1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương 6 cuối kì 2 23 24 5

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc điểm truyền thuyết- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo- Có yếu tố hoang đường kì ảo- Có cốt lõi sự thật → người, tin

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 – CUỐI HỌC KỲ II2023-2024

I ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

1 Đọc các văn bản thuộc thể loại: Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, văn bản

thông tin, văn bản nghị luận=> Ngữ liệu lấy ngoài SGK.

a Đặc điểm truyền thuyết

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Có yếu tố hoang đường kì ảo

- Có cốt lõi sự thật → người, tin là truyện có thật- Giải thích sự kiện lịch sử

+ Biết rút ra được bài học sâu sắc từ nội dung của phần trích (trả lời từ 2 đến 3 câu)

+ Đưa ra được quan điểm, ý kiến của mình về nội dung của một câu văn.d Văn bản thông tin

+ Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin.

+ Hiểu được vai trò, tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ (số liệu)+ Hiểu được chức năng, mục đích của văn bản thông tin.

+ Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin.

+ Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại).

+ Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.2 Thực hành Tiếng Việt

a Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng.

Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…

b Từ phức: là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.

Ví dụ: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…

Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép

c Từ ghép: là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có nghĩa, giữa

các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

d Từ láy: là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm

đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).

Trang 2

Ví dụ:

- Các từ ăn uống, sợ hãi là từ ghép vì hai tiếng ăn và uống, sợ và hãi đều có nghĩa

và hai tiếng đều có quan hệ với nhau về nghĩa – Các từ sợ sệt, lênh khênh, rung rung là từ láy

đ Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…)

mà từ biểu thị.Ví dụ:

Cây: một loại thực vật có rễ, thân, lá, cành.

Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.Ví dụ:

- Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo - Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.

e Cụm từ

* Cụm từ là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành Ví dụ: Đang học bài, cột đèn bên đường, ba cọc ba đồng,

* Các loại cụm từ Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạothành

Ví dụ Với cụm danh từ "Một túp lều nát trên bờ biển", ta có:

Cụm động từ

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nótạo thành

Ví dụ "Chưa tìm được ngay câu trả lời", ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau

Cụm tính từ

Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

Ví dụ Với cụm tính từ "Đang trẻ như một thanh niên", ta có:

f Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,

mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc nêu ở trong câu.

 Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu ?, Vì sao ?, Để làm gì?. Về vị trí của trạng ngữ trong câu: Đầu câu, giữa hoặc cuối câu.

VD: Buổi sáng hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.

g Cấu trúc câu

Trang 3

Để thề hiện một ý, có thề dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Ví dụ:

“Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn”.

Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất.

h Từ mượn

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

- Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

i Biện pháp tu từ

* So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương

đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Ví dụ

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

* Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn

được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

* Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắc đến

qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.Ví dụ:

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!* Ẩn dụ được phân thành 4 loại

- Ẩn dụ hình thức: nhằm mục đích là “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.

- Ẩn dụ phẩm chất: thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này có nét tương đồng với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này nhưng khi miêu tả lại mang tính chất, đặc điểm của sự vật lại bằng cách sửdụng từ ngữ cho giác quan khác.

- Ẩn dụ cách thức: là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói.

Trang 4

* Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa

vào mối quan hệ tương cận.Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

=> Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc

* Dấu chấm phẩy thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt

kê phức tạp.

Ví dụ:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi Người ta gọi chàng là Sơn Tinh Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

II PHẦN VIẾT

1 Viết bài văn đóng vai một nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích

- Yêu cầu: Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất Người kể chuyện đóng vai một nhân vật

trong truyện Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc.

Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kểThân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện

+ Xuất thân của các nhân vật+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện+ Diễn biến chính:

Sự việc 1………… Sự việc 2………… Sự việc 3…………

Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện2 Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề) mà em quan tâm- Yêu cầu: HS xem lại bài mẫu phân tích và dàn ý trong sách giáo khoa

Ví dụ đề tham khảo:

Đề 1: Cảm nghĩ của em về một vấn đề xã hội hiện nay:

+ Ô nhiễm môi trường+ An toàn giao thông+ Trò chơi điện tử.+HS lười học+Thuốc lá điện tử

+Hiện tượng vứt rác bừa bãi

Đề 2:Suy nghĩ của em về thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm của học sinh hiện nay.Đề 3: “Tính kiên định- nói không với nhóm bạn xấu”

a Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.b Thân bài

- Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.- Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).

- Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằngchứng).

c Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Ngày đăng: 06/07/2024, 11:17

w