1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch covid 19 ở phường đông thành tp ninh bình

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở phường Đông Thành – TP. Ninh Bình
Tác giả Lê Quốc Khánh
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 122,14 KB

Nội dung

BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần : Phương pháp nghiên cứu khoa họcMã phách:………..TÊN ĐỀ TÀI : Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần : Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI CAM ĐOAN 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Đặt vấn đề 5

PHẦN NỘI DUNG 6

1 Tại sao cần phải có ý thức và trách nhiệm phòng chống dịch Covid-19… 6

2 Khái niệm về Covid-19 6

3 Xuất xứ, nguyên nhân và diễn biến của đại dịch Covid-19 7

3.1 Xuất xứ của đại dịch Covid-19 7

3.2 Nguyên nhân của đại dịch Covid-19 7

3.3 Diễn biến của đại dịch Covid-19 7

4 Công tác ứng phó, phòng, chống dịch của Việt Nam 10

5 Tình hình dịch bệnh covid-19 ở thành phố Ninh Bình 13

6 Những biện pháp phòng chống dịch covid-19 ở thành phố Ninh Bình và ý thức của người dân phường Đông Thành trong việc phòng chống dịch covid-19 14

6.1 Những biện pháp phòng chống dịch covid-19 ở thành phố Ninh Bình 14 6.2 Ý thức của người dân phường Đông Thành trong việc phòng chống dịch covid-19 19

PHẦN KẾT LUẬN 21

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ

Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất để sinh viên năm nhất chúng em học tập

và tiếp thu được thật tốt các kiến thức trong thời kì dịch bệnh Covid-19 hiệnnay

Em xin được dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng viên

bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã cố gắng nỗ lực truyền đạt nhữngkiến thức hữu ích nhất cho chúng em, để cho em biết nhiều hơn về cách tìmkiếm thông tin mới, phân tích và khảo sát các vấn đề về xung quanh cuộc sốnghàng ngày của chúng ta Em cảm ơn cô đã truyền đạt kiến thức bằng một cáchmới lạ để chúng em dễ dàng tiếp thu được trong mỗi tiết học

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Từ những kiến thức được học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, ngoài

ra em cũng đã tham khảo và tìm hiểu thêm những sách báo, tạp chí hay nhữngtài liệu trên mạng và trong cuộc sống hàng ngày của địa phương em Từ nhữngnguồn tài liệu đó, em đã tổng hợp tất cả những thông tin và chỉnh sửa để có thểhoàn thành xong bài tập lớn này Em xin cam đoan nội dung bài tập lớn này làquá trình nghiên cứu của em Do chưa có nhiều kiến thức ở ngoài nên bài còn

có nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em rấtmong được các thầy cô góp ý kiến

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm2022

Sinh viên Khánh

Lê Quốc Khánh

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Sau gần 3 năm đại dịch covid bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2019 tại mộtchợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc Vào ngày 23 tháng 1năm 2020 nước ta đã có ca mắc đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và lâynhiễm dần ra các thành phố khác Điều đó đã làm cho đất nước Việt Nam sa sútrất nhiều trong mọi lĩnh vực đặc biệt ảnh hưởng tới sức khoẻ và mạng sống củangười dân trong những năm đại dịch hoành hành Trong tình hình đại dịch căngthẳng đó, trong lúc mọi người và các lực lượng y tế, công an đang ra sức ngănchặn đại dịch vẫn có một số những bộ phận người dân trên địa bàn các tỉnh,thành phố không có ý thức chung tay góp sức để bảo vệ sức khoẻ của mình vàngười khác mà còn chống đối lại Nhận thấy mối lo ngại về ý thức của ngườidân trong những năm đại dịch nên bài tập lớn này được em tìm hiểu và trìnhbày về vấn đề ý thức người dân ở địa phương em với đề tài:” Ý thức của ngườidân trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở phường Đông Thành – TP NinhBình”

Trang 6

và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người bất kể quốc tịch, tuổi tác,giới tính, vùng miền Đặc biệt người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đốitượng có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng

và tiếp xúc với người khác vì đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bệnh sẽ diễnbiến nặng nếu mắc Covid-19 Theo các nhà chuyên môn khi người dân nângcao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, được kiểm soát tốt, các y bác sĩ sẽ có đủthời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp nặng Khi quánhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa

ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn Mộtngười nhận thức được mình có khả năng mắc Covid-19 biết tự cách ly, phòngngừa trong gia đình sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường.Chính vì vậy, mỗi người dân đều phải có ý thức phòng chống dịch để bảo vệmọi người xung quanh và đó cũng chính là bảo vệ bản thân của mình trong lúcđại dịch đang ngày càng nguy hiểm như này

2 Khái niệm về Covid-19

Covid-19 do vi-rút có tên là SARS-CoV 2 gây ra Nó là một phần của họvi-rút corona, bao gồm các loại vi-rút phổ biến gây ra nhiều loại bệnh từ cảmthông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiếmgặp hơn) như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng

Hô Hấp Trung Đông (MERS)

Trang 7

Giống như nhiều loại vi-rút đường hô hấp khác, vi-rút corona lây lannhanh chóng qua các giọt nhỏ mà bạn bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi bạn thở,

ho, hắt hơi hoặc nói

Từ corona có nghĩa là vương miện và liên quan đến hình dáng mà vi-rútcorona có được do các protein hình gai nhọn nhô ra từ chúng Những proteingai này rất quan trọng đối với sinh học học của loại vi-rút này Protein gai làmột phần của vi-rút gắn vào tế bào người để lây nhiễm nó, cho phép nó tái tạobên trong tế bào và lây lan sang các tế bào khác Một số kháng thể có thể bảo

vệ cơ thể chúng ta khỏi SARS-CoV-2 bằng cách nhắm vào các protein gai này

3 Xuất xứ, nguyên nhân và diễn biến của đại dịch Covid-19

3.1 Xuất xứ của đại dịch Covid-19Được biết dịch Covid-19 được bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Vũ Hán,Trung Quốc, đây là một khu chợ mà con người, động vật sống và động vật chết

bị ép trong một diện tích chật chội Những người bị dính bệnh đầu tiên hầu hếtđều thường xuyên ra vào chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc

3.2 Nguyên nhân của đại dịch Covid-19 Bác sĩ Anthony Fauci, người đang chỉ huy chiến dịch chống Covid-19 ở

Mỹ, đã hưởng ứng các chuyên gia và chính trị gia khác kêu gọi Trung Quốcđóng cửa hoàn toàn những chợ hải sản này do nguy cơ có thể lây bệnh cao.Những chợ hải sản bán động vật sống được quản lý rất kém nên vấn đề buônbán động vật hoang dã xảy ra rất nhiều, đây chính là cơ hội tốt để virus có thểlây nhiễm từ các động vật hoang dã tới con người Virus này được biết tớinguyên nhân là do từ một con dơi lây nhiễm cho các động vật hoang dã ở chợ

và từ các động vật hoang dã đó lây sang cho con người Nguyên nhân gây nêndịch bệnh to lớn như ngày nay đó chính là Trung Quốc đã không công bố, chia

sẻ đầy đủ các thông tin để đánh giá về Covid-19 và cảnh báo các nước lánggiềng mà còn giấu nhẹm chuyện đó đi, cảnh cáo những người đã lan truyền tintức về dịch bệnh trên mạng internet hay là trên những kênh đài, báo

3.3Diễn biến của đại dịch Covid-19

Trang 8

Đến ngày 31/12/2019, Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y

tế thế giới (WHO) về bùng phát dịch Đến 06/02/2020, số người chết do bệnhviêm phổi cấp lên tới 565, trong đó có 563 người ở Trung Quốc đại lục, mộtngười ở Phi-líp-pin, một người ở Hồng Công; số ca nhiễm bệnh cũng tăng lên28.276 trên toàn cầu

Trước tình hình này, ngày 31/01/2020, WHO tuyên bố tình trạng khẩncấp toàn cầu đối với dịch viêm phổi cấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra.Ngày 11/3/2020, tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố dịch Covid-

19 do vi-rút Cô-rô-na chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn cầu

Tính đến thời điểm 17h ngày 30/3/2020, ở gần 200 quốc gia và vùnglãnh thổ đã có hơn 735.000 ca nhiễm, hơn 34.000 người tử vong Mỹ hiện trởthành vùng dịch lớn nhất thế giới với tổng số hơn 140.000 trường hợp mắcCovid-19 và hơn 2.000 trường hợp tử vong, trong đó, thành phố New York có

số ca tử vong nhiều nhất nước Mỹ với hơn 700 ca chiếm khoảng 1/3 nước Mỹ

Tại châu Âu, Italia tiếp tục là vùng dịch lớn nhất liệu đến ngày30/3/2020 với tổng số 97.689 ca nhiễm và gần 11.000 ca tử vong Tây Ban Nha

là vùng dịch lớn thứ hai châu Âu với 80.110 ca nhiễm và 7.340 ca tử vong

Châu Á, Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai, sau Trung Quốc đại lục.Tính đến ngày 30/3/2020 với 38.309 ca nhiễm và 2.640 ca tử vong - một trongnhững nước có tỷ lệ tử vong cao (7,7%) Hàn Quốc, số liệu đến ngày 29/3/2020

đã có tổng số ca nhiễm tại nước này lên 9.478 ca và 114 ca tử vong

Tại Đông Nam Á, tính đến ngày 30/3/2020, Ma-lai-xi-a tiếp tục là vùngdịch lớn nhất khu vực với 2470 ca nhiễm và 35 ca tử vong In-đô-nê-xi-a với

1285 ca nhiễm và 114 ca tử vong

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tâm dịch Covid-19 hiện nay đãchuyển từ châu Á sang châu Âu Lý giải về sự bùng phát mạnh mẽ ở châu Âu,một số nhà khoa học hiện nay cho rằng:

Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là nơi có khí hậu lạnh, mà khí hậu lạnh lại rấtthích hợp với sự phát triển của Covid-19

Trang 9

Thứ hai, so với các nước ở châu Á, các nước ở phương Tây nhìn chungdân số già hóa, tỷ lệ người già cao, mà qua thống kê số người tử vong vì bệnhCovid-19, những người già thường khó qua khỏi so với người trẻ tuổi.

Thứ ba, hệ thống y tế công cộng ở một số nước châu Âu như: Italia,Pháp vấp phải sự quá tải, thiếu thốn nhân lực, tài lực và thiết bị

Thứ tư, tâm lý chủ quan, khinh suất ở châu Âu rất lớn Lãnh đạo cácnước châu Âu cho rằng dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa thể nặng đã gây tửvong cho nhiều người dân châu Âu trong nhiều năm qua, Vì vậy, họ coi dịchCovid-19 là rất bình thường Thậm chí chính phủ Anh còn cho rằng nước Anh

có cách tiếp cận “miễn dịch cộng đồng”, người dân “tự do phóng nhiễm”(không can thiệp, để thả tự do)… Khi dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng khắpcác nước châu Âu, một số giới chức lãnh đạo ở châu Âu còn tỏ ra thụ độngphòng chống dịch bệnh, không quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh mà chỉ chủtrương “từ từ làm chậm đà phát triển của dịch” Các nước châu Âu còn thiếubiện pháp kiểm soát dịch bệnh đang tràn lan…

Thứ năm, Hiệp ước tự do đi lại (Hiệp ước Schengen) của EU cho phépngười dân các nước trong Liên minh châu Âu được tự do đi lại, cư trú, màCovid-19 là loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường

Thứ sáu, châu Âu luôn đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân, trongkhi châu Á luôn đề cao tính cộng đồng, yếu tố tập thể hơn, vì vậy theo phongtục tập quán ở phương Tây, châu Âu sẽ rất khó có những hành động quyết liệttrong việc chống lại dịch bệnh vi-rút chủng mới Covid-19, bởi vì các biện phápchống dịch được thực hiện sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do cá nhân củangười dân châu Âu1

Thứ bảy, các nước châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế vàchính trị nhiều hơn, họ lo ngại, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đếnkinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm

Theo các chuyên gia, hiện nay, việc xét nghiệm cho tất cả các đối tượngnghi lây nhiễm Covid-19 là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời gian đầu

Trang 10

không có kít thử, sau này có kít thì các nước đang phát triển không có đủ phòngxét nghiệm Việc điều trị đến nay chưa có thuốc đặc hiệu và phác đồ điều trịchuẩn Việc nghiên cứu vắc xin rất khẩn trương, tuy nhiên, để có thể đưa vắcxin vào sử dụng phải mất tối thiểu 01 năm Đặc biệt, do sự phát triển mạnh mẽcủa mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội; khủng hoảng trangthiết bị, vật tư y tế liên quan đến chống dịch trong đó có khẩu trang, máy thở,kít thử diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới Vì vậy, tất cả các nước đều phải đứngtrước sự tính toán, cân nhắc giữa việc ưu tiên các biện pháp phòng, chống dịch,đặc biệt là kiểm soát, hạn chế giao lưu với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vàđối ngoại trong thời kỳ toàn cầu hóa.

Ở Việt Nam, ngày 23/01/2020 ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầutiên, sau đó tiếp tục ghi nhận thêm 15 trường hợp Tất cả 16 trường hợp nàyđều được chữa khỏi hoàn toàn Sau 22 ngày không ghi nhận trường hợp mắcmới, ngày 06/3/2020, Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên từ châu Âu,cuộc chiến phòng, chống dịch bắt đầu bước sang một giai đoạn mới (dịch thâmnhập từ nhiều hướng và đã tiềm ẩn trong cộng đồng) Tính đến ngày 30/3/2020,Việt Nam đã ghi nhận có tổng số 203 ca nhiễm mắc mới, trong đó 55 trườnghợp đã được chữa khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong

4 Công tác ứng phó, phòng, chống dịch của Việt Nam

Khi có thông tin về ca bệnh ở đầu tiên ở Vũ Hán và nguy cơ lây lan củacăn bệnh này, ngày 16/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế (phốihợp với WHO) khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án phòng, chốngdịch; chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác cách ly, xét nghiệm, khám, điềutrị

Đến ngày 23/01/2020 khi phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại bệnhviện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số121/CĐ-TTg và liên tiếp các ngày 28, 30/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg, Chỉ thị số 06/CT-TTg, trong đó quán triệt tinhthần “chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đểphòng chống dịch Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch được thành lập

Trang 11

Ngày 30/01/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có công văn sổ CV/TW, trong đó yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc

79-và các đoàn thể nhân dân khẩn trương 79-vào cuộc Xác định phòng chống dịch làmột nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy độngtoàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân khẩn trương, quyết liệtthực hiện các biện pháp phòng, chống

Mặc dù đánh giá Việt Nam có năng lực chống dịch bệnh tốt hơn nhiềunước đang phát triển, tuy nhiên, WHO cũng thống nhất nhận định của Bộ Y tế

là Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đáng chú ý là:

Thứ nhất, việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xungđột với yêu cầu giao thương, giao lưu đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là Chủtịch ASEAN, Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, và quan hệvới các nước láng giềng, các đối tác chiến lược

Thứ hai, trong thời đại thông tin trên Internet nhất là mạng xã hội pháttriển mạnh, người dân dễ bị tác động bởi thông tin xấu độc gây hoang mang,thậm chí kích động phân biệt, chia rẽ

Thứ ba, nếu dịch lây lan rộng trên thế giới, sẽ dẫn tới khan hiếm máymóc, trang thiết bị vật tư y tế trong khi Việt Nam chưa sản xuất được nhiềuthiết bị

Thứ tư, năng lực đội ngũ y bác sĩ (cả về số lượng và chất lượng), cơ sởvật chất trang thiết bị còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển, khóđáp ứng được yêu cầu điều trị khi có nhiều ca bệnh trong một thời gian ngắn

Thứ năm, việc chống dịch cần sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt giữa cácngành, các cấp, các lực lượng và năng lực ra quyết định, phản ứng nhanh Thực

tế trong các đợt chống dịch trước đây cho thấy đây luôn là điểm còn nhiều bấtcập

Trước diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình dịch, Thủ tướng Chínhphủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020, tập trung thựchiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt

Trang 12

chẽ dịch bệnh, bố trí nguồn lực cho các hoạt động y tế, bảo đảm môi trường, hỗtrợ kiểm soát phòng chống dịch.

Ngày 21/3/2020, Bộ Chính trị ban hành Thông báo kết luận số 172-TB/

TW về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó yêu cầu các cấp ủyđảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tiếp tục tập trung phòng,chống dịch bệnh với tinh thần trách nhiệm cao nhất, kiên quyết không để dịchbệnh bùng phát, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, hỗ trợ cộng đồngdoanh nghiệp, duy trì sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người dân, chủ độngchuẩn bị các phương án phục hồi nền kinh tế Động viên nhân dân, cộng đồngdoanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội,cùng tham gia phòng, chống dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thànhtốt nhiệm vụ Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, đặc biệt làcác hoạt động ngoại giao của ASEAN Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinhnghiệm, hợp tác phòng, chống dịch bệnh; thông tin kịp thời, thường xuyên đểcác nước hiểu được chủ trương, chính sách của ta trong quá trình phòng, chốngdịch bệnh…

Đặc biệt, ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng raLời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoàiđoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệuquả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19 Toàn hệthống chính trị tập trung cao độ để tiếp tục chủ động ngăn chặn và kiểm soát cóhiệu quả dịch bệnh; không quá hốt hoảng nhưng tuyệt đối không được chủquan, lơi lỏng; nắm chắc tình hình, dự báo khả năng xấu nhất, kịp thời đề ra cácbiện pháp hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn bằng được sự lan rộng lây nhiễm.Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, mỗi địa phương cần bám sát sự chỉ đạo của cấptrên, chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện các công việc phòng,chống dịch; ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức cho công tác chốngdịch…

Ngày đăng: 09/07/2024, 10:32

w