1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tác động của bao bì đối với hành vi mua các sản phẩm tiêu dùng đóng gói của người tiêu dùng tại tp hcm

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của bao bì đối với hành vi mua các sản phẩm tiêu dùng đóng gói của người tiêu dùng tại TP. HCM
Tác giả Lê Đình Cát My, Phạm Thị Huỳnh Na, Nguyễn Mai Bảo Vy
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị kênh phân phối
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Nguyễn Mai Bảo Vy - 2021008595BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN HỌC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐISẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNACECOOK VI

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETNG

LỚP HỌC PHẦN: 2221702022008Nhóm thực hiện: 1 Lê Đình Cát My - 2021008476

2 Phạm Thị Huỳnh Na - 2021008481

3 Nguyễn Mai Bảo Vy - 2021008595

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ACECOOK VIỆT NAM

Khoa: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETNG

LỚP HỌC PHẦN: 2221702022008

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BAO BÌ ĐỐI VỚI HÀNH

VI MUA CÁC SẢN PHẨM TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI CỦA

NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HCM

Khoa: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Nhóm thực hiện: 1 Lê Đình Cát My - 2021008476

2 Phạm Thị Huỳnh Na - 2021008481

3 Nguyễn Mai Bảo Vy - 2021008595

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

7 Kết quả đánh giá được thống nhất và tổng hợp như sau:

STT Họ và tên MSSV Số Điệnthoại

Mức độhoàn thànhcông việc(%)

Ký tên

Buổi họp đánh giá kết thúc vào lúc:

Thư ký (ký và ghi họ tên) Nhóm trưởng (ký và ghi họ tên)

Trang 4

………

………

………

………

………

………

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu này nhằm phân tích chiến lược quản trị kênh phân phối sản phẩm mì ănliền của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam và các vấn đề xoay quanh chiến lượckênh phân phối Việc phân tích chiến lược quản trị kênh phân phối được dựa trênthông tin thu thập từ các bài báo cáo của công ty Acecook, báo cáo của các công tynghiên cứu thị trường và một số bài viết liên quan đến đề tài để đưa ra nhận định vàphân tích một cách khách quan nhất Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy Acecook

đã thật sự thành công trong quy trình quản trị kênh phân phối và giúp người đọc cócái nhìn tổng quan hơn về thị trường mì ăn liền trong giai đoạn bình thường mới

LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đi đôi với tốc độ gia tăngdân số, Việt Nam đã tạo điều kiện cho ngành hàng FMCG tăng trưởng mạnh mẽ,nổi bật trong đó là thị trường mì ăn liền Cụ thể, theo thống kê Hiệp hội mì ăn liềnthế giới (WINA) năm 2021, mức tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam cao nhất thế giớivới bình quân đầu người là 87 gói/năm Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại,Việt Nam còn là quốc gia có lượng tiêu thụ mì gói cao thứ ba thế giới, đứng sauTrung Quốc (Hồng Kông) và Indonesia Điều này khiến thị trường thực phẩm ănliền sôi nổi hơn bao giờ hết

Theo ghi nhận từ Vietnam Credit, tận dụng về thuế suất và thuế nhập khẩu từ cáchiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, nhiều công ty quốc tế tiến sâu vào thịtrường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa Đây vừa làthách thức vừa là cơ hội để các ông lớn như Acecook, Masan, Uniben phát triểnhiệu quả hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Đó là lí

do nhóm nghiên cứu chọn đề tài “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM” nhằm tìm hiểu những nỗ lực của doanh nghiệp đứng

đầu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn nhỏ khác, từ đó đề ramột số giải pháp hoàn thiện chiến lược quản trị kênh phân phối phục vụ mục tiêu

Trang 10

mở rộng chiến lược kênh phân phối nhằm nâng cao vị thế trong thị trường mì ănliền đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa lý chiến lược kênh phân phối của Công ty cổ phần Acecook

 Phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược quản trị kênh phân phối sản phẩm

mì ăn liền của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

 Đề xuất giải pháp chiến lược khắc phục những điểm yếu trong chiến lượcquản trị kênh phân phối

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược quản trị kênh phân phối sản phẩm mì ănliền của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

 Khách thể nghiên cứu: Dòng sản phẩm mì ăn liền của công ty Acecook

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu chiến lược quản trị kênh phân phối sản phẩm mì ăn liền của Công ty cổphần Acecook Việt Nam giai đoạn 2017 đến 2022 và đề xuất các giải pháp tronghoạt động phân phối sản phẩm tại công ty trong năm 2023 sắp tới

Trang 11

BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm mì ăn liền của

Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp đóng góp chiến lược quản trị kênh phân

phối sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

ACECOOK VIỆT NAM

1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995.Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầutại Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 10 nhà máy, 04 chi nhánh kinh doanh; hơn 300đại lý phân phối, phủ hàng trên 95% điểm bán lẻ trải khắp từ Bắc chí Nam, chiếm gần50% thị phần trên thị trường ,sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanhtrong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở

ăn liền, …

Giai đoạn đầu: Từ giai đoạn chính thức đi vào hoạt động cho đến năm 2000, Acecook

tập trung hình thành những nền móng đầu tiên cho quá trình phát triển doanh nghiệp vàtìm kiếm các chi nhánh bán hàng từ Nam ra Bắc Sản phẩm đầu tiên cho ra mắt trên thịtrường là Mì gói và Phở cao cấp chỉ để phân phối tại khu vực phía Nam đến năm 1998Acecook tạo ra sự chú ý trong ngành mì gói khi cho ra mắt sản phẩm hoành thánh, làmột sản phẩm cao cấp đầu tiên và là bước đột phá mới trong ngành mì ăn liền ViệtNam

Giai đoạn sau: Từ những năm sau trở đi Acecook tập trung vào phân phối sản phẩm

trong và ngoài nước, mở rộng quy mô sản xuất và nhà máy Đặc biệt trong những nămnày Acecook luôn nhận những giải thưởng và huân chương trong ngành thực phẩm Gần 30 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Acecook không ngừng lớn mạnh trởthành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thịtrường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao

Trang 13

Đến nay Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được coi là cái tên hàng đầu trong lĩnhvực thực phẩm đóng gói với vị trí thứ 2 trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm

2020

Các sản phẩm của thương hiệu Acecook hiện nay có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàngbán lẻ, tạp hóa,… trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và được xuất khẩu đến khoảng

40 quốc gia trên thế giới trong đó có những quốc gia nổi tiếng khắt khe và nghiêm ngặt

về an toàn thực phẩm như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc…Mang lại sự hài lòng, niềm vui và sự an tâm cho người tiêu dùng thông qua những sảnphẩm tiện lợi, chất lượng thơm ngon, an toàn thực phẩm trên nền tảng “Công nghệNhật Bản, Hương vị Việt Nam”

1.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển

Đầu tư phát triển mạnh các dạng mì ăn liền với hình thức cao cấp và nâng cấp hơn sovới trước đây, đầu tư vào công tác nghiên cứu với mong muốn cho ra nhiều sản phẩmmới phù hợp với người tiêu dùng, đồng thời đầu tư máy móc chế biến và sản xuất gia

vị theo quy trình công nghệ hiện đại Nhật Bản Chuẩn bị phát triển sản phẩm xuất khẩuhương vị phù hợp với từng vùng, nước

Trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thếgiới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thịtrường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩmthực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phầnphát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam

Với tiêu chí mang lại sự hài lòng, niềm vui và sự an tâm cho người tiêu dùng thông quanhững sản phẩm tiện lợi, chất lượng trên nền tảng “Công nghệ Nhật Bản, Hương vịViệt Nam”, Acecook cam kết sẽ luôn nỗ lực phát triển, đem đến cho người tiêu dùngnhiều sản phẩm chất lượng tuân thủ luật pháp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

và thân thiện môi trường

Trang 14

1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyềnbiểu quyết Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty,trong đó có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạtđộng kinh doanh, các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triểncủa công ty, sửa đổi và bổ sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyếtđịnh bộ máy tổ chức của công ty

Hội đồng quản trị

Có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát giámđốc điều hành và các cán bộ quản lý, quyết định các kế hoạch phát triển sản xuất kinh

Trang 15

doanh, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến lược Đại hội đồng cổ đôngđưa ra.

Ban giám đốc

Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đãđược Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Soạn thảo các quy chếhoạt động, quy chế quản lý tài chính

Ban kiểm soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát Hội đồng quản trị

và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm soát hoạt động tàichính của công ty

Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty.

Phòng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông

tin liên lạc của công ty

Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty Kiểm soát các chi

phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trongtoàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công

ty

Phòng xuất nhập khẩu: quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân

tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác trong và ngoài nước Quản lýhoạt động xuất nhập khẩu

Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: thực hiện việc nghiên cứu, phát triển

công nghệ, đưa ra các sản phẩm mì mới phục vụ nhu cầu của khách hàng

Trang 16

Phòng kế hoạch: có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu

cầu của ban giám đốc Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các quy hoạch,

kế hoạch phát triển, chương trình, dự án

Phòng Marketing: nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch quảng cáo sản

phẩm, khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty

Phòng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây

chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất đúng theo yêu cầu và đạt chất lượng

Phòng kinh doanh: lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các

chi nhánh, thiết lập, giao dịch với hệ thống nhà phân phối

1.1.4 Thành tựu

Công ty Acecook đã đạt rất nhiều thành tựu như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, giảithưởng sao vàng đất Việt và hiện đang là thành viên của hiệp hội mì thế giới Cụ thểsuốt 7 năm liền từ 2012-2019 Acecook Việt Nam liên tục ghi tên vào top thương hiệu

mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất Việt Nam theo dữ liệu của Kantar Worldpanel

Từ 2010-2020 hơn 10 tỷ gói mì được tiêu thụ, có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàngbán lẻ, tạp hóa… trên tất cả 63 tỉnh thành cả nước Việt Nam và xuất khẩu đến 40 quốcgia

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm Mì Hảo Hảo, doanh thu Acecook ghi nhậnmức tăng trưởng đáng nể, khoảng 9.000-10.000 tỷ đồng/năm Cụ thể, năm 2015 doanhnghiệp này thu về 7.882 tỷ đồng Năm 2019, con số này tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng,lên mức hơn 9.800 tỷ đồng Riêng trong năm 2018, lợi nhuận của Acecook tăng với tốc

độ bình quân khoảng 20%/năm lên hơn 1.300 tỷ vào và trong năm này doanh thu củaAcecook gấp đôi Masan (4.636 tỷ đồng), gấp 16 lần Miliket (608 tỉ đồng) Giai đoạn

2016 - 2018, Acecook đã tạo ra hơn 3.400 tỷ đồng lợi nhuận

Trang 17

Theo thông tin từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liềntrong bối cảnh Covid-19 là 67% Cụ thể, trong tháng 3, doanh thu của Acecook tăng29% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng 2 Trong giai đoạnCovid-19 bùng phát, mỗi ngày doanh nghiệp ngày sản xuất tới 400.000 - 450.000thùng sản phẩm, tương đương 12 triệu - 13 triệu gói.

1.2 GIỚI THIỆU DÒNG SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN

1.2.1 Tổng quan thị trường mì ăn liền tại Việt Nam

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại cómột sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 tỷ gói mì ăn liền, tốc độ tăng trưởng so vớinăm 2019 là khoảng 30% đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ mìgói cao thứ ba thế giới, sau Trung Quốc (Hồng Kông) và Indonesia

Lý giải cho số liệu này là bởi năm 2020, mì ăn liền đã đóng một vai trò quan trọngtrong việc ứng phó với tình huống cấp bách toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-

19 Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài đã khiến cho người dân ưutiên tích trữ các thực phẩm đóng gói, ăn liền với sự tiện lợi, đa dạng và khả năng tiếtkiệm chi phí cao

Theo ghi nhận của công ty khảo sát thị trường Nielsen, hiện có khoảng 50 công ty sảnxuất mì gói tại Việt Nam, cả trong nước và nước ngoài Trong đó, 4 cái tên đứng đầuhiện tại là Acecook, Masan, Uniben và Asia Foods

Trang 18

Theo Cafebiz, 4 ông lớn này chiếm khoảng 88% sản lượng và 84% doanh thu ở thịtrường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020 Tổng doanh thu của cả 4 công ty là trên

Trang 19

24.000 tỷ đồng Trong đó, Acecook Việt Nam với thương hiệu mì Hảo Hảo dẫn đầu với12.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020.

Đánh giá về xu hướng tiêu thụ mì ăn liền trong năm 2021- 2026, Bộ Công Thương chorằng xu hướng làm việc từ xa ra đời từ tác động của đại dịch Covid-19 vẫn sẽ là yếu tốthúc đẩy tiêu thụ sản phẩm mì ăn liền

1.2.2 Quá trình phát triển dòng sản phẩm mì ăn liền

Sau chiến tranh thế giới thứ II, người Nhật đang trong giai đoạn thiếu thốn lương thực.Khi đó, Ando Momofuku-trước đó là giám đốc một công ty dệt kim ở Osaka đã vô tìnhlóe lên ý tưởng về một món mì tiện lợi khi nhìn thấy người ta đang ăn ramen trong mộtlần đi bộ trên phố

Năm 1958: Gói mì ăn liền đầu tiên trên thế giới được ra đời.

Năm 1966: Phát minh ra mì ăn liền dạng ly

Năm 2000: Mì ăn liền được coi là một phát minh quan trọng nhất và vĩ đại nhất của đất

nước Mặt trời mọc trong thế kỷ XX

Mì ăn liền với sự tiện lợi, giá rẻ và sự hữu dụng đã có mặt ở khắp năm châu, được yêuthích như một loại “thực phẩm toàn cầu”, trở thành loại thực phẩm phổ biến trên toànthế giới

Từ những năm 60, mì ăn liền đã xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên thời bấy giờ, ngườidân Việt Nam lại xem mì ăn liền là một xa xỉ phẩm, là món ăn của nhà giàu Chỉ đếnnhững năm 2000, mì ăn liền Hảo Hảo của Acecook tham gia vào thị trường, với nhữnggói mì ở mức giá 1.000 đồng, 2.000 đồng cùng vô vàn những hương vị khác nhau đãkhiến mì ăn liền trở nên phổ biến và quen thuộc với cả người dân thành thị lẫn nôngthôn, cả người giàu và người nghèo đều có thể thưởng thức

1.2.3 Cơ cấu bộ máy sản xuất và quản lý chất lượng mì ăn liền

1.2.3.1 Cơ cấu bộ máy sản xuất

Trang 20

1.2.3.2 Cơ cấu quản lý

Giám đốc sản xuất: Là người chịu trách nhiệm để điều phối cho hoạt động sản xuất

diễn ra đúng dự định, đáp ứng yêu cầu và chất lượng sản phẩm dựa trên năng lực sảnxuất mà doanh nghiệp hiện có và các đối tác trong chuỗi cung ứng Người này phải cókhả năng quyết đoán, linh hoạt và đưa ra giải pháp cho bài toán nâng cao năng suất, cảithiện chất lượng sản phẩm đồng thời giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn nâng cao sứccạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Phó giám đốc sản xuất: Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành và quản lí hoạt động

sản xuất trong nhà máy, lập kế hoạch, tổ chức hoạt động sản xuất, điều hành và quản líchất lượng và hệ thống

Phòng kĩ thuật: Là bộ phận có trách nhiệm xây dựng và duy trì các máy móc, thiết bị,

hệ thống và các chương trình hoạt động của các thiết bị đó Bộ phận này trực tiếpđiều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, máy móc và công nghệ để cho mọi thứ

Trang 21

diễn ra suôn sẻ, hiệu quả Kịp thời phát hiện và khắc phục những lỗi sai có liên quan,tránh diễn ra tình trạng bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phòng kiểm định chất lượng: Là bộ phận phụ trách quản lí chất lượng sản phẩm, dịch

vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, quản lí các tiêu chuẩn, các quy định và có các cuộc thửnghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm để duy trì chất lượng sản phẩm của doanhnghiệp trong toàn bộ quá trình sản xuất

Quản đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lí đội ngũ nhân viên trong một

bộ phận sản xuất, quản lí con người, quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và kịpthời xử lí khi có vấn đề phát sinh

Đội trưởng sản xuất: Là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, là người đứng đầu

có vai trò quản lí đội ngũ nhân viên trong một bộ phận sản xuất và cung ứng sản phẩm

Trang 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

2.1 CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI

S đồồ cấấu trúc kênh phấn phồấi mì ăn liêồn c a Acecook ơ ủ

2.1.1 Chiều dài kênh phân phối

Với quy trình sản xuất tự động hóa tới 80%, Acecook Việt Nam hiện đang đáp ứng nhucầu tiêu thụ khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền mỗi năm, dẫn đầu và chiếm lĩnh hơn 50% thịtrường Vì vậy, để đảm bảo các sản phẩm được phân phối ổn định và sản phẩm luôn

tươi mới, công ty chủ yếu sử dụng hình thức phân phối gián tiếp với hơn 500 xe giao

hàng mỗi ngày đến các đại lý cấp 1 và nhà bán buôn. Theo số liệu thống kê, tính đếnnăm 2022, Công ty cổ phần Acecook sở hữu 7 chi nhánh kinh doanh và hơn 700 đại lýcấp 1 đang hoạt động trải dài khắp Việt Nam Cụ thể, các mạng lưới được quản lý tậptrung bởi các chi nhánh và được phân chia theo địa bàn hoạt động:

Trang 23

 Chi nhánh miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên

 Chi nhánh miền Trung: Đà Nẵng

 Chi nhánh miền Nam: TP HCM, Bình Dương và Vĩnh Long

Bên cạnh đó, Acecook vẫn tổ chức hình thức phân phối trực tiếp bằng việc khánh

thành mô hình kinh doanh Buffet Mì ly đầu tiên tại Việt Nam Chi nhánh đầu tiên đượcđặt tại Lô T171, tầng 1 AEON Mall Hải Phòng Nhà hàng cung cấp dịch vụ buffet mì

ly với nhiều loại topping và vị nhiều súp đa dạng Với khẩu hiện “Buffet mì ly, trảinghiệm như ý”, thực khách sẽ có những trải nghiệm mới về việc thưởng thức mì ănliền, có thể tự do lựa chọn và sáng tạo theo sở thích và nhu cầu cá nhân Bên cạnh đó,nhà hàng còn là nơi để Acecook quảng bá các dòng sản phẩm mì ly hiện tại với ngườitiêu dùng thông qua góc nhỏ trưng bày tại cửa hàng

2.1.1.1 Kênh 1 cấp

Acecook phân phối trực tiếp đến các khách hàng trọng điểm (key accounts) là cácchuỗi siêu thị lớn (Lotte Mart, Coopmart, GO…), hệ thống cửa hàng tiện lợi trên toànquốc và kênh Horeca

Mô hình B2B

Acecook làm việc chủ yếu với các doanh nghiệp dịch vụ Horeca, chuyên phân phối sảnphẩm mì ăn liền tới khách sạn, nhà hàng từ phân khúc bình dân đến tầm trung và cáccanteen tại trường học Dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng mà các đối tác B2B sẽthông báo với nhà sản xuất yêu cầu số lượng và chủng loại sản phẩm mì ăn liền để đápứng kịp thời

Đối với đối tác là các khách sạn lớn tại Việt Nam, đòi hỏi nguồn cung cao, Acecook sẽtiến hành ký kết hợp đồng và đề ra những thỏa thuận về giá cả sản phẩm, sau khi đồng

ý hợp tác, Acecook thực hiện chuyển tiếp sản phẩm đến các hệ thống khách sạn nhưyêu cầu Tại đây, dịch vụ khách sạn sẽ bố trí và trưng bày sản phẩm mì ăn liền Acecook

Trang 24

ta sẽ dễ dàng bắt gặp các sản phẩm mì ăn liền Acecook xuất hiện tại các phòng nghỉhoặc canteen được khách sạn cung cấp sẵn để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách Gắn liền với mục tiêu bao phủ và đứng đầu thị phần mì ăn liền tại Việt Nam nên mứcgiá sản phẩm của Acecook tương đối thấp, phù hợp với thu nhập của đại đa số ngườidùng Việt Tận dụng thế mạnh đó, Acecook tiếp cận đối tượng học sinh, sinh viênthông qua hoạt động hợp tác với các trường trung học và đại học trên cả nước Căn cứkết quả theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy, nhu cầu sử dụng mì ăn liền của học sinh vàsinh viên Việt Nam rất cao, trung bình tần suất sử dụng dao động từ 2 đến 3 lần/tuần.Con số này còn biến động tăng cao hơn đối với các trường đại học có ký túc xá hoặctrường trung học có hình thức nội trú Acecook sẽ chuyển giao sản phẩm đến cáccanteen trong trường với mức giá ưu đãi, các canteen cung cấp mì ăn liền đến cho cácđối tượng có nhu cầu

2.1.1.2 Kênh 2 cấp

Đi đôi với chiến lược dẫn đầu thị trường, số lượng đại lý hợp tác với Acecook từ đó màgia tăng Đây là kênh phân phối truyền thống với mục tiêu phục vụ người tiêu dùngViệt trên diện rộng, cung cấp mì ăn liền đến cả những vùng sau vùng xa nơi mà dân cưkhó tiếp cận với nguồn hàng từ bên ngoài Các điểm bán lẻ thường sẽ tập trung ở cáckhu vực đông dân cư, quầy sạp tại chợ truyền thống hoặc hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻtheo khu vực địa lý tại nơi mà họ sinh sống

2.1.2 Chiều rộng kênh phân phối

Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệulớn kể từ sau đại dịch COVID-19 bùng phát Để củng cố thị phần của chính mình,

Acecook lựa chọn chiến lược phân phối đại trà, sử dụng nhiều trung gian, hỗ trợ quá

trình chuyển giao sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng Theo số liệu thống kêcủa Vietdata, tính đến thời điểm hiện tại, Acecook vẫn được xem là đại gia đầu ngànhkhi thị phần chiếm đến 50% ở thành phố và 43% trên cả nước Sản phẩm mì ăn liền

Ngày đăng: 05/07/2024, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w