1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Văn mẫu phần truyện

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài văn trong đề thi tuyển sinh vào 10 chương trình mới rất hay cho học sinh thi vào 10 đạt kết quả cực kì cao nội dung văn hay, ngôn từ lưu loát, kết quả suất sắc ở phần truyện

Trang 1

CHỦ ĐỀ 2: ÔN TẬP PHẦN TRUYỆN HIỆN ĐẠI

Đề 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG HAI TRONG TRUYỆN NGẮN “LÀNG” CỦAKIM LÂN

Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn Những sáng tác của ông chủ yếu viết về cảnhsinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trịnhưng tiêu biểu nhất là truyện ngắn “Làng” được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc khángchiến chống Pháp/ Ai đã đọc qua tác phẩm này chắc hẳn sẽ không thể nào quên được nhân vật ông Hai– một người có tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

Tình yêu làng của ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Cũng như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương, gắn bó.Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Kháng chiến bùng nổ, người dân phải rời làng đisơ tán, ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh Ông Hai thực sự

buồn khi phải xa làng Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, cứ “ nghĩ về những ngày làm việc cùnganh em”, “Chao ôi, ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá” Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng

Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc

Bởi nhớ làng nên ông luôn tìm cách nghe tin tức về làng, về kháng chiến “chẳng sót một câunào” Nghe được nhiều tin hay , những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, vui

Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ấy trong ông Hai bỗng nhiên

biến thành những nỗi lo âu, dằn vặt: Khi mới nghe tin, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lãonghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân Ông lão lặng đi tưởng như không thở được” Khi trấn tĩnh lại

được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy” Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lạikhẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tantành trước cái tin sét đánh ấy Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông Khôngchỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũngnhư chết mất một nửa Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành

một nỗi ám ảnh day dứt Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về Trênđường về nhà nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, tủi nhục không dám nhìn ai Vềđến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra” Bao nhiêu

câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại,dữ dằn và gay gắt Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả cáccon ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy

Suốt mấy ngày sau đó, ông không dám đi đâu Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bênngoài “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ Lúcnào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ây”.Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam –nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít Thôi lạichuyện ấy rồi!”Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ

hơn bao giờ hết Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huốngphải lựa chọn: Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đáng tự hào Nhưnggiờ đây dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn ắng lại Tình yêu quê hương và tình

yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay vềlàng? Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người” Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước được trở vềlàng Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ” Cuối cùng ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phảithù” Như vậy,tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất

nước

Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc khángchiến Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong sâu thẳm của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn

Trang 2

hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợimột điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói:

“Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông nhưnghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?” Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác

ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quêhương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo

con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu” Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ HồChí Minh” Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêngliêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai Chết thì chết có bao giờ đám đơnsai”

Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính:

Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng

của ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươivui, rạng rỡ hẳn lên” Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ôngsung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào

như một niềm hạnh phúc thực sự của mình Đó là nỗi lòng sung sướng tuôn trào như không thể kìmnén được của người dân quê khi được biết làng mình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt.Ông Hai đã đặt quỳên lợi đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân mình Tình yêu làng của ông thật làsâu sắc và cảm động.

Đánh giá, liên hệ:

So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám,rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tínhcách Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ mà họ có được Lão Hạcvà ông Hai có những điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những ngườinông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện Khi cách mạng tháng Tám thành công đãđem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân Từ một thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một ngườitự do làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêuquê hương, đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy

Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc,ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tấtcả cho cách mạng Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam

nói chung Văn hào I-li-a E-ren-bua có nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòngyêu tổ quốc” Ông Hai đúng là một con người như thế Niềm vui, nỗi buồn của ông đều gắn bó với

làng Lòng yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước.

-Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chấtphác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo:Ông hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Đó là sự thử thách để từ đó bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhânvật Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ,cảm giác, hành vi, ngôn ngữ Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sựám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật

Tóm lại, qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tượng một người nôngdân yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác Hình tượng nhân vật ông Hai vừa phản ánh chân thựcnhững nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chốngPháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc Mỗi chúng ta, cần có tình yêu quêhương bởi:

Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mà thôi

Quê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người

Trang 3

Khái quát tình huống truyện:

Truyện được xây dựng trên 2 tình huống bất ngờ, éo le nhưng đồng thời cũng rất hợp lí Đó làcuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhậncha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.Ở khu căn cứ,ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con,nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp tận tay trao món quà ấy cho con gái.

Diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu

Tâm trạng của bé Thu trước khi nhận ra cha:

Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ docuộc chiến tranh Từ nhỏ đến khi tám tuổi, em chưa một lần được gặp ba Em chỉ được biết ba, hìnhdung ba qua ảnh và qua lời kể của bà và má Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưngcó lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở, ôm ấp của người cha Chắc Thu phảitừng giờ từng phút trông chờ, ao ước gặp ba em lắm

Trong hoàn cảnh như thế, ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng và sàvào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết Nhưng không,Thu đã làm cho

người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là ba “Nghe gọi, con bégiật mình, tròn mắt nhìn Nó ngơ ngác, lạ lùng…” Khi ông Sáu đến gần, giọng lặp bặp run run: “Bađây con! Ba đây con” thì “Con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi,rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má!Má !” Sự lạ lẫm ấy khiến ông Sáu vô cùng hụt hẫng

Suốt ba ngày, ông Sáu chẳng đi đâu xa, muốn ở bên con vỗ về, chăm sóc, bù đắp cho con sựthiếu thốn tình cảm Song, ông càng xích lại gần thì nó càng tìm cách xa lánh, nhất định không gọi một

tiếng “ba” Khi má dọa đánh bắt kêu “ba” vào ăn cơm, nó nói trổng: “Vô ăn cơm!”; “Cơm chín rồi!”;“Con kêu rồi mà người ta không nghe” Hai tiếng “người ta” làm ông Sáu đau lòng đến mức không

khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười.

Đến bữa sau, má giao cho nó nhiệm vụ ở nhà trông nồi cơm, nó không thể tự chắt nước Tưởng chừngnó phải cầu cứu đến người lớn, phải gọi “ba” Nhưng quyết không, nó vẫn nói trổng “Cơm sôi rồi, chắt

nước giùm cái!” Bác Ba mở đường cho nó, nhưng nó không để ý, nó lại kêu “Cơm sôi rồi, nhão bâygiờ!” Ông Sáu cứ vẫn ngồi im Và nó đã tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức, mà nhất

định không chịu nhượng bộ, nhất định không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong chờ.

Đỉnh điểm của kịch tính: bé Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó, làm cơm văng tungtóe Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêuthương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó Bị ông Sáu đánh,Thukhông khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng.

Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em Trẻ convốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp,nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từtình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu.Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương Bởinguyên nhân sâu xa của sự chối từ ấy vẫn là tình yêu ba.Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối vớingười ba trong tấm ảnh chụp chung với má – người ba với gương mặt không có vết thẹo dài.

Trang 4

* Tâm trạng của bé Thu khi nhận ra cha:

Trong đêm bỏ sang nhà ngoại, Thu được bà giải thích về vết sẹo dài trên má của ba đã làm thayđổi cả khuôn mặt ba nó Sự nghi ngờ được giải tỏa, con bé nằm im nghe bà kể rồi “thỉnh thoảng lại thởdài như người lớn” Vì thế, suốt cả một đêm bé không ngủ được, có lẽ vì cảm thấy ân hận và nuối tiếcđã đối xử không tốt với cha mình.

Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ôngSáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người

đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻnghĩ ngợi sâu xa” Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác

chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đãlàm ba buồn khiến em không dám bày tỏ Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh

khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”.

Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba…a…a…ba!” “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa” Đó làtiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó” Tiếng

gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 7năm trời xa cách thương nhớ Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mongchờ giây phút gặp ba Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận củaThu Như môt con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp,hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má,khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho bađi…Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba Phút

giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở nhưcó bàn tay ai nắm chặt trái tim mình”.

Qua thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha mình, người đọcthấy được đằng sau sự hồn nhiên, ngây thơ và cứng đầu, bướng bỉnh của bé là tình cảm cha con sâunặng, bền chặt, thiêng liêng Đồng thời, người đọc cũng thấy được Nguyễn Quang Sáng là nhà văn rấtam hiểu tâm lí và yêu thích trẻ thơ nên mới có những trang văn thật sinh động và cảm động về tình chacon đến như vậy!

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản những chi tiết được sắp xếp hợp lí, đưa người đọc đi từ bất ngờnày đến bất ngờ khác, đồng thời bộc lộ được cá tính nhân vật Sự lựa chọn người kể chuyện phù hợp, bác Ba người luôn bên cạnh hai cha con, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, bởi vậy câu chuyện được thuật lại chân thực, giàu cảm xúc Ngôn ngữ kể chuyện có sự kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, khiến cho câu chuyện không chỉ hấp dẫn bởi cốt truyện mà còn bị rung động với những suy nghĩ, trăn trở của người kể chuyện Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật hết sức đặc sắc, nắm bắt tâm lí trẻ contài tình, chân thực.

Tóm lại, qua hình tượng nhân vật bé Thu, chúng ta thấy thật sự thấm thía xót xa và cảm độngtrước tình cảm cha con họ dành cho nhau Dù khoảng cách của chiến tranh, của không gian và thời giansau tám năm ròng xa cách vẫn không thể nào giết chết được tình cảm mà cha con họ hướng về nhau, đểrồi khi gặp gỡ, tình cảm bất thử thiêng liêng ấy trỗi dậy mạnh mẽ, khiến người đọc cũng phải cảm độngmà rơi nước mắt.

Trang 5

Đề: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG SÁU TRONG TRUYỆN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” CỦA

NGUYỄN QUANG SÁNG

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc đời và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ Trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong hòa bình Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm độc đáo nhưng trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm “Chiếc lược ngà” Truyện được sáng tác vào năm 1966, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đã diễn ra gay go, ác liệt Bằng lối kể nhẹ nhàng, nhà văn đã làm nổi bật tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh Ai đã từng đọc qua “Chiếc lược ngà” ắt hẳn sẽ không thể nào quên được nhân vật ông Sáu – người cha với tình yêu thương con sâu sắc, cảm động.

Khái quát tình huống truyện:

Truyện được xây dựng trên 2 tình huống bất ngờ, éo le nhưng đồng thời cũng rất hợp lí Đó làcuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhậncha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.Ở khu căn cứ,ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con,nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp tận tay trao món quà ấy cho con gái.

Tình cảm của ông Sáu dành cho con lúc ông về thăm nhà

Lần đầu gặp con có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi

thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài Sự xúcđộng, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: "Thu! con" Sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu tahoàn toàn có thể hiểu được Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chínhđứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnhphúc vô bờ bến.

Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông "bướctới vừa đưa tay đón chờ con" thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượngmà còn bé "tròn mắt nhìn", cái nhìn "vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác" Sự xúc động làm cho vết thẹo trênmặt của ông "giật giật", giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động: "Ba đây con! Bađây con" Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trênmặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ , bé đã chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét "má! Má" Bé Thu làmột đứa trẻ, trước mặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé, ôngSáu cũng phần nào hiểu được.

Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu khước từ đón nhận,hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã "ngạc nhiên, đau đớn và hụt hẫng" Sự đau khổ của người cha bị

chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động : "đau đớnkhiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và.hai tay buông xuống như bị gãy" Người cha náo nức

vì niềm vui được gặp con gái, muốn ôm con vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cáchnhưng lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ Đó chẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người chahay sao?

Tình cảm của ông Sáu dành cho con còn được thể hiện xúc động trong ba ngày nghỉ phép ởnhà, Ông chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận

của bé Thu như để phần nào bù đắp tình cảm bấy lâu xa cách Tuy nhiên, hiện thực diễn ra khiến ôngvô cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan tâm, chút lễphép đối với ông cũng không có Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng gọi cộc lốc,

trống không, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: "cơm chín rồi".Lúc ấy ông Sáu "vừa khe khẽ lắc đầu vừa

cười" Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này thật buồn, còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâmcủa người cha Vì dù bao nhiêu cố gắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mìnhyêu quý đều một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.

Trang 6

Tuy rất buồn nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chăm chút, lo lắng cho bé Thu Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ông Sáu đã gắp cho con miếng trứng cá to nhất,

ngon nhất Nhưng đáp lại cử chỉ ân cần ấy là sự chối bỏ quyết liệt của con bé, “con bé lấy đữa xoi vào chén rồi bất thần hất cái trứng cá ra ngoài làm cơm văng tung tóe cả mâm” Đến lúc này, ông không

kìm được lòng mình nên đã đánh con Đánh con nhưng lòng người cha có lẽ còn đau hơn gấp bội

Tình cảm thiêng liêng mà ông Sáu dành cho con còn thể hiện rõ lúc chia tay, lên đường vào chiến

trận ông Sáu vẫn "buồn nẫu ruột", ông không dám chạy lại ôm con, bế con vì sợ con bé hoảng sợ Ông chỉ đưa

mắt lên nhìn với ánh mắt trìu mến lẫn buồn rầu Tình yêu thương vô bờ bến của ông dành cho con chất chứa,

dồn nén trong cái nhìn đầy trìu mến đó Thật cảm động biết bao khi ông thương con nhưng không được gần con, mong nghe được tiếng ba cũng không trọn vẹn.

- Nhưng thật bất ngờ Trong lúc không ai ngờ tới, bé Thu gọi "ba"., ông Sáu như vỡ òa trong niềm hạnh phúc và vui sướng Ông đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, một tay lấy khăn lay nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt, nhưng đây là những giọt nước mắt của sự chờ đợi tình cảm dồn nén qua bao nhiêu năm, được giải tỏa bởi vì con đã chịu nhận ba Tình cảm của ông dành cho con sâu đậm đã được đền đáp, ông Sáu vô cùng mãn nguyện ”.Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con Tình yêu ấy sâu hơn biển, cao hơn núi, thiêng liêng và bất diệt không một bom đạn nào có thể phá hủy Có thể nói, đây là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây phút lên đường.

*Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu lúc ông trở lại khu căn cứ

Lúc trở lại chiến trường, nỗi đau đớn, hối hận dày vò ông nhiều ngày bởi đã đánh con trong lúc nónggiận Rồi lời dặn dò của con gái “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã khiến ông nảy ra ý định tựtay mình làm chiếc lược để tặng con Như vậy, làm cây lược đã trở thành bổn phận của người cha, thành tiếnggọi cầu khẩn của tình yêu thương con Kiếm được khúc ngà, ông Sáu thích thú, sung sướng như một đứa trẻ có

được món quà và dành hết tâm trí, sức lực để làm chiếc lược Đồng đội của ông kể lại rằng: “Những lúc rảnhrỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mẩn và cố công như một người thợ bạc” Ông đã dồn biết bao

nhiêu tình cảm cho con gái mình để làm nên chiếc lược đó Sau đó ông cẩn thận gò lưng, tỉ mẩn khắc từng nét

lên sống lưng lược dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Chiếc lược này, dòng chữ này là hiện diện của

tình yêu thương, là nỗi nhớ, là sự ân hận của ông đối với đứa con gái bé bỏng của mình Cả lúc rảnh rỗi haybuổi tối, lúc nào nhớ con, ông thường lấy chiếc lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng,thêm mượt hơn Làm như vậy, chắc hẳn ông không muốn con mình bị đau khi chải tóc Ông Sáu yêu thương cảmái tóc của con gái mình Người đọc cảm động trước tấm lòng tràn đầy tình yêu thương của người cha Tìnhyêu con đã khiến người lính trở thành một nghệ sĩ – một nghệ nhân tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời –chiếc lược ngà Vì thế, chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình cha con mộc mạc, sâu nặng mà đàm thắm, caocả biết bao nhiêu.

Hoàn thành xong chiếc lược, ông Sáu mong được gặp lại con và tự tay chải tóc cho con Nhưng rồi mộttình huống đau lòng đã xảy ra với cha con ông Sáu: trong một trận đánh lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị bắn

vào ngực “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con làkhông thể chết được.” Bằng tất cả sức lực cuối cùng, ông đưa tay vào túi, móc cây lược ra đưa cho người đồng

đội Dù đó là lời trăng trối cuối cùng không lời , nhưng nó thiêng liêng hơn cả lời di chúc Đó là sự ủy thác, làước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử Và kể từ giây phút đó, chiếc lược ngà đã biến người đồngđội của ông Sáu trở thành người cha thứ hai của bé Thu.

Người đọc đã không cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc của đứa con trong buổi chia tay cha mình,nay bỗng dưng càng không thể cầm lòng khi chứng kiến cử chỉ cầm chiếc lược và ánh mắt của người cha trongphút giây cuối của cuộc đời Có biết bao nhiêu áng văn xúc động nói về tình mẹ nhưng có lẽ đây là trang viết rấthiếm hoi lột tả được tấm lòng yêu thương đến tận xương tủy của người cha dành cho đứa con của mình Cũngdựa trên hình ảnh này tác giả đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt sự sống nhưng tình cha con– tình phụ tử thiêng liêng không thể bị giết chết bởi bất cứ thứ gì

Đánh giá

Có thể nói, nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc Nguyễn QuangSáng đã đặt nhân vật vào một hoàn cảnh sống khó khăn nên ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế của ông đã trở nêndạt dào tình cảm cha con Ngoài ra, ngôn ngữ truyện đậm chất Nam Bộ vừa truyền cảm, vừa đậm chất ngôn tìnhmang lại nhiều cảm xúc cho người đọc Đặc biệt, tác giả đã chọn một số chi tiết nghệ thuật rất đắt giá, chẳng

Trang 7

hạn như lời dặn mua lược của bé Thu, chi tiết ông Sáu rất vui mừng khi tìm thấy ngà voi để làm cây lược Tấtcả những điều này làm nổi bật vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng, người cha hết mực yêu thương con

Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao xúcđộng về tình cha con sâu nặng trong lòng người đọc Chiếc lược ngà và những dòng chữ ghi trên mặt sau củalược sẽ mãi là ký ức vĩnh hằng, là nhân chứng của những bi kịch đau thương, đẫm máu và nước mắt của nhữngnăm tháng chiến tranh Ông Sáu là người chiến sĩ anh hùng thế hệ đi mở đường trước trải qua bao gian khổ hysinh Ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhấtđất nước.

ĐỀ 4: DÀN Ý PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CHA CON TRONG TRUYỆN CHIẾC LƯỢC NGÀI Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Giới thiệu tác phẩm: Chiếc lược ngà

 Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh.

 Truyện thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

- Giới thiệu khái quát về tình cảm cha con của ông Sáu

II Thân bài1 Tóm tắt truyện

 Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.

 Khi ông Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi Tám năm trời cha con em chỉ biết nhau thông qua 2 tấm ảnh Lần nghỉ phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ, bày tỏ tình phụ tử Nhưng bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong tấm ảnh Đến lúc Thu nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tiếp tục đi chiến đấu Và lần gặp mặt ấy là lần đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con Thu.

2 Phân tích

* Tình cảm của ông Sáu đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.

a Trên đường về thăm nhà

 Trong lòng ông bồi hồi xúc động: cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng ông Người cha đượcvề thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu.

 Khao khát đốt lòng ông là được gặp con, là được nghe con gọi tiếng ba, để được sống trong tình cảm cha con, mà lâu nay ông chưa từng được sống, bấy lâu ông mong đợi.

 Khi trông thấy đứa trẻ chơi trước sân nhà, ông đã cất tiếng gọi con thân thương trìu mến bằng tấtcả tấm lòng mình: Thu con! Ba đây con! Ba đây con”.

=> Tiếng gọi thổn thức của người cha cất lên từ sâu thẳm trái tim của người lính sau bao năm xa cách làm xao động tâm hồn người đọc Nhưng trái với niềm mong đợi của ông, những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy thoả những tháng ngày xa cách Nhưng không , ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy: “Bé tròn mắtngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy” khiến ông Sáu sững sờ, thất vọng, rơi vào tâm trạng hụt hẫng.

b Những ngày ở bên con

- Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông luôn ở bên con không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách an ủi vỗ về nó.

Trang 8

 Ông tìm mọi cách để mong được nghe một tiếng ba” nhưng đều thất bại Khi má bảo Thu kêu bavô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng Thu nói trống không: “Con kêu rồi người ta không nghe” Hai từ “người ta” mà Thu kêu làm ông đau lòng, khổ tâm.

 Trong bữa cơm, bằng lòng thương của người cha ông Sáu gắp cho con cái trứng cá to và vàng ươm, ông tưởng con sẽ đón nhận vậy mà nó bất thần hắt cái trứng cá ra khỏi chén Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, ông giận quá đánh con đã làm mất tia hy vọng cuối cùng về tình phụ tử.

c Trong những ngày ở khu căn cứ

 Anh ân hận vì đã trót đánh con Nhớ lời con dặn “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt.

 Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên mà cũng là duy nhất.

=> Cho nên, nó cứ thôi thúc trong lòng Kiếm cho con cây lược, trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng.

 Trước lúc hy sinh, “dường như chi có tình cha con là không thể chết”, không còn đủ sức trăng trôi điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cử nhìn bạn hồi lâu.

=> Nhưng đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

III Kết bài

 Khẳng định giá trị của tác phẩm.

 Tình cảm của em dành cho tác phẩm cũng như bài văn: Sau khi học xong truyện Chiếc lược ngà,em thấy tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm cao quý Lớp trẻ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình không thể không nhớ đến sự hi sinh của những ngườinhư ông Sáu Mọi người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó Đây cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn” cần kế thừa và gìn giữ, phát huy.

ĐỀ 4: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN TRONG TRUYỆN “LẶNG LẼ SA PA’ CỦANGUYỄN THÀNH LONG

I Mở bài

 Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

 Dẫn dắt vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để thấy được phong cách sống đáng quý, cũng như tinh thần cống hiến lặng lẽ âm thầm

II Thân bài

2 Phân tích nhân vật anh thanh niên

a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏCông việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh )

Trang 9

Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình

b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

-Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

- Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườnrau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa dược chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống, và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc

Ngày đăng: 07/07/2024, 09:51

w