Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound tại công ty Thương mại Dich vụ Du lịch Viettourist văn phòng Hà Nội 34... Phân tích SWOT về
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA DU LICH KHACH SAN
o r LL
GoG -Đề tài: “GIẢI PHAP NANG CAO NANG LUC CẠNH TRANH CHO SAN PHAM CUA HOAT DONG KINH DOANH LU HANH QUOC TE OUTBOUND TAI CONG TY THUONG MAI DICH VU DU LICH
VIETTOURIST VAN PHONG HA NOI”
Ho va tén : Lê Tran Mai Hương
Mã sinh viên : 11192279
Lop chuyén nganh : Quản tri dich vu du lịch va lữ hành 61A
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Hà Nội, tháng 10/2022
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Báo cáo thực tập này hoàn toàn là sản phẩm do chính tôi
thực hiện, với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và không sao chép báo cáo
nghiên cứu của người khác Các số liệu và thông tin thứ cấp sử dụng trong Báo cáo
Trang 3MỤC LỤC
A PHAN MỞ ĐẦU 1
B PHAN NOI DUNG 3
CHUONG 1: GIỚI THIEU CHUNG VE CÔNG TY CO PHAN THUONG MẠI
DICH VU DU LICH VIETTOURIST - VAN PHONG HA NOI
1.1 Công ty cổ phan Thương mại Dich vụ Du lịch Viettourist
1.1.1 Những thông tin cơ bản về công ty
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.3 Tầm nhìn sứ mệnh của công ty1.1.4 Các sản phẩm dịch vụ
1.1.4.1 Tour ghép trọn gói 1.1.4.2 Tour đoàn riêng
1.1.5 Thị trường mục tiêu của công ty
1.2 Công ty cô phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist văn phòng Hà Nội
1.2.1 Những thông tin cơ bản
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển1.2.3 Cơ cấu tổ chức và quan lý
1.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ
1.2.5 Thị trường mục tiêu
1.2.6 Các điều kiện kinh doanh của Công ty1.2.6.1 Điều kiện về nhân lực %œ œ œ œ ¬I" © CỔ CỔ CỔ CC: CÔ: Đ> BW Ww W C2)
1.2.6.2 Điều kiện về tài chính
1.2.7 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 11
CHUONG 2: THUC TRANG VE NANG LUC CANH TRANH CUA CAC SAN
PHAM CUA HOAT DONG KINH DOANH LU HANH QUOC TE OUTBOUND
TẠI CONG TY CO PHAN THƯƠNG MAI DICH VỤ DU LICH VIETTOURIST VAN PHONG HA NOI 14
-2.1 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong kinh doanh lữ hành quốc tế
outbound của doanh nghiệp du lịch 14
Trang 42.1.1 Khái niệm tour du lịch outbound 14
2.1.1.1 Khái niệm chương trình du lịch 14
2.1.1.2 Khái niệm chương trình du lịch outbound 15
2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong kinh doanh du lịch
outbound 15
2.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 15
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản pham trong kinh doanh
lữ hành quốc tế outbound 16
2.1.3.1 Mức tăng trưởng lợi nhuận 16
2.1.3.2 Chất lượng sản pham 17
2.1.3.3 Giá cả 17
2.1.3.4 Thương hiệu của doanh nghiệp 17
2.1.3.5 Năng lực của đội ngũ nhân viên 18
2.2 Giới thiệu về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound tại Công ty
Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist văn phòng Hà Nội 18
2.2.1 Thị trường mục tiêu 18
2.2.2 Các sản phẩm chính 192.2.3 Hoạt động tô chức kinh doanh 20
2.2.3.1 Phòng điều hành 20
2.2.3.2 Bộ phận sale 21
2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của tour outbound công ty Viettourist văn
phòng Hà Nội 21
2.3.1 Các yếu tô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tour du lich outbound
tại công ty Viettourist văn phòng Hà Nội 21
2.3.1.1 Yếu tố bên bên ngoài 21
2.3.1.1.1 Môi trường vĩ mô 21
2.3.1.1.2 Môi trường vi mô (Môi trường ngành) 27 2.3.1.2 Môi trường bên trong công ty 32
2.3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm của hoạt động kinh doanh
lữ hành quốc tế outbound tại công ty Thương mại Dich vụ Du lịch Viettourist
văn phòng Hà Nội 34
Trang 52.3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 342.3.2.2 Thực trạng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm 362.3.2.3 Thực trạng cạnh tranh về giá 372.3.2.4 Thực trạng cạnh tranh về thương hiệu 38
2.3.2.5 Năng lực của đội ngũ nhân sự 39
2.3.3 Phân tích SWOT về kinh doanh tour du lịch outbound tại công ty
Viettourist văn phòng Hà Nội 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN
PHAM CUA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LU HANH QUOC TE OUTBOUNDTAI CONG TY THUONG MAI DICH VU DU LICH VIETTOURIST VAN
PHONG HA NOI 42
3.1 Mục tiêu của công ty trong kinh doanh lữ hành quốc tế outbound 42
3.2 Nhóm giải pháp về sản pham 42
3.2.1 Giải pháp liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm 42
3.2.1.1 Đây mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng
3.2.3.1 Giải pháp tối ưu mức giá 46
3.2.3.2 Chính sách giá linh hoạt 46
3.3 Nhóm giải pháp trong tô chức hoạt động kinh doanh 46
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
Biểu đồ 1.2 : Cơ cấu lao động theo trình độ tính đến 7/2022 10
DANH MỤC BANG
Bang 1.1 Tỷ lệ khởi hành tour thành công năm 2022 lãi
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu tài chính tại công ty Viettourist Hà Nội 12Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2021 - 20Bảng 2.2 Lợi nhuận sau thuế từ việc kinh doanh tour ghép trọn gói outbound 37Bảng 2.3 Phân tích SWOT về kinh doanh tour du lịch outbound tại công ty
Viettourist văn phòng Hà Nội cẶ c5 40
Trang 7A PHAN MỞ DAU
1 Lý do chọn dé tài
Thị trường du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid 19 đã chứng kiến rất nhiều sự
thay đổi lớn về cả cung và cau Lượng khách du lich sau khoảng 8 tháng mo cửa
chính thức đã chứng kiến sự tăng trưởng rất tích cực, đặc biệt là trong dot cao điểm
hè vừa qua Cùng với số lượng, nhu cầu của du khách cũng có những sự dịch chuyên
đáng kế với sự xuất hiện của nhiều loại hình du lịch mới Trong khi đó, thời gian
nghỉ dịch vừa qua giống như giai đoạn “ngủ đông” để các công ty lữ hành chuẩn bị
cho các kế hoạch của mình ngay khi du lịch mở cửa Đó là lý do mà thời gian vừaqua đã chứng kiến sự bứt phá và vực dậy của nhiều hãng du lịch và lữ hành mới vớinhiều bước đi vô cùng độc đáo và ấn tượng về chiến lược sản phẩm Đặc biệt khi thị
trường du lịch quốc tế trở lại, đó là cánh cửa rộng mở cho các công ty lữ hành khai
thác sản phẩm gắn với tuyến du lịch quốc tế Trong khi xu hướng của khách du lịch
nội địa hiện nay là du lịch tự túc và tự đặt các dịch vụ riêng lẻ hoặc theo combo thì
chương trình tour trọn gói vẫn là ưu tiên của du khách khi ra nước ngoài (outbound).
Nhất là sau hai năm dịch bệnh không thể đi nước ngoài, thị trường du lịch outbound
càng sôi động và trở thành cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty Đồng thời, du lịchoutbound còn giúp nâng cao vị thế du lịch Việt Nam và thu hút thêm nhiều khách dulịch quốc tế
Là một công ty mới thành lập được 5 năm với đội ngũ nhân sự trẻ trung và
lãnh đạo tài năng, cùng với sự hậu thuẫn từ một công ty mẹ đã có danh tiếng, chỗđứng nhất định trong ngành và đặc biệt mạnh về mảng du lịch outbound, Viettourist
Hà Nội chắc chắn còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai Tuy nhiên,trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty cần phát triển một kếhoạch phát triển sản phẩm hoàn chỉnh với sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc dé chuan
bi cho những bước di trong dài hạn - điều mà thời gian qua vẫn chưa thật sự đượcchú trọng Nhận thấy tiềm năng cả về vĩ mô và điểm mạnh bên trong của công ty déphát phát triển các tour du lịch outbound cùng với những tồn tại hạn chế trong hoạtđộng sản phẩm, sinh viên chọn đề tài: “ Gidi pháp nâng cao khả năng cạnh tranhcho sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tẾ outbound tại Công tyThương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist văn phòng Hà Noi” nhằm vận dụng nhữngkiến thức đã được trang bị trên trường lớp vào thực tiễn, cụ thể hướng tới chiến lượckinh doanh phù hợp với công ty trong bối cảnh ngành du lịch của hiện tại
1
Trang 82 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ thực trạng hoạt động phát triểnsản phẩm du lịch outbound của Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist vănphòng Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranhcho các sản phẩm ở thị trường này dé ứng phó, thích nghi với các thay đổi của môitrường kinh doanh trong tình hình mới, dam bảo sự phục hồi và phát triển về lâu dai
cho công ty.
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm, cụ thé là những bộ chương trình tour trọn
gói outbound của công ty Viettourist văn phòng Hà Nội cũng như của các công ty khác trên thị trường.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp+ Những đữ liệu có san do công ty cung cấp về hồ sơ công ty cũng như tinhhình kinh doanh dé phục vụ cho bài báo cáo
+ Những dữ liệu như các bai báo, bài nghiên cứu và các tài liệu liên quan khác
có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài
5 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương Chương 1: GIGI THIEU CHUNG VE CONG TY CÔ PHAN THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ DU LỊCH VIETTOURIST - VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SẢN
PHAM CUA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LU HANH QUOC TE OUTBOUNDTẠI CONG TY CO PHAN THUONG MẠI DICH VU DU LICH VIETTOURIST -
VAN PHONG HA NOI
Chương 3: GIẢI PHAP NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CHO SAN
PHAM CUA HOAT DONG KINH DOANH LU HANH QUOC TE OUTBOUND
TẠI CONG TY THƯƠNG MAI DICH VỤ DU LICH VIETTOURIST VAN
PHONG HA NOI
Trang 9B PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: GIOI THIEU CHUNG VE CONG TY CO PHAN
THUONG MAI DICH VU DU LICH VIETTOURIST - VAN PHONG
HA NOI
Chương I của bài báo cáo sẽ giới thiệu những nét khái quát về tong công ty
Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist cũng như văn phòng Hà Nội của
Công ty bao gồm thông tin cơ bản và tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1 Công ty cỗ phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist
1.1.1 Những thông tin cơ bản về công ty
CONG TY CO PHAN DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - DU LICHVIETTOURIST được thành lập chính thức vào ngày 27/06/2012 với mã số doanhnghiệp: 0311854004 Địa chỉ công ty tại 93 Lê Quốc Hưng, Phường 13, Quận 4,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Công ty với quy mô của doanh nghiệp nhỏ,hình thức sở hữu và quản lý là Công ty cô phần Ngày mới thành lập, công ty chỉ cómột văn phòng duy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh Sau 6 năm hoạt động trong lĩnh
vực lữ hành, với tham vọng mở rộng thị trường, văn phòng đại diện đã được thành lập tai Hà Nội vào năm 2018 với tên đăng ký kinh doanh là TONKINTOUR.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 1997 Trung Tâm Du Lịch VIETTOURIST hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ cung ứng tàu biển, du lịch và dịch vụ dầu khí ngoài khơi thuộc Công Ty CôPhần Dịch Vụ Hàng Hải và Du Lịch Sài Gòn (tên viết tắt là PSC) được thành lập
năm 1987.
Tiếp nối thành công, từ tháng 06 năm 2012 trung tâm du lịch VIETTOURIST
được chuyển đổi thành công ty àcỗ phan THƯƠNG MAI DỊCH VỤ DU LICH
VIETTOURIST Với đội ngũ quản lý và nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, Hiệnnay ngoài phục vụ nguồn khách quốc tế và trong nước, công ty chuyên phục vụ chorất nhiều các đoàn khách du lịch, thương mại, hội nghị, triển lãm tại các nước Mỹ,
Châu Âu, Úc, Nam Phi, Ấn Độ, Ai Cập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan, Macau, Singapore, Malaysia, Thái, Lào, Campuchia (Outbound tour) và thường xuyên tô chức các chương trình, sự kiện chuyên ngành tại nước
Trang 10ngoài như: y tế, công nghiệp, ô tô, máy móc, dầu khí, hóa chất, công nghệ nhựa, cao
su, dược phẩm, chăm sóc sắc đẹp, khóa học, đào tạo khác, (MICE Tour)
Năm 2018, Văn phòng đại diện của Viettourist tai Hà Nội chính thức được
thành lập nhăm thực hiện mục đích mở rộng thị trường, phục vụ nguồn khách cáctỉnh phía Bắc
Trải qua hơn 2 năm khó khăn vì dịch Covid 19, dé duy trì hoạt động cũng nhưđảm bảo số lượng nhân viên, trong thời gian giãn cách công ty vẫn phân công côngviệc đến từng bộ phận dé thực hiện, đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn
cô gắng phản hôi giải đáp tất cả những thắc mắc và chủ động giới thiệu, quảng bácác sản phẩm, tour du lịch của công ty đến khách hàng Đó cũng là thời gian mà độingũ lãnh đạo nòng cốt của công ty vẫn không ngừng lao động, nghiên cứu để chuẩn
bị cho những chiến lược trở lại ngay lập tức khi dịch bệnh được kiểm soát Co cấunhân sự của công ty có thay đôi đáng kể khi quay lại hoạt động trong trạng thái bìnhthường mới, tuy nhiên định hướng về sản phẩm của công ty về “tour du lịch cao cấpgiá rẻ” vẫn không thay đổi Cũng chính trong thời kỳ dịch bệnh gay go nhất củanhững ngày giữa năm 2021, công ty đã dé lại ấn tượng với cộng đồng khi giúp đỡ
những người khác khó khăn hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội tại TPHCM Công
ty đã huy động đủ dé mua khoảng 1.000 phan qua phat cho người nghèo.
1.1.3 Tam nhìn sứ mệnh của công ty
- Str mệnh: Bang kinh nghiệm nghiệm của những nhà tổ chức tour chuyênnghiệp, công ty mang đến những tour du lịch trọn gói chất lượng cùng trải nghiệm
khác biệt cho du khách.
- Tam nhìn: Viettourist luôn phan đấu dé trở thành và giữ vị thé là một trongnhững công ty du lịch hàng đầu của Việt Nam về quy mô, chất lượng và uy tín
- Giá trị cốt lõi: Phục vụ các tour “du lịch cao cấp giá rẻ”, phát triển tour trong
và ngoài nước theo nhu cầu riêng, sở thích riêng của từng đối tượng dé phục vụ
khách hàng.
1.1.4 Các sản phẩm dịch vụ
Sản phâm kinh doanh chính của công ty là các tour du lịch trọn gói trong vàngoài nước Với định hướng về loại hình “du lịch cao cấp giá rẻ”, sản phẩm của
Viettourist đề cao chất lượng, các bộ chương trình được phân loại theo hạng “sao”
từ dịch vụ lưu trú, ăn uống đến vận chuyên đề đáp ứng đa dạng các đối tượng khách
hàng khác nhau Bên cạnh đó, công ty vận dụng các mối quan hệ với nhà cung cấp
4
Trang 11dich vụ kết hợp với kinh nghiệm của các nhà tô chức tour chuyên nghiệp dé tạo nênnhững sản phẩm đáp ứng hai tiêu chí: chat lượng cao cấp và giá cả hop lý.
- Tour nước ngoài: Các tour quốc tế (outbound) là một trong những thế mạnhcủa công ty Thị trường phô biến là những quốc gia trong khu vực Chau A, đặc biệt
là Đông Nam A Với mỗi đất nước, Viettourist đều bộ sản phẩm với những chủ dénhắm vào thị trường ngách (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch mua sam)
va những chùm tour theo tính mùa vụ của điểm đến Với tiêu chí dé cao chat lượng,các tour quốc tế hầu như đều lưu trú tại các khách sạn 4 sao, nhà hàng được chọn lọc
kỹ và số lượng trên mỗi đoàn chỉ rơi vào khoảng 15 - 25 khách
Các quốc gia xuất hiện trong những chương trình của công ty hiện tại bao gồm:
Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia, Dubal, Maldives, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu, Anh, Mỹ, Canada, Australia và vẫn đang tiếptục mở rộng Trong đó, tour Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Đông Nam Á lànhững sản phẩm mạnh nhất của công ty
1.1.4.2 Tour đoàn riêng
Ngoài các tour ghép, công ty còn cung cấp bộ sản phẩm tour đoàn riêng: dulịch kết hợp với các hoạt động khác, nhăm vào các thị trường ngách bao gồm:
+ Tour MICE: du lịch kết hợp gặp mặt, hội thảo, triển lãm, khuyếnthưởng, Khách hàng chủ yếu là các tổ chức, đoàn thé
+ Tour Teambuilding: Du lịch kết hợp các hoạt động tập thể
+ Tour gia đình: Các gia đình thường có khả năng chi trả cao, không
muốn đi theo đoàn ghép, sản phâm thường là các tour nghỉ dưỡng.
+ Tour thiện nguyện: Du lịch đến các vùng có điều kiện khó khăn cùngvới những phan qua và các hoạt động giúp ích cho cộng đồng
5
Trang 12+ Tour giáo dục đào tạo
Những tour này không có lịch khởi hành có định mà được thiết kế theo nhu cầucủa khách hàng, du lịch kết hợp với các mục đích nêu trên Khách hàng thường làcác nhóm nhỏ đến các tô chức lớn, do công ty mời hợp tác hoặc họ chủ động tìmđến công ty
1.1.5 Thị trường mục tiêu của công ty
Khách hàng mục tiêu của Viettourist là những người có độ tuổi từ 18 trở lên,
có thu nhập từ trung bình - khá trở lên và nhóm khách gia đình Nhìn chung đây là
nhóm khách khá rộng với nhu cầu du lịch đa dạng nhưng có điểm chung là yêu cầu
chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý
Bên cạnh đó công ty còn nhắm vào nhiều thị trường ngách như: du lịch tâm
linh, du lịch thiện nguyện, và đặc biệt là du lịch MICE với đối tượng khách là các tổ
chức, đoàn thé
1.2 Công ty cỗ phần Thương mại Dịch vu Du lịch Viettourist văn phòng
Hà Nội
1.2.1 Những thông tin cơ bản
- Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CÔ PHAN DỊCH VỤ THUONG MẠITONKINTOUR - ĐẠI DIEN VIETTOURIST TẠI HÀ NỘI
- Địa chỉ : 58 Nguyễn Trường Tộ — Ba Đình — Hà Nội.
- Điện thoại : 1900 1868 — Nhánh 2
- MSDN : 0108214790
- Quy mô : Doanh nghiệp nhỏ
- Hình thức sở hữu và quản lý: Công ty cô phần
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Văn phòng Hà Nội của Viettourist được thành lập vào năm 2018 với tên đăng
kí kinh doanh là CÔNG TY CO PHAN DICH VỤ THƯƠNG MẠI TONKINTOUR
Trải qua 5 năm hoạt động, cùng với sự hậu thuẫn của công ty mẹ, văn phòng Hà Nội
đã không ngừng hoàn thiện và phát triển Công ty được thành lập với mục đích mở
rộng thị trường, phục vụ nguồn khách phía Bắc, tổ chức và điều hành các tour du
lịch trọn gói trong và ngoài nước Tuy nhiên đại dịch Covid 19 xảy đến khi công tychỉ mới hoạt động được hon | năm đã là một thách thức thực sự lớn Dù vậy thi đó
vẫn là thời gian công ty đứng vững và có những sự chuẩn bị dé quay lại ngay khi
Trang 13dịch bệnh qua di, thể hiện bằng hàng loạt chương trình tour nội dia và quốc té với sựtăng trưởng tích cực về lượt khách.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty cô phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist
văn phòng Hà Nội được mô tả qua hình sau:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VIETTOURIST
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Viettourist - văn phòng Hà Nội
Nguồn: Báo cáo thường niên Viettourist
Cơ cấu tổ chức được xây dựng kiểu cơ cấu theo chức năng, với các phòng banphụ trách những mang quan trọng nhất dé thực hiện hoạt động kinh doanh của công
ty Đứng đầu và quản lý tổng quát là tổng giám đốc, sau đó là 3 bộ phận nhỏ: Phòngđiều hành, phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán Cụ thé:
- Tổng giám doc: Phụ trách quản lý bao quát công ty, phân công nhiệm vu cho
các phòng ban, thực hiện quản trị chiến lược cho công ty, đồng thời chịu trách
nhiệm mảng tuyên dụng nhân sự
- Phòng kinh doanh: Là bộ phận giao tiếp trực tiếp với khách hàng, có nhiệm
vụ xử lý thông tin, hỗ trợ khách hàng và chốt sale Đây là nơi đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, có chức năng nghiên cứu thị trường,hoạch định ra các chiến lược kinh doanh, lập chiến lược và truyền bá thu hút khách
du lịch đến với công ty Ngoài ra, phối hợp với bộ phận hướng dẫn điều hành, tiến
7
Trang 14hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá, phù hợp với nhucầu của khách, chủ động trong việc đưa ra những sản phẩm mới cho công ty.
- Phòng điều hành: Là bộ phận có nhiệm vụ thiết kế các bộ chương trình dulịch cho công ty, bao gồm cả tour ghép và tour đoàn riêng Nhân viên điều hành sẽgiao tiếp với các nhà cung cấp, liên kết các dịch vụ đầu vào như vận chuyền, lưu trú,
ăn uống, dé tạo nên một chương trình hoàn chỉnh Cùng với đó, bộ phận điều hành
chịu trách nhiệm theo sát quá trình diễn ra các tour du lịch, cùng với hướng dẫn viên
xử lý các tình huống phát sinh
- Phòng tài chính kế toán: Phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến tài chính củacông ty, quản lý dòng tiền vào ra, lập và quản lý các báo cáo tài chính của công ty
1.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ
Các tour do văn phòng Hà Nội trực tiếp điều hành hiện nay bao gồm:
- Chương trình nội địa: Các tour Tây Bắc, Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha
Trang
- Chương trình quốc tế: Các tour Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia
- Tour đoàn riêng chủ yếu nhắm vào khách du lịch MICE và khách gia đình,
nhóm nhỏ
1.2.5 Thị trường mục tiêu
Về thị trường mục tiêu của văn phòng Hà Nội căn bản trùng với tổng công ty,chỉ khác về địa điểm khởi hành là tại Hà Nội Do là những người có độ tuổi từ 18 trở
lên, có thu nhập từ trung bình - khá trở lên và nhóm khách gia đình Nhìn chung đây
là nhóm khách khá rộng với nhu cầu du lịch đa dạng nhưng có điểm chung là yêucầu chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý
Bên cạnh đó công ty còn nhắm vào nhiều thị trường ngách như: du lịch tâm
linh, du lịch thiện nguyện, và đặc biệt là du lịch MICE với đối tượng khách là các tổ
chức, đoàn thể
1.2.6 Các điều kiện kinh doanh của Công ty
1.2.6.1 Điều kiện về nhân lực
- Số lượng nhân viên: 25
Là đơn vị chuyên về kinh doanh tour trọn gói, công ty có đủ nhân viên với các
bộ kỹ năng có thé đảm bảo hoạt động được diễn ra suôn sẻ: Nhân viên điều hành
tour, nhân viên sales tour, nhân viên thiết kế chương trình du lịch Ngoài ra công ty
Trang 15còn có đội ngũ hướng dẫn viên, tuy không thuộc biên chế của công ty nhưng luônsẵn sàng cho mọi tour du lịch khi cần thiết.
- Giới tính:
Cơ cấu nhân sự theo giới tính
Nam 34.3%
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nhân sự theo giới tính tính đến tháng 7/2022
Nguồn: Cơ sở dữ liệu về nhân sự của Viettourist Hà Nội
Qua hình trên có thé thấy nhân sự chủ yếu tại công ty là nữ, chiếm 65,7%, phù hợp với tính chất của công việc.
- Trình độ nhân viên:
Trang 16CƠ CẤU NHÂN SỰ THEO TRÌNH ĐỘ
Cao đẳng và trung cấp
30%
Đại hoc và sai đại học
65%
Biểu đồ 1.2 : Cơ cấu lao động theo trình độ tính đến 7/2022
Nguồn: Cơ sở dữ liệu về nhân sự của Viettourist Ha NộiĐội ngũ nhân viên của công ty nhìn chung đều có trình độ học vấn tốt, phầnlớn tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến du lịch, trong đó trình độ đại học trở lênchiếm 65%, là sự kết hợp giữa những nhân sự có kinh nghiệm lâu năm trong ngành
va và những nhân viên trẻ, tuy còn ít kinh nghiệm nhưng luôn năng động, day nhiệthuyết và sẵn sàng học hỏi Bầu không khí trong công ty rất hòa đồng, mọi người sẵn
sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công việc
1.2.6.2 Điều kiện về tài chính
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng
- Công ty hiện đã có khả năng hoạt động độc lập mà không cần phụ thuộc
nhiều vào nguồn vốn từ tổng công ty Tình hình kinh doanh ổn định giúp công tykhông ngừng gia tăng được lượng tong tài sản của mình qua từng năm
1.2.6.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Vị trí: Công ty tọa lạc tại vị trí trung tâm Hà Nội, dễ dàng trong việc tiếp cận
khách hàng.
- Cơ sở vật chất:
+ Văn phòng: Bao gồm một tầng và có 4 phòng tương ứng với các phòng ban
khác nhau Diện tích văn phòng 150m2
10
Trang 17+ Cơ sở vật chất: Văn phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm: hệ thống máy tính, điện thoại, máy inhiện đại, được bảo dưỡng và nâng cấp thường xuyên
+ Khả năng đáp ứng: Các trang thiết bị đầy đủ để đáp ứng cho quá trình làm
việc của nhân viên
+ Độ an toàn: Địa điểm làm việc an toàn, sạch sẽ
1.2.7 Kết quá và hiệu quả kinh doanh của công ty
Hiện công ty đang kinh doanh các sản phẩm như đề cập ở mục 1.2.3 Số lượng
các tour lên lịch khởi hành trung bình là 10 tour/tháng với lượng khách trung bình
30 người/tour Tỷ lệ các tour đã khởi hành thành công so với lịch dự kiến ké từ khi
hoạt động bình thường sau dịch như sau:
Bảng 1.1 Tỷ lệ khởi hành tour thành công năm 2022
Nguồn: Dữ liệu trên hệ thống nội bộ công ty Vieffourist Hà Nội
Có thể thấy trừ vài tháng đầu năm còn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tỷ lệ tour
đủ khách khởi hành của công ty rất cao, đặc biệt là các tour quốc tế mùa cao điểm
đều đạt 100% Tuy nhiên, số lượng tour do công ty điều hành vẫn còn tương đối ít,
cần tiếp tục được mở rộng
Về kết quả kinh doanh sẽ được phản ánh qua một số chỉ tiêu như sau:
11
Trang 18Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu tài chính tại công ty Viettourist Hà Nội
- Ty suất lợi nhuận trên doanh thu năm (Lợi nhuận sau thué/Doanh thu thuần)
các năm 2018, 2019 lần lượt là 9,6% và 12,9%, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh sau 1
hơn 1 năm hoạt động.
12
Trang 19Có được những kết quả trên một phần di tình hình vĩ mô khi mà trước năm
2020 là thời điểm bùng nô của du lịch Việt Nam nói chung, cùng với đó là sự hậu
thuẫn của công ty mẹ.
Tuy nhiên đến năm 2020, 2021 khi mà dịch bệnh Covid ập đến và công ty đã
gặp phải tình trạng khó khăn thật sự Những đợt giãn cách xã hội liên tục cùng với
tâm lý e ngại của du khách khiến lượng khách sụt giảm nghiêm trọng, doanh nghiệpgần như chỉ khởi hành được số ít tour trong những tháng mà tình hình dịch được tạmkiểm soát Bởi thế mà công ty đã ghi nhận khoản lỗ 0,6 tỷ vào năm 2021 do doanhthu giảm sâu, lại phải gánh thêm các khoản chi phí có định và nhân công Cũng dotình hình khó khăn mà cơ cấu nhân sự của công ty có sự biến động đáng ké Có 80%nhân viên đã nghỉ việc hoàn toàn ở thời điểm giãn cách nửa cuối năm 2021, và đượcthay bằng đội ngũ mới sau dịch
Kết luận chương
Như vậy chương 1 của bai báo cáo đã trình bày những nét khái quát về Công ty
Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist văn phòng Hà Nội Qua đó, nội dung của
chương đã cung cấp những hình dung và hiểu biết tổng quát về công ty cũng như cơ
cấu tô chức, sản phẩm, thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh.
Đó chính là những cơ sở dé tìm hiểu về chương 2 của bài báo cáo: Thực trang
về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound tại Công ty Cổ Phan TI hương Mai Dịch Vu Du Lich Viettourist.
13
Trang 20CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE NANG LỰC CẠNH TRANH CUA
CAC SAN PHAM CUA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LU HANH QUOC TE OUTBOUND TAI CONG TY CO PHAN THUONG MAI
DICH VỤ DU LICH VIETTOURIST - VĂN PHONG HÀ NOI
Ở chương trước, bai báo cáo đã trình bay những thông tin khái quát dé cung cấp hiểu biết căn bản về Công ty Cé Phần Thương Mai Dịch Vụ Du Lich Viettourist
văn phòng Hà Nội Chương 2 của bài báo cáo sẽ phân tích thực trạng về năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound tạiCông ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Viettourist văn phòng Hà Nội Cơ
sở cho việc phân tích là những lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh củasản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng và những tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm
2.1 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong kinh doanh lữ hành quốc tế
outbound của doanh nghiệp du lịch
2.1.1 Khái niệm tour du lịch outbound
2.1.1.1 Khái mệm chương trình du lịch
Theo tác giả Gagnon và Ociepka trong cuốn “Phát triển nghề lữ hành” tái bảnlần thứ sáu: “Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giátrước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻhoặc tiêu dùng chung với nhau Một chương trình du lịch có thé bao gồm và theocác mức độ chất lượng khác nhau của bắt kỳ hoặc tat cả các dich vụ vận chuyển,hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải
tri”.
Theo cuốn “Từ điển quản lý du lịch, khách san và nha hàng”: “Chương trình
du lịch trọn gói (Package Tour) là các chương trình du lịch mà mức giá bao gồm
vận chuyển, khách sạn, ăn uống v.v và phải trả tién trước khi di du lich.”
Theo Luật du lich Việt Nam có hiệu lực từ 01-01-2017, tai Mục 13 Điều 4:
“Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bản chương trình được định
trước cho chuyến di của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điển kết thúc chuyến
đi.”
14
Trang 212.1.1.2 Khái niệm chương trình du lịch outbound
Du lịch Outbound nói về chuyến du lịch dành cho người hiện đang ở quốc gia
sở tại đi đến các quốc gia khác tham quan, khám phá
Như vậy các chương trình du lịch outbound được hiểu là các chương trình dulịch do Các công ty du lịch lữ hành tổ chức theo nhóm cho đối tượng khách là người
Việt Nam, người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam đi thăm quan các nước
khác.
Chương trình du lich outbound có thé chia thành nhiều loại nhưng trong phạm
vi bài báo cáo này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các tour ghép trọn gói, tức là doanh
nghiệp lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch,
ấn định các ngày thực hiện, tô chức bán và thực hiện các chương trình
2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong kinh doanh du
lịch outbound
2.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
2.1.2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Theo Các Mác : “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa nhà tưbản dé giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dé
thu hút lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh Công nghiệp của tổ chức Hợp tác & Pháttriển kinh tế (OECD) cho rằng : “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp,ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm va thu nhập cao hơn trongđiều kiện cạnh tranh quốc tế”,
Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thé hiểu như sau: Cạnh tranh
là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìn mọi biện pháp, cảnghệ thuật lẫn thi đoạn dé đạt được mục tiêu kinh tế của minh, thông thưởng làchiếm lĩnh thị trường, giành giật lấy khách hàng cũng như diéu kiện sản xuất, thịtrường có lợi nhất.
2.1.2.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo quan điểm của Michael Porter (1990): “Năng lực cạnh tranh đề cập đến
khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng và năng suất vượt trội hơn so với đối thủ cạnh
tranh.”
15
Trang 22Có thể hiểu, năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực, để tạo
ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời, biết lợidụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranhtrước các đối thủ, xác lập vị thé cạnh tranh trên thị trường
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng, năng lực mà
doanh nghiệp đó có thể duy trì vị trí của nó trên thị trường cạnh tranh một cách lâudài Dé tồn tại, doanh nghiệp phải luôn vận động, thích nghi và vượt trội hơn đối
năng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, hơn so với những tour du lịch
cùng loại của đối thủ cạnh tranh
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong kinh
doanh lữ hành quốc tế outbound
2.1.3.1 Mức tăng trưởng lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp du lịch trong kinh doanh lữ hành outbound là
chênh lệch giữa giá bán của chương trình du lịch so với chi phí dé tạo ra và cung
ứng chương trình đó tới khách hàng Lợi nhuận được xem là mục tiêu cơ bản của
doanh nghiệp du lịch, là động lực thúc đây hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Một sản phẩm chương trình du lịch có năng lực cạnh tranh cao sẽ thé hiện
qua việc nó có duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hay không Khi mức tăng trưởng cao, năng lực cạnh tranh của công ty càng lớn bởi đó là điều kiện thuận lợi
dé mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm va làm hài hòa lợiích các bên có liên quan Do đó, để đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp du lịch khi tham gia thị trường thì mức tăng trưởng lợi nhuận là một
yêu tô căn bản.
16
Trang 232.1.3.2 Chất lượng sản phẩm
Giá cả đang dần không phải mối quan tâm hàng đầu khi mà đời sống của người
dân ngày càng nâng cao hay đối với những nước có thu nhập cao Thay vào đó, chất
lượng của sản phẩm ngày càng được chú trọng hơn Vì vậy, chất lượng đang trở
thành yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Đặc biệtvới chương trình tour outbound, kỳ vọng về chất lượng thường khá cao do khách
hàng thường có khả năng chi trả cao hơn so với tour nội địa Một công ty theo đuổi
chiến lược dị biệt hóa có thé dùng chất lượng sản phẩm dé tạo lợi thế cạnh tranh vàđưa ra mức giá cao hơn đối thủ
2.1.3.3 Giá cả
Giá cả là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đồi.Bên cạnh đó, giá cũng là một trong các chỉ tiêu định lượng dé đánh giá năng lựccạnh tranh Với những chương trình du lịch có các thành phần dịch vụ cấu thành vàchất lượng tương đương nhau, giá cả chính là yếu tố quan trong tác động đến quyếtđịnh mua của khách hàng Một sản phẩm có giá quá cao so với giá trị thật mà nómang lại chắc chắn sẽ không thé tổn tại lâu trên thị trường Tuy nhiên việc định giácũng cần được cân đối để đảm bảo tiêu chí về lợi nhuận cho công ty
2.1.3.4 Thương hiệu của doanh nghiệp
Thương hiệu của doanh nghiệp là yếu tố vô hình in sâu vào nhận thức của dukhách về một công ty du lịch nào đó Nó là kết quả của cả một quá trình kinh doanhdài hạn của doanh nghiệp với những chiến lược đúng đắn, hợp lý Một thương hiệucàng mạnh thì sản phẩm mang thương hiệu đó càng có lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu như:
- SỐ lượng khách hàng mới
Khách hàng là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, là yếu tố đánh giá sự phát
triển của một doanh nghiệp vì nó đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và lợi nhuận.
Một sản phẩm có thương hiệu có nghĩa là sản phẩm đó đã được tin tưởng bởi đại đa
số khách hàng trong phân khúc mà sản phẩm đó nhăm đến Vì thế theo tâm lý đámđông thì những khách hàng mới lọt vào phân khúc mà sản phẩm nhắm đến thì tỷ lệkhách hàng đó lựa chọn sản phẩm và dịch vụ đã có thương hiệu sẽ cao hơn
- Mức độ khách hàng trung thành
17
Trang 24Có thể nhận định rằng, khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của mộtthương hiệu Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành du lịch, việc chuyên sangdùng sản phẩm của đối thủ là rất dễ dàng thì giữ chân được khách hàng càng chothấy độ uy tín của thương hiệu đó.
- Có thể đưa ra chính sách giá caoĐịnh giá cao và người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền nhiều hơn để mua một sảnphẩm có thương hiệu vì chắc chắn một điều là ngoài giá trị thực của sản phâm ho đãbằng lòng trả thêm tiền cho một giá trị khác nữa khi sử dụng sản phẩm đó là tài sản
cụ thể nhất mà thương hiệu có được Nhờ vào sức mạnh của thương hiệu mà một
doanh nghiệp du lịch có thé đặt mức giá cao nhưng vẫn có thé thu hút được nhiều
khách hàng nhờ vào những kỳ vọng vảo thương hiệu đó.
2.1.3.5 Năng lực của đội ngũ nhân viên
Nhân lực được xem là thành tố quan trọng tác động đến chất lượng chươngtrình du lịch Một công ty với những nhân viên có kiến thức và kỹ năng tốt có thểtạo nên những sản pham với giá trị gia tăng đem lại cho khách hàng là nhiều nhất.Đối với ngành dịch vụ thì nhân viên còn quan trọng trong việc giao tiếp chăm sóc
khách hàng của mình.
Có thê đánh giá năng lực đội ngũ nhân viên thông qua các tiêu chí:
- Số lượng: Số lượng có đủ đáp ứng được quy mô kinh doanh của công ty hay
2.2 Giới thiệu về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound tại
Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Viettourist văn phòng Hà Nội
Trang 25Đối với các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á thì du khách thường có mức thunhập cao hon: từ trung bình — khá Trong khi đó, các chương trình du lịch đến NhậtBan và Hàn Quốc lại nhắm đến những khách hàng có mức thu nhập cao hơn, có khảnăng tài chính và công việc đáp ứng các yêu cầu cấp visa.
2.2.2 Các sản phẩm chính
Bài báo cáo này sẽ chỉ nghiên cứu về sản phẩm là những chương trình du lịch
outbound theo dang tour ghép trọn gói, được lên trước lịch khởi hành va giá sau đó
mới giới thiệu tới khách hàng.
Hiện nay, công ty đang kinh doanh một số sản phẩm tour outbound cụ thé:
- Tour Thái Lan:
+ Các tuyến tham quan:
Bangkok — Pattaya Chiang Mai
+ Thời gian 5 ngày 4 đêm và 4 ngày 3 đêm + Lịch khởi hành: 2 ngày/tháng
- Tour Singapore
+ Tuyến tham quan: Singapore — đảo Sentosa
+ Thời gian: 4 ngày 3 đêm + Lịch khởi hành: 2 ngày/tháng
- Tour liên tuyến: Singapore — Malaysia+ Tuyến tham quan: Singapore — Sentosa — Malacca — Kuala Lumpur
+ Thời gian: 5 ngày 4 đêm + Lịch khởi hành: 2 ngày/tháng
- Tour Bali (Indonesia)
+ Tuyến tham quan: Besakih — Nusa Penida — Uluwatu
+ Thời gian: 4 ngày 3 đêm
+ Khởi hành: thứ năm hàng tuần
- Tour Nhật Ban
+ Tuyến tham quan: Nagoya — Nara — Osaka — Kyoto — Phú Sỹ - Tokyo
+ Thoi gian: 6 ngay 5 dém
+ Khoi hanh: 2 ngay/thang
- Tour Han Quéc
+ Tuyén tham quan: Seoul — Nami — Everland
19
Trang 26Thời gian: 5 ngày 4 đêm Khởi hành: | ngày / thang
Các tour outbound của công ty chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á
và Hàn Quốc, Nhật Bản Đây là những thị trường nơi có các đối tác chiến lược củacông ty nên vừa có thé kiểm soát được chất lượng dịch vụ lại vừa có được mức giácạnh tranh Do đó mà thay vì mở rộng thị trường khi nguồn lực chưa đủ mạnh, công
ty chỉ đóng vai trò là nhà điều hành ở một vài thị trường mà mình có thế mạnh
2.2.3 Hoạt động tổ chức kinh doanh
Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound với các tour ghép trọn gói tại
Viettourist văn phòng Hà Nội cũng là sự kết hợp giữa các phòng ban: Phòng điều
hành, phòng kinh doanh và hỗ trợ chung bởi bộ phận hành chính.
- Hướng dẫn viên: Trong chương trình Land tour đã có hướng dẫn viên bản địa, cho nên hướng dẫn viên từ Việt Nam sẽ chỉ đóng vai trò như trưởng đoàn, hỗ
trợ trong việc quản lý đoàn khách, lo các thủ tục xuất nhập cảnh và phiên dịch lạibài thuyết minh của hướng dẫn viên bản địa
- Phương tiện vận chuyên: Hiện nay tất cả các tour outbound của công ty đều
sử dụng phương tiện đến các quốc gia khác bằng máy bay Đây là một nhân tố quantrọng quyết định đến giá của chương trình du lịch
- Phương tiện đưa đón sân bay: Công ty có những nhà xe là đối tác dài hạn,
loại xe sẽ tùy thuộc vào lượng khách trong đoàn.
- Với những quốc gia cần xin visa, cần phải có thêm hoạt động tông hợp hồ sơ
của khách và nộp cho đại sứ quán xét duyệt.
20
Trang 272.2.3.2 Bộ phận sale
Bộ phận sale sẽ nhận chương trình kèm giá từ phòng điều hành và thực hiệnhoạt động tư van bán sản phẩm đến khách hàng Hiện nay công ty có đội ngũ nhân
viên sale chuyên về mảng tour outbound và được phân chia thị trường tùy thuộc vào
khả năng của từng người.
2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của tour outbound công ty
Viettourist văn phòng Hà Nội
2.3.1 Các yếu tô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tour du lich
outbound tại công ty Viettourist văn phòng Hà Nội
2.3.1.1 Yếu tố bên bên ngoài
2.3.1.1.1 Môi trường vĩ mô
Bài báo cáo sử dụng công cu STEEP dé phân tích môi trường bên ngoài doanhnghiệp theo cách tiếp cận vĩ mô Các yếu tố bao gồm: Social — xã hội, Technology —công nghệ, Economic — kinh tế, Enviromental — môi trường, Political — chính
tri/phap lý.
2.3.1.1.1.1 Yếu tố xã hội (Social)
e Nhân khẩu học
Dân số Việt Nam vào khoảng 98 triệu tính đến năm 2021, trong đó già hóa dân
số đang dần trở thành xu hướng trong tương lai Hiện tại, với dân số ngày càng giàhóa - độ tuôi có kinh tế và có nhiều thời gian rảnh dé du lịch và du lịch với mục dichnghỉ dưỡng Đây là thời cơ dé phát triển các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu củanguoi cao tudi đó là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh và du lịch chăm sóc sứckhỏe người già Trong khi đó, giới trẻ thường có xu hướng chỉ nhiều tiền hơn cho
các hoạt động du lịch khám phá hơn là du lịch nghỉ dưỡng và
nhu cau về tiện nghỉ du lịch (ăn, ở, đi lai ) ở mức thấp
Về thu nhập, hiện nay, thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên từng ngày,kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu chỉ tiêu cho du lịch
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, giai đoạn từ 2010-2020, GDP bình quânđầu người của Việt Nam tăng từ 1.160 USD lên 3.521 USD và đạt 3.743 USD vàonăm 2021, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 trên thế giới Khi mức sống củangười dân càng được nâng cao thì ngày các phát sinh những nhu cầu du lịch caohơn Đó là việc người ta muốn bỏ nhiều chỉ phí cho việc du lịch hơn Do đó mà du
21
Trang 28lịch outbound đang trở thành tiêu chí dé đánh giá chất lượng cuộc sống của người
dân ngày một nâng cao.
Khi mức sống tăng lên thì đồng nghĩa với việc các yêu cầu khi đi du lịch sẽcàng khắt khe hơn và chất lượng là yếu tố rất được chú tâm Bởi thế, dù là cácchương trình tour ghép thì cũng không thể tổ chức theo dạng truyền thống mà cầntiễn tới giảm số lượng người trên 1 đoàn cũng như cải thiện về chỗ ăn, ở
Bên cạnh đó, chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn còn khá cao.Dân cư nông thôn chiếm phần lớn 65,6%, trong khi thành thị chỉ chiếm 34,4 % Sựchênh lệch này dẫn đến những khó khăn đối với công ty trong việc tiếp cận nhữngnhóm người ở nông thôn vì họ thường không dành nhiều tiền cho du lịch và các dịch
vụ tour còn khá mới với người dân đây.
e Văn hóa - xã hội
Du lịch Outbound là bước ra một môi trường mới, một nền văn minh khác, sựkhác biệt về phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng là con dao hai lưỡi vừa cóthê là điểm thu hút và hấp dẫn, vừa có thể là rào cản khiến khách du lịch không thểcảm nhận hết được giá trị của chuyến đi Với Viettourist, các sản phâm hiện chủ yếutập trung tại thị trường Đông Nam Á, nơi có nền văn hóa khá tương đồng với Việt
Nam do có chung cái nôi văn hóa sốc nông nghiệp Đây có thể xem là một thuận lợi bởi điều đó giúp người Việt Nam khi du lịch nước ngoài vừa cảm nhận được những
vẻ đẹp mới lạ mà vẫn không cảm thấy quá xa lạ hay lạc lõng với văn hóa bản địa,
qua đó có thê dễ dàng đạt được giá trị mong muốn của chuyên đi
Bên cạnh đó hai thị trường khác là Nhật Bản và Đông Nam Á vốn là những đấtnước có sự hợp tác du lịch rất mật thiết và lâu dài với Việt Nam Văn hóa Hàn Quốc
và Nhật Bản cũng gần gũi với người Việt Theo thống kê từ nền tảng du lịch trựctuyến Agoda về những điểm đến quốc tế được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất
dựa trên dữ liệu đặt phòng lưu trú ở nước ngoài từ Việt Nam, Nhật Bản và Hàn
Quốc nằm trong top 10, chỉ xếp sau các điểm đến tại Đông Nam A.
Có thể thấy, các thị trường outbound hiện tại của công ty có rất nhiều cơ hội déphát triển, có thể thu hút được lượng lớn khách du lịch qua các tour ghép trọn gói
bởi những điêu kiện văn hóa xã hội vô cùng thuận lợi.
2.3.1.1.1.2 Yếu tố công nghệ (Technological)
Ngày nay việc áp dụng tin học hóa, tự động hóa vào sản xuất đang là ưu tiênhàng đầu của các doanh nghiệp với việc ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lí
22
Trang 29nhân sự, tiền lương, viết hóa đơn đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều về thờigian, chi phí, thúc day sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp Trước kia tốc độđổi mới công nghệ là 18 tháng nay chi là 12 tháng Chính điều đó đòi hỏi doanhnghiệp phải luôn luôn thay đôi để tồn tại Với số lượng máy vi tính trên đầu người,
và kết nói Internet trên đầu người, số lượng điện thoại di động trên đầu người ngàycàng cao, hứa hẹn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp biếttận dụng sự phát triển của thương mại điện tử, và công nghệ viễn thông
Các phương tiện điện tử như Internet/web giúp cho Viettourist nắm được cácthông tin phong phú về thị trường, từ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất, kinhdoanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường Ngày nay trong thời đại 4.0,việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thê thiếu ở cả trongnhững tổ chức/doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngoài ra công nghệ thông tin giúp Viettourist dé dàng kết nối với các đối tác
nước ngoai trong công viéc:
- Mang đến những phương thức giao tiếp hiệu quả qua co chế trực tuyến như
các ứng dụng như Facebook, Imessage, Whatsapp, Zalo, ; giúp kết nối một
cách nhanh chóng với các đối tác nước ngoài mà không bị cản trở bởi khoảng
cách địa lý.
- _ Hệ thống mang extranet giúp nhân viên của công ty dé dàng kết nối với dit
liệu từ các đối tác như thông tin về phòng trống, thông tin về nhà hàng hay
hướng dẫn viên Nhờ đó mà công ty có thê tạo nên mạng lưới các đối tác củariêng mình bao gồm các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các doanh
nghiệp và cửa hàng tại địa phương.
- Cac công nghệ mới như thực tế ảo (VR) giúp việc quan sát về các điểm du
lich trở nên dé dàng hơn Nhiều nhân viên có thé chưa cần đến thăm quantrực tiếp van sẽ có những hiểu biết nhất định về tuyến điểm tại nước sở tại dé
phục vụ cho công việc.
Nhờ công nghệ mà việc du lịch ra nước ngoài trở nên dễ dàng hơn với khách
du lịch: Các thủ tục cấp, đôi, gia hạn hộ chiếu visa được thực hiện online; công nghệ
quét mã và tích hợp định danh điện tử giúp việc nhập cảnh nhanh chóng và đơn
giản; việc tích hợp tính năng như ứng dụng dịch thuật với Google dịch có thé trợ
giúp du khách trong thích ứng với ngôn ngữ bản địa.
23