1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gp Định khu hàm mặt

7 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật. Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm. Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu. Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng. Môi là một phần quan trọng của gương mặt và đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động biểu cảm, phát âm, cảm giác, ăn nhai, thẩm mỹ và intimacy. Môi trên và dưới còn được gọi là nụ môi trên và nụ môi dưới. Cả môi trên và dưới đều chứa các màng nhầy, vermilion, và mô dưới da..

Trang 1

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiềuvùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ýtrong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trênvà môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùngcơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩucái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng.

Hình 54: giải phẫu định khu vùng hàm mặt1 Vùng lẻ và ở giữa: a) vùng trán

​​​ b) vùng mũi

​​​ c) vùng môi

​​​ d) vùng cằm2 Vùng chẵn và đối xứng: e) vùng thái dương

​​​​ f) vùng ổ mắt

​​​​ h) vùng cơ cắn3 Vùng dưới hàm và trên xương móng (i)

Vùng môi gồm có hai mặt:

- Mặt trong là niêm mạc áp vào răng tạo nên thành ngoài của tiền đình miệng.

- Mặt ngoài gồm da và một phần niêm mạc môi đỏ hơi lồi ra đó là núm môi, ranh giới giữa davà môi rất rõ ràng, thể hiện bằng một đường gờ đó là cung Cupidon.

Khi cắt đôi môi ra ta thấy từ trước ra sau có:

- Da: Dày và chắc dính vào bó cơ bên dưới, có nhiều nang lông và tuyến bã.

- Tổ chức dưới da: ít ở giữa, tăng dần về phía mép môi.

- Lớp cơ: Được cấu tạo chủ yếu bởi cơ vòng môi.

Cơ vòng môi trên và dưới được cấu tạo bằng những sợi cơ hình cung bắt chéo nhau ở mépmôi Ngoài ra còn có các cơ ở vùng lân cận đi tới: đối với môi trên có cơ lá, cơ màng chung cánhmũi môi trên, cơ nâng môi trên, cơ nanh, cơ tiếp và cơ cười; đối với môi dưới có cơ tam giác môivà cơ vuông cằm.

- Mạch máu: Vùng môi có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, động mạch vành môi trên và dướitạo thành một vòng động mạch quanh môi, xuất phát từ động mạch mặt Động mạch nằm giữa lớpcơ và lớp tuyến nước bọt phụ, có thể là nguyên nhân sinh ra nang hoặc u hỗn hợp môi Hệ tĩnhmạch độc lập với động mạch, tạo thành một mạng lưới giàu nối tiếp, xuất phát từ tĩnh mạch mặt vàtĩnh mạch dưới cằm.

Trang 2

- Mạch máu: Vùng này được nuôi dưỡng bởi động mạch cằm từ lỗ răng dưới đi ra Tĩnhmạch là tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch dưới cằm Dây thần kinh vận động là nhánh của dây thần kinhmặt, dây thần kinh cảm giác là của đám rối cổ và của dây thần kinh cằm.

Vùng má là một vùng mềm mại, có thể di động làm phồng hay làm hẹp má Giới hạn phíatrên bởi bờ dưới ổ mắt, ở dưới bởi bờ dưới xương hàm dưới, ở sau bởi bờ trước cơ cắn, ở trước bởirãnh mũi má mép môi và đường thẳng từ mép môi đến bờ dưới xương hàm Cắt ngang qua vùngmá từ nông vào sâu ta thấy:

- Động mạch mặt đi qua vùng giữa cành ngang xương hàm dưới, chéo ra trước và lên trên tớirãnh mũi má rồi tới góc trong mắt.

- Tĩnh mạch mặt đi ngoài và sau động mạch.

Trang 3

- Thần kinh gồm có thân trên hay nhánh thái dương mặt phân nhánh cho các cơ môi trên,vùng dưới mắt và cơ vòng mi, thân dưới chi phối các cơ môi dưới, vùng cằm và phần dưới má.Thần kinh dưới ổ mắt chui ra ở dưói ổ mắt, thần kinh cằm chui ra ở lỗ cằm xương hàm dưới.

4) Lớp cơ sâu có từ trên xuống dưới: Cơ sâu nâng cánh mũi và môi trên, cơ nanh, cơ mút vànhững bó ngoài của cơ vuông cằm.

5) Lớp xương hay niêm mạc miệng với rãnh tiền đình trên và dưới.

3) Cơ cắn và mạch máu thần kinh của nó

4) Lớp xương: Cung tiếp, cành lên xương hàm dưới ở phía trên sau có lôi cầu xương hàmdưới, trước đó có khuyết sigma làm tổn thương vùng cơ cắn với vùng cơ bướm có dây thần kinh vàmạch máu cơ cắn qua Mặt trong cành lên, tương ứng với cơ cắn là cơ chân bướm trong, giữa cơchân bướm trong và cành cao có dây thần kinh lưỡi, thừng nhĩ, dây thần kinh răng dưới, dây thầnkinh tai thái dương, động mạch hàm trong và nhánh của nó.

- Nền ở trên do cánh lớn xương bướm tạo thành.

- Đỉnh ở dưới là chỗ tiếp khớp giữa lồi củ hàm và khe bướm.

- Thành trước là lồi củ chân hàm và chân bướm.

- Thành sau là chân bướm.

- Thành trong là mảnh thẳng xương khẩu cái.

- Thành ngoài là khe thông với hố tiếp.

Trong vùng này có chứa đựng các cơ chân bướm, động mạch và tĩnh mạch hàm trong, dâythần kinh hàm trên và hàm dưới, hạch bướm khẩu cái.

vùng hàm ếch

Giới hạn ở phía ttước và hai bên bơỉ cung răng, phía sau bởi bờ tự do của buồm hàm ếch.Gồm hàm ếch cứng được tạo nên ở 2/3 trước bởi xương hàm trên và1/3 sau bỏi mảnh ngang xươngkhẩu cái, hàm ếch mềm tạo nên bởi màn hầu.

Từ hốc miệng đến hốc mũi hàm ếch có những lớp:

1 Lớp niêm mạc hàm ếch dính với hàm màng xương bởi tổ chức sợi trong đó có các độngmạch và dây thần kinh khẩu cái Qua lỗ khẩu cái sau có động mạch khẩu cái trên và dây thần kinhkhẩu cái truớc.Động mạch khẩu cái trên là một nhánh của động mạch hàm trong, nó là động mạchchủ yếu nuôi vòm miệng Động mạch này từ lỗ khẩu cái sau đi ra trước song song với bờ huyệtrăng cách bờ này khoảng 1cm, và đi trong lớp sâu của tổ chức sợi, nó nối tiếp với động mạch mũikhẩu cái.

2 Lớp xương sợi và cơ gồm từ trước ra sau:

- Xương khẩu cái.

- Cân khẩu cái và các cơ của màn hầu: ở giữa là cơ khẩu cái của màn hầu, còn mỗi bên cóbốn cơ là cơ căng màn hầu, cơ nâng màn hầu trong, cơ của trụ trước là cơ lưỡi màn hầu, cơ của trụsau là cơ hầu -màn hầu.

Thần kinh cảm giác của màn hầu do ba dây khẩu cái truớc, giữa và sau (nhánh của dây hàm

Trang 4

trên) chi phối.

- Cơ căng màn hầu do nhánh của dây hàm dưới.

- Cơ nâng màn hầu và cơ khẩu cái màn hầu do dây VII

- Cơ lưỡi – màn hầu và cơ hầu – màn hầu do đám rối hầu.

Nhưng đứng về phương diện sinh lý thì trừ cơ căng màn hầu còn tất cả là do dây thần kinh X,XI (đám rối hầu) chi phối.

vùng lợi răng và tiền đình miệng

Gồm vùng sống hàm và vùng hàm trên và dưới, sống hàm được phủ một lớp niêm mạc gọi làlợi Lớp này dày, chắc, dính vào màng xương ở sống hàm Lớp niêm mạc khi đến gần đáy ngách lợihay môi thì ở dưới lớp niêm mạc này có thêm ít tổ chức lỏng lẻo và dày dần khi tới ngách lợi –môi, má Lớp niêm mạc khi đi tới ngách lợi – môi hay má thì quặt trở lại thành niêm mạc má haymôi Mặt trong sống hàm, niêm mạc lợi liên tiếp với niêm mạc sàn miệng đối với hàm dưới, niêmmạc hàm ếch đối với hàm trên.

Tiền đình là khoảng giữa môi – má và hàm răng Niêm mạc che phủ tiền đình lật từ môi málên lợi để tạo nên hai rãnh, rãnh dưới và rãnh trên ở giữa rãnh có nếp niêm mạc chia rãnh làm đôilà hãm môi Cuối tiền đình có dây chằng chân bướm – hàm đội niêm mạc lên thành một nếp cănggiữa hàm trên và dưới, cùng với bờ trước cành cao xương hàm dưới tạo nên một khoang tam giácqua đó có thể gây tê dây thần kinh răng dưới gai Spix.

Giữa bờ trước cành cao và các răng hàm cuối cùng là khoảng sau răng hàm làm thông tiềnđình với ổ miệng Khi bệnh nhân bị co khít hai hàm hoặc cứng khớp thái dương – hàm không đượchá miệng, có thể qua đó để đưa thức ăn vào miệng.

khoang sau hầu

Khoang sau hầu nằm giữa thành sau của hầu và mặt phẳng trước đốt sống gồm từ sau ra trướccó đốt sống cổ, các cơ trước đốt sống, cân trước sống, ở hai bên có những vách đứng dọc Khoangnày chạy giữa hai vách cân trước và sau, trên cao từ nền sọ đến hầu ở dưới Bên trong tổ chức tếbào còn có các mạch máu nhánh của động mạch hầu lên và hạch bạch huyết Khi bị áp xe ở khoangnày sẽ khó thở, phải rạch đường trong miệng.

khoang cạnh hầu hay khoang hàm hầu

Hình 62: cắt ngang các vùng tuyến mang tai, chân bướm hàm, sau trâm và cằm

1 Cân cổ nông2 Cơ ức đòn chũm3 Cân cơ cắnP tuyến mang tai4 Cơ cắn5 Cơ chân bướm6.Cân liên cơ chân bướm7 Dây chằng bướm hàm11.Bụng sau cơ nhị thân13.Dây chằng trâm hàm14.Cơ trâm móng15.Dây thần kinh mặt

Trang 5

16.ĐMC ngoài17.Cơ trâm lưỡi18.Dây TK lưỡi hầu28.TMC ngoài

30.Hạch tuyến mang tai31.ống Stenon

33.Cục mỡ Bichat34.Động mạch mặt35.Tĩnh mạch mặt36.Cơ mút.

Khoang hàm hầu là một khoang hình lăng trụ tam giác ở cạnh hầu gồm:

- Thành trong: Là thành bên của hầu và vách dựng đứng dọc, vách này đi từ bao tạng đến câncổ sau.

- Thành ngoài: Gồm từ trước ra sau có cành lên xương hàm dưới (cơ cắn bám mặt ngoài, cơchân bướm bám mặt trong), cân cổ nông.

- Thành sau: Cân trước sống.

- Đầu trên: Nền sọ (xương thái dương).

- Đầu dưới: là mặt phẳng đi qua bờ dưới xương hàm dưới.

Khoang này được chia ra làm hai vùng bởi một hoành cận cơ đi tư cơ ức - đòn – chũm đếnhầu gọi là hoành trâm.

1 Vùng sau trâm:

Vùng này ở sau mỏm trâm, ở trước cột sống, tiếp giáp phía ngoài với vùng mang tai, phíatrong với vùng sau hầu, phía trên với nền sọ ở lỗ rách sau, nên vùng này liên quan với nhiều mạchmáu và thần kinh(động mạch cảnh ngoài, động mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh trong và bốn dâythần kinh IX, X, XI và XII, hạch giao cảm cổ trên và hạch bạch huyết).

2 Vùng trước trâm:

ở giữa hàm và hầu, được chia ra hai khu vực:

a) Khu mang tai: Giới hạn ở trước bởi bờ sau cơ cắn, cành cao xương hàm dưới, cơ chânbướm trong ở mặt trước này có khuyết Juvara cho động mạch hàm trong và dây tai –thái dươngchui qua Giới hạn ở phía sau là hoành trâm, ở ngoài là cân cổ nông, da và tổ chức dưới da Đầutrên liên quan với khớp thái dương – hàm, đầu dưới là dải ức – hàm đi tư cơ ức - đòn - chũm tớihàm dưới.

Khu mang tai có tuyến mang tai, tuyến này choán hết cả khu và lấn cả ra phía trước vàsau khu, nhất là về phía hầu Tuyến được bọc trong một cái vỏ, ở giữa vỏ và khu có tổ chức tế bàolàm tuyến nước bọt có thể tách dễ dàng từ khu trừ hai chỗ vỏ dính vào bờ trước cơ ức đòn chũm vàbao khớp thái dương hàm.

- Lớp sâu hay lớp động mạch: ĐMC ngoài chui vào tuyến qua khe trước trâm móng.Khe này cách đều mỏm trâm và góc hàm ĐM xẻ hẳn một đường đi vào tuyến khi tới 4 cm trên góchàm thì chia ra làm 2 nhánh tận.

vùng sàn miệng

Vùng sàn miệng gồm tất cả phần mềm nằm giữa phần lõmcủa thân xương hàm dưới

Trang 6

và phần lồi cũaương móng, giới hạn bên trên là niêm mạc miệng và bên dưới là mặt phẳng qua trênxương móng Theo Tilaux, Hovelacque thì giớ hạn ở phía dưới là cơ hàm móng.

Nếu cắt dọc thì thấy cơ hàm móng chia vùng này ra lam hai tầng: tầng trên xươngmòng và tầng dưới xương móng Mỗi tầng nỳa lại chia làm 3 khu nhỏ, khu giữa là khu lưỡi và haibên là khu dưới lưỡi Tầng ở giữa là khu trên móng giữa, hai bên là khu trên móng bên hay khudưới hàm.

1 Khu dưới lưỡi (hình 63):

Được giới hạn phía trong bởi khối cơ lưỡi, ở phía ngoài bởi hố dưới lưỡi xương hàmdưới, ở dưới là nền miệng tạo bởi cơ cằm móng, cơ hàm móng và cơ nhị thân, ở trên là niêm mạc ởrãnh giữa lưỡivà lợi, ở trước hai khu phải và trái thông với nhau, ở sau khu dưới lưỡi thông với khuhàm dưới bởi khe giữa cơ móng lưỡi và cơ hàm móng Trong khu có tuyến nước bọt dưới lưỡi donhiều tuyến con tạo nên, vì vậy có nhiều ống tiết dịch, ống to nhất là ông Rivinus và ống Whalter;các ống này đổ nước bọt vào miệng cạnh ống Wharton ở giữa tuyến và lưỡi có từ trên xuống dướiống Wharton, dây thần kinh lưỡi, nhánh của dây hàm dưới, dây này mới đầu ở ngoài,ớau băt chéo ởdưới và đi vào trong ống Wharton, dây thần kinh XII và các mạch máu dưới lưỡi.

Trang 7

Tuyến nước bọt còn liên quan với các bó mạch thần kinh chạy vào lưỡi, cụ thể ở dướilà động mạch lưỡi và tĩnh mạch lưỡi sâu (cách tuyến bởi cơ móng lưỡi), dây XII và tĩnh mạch lưỡinông ở trên là dây lưỡi.

Hạch bạch huyết dưới hàm nằm ở bờ dưới xương hàm dưới và hai đầu của khu dướihàm.

Ngày đăng: 05/07/2024, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w