1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo về khu di tích lịch sử Lung Lá Nhà Thể - Cà

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo nghiên cứu vấn đề: Căn cứ giữa lòng dân _Khu di tích Lung Lá Nhà Thể_
Tác giả Phạm Trường Huy
Người hướng dẫn Trần Thị Hoài Phương
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông Phú Hưng
Chuyên ngành Tự Nhiên Xã Hội
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cái Nước
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

File lỗi liên hệ sdt: 0948858384 File nhằm mục đích kham khảo trong quá trình viết báo cáo. Chuẩn from theo sách giáo khoa chương trình mới, viết về di tích lịch sử Lung Lá Nhà Thể tại tỉnh Cà Mau

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ HƯNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

CĂN CỨ GIỮA LÒNG DÂN

_KHU DI TÍCH LUNG LÁ NHÀ THỂ_

Người thực hiện: Phạm Trường Huy

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hoài Phương

Cái Nước, ngày 10 tháng 1 năm 2024

Trang 2

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II - MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

1 Mục tiêu 2

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

III – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

NỘI DUNG I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN CỨ TỈNH ỦY LUNG LÁ – NHÀ THỂ 4

1 Phong trào yêu nước và quá trình hình thành 4

1.1 Phong trào yêu nước ở Cà Mau 4

1.2 Sơ lược quá trình hình thành chi bộ Đảng cộng sản 4

1.3 Sự hình thành căn cứ tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể 5

II – MỘT SỐ SỰ KIỆN DIỄN RA Ở CĂN CỨ TỈNH ỦY 6

1 Sự kiện đánh dấu sự phát triển Đảng bộ ở tỉnh nhà 6

2 Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai và ngày truyền thống cách mạng 7

2.1 Đặc điểm tình hình 7

2.2 Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai 8

2.3 Kết quả và ý nghĩa 9

III – GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ 10

IV – HIỆN TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ 11

1 Hiện trạng bảo tồn 11

2 Phát huy giá trị lịch sử 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 14

PHỤ LỤC 15

Trang 3

1

LỜI MỞ ĐẦU

I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khu di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể không chỉ là một địa danh lịch sử quan trọng, mà còn là biểu tượng cho tinh thần kiên trì, quyết tâm và

hy sinh vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp Đây là nơi đã ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, từ việc thành lập Tỉnh ủy Bạc Liêu, đến việc lên kế hoạch và triển khai cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai

Hình 1: bên ngoài khu di tích

Chọn đề tài nghiên cứu về Khu di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể không chỉ giúp tôi và bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của Đảng và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mà còn giúp chúng

ta tìm hiểu sâu sắc hơn về những giá trị lịch sử, văn hóa và nhân văn mà nơi này mang lại Tôi tin rằng, thông qua việc nghiên cứu về Khu di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quý báu về lịch sử cách mạng của tổ quốc, đồng thời cũng giúp mỗi người trong chúng ta có được những nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử này

Trang 4

2

II - MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu

Thông qua bài báo cáo sẽ giúp chúng ta nắm bắt được tinh thần yêu nước, sự

ẩn minh của địa điểm căn cứ này, mang đến những hiểu biết sâu sắc, và ý nghĩa

to lớn trong quá trình hoạt động cũng như quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử dân tộc, cũng thông qua đây ta cũng sẽ nắm được nguồn gốc của ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau, và cũng từ đây ta cũng có thể tự hào với những con người của vùng đất nơi đây

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đối với nhiệm vụ nghiên cứu chúng ta sẽ làm sáng tỏ những nội dung như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về một số phong trào yêu nước ở vùng đất này

Thứ hai, tìm hiểu về các thông tin như vị trí địa lí của vùng đất này, sự hình thành và phát triển của căn cứ tỉnh ủy tại Lung Lá – Nhà Thể

Thứ ba, tiến hành phân tích nghiên cứu về các sự kiện lịch sử quan trọng của căn cứ tỉnh ủy

Thứ tư, phân tích giá trị lịch sử văn hóa, khẳng định vai trò của nơi đây trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và sự phát triển của phong trào cách mạng ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu

Thứ năm, đánh giá hiện trạng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích lịch sử Lung lá nhà thể, đề ra một số giải pháp để bảo tồn và phát huy tốt hơn những giá trị lịch sử và văn hóa của địa điểm này

III – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hình 2: phía trước nhà trưng bày

Trang 5

3

Đối tượng: Khu di tích lịch sử Lung Lá – Nhà Thể thuộc ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Nơi đặt căn cứ tỉnh ủy Bạc Liêu trong những năm 40 của thế kỉ XX

Phạm vi nghiên cứu: lịch sử Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX, các hoạt động tiêu biết của 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có liên quan đến nơi đây trong thời kì kháng chiến chống Pháp Tiếp cận thực tế khu di tích lịch sử Lung Lá – Nhà Thể

IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một số phương pháp được sử dụng trong bài báo cáo bao gồm:

Nghiên cứu lịch sử: Đầu tiên, ta sẽ đi tìm hiểu về lịch sử của Khu di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể Điều này bao gồm việc tìm hiểu về những

sự kiện quan trọng đã diễn ra tại đây, những người đã đóng góp vào lịch sử của nơi này, và tầm quan trọng của nó trong lịch sử Việt Nam

Tham quan trực tiếp: Đến thăm quan trực tiếp Khu di tích để có cái nhìn trực quan

và cảm nhận về không gian, cũng như để hiểu rõ hơn về các hoạt động diễn ra tại đây

Phỏng vấn chuyên gia hoặc người dân địa phương: Họ có thể cung cấp cho chúng

ta những thông tin quý giá từ góc nhìn của họ, cũng như những câu chuyện và kỷ niệm liên quan đến Khu di tích ( Do điều kiện hạn hẹp chúng ta sẽ trích dẫn từ các nguồn thông tin khác )

Sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy: kiểm tra rằng tất cả thông tin tìm được và

sẽ sử dụng trong bài báo cáo của mình đều đến từ các nguồn đáng tin cậy và được trích dẫn đúng cách

Phân tích và đánh giá: Dựa trên thông tin tìm được ta sẽ phân tích và đánh giá ý nghĩa của Khu di tích trong bối cảnh lịch sử và hiện tại

Soạn thảo và chỉnh sửa: ta sẽ soạn thảo bài báo cáo của mình một cách cẩn thận, đảm bảo rằng nó rõ ràng, tổ chức tốt và không có lỗi ngữ pháp hoặc chính tả Sau khi hoàn thành, hãy đọc lại và chỉnh sửa nếu cần thiết để đảm bảo chất lượng của bài báo cáo

Trang 6

4

NỘI DUNG

I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN CỨ TỈNH ỦY LUNG LÁ – NHÀ THỂ

1 Phong trào yêu nước và quá trình hình thành chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Cà Mau

1.1 Phong trào yêu nước ở Cà Mau

Ngay từ buổi đầu thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta vào năm 1858, nhân dân miền Nam đã đứng lên chiến đấu Khi thực dân Pháp đến vùng đất Cà Mau đặt ách thống trị của chúng thì hoạt động chống quân xâm lược của nhân dân

Cà Mau đã diễn ra sôi nổi

Tiêu biết có thể kể đến như nghĩa quân của 2 anh em nhà họ Đỗ là Đỗ Thừa Luông ( còn gọi là Long ) và Đỗ Thừa Tự ( còn gọi là Thừa Ngươn ) vào năm

1872, năm 1925 nhân dân Rạch Muỗi nổi dậy chống lại áp bức bất công của địa chủ, điền chủ cướp đất của dân, trong đó có tên điền chủ người Pháp là Patisti Hai năm sau vào tháng 5 ( tức tháng 5 năm 1927 ) cuộc đấu tranh do hương chủ Chọt dẫn dắt nhân dân Ninh Thành Lợi chống lại bọn thực dân và cường hào Nhìn chung các cuộc đấu tranh trong thời gian này mang tính tự phát, thể hiện tinh thần yêu nước, chống lại sự bất công của thực dân và các địa chủ cường hào Những hoạt động đó góp phần vào trang sử chống giặc ngoại xâm và phong kiến của dân tộc

1.2 Sơ lược quá trình hình thành chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Cà Mau

Tháng 1 – 1929, Chi hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thị trấn Cà Mau được thành lập bao gồm có: Lâm Thành Mậu, Nguyễn Văn Chánh, Trần Hải Thoại, Tăn Văn Hai và một số người khác do Đào Hưng Long làm Bí thư

Hình 3: Phục dựng cảnh sinh hoạt của Chi hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội thị trấn

Cà Mau Nguồn: baocantho.com.vn

Trang 7

5

Chi hội mở một cửa hiệu bán sách báo lấy tên là Hồng Anh Thư Quán, một

quán bán cơm và cà phê “Tâm Đồng” làm cơ sở tuyên truyền giác ngộ ý thức cách mạng, vận động nhân dân yêu nước

Hoạt động của chi hội ngày càng gây được ảnh hưởng rộng lớn Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân chống cướp đất, đòi giảm thuế,… đã liên tiếp nổ ra Tháng 9 – 1929, sau vụ ám sát trên đường Bachie tại Sài Gòn, thực dân Pháp điên cuồn truy lùng hòng trả thù Trước tình hình đó, các đồng chí của chi hội tạm

đi vào hoạt động bí mật

Cuối năm 1929 vào đầu năm 1930, lần lượt các tổ chức cộng sản ra đời trong nước ( Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ) như làn gió mới thổi bùng lên phong trao công nhân và nhân dân yêu nước

Tháng 1 – 1930, đặc ủy Hậu Giang do ông Ung Văn Khiêm làm bí thư đã trực tiếp xuống Cà Mau kết nạp 4 hội viên ưu tứu của Việt Nam Cách Mạng Thanh niên là Lâm Thành Mậu, Nguyễn Văn Chánh, Tân Văn Hai, Phạm Ngọc Cừ vào

An Nam Cộng Sản Đảng và thành lập Chi bộ Cà Mau do ông Lâm Thành Mậu làm bí thư Đây là Chi bộ đầu tiên ở tỉnh Bạc Liêu1

Sau ngày 3 – 2 – 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đã đổi tên thành chi bộ Đảng

Cộng sản Việt Nam Chi bộ hoạt động đã tổ chức treo cờ, băng khẩu hiệu và rãi truyền đơn ở nhiều nơi Lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện ở Cà Mau cùng với khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”, “Đả đảo đế quốc Pháp”, “Đông Dương độc lập muôn năm”… đã giành được cảm tình của đông đảo nhân dân lao động, nhất là tầng lớp thanh niên

1.3 Sự hình thành căn cứ tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể

1 Tỉnh Bạc Liêu: tên gọi 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ năm 1882 – 1956

Tượng đồng chí Trần Văn Thời

Ảnh: fb màu cờ tôi yêu

Trần Văn Thời ( 1902 – 1942 ), sinh thời đồng chí ở xã Phong Lạc Ông là một nhà cách mạng Việt Nam, là đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu một trong những chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Năm 1941, ông bị chính quyền Pháp bắt và bị tra tấn nhưng ông quyết bảo vệ tổ chức, kiên quyết không khai ra kể cả tên thật mình(3) Chính quyền Pháp đã kết án ông 20 năm tù và đày ra Côn Đảo Năm 1942, ông mất tại Côn Đảo

Trang 8

6

Hình 2.1 – Vài nét về đồng chí Trần Văn Thời

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy tại Lung Lá Nhà Thể được xây trên nền nhà của đồng chí Trần Văn Thời Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khu vực này có địa hình tương đối hiểm trở, ở phía trên là rừng cây gỗ tạp và lá dừa nước che chắn xung quanh, phía dưới lại chằng chịt sông ngòi, nhiều kênh rạch nhỏ, rất thuận lợi cho các hoạt động bí mật hơn nữa phía sau là đồng ruộng bao quanh, lúc bấy giờ không có dân cư mà chỉ có 2 ngôi nhà của đồng chí Trần Văn Thời và Trần Văn Nghĩa, ở khoản giữa ngã ba Nhà Thể và ngọn sông Rạch Mũi Nhận thấy lợi thế đó, đồng chí Trần Văn Thời đã sử dụng nơi đây làm địa điểm hoạt động, sinh hoạt chính trị, kết nạp Đảng viên, hội họp và đưa ra các quyết định quan trọng của Tỉnh ủy nhằm chỉ đạo liên tục, kịp thời phong trào cách mạng tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ

Từ những năm 1938 đến năm 1940, Lung Lá Nhà Thể là căn cứ của tỉnh ủy, Quận ủy, chi bộ Tân Hưng là cơ quan thường trực của Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp, trong những năm tháng khó khăn, gian khổ, đồng bào đã hết lòng đùm bọc, chở che cho cán bộ đảng viên hoạt động Chính nơi đây, đồng chí Trần Văn Thời đã dùng chính căn nhà và khu vườn của mình để làm nơi hội họp quan trọng, kết nạp nhiều đảng viên ở các chi bộ, có nhiều đồng chí ở xứ ủy Nam Kỳ, Liên Tỉnh Ủy Hậu Giang đến dự và chỉ đạo các phong trào đấu tranh cách mạng

Trong suốt thời gian Đảng hoạt động bí mật trước nanh vuốt của kẻ thủ, đế quốc phong kiến tìm mọi cách hòng dặp tắt phong trào Cách mạng còn non trẻ của tỉnh nhà Nhưng khu căn cứ Tỉnh Ủy Lung Lá Nhà Thể vẫn đảm bảo an toàn

bí mật, bảo vệ được cơ quan đầu não của Tỉnh Đảng bộ, các đồng chí Xứ ủy Nam

Kỳ, Liên Tỉnh Hậu Giang và các đảng viên đến liên hệ làm việc, ăn, ở tại đây

II – MỘT SỐ SỰ KIỆN DIỄN RA Ở CĂN CỨ TỈNH ỦY LUNG

LÁ – NHÀ THỂ

1 Sự kiện đánh dấu sự phát triển Đảng bộ ở tỉnh nhà

Lung Lá Nhà Thể là một địa danh quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến người dân

Cà Mau lại càng tự hào về truyền thống cách mạng kiên cường, vùng đất cách đây hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng các phong trào đấu tranh đòi giảm sưu thuế, nổ ra mạnh mẽ mà thực thực dân pháp đã thẳng tay đàn áp khủng bố nhưng không dập tắt được phong trào cách mạng

Trong những năm 1938, các cơ sở Đảng đã xây dựng và phát triển khắp nơi trong toàn tỉnh Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thống nhất phong trào trong toàn tỉnh Xứ Ủy Nam Kỳ và liên tỉnh Ủy Hậu Giang đã quyết định cho đảng bộ Bạc Liêuhội nghị để thành lập Tỉnh Ủy lâm thời Ngày 25 tháng 10 năm 1938, đại biểu cả 3 quận Cà Mau, Giá Rai, Vĩnh Châu đã triệu tập về hội nghị tại Lung Lá Nhà Thể

Trang 9

7

Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp Hành lâm thời tỉnh Bạc Liêu gồm 7 Ủy viên chính thức và 2 Ủy viên dự khuyết Đồng chí: Bùi Thị Trường làm Bí thư, đồng chí Trần Văn Đại làm phó Bí thư Các đồng chí Nguyễn Tấn Khương, Trần Văn Ngọc, Tạ Tài Lợi, Nguyễn Văn Hoành, Huỳnh Tấn Anh, là ủy viên chính thức, hai đồng chí

Võ Hoành và Hòa Hên là ủy viên dự khuyết

Sau hội nghị Tỉnh ủy và phân công các đồng chí Sáu Trường, Nhật Quang, Ba Ngó tiếp tục phát triển cơ sở Đảng trong toàn Tỉnh, tích cực phát triển đảng viên mới ở một số xã, thị trấn và rút ra một số kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng ủng hộ chương trình hành động của mặt trận dân chủ

Đến năm 1939, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Bạc Liêu đã bầu ra Ban Chấp Hành chính thức do đồng chí Trần Văn Đại làm Bí thư Đây là một sự kiện lịch

sử rất quan trọng, là cái mốc đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của Đảng bộ tỉnh nhà trong hơn 8 năm hoạt động, kể từ khi chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh ra đời tháng 1 năm 1931

Sau Đại hội dưới sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh Ủy, các tổ chức Đảng ở địa phương đã hoạt động theo phương hướng do Đại hội vạch ra, công tác phát triển

và củng cố tổ chức quần chúng, cơ sở Đảng được đẩy mạnh Rút kinh nghiệm những cuộc đấu tranh qui mô rầm rộ không còn ra như trước, quần chúng được Đảng hướng dẫn đấu tranh dưới hình thức nhỏ, lẻ để giữ quyền lợi thiết thực hằng ngày, giảm bớt những hình thức dễ bị lộ lực lượng gây cho địch chú ý và đàn áp

1 Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai và ngày truyền thống cách mạng tỉnh Cà Mau

2.1 Đặc điểm tình hình

Năm 1940, chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra phức tạp Ở châu Á, Nhật tung chiêu bài Đại Đông Á, đem quân đánh chiếm khắp nơi Khi quân Nhật vào Đông Dương, tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ, thúc đẩy Xứ ủy và nhân dân Nam

Kì chuẩn bị nhanh chóng công cuộc khởi nghĩa vũ trang Trước tình hình phong trào quần chúng sôi sục và địch đang điên cuồng đánh phá Quan nhiều cuộc thảo luận, Xứ ủy Nam Kì quyết định sẽ tiến hành khởi nghĩa, trước hết là ở Sài Gòn Lệnh khởi nghĩa của Xứ Ủy được chuyển đến tỉnh Bạc Liêu đêm 23 – 11, chậm

so với giờ quy định thống nhất chung Do nhận được chỉ thị chậm và không hiểu

rõ nội dung căn dặn của Xứ ủy, một mặt Thường vụ Tỉnh ủy cử liên lạc xin chỉ thị của Xứ ủy về ngày giờ khởi nghĩa và đón nhận vũ khí Mặt khác triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng ngày 26 – 11 – 1940 tại Lung lá Nhà Thể để thực hiện Nghị quyết của Xứ ủy

Hội nghị nhất trí thông qua phân định 3 khu vực khởi nghĩa trong tỉnh:

Trang 10

8

- Khu vực I: Vùng Năm Căn gồm thị trấn và một số xã chung quanh và Hòn Khoai do ông Quách Văn Phẩm, thường vụ Tỉnh ủy phụ trách Ông Phan Ngọc Hiển trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Hòn Khoai

- Khu vực II: Thị Trấn Cà Mau và một số xã chung quanh do ông Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách

- Khu vực III: Thị xã Bạc Liêu và các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu

do ông Trần Phán, Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách

Hội nghị nhất trí chọn Hòn Khoai làm điểm mở đầu cho cuộc khởi nghĩa trong tỉnh Vì ở đây có khả năng giành thắng lợi trọn vẹn, vừa tạo được khí thế ban đầu vừa có thêm vũ khí trang bị cho khởi nghĩa ở đất liền

2.2 Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai

Ngày 5 – 12 - 1940, Tỉnh đã triệu tập Hội nghị đại biểu của các Chi bộ Năm Căn tại Lung Lá Nhà Thể để định ngày giờ khởi nghĩa

Hội nghị nhất trí nữa đêm 13 – 12 – 1940, hòn Khoai sẽ nổi dậy và sau khi giành thắng lợi, thu được vũ khí, lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai sẽ về đất liền cùng với du kích Tân Hưng và quần chúng các xã lân cận đánh chiếm Năm Căn vào đêm 14 – 12, sau đó kéo về chi viện cho thị trấn Cà Mau Ngày 12 – 12, Thường vụ Tỉnh ủy nhận được lên của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang đình cuộc khời nghĩa Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ thị cho các khu vực ngừng khởi nghĩa, phân tán lực lượng, không được bạo động Riêng chi bộ ngoài đảo không có cách nào chuyển lệnh ngừng khởi nghĩa đến được Trong khi đó, cũng đúng ngày 12 – 12 ông Phan Ngọc Hiển nhận được quyết định của Tỉnh ủy do ông Bông Văn Dĩa, Đảng viên của chi hội Tân Ân chuyển tới Chi bộ Hòn Khoai cùng với ông Bông Văn Dĩa bàn kế hoạch thực hiện và quyết định khởi nghĩa sẽ bắt sống tên chúa đảo ôlivie, thu vũ khí về đất liền để kịp thời cùng với lực lượng xung quanh chiếm Năm Căn

Đúng như kế hoạch, 23 giờ 15 phút ngày 13 – 12, cuộc nổi dậy ở Hòn Khoai nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn và bí mật

Lực lượng khởi nghĩa về đất liền trong khí thế của đoàn quân chiến thắng, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế muôn năm” Nhân dân Rạch Gốc vô cùng phấn khởi, kẻ thù hoảng sợ bỏ chạy vào rừng Do có lệnh đình khởi nghĩa ở đất liền, lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai đã chờ đợi suốt đêm 14 vẫn không thấy hiệu lệnh tấn công và cũng không liên lạc được với chỉ huy khu vực I

Hình 4: Tượng đài khởi nghĩa

Hòn Khoai Nguồn:

Camau.gov.vn

Ngày đăng: 10/07/2024, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w