1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN TRỊ LỚP HỌC BẰNG NĂNG LƯỢNG TỈNH THỨC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 7A2 TRƯỜNG THCS

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Lớp Học Bằng Năng Lượng Tỉnh Thức
Tác giả Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp 7A2
Trường học Trường THCS Suối Khoáng
Chuyên ngành Quản Trị Lớp Học
Thể loại Báo cáo Biện pháp
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 32,53 MB

Nội dung

việc áp dụng phương pháp Quản trị lớp học bằng năng lượng tỉnh thức trong công tác chủ nhiệm lớp 7A2 nhằm hướng đến mục tiêu giúp các em thức tỉnh ý thức, trách nhiệm với bản thân, với tập thể, tìm lại niềm vui thích khi đến trường, từ đó tìm được niềm cảm hứng, động lực trong học tập là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của trường và lớp học.

Trang 1

PHÒNG GDĐT

TRƯỜNG THCS

BÁO CÁO BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ LỚP HỌC BẰNG NĂNG LƯỢNG TỈNH THỨC TRONG

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 7A2 TRƯỜNG THCS

Họ và tên giáo viên:

Chủ nhiệm lớp: 7A2

Trường: THCS

I LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP

1 Vai trò của biện pháp đối với học sinh

- Năng lượng tỉnh thức giúp học sinh thay đổi nhận thức, thái độ học tập

từ đó học sinh cảm nhận được niềm vui thích khi đến trường, được lắng nghe,được chia sẻ và có động lực học tập

- Năng lượng tỉnh thức giúp học sinh rèn luyện được những giá trị đạođức như: ý thức kỉ luật, tự giác, sống có trách nhiệm, có tinh thần tập thể, đoànkết, lòng nhân ái, bao dung, tôn trọng, biết giúp đỡ bạn bè góp phần bồi dưỡngnhân cách của các em và hoàn thành mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chấttheo yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018

- Năng lượng tỉnh thức giúp học sinh tự chủ, tích cực tự giác hơn tronghọc tập

2 Tính phù hợp của biện pháp với thực tiễn công tác chủ nhiệm tại đơn vị

- Hiện nay, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực cải cách để nâng cao chấtlượng đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn Bên cạnh những đổi mới về chươngtrình dạy học, môi trường dạy học, thì việc áp dụng các phương pháp giáo dục

Trang 2

tích cực và phù hợp là vô cùng quan trọng và quyết định đến sự tiến bộ của họcsinh Trong đó, việc giúp học sinh thức tỉnh ý thức chủ động, tự giác và có tinhthần trách nhiệm trong học tập là mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục.

- Trường THCS Suối Khoáng là một trong những trường đi đầu về đổimới phương pháp giáo dục trong toàn Thành phố Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiềuthầy cô giáo còn loay hoay, lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giáo dụchọc sinh Đa số, các thầy cô còn áp dụng phương pháp giáo dục hà khắc, áp đặthoặc thiếu sự đồng cảm với học sinh khiến cho mối quan hệ thầy trò trở lên căngthẳng, học sinh chống đối, không hợp tác Do đó, lớp học thiếu niềm vui và vắng

nụ cười, học sinh căng thẳng, sợ đi học, lảng tránh thầy cô, học tập không hiệuquả Một bộ phận học sinh khác lại học tập một cách thụ động, máy móc chỉ họckhi bố mẹ, thầy cô giục giã, nhắc nhở

- Nhận thức được trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm trong thời đạimới, tôi luôn ý thức được sự cần thiết và khẩn trương phải thay đổi để đảm bảohiệu quả tốt nhất trong công tác giáo dục mà Nhà trường giao phó và tráchnhiệm với các học trò, với xã hội Vì thế, trong công tác chủ nhiệm tôi luôn tâmniệm phải tạo sự đổi mới phương pháp giáo dục, đặc biệt là phải truyền cho họcsinh năng lượng tích cực, giúp học sinh thức tỉnh ý thức trách nhiệm, chủ độngtrong học tập, rèn luyện

- Năm học 2023-2024, tôi được Nhà trường phân công chủ nhiệm lớp7A2 Theo khảo sát đầu năm học, lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh, trong đó có

1 HSKT nhẹ, một số em có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh chưa sát sao hoặccòn tình trạng bạo lực gia đình, một số học sinh chưa có ý thức học, yêu sớm, có

tư tưởng đồng tính, ham chơi, vi phạm nội quy, học lực yếu, chán học, sợ đến

trường Vì vậy, việc áp dụng phương pháp Quản trị lớp học bằng năng lượng tỉnh thức trong công tác chủ nhiệm lớp 7A2 nhằm hướng đến mục tiêu giúp các

em thức tỉnh ý thức, trách nhiệm với bản thân, với tập thể, tìm lại niềm vui thíchkhi đến trường, từ đó tìm được niềm cảm hứng, động lực trong học tập là hoàntoàn phù hợp với điều kiện thực tế của trường và lớp học

Trang 3

3 Ý nghĩa của việc xây dựng thực hiện biện pháp

- Sự thức tỉnh về ý thức, trách nhiệm giúp các em chủ động việc học tậpcủa bản thân, bước đầu biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, có tinh thần tậpthể Từ đó, các em truyền năng lượng tích cực đến mọi người và cảm nhận đượctình bạn, tình thầy trò và dần gỡ bỏ những căng thẳng để tìm thấy niềm vui thíchkhi đến lớp

- Sự thức tỉnh về ý thức trách nhiệm giúp các em tháo gỡ những mâuthuẫn trong gia đình, cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng và tình yêu thươngcủa cha mẹ, thầy cô mà tự bản thân các con cố gắng cho xứng đáng

- Thông qua việc phối hợp với GVCN, các bậc phụ huynh cũng thức tỉnhđược nhận thức về cách ứng xử với các con, biết cách lắng nghe, thấu hiểu vàquan tâm giáo dục các con nhờ thế mà các con ngày càng tiến bộ

- Năng lượng tỉnh thức cũng khiến bản thân các thầy cô thay đổi suy nghĩ

về học sinh, cảm nhận được niềm hạnh phúc trong nghề khi được học sinh trântrọng, yêu quý, được phụ huynh tín nhiệm, lắng nghe, đồng hành, ủng hộ

Vì thế, tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, cùng với phương pháp dạy họchướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, lấy học sinh làm trungtâm trong công tác chuyên môn, việc truyền năng lượng tỉnh thức cho học sinh

là biện pháp quyết định đến sự thành công của công tác chủ nhiệm cũng nhưcông tác giáo dục học sinh hiện nay

II NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP

Căn cứ điều kiện thực tế lớp chủ nhiệm, tôi đã thực hiện biện pháp Quản trị lớp học bằng năng lượng tỉnh thức để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 7A2

trường THCS trong năm học 2023-2024 với 3 nhóm giải pháp cụ thể: Yêu thương- Tôn trọng- An toàn.

1 Giải pháp 1: Yêu thương- cội nguồn của năng lượng tỉnh thức

Trước hết, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh qua giáo viên chủ

nhiệm, giáo viên bộ môn của những năm học trước và đọc thật kĩ hồ sơ được

Trang 4

bàn giao Đồng thời, tôi cũng đến thăm nhà các em có hoàn cảnh khó khăn…Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, cận nghèo hoặc gia cảnhkhó khăn về kinh tế) tôi đều quan tâm hướng dẫn phụ huynh làm hồ sơ xin miễngiảm các khoản đóng góp như tiền nước uống, tiền tin học Tôi còn vận độngBan đại diện cha mẹ học sinh lớp trích một phần quỹ lớp để mua quà tặng các

em nhân dịp tết nguyên đán Tôi cũng xin lại áo đồng phục của HS khoá trước(đã ra trường hoặc lớp lớn) và sách cũ cho các em sử dụng Những việc làm đókhiến các em cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô và các bạn Các em đượcyêu thương sẽ có động lực để cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm

vụ học tập

Thứ hai: Tôi luôn quan sát các em để kịp thời nhận ra những vấn đề

mà các em mắc phải Khi đến lớp, thay vì dò xét xem các em có vi phạm gì

không, lớp có bị trừ điểm thi đua hay không, tôi sẽ quan sát xem các em có gặpkhó khăn gì cần tháo gỡ hay cần giúp đỡ hay không Vì các em còn nhỏ, nhiều

em thiếu vắng sự quan tâm của gia đình, sự chăm sóc của cha mẹ Với nhữnghọc sinh nhút nhát, việc giao tiếp hạn chế, hay đơn giản là các em chưa đủ tintưởng thầy cô để có thể tâm sự, các em vi phạm lỗi thường xuyên và loay hoaykhông làm thế nào để tiến bộ được Những học sinh đó, đòi hỏi GVCN phảiquan sát và tinh ý nhận ra vấn đề mà các em đang gặp phải để giúp các em thay

vì phê bình, trách phạt các em

Thay vì phê bình học sinh vì em không ghi bài, tôi sẽ quan sát và nhận rarằng mắt em đã bị cận không nhìn rõ nhưng lại rất sợ bố mẹ mắng không dámnói hoặc sợ bạn bè cười nhạo vì học yếu hay đơn giản là đeo kính trông ngố lắmnên em không muốn đeo kính Vì thế em không nhìn thấy và không thể ghi bài.Trường hợp này tôi cần liên hệ ngay với phụ huynh và tư vấn cho phụ huynh để

họ đưa con đi khám mắt, đồng thời, làm công tác tư tưởng cho học sinh, phântích vấn đề tại sao con cần đeo kính Khi học sinh đã hiểu được bệnh tình củamình, các con sẽ hợp tác Hoặc thay vì kiểm điểm học sinh vì đã thiếu tập trung,ngủ gật trong giờ học khiến lớp bị trừ điểm thi đua, tôi dành thời gian để quansát và nhận ra học sinh đó có vấn đề về sức khỏe khi thường xuyên thiếu ngủ

Trang 5

Từ đó, tôi tìm hiểu về gia đình em, tôi được biết cha mẹ em thường xuyên cãinhau về đêm, thậm chí đánh nhau, khiến em sợ không ngủ được, lúc nào cũng lolắng, thấp thỏm và cứ đến lớp mới yên ổn để ngủ…Trong tình huống này, tôicần liên hệ ngay với phụ huynh về tình hình của con, phân tích cho họ nguyênnhân con mắc lỗi phần nhiều do chính cha mẹ mình Tôi tư vấn cho họ cần giảiquyết mâu thuẫn vợ chồng một cách tế nhị mà không nên làm ảnh hưởng đếntâm lý của con

Nhẹ nhàng hỏi han học sinh để tìm hiểu nguyên nhân khi các em mắc lỗi

Bên cạnh việc trực tiếp quan sát, tôi còn nhờ một số học sinh đáng tin cậyquan sát giúp Tôi thường hỏi các học sinh rằng: “gần đây, em thấy bạn A, bạn

B có biểu hiện gì bất thường không”? Các em học sinh sẽ kể cho tôi nghe những

gì mà các em ấy nhìn thấy nghe thấy, thậm chí cảm thấy Tôi lọc thông tin quanhững lời kể vụn vặt hàng ngày ấy để kịp thời nắm bắt tình hình lớp học vànhững khó khăn mà học sinh gặp phải Hoặc, tôi có thể quan sát qua con mắtcủa giáo viên bộ môn bằng cách hỏi họ về tình hình của lớp mình trong giờ học.Thông qua phản ánh của giáo viên bộ môn, tôi sẽ chú ý quan sát những học sinh

có biểu hiện bất thường và từ từ tiếp cận tìm hiểu, giúp đỡ các em

Ngoài quan sát trực tiếp các biểu hiện của các em trên lớp, trong thời đại4.0, học sinh đã sử dụng mạng xã hội, tôi còn kết bạn và quan sát các bài đăng,những dòng trạng thái của các em trên các nền tảng facebook, tik tok hay zalo…Việc làm này có thể không áp dụng cho tất cả học sinh, có thể không thườngxuyên vì nó phụ thuộc vào thời gian của tôi khi vào mạng Nhưng đôi khi, việcquan sát những dòng trạng thái của các em trên mạng, tôi phần nào nắm bắtđược những mối quan hệ, những điều các em đang quan tâm hay tâm trạng củacác em…Từ đó, tôi kịp thời phát hiện, tư vấn tâm lý và giúp các em bước rakhỏi khủng hoảng tinh thần

Ví dụ: Lớp trưởng lớp tôi là một cô bé khá mạnh mẽ nhưng em luôn chegiấu mặt yếu đuối của mình Theo dõi em trên facebook tôi nhận thấy em

Trang 6

thường xuyên đăng những dòng trạng thái buồn, đôi khi là những câu hờ hững

“mình không thuộc về nơi này, đau lắm quả thực rất đau, thế nhưng…hay khóckhông giải quyết được vấn đề nhưng vì không giải quyết được nên khóc…” Banđầu, tôi chỉ nghĩ em a dua theo một trào lưu trên mạng nên có góp ý cho em là:

“con nên đăng những dòng trạng thái tích cực một chút” Nhưng càng quan sát,tôi càng nhận ra em có vấn đề về tâm lý, tìm hiểu kĩ hơn tôi mới hiểu, em đangphải chịu áp lực từ gia đình, khi mà ông bà em, bố mẹ em đều có tư tưởng trọngnam khinh nữ Em cảm thấy không được yêu thương khi thường xuyên bị đối xửbất công, bị mắng chửi dù có cố gắng là một lớp trưởng gương mẫu, một họcsinh khá trong lớp Em đã nghĩ đến việc bỏ nhà ra đi hay cắt tay tự vẫn Biếtđược điều này, tôi tâm sự với em để tháo dần những nút thắt tiêu cực, khuyên

em nên tâm sự với bố mẹ về những mong muốn của con Một bên, tôi thông báocho phụ huynh về tình trạng của em và tư vấn cho họ nên trò chuyện và đónnhận con như thế nào

Quan sát, thấu hiểu học sinh, tôi tin rằng khi dành cho các em đủ tình yêuthương các em sẽ đón nhận với sự cảm động và lòng biết ơn, từ đó, các em sẽthức tỉnh ý thức trách nhiệm với bản thân, cố gắng sửa chữa để không phụ lòngthầy cô quan tâm giúp đỡ

Thứ ba, tôi xây dựng lòng tin ở học sinh Thông thường, học sinh rất

khó để mở lòng với cha mẹ thầy cô, bởi lẽ các em sợ những vi phạm của mình

sẽ bị trách mắng, bị phạt Các em có xu hướng bao che cho nhau, giấu kín ngườilớn mọi chuyện Cách để xây dựng lòng tin của học sinh là hãy làm bạn với các

em Hiểu được tâm lý đó, tôi đã xây dựng lòng tin của các em bằng cách luônđứng về phía các em trong mọi tình huống Đứng trước một mâu thuẫn, tôi luônnói rằng các em hãy trung thực trình bày, cô sẽ luôn tin tưởng các em và bảo vệcác em Tất nhiên không phải học sinh nào cũng trung thực (tôi cũng cần điềutra và xác minh độ chính xác của lời khai) nhưng câu nói kia sẽ là lời động viêncác em, tiếp cho các em động lực dũng cảm nói ra sự thật Sau khi đã hiểu rõvấn đề, tôi không phê bình hay trách phạt mà chỉ nhẹ nhàng phân tích cho các

em thấy lỗi sai của bản thân, những vấn đề mà các em có thể sẽ gặp phải nếu

Trang 7

mắc lỗi trên và tư vấn cho các em cách giải quyết ổn thỏa nhất như một ngườibạn Tôi không mắng học sinh là dốt, hư mà tôi nhìn nhận là sự dại dột Nhưvậy, các em sẽ cảm nhận được sự hợp tác tích cực của tôi và nghe theo lờikhuyên của tôi

Tôi nhận được cuộc điện thoại của phụ huynh về việc học sinh lớp tôi cóđến nhà bác ấy để đòi nợ và có những lời lẽ thiếu chuẩn mực (nói bậy, hỗn láo)với người lớn Thay vì nghe một chiều và mắng học sinh, tôi bình tĩnh trấn anphụ huynh kia và hẹn sẽ điều tra rõ và cho bác một câu trả lời thỏa đáng Vềphía học sinh, tôi gọi riêng từng em ra để hỏi và lắng nghe các em kể lại câuchuyện Sau khi đã khớp các sự việc trong câu chuyện và làm rõ thông tin nhưphụ huynh phản ánh, tôi mới phân tích cho các em thấy việc phụ huynh đó có lời

lẽ thiếu tôn trọng các em là phụ huynh sai, tôi sẽ góp ý cho bác đó Nhưng bảnthân các em cũng không đúng khi kéo đến nhà bạn đòi nợ và có lời lẽ vô lễ vớingười đáng tuổi cha mẹ mình Nếu xét về đạo đức là vi phạm nghiêm trọng vàảnh hưởng đến hạnh kiểm của các em Một sự việc nhưng các em giải quyết mộtcách thiếu suy nghĩ dẫn đến có thể gây nguy hại cho kết quả rèn luyện của bảnthân Sau khi hiểu được điều đó, các em đã nhận lỗi và tự giác đến nhà phụhuynh kia để xin lỗi, mâu thuẫn được gỡ bỏ và được lòng cả hai bên Các emcũng hiểu được, cô giáo chỉ muốn giúp các em giải quyết mâu thuẫn một cáchhòa bình, triệt để và ít thiệt hại nhất

Khi đã chiếm được lòng tin của một học sinh nào đó, tôi sẽ củng cố lòngtin ấy bằng cách giao nhiệm vụ cho các em, và luôn khích lệ rằng cô tin tưởng

em sẽ làm được Thông thường những em học sinh đó sẽ rất tích cực làm nhữngviệc tôi giao, như quản lớp, tham gia cuộc thi vẽ hát, để mắt giúp cô đến bạn A,

B trong lớp Thi thoảng học sinh mắc một vài lỗi lầm nhỏ mà tôi nghĩ có thểcho qua được, tôi sẽ cho học sinh cơ hội để chuộc lỗi mà không trừ điểm haytrách mắng hay thông báo về gia đình Tôi thường đùa học sinh rằng: “cô baoche cho em rồi đấy, liệu mà biết điều mà cố gắng” Tôi cho các em cảm giác vuisướng khi được cô giáo bao che cho mình Vì thế mà các em sẽ biết ơn và cốgắng hơn

Trang 8

Thứ tư, học cách làm bạn với học sinh Khoảng cách về tuổi tác giữa

thầy cô và học trò giữa bố mẹ và con cái sẽ dẫn đến sự bất đồng về suy nghĩ,quan điểm sống Người lớn hay có thói quen áp đặt suy nghĩ của mình lên cáccon, khiến các em có xu hướng chọn cách tâm sự với bạn bè, với người lạ (trênmạng xã hội) thay vì tâm sự với thầy cô, cha mẹ Hiểu được điều đó nên tôi luôn

cố gắng trẻ hóa hình tượng của mình trong mắt học sinh Việc trẻ hóa hìnhtượng có thể là trang phục, cập nhật ngôn ngữ mới… Ngoài giờ học, khi thamgia tập văn nghệ cho học sinh tôi sẽ chọn những bộ trang phục trẻ trung, hợpthời mà học sinh yêu thích, sử dụng những ngôn ngữ giới trẻ, nắm bắt được các

xu hướng của giới trẻ… Chính việc làm nhỏ này khiến cho hình ảnh tôi trongmắt học sinh là một cô giáo trẻ trung, cùng sở thích với các em Từ đó, tôi gầngũi với các em hơn

Để làm bạn với học sinh nhất thiết phải biết lắng nghe và thấu hiểu các

em Tôi luôn đặt bản thân mình vào vị trí của các em để nhìn nhận vấn đề Tôihay kể cho các em nghe về ngày trước khi bằng tuổi các em cô cũng như các embây giờ, sau này khi lớn hơn, nhận thức thay đổi…Đôi khi tôi cũng phải bịa racâu chuyện nào đó gần giống với tình huống của các em để các em nhận thấy sựđồng cảm trong đó Với cách dẫn dắt câu chuyện như vậy, tôi dễ dàng nhậnđược sự tin tưởng của các em và được nghe các em tâm sự Có đôi lúc, các emgiao ước với tôi rằng, em kể cô không được kể với ai nhé, khi ấy nhất định phảigiữ lời hứa và khai thác thông tin một cách tế nhị Hoặc thi thoảng các em vô tư

kể cho tôi nghe những vi phạm của bản thân mà không hề đề phòng Khi ấy, tôi

sẽ tùy vào từng mức độ mà góp ý cho các em

Ví dụ: Có lần, một học sinh nhắn tin cho tôi, nhờ tôi tâm sự với bạn cùnglớp vì em lo lắng bạn làm việc dại dột Em nói rằng: “cô giúp bạn ấy đi, nhanhlên cô, không em sợ bạn ấy cắt cổ tay tự vẫn mất” Nhờ thông tin cầu cứu đó của

em mà tôi kịp thời ngăn cản được việc làm thiếu suy nghĩ của học sinh kia Vìmâu thuẫn với cha mẹ mà em có suy nghĩ tiêu cực như vậy

Trang 9

Hằng ngày, tôi sẽ luôn hỏi học sinh những câu hỏi quan tâm như: “cô thấy

em mệt, liệu có ổn không? Cô thấy em buồn, có chuyện gì xảy ra với em không?

Cô thấy em có điều gì bất mãn phải không? Hay nay em có gì vui mà mặt màyhớn hở thế?” Những câu hỏi gần gũi ấy được thực hiện hàng ngày sẽ khiến họcsinh cảm nhận được sự quan tâm, sự lo lắng và tình yêu thương của cô dành chomình Khi đủ tin tưởng, tự bản thân các em sẽ mở lòng chia sẻ

Bên cạnh đó, tôi luôn tranh thủ những hoạt động tập thể để làm bạn vớicác em Trong các buổi lao động vệ sinh lớp, tôi lau chùi, quét dọn cùng các em,trong các cuộc thi sáng tạo của trường, tôi cùng các em thảo luận, nghiên cứu vàcùng nhau thực hiện Đặc biệt, trong các buổi lễ kỉ niệm ngày 20/10 hay 8/3, tôiluôn cùng các học sinh nam xây dựng chương trình, tư vấn cho các em hiểunhững mong muốn của các bạn nữ, những món quà nhỏ cần mua…Và khi đó,tôi luôn nói với các em cô là một bạn nữ lớn tuổi trong lớp Các em đã rất thíchthú vì điều đó Tôi có lập nhóm Facebook chỉ gồm những học sinh trong lớp đểtiện trao đổi thông tin, dặn dò các em việc chung, động viên các em khi kì thiđến, đôi khi tôi cũng tâm sự với các em những điều tôi mong muốn qua một câuchuyện mà tôi chia sẻ

Thứ năm, tôi giáo dục học sinh lòng yêu thương lẫn nhau Được thầy

cô yêu thương thôi chưa đủ, nếu được bạn bè đồng cảm và yêu thương thì niềmhạnh phúc mới ngập tràn và khi được yêu thương năng lượng tỉnh thức sẽ đượctái tạo Đối với học sinh ít nói, khó hòa nhập cùng các bạn, thông thường các em

sẽ mắc một khiếm khuyết nào đó, hoặc đã từng mắc lỗi nghiêm trọng nào đókhiến bạn bè ghét bỏ, tẩy chay, không ai chơi với Điều đó khiến các em cảmthấy rất cô đơn, chán ghét đến trường Các em thường có biểu hiện mệt mỏi,chán nản, nằm bò ra bàn, ngồi một chỗ, không nói chuyện, không tham gia hoạtđộng chung của lớp, có xu hướng tự kỉ…Khi đó, tôi sẽ tìm cách động viên cáchọc sinh khác tìm ra điểm mạnh của bạn như bạn có khiếm khuyết nhưng bạn đãrất cố gắng, hay bạn ít nói nhưng bạn rất hiền và tốt bụng hoặc trước đây bạn cómắc lỗi nhưng bây giờ bạn đã rất ngoan ngoãn rồi…Sự công nhận của tôi trướctập thể lớp sẽ khiến các học sinh khác nhìn nhận, đánh giá lại học sinh đó, dần

Trang 10

dần tháo gỡ những thành kiến và chơi với bạn, đón nhận bạn bằng tình yêuthương, bao dung bạn nếu bạn từng mắc lỗi

Tôi phân những học sinh tốt trong lớp giúp đỡ kèm cặp những học sinhyếu hơn, chậm hơn cả về học tập lẫn các hoạt động khác trong lớp Hành trìnhbên nhau, giúp đỡ lẫn nhau, các thành viên trong lớp sẽ nhận ra những giá trị tốtđẹp của đối phương và bồi dưỡng tình yêu thương, sự quan tâm của các học sinhdành cho nhau Để khi bạn đau ốm, các em biết lo lắng cho bạn dìu bạn đếnphòng y tế, khi bạn bị các anh lớp lớn bắt nạt mà sợ không dám nói với cô, cácbạn khác sẽ ngầm báo với cô giáo xin trợ giúp Khi biết bạn gặp khó khăn,khủng hoảng tâm lý hay chuyện buồn về gia đình, các bạn động viên Khi gặp sự

cố ngoài ý muốn trên lớp, các bạn cho mượn áo thể thay, mượn đồ dùng họctập…Và còn rất nhiều sự giúp đỡ nhỏ bé nhưng thấm đẫm tình bạn sâu sắc Bất

kì học sinh nào khi được sống trong lớp học tràn đầy tình yêu như vậy đều cảmthấy bản thân mình cũng cần có ý thức trách nhiệm để đáp lại, từ đó các em thứctỉnh nhận thức, biết chủ động chia sẻ yêu thương, lan tỏa niềm hạnh phúc và vuitươi khi đến trường

Giáo dục các em lòng yêu thương lẫn nhau

Thứ sáu, để động viên các em, tôi thường xuyên khen ngợi, không chê bai và bao dung với lỗi lầm của các em Trong giờ học, tôi thường xuyên động

viên, khen ngợi những cố gắng của học sinh dù là nhỏ nhất bằng nhiều hình

Trang 11

thức: một nụ cười, một lời khen, sự công nhận tập thể, biểu dương trước bạn bè,

… Luôn tìm ra những ưu điểm, mặt mạnh, sự cố gắng của học sinh để có nhữngchế độ khen thưởng kịp thời như: gọi điện, nhắn tin đến phụ huynh học sinh đểthông báo, khen ngợi, tuyên dương trước lớp Tôi nhận thấy, đối với những HShọc yếu, các em rất tự ti, mặc cảm và rụt rè, ít hoà đồng với các bạn hoặc bị cácbạn khác bắt nạt, các em có xu hướng lảng tránh thầy cô Nhưng khi được thầy

cô tuyên dương hay khen ngợi việc các em làm được dù là rất nhỏ, các em cũngthấy rất hãnh diện với bạn bè Từ đó, các em có tâm lý muốn làm được nhiềuviệc tốt hơn trong khả năng của các em để được thầy cô, bạn bè ghi nhận Qua

đó, các em dần tìm thấy sự tự tin, muốn được gần gũi, tâm sự với thầy cô

Kịp thời động viên, khích lệ khi các em cố gắng

2 Giải pháp 2: Tôn trọng- nền tảng nuôi dưỡng năng lượng tỉnh thức Trước hết, tôi luôn đặt ra quy tắc cho bản thân mình đó là sự tôn trọng đối với học sinh Dù các em còn nhỏ tuổi nhưng đã là con người thì xứng

Ngày đăng: 07/07/2024, 14:41

w