1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiết 40 đề sử 6 giữa kì ii (23 24)

8 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Tra Giữa Kì II Môn Lịch Sử & Địa Lí 6 (Phân Môn Lịch Sử)
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Đề Kiểm Tra
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 44,33 KB

Nội dung

Kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong các bài đã học: - Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc: thời gian ra đời, tổ chức nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần- Chính sách cai trị của các triều đại

Trang 1

Ngày thực hiện: 7/3 Tiết 40:

KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 6 (PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1 Kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong các bài đã học:

- Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc: thời gian ra đời, tổ chức nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của kinh tế, xã hội

-Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

2 Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự học và tự chủ: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ câu hỏi trong đề kiểm tra

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân bố thời gian hợp lí, phấn tích đề đúng và làm bài hiệu quả

* Năng lực riêng:

- Nhận biết và tư duy lịch sử & địa lí: thời gian ra đời, tổ chức nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc; Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của kinh tế, xã hội

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng 10/3 hàng năm với học sinh hiện nay

3 Phẩm chất:

- Yêu nước: HS có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử; trân trọng những thành quả mà con người đã tạo ra

- Chăm chỉ: Tích cực làm bài kiểm tra

- Trung thực: Làm bài nghiêm túc, không gian lận

*HSKT: L àm được đề kiểm tra ở mức độ nhận biết

II HÌNH THỨC KIỂM TRA

Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận

III KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KỲ I LỚP 6

Trang 2

A MA TRẬN

TT

Chương/

chủ đề đơn vị kiến thức Nội dung/

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu (TL)

Vận dụng (TL)

Vận dụng cao (TL)

Phân môn Lịch sử

từ những thế

kỉ tiếp giáp

đầu Công

nguyên đến

thế kỉ X

Các quốc gia sơ kì

2 Việt Nam từ

khoảng thế kỉ

VII trước

công nguyên

đến đầu thế

kỉ X

1 Nhà nước Văn

2 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến

phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

3 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành

Trang 3

B ĐẶC TẢ

T

T

Chương/

dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ kiểm tra, đánh giá

(Trình bày cụ thể các mức độ nhận thức được liệt kê trong

CTGDPT- tối thiểu) *

Số câu hỏi theo mức độ nhận

thức Nhậ

n biết

Thôn

g hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao Phân môn Lịch sử

1

Đông Nam

Á từ những

thế kỉ tiếp

giáp đầu

Công

nguyên đến

thế kỉ X

Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á

1TN

2 Việt Nam từ

khoảng thế

kỉ VII trước

công

nguyên đến

đầu thế kỉ X

1 Nhà nước Văn Lang,

Âu Lạc

Nhận biết

– Nêu được khoảng thời gian thành lập của nước Văn Lang, Âu Lạc

– Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc

Thông hiểu

– Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Vận dụng cao

3TN

3TN

1TL

Trang 4

- Liên hệ được ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng 10/3 hàng năm với học sinh hiện nay

2 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến

phương Bắc

và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Nhận biết

– Nêu được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc

Thông hiểu

- Mô tả được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế,

xã hội, văn hoá ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc

Vận dụng

- HS nhận xét được bản chất của chính sách cai trị phong kiến phương Bắc

3TN

2TN

1TL

3.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Nhận biết -Trình bày được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa

tiêu biểu trong thời Kỳ Bắc thuộc trước thế kỉ X

Thông hiểu

- Giới thiệu những nét hính của các cuộc khởi nghĩa tiêu

biểu trong thời kỳ Bắc thuộc trước thế kỉ X

1TN

1TN

Trang 5

C ĐỀ KIỂM TRA

I TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và ghi vào bài làm:

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông

Nam Á?

A Tín ngưỡng phồn thực B Thờ phụng Chúa Trời

C Tục thờ cúng tổ tiên D Tục cầu mưa

Câu 2: Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào ?

A Khoảng 207 TCN B Khoảng 208 TCN

C Khoảng 209 TCN D Khoảng 206TCN

Câu 3: Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

A 15 bộ B 16 bộ

C 17 bộ D 18 bộ

Câu 4: Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

A Lạc hầu B Bồ chính

C Lạc tướng D Xã trưởng

Câu 5: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:

A Sản xuất thủ công nghiệp B Trao đổi, buôn bán qua đường biển

C Sản xuất nông nghiệp D Trao đổi, buôn bán qua đường bộ

Câu 6: Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục:

A Thờ cúng tổ tiên B Thờ thần – vua

C Ướp xác D Thờ phụng Chúa Giê-su

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người

việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ…

B Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang

C Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam

D Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền

Câu 8: Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp

dụng luật pháp hà khắc và:

A Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

B Nắm độc quyền về muối và sắt

C Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý

D Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách bóc lột về kinh

tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề

B Chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo

Trang 6

C Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý.

D Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân

tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt

B Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán

C Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt

D Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến

Câu 11: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A Đúc đồng B Làm gốm

C Làm thủy tinh D Làm mộc

Câu 12: Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa:

A Người Việt với chính quyền đô hộ

B Địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt

C Nông dân với địa chủ phong kiến

D Nông dân công xã với hào trưởng người Việt

Câu 13: Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở:

A Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội)

B Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên)

C Núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa)

D Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay)

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã:

A Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam

B Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt

C.Llàm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô

D Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm

II TỰ LUẬN (1,5điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

Nhận xét về các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối

với nước ta Theo em chính nào là chính sách thâm độc nhất? Vì sao?

Câu 2: (0,5 điểm)

Em hãy cho biết Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) diễn ra vào thời gian nào trong năm? Việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng hàng năm có ý nghĩa gì?

D HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I Trắc nghiệm (3,5 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

II Tự luận

Trang 7

Câu Hướng dẫn chấm Điể

m Câu

1

(1,,0

điểm)

*Nhận xét: Đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến

phương bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân

dân ta

* Chính sách đồng hóa dân tộc là thâm độc nhất

Vì: Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc

văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của

người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt

0,5 0,5

Câu

2

(0,5

điểm)

Lễ hội Đền Hùng: (HS có thể diễn đạt theo các ý khác nhau, phù hợp

GV có thể cho điểm)

- Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

- Ý nghĩa:

+ Minh chứng cho phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vua Hùng

đã có công dựng nước

+ Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tâm thức luôn hướng về

nguồn cội…

0,25

0,25

* ĐỀ KIÊM TRA DÀNH CHO HSKT:

Phần I Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Em hãy chọn và ghi lại chỉ một chữ cái đứng trước đáp án em cho là đúng nhất

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông

Nam Á?

A Tín ngưỡng phồn thực B Thờ phụng Chúa Trời

C Tục thờ cúng tổ tiên D Tục cầu mưa

Câu 2: Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào ?

A Khoảng 207 TCN B Khoảng 208 TCN

C Khoảng 209 TCN D Khoảng 206TCN

Câu 3: Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

A 15 bộ B 16 bộ

C 17 bộ D 18 bộ

Câu 4: Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

A Lạc hầu B Bồ chính

C Lạc tướng D Xã trưởng

Câu 5: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:

A Sản xuất thủ công nghiệp B Trao đổi, buôn bán qua đường biển

Trang 8

C Sản xuất nông nghiệp D Trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

Câu 6: Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục:

A Thờ cúng tổ tiên B Thờ thần – vua

C Ướp xác D Thờ phụng Chúa Giê-su

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người

việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ…

B Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang

C Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam

D Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền

Câu 8: Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp

dụng luật pháp hà khắc và:

A Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

B Nắm độc quyền về muối và sắt

C Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý

D Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt

Phần II Tự luận (1,0 điểm)

Câu hỏi: Em hãy cho biết Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) diễn ra vào thời

gian nào trong năm? Việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng hàng năm có ý nghĩa gì?

D HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Phần II Tự luận (1,0 điểm)

Câu

(1,0

điểm)

Lễ hội Đền Hùng: (HS có thể diễn đạt theo các ý khác nhau, phù hợp

GV có thể cho điểm)

Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

- Ý nghĩa:

+ Minh chứng cho phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vua Hùng

đã có công dựng nước

+ Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tâm thức luôn hướng về

nguồn cội…

0,5 0,25 0,25

Ngày đăng: 19/03/2024, 07:58

w