1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

213 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt NamMiễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

Trang 1

HÀ NỘI, 2020

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ QUỲNH

MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

HÀ NỘI, 2020

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ QUỲNH

MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sựMã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Oanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Các số liệu trong Luận án bảo đảmđộ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết quả nghiên cứu nêu trong Luậnán chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả Luận án

Trần Thị Quỳnh

Trang 4

2.1 Những vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự 31

2.2 Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 57

Chương 3: QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG BỘLUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 70

3.1 Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 70

3.2 Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự một số nước

trên thế giới 87

Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, NỘI DUNG HOÀN THIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢMHÌNH PHẠT 110

4.1 Thực tiễn áp dụng quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam về miễn, giảm

hình phạt của Tòa án nhân dân các cấp 110

4.2 Những yêu cầu và nội dung hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 128

4.3 Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 137

KẾT LUẬN CHUNG 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 5

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự:Giáo sư:

Nghiên cứu sinh:

BLHS GS.NCS.

Tiến sĩ khoa học: TSKH.Tòa án nhân dân: TANDTrách nhiệm hình sự: TNHS

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tình hình miễn hình phạt hoặc miễn TNHS của TAND các cấp giai đoạn 2010 - 2020 (Nguồn: TANDTC) 111Biểu đồ 4.2 Tình hình miễn hình phạt có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội của TAND các cấp giai đoạn 2010 - 2020 (Nguồn: TANDTC) 112

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, hình phạt là biệnpháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước có mục đích không chỉ nhằm trừngtrị người, pháp nhân thương mại phạm tội [66], mà còn giáo dục họ ý thức tuân theopháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người,pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tộiphạm Đây cũng là mục đích cơ bản của hình phạt được quy định tại Điều 31 Bộ luậtHình sự (BLHS) năm 2015 [66] Tuy nhiên, không phải lúc nào hình phạt cũng đượcđem ra để áp dụng đối với người, pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạmtội là sẽ có hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu của chính sách hình sự và cácnguyên tắc cơ bản của luật hình sự (như: phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS), nhânđạo, công bằng), vì không phải mọi người, pháp nhân thương mại phạm tội đều bị ápdụng một hình phạt giống nhau dù là cùng phạm một tội danh Do đó, bên cạnh chếđịnh hình phạt, pháp luật hình sự cần phải có cả chế định miễn, giảm hình phạt, bởimiễn, giảm hình phạt chính là phương thức, là biện pháp để thực hiện các chính sáchvà nguyên tắc của luật hình sự, bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật hình sự trongcông cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm.

Ở Việt Nam, quy định về miễn, giảm hình phạt đã có từ lâu trong lịch sử Từthời đại phong kiến, miễn, giảm hình phạt đã được quy định tại các Bộ luật như Bộluật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long Sau khi giành được độc lập đất nước năm 1945,vấn đề miễn, giảm hình phạt cũng đã được nhắc đến và quy định rải rác ở các văn bảnpháp lý mang tính đơn lẻ như sắc lệnh, thông tư, pháp lệnh hay các báo cáo tổng kếtcông tác của Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Sau này, khi pháp điển hóa luật hìnhsự, chế định miễn, giảm hình phạt đã được ghi nhận chính thức trong BLHS năm1985 và tiếp tục được quy định tại BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017) với xu hướng ngày càng hoàn thiện và mở rộng hơn về đối tượngmiễn, giảm hình phạt Như vậy, lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận miễn,giảm hình phạt là một quyết định đặc biệt của Tòa án có tính nhân đạo sâu sắc trongquá trình xét xử Việc Tòa án quyết định miễn, giảm hình phạt cho người, pháp nhânthương mại phạm tội không có nghĩa làm giảm tính răn đe, trừng trị của pháp luật bởi

Tòa án chỉ miễn hình phạt khi thấy rằng việc áp dụng hình phạt là không cần thiết

Trang 8

hoặc giảm hình phạt khi

Trang 9

thấy rằng mức hình phạt giảm là đã đủ sức trừng trị, giáo dục và phòng ngừa Hơn

nữa, việc miễn, giảm hình phạt vừa thể hiện chính sách nhân đạo, vừa có ý nghĩa tiếtkiệm các chi phí để thực thi biện pháp cưỡng chế, thúc đẩy tính thiện, động viên,khuyến khích người, pháp nhân thương mại chứng tỏ khả năng tự giáo dục, tự cải tạo,tạo điều kiện cho họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho giađình và cho xã hội và thúc đẩy ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của pháp nhân.

Tuy nhiên, trên cả ba phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn xét xử, chế định về

miễn, giảm hình phạt vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể:

Thứ nhất, về phương diện lý luận, miễn, giảm hình phạt chưa được quan tâm

nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện Qua khảo sát tình hình nghiên cứu thì miễn,giảm hình phạt mới chỉ được đề cập đến như một khía cạnh liên quan khi nghiên cứucác chế định khác hoặc nghiên cứu chung của các công trình nghiên cứu về chínhsách, nguyên tắc của luật hình sự, việc quyết định hình phạt Ngoài ra, trong khoa họcluật hình sự đã có một số công trình đề cập đến miễn hình phạt, nhưng chưa có côngtrình nào đề cập đến khái niệm, cơ sở, bản chất pháp lý và phân loại các trường hợpgiảm hình phạt trong xét xử của Tòa án, cũng như làm sáng tỏ hậu quả pháp lý củamiễn, giảm hình phạt Đặc biệt, đến nay chưa có một công trình nào mang tính tổngthể, hệ thống và xây dựng khung lý thuyết về vấn đề miễn, giảm hình phạt và nhữngvấn đề lý luận ở cấp độ một Luận án tiến sĩ luật học cùng một lúc về miễn, giảm hìnhphạt kể từ khi ban hành ba BLHS Việt Nam đến nay (các năm 1985, 1999 và 2015).

Thứ hai, về phương diện lập pháp, lần pháp điển hóa thứ ba luật hình sự

-BLHS năm 2015 mặc dù đã có những sửa đổi, hoàn thiện quy định về miễn, giảmhình phạt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt lập pháp đối với chế địnhmiễn, giảm hình phạt cũng như thực tiễn áp dụng Chẳng hạn, cả ba BLHS năm 1985,BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 vẫn chưa đưa ra được địnhnghĩa pháp lý của khái niệm miễn hình phạt, giảm hình phạt; miễn, giảm hình phạt;hậu quả pháp lý của pháp nhân thương mại được miễn hình phạt; các trường hợpmiễn hình phạt vẫn quy định rải rác trong BLHS; chưa có sự thống nhất giữa luật nộidung (BLHS) và luật hình thức (BLTTHS) trong việc quy định về miễn hình phạt;đặc biệt quy định về miễn hình phạt vẫn còn quy định chung cùng với chế định miễnTNHS, chưa có sự phân hóa với miễn TNHS và còn mang tính chất tùy nghi lựa chọn

(“có thể”), chưa có quy định về trường hợp đương nhiên được miễn hình phạt Điều

Trang 10

này cũng làm hạn chế việc áp dụng chế định miễn hình phạt trong thực tiễn xét xử.Về giảm hình phạt thì chưa có quy định về phương pháp giảm nhẹ, công thức giảmnhẹ khi có tình tiết giảm nhẹ cũng như các trường hợp loại trừ việc giảm nhẹ dù cótình tiết giảm nhẹ TNHS, dẫn đến việc giảm nhẹ tùy thuộc vào ý chí chủ quan củangười Thẩm phán, nên mới dẫn đến việc giảm nhẹ ở một số vụ án còn chưa đúng,chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của bị cáo Tòa án nhândân tối cao cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp miễn,giảm hình phạt đối với người phạm tội, việc miễn hình phạt đối với pháp nhân thươngmại phạm tội và vấn đề xóa án tích; nội dung của một số tình tiết để giảm nhẹ TNHSvới tư cách là điều kiện giảm hình phạt; v.v

Thứ ba, về phương diện thực tiễn, trong thực tiễn áp dụng, miễn hình phạt ít

được áp dụng và còn có sai sót; việc giảm hình phạt được áp dụng phổ biến, khoảng70% vụ án có áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS để giảm hình phạt cho người phạm tội,nhưng vẫn còn nhiều vụ án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS và giảm hình phạt cònchưa chính xác Việc các nhà lập pháp quy định hình phạt theo khung vì không thể tínhhết và quy định hết tất cả các trường hợp phạm tội khác nhau để quy định hình phạttương ứng đối với từng trường hợp phạm tội có thể xảy ra trên thực tế đã làm tăng khảnăng lựa chọn của Tòa án khi quyết định hình phạt, cũng như quyết định giảm hình phạtnhưng cũng dẫn đến không ít trường hợp giảm hình phạt còn tùy tiện do phụ thuộc

nhiều vào ý chí chủ quan của Thẩm phán Việc giảm hình phạt giống như việc “bốcthuốc Bắc” và Thẩm phán được ví như thầy lang, thuốc bốc chuẩn thì bệnh mới chóng

khỏi, việc giảm chuẩn thì mới có tác dụng trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm, nhưng như trên đã nêu thì việc giảm nhẹ hình phạt trên thực tiễn vẫn còn có saisót và không thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm Vì vậy, thực tiễn đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện để tìm ra cácgiải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định miễn, giảm hình phạt.

Những bất cập nêu trên chính là những lý do luận chứng cho việc nghiên cứu

sinh (NCS.) lựa chọn đề tài “Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự ViệtNam” làm Luận án tiến sĩ luật học của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

hình phạt, đánh giá khách quan quy định về miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hìnhsự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án Trên cơ sở này,Luận án xác định những phương hướng, nội dung hoàn thiện và đề xuất giải pháp bảođảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt, từ đó, nâng cao hiệu quả côngtác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

1) Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quanđến đề tài Luận án để xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án;

2) Làm rõ cơ sở của việc quy định miễn, giảm hình phạt, chỉ ra các đặc điểmcơ bản, ý nghĩa của miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự và xây dựng địnhnghĩa khoa học về khái niệm miễn, giảm hình phạt;

3) Hệ thống hóa lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cáchmạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành BLHS năm 2015 quy định về miễn,giảm hình phạt để rút ra nhận xét, đánh giá;

4) Phân loại các trường hợp miễn, giảm hình phạt trong BLHS với các tiêu chíkhác nhau; phân tích thực trạng quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm2015, đồng thời so sánh quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS mộtsố nước trên thế giới để rút ra những so sánh, chỉ ra các điểm giống và khác nhau, cácquy định tiến bộ, có tính ưu việt về miễn giảm hình phạt phù hợp với Việt Nam đểkiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.

5) Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm2015 về miễn, giảm hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp giai đoạn2010 - 2020 (dựa trên số liệu thực tiễn của Tòa án 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam vànghiên cứu trực tiếp, ngẫu nhiên 300 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm củamột số đơn vị Tòa án), qua đó, chỉ ra các kết quả đã đạt được và những sai lầm, thiếusót trong thực tiễn áp dụng, nêu rõ các nguyên nhân cơ bản;

6) Chỉ ra những yêu cầu, phương hướng, đề xuất nội dung hoàn thiện quy định

về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trên phương diện lập pháp, đặc biệt

là kiến nghị xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối vớitrường hợp giảm hình phạt của Tòa án, đồng thời đưa ra các giải pháp bảo đảm áp

dụng đúng trên phương diện thực tiễn.

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: Một là, những vấn đề lý luận về

miễn, giảm hình phạt và lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt;

hai là, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và quy định tương tự trongBLHS một số nước về miễn, giảm hình phạt; ba là, thực tiễn áp dụng quy định về

miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án được thực hiện theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự(mã số 9 38 01 04).

Do đó, phạm vi nghiên cứu của Luận án được xác định:

Một là, trong phạm vi lý luận, Luận án tiếp cận vấn đề miễn, giảm hình phạt

chung, dưới góc độ khoa học luật hình sự là một chế định phản ánh chính sách phânhóa, tư tưởng nhân đạo và nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự; còn dướigóc độ áp dụng pháp luật là một hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án trong xétxử mà ở đó Thẩm phán được trao quyền đánh giá và phán quyết về việc miễn, giảmtrên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, được hiểu là các trường hợp miễn hìnhphạt quy định tại Điều 59, Điều 88, Điều 390 BLHS, khoản 4 Điều 91 và các trườnghợp giảm hình phạt chung khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 51 BLHSvà giảm hình phạt đặc biệt quy định tại Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dướimức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, và một số quy định liên quan đếnmiễn, giảm hình phạt chung Phạm vi nghiên cứu của Luận án không xem xét đếntrường hợp giảm hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạthay trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi hay giảm hình phạt trong một sốtội danh cụ thể vì việc giảm hình phạt trong các trường hợp này thuộc về chính sáchhình sự đối với các đối tượng đặc biệt và đây là những trường hợp giảm mang tínhchất cố định và do luật định (về mặt lập pháp) đã quy định cụ thể mức giảm, cũng nhưkhông bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ TNHS, không phải là do người phạm tội cótình tiết giảm nhẹ TNHS mà được giảm nhẹ hình phạt, không phải là trường hợp traoquyền đánh giá, phán xét mức độ giảm nhẹ cho Thẩm phán khi xét xử; đồng thời

Luận án cũng không xem xét đến các trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm

Trang 13

hoạt động miễn, giảm việc chấp hành thực hiện sau khi xét xử, diễn ra trong giai đoạn

thi hành án.

Hai là, trong phạm vi thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá việc áp dụng quy

định về miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020 trên địabàn cả nước, chỉ ra những kết quả đạt được, các sai lầm, thiếu sót và các nguyên nhâncơ bản.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước vềchính sách hình sự và cải cách tư pháp; quan điểm, đường lối xử lý của Nhà nướcđối với tội phạm và TNHS, cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự ViệtNam (như: phân hóa, nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt) trong giáo dục,cải tạo người phạm tội, bảo đảm quyền con người và phòng ngừa tội phạm.

Mác-Luận án cũng nghiên cứu miễn, giảm hình phạt theo cách tiếp cận đa ngành,liên ngành giữa các ngành khoa học xã hội và luật học.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Như vậy, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài,NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

1) Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được tập trung sử dụng trong

đánh giá về phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nhằm hệ thống hóa các công trìnhkhoa học nghiên cứu về lĩnh vực miễn, giảm hình phạt và phân loại chúng theo nộidung tư duy cụ thể, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án.

2) Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được áp dụng trong toàn bộ

cấu trúc, nội dung của Luận án NCS sử dụng phương pháp này nhằm luận giải, làmsáng tỏ các vấn đề lý luận, phân tích nội dung quy định và từ đó đưa ra những nhậnđịnh, đánh giá mang tính kết luận về miễn, giảm hình phạt.

3) Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu lịch sử lập

pháp Việt Nam về miễn, giảm hình phạt và những yêu cầu hoàn thiện đáp ứng xuhướng phát triển của pháp luật hình sự nước ta trong thời gian tới khi quy định vềmiễn, giảm hình phạt.

Trang 14

4) Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để xử lý các tài liệu,

số liệu xét xử trong giai đoạn 2010 - 2020 của Tòa án các cấp và phân tích 300 bản ánhình sự (sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm) được lấy ngẫu nhiên để làm sáng tỏthực tiễn xét xử, qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, sai lầm, thiếu sót và cácnguyên nhân cơ bản, bổ sung thêm luận cứ hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015về vấn đề này.

5) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh những sự

thay đổi về nhận thức, quy định, áp dụng miễn, giảm hình phạt qua từng giai đoạn đểluận giải các nội dung lý luận; phương pháp so sánh được sử dụng trong một số nộidung nghiên cứu về BLHS các nước có quy định tương ứng về miễn, giảm hình phạt.

6) Phương pháp quan sát: NCS sử dụng phương pháp này để có những đánh

giá cá nhân nhằm phục vụ các nghiên cứu một số biến đổi xã hội có tác động tớichính sách hình sự về miễn, giảm hình phạt; từ đó, chỉ ra các giải pháp bảo đảm thihành đúng quy định của BLHS năm 2015 về miễn, giảm hình phạt ở Việt Nam hiệnnay.

5 Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết của Luận án là:

1) Làm rõ khái niệm khoa học về “miễn hình phạt”, “giảm hình phạt” và“miễn, giảm hình phạt” trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quan điểm khoa học trong

sách báo pháp lý hình sự ở trong và ngoài nước Việt Nam;

2) Dựa trên chính sách hình sự, các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, lýthuyết về biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt, cũng như cơ chế giảm nhẹ TNHStrong pháp luật hình sự để làm sáng tỏ các nhiệm vụ nghiên cứu;

3) Phân tích các kết quả đạt được và hạn chế, thiếu sót của việc áp dụng miễn,giảm hình phạt trong pháp luật hình sự, từ đó kiến nghị phương hướng hoàn thiện quyđịnh BLHS năm 2015 và giải pháp bảo đảm áp dụng chính xác.

Với những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu như trên thì Luận án phải giảiquyết các câu hỏi nghiên cứu cơ bản được đặt ra như sau:

1) Những vấn đề gì cần làm rõ trong lý luận về miễn, giảm hình phạt?

2) Trong pháp luật hình sự Việt Nam và trong BLHS các nước trên thế giới thì quy định về miễn, giảm hình phạt được thể hiện như thế nào?

Trang 15

hình phạt là gì?

Trang 16

4) Việc áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt trong thực tiễn xét xử củaTòa án các cấp như thế nào?

5) Những yêu cầu, phương hướng, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chếtrong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt và sai lầm,thiếu sót trong thực tiễn áp dụng.

6 Đóng góp mới về khoa học của Luận án

Đây là công trình lần đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủnhững vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự ViệtNam ở cấp độ một Luận án tiến sĩ luật học.

Luận án đã làm rõ ý nghĩa, cơ sở của việc quy định miễn, giảm hình phạt trongpháp luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng khái niệm, chỉ racác đặc điểm cơ bản của miễn, giảm hình phạt.

Luận án đã hệ thống hóa lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định vềmiễn, giảm hình phạt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hànhBLHS năm 2015, đồng thời nghiên cứu quy định trong BLHS Việt Nam và quy địnhtương tự trong BLHS các nước trên thế giới để đưa ra đánh giá, nhận xét Trong đó,lần đầu tiên phân tích các quy định trong BLHS năm 2015 về vấn đề miễn, giảmhình phạt cho cả người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trong tương quanvới quy định của BLHS năm 1999 trên cơ sở phân loại các trường hợp miễn, giảmhình phạt với các tiêu chí khác nhau.

Đặc biệt, qua việc phân tích bức tranh thực tiễn xét xử về tình hình áp dụngmiễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020, Luận án cũngchỉ ra những sai lầm, thiếu sót, nêu rõ các nguyên nhân cơ bản Trên cơ sở này, Luậnán còn là công trình đầu tiên đề xuất những yêu cầu, đề ra phương hướng, nội dunghoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trên phương diệnlập pháp và đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trên phương diện thực tiễn.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

7.1 Ý nghĩa khoa học

Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân hiện nay, thì việcnghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt và thực tiễn

Trang 17

của Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,bảo đảm áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt được chính xác, xử lý tội phạmvà người, pháp nhân thương mại phạm tội được công bằng và đúng pháp luật, mà còngóp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về miễn, giảm hình phạt trong khoa học luậthình sự, cũng như thực hiện tốt chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luậthình sự Việt Nam.

Ngoài ra, Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích và cần thiết cho học viêncao học và NCS chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự tại các cơ sở đào tạoluật trên cả nước.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của Luận án làm cơ sở để đưa ra những yêu cầu, phương hướng tiếptục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và thực thi chính sách hình sự của Nhànước Việt Nam về miễn, giảm hình phạt.

Các kiến nghị hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm2015, đặc biệt là kiến nghị xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạtáp dụng đối với trường hợp giảm hình phạt của Tòa án, cũng như giải pháp bảo đảmáp dụng đúng góp phần bảo đảm phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trongthực tiễn giải quyết vụ án hình sự, trong áp dụng quy định miễn, giảm hình phạt củaTòa án khi quyết định hình phạt, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòngngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội, cũng như pháp nhânthương mại phạm tội.

8 Kết cấu của Luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt.

Chương 3: Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 và quy định tương tự trong Bộ luật Hình sự một số nước trên thế giới.

Chương 4: Thực tiễn áp dụng, nội dung hoàn thiện và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt.

Trang 18

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1 Tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

“Miễn, giảm hình phạt” là chế định phản ánh chính sách phân hóa, tư tưởng

nhân đạo và nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam Đồng thời,miễn, giảm hình phạt thể hiện mối liên hệ khi cùng có điều kiện tiên quyết là có tìnhtiết giảm nhẹ TNHS và do Tòa án áp dụng trong giai đoạn xét xử Vì vậy, tiếp cận

việc nghiên cứu miễn, giảm hình phạt theo hai nhóm về miễn hình phạt và về giảm

hình phạt cho thấy cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách đầy đủ ở cấp độ một Luận án tiến sĩ về đề tài miễn, giảm hình phạt, chỉ cóNCS là người đã nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nhưng cũng chỉriêng về đề tài miễn hình phạt Ngoài ra, miễn, giảm hình phạt cũng chỉ được nghiêncứu đơn lẻ, đăng tải trên một số tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, được đềcập với tư cách là một vấn đề (khía cạnh liên quan) của các chế định khác như hìnhphạt, quyết định hình phạt, các biện pháp tha miễn trong luật hình sự hay khi đề cậpđến vấn đề tình tiết giảm nhẹ TNHS Tuy nhiên, cũng có một số Luận án tiến sĩ luậthọc ở các mức độ khác nhau đã tiếp cận một vài nội dung liên quan đến miễn, giảmhình phạt.

a Các công trình nghiên cứu về miễn hình phạt

* Các công trình tiếp cận chung về vấn đề TNHS, miễn TNHS, tình tiết giảmnhẹ TNHS, nguyên tắc phân hóa TNHS hoặc xã hội học hình phạt trong đó, có đềcập mối quan hệ và tương quan với miễn hình phạt

Dưới góc độ Luận án tiến sĩ luật học có các Luận án tiến sĩ luật học tiêu biểu

như: 1) “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả TrầnThị Quang Vinh, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2002; 2) “Nguyên tắc phânhóa TNHS” của tác giả Cao Thị Oanh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007; 3)“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn TNHS theo luật hình sự Việt Nam” của tácgiả Trịnh Tiến Việt, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; 4) “Xã hội học hìnhphạt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Võ Khánh Linh, Học viện Khoa

học Xã hội, Hà Nội, 2016 Các Luận án tiến sĩ luật học kể trên mặc dù không phảinghiên cứu trực tiếp về chế định miễn hình phạt nhưng lại chứa đựng các nội

Trang 19

quan đến miễn hình phạt, như: phân tích, nghiên cứu căn cứ của miễn hình phạt (khicó tình tiết giảm nhẹ TNHS), bản chất của miễn hình phạt (sự phân hóa TNHS), hoặcso sánh miễn hình phạt với chế định tha miễn TNHS và hình phạt khác (miễnTNHS, miễn chấp hành hình phạt), đánh giá miễn hình phạt trong mối liên quan đếnhiệu quả xã hội của hình phạt, cụ thể như sau:

Luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc phân hóa TNHS” của tác giả Cao Thị

Oanh đã chỉ ra vấn đề hoàn thiện BLHS hiện hành [46, tr.3, tr.130-137], trong đó cóhoàn thiện về các tình tiết giảm nhẹ TNHS; quyết định hình phạt nhẹ hơn quy địnhcủa luật bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên, nội dung vẫn gắn liền với quy địnhcủa BLHS năm 1999.

Luận án tiến sĩ luật học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn TNHS theoluật hình sự Việt Nam” của tác giả Trịnh Tiến Việt có đề cập đến miễn hình phạt là

một hình thức của TNHS và chỉ ra mối quan hệ giữa miễn TNHS với TNHS và miễnhình phạt, đồng thời tác giả cũng có kiến nghị hoàn thiện một số quy định về miễnhình phạt [114, tr.3, tr.120-127].

Luận án tiến sĩ luật học “Xã hội học hình phạt: Những vấn đề lý luận và thựctiễn” của tác giả Võ Khánh Linh đã luận giải những vấn đề lý luận chung về xã hội

học hình phạt: bản chất xã hội, vai trò xã hội, mục đích xã hội, chức năng xã hội củahình phạt; làm sáng tỏ và bước đầu phân tích tính quyết định xã hội của hình phạt, màmiễn hình phạt cũng là một hình thức áp dụng trong đó.

* Các công trình đề cập trực tiếp đến khái niệm, nội dung, bản chất pháp lý vàcác trường hợp miễn hình phạt trong BLHS

Dưới góc độ sách tham khảo, một số công trình điển hình là Sách chuyên khảo:

1) “Mô hình lý luận của Phần chung BLHS” do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993; 2) Giáo trình Sau đại học: “Luật hình sự Việt Nam,Phần chung” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,2014; 3) Mục IV - Chế định miễn hình phạt, Chương thứ tám - Các biện pháp thamiễn trong luật hình sự, trong Sách chuyên khảo: “Những vấn đề cơ bản trong khoahọc luật hình sự (Phần chung)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Nxb Đại học Quốc giaHà Nội, 2005, tái bản năm 2019; 4) Trần Văn Độ, Bình luận Điều 54 - Miễn hìnhphạt, trong sách: Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999, Tập I - Phần chung,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; 5) “Bình luận khoa học BLHS 1999 - Phần

Trang 20

Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tái bản năm 2018 tại Nxb Thông

tin và Truyền thông; 6) Sách chuyên khảo “Tội phạm và TNHS” của TS Trịnh TiếnViệt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; 7) Sách chuyên khảo: “Nghiên cứu hìnhphạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người” của PGS.TS.Trịnh Quốc Toản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015; 8) “Bình luận khoa họcBLHS năm 2015” của PGS.TS Cao Thị Oanh, TS Lê Đăng Doanh (đồng chủ biên),

Nxb Lao động, Hà Nội, 2016; v.v đều đã đưa ra khái niệm, nội hàm và bản chấtpháp lý của miễn hình phạt, NCS xin điểm qua một số công trình trên như sau:

Trước hết, sách chuyên khảo: “Mô hình lý luận của Phần chung BLHS” do

GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên bước đầu đã đưa ra khái niệm, chỉ ra cơ sở của việc

áp dụng như sau: “Miễn hình phạt có nghĩa là Tòa án tuyên một bản án buộc tộingười đã phạm tội sau khi đã xác định tội của người đó, nhưng sau đó quyết địnhkhông thực hiện hình phạt”; đồng thời, cơ sở của việc miễn hình phạt là sự hiện diện

cùng một lúc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS do luật định” [101, tr.271] Theo quanđiểm của NCS thì trong phạm vi khái niệm được nghiên cứu và đề cập trong Luận ánthì miễn hình phạt là việc Tòa án không áp dụng bất kỳ một hình phạt nào đối vớingười phạm tội trong khi xét xử, chưa có việc tuyên hình phạt đối với người phạm tội,nên nội hàm của khái niệm mà tác giả đưa ra và cho rằng miễn hình phạt là “quyết

định không thực hiện hình phạt” là khái niệm mang nội hàm mở rộng cả trong giai

đoạn thi hành án.

Giáo trình sau đại học: “Luật hình sự Việt Nam - Phần chung” do GS.TS Võ

Khánh Vinh chủ biên đã nêu khái niệm miễn hình phạt là không buộc người bị kết ánphải chịu hình phạt, đồng thời nêu ý nghĩa của việc miễn hình phạt là “… kích thíchviệc tự giáo dục, cải tạo để phục thiện của người phạm tội, tiết kiệm được việc trừngtrị bằng các biện pháp pháp lý hình sự…”, qua đó, chỉ ra cơ sở của việc miễn hình

phạt “là tính không hợp lý do người phạm tội thực hiện tội phạm trong trường hợp cónhiều tình tiết giảm nhẹ… và cơ sở chung được cụ thể hóa trong từng loại hìnhphạt ” [133, tr.433] NCS đồng tình với quan điểm về miễn hình phạt này của tác

Sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hìnhsự (Phần chung)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm đã đưa ra quan niệm miễn hình phạt là

Trang 21

Chương độc lập và riêng trong Phần chung BLHS [10, tr.778-788] Đây cũng là mộtquan điểm

Trang 22

khoa học về miễn hình phạt được NCS tham khảo, đồng tình về nội hàm khái niệm, tuynhiên lại có quan điểm khác một chút về việc có nên hay không xây dựng chế địnhmiễn hình phạt thành một Chương độc lập và riêng trong Phần chung BLHS.

Sách chuyên khảo: “Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dướigóc độ bảo vệ quyền con người” của PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã quan niệm miễn

hình phạt gắn liền với hình phạt và giảm hình phạt, trong đó miễn hình phạt phản ánhnguyên tắc nhân đạo sâu sắc, đã phát huy vai trò, tác dụng tích cực, trở thành công cụpháp lý rất quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm… Miễn hìnhphạt là biện pháp thực hiện TNHS mang tính nhân đạo sâu sắc, được quy định trongluật hình sự do Tòa án tuyên bố trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối vớingười bị kết án, khi có những điều kiện luật định Người được miễn hình phạt sẽkhông buộc phải chịu bất cứ một loại hình phạt nào về tội phạm mà họ đã thực hiện[94, tr.200] NCS cũng đồng tình với quan điểm này, nhưng nội dung khái niệm vềmiễn hình phạt mà tác giả nêu lại chưa đề cập đến pháp nhân thương mại phạm tội.

Sách chuyên khảo: “Tội phạm và TNHS” của tác giả Trịnh Tiến Việt có đề cập

đến khái niệm, nội dung của miễn hình phạt và từ đó đề xuất kiến nghị tiếp tục hoànthiện quy định về trường hợp miễn hình phạt trong BLHS năm 1999 về hậu quả pháplý của trường hợp này, bổ sung thêm tùy từng trường hợp, người bị áp dụng có thể ápdụng thêm biện pháp tư pháp [115, tr.377-399] NCS đồng tình với đề xuất của tácgiả về việc hoàn thiện quy định của BLHS về miễn hình phạt, đặc biệt là vấn đề hậuquả pháp lý của miễn hình phạt.

* Các công trình đề cập đến khái niệm, phân tích các trường hợp miễn hìnhphạt trong BLHS và quy định tương tự trong BLHS các nước trên thế giới

Miễn hình phạt được đề cập hầu hết trong các giáo trình như: 1) “Giáo trìnhLuật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tái bản2005 và nay là “Giáo trình sau đại học: Luật hình sự Việt Nam - Phần chung” củaGS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014; 2) “Giáo trình Luậthình sự Việt Nam (Phần chung)”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 do GS.TS.

Nguyễn Ngọc Hòa, GS.TS Đỗ Ngọc Quang và PGS.TS Trịnh Quốc Toản biên soạn;

3) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủbiên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2007; 4) “Giáo trình Luật

Trang 23

dân, Hà Nội, 2016; 5) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung”, Học việnCảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995 (Đỗ Ngọc Quang, Chương 4 - Miễn, giảm hìnhphạt, Phần thứ ba, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam) Theo đó, các Giáo trình

đều đưa ra được khái niệm, bản chất pháp lý và điều kiện miễn hình phạt và chỉ ra ýnghĩa thể hiện bản chất nhân đạo khi áp dụng đối với người phạm tội (tuy nhiên, chủyếu vẫn gắn với quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999).

“Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, Tập I, GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ

biên đã phân tích nội dung của miễn hình phạt theo Điều 59 BLHS năm 2015 trongmối liên hệ với trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hìnhphạt được áp dụng (hay còn gọi là quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHStrước đây) tại Điều 54 và miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại tại Điều 88của BLHS năm 2015 [33, tr.272, 288, 380].

Sách chuyên khảo: “Luật hình sự so sánh” của PGS.TS Hồ Sỹ Sơn đã đề cập

tại phần so sánh căn cứ quyết định hình phạt các nước, trong đó có so sánh về miễnhình phạt trong BLHS Việt Nam và BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, BLHSThụy Sĩ, BLHS Cộng hòa Pháp để rút ra những nhận xét, so sánh về điều kiện ápdụng [72, tr.288-306].

Ngoài ra, miễn hình phạt còn được đề cập, phân tích trong một số bài nghiên

cứu trên các tạp chí pháp lý chuyên ngành: 1) “Chế định miễn hình phạt và các chế địnhvề chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của GS.TSKH Lê Cảm, Tạp chí

Nhà nước và pháp luật, số 4/2002 Tại bài viết này, tác giả quan niệm miễn hình phạtlà “hủy bỏ biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án màlẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này”

[6, tr.14]; 2) “Phân biệt miễn TNHS và miễn hình phạt”, Tạp chí Khoa học pháp lý,số 2/2004 của GS.TSKH Lê Cảm và tác giả Trịnh Tiến Việt; 3) “Hoàn thiện các quyđịnh về miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và án treo”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 11/2013 của TS Trịnh Tiến Việt Một số công trình nghiên

cứu của NCS bao gồm: 1) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quyphạm pháp luật hình sự Việt Nam về miễn hình phạt” Tạp chí Luật học, số 01/2006;2) “Về chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí TAND, số01/2006; 3) “Về chế định miễn hình phạt trong pháp luật hình sự một số nước trênthế giới”, Tạp chí TAND, số 12(6)/2006 của TS Trịnh Tiến Việt và NCS Trần Thị

Trang 24

Quỳnh; 7) và mới đây là bài viết “Miễn hình phạt theo quy định BLHS năm 2015, sửađổi năm 2017 và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí TAND, số 02/2018, bài viết “Quyđịnh tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS một số nước trên thế giới ”, Tạp

chí TAND, số 14(7)/2020; v.v Các công trình của NCS đã tiếp cận rộng hơn,phân tích các chế định TNHS và miễn TNHS, hình phạt và miễn hình phạt tronggiai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiệnBLHS, trong đó có phân tích quy định tương tự về miễn hình phạt trong luật hình sựmột số nước (Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Cộnghòa Liên bang Đức và Nhật Bản) và bổ sung vấn đề hậu quả pháp lý áp dụng, bổsung các trường hợp miễn hình phạt đáp ứng yêu cầu nhân đạo hóa và xu thế pháttriển của luật hình sự.

b Các công trình nghiên cứu về giảm hình phạt

Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy chưa có Luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩluật học nào nghiên cứu một cách tổng thể về quyết định giảm hình phạt trong xét xử

do Tòa án áp dụng Chỉ có bài viết của NCS “Giảm hình phạt theo quy định củaBLHS năm 2015 và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học, Luật học, Đại học Quốc

gia Hà Nội, số 02/2020, tr.45-57 Tuy nhiên, cũng có một số công trình cũng đã đềcập đến nội dung liên quan đến giảm hình phạt, cụ thể.

* Các công trình nghiên cứu về căn cứ giảm hình phạt chung - khi có tình tiếtgiảm nhẹ TNHS

Trước hết, phải kể đến Luận án tiến sĩ luật học “Các tình tiết giảm nhẹ TNHStrong luật hình sự Việt Nam”, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2002 của tác giả

Trần Thị Quang Vinh Tác giả phân tích các tình tiết giảm nhẹ TNHS, trong đó có

nêu các mức độ giảm nhẹ, trong đó có mức độ là giảm hình phạt Đáng chú ý tác giả

đã nêu được khái niệm tình tiết giảm nhẹ TNHS và các mức độ giảm nhẹ TNHS, cụthể - giảm hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt; quyết định hình phạt dướimức tối thiểu của chế tài; giảm mức hình phạt theo tỷ lệ do luật định, loại trừ hoặchạn chế khả năng áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc hoặc giảm một số nội dungcưỡng chế của hình phạt [121, tr.97-103] Tác giả cũng nêu “các tình tiết giảm nhẹTNHS là những tình tiết của vụ án hình sự, liên quan đến việc giải quyết TNHS, có ýnghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả

Trang 25

[121, tr.32] NCS đồng tình với quan điểm này, tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng,suy cho cùng, các tình tiết giảm nhẹ TNHS cũng chính là những tình tiết mà khi có nósẽ làm giảm hình phạt đối với người phạm tội.

Ngoài ra, một số sách chuyên khảo và giáo trình, bài viết điển hình và sâu sắc

có nghiên cứu liên quan đến giảm hình phạt là: 1) GS.TS Võ Khánh Vinh, “Chương9 - Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt Nam”, Trong sách: Tội phạm học, luậthình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993[125, tr.251]; 2) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, “Quyết định hình phạt trong luật hình sựViệt Nam”, trong sách: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc

gia Hà Nội, 1995 [28, tr.110 - 122]; 3) PGS.TS Cao Thị Oanh, TS Lê Đăng Doanh

(đồng chủ biên), “Bình luận khoa học BLHS năm 2015”, Nxb Lao động, Hà Nội,2016 [50, tr.82-109]; 4) PGS.TS Trịnh Quốc Toản, “Nghiên cứu hình phạt trong luậthình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người”, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, 2015 [94, tr.198]; 5) GS.TS Đỗ Ngọc Quang, Chương 4 - “Miễn, giảm hìnhphạt, Phần thứ ba, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Giáo trình luật hình sựViệt Nam Phần chung, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995 [52, tr.319-333]; 6)PGS.TS Lê Văn Đệ, Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự ViệtNam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010 [21, tr.190]; 7) TS Phạm Văn Beo, Luậthình sự Việt Nam, Quyển 1 - Phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009 [2,tr.386-422]; 8) Từ Văn Nhũ (chủ trì), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụngPhần chung BLHS năm 1999, Đề tài khoa học cấp Bộ, TAND tối cao, Hà Nội, 2002;9) TS Nguyễn Đức Mai (chủ biên), Bình luận khoa học BLHS hiện hành (sửa đổi, bổsung năm 2017), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2019; v.v Về cơ bản, các công

trình đã phân tích được nội dung, điều kiện các tình tiết giảm nhẹ TNHS với tư cáchlà một căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án (gắn với quy định của BLHS năm1985, BLHS năm 1999 và gần đây là BLHS năm 2015).

Bên cạnh đó, có nhà hoạt động thực tiễn quan niệm “các tình tiết giảm nhẹTNHS là các tình tiết trong một vụ án cụ thể nó sẽ làm giảm TNHS của người phạmtội trong một khung hình phạt” [55, tr.240] Điều này có nghĩa, khi có tình tiết giảm

nhẹ TNHS, sẽ làm giảm TNHS của người phạm tội trong một khung hình phạt, nóimột cách khác, đó là giảm hình phạt Tuy nhiên, đó là nghĩa hẹp, ở đây không đánhđồng giảm TNHS với giảm hình phạt, vì giảm TNHS rộng hơn và giảm hình phạt chỉ

Trang 26

là một nội dung trong đó, vì ngoài giảm hình phạt, giảm TNHS có thể được biểu hiệnbằng miễn hình phạt, miễn TNHS… (theo nghĩa rộng).

Ngoài ra, ở các cơ sở đào tạo (Học viện Khoa học Xã hội, Trường Đại họcLuật Hà Nội, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phốHồ Chí Minh) cũng đã có nhiều luận văn thạc sĩ đề cập đến một hay các tình tiết giảmnhẹ TNHS hoặc căn cứ quyết định hình phạt nhưng thường gắn với một địa bàn cụthể.

* Các công trình nghiên cứu so sánh về quyết định hình phạt, trong đó có quyếtđịnh giảm nhẹ hình phạt căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ TNHS

Năm 2002, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cho xuất bản số chuyên đề:

“Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa

học pháp lý, số 8 (do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên), đã so sánh các quy định củaPhần chung trong BLHS Việt Nam và các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Vươngquốc Anh, Cộng hòa Liên bang Đức và Tây Ban Nha, từ đó chỉ ra điểm tương đồng vàsự khác biệt, có trong đó so sánh về miễn hình phạt và các căn cứ khi quyết định hìnhphạt.

Ngoài ra, điển hình trong nhóm này là công trình của PGS.TS Hồ Sỹ Sơn,

Sách chuyên khảo “Luật hình sự so sánh”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2018.

Tại Chương IX - Quyết định hình phạt, tác giả đã chỉ ra sự so sánh về căn cứ quyếtđịnh hình phạt, trong đó có so sánh với quy định của Liên bang Nga, Cộng hòa nhândân Trung Hoa, Ba Lan, Thụy Sĩ…về các tình tiết giảm nhẹ TNHS, để rút ra nhữngđiểm giống và khác biệt, cũng như các trường hợp giảm nhẹ, bảo đảm thực hiện mụcđích của hình phạt và các nguyên tắc của luật hình sự, nhất là bình đẳng, công bằng,nhân đạo, cá thể hóa hình phạt , đáng chú ý là kết luận “các tình tiết giảm nhẹ TNHS

ảnh hưởng đáng kể đến hình phạt đối với tội phạm chứ không đơn giản chỉ là căn cứ

mà Tòa án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt” [72, tr.289-303] - làm cơ sở đểNCS tiếp cận so sánh tại Chương 3 Luận án này.

Như vậy, nội dung các bài viết, công trình trên đã thống nhất về khái niệm tìnhtiết giảm nhẹ TNHS và khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS, Tòa án sẽ quyết định hìnhphạt theo hướng giảm hình phạt trong xét xử, từ đó, làm sáng tỏ nội dung, mức độgiảm nhẹ TNHS và bước đầu đề xuất tiếp tục hoàn thiện và cần có văn bản hướngdẫn nội dung của từng tình tiết giảm nhẹ TNHS để nghiên cứu, luận giải hoặc có sự

Trang 27

trong BLHS các nước trên thế giới.

Trang 28

* Các công trình nghiên cứu về giảm hình phạt trong trường hợp đặc biệt quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật

-Giáo trình Sau đại học: “Luật hình sự Việt Nam - Phần chung” do GS.TS Võ

Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014, tại Chương XX về

“Quyết định hình phạt”, tại mục IV đã nêu ý nghĩa của trường hợp giảm đặc biệt

-“không những thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự nước ta, mà còn đáp ứng cácyêu cầu của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội trong trườnghợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phục vụ cho công tác giáo dục và cải tạo ngườiphạm tội có hiệu quả…” [133, tr.412].

Sách chuyên khảo: “Định tội danh và quyết định hình phạt” của PGS.TS Dương

Tuyết Miên, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2007 Tại Chương 2, tác giả có đề cậpđến trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật, từ đó phân tích nộidung của trường hợp này trong BLHS năm 1999 [42, tr.176-185] Hoặc sách chuyên

khảo: “Định tội danh và quyết định hình phạt” của PGS.TS Lê Văn Đệ, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội, 2010 Tại Chương 2, mục II tác giả có đề cập đến trường hợpquyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật, từ đó phân tích nội dung của trườnghợp này trong BLHS năm 1999 Tác giả quan niệm đây là trường hợp đặc biệt củachế định quyết định hình phạt, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện triệt để cácyêu cầu của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội trong trường hợpcó nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS [21, tr.185-190].

Một số luận văn thạc sĩ luật học đã nghiên cứu về quyết định giảm hình phạt

trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyếtđịnh hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS” của tác giả Nguyễn Văn Lực, KhoaLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định củaBLHS (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)” của tác giả Nguyễn Văn

Sinh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; v.v Các tác giả đã phân tích mộtsố nội dung sau: Khái niệm, ý nghĩa quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định củaBLHS; thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS trên địabàn cụ thể và bước đầu kiến nghị hoàn thiện BLHS năm 1999 về vấn đề này.

Trên phương diện nghiên cứu ở dạng các bài viết trên các tạp chí pháp lýchuyên ngành, có một số công trình điển hình như: 1) GS.TS Võ Khánh Vinh và

GS.TSKH Lê Văn Cảm, Quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt đối với một

Trang 29

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1+2/1988; 2)TS Trần Thị Quang Vinh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của pháp luật hìnhsự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2000; 3) TS Phạm Mạnh Hùng, Vấn đề quyếtđịnh hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, Tạp chí TAND, số 3/2001; 4) PGS.TS.Dương Tuyết Miên, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS, Tạpchí Luật học, số 5/2000; 5) ThS Đinh Văn Quế, Một số vấn đề áp dụng Điều 47BLHS khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội, Tạp chí TAND, số 3/2009;6) PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề về miễn hình phạt, hoãn tuyên hình phạtvà phóng thích có điều kiện trong luật hình sự một số nước, Tạp chí TAND, số 11/2008;7) ThS Phạm Văn Báu, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, những bấtcập và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí TAND, số 18(9)/2008; 8) Thiều VănThịnh, Một số lưu ý khi quyết định áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khunghình phạt, Tạp chí TAND online, tháng 2/2020; v.v Nội dung các bài viết, công

trình trên đã thống nhất về khái niệm quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định củaBLHS là trường hợp giảm hình phạt đặc biệt khi có sự kết hợp nhiều tình tiết giảm

nhẹ TNHS, được thể hiện dưới các dạng sau: 1) Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất

của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền

kề nhẹ hơn của điều luật; 2) Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt

hoặc; 3) Chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn khi điều luật có mộtkhung hình phạt hoặc đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật Trên cơ sở đó,các công trình đã bước đầu đề xuất một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện BLHS năm1999 về các vấn đề liên quan Có một số ý kiến cho rằng giảm hình phạt là giảm thời

hạn chấp hành hình phạt là chưa chính xác, vì giảm hình phạt chỉ được hiểu là giảm

trong khi xét xử, còn giảm thời hạn chấp hành hình phạt là giảm trong giai đoạn thihành án.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nướca Các công trình nghiên cứu về miễn hình phạt

NCS tiến hành khảo sát cho thấy dưới góc độ sách chuyên khảo, sách thamkhảo hay bài viết đã có một số công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài, đólà:

* Công trình nghiên cứu lý luận về TNHS có đề cập, so sánh với miễn hình phạtSách chuyên khảo: “Criminal Responsibility” (TNHS), Oxford University

Press, 2005, tái bản 2007 của tác giả Victor Tadros Cuốn sách đề cập đến các vấn đề

Trang 30

quan trọng, nguồn gốc của TNHS như bản chất của TNHS, đặc điểm của TNHS,cấu trúc

Trang 31

của TNHS, miễn TNHS, TNHS và vấn đề tự do… [150, tr.133-155] Đáng chú ý,

trong nội dung thứ năm khi phân tích về vấn đề miễn TNHS, tác giả đã so sánh với

việc miễn hình phạt do Tòa án quyết định trong một số trường hợp cụ thể do luật địnhkhi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS và nhân thân tốt.

* Công trình nghiên cứu chung về luật hình sự và tố tụng hình sự, trong đó cóphần có nội dung phân tích về bản chất, căn cứ và thủ tục miễn hình phạt

Nội dung này được nghiên cứu trong các công trình như: 1) Sách tham khảo:

“Chinese Law: Context and Transformation” (Pháp luật Trung Quốc: Bối cảnh và

chuyển đổi), Martinus NijHoff Publishers, Leidenm Boston, 2008 của TS JianfuChen;

2) Bài viết: “The Chinese Theory of Criminal Law” (Lý thuyết của luật hình sự Trung

Quốc), Journal of Criminal Law and Criminology (Tạp chí luật hình sự và tội phạm

học), Volume 39(4)/1994 của tác giả Chi-Yu Cheng; 3) Báo cáo “Juvenile justicecomparison between countries” (So sánh giữa các quốc gia về tư pháp người chưathành niên) của tác giả Neal Hazel, Đại học Salford, 2008; 4) Sách tham khảo “Hìnhphạt, mục đích và hiệu quả của nó” của tác giả Shargorodskij; 5) Теоретическиеосновы освобождения от уголовной ответственности (Những cơ sở lý luận

của việc tha miễn TNHS), Издательство "Наука", Москва, 1994 của tác giả Келина

X.Г; 6) Учебная программа по уголовному праву (общее) (Giáo trình luật hình sự,

Phần chung), Московское научное издательство, 2001 của tác giả Б.Х.Шавелова;v.v… như sau:

Sách tham khảo: “Chinese Law: Context and Transformation” (Pháp luật Trung

Quốc: Bối cảnh và chuyển đổi), Martinus NijHoff Publishers, Leidenm Boston, 2008của TS Jianfu Chen Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề của pháp luật TrungQuốc trong bối cảnh chuyển đổi của các ngành luật Nội dung Chương 7 đề cập đếncác vấn đề về tội phạm, về hình phạt, về các nguyên tắc của luật hình sự, hình phạt tửhình; Chương 8 đề cập đến thủ tục tố tụng tại Tòa án, vấn đề miễn hình phạt, quyền củacác chủ thể tố tụng, các luật sửa đổi [141, tr.313] Theo đó, việc miễn hình phạtthuộc thẩm quyền của Tòa án và quy định trong luật thủ tục, cũng như việc áp dụng ởgiai đoạn xét xử; được thực hiện theo trình tự, thủ tục của luật tố tụng hình sự do Tòaán xem xét, quyết định và trong giai đoạn xét xử khi có nhân thân tốt và các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS.

Trang 32

Sách tham khảo: “Hình phạt, mục đích và hiệu quả của hình phạt” của tác giả

Shargorodskij Với cách tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu, trong đó có các nộidung liên quan đến mục đích, hiệu quả của hình phạt và yêu cầu của việc không cầnthiết phải áp dụng hình phạt khi hình phạt không còn hiệu quả trong một số trườnghợp cụ thể [39, tr.10].

Bài viết: “The Chinese Theory of Criminal Law” (Lý thuyết của luật hình sự

Trung Quốc), Journal of Criminal Law and Criminology, Volume 39(4)/1994 của tácgiả Chi-Yu Cheng Nội dung đề cập đến các vấn đề lý thuyết của luật hình sự TrungQuốc, trong đó có vấn đề tội phạm, TNHS, hình phạt và miễn hình phạt Miễn hìnhphạt được xem như là một trường hợp nhân đạo, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế nghiêmkhắc của Nhà nước là hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, do Tòa án áp dụng,và cũng được xem là miễn TNHS luôn cho đối tượng này… [138, tr.461-468].

Báo cáo “Juvenile justice comparison between countries” (So sánh giữa các

quốc gia về tư pháp người chưa thành niên) của tác giả Neal Hazel, Trường Đại họcSalford, 2008 Nội dung báo cáo đã đề cập đến các nội dung về so sánh giữa các quốcgia về tư pháp người chưa thành niên, đặc biệt là độ tuổi chịu TNHS giữa các quốc gia

cũng như các kết quả và những biện pháp xử lý Trong đó, có phương thức cho miễnhình phạt tù không liên tục, nói một cách khác là giam giữ vào ban đêm còn ban ngày

cho miễn, cho phép người chưa thành niên ban ngày có thể học tập, làm việc nhưngban đêm phải vào trong tù để ngủ hoặc ngày cuối tuần phải vào trong tù để chấphành, để giáo dục, cải tạo người phạm tội cho họ có khả năng ra ngoài xã hội sớmnhất, nhưng cũng đồng thời “răn đe” rằng họ chưa được miễn hoàn toàn [146, tr.58].

Tuy nhiên, theo cách hiểu này thì đây bản chất là miễn chấp hành hình phạt, chứ

không phải là miễn hình phạt.

Sách chuyên khảo: “Теоретические основы освобождения от уголовнойответственности” (Những cơ sở lý luận của việc tha miễn TNHS), Издательство

"Наука", Москва, 1994 của tác giả Келина X.Г đã đề cập đến những cơ sở lý luậncủa các biện pháp tha miễn TNHS trong luật hình sự Liên bang Nga, trong đó thểhiện nội dung sự phản ứng của Nhà nước và chính sách hình sự nhân đạo qua các chếđịnh pháp lý với những hậu quả pháp lý khác nhau như: miễn TNHS, miễn hình phạt,miễn chấp hành hình phạt Trên cơ sở này, tác giả phân tích quy định của pháp luật

Trang 33

này Riêng về khái niệm miễn hình phạt, tác giả định nghĩa là hủy bỏ biện pháp vềcưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra Tòa án phảituyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với họ [152, ct.24] NCS hoàntoàn đồng tình với quan điểm của tác giả trong nghiên cứu này và đây cũng là côngtrình mà NCS tham khảo khi xây dựng khái niệm miễn hình phạt.

Giáo trình: “Учебная программа по уголовному праву (общее)” (Giáo trình

luật hình sự, Phần chung), Московское научное издательство, 2001 của tác giảБ.Х.Шавелова đề cập đến những vấn đề cơ bản của luật hình sự Liên bang Nga(Phần chung) Nghiên cứu về miễn hình phạt, tác giả lại quan niệm miễn hình phạt làmiễn TNHS theo nghĩa rộng Miễn TNHS được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa hẹp -không kèm theo việc quyết định hình phạt, tức là miễn TNHS do Cơ quan Điều trahoặc Viện kiểm sát thực hiện, cũng như do Tòa án thực hiện (khi không đưa ra bản ánkết tội đối với người phạm tội được miễn TNHS) và theo nghĩa rộng - suy cho cùngđó cũng đồng thời chính là miễn hình phạt [153, ct.428-430].

* Công trình tiếp cận thực tiễn liên quan đến việc áp dụng miễn, giảm hìnhphạt trong các án lệ (vụ án) cụ thể trong quá trình giải quyết vụ án thực tế

Điển hình là công trình “Criminal Law and its processes: Cases and materials”

(Luật hình sự và tố tụng hình sự: Án lệ và tài liệu) của các tác giả Kadish sanford H.,Schulhofer, Stephen J, xuất bản bởi Boston, Tonronto, London: Little, Brown andcompany, 1989 Nội dung công trình này đề cập đến các vấn đề của luật hình sự và tốtụng hình sự như quá trình hình thành tội phạm, lỗi, chứng cứ, tính hợp lý, đúng đắn

của hình phạt được áp dụng, tội phạm hoàn thành; các nhân tố để áp dụng hình phạtthích hợp, miễn, giảm hình phạt trong một số trường hợp cụ thể, các tội danh cụ thể

và vấn đề chứng cứ, mức độ thiệt hại… [142, p.5] Đáng chú ý, nội dung thứ ba có đềcập đến cơ sở để áp dụng hình phạt thích hợp và việc miễn, giảm hình phạt trong mộtsố vụ án cụ thể để vận dụng trường hợp nào cần thiết áp dụng hình phạt và trườnghợp nào nên miễn, giảm hình phạt, đồng thời nêu rõ chỉ khi người phạm tội có nhiềutình tiết giảm nhẹ TNHS và Tòa án cân nhắc thấy vụ việc mà người đó phạm khônglớn.

b Các công trình nghiên cứu về giảm hình phạt

Cũng qua tìm hiểu, khảo sát, NCS nhận thấy vấn đề giảm hình phạt thường chỉđược đề cập trong một số công trình khoa học chung về luật hình sự, tiêu biểu đó là

Trang 34

các công trình sau:

Trang 35

* Giảm hình phạt thường chỉ được đề cập trong một số công trình khoa họcchung về luật hình sự

Sách chuyên khảo: “Criminal Law” (luật hình sự) của các tác giả Stephen A.

Saltzbufg, John L.Diamond, Kit Kinports, Thomas H.Morawetz, xuất bản bởi TheMichie Company, Law Publishers, 1994 Cuốn sách đề cập đến rất nhiều vấn đề củaluật hình sự như cấu trúc và nguồn gốc của luật hình sự, lỗi, các giai đoạn phạm tội,đồng phạm và các tội phạm cụ thể, cũng như hệ thống tư pháp và việc giam giữ, quảnlý nhà tù [149, p.6] Đáng chú ý, nội dung thứ ba về cơ sở của hình phạt và giảmhình phạt trong đó đề cập đến ý nghĩa, các yêu cầu và đòi hỏi của việc giảm hình phạtlà bị cáo phải có tình tiết giảm nhẹ TNHS tương tự như luật hình sự các nước.

Sách tham khảo: “Swedish Law in the New Millennium” (luật hình sự Thụy

Điển trong giai đoạn mới), Norstedts Juridik, Printed in Sweden by Elanders Gotab,Stockholm, 2000 của tác giả Michael Bogdan và tập thể tác giả Nội dung cuốn sáchcũng đề cập đến nhiều vấn đề của luật hình sự như: các nguyên tắc của luật hình sự,tội phạm và cấu thành tội phạm, TNHS, nguồn của luật hình sự, phạm vi áp dụng, cấutrúc của luật hình sự, hệ thống hình phạt [144, p.204] Mặc dù không nêu trực tiếpvề miễn, giảm hình phạt nhưng đã gián tiếp trong mục 7 đề cập đến việc áp dụng mộthình phạt nhẹ hơn đối với người dưới 21 tuổi hoặc không áp dụng hình phạt và phảicó những lý do đặc biệt Đồng thời, cũng có nội dung phân biệt rõ giữa miễn TNHSvà miễn hình phạt Ngoài ra, Tòa án phải lựa chọn một chế tài cụ thể tương ứng khiquyết định hình phạt, đồng thời phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặngTNHS và phải bảo đảm hiệu quả cao khi áp dụng hình phạt và hiệu quả phòng ngừavề sau.

Cuốn giáo trình: “Учебная программа по уголовному праву (общее)” (Giáo

trình luật hình sự, Phần chung), Московское научное издательство, 2001 của tác giảБ.Х.Шавелова đề cập đến những vấn đề cơ bản của luật hình sự Liên bang Nga (Phầnchung) Tuy nhiên, về giảm hình phạt thì tác giả vận dụng phân tích các nguyên tắc,phương pháp giảm hình phạt Quy định về giảm nhẹ chung, giảm hình phạt được đề

cập tại Chương 10 “Cơ sở áp dụng hình phạt” Tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội, trong đó bao gồm những tình tiếttăng nặng, giảm nhẹ hình phạt cũng như tác động của hình phạt đã tuyên đối với việccải tạo người phạm tội và đối với điều kiện sống của gia đình người phạm tội sẽ đượctính đến khi ra quyết định hình phạt Ngoài ra, tác giả cũng phân tích mức giảm đặc

Trang 36

biệt khi có các tình tiết giảm nhẹ hình phạt như: 1) Tự thú; tích cực giúp đỡ việckhám phá, điều tra tội phạm, vạch trần và truy tố đồng phạm, truy tìm tài sản dophạm tội mà có và; 2) Cấp cứu và giúp đỡ người bị hại ngay sau khi tội phạm thựchiện, tự nguyện bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần do tội phạm gây ra, cáchành động khác nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người bị hại làm cơ sở để giảm nhẹhình phạt [153, Ct.513-517].

* Công trình đề cập đến phán quyết của Tòa án, cân nhắc sự công bằng vàcông lý trong quyết định hình phạt, có tính đến tình tiết giảm nhẹ TNHS

Sách chuyên khảo: “How Do Judges Decide?: The Search for Fairness andJustice in Punishment” (Quan tòa quyết định như thế nào?: Cuộc tìm kiếm công bằngvà công lý trong hình phạt), Nxb SAGE Publications, USA của tác giả Cassia Spohn,

2008 (tái bản lần 2) Trong 376 trang sách Cassia Spohn (Hiệu trưởng Trường nghiêncứu tội phạm học và tư pháp hình sự, đại học bang Arizona, Hoa Kỳ) đã cung cấp mộtcái nhìn tổng quan toàn diện về quá trình kết án tại Hoa Kỳ Tác giả đã đưa ra một cáinhìn tổng thể về mục đích của việc quyết định hình phạt; quá trình quyết định hìnhphạt tại Tòa án Hoa Kỳ; phương thức các Thẩm phán quyết định hình phạt và vai trò,trách nhiệm của thẩm phán; sự khác biệt và phân biệt đối xử trong kết án; những cảicách trong quyết định hình phạt những năm gần đây Quyết định hình phạt là mộthoạt động thực thi công lý Trong đó nghĩa vụ của Thẩm phán là dựa trên quy định vềtội phạm, các tình tiết luật định liên quan đến tính nghiêm trọng của tội phạm và hồ sơtrước đây của người phạm tội Nói cách khác, đó là các căn cứ luật định để quyết địnhhình phạt và là công lý Tuy nhiên, liệu công lý đó có công bằng khi mà nó được xácđịnh dựa trên những dữ kiện phổ biến trong khi hoàn cảnh, điều kiện của mỗi ngườiphạm tội, vụ việc phạm tội lại rất đặc thù Luật không cho phép xem xét các yếu tốdân tộc, tôn giáo, giới tính, hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội khi cân nhắc hìnhphạt bởi nhìn nhận điều đó là phân biệt đối xử Ngoài ra, những sự khác biệt đó rõràng có làm thay đổi tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm Do vậy, tác giảcho rằng cân nhắc một cách phù hợp sự khác biệt của cá nhân phạm tội khi quyết địnhhình phạt để giảm nhẹ hình phạt hơn luật định không phải là phân biệt đối xử vàkhông tổn thương công lý [137, p.45-60] Đây cũng là công trình có giá trị thamkhảo để NCS xây dựng khung lý thuyết về cơ sở của việc quy định miễn, giảm hìnhphạt trong pháp luật hình sự.

Trang 37

Tương tự, bài viết: “Lawlessness in the Federal Sentencing Process: A Test forUniformity and Consistency in Sentence Outcomes” (Trường hợp không có luật trong

quá trình kết án của Liên bang: Một thử nghiệm về tính thống nhất và tương đồngtrong kết quả kết án), Tạp chí Quý san Tư pháp, Mỹ, tập 27, số 3/2010, tr.362-392của tác giả Army L Anderson Đây là một nghiên cứu ở phương diện thực tiễn được

tiến hành thông qua việc khảo sát các trường hợp kết án khi “không có luật” bằng

phương pháp so sánh những bản án của các Thẩm phán khác nhau đối với các trườnghợp phạm tội có tình tiết tương tự hoặc so sánh những bản án của cùng một Thẩmphán đối với những người phạm tội khác nhau Kết quả khảo sát cho thấy việc cânnhắc những tình tiết khoan hồng chưa có trong luật định để quyết định mức án củaThẩm phán ở các bang khác nhau của nước Mỹ có sự chênh lệch tương đối lớn và phụthuộc nhiều vào lập trường cá nhân của Thẩm phán cũng như đặc điểm của người bịkết án Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả kiến nghị tăng cường các hướng dẫn kết áncủa Liên bang để giảm thiểu sự chênh lệch đối với các trường hợp cân nhắc căn cứngoài luật khi quyết định mức án, bảo đảm công bằng đối với người phạm tội [136,p.362-392]; v.v… Đây cũng là nền tảng thực tiễn để NCS xây dựng phương pháptính mức giảm nhẹ khi có tình tiết giảm nhẹ để bảo đảm sự thống nhất và công bằngtrong xét xử.

* Công trình đề cập đến mối quan hệ giữa xử lý và tiết kiệm chi phí trongchính sách hình sự khi giảm hình phạt

Sách tham khảo: “The future of crime and punishment: The smart policy toreduce crime and save money” (Tương lai của tội phạm và hình phạt: Các chính sách

thông minh để giảm tội phạm và tiết kiệm chi phí) của tác giả William R Kelly, Nxb.Rowman & Littlefield năm 2016 Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề như[151, p.189-196]: Các yếu tố liên quan đến nhiều hành vi phạm tội (nghèo đói, bệnh tâmthần và lạm dụng ma túy và thần kinh; hệ thống tư pháp Mỹ trong cuộc chiến chốngtội phạm; các công cụ phòng và các biện pháp giảm việc giam giữ hiệu quả và tiết kiệmchi phí Trong cuốn sách, William R Kelly cũng xác định nhu cầu giáo dục côngchúng về cách sử dụng những công cụ này hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí, trong đócó việc tăng cường các biện pháp hạn chế giam giữ, phạt tù và các biện pháp hỗ trợ từcộng đồng, biện pháp giảm hình phạt kèm theo điều kiện tình tiết giảm nhẹ và biệnpháp hỗ trợ từ cộng đồng; chính sách và sự thay đổi hệ thống tư pháp là cầnthiết; v.v Công

Trang 38

trình này có giá trị tham khảo khi xây dựng khung lý thuyết về cơ sở và ý nghĩa củaviệc quy định giảm nhẹ hình phạt.

Như vậy, các công trình nghiên cứu kể trên chưa thể khái quát hết được tìnhhình nghiên cứu nước ngoài về miễn, giảm hình phạt, nhưng đây là những công trìnhtrong số những tác phẩm tiêu biểu, điển hình và có thể cho chúng ta thấy được cáinhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án như sau:

Thứ nhất, chưa có công trình nào của nước ngoài nghiên cứu một cách tổng

thể, riêng biệt và có hệ thống, toàn diện về chế định miễn, giảm hình phạt theo phápluật hình sự Việt Nam;

Thứ hai, số lượng công trình nghiên cứu về miễn, giảm hình phạt là không

nhiều so với những công trình nghiên cứu về các chế định khác như hình phạt, TNHS,tội phạm hoặc về những vấn đề chung trong pháp luật hình sự;

Thứ ba, mặc dù chưa thực sự rõ ràng trong nội dung, song các tác phẩm bước

đầu chỉ ra được bản chất của miễn, giảm hình phạt trong khi xét xử, theo đó miễn,giảm hình phạt phản ánh nội dung nhân đạo và phân hóa TNHS trong chính sách hìnhsự;

Thứ tư, các tác phẩm đều thống nhất nội hàm và yêu cầu của việc giảm nhẹ

hình phạt là khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS thì người phạm tội sẽ được miễn, giảmhình phạt và do Tòa án cân nhắc Có công trình cũng đã phần nào đề cập đến cơ sởcủa việc miễn, giảm hình phạt và chỉ rõ việc miễn, giảm hình phạt không có nghĩa làkhông công bằng, giảm hình phạt đối với các tình tiết thuộc về nhân thân người phạmtội cũng không có nghĩa là phân biệt đối xử và việc giảm nhẹ khi cân nhắc yếu tốnhân thân cũng không làm tổn thương công lý.

Thứ năm, nội dung của các tác phẩm làm cơ sở lý luận cho việc NCS nghiên

cứu chủ đề này trong pháp luật hình sự Việt Nam.

1.2 Đánh giá các công trình khoa học và những vấn đề đặt ra cần tiếp tụcnghiên cứu

1.2.1 Đánh giá các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đếnđề tài Luận án

Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước và ngoài nướcnêu tại mục 1.1 có thể chưa thật sự đầy đủ nhưng đã phần nào phản ánh được thựctrạng, mức độ, quy mô nghiên cứu về chế định miễn, giảm hình phạt trong pháp luật

Trang 39

Thứ nhất, các công trình khoa học nêu trên (trừ bài viết của NCS.) đều không

trực diện nghiên cứu về miễn, giảm hình phạt, tuy nhiên các công trình này cũng đãhình thành được hệ thống quan điểm, học thuyết liên quan đến miễn, giảm hình phạtnhư vấn đề tội phạm, TNHS, đặc biệt là về hình phạt, xã hội học về hình phạt, cũngnhư hệ thống các biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt trong luật hình sự Đángchú ý là có một số công trình nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ TNHS Đây là nhữngnghiên cứu có giá trị làm cơ sở khoa học để NCS tiếp tục triển khai nghiên cứu vấnđề lý luận về miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự.

Thứ hai, nội dung các công trình trong nước về cơ bản đã thống nhất trong việc

nêu khái niệm, các đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt và nội dung của các trườnghợp miễn hình phạt là việc Tòa án không áp dụng hình phạt trong khi xét xử… đượcthể hiện trong hệ thống sách báo pháp lý và hệ thống các giáo trình chuẩn tại nhữngcơ sở đào tạo luật Một số công trình bước đầu đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy địnhBLHS, nhưng chủ yếu là kiến nghị hoàn thiện BLHS năm 1999, trong khi BLHS năm2015 có hiệu lực thi hành nhưng vẫn còn một số bất cập Tuy nhiên, có một số côngtrình hiểu khái niệm miễn hình phạt theo nghĩa rộng, bao gồm cả nội dung miễn chấphành hình phạt trong giai đoạn thi hành án.

Thứ ba, việc nghiên cứu theo cách gọi là giảm hình phạt chưa được đề cập mà

giảm hình phạt được nhắc đến trong các nghiên cứu hiện nay theo nghĩa hẹp mới chỉđược hiểu chính là việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS khi cónhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, theo nghĩa rộng thì có quan điểm cho rằng giảm hìnhphạt bao gồm cả nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong giai đoạn thi hànhán Ở đây, giảm hình phạt dưới góc độ là một chế định mang tính chất nhân đạo và làmột hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án trong giai đoạn xét xử khi có tình tiếtgiảm nhẹ chưa được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập Ngoài ra, chưa có nghiêncứu phân biệt, so sánh giảm hình phạt và giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thứ tư, các công trình khoa học ở nước ngoài khi đề cập đến miễn, giảm hình

phạt đều thể hiện điểm tương đồng với luật hình sự nước ta khi cho người phạm tộiđược khoan hồng là miễn, giảm hình phạt thì phải có điều kiện bắt buộc là họ phải cótình tiết giảm nhẹ TNHS và có nhân thân tốt Tuy nhiên, các công trình vẫn chủ yếu mớiđề cập riêng rẽ hoặc về miễn hình phạt hay về giảm hình phạt và được thể hiện thôngqua một số án lệ, hoặc thậm chí cũng có quan niệm coi việc miễn, giảm hình phạt là

Trang 40

thủ tục tố

Ngày đăng: 05/07/2024, 15:09

w