1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi Luật Tố tụng dân sự

2 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Luật Tố tụng dân sự (Mã học phần: SLF1013) Số tín chỉ: 02 Đối tượng thi: SV Luật/Thanh tra Trình độ: Đại học; Hệ: Chính quy Hình thức thi: Viết Thời gian làm bài: 90 phút Loại đề thi: Được sử dụng tài liệu ĐỀ THI SỐ 02 Câu 1 (04 điểm). Theo quy định của pháp luẩ tố tụng dân sự hiện hành, các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1. Mọi trường hợp kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử đều hoãn phiên tòa. 2. Một vụ án dân sự phải trải qua đủ hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự luôn tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. 4. Các đương sự không thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa. Câu 2 (06 điểm). A và B (cùng cư trú tại quận X huyện HN) kết hôn năm 2016. Tháng 8/2020, A khởi kiện B ra Tòa yêu cầu ly hôn, chia tài sản chung vủa chồng khi ly hôn. Tài sản chung gồm 1 mảnh đất 100m2 tại quận Y thành phố HN, 1 ô tô trị giá 500 triệu đồng. Trong thời kỳ hôn nhân, A và B có vay C (cư trú tại quận Z thành phố HN) 300 triệu đồng để làm ăn, thời hạn vay là 02 năm kể từ tháng 01/2018, lãi suất 15%/năm. Ngay sau khi biết về việc Tòa án thụ lý vụ án hôn nhân của A và B, C nộp đơn yêu cầu đến Tòa án yêu cầu A và B phải trợ nợ cả gốc và lãi. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, anh/chị hãy giải quyết các nội dung sau: 1. Xác định tư cách đương sự trong vụ án trên, 2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên. 3. Giả sử C đưa ra yêu cầu đòi tiền vay ở giai đoạn phiên tòa, Hội đồng xét xử có chấp nhận yêu cầu của C không? Tại sao? 4. Giả sử khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, A vắng mặt, không có đơn xin xét xử vắng mặt, không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nhận xét về Quyết định của Tòa. -----------------Hết----------------- Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN (Tham khảo) Câu 1. 1. Sai (khoản 1 Điều 232 BLTTDS 2015)  HĐXX không hoãn phiên và tiếp tục xét xử. 2. Sai (Điều 270 BLTTDS 2015)  Chỉ xét xử phúc thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị. 3. Sai (khoản 1 Điều 201 BLTTDS 2015)  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn khi họ có yê cầu độc lập. 4. Sai (khoản 1 Điều 246 BLTTDS 2015)  Tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Câu 2. 1. - A là nguyên đơn (khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015) - B là bị đơn (khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015) - C là người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (khoản 4 Điều 68 và Điều 201 BLTTDS 2015) 2. - Thẩm quyền theo loại viêc: tranh chấp ly hôn, chia tài sản chung khi ly hôn (khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015)  Tòa án có thẩm quyền giải quyết. - Thẩm quyền theo cấp: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015) - Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án nhân dân quận X thành phố HN có thẩm quyền giải quyết vụ án (điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015) 3. - HĐXX không chấp nhận yêu cầu của C. - Vì: yêu cầu độc lập của C chỉ được đưa ra sau khi thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, mà ở giai đoạn phiên tòa C mới đưa ra yêu cầu độc lập là sai thời điểm nên khôn được tòa án chấp nhận mà phải khởi kiện A và B ở một vụ án khác (khoản 2 Điều 201 BLTTDS 2015) 4. - Quyết định của Tóa án là sai quy định của pháp luật. - Bởi lẽ: Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nếu các đương sự vắng mặt không có đơn xin xét xử vắng mặt, không người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 227 BLTTDS 2015)  Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là không có căn cứ, trái quy định của pháp luật.

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Luật Tố tụng dân sự

(Mã học phần: SLF1013)

Số tín chỉ: 02

Đối tượng thi: SV Luật/Thanh tra Trình độ: Đại học; Hệ: Chính quy Hình thức thi: Viết

Thời gian làm bài: 90 phút

Loại đề thi: Được sử dụng tài liệu

ĐỀ THI SỐ 02

Câu 1 (04 điểm) Theo quy định của pháp luẩ tố tụng dân sự hiện hành, các

nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

1 Mọi trường hợp kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử đều hoãn phiên tòa

2 Một vụ án dân sự phải trải qua đủ hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm 3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự luôn tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn

4 Các đương sự không thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa

Câu 2 (06 điểm) A và B (cùng cư trú tại quận X huyện HN) kết hôn năm 2016

Tháng 8/2020, A khởi kiện B ra Tòa yêu cầu ly hôn, chia tài sản chung vủa chồng khi ly hôn Tài sản chung gồm 1 mảnh đất 100m2 tại quận Y thành phố HN, 1 ô tô trị giá 500 triệu đồng Trong thời kỳ hôn nhân, A và B có vay C (cư trú tại quận Z thành phố HN) 300 triệu đồng để làm ăn, thời hạn vay là 02 năm kể từ tháng 01/2018, lãi suất 15%/năm Ngay sau khi biết về việc Tòa án thụ lý vụ án hôn nhân của A và B, C nộp đơn yêu cầu đến Tòa án yêu cầu A và B phải trợ nợ cả gốc và lãi Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, anh/chị hãy giải quyết các nội dung sau:

1 Xác định tư cách đương sự trong vụ án trên,

2 Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên

3 Giả sử C đưa ra yêu cầu đòi tiền vay ở giai đoạn phiên tòa, Hội đồng xét xử có chấp nhận yêu cầu của C không? Tại sao?

4 Giả sử khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, A vắng mặt, không có đơn xin xét xử vắng mặt, không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Nhận xét về Quyết định của Tòa

-Hết -

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 2

4 Sai (khoản 1 Điều 246 BLTTDS 2015)  Tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án

Câu 2 1

- A là nguyên đơn (khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015)

- B là bị đơn (khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015)

- C là người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (khoản 4 Điều 68 và Điều 201 BLTTDS 2015)

2

- Thẩm quyền theo loại viêc: tranh chấp ly hôn, chia tài sản chung khi ly hôn (khoản

1 Điều 28 BLTTDS 2015)  Tòa án có thẩm quyền giải quyết

- Thẩm quyền theo cấp: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (điểm a khoản

1 Điều 35 BLTTDS 2015)

- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án nhân dân quận X thành phố HN có thẩm quyền

giải quyết vụ án (điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015)

3

- HĐXX không chấp nhận yêu cầu của C

- Vì: yêu cầu độc lập của C chỉ được đưa ra sau khi thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, mà ở giai đoạn phiên tòa C mới đưa ra yêu cầu độc lập là sai thời điểm nên khôn được tòa án chấp nhận mà phải khởi kiện A và B ở một vụ án khác (khoản 2 Điều 201 BLTTDS 2015)

4

- Quyết định của Tóa án là sai quy định của pháp luật

- Bởi lẽ: Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nếu các đương sự vắng mặt không có đơn xin xét xử vắng mặt, không người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 227 BLTTDS 2015)  Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là không có căn cứ, trái quy định của pháp luật

Ngày đăng: 05/07/2024, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w