách là công ty cô phần không phảibao giờ cũng hướng việc chào bán cô phan tới mục đích kiến tạo vốn hoặctăng vốn thực có trong von điều lệ Mục đích chính của các đợt chào bán cổphần do các chủ thê đặc biệt tiến hành hướng tới ít nhất là hai mục tiêu khác,

Trang 34

bao gồm: (i) thay đổi cơ câu chủ sở hữu đối với vốn điều lệ hiện có của doanhnghiệp mà không làm tăng hoặc giảm vốn điều lệ; (ii) tạo ra cơ sở vốn làmnên tảng để thực hiện việc chuyển đổi từ một loại hình doanh nghiệp khácsang loại hình công ty cô phan.

Ba là, các điều kiện đặt ra đối với hoạt động chào bán cô phần của công ty

cô phần bao giờ cũng thống nhất và có tính hệ thống hơn so với điều kiện đặt rađối với hoạt động chào bán cô phần của các loại chủ thé đặc biệt khác khôngphải là công ty cô phan Thông thường, chủ thé chào bán cô phần mà không phải

là công ty cổ phần đã là một ngoại lệ chỉ có thé được ghi nhận trong những thờiđiểm xác định cho nên điều kiện dé các chủ thé này tiến hành chào bán cô phần

cũng ton tại những ngoại lệ đặc biệt so với các điều kiện mà pháp luật đã đặt ra

đối với hoạt động chào bán cổ phần của công ty cô phan

Như vậy, ở những nền kinh tế đang chuyền đổi, trong đó có Việt Nam,xét ở một góc độ nhất định, việc chi nhận một số chủ thé không phải là công

ty cô phần có quyền chào bán cổ phan đã thể hiện những ý nghĩa nhất địnhđối với sự phát triển của pháp luật doanh nghiệp và của nền kinh tế - xã hội Ở

Việt Nam, việc pháp luật cho phép công ty nhà nước (trước năm 2003 được

định danh là doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài được chào bán cổ phần khi chưa có Giấy chứng nhận đăng kí kinhdoanh với hình thức công ty cô phần nhằm mục đích thúc day quá trình thốngnhất các quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam

Mặc dù vậy, không phải quốc gia nào cũng ghi nhận những ngoại lệ,theo đó, có những chủ thé không phải là công ty cô phần cũng có quyền chaobán cổ phan cho các nhà dau tư Rõ ràng, trong tương quan so sánh với hoạtđộng chào bán cô phan của các chủ thé khác trong nền kinh tế, hoạt động chàobán cô phan của công ty cô phan có những đặc trưng phân biệt và qua đó làm

rõ các đặc điểm cơ bản của hoạt động này so với một số hoạt động tương tựkhác của các chủ thé không phải là công ty cô phan

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động chào bán cỗ phần của công ty cỗ phan

Hoạt động chào bán cô phan của công ty cô phần không chi mang lai

Trang 35

loi ich cho chu thé chao ban ma con tac động trực tiếp tới sự phát triển và Sự

ồn định của nền kinh tế xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tích cực,hoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phan cũng có thé đặt các bên trongquan hệ cũng như nền kinh tế xã hội vào thế phải đối mặt với những nguy cơrủi ro nhất định

1.1.3.1 Ý nghĩa của hoạt động chào bán cổ phan đối với công ty cổ phần

chào bán

Như trên đã phân tích, đôi với công ty cô phân thực hiện việc chào bán

cô phân cho các nhà đâu tư, lợi ích có thê được nhìn nhận trên hai khía cạnh chủ yêu:

(i) Một là, dưới góc độ kinh tế, hoạt động chào bán cổ phần của công ty

cô phần là một hoạt động huy động vốn cơ bản Vốn được huy động theo cáchthức này là vốn chủ sở hữu của công ty cô phan, được ghi vào Điều lệ củacông ty cô phần và thể hiện khả năng tài chính thực sự của công ty này.Lượng vốn chủ sở hữu lớn hay nhỏ sẽ quyết định rất nhiều vấn đề tiếp theocủa công ty cô phan, ví dụ như việc quyết định khả năng đầu tư, kinh doanh,khả năng dự thầu hay khả năng vay vốn hoặc tiếp tục chào bán thêm cổ phần

của công ty cô phân.

Cũng như các hoạt động chào bán chứng khoán nói chung, hoạt động

chao bán cô phần của công ty cổ phần về mặt ban chất là hoạt động thu hútđầu tư Tuy nhiên, so với các phương pháp huy động vốn đầu tư khác như vayvon từ các tô chức tin dụng hoặc chào bán trái phiếu công ty, hoạt động chào

bán cô phần của công ty cô phần thực sự khăng định các ưu thé, mang lại lợi

ich cho công ty cổ phan, cụ thé là:

* Thứ nhất, có thé kê đến lợi ích xuất phát từ việc khoản thu từ đợtchao bán cô phan của công ty cổ phần không cau thành một khoản nợ, vì vậy

không làm tăng áp lực vê khả năng cân đôi việc thanh toán của công ty cô

Trang 36

phần Trong khi thực hiện các hoạt động huy động vốn vay, tổ chức vay vốn,ngoài việc chịu áp lực về các khoản lãi và gốc phải trả trong một thời hạn quyđịnh thì việc đáp ứng các điều kiện được vay vốn cũng rất khắt khe thé hiện

qua yêu câu thê châp tài sản.

* Thnk hai, hoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phan mà đặc biệt

là hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng sẽ làm cho công ty chào bán cókhả năng tiếp cận được với các nha đầu tư với số lượng déi dào đi đôi vớinguồn vốn dau tư không hạn chế mà công ty cô phan có thé huy động được

* Thứ ba, không thé phủ nhận được là hoạt động chào bán cô phần củacông ty cô phan là một cơ hội tốt dé công ty có thé tự quảng bá, khang định

khả năng tài chính cũng như uy tín của mình trên thị trường Sở di có được lợi

ích này là do khi thực hiện các đợt chào bán cô phần, nhất là khi thực hiệnchao bán cổ phan ra công chúng, công ty cô phan tiến hành chào bán buộcphải đáp ứng một hệ thống các điều kiện khắt khe của pháp luật, ví dụ nhưcông khai về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, đáp ứng các yêu cầu vềvốn điều lệ tự có Chính vì vậy, khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiệnchao bán cô phan ra công chúng cũng có nghĩa là công ty cô phan chao bánđang sở hữu một uy tín nhất định so với các công ty cổ phần khác trong nềnkinh tế Thực tế cho thấy công ty cô phần chào bán cô phan rộng rãi ra côngchúng mặc nhiên được giới đầu tư, bạn hàng cũng như các đối tượng khác

trong nên kinh tê, xã hội đánh giá cao hơn so với các công ty cùng loại khác.

(ii) Hai là, dưới góc độ pháp lý, thực hiện chao bán cô phan cũng có nghĩacông ty cô phần đang thực hiện một quyền mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ.Theo pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, công ty cổ phan haunhư là loại hình công ty duy nhất trong nền kinh tế có quyền được huy độngvốn băng cách chào bán cô phần Có thể nói, nếu như việc chào bán trái phiếu

để huy động vốn vay là quyền của rất nhiều loại hình doanh nghiệp như công

ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã thì việc chào bán cô phần đề huy động vốnchủ sở hữu là quyền chỉ thuộc về công ty cổ phần Mặc dù, ở Việt Nam, công

ty cô phần không phải là loại hình công ty duy nhất được quyền chào bán cô

Trang 37

phần, nhưng những trường hop đặc biệt như vậy rất hiếm khi xảy ra ở cácquốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển Vì vậy, dưới góc độ phápluật, vai trò của hoạt động chào bán cô phần đối với công ty cô phần đượckhẳng định là quan trọng.

Tuy nhiên, khi sử dụng việc chào bán cổ phan làm một kênh huy độngvốn, công ty cô phần có thê đối mặt với nguy cơ rủi ro, đó là tương quan tỷ lệthuận giữa lượng vốn huy động được, số lượng cổ đông tăng lên và sự hạnchế trong khả năng kiểm soát va quan ly công ty cổ phan Khi thị trườngchứng khoán ngày càng phát triển, trong bối cảnh các nhà đầu tư chỉ tìm đến

cô phần như một sự đầu cơ vốn trên thị trường nhằm thu lợi từ việc mua rẻ,bán đắt cô phần chứ không phải là đầu tư dé cùng điều hành, quản lý và thu

lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty thì khả năng quản lý việc

chuyển nhượng cũng như quản lý cỗ đông của công ty cổ phan càng trở nên

khó khăn.

1.1.3.2 Ý nghĩa của hoạt động chào bán cỗ phần của công ty cỗ phần đối

với nhà dau tư

(i) Doi với nhà đâu tu mới của công ty cô phán chào ban cô phan

Đối với các nhà đầu tư, hoạt động chào bán cô phan là cơ hội tốt dé cácnhà đầu tư góp vốn vào những công ty cô phan để nhằm tới mục tiêu lợinhuận trong tương lai Khi công ty cô phan tiễn hành chao bán cô phần riêng

lẻ, cơ hội của các nhà đầu tư mới còn hạn hẹp, tuy nhiên, khi công ty cổ phần

đủ điều kiện cũng như có nhu cầu huy động vốn rộng rãi từ các nhà đầu tưkhông giới hạn số lượng thì cơ hội của các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu

tư chuyên nghiệp được mở rộng Thực tế cho thấy, khi tiến hành dau tư dé trởthành cô đông của một công ty cổ phan thì mỗi nhà đầu tư đều phải chấp nhậnnhững rủi ro có thể xảy ra phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty cổ phan Tuy nhiên, khi mua cỗ phan của các công ty cô phan chàobán cô phan ra công chúng, rủi ro của các nhà đầu tư sẽ giảm xuống đáng ké.Xuất phát từ việc các công ty cổ phần chào bán rộng rãi cổ phan ra côngchúng phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của pháp luật, cụ thê là yêu cầu về

Trang 38

năng lực tài chính, yêu cầu về công khai thông tin kinh doanh, các nhà đầu tư mới

có thê yên tâm ra những quyết định đầu tư vào những công ty cô phần có triển vọng kinh doanh, có khả năng sinh lợi cho đồng von dau tư Vì vậy, đó chính là công cụ

hỗ trợ nhằm giảm thiêu rủi ro cho các nhà đầu tư mới trong kinh doanh.

Hạn chế lớn nhất của các cô đông là các nhà đầu tư mới của công ty cô phần chính là sự bất cân xứng về thông tin liên quan đến công ty chào bán cô phần Sự thiếu hụt thông tin này làm cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác và nguy cơ mat toàn bộ số vốn mua cô phan có thê xảy ra.

(ii) Đối với nhà đâu tư là cô đông hiện hữu của công ty cổ phan chàobán cô phân

Có thể nói, đối với nhà đầu tư, hoạt động chào bán cô phần của công ty

cô phần tạo cho họ một cơ hội để khăng định thêm vị thế của mình trong công

ty trong khi vị thé cũ không mat đi Thông thường, pháp luật của hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều quy định, khi thực hiện các đợt chào bán cổ phầnmới, công ty cô phần tiến hành chào bán đều phải ưu tiên cho các cổ đônghiện hữu của công ty mình quyền mua cổ phan, thậm chi ưu tiên cả giá mua

cô phan và cách thức mua cô phan đơn giản hon rất nhiều so với cách thức áp

dụng đôi với các nhà đâu tư khác.

Như vậy, đối với nhà đầu tư là cổ đông hiện hữu của công ty cô phan, hoạtđộng chao bán cô phần mang lại cho họ những lợi ích to lớn với những cổ phanđược mua có giá trị thanh khoản cao Việc các nhà đầu tư này giữ nguyên, củng

có vị thé của mình trong công ty bằng cách mua thêm các cô phan chào bán hoặcthoát khỏi sự ràng buộc với công ty bang cách dé dàng chuyên nhượng lại các côphan đã mua làm cho hoạt động chào bán cổ phan của công ty cô phần có một ý

nghĩa to lớn đối với nhà đầu tư là các cổ đông hiện hữu.

Đối với nhà dau tư là cô đông hiện hữu của công ty cô phan, việc tiếp tụcmua cô phan có thé làm gia tăng quyền được hưởng lợi nhuận, quyền được thamgia vào quá trình quan lý công ty cô phần nhưng cũng đồng thời làm gia tăng rủi

ro cho chính họ Khi công ty chào bán thêm cô phan, các cô đông hiện hữu lạiđứng trước nguy co mat vị thế đang có trong công ty nếu như các cô đông này

Trang 39

không có khả năng tiếp tục mua thêm các cô phan phát hành Việc trở thành

cô đông của một công ty cô phần và giữ được một vị trí nào đó trong công ty

cô phan là một thách thức lớn đối với mỗi cô đông hiện hữu khi mà công ty cổphan thực hiện quyền chào bán thêm cổ phan

1.1.3.3 Ý nghĩa của hoạt động chào bán cổ phan của công ty cỗ phan đốivới nền kinh tế - xã hội

Hoạt động chào bán cô phần của công ty cô phần không chỉ có ý nghĩaquan trọng đối với tổ chức chào bán, đối với nhà đầu tư mà hoạt động này cònđặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Day là hoạt động cungcấp hàng hóa cho thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoánnói riêng Thành công của việc mua hay bán vốn trong nền kinh tế nói chung

có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ôn định hoặc bat ổn định cả nền kinh tế Theokinh nghiệm của các nước có thị trường chứng khoán phát triển, hầu hết sựbất ôn định của thị trường đều xuất phát từ khuyết tật của hàng hóa là cô phần

được chào bán riêng lẻ hoặc rộng rãi trên thị trường đó.

Nếu công ty cô phần thực hiện một đợt chào bán cô phan ra công chúngthành công, nền kinh tế sẽ tiếp thu thêm nhiều hàng hóa có giá trị, có chất lượng

và đặc biệt là có tính thanh khoản cao Khi thị trường vốn thể hiện sự sôi động

trong khả năng có thể kiểm soát của pháp luật, nên kinh tế, xã hội có cơ hội để

phát triển nhanh hơn và vững chắc hơn với sự ra đời, tồn tại và phát triển của các

doanh nghiệp vững mạnh về tài chính và các nhà đầu tư linh hoạt.

Một thực tế chứng minh cho ý nghĩa bình ổn và điều hòa nền kinh tếcủa hoạt động chào bán cô phần của công ty cổ phan là không phải mọi đợtchào bán đều hấp dẫn các nhà đầu tư, khiến cho các nhà đầu tư quyết địnhmua cô phiếu của công ty cô phần Hơn nữa, các tổ chức bảo lãnh phát hành

có thể gặp phải khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứngkhoán đó trên thị trường giảm xuống dưới giá chào bán ra công chúng trướckhi hoàn thành việc phân phối Vì vậy, để ngăn chặn sự sụt giá ngay lập tứccủa chứng khoán trong và sau thời gian chào bán, pháp luEt về chứng khoáncác nước đều cho phép áp dụng các biện pháp 6n định và điều hoà thị trường,

Trang 40

theo đó, tô chức bảo lãnh chao bán có thé ồn định giá cô phần bằng cách mua

cô phần đó với mức giá ngang băng hoặc thấp hơn một chút so với giá côphiếu vừa chào bán [123; tr477]

Trong trường hợp chào bán cổ phan ra công chúng, công ty cổ phanphải thỏa mãn các điều kiện nhất định về vốn điều lệ, về tình hình kinh doanhtrong một thời gian xác định và các điều kiện tương đối khắt khe về kế toán

và kiểm toán Do đó, hoạt động chào bán cô phan của công ty cổ phan đã giúpcho nền kinh tế xã hội cùng công chúng đầu tư có thêm nhiều c¬ héi vụthông tin chính xác và có ích để quyết định đầu tư Điều này ảnh hưởng rấtlớn đến việc tạo lập cho nền kinh tế của các quốc gia khác nhau những môitrường dau tư ồn định và minh bạch Hoạt động chào bán cô phan của công ty

cổ phan là các cơ hội dé nền kinh tế được xếp hạng và đánh giá một cáchchính xác theo những chuẩn mực chung mà đòi hỏi của thị trường tài chính

cũng như của các quy định pháp luật đã đặt ra.

Tuy nhiên, đối với nền kinh tế - xã hội, hoạt động chào bán cổ phần của

công ty cô phần nói riêng và các hoạt động lưu thông cô phan trên thị trườngchứng khoán nói chung càng sôi động, linh hoạt, thống nhất thì rủi ro về đồ vỡ

hệ thống càng tiềm tàng Khi lợi ích của các bên trong môi trường kinh doanh và

những xung đột về lợi ích thể hiện rõ ràng thì khả năng xâm hại quyền và lợi íchcủa các bên có thé xảy ra Hanh vi xâm hại lợi ích giữa các chủ thé xuất hiện,

nên kinh tê - xã hội cũng sẽ bi ảnh hưởng theo chiêu hướng xâu.

1.2 Những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về hoạt động chào bán

cô phân của công ty cô phân

1.2.1 Quan niệm về pháp luật về chào bán cô phân của công ty cô phần

Pháp luật về hoạt động chào bán cô phần là bộ phận cấu thành quantrọng của pháp luật chào bán chứng khoán nói riêng và pháp luật về chứng

khoán và thị trường chứng khoán, cũng như pháp luật tài chính, thương mại

nói chung Hoạt động chào bán cô phần hướng đến hai mục tiêu là tạo lập vàhuy động vốn cho công ty cổ phần đồng thời cung cấp hang hoá cho thịtrường chứng khoán, pháp luật về chào bán cô phan có vị trí đặc biệt trong hệ

Ngày đăng: 11/07/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN