1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bai thu hoach di thuc te binh thuan

18 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận
Tác giả Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị
Trường học Trường Chính Trị Tỉnh
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Phan Thiết
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Thực trạng quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận Tìm ra những mặt mạnh, hạn chế, nguyên nhân công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận

Trang 1

đi thực tế, tôi đã có dịp trải nghiệm, tìm hiểu và biết thêm nhiều di tích lịch

sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại những nơi đoàn chúng tôi đi qua Mỗi nơi đều có những thế mạnh riêng để địa phương có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hoá và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn song hành cùng với quá trình đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thông qua việc nghiên cứu việc công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử -văn hoá của tỉnh Bình Thuận trong chuyến đi, bản thân học tập, rút kinh nghiệm và với mong muốn đề ra một số giải pháp phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tỉnh , tôi chọn chủ đề

“Thực trạng quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu thực tế

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: “Công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận”

b Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian : 03 ngày, từ ngày 08/01/2024 đến ngày 10/01/2024.

- Địa điểm: Tỉnh Bình Thuận.

Trang 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Đi thực tế nhằm giúp học viên củng cố, cập nhật kiến thức thực tiễn, kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn trong học tập, công tác, góp phần nâng cao chất lượng học tập

Tìm ra những mặt mạnh, hạn chế, nguyên nhân công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận Từ đó học tập kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao Công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại trong thời gian tới Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu thực tế sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa giảng viên và học viên, giữa học viên trong lớp với nhau

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp tiếp cận thực tế chủ yếu như sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành thu thập các tư liệu thông qua các tư liệu thực tế và bài thuyết minh của người hướng dẫn, từ đó phân tích, liên hệ bản thân và đề ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn công tác ở địa phương

- Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn qua trò chuyện trực tiếp người hướng dẫn, từ đó có thể khai thác những thông tin, những sự kiện có liên quan

- Phương pháp quan sát: Quan sát những hình ảnh, kỷ vật giúp bản thân nhớ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức thực tiễn Từ đó, giúp bản thân phát triển khả năng quan sát, tư duy khái quát và ngôn ngữ truyền đạt

5 Kết cấu bài thu hoạch

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài thu hoạch được kết cấu:

I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

II GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

Trang 3

khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam Trung tâm hành chính của tỉnh Bình Thuận là thành phố Phan Thiết Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, và phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi

Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước

Bản đồ tỉnh Bình Thuận

Toàn tỉnh Bình Thuận có 72 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 28 di tích, danh thắng quốc gia và 44 di tích,

Trang 4

tuy nhiên cũng khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch

sử - văn hoá

2 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.1 Khu di tích trường Dục Thanh và Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trường Dục Thanh trước đây có tên gọi Dục Thanh Học Hiệu được thành lập vào năm 1907 Ngôi trường tọa lạc tại làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết Ngôi trường được xây dựng ngay bên bờ sông Cà Ty xinh đẹp hiền hòa Đến thăm khu di tích trường Dục Thanh và Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận nằm ngay sát bờ sông Cà Ty, chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động khi tận mắt thấy những kỷ niệm thân thương về Bác

Một số hình ảnh tại khu di tích trường Dục Thanh

Trang 6

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận là một di sản văn hoá quý báu, là niềm vinh dự và tự hào của Nhân dân Bình Thuận Tọa lạc bên dòng sông Cà Ty tại Số 39 Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận được thành lập vào ngày 19/5/1986 nhân

kỷ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là trung tâm nghiên cứu, tuyên truyền, giới thiệu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở miền cực Nam Trung bộ và là trung tâm sinh hoạt chính trị, văn hoá của tỉnh Bình Thuận

Bảo tàng Hồ Chí Minh cho chúng ta cảm nhận thêm sự vĩ đại của Hồ Chủ tịch cũng như được đến gần hơn chân dung vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Trong dòng chảy bất tận của lịch sử, bao nhiêu biến cố, bao nhiêu con người từng in dấu trên vùng đất này nay đã là quá khứ Dù thời gian có trôi qua thì dấu ấn lịch sử vẫn không thể xóa nhòa Hình ảnh của Người trên mảnh đất Bình Thuận sẽ không bao giờ mất đi với Trường Dục Thanh Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận Được chính quyền Nhân dân luôn quan tâm gìn giữ, phát huy giá trị phục vụ tuyên truyền, giáo dục về sự nghiệp và cuộc đời của Bác Hồ kính yêu

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi các dân tộc trong tỉnh được xây dựng trước nhà bảo tàng Vào bên trong bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận nơi lưu giữ nhiều kỷ vật về cuộc đời và sự nghiệp của Bác và đặc biệt nơi đây có trưng bày bản đồ chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam

Trang 7

Một số hình ảnh bên trong bảo tàng

2.2 Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú được xem là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo về nghề cá tại Bình Thuận Dinh Vạn Thủy Tú được biết đến là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận Được xây vào

Trang 8

năm năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông, bên trong vạn là nơi thờ cúng gần hơn 100 bộ xương cá Ông

Hình ảnh Dinh Vạn Thủy Tú

2.3 Tháp Chăm Po Sah Inư

Tháp Po Sah Inư cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc, nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận Nơi đây còn có tên gọi là tháp Bà Tranh hay tháp Chăm Phố Hài, là một trong những địa điểm nổi tiếng của khách du lịch Phan Thiết,

là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài là Tháp Po Sah Inư (còn gọi

là Tháp Chăm Phố Hài) cũng là một trong những di tích thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu về nền văn hóa cổ xưa của người Chăm Pa

Khoảng cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ IX, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính

Thế kỷ thứ XV, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản

để thờ công chúa Po Sah Inư Công chúa Po Sah Inư (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý

Năm 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện

ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV Từ đây tháp có tên gọi là Po Sah Inư

Trang 9

Tháp Po Sah Inư

Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo.Năm 1991, di tích này được Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Quần thể tháp Chàm là một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại.Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ nhưng nó chắt lọc những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kì bí Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai -kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa

Ngoài ra, trong chuyến đi này, bản thân còn được tham quan các địa điểm như Lâu đài rượu vang RD; Đồi Cát Mũi Né; Mũi Điện Kê Gà

3 Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Từ chuyến đi thực tế này, bản thân đã có một sự hiểu biết mới hơn và

có thêm một hành trang kiến thức nhất định, đem những kiến thức đã tiếp thu, tìm hiểu qua chuyến đi thực tế này để vận dụng trong học tập, công việc, và đóng góp về công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại tỉnh Bản thân có những nhận xét và đánh giá về chuyến đi thực tế này cụ thể

về công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh Bình Thuận có những ưu điểm và hạn chế như sau:

Trang 10

3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân

Bình Thuận là Tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi và các di tích lịch sử -văn hoá, nhiều danh lam thắng cảnh như: di tích trường Dục Thanh, bảo tàng

Hồ chí Minh, tháp Chăm Po Sah Inư, Đồi cát bay, các bãi biển tại Mũi Né và nhiều địa điểm hấp dẫn khác

- Về xếp hạng di tích: tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Bình Thuận có

72 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng (trong đó

có 28 di tích, danh thắng quốc gia và 44 di tích, danh thắng cấp tỉnh)

- Về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: đã có 25/28 di tích, danh thắng quốc gia và 27/44 di tích cấp tỉnh được đầu tư bảo quản, tu bổ, tôn tạo bằng nguồn ngân sách của Nhà nước và kinh phí xã hội hóa do Nhân dân đóng góp

- Về ngăn chặn vi phạm di tích: công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích về cơ bản được thực hiện đúng theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Quyết định số 56/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý di tích và Quy chế quản lý và hoạt động của Ban Quản lý di tích đối với các di tích quốc gia và cấp tỉnh Tình trạng vi phạm di tích như: Lấn chiếm, chuyển nhượng hoặc tranh chấp đất đai bất hợp pháp giữa di tích với các tổ chức, cá nhân; tự

ý tháo dỡ, xây dựng, sửa chữa, cơi nới trái phép… được ngăn chặn kịp thời và không có tình trạng vi phạm xảy ra

- Về bảo vệ di vật, cổ vật: Ban Quản lý di tích quốc gia và cấp tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ các di vật, cổ vật lưu giữ, thờ phụng tại di tích

- Về phát huy giá trị di sản văn hóa: các hoạt động thờ tự, tổ chức lễ hội phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân địa phương và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch các di tích, danh thắng quốc gia và

Trang 11

triển kinh tế, xã hội

- Các chương trình phát triển du lịch đều được xây dựng trên cơ sở bảo tồn tính nguyên vẹn và gìn giữ tối đa giá trị lịch sử văn hoá của các khu, điểm

di tích Huy động được nhiều nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trùng tu, tôn tạo khu di tích Công tác quản lý, bảo vệ, vệ sinh môi trường và phát huy giá trị của di tích được thực hiện thường xuyên và liên tục

3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận còn một số hạn chế:

- Các khu di tích lịch sử còn nhiều hạng mục chưa được đầu tư, sửa chữa, chưa tương xứng với giá trị lịch sử và văn hóa của di tích

- Chưa huy động các nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; do đó, hiệu quả của công tác xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh còn nhiều mặt hạn chế

- Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể của các cấp chính quyền cơ sở có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, nghiêm túc, trông chờ vào chính quyền và ngành chức năng cấp tỉnh

*Nguyên nhân hạn chế

- Do nhận thức về trách nhiệm đối với việc bảo vệ di tích của một bộ phận người dân chưa tốt;

Trang 12

- Chiến lược quy hoạch, phát triển chưa được đầu tư thích hợp.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý di tích tại địa phương còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, do đó công tác quản lý và phát huy giá trị di tích còn gặp nhiều bất cập

II GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

1 Giải pháp

- Một là, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về di sản văn hoá, di tích

lịch sử - văn hoá Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa

- Hai là, duy trì, bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

làm công tác quản lý văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở

- Ba là, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

trong khai thác lợi thế từ các di sản trên địa bàn tỉnh

- Bốn là, huy động mọi nguồn lực xã hội để tham gia bảo tồn, phát huy

giá trị di tích lịch sử - văn hoá

- Năm là, thường xuyên tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đề nghị

cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đánh giá hiện trạng ở các di tích để xin chủ trương, kinh phí trùng

tu, tôn tạo nhằm phục hồi giá trị cho các di tích có hiện tượng xuống cấp

2 Kiến nghị

Di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Bình Thuận có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và sự phát triển của ngành du lịch nói riêng, để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận, kiến nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu các giải pháp nêu trên, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện tốt hơn công tác này

Trang 13

thân cũng như tập thể lớp rèn luyện những kỹ năng về tổ chức, làm việc nhóm, khả năng quan sát, giao tiếp, tiếp nhận thông tin đồng thời là dịp để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong lớp cùng đoàn kết học tập, vui chơi và trải nghiệm Ngoài ra, bản thân còn có điều kiện tiếp cận với tình hình thực tế về kinh tế - xã hội, nắm bắt được thực tiễn các hoạt động lãnh đạo của

tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; đặc biệt là nghiên cứu về công tác quản

lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận để từ đó rút ra những kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho việc công tác quản

lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá ở tỉnh trong tình hình mới hiện nay

2 Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với địa phương

Qua chuyến nghiên cứu thực tế và tìm hiểu về thực trạng quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại Bình Thuận Bản thân nhận thấy những tiềm năng, thế mạnh và định hướng cho công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hoá tại tỉnh như sau:

2.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử

- văn hoá tại tỉnh

2.1.1 Ưu điểm

nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tỉnh hiện có 184 di tích được xếp hạng gồm: 22 di tích cấp quốc gia

Trang 14

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành chức năng:

- Tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của nhân dân về di sản văn hóa, phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư, nâng cấp một số di tích có điều kiện gắn với phát triển du lịch, chú trọng đến cụm di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh như: Các địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa Anh hùng dân tộc Trương Định (đền thờ, lăng mộ, tượng đài, ao Dinh, đám lá tối trời); đền thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (lăng Hoàng Gia); nhà Đốc Phủ Hải; lũy Pháo Đài; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút; đình Long Hưng; chiến thắng

Ấp Bắc; làng cổ Đông Hòa Hiệp, di tích như Chiến thắng Ấp Bắc, Chùa Vĩnh Tràng, ;

- Phân cấp cho các UBND thị xã, thành phố và huyện quản lý trực tiếp các khu di tích lịch sử, văn hoá từ đó tạo tiền đề quản lý nhà nước chặt chẽ

2.1.2 Hạn chế

Bên cạnh một số kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các

di tích lịch sử - văn hoá tại tỉnh còn một số hạn chế:

- Nguồn lực về tài chính đầu tư cho chương trình chống xuống cấp di tích còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương, manh mún, chắp vá, thiếu tính đồng bộ Việc lập dự án gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn lực hạn chế

- Công tác quản lý, bảo tồn tại di tích ở một số địa phương chưa đảm bảo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa Một số di tích chưa làm tốt công tác quản lý và bảo tồn Phần lớn di tích chưa được tu bổ, tôn tạo kịp thời dẫn đến

sự xuống cấp

Ngày đăng: 07/07/2024, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w