1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong việc phát triển kinh tế của việt nam

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính sách này giúp đồng tiền của Chính phủ hay Ngân hàng Trungương được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện được các mục tiêu kinh tế.Cùng với những mục tiêu và vị trí nói trên,

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN MÔN HỌC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀICHÍNH

LỚP HỌC PHẦN: 2411101087312

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCHTIỀN TỆ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VĂN TUẤN

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :

1 NGUYỄN THỊ YẾN NHI 2 HUỲNH THU THẢO 3 LÊ THẾ SANG

4 NGUYỄN NGỌC HÀ MY5 HUỲNH THỊ NGỌC THI ( NT )

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCHTIỀN TỆ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VĂN TUẤN

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tiểu luận môn học này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáoviên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệuthông tin sử dụng trong tiểu luận môn học này là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2024

Nhóm sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Ngọc ThiNguyễn Thị Yến Nhi

Lê Thế SangHuỳnh Thu ThảoNguyễn Ngọc Hà My

Phạm Đinh Trí

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn VănTuấn Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Tiền tệ ngân hàng và thị trường tàichính, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết vàtận tình của thầy

Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoànthành được bài tiểu luận về đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụchính sách tiền tệ trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kínhmong nhận được những lời góp ý của thầy/cô để bài tiểu luận của em ngày càng hoànthiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

2.Mục tiêu nghiên cứu: 8

3.Kết cấu tiểu luận: 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁCCÔNG CỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 9

1 Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) 9

Trang 6

CHƯƠNG Ⅱ: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC SỬDỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM HIỆN

1.Sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay 31

1.1 Tổng quan chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong từng giai đoạn : 31

1.2 Vai trò của chính sách tiền tệ: 35

1.3 Sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế: 37

2.Thực trạng sử dụng các chính sách công cụ tiền tệ 39

2.1 Công cụ dự trữ bắt buộc 39

2.2 Công cụ chính sách tái chiết khấu 42

2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 45

2 Giải pháp nâng cao hiệu công cụ chính tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước 58

2.1 Công cụ dữ trữ bắt buộc 58

2.2 Công cụ chính sách tái chiết khấu ( tái cấp vốn) 60

2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 61

2.4 Các công cụ khác 64

KẾT LUẬN CHUNG 69

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Bảng 2.4 Lãi suất hiện nayBảng 2.5 Tỷ giá hối đoái hiện nay

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đangtừng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế Với đặc điểm của nềnkinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể củanền kinh tế và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong việc pháttriển kinh tế của Việt Nam luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyếtđối với các nhà điều hành chính sách tiền tệ quốc gia các nhà nghiên cứu kinh tế đặc biệt là trongbối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về các chính sáchtiền tệ của thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễncao.

Chính vì vậy chúng em quyết định chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụchính sách tiền tệ trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Với mục đích trao đổi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về các công cụchính sách tiền tệ Việt Nam.

2.Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hoạt động hiện nay của chính sách tiền tệ và cách sử dụng côngcụ của chính sách tiền tệ trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệtrong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

3.Kết cấu tiểu luận:

Tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chính sách tiền tệ và các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ

Trang 9

Chương 2: Thực trạng chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ Việt Namhiện nay

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trongviệc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNGCỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1 Chính sách tiền tệ (Monetary Policy)

1.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ hay còn gọi là chính sách lưu thông tiền tệ là tổng thể các chủtrương, chính sách và biện pháp của nhà nước tác động thông qua các điều kiện tiền tệnhằm ổn định giá trị tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm tỉlệ thất nghiệp Như vậy, chính sách tiền tệ là một bộ phận trong hệ thống các chính sáchkinh tế - tài chính vĩ mô của một quốc gia.

Theo quan điểm kinh tế học vĩ mô: Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách kinhtế vĩ mô trong đó Ngân hang Trung ương thông qua các công cụ của mình nhằm điềutiết khối lượng tiền cung ứng (M) và đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội trong từngthời kì.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lậptheo hai hướng:

+ Chính sách tiền tệ mở rộng / nới lỏng (tăng cung tiền, giảm lãi suất): là cơ sở tiền tệtác động theo hướng mở rộng lượng tiền cung ứng (Money Supply), giảm lãi suất nhằmkhắc phục tình trạng giảm phát, tình trạng suy thối kinh tế.

Bằng cách này, lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, người dân có tiền sẽ chi tiêunhiều hơn, doanh nghiệp có tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh Từ đó, tạo tiền đềthúc đẩy nền kinh tế phát triển Chính sách này được sử dụng khi nền kinh tế suy thối + Chính sách tiền tệ thắt chặt / hạn chế (giảm cung tiền, tăng lãi suất): là chính sáchtiền tệ tác động theo hướng thu hẹp lượng tiền cung ứng, tăng lãi suất nhằm kiềm chếhiện tượng lạm phát cao, hạn chế bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Khi cung tiền giảm, mọi người tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, tình hình lạm phát được cảithiện Tuy nhiên, chính sách này có thể khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại Đây làbài toán mà các Ngân hàng Trung ương cần giải quyết để cân bằng giữa kiềm chế lạmphát và tăng trưởng kinh tế.

Trang 11

Chính sách tiền tệ tác động đến các biến mục tiêu vĩ mô thông qua việc thay đổi cungtiền và lãi suất Cung tiền thường chỉ điều tiết một cách gián tiếp tổng cầu bằng cơ chếlan truyền nhờ sự thay đổi của lãi suất để cân bằng lại thị trường tiền tệ qua việc điềuchỉnh sự lựa chọn các tài sản tài chính Trong trạng thái “bẫy thanh khoản”, chính sáchtiền tệ hầu như không có tác dụng đối với lãi suất cũng như sản lượng, thu nhập và côngăn việc làm Tương tự đối với chính sách tài khóa, tác động của chính sách tiền tệ cònphụ thuộc vào khả năng phản ứng của tổng cung và quan hệ giữa cung tiền tệ, lãi suấtvà lạm phát

1.2 Vị trí

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là mộttrong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thôngtiền tệ Bên cạnh đó, nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khácnhư chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.

Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiềntệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệquốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.

Như vậy, chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nướctrong việc quản lý nền kinh tế quốc gia Đặc biệt trong việc kiềm chế lạm phát, ổn địnhtỷ giá ổn định giá cả và thị trường trong bối cảnh nền kinh tế suy thối như hiện nay.

1.3 Mục tiêu

Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền Thông thường,không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tìnhtrạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn Còn khi kinh tế quá nóng haykinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượngcung tiền

Vậy cho nên để có thể đạt được mục tiêu chính, cần đi qua các mục tiêu trung giankhác Không thể sử dụng các công cụ để đi trực tiếp đến mục tiêu cuối cùng, vì mụ tiêucuối cùng là tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm lạm phát là những chỉ số vĩ mô chonên sau một khoảng thời gian 1-2 năm mới có số liệu thay đổi rõ rệt Vậy cho nên gọi

Trang 12

chính sách này có độ trễ, và Ngân hàng Trung ương không thể ngồi chờ được biến độngnên nắm bắt và dự tính những gì mình có thể kiểm soát

1.3.1 Khống chế tỉ lệ thất nghiệp

Trong những năm gần đây với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, Việt Nam đãđạt được một số thành tựu trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lương thựcthực phẩm… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng gặp một số vấn đềkhó khăn trong kinh tế Hiện nay, vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tếViệt Nam chính là tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dângiảm sút; sự suy giảm, thậm chí đình trệ sản xuất kinh doanh của một số ngành, trongđó có các ngành xuất khẩu, và khả năng khắc phục những yếu kém của nền kinh tế Dođó, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực thực hiện các giải pháp chống suythối và dự báo tình hình kinh tế trong nước, kinh tế thế giới để điều chỉnh, điều hành tốtnền kinh tế nước nhà, đặc biệt là giảm được tình trạng thất nghiệp.

Dù là chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt thì cũng ảnh hưởng đến việc sử dụngcác nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến tỉ lệ thấtnghiệp Vì vậy, muốn giảm tỉ lệ thất nghiệp thì phải chấp nhận tăng lạm phát, tuy nhiêncần khống chế tỉ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.

1.3.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định cácchính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệtviệc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, điều đó thể hiện lòng tin của dânchúng đối với Chính phủ

Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế Ngân hàng trung ương cóthể điều chỉnh lãi suất để ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và đầu tư Tăng lãi suất cóthể làm giảm chi tiêu tiêu dùng và đầu tư, nhưng đồng thời cũng có thể làm tăng lợi suấttiết kiệm và tăng thu hút vốn đầu tư Ngân hàng trung ương cũng có thể sử dụng cácbiện pháp quản lý cung tiền như mua lại trái phiếu và tài sản tài chính để tăng cung tiềnvà kích thích tăng trưởng kinh tế.

1.3.3 Ổn định thị trường tài chính

Trang 13

Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chínhtrong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua đó làmgiảm quy mô hoạt động kinh tế Bởi vậy, việc ổn định tài chính không chỉ đóng vai tròquan trọng trong việc ổn định giá cả (mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương), màcòn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững, vì sự ổn định đó tạo ra môi trườngthuận lợi hơn cho nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung giantài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồnlực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các “cú sốc” về tàichính và rủi ro hệ thống.

Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vì sự biếnđộng của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính Sự gia tăng lãi suấttạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay cầm cố, cũngnhư những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắm giữ nó sụp đổ.

1.3.4 Ổn định thị trường hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền được tính bằng đơn vị tiền của nước khácvà còn là tỷ giá trao đổi tiền tệ của các nước với nhau Vai trò của tỷ giá hối đoái:

 Công cụ để tính toán và so sánh các giá trị nội tệ và ngoại tệ, là thước đo sức muadựa trên mức cung cầu của một đất nước.

 Yếu tố quyết định trực tiếp đến hoạt động về xuất nhập khẩu hàng hóa, cân bằng thịtrường cũng như nền thương mại giữa các nước với nhau.

Như vậy, với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốctế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của chính sách tiền tệ Tỷ giá hối đoáicó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong nước so với nướcngoài Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi hàng hoávới nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn.

1.3.5 Ổn định thị trường lãi suất

Lãi suất là “giá cả”, phản ánh cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ, thị trường tài chínhtrong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, lãi suất là một trong công cụ điều hành chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, của mọi quốc gia trên thế giới Chính vì lẽ đó,lãi suất chịu tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và gắn với thực hiện nhiệm vụ của

Trang 14

Ngân hàng Trung ương trong từng thời kỳ cũng như từng năm theo kế hoạch phát triểnkinh tế đất nước.

Sự biến động của lãi suất có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và khó khăn tronglập kế hoạch cho tương lai Biến động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chitiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng mở rộng sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp

Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời Nhưngxem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậmchí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì Ngânhàng Trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với cácchính sách kinh tế vĩ mô khác.

1.3.6 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá

Lạm phát là hiện tượng gia tăng đáng kể và liên tục của mức giá hàng hóa và dịch vụtrong một khoảng thời gian dài Chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việckiểm soát lạm phát và đảm bảo ổn định giá Để giữ cho mức lạm phát trong ranh giớichấp nhận được, Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất để làm tăng giá trị tiền tệvà giảm sự cạnh tranh chi phí Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp quản lýcung tiền để kiềm chế tốc độ tăng trưởng lạm phát.

Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệlạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được Trong điều kiệnnền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số)sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại

1.4 Vai trò

Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường hướng tới xã hội chủ nghĩa Vì vậy,nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nền kinh tế sẽ biến động theonhững chính sách kinh tế mà nhà nước thực hiện Chính sách tiền tệ là một công cụ kinhtế hiệu quả giúp nhà nước thực hiện điều này

Hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng đóng vai trò như mạch máu của toàn bộ nềnkinh tế Điều hành chính sách tiền tệ giúp dòng tiền hay “mạch máu” được lưu thông ổn

Trang 15

định tới toàn bộ cơ thể Từ đó, nuôi dưỡng sự phát triển ổn định của nền kinh tế, hướngtới tăng trưởng Chính sách này giúp đồng tiền của Chính phủ hay Ngân hàng Trungương được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện được các mục tiêu kinh tế.Cùng với những mục tiêu và vị trí nói trên, ta có thể đúc kết ra những vai trò quan trọngcủa chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế:

+ Giúp cân bằng tổng cầu so với tổng cung trong nền kinh tế thông qua các chỉ tiêuvề tổng sản phẩm quốc nội để giữ tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức kiểm soát.

+ Giúp ổn định thị trường lãi suất và thị trường ngoại hối, tiền tệ của nền kinh tếtrong nước.

+ Ổn định sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinhtế trong nước.

+ Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nhiềungười lao động.

+ Tác động trực tiếp vào hệ thống lưu thông tiền tệ quốc gia với có sự liên kết và mốiquan hệ chặt chẽ của các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau như chính sách tài khoá,chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập…

1.5 Tác động

Chính sách tiền tệ tại Việt Nam ngoài vai trò quan trọng trong việc điều tiết và kiểmsoát lượng tiền tệ lưu thông thì còn có ý nghĩa tác động tới bất bình đẳng thu nhập trongxã hội.

Cụ thể chính sách này có thể thực hiện được các mục tiêu như kiểm soát tỷ lệ lạm phát,giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá thị trường và ổn định sức mua của đồng tiền để từ đóthúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sau nhiều biến động năm 2022, nền kinh tế Việt Nam và thế giới phải đối mặt với lạmphát và suy thối kinh tế trong năm 2023 Ngân hàng Trung ương phải đối mặt với áp lựctừ trong và ngoài nước Lúc này, chính sách tiền tệ trở thành công cụ vô cùng quantrọng để điều hành kinh tế vĩ mô Một số hướng thực hiện chính sách tiền tệ của Ngânhàng Trung ương trong 2023 như sau:

Trang 16

- Áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối vào thờiđiểm quan trọng như đầu và cuối năm Có thể đánh đổi một phần lạm phát để tăng phụchồi và trưởng kinh tế vì tỷ lệ lạm phát của nước ta vẫn ở mức thấp so với thế giới.

- Chính sách lãi suất phụ thuộc vào tỷ giá Khi tỷ giá chịu áp lực lớn, biện pháp tănglãi suất được sử dụng để hỗ trợ tỷ giá Tuy nhiên, có thể áp dụng lãi suất chiết khấu chodoanh nghiệp vì cần ưu tiên phát triển kinh tế Đồng thời, cần giám sát chặt chẽ tìnhtrạng đầu cơ ngoại tệ của cả cá nhân và doanh nghiệp.

- Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan cần phối hợp chặtchẽ với nhau để xử lý dứt khoát những vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính càngsớm càng tốt Đặc biệt, nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp cần phải xử lý ngay để tạo điềukiện phát triển hệ thống tài chính những năm tới.

- Thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiêu dùng cần thiết để hỗ trợ các doanhnghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau đại dịch,những gói hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua thời gian khó khăn, ổn định hoạtđộng sản xuất Đây chính là tiền đề quan trọng để phục hồi và ổn định nền kinh tế

2 Các công cụ chính sách tài khóa

Theo Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thựchiện CSTT quốc gia, bao gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái,nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượtdự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Theo điều 14, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Trang 17

- Quỹ tín dụng nhân dân- Tổ chức tài chính vi mô

2.1.3 Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc:

Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc được quy định tại Điều 3, Thôngtư 30/2019/TT-NHNN bao gồm:

1.Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:

Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụngđược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệtđến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểmsoát đặc biệt.

2.Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động:

Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trươnghoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giaodịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khaitrương hoạt động.

3.Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sảnhoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền:

Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụngđược chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệulực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (SởGiao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngàynhận được quyết định này.

2.1.4 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trang 18

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài được quy định tại Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-NHNN như sau:

- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cácloại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.

- Ngân hàng chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách trong trườnghợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phảibáo cáo Ngân hàng nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộctheo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Hợp tácxã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dưtiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1 % trên tổng số dưtiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạndưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lênlà 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

- Tổ chức tín dụng khác (ngoài các tổ chức tín dụng trên) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắtbuộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dưtiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dưtiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Trang 19

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạndưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lênlà 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

2.1.5 Ưu điểm của chính sách dự trữ bắt buộc:

1 Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng, kể cả ngân hàng thươngmại và tổ chức tín dụng

2 Là công cụ có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi tỷ lệdự trữ bắt buộc

3 Là công cụ bắt buộc để ngân hàng trung ương tạo ra mối quan hệ phụ thuộc về vốngiữa ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại, từ đó giúp tăng khả năngquản lí, kiểm soát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.

4 Là công cụ mang nặng tính chất hành chính vì nó tác động như nhau đối với cácngân hàng, phản ánh được tính chất quyền lực, đảm bảo cho ngân hàng nhà nước thựcthi được các chính sách tiền tệ một cách công bằng, nhanh chóng.

2.1.6 Nhược điểm của chính sách dự trữ bắt buộc:

1 Thiếu tính linh hoạt, vì một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc ẽ gây ra sựbất ổn đến hoạt động của các ngân hàng.

2 Vô hình chung đây là một khoản thuế thu nhập vô hình với các ngân hàng thươngmại, vì một phần tiền khách hàng gửi vào không được dùng cho mục đích sinh lờinhưng ngân hàng vẫn phải trả tiền lãi cho khách hàng.

3 Gia tăng chi phí đầu vào cho ngân hàng, vì thế dự trữ bắt buộc không thể tăng lênquá cao do sẽ làm tăng chi phí cho ngân hàng và đẩy lãi suất cho vay lên cao

4 Trong trường hợp nếu thay đổi dự trữ bắt buộc một cách liên tục có thể gây ra sựbất ổn cho cách ngân hàng và làm khó khăn cho công tác quản trị thanh khoản của ngânhàng.

5 Vì vậy, dự trữ bắt buộc là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ với mục đíchchính là ổn định chính sách tiền tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường nhưng tăng tỷlệ dự trữ bắt buộc sẽ tăng lãi suất cho vay, việc này đi ngược lại với mục đích ban đầuđề ra.

Trang 20

2.2 Chính sách tái cấp vốn

2.2.3 Khái niệm:

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì tái cấp vốn là hìnhthức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phươngtiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

2.2.4 Vai trò:

Mục tiêu của việc tái cấp vốn là giúp các ngân hàng thương mại và công ty tài chính cónguồn vốn kịp thời để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình Điều này đảm bảorằng họ có đủ vốn để cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng và tham gia vào cáchoạt động tài chính khác như cho vay, hỗ trợ tài chính, thanh toán trung gian và nhiềuhoạt động khác Tái cấp vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định vàphát triển của hệ thống ngân hàng và tài chính trong nền kinh tế.

2.2.5 Các hình thức tái cấp vốn:

Hiện nay, tái cấp vốn bao gồm 3 hình thức chủ yếu được căn cứ theo Khoản 2, Điều 11,Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010:

- Chiết khấu giấy tờ có giá

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá- Các hình thức tái cấp vốn khác

2.2.6 Nội dung của các hình thức tái cấp vốn:

1 Chiết khấu giấy tờ có giá:- Khái niệm:

Theo khoản 4, điều 2, Thông tư 01/2012/TT-NHNN, Chiết khấu giấy tờ có giá lànghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanhtoán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanhtoán (gọi tắt là chiết khấu).

Điều kiện thực hiện của tái cấp vốn:

Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Trang 21

+ Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

+ Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

+ Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhànước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chiết khấu.

+ Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhànước đúng hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

+ Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấutại Ngân hàng Nhà nước.

+ Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nốivới hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tinhọc).

-Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được chiết khấu:

Điều 6 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn giấy tờ có giá được chiếtkhấu tại Ngân hàng Nhà nước như sau:

-Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND)-Được phép chuyển nhượng

-Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghịchiết khấu

- Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đềnghị chiết khấu phát hành

- Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấutoàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá

- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiếtkhấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

Trong đó, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá theo khoản 11 Điều 2 Thông tư01/2012/TT-NHNN là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được Ngân hàngNhà nước nhận chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán.

- Danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyđịnh trong từng thời kỳ.

Trang 22

2 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố có giấy tờ có giá:- Khái niệm:

Theo Khoản 1, điều 2, Thông tư 17/2011/TT-NHNN, Cho vay có bảo đảm bằng cầm cốgiấy tờ có giá (gọi tắt là cho vay cầm cố) là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữucủa tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ

- Điều kiện cho vay cầm cố:

Căn cứ Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, trên cơ sở định hướng điều hành chínhsách tiền tệ và lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quyết định thựchiện cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng khi có đủ các điều kiện sau:

- Là các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2011/TT-NHNN và khôngbị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

- Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được sử dụngcầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

- Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngânhàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều15 Thông tư 17/2011/TT-NHNN.

- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn

- Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi cho Ngânhàng Nhà nước đúng thời gian quy định.

- Thời hạn cho vay cầm cố:

Điều 11 Thông tư 17/2011/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư 37/2011/TT-NHNN) quyđịnh về thời hạn cho vay cầm cố như sau:

- Thời hạn cho vay cầm cố là dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại củagiấy tờ có giá được cầm cố Thời hạn cho vay cầm cố bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn cho vay được kéo dàiđến ngày làm việc tiếp theo.

- Căn cứ mục đích vay vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết địnhthời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ thể.

Trang 23

- Trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản vay cầmcố trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và lý do gia hạn phù hợp với định hướng điềuhành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

1 Các hình thức tái cấp vốn khác:

Ngoài hai hình thức tái cấp vốn trên, ngân hàng nhà nước cũng áp dụng các hình thứctái cấp vốn khác Tuy nhiên, thông tin chi tiết về các hình thức này không được nêu rõtrong văn bản đã ban hành.

2.3 Lãi suất

NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điềuhành Chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi Trong trường hợp thị trường tiền tệ códiễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệgiữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác

2.3.1 Khái niệm:

Lãi suất là một chính sách trong đó Nhà nước sử dụng lãi suất như là một công cụ đểđiều chỉnh khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế theo các mục tiêu của chiếnlược.

2.3.3 Bảng lãi suất:

dụngLãi suất tái chiết

19-06-2023

Trang 24

Lãi suất tái cấp vốn 4,500% 1123/QĐ-NHNN ngày16/06/2023

19-06-2023

Trang 25

2.3.4 Lãi suất thị trường liên ngân hàng:

2.4.2 Thành viên nghiệp vụ thị trường mở:

(Điều 5, 6, 7 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)

1 Điều kiện đối với thành viên nghiệp vụ thị trường mở

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tíndụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Trang 26

- Có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.- Được Ngân hàng Nhà nước cấp mã ngân hàng.

2 Thủ tục công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở

Thủ tục công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở gồm các bước sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu tham gia nghiệp vụ thịtrường mở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thịtrường mở theo Phụ lục số 01/TTM đến Ngân hàng Nhà nước để được xem xét cấpGiấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị tham gia nghiệpvụ thị trường mở của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàngNhà nước thực hiện việc cấp Giấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở khi đủĐiều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-NHNN hoặc có văn bản trả lời chotổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu không đủ Điều kiện.

- Thủ tục công nhận lại thành viên đối với trường hợp thành viên đã chấm dứt tư cáchthành viên theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư Thông tư42/2015/TT-NHNN được thực hiện như thủ tục công nhận thành viên lần đầu.

3 Chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở

- Thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

+ Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị sáp nhập, hợpnhất, chia tách, giải thể, phá sản

+ Khi tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước của thànhviên bị đóng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cáchthành viên.

- Thành viên có nhu cầu chấm dứt tư cách thành viên và hoàn thành các nghĩa vụ đốivới Ngân hàng Nhà nước trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, gửi trực tiếphoặc qua đường bưu điện Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên theo Phụ lục số02/TTM đến Ngân hàng Nhà nước.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị chấm dứt tư cáchthành viên, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thànhviên gửi cho thành viên.

Trang 27

- Khi chấm dứt tư cách thành viên, Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước thông báo choCục Công nghệ tin học để thu hồi mã khóa truy cập và mã khóa ký chữ ký điện tử củathành viên.

Trang 28

2.4.3 Giấy tờ có giá được giao dịch qua thị trường mở:

Theo Điều 10, Thông tử 42/2015/TT-NHNN,

 Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch nghiệp vụthị trường mở phải có đủ các Điều kiện sau đây:

+ Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịchqua nghiệp vụ thị trường mở

+ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên+ Được phát hành bằng đồng Việt Nam

+ Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng củaNgân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng kýbán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước

+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơnthời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấytờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấytờ có giá đáo hạn.

 Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệchênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

2.4.4 Thẩm quyền ký trong giao dịch thị trường mở:

Thẩm quyền ký trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được quy định tại Điều 18Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:

- Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kýcác văn bản liên quan đến việc đề nghị công nhận, chấm dứt tư cách thành viên và vănbản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhànước là người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.- Giám đốc Sở Giao dịch là người có thẩm quyền (hoặc có thể ủy quyền cho Phó Giámđốc Sở Giao dịch và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này) ký các văn bản liên quan đếnviệc công nhận, chấm dứt tư cách thành viên và văn bản liên quan đến việc thực hiệngiao dịch nghiệp vụ thị trường mở với thành viên.

2.4.5 Quy trình nghiệp vụ thị trường mở:

Trang 29

 Theo Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-NHNN, quy trình nghiệp vụ thị trường mởhướng dẫn các nội dung cơ bản sau:

- Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở

- Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấytờ có giá

- Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá- Thành viên lưu ký giấy tờ có giá

- Thành viên nộp đơn dự thầu

- Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu

- Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu

- Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳhạn giấy tờ có giá

- Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá

- Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúnghợp đồng

2.5.2 Mục tiêu:

Mục tiêu cân bằng nội: Khi các nguồn lực kinh tế của một đất nước được sử dụng đầyđủ và mức giá của quốc gia đó ổn định thì quốc gia đó được xem là ở trong tình trạngcân bằng nội Ngược lại, khi các nguồn lực này không được sử dụng đầy đủ hoặc quámức sẽ gây ra tình trạng “quá nóng” và các nguồn lực bị sử dụng quá mức thì sẽ lãngphí ở một dạng khác Việc này cũng dẫn đến những biến động về mức giá chung, làm

Trang 30

giảm hiệu quả của nền kinh tế bằng cách làm cho giá trị thực tế của đơn vị tiền tệ kémổn định và làm cho tính chất hướng dẫn đối với các quyết định kinh tế kém hiệu quả.Để tránh tình trạng mất cân bằng về mức giá, chính phủ phải ngăn chặn sự dao động lớntrong tổng sản phẩm, chính bản thân sự dao động này cũng là điều không đáng mongmuốn Hơn nữa, chính phủ cần ngăn chặn tình trạng lạm phát và giảm phát kéo dài bằngcách đảm bảo việc cung ứng tiền không tăng lên nhanh chóng hoặc quá chậm.

Mục tiêu cân bằng ngoại: Cân bằng ngoại khó xác định hơn so với cân bằng nội vìkhông có những tiêu chuẩn tự nhiên như “việc làm đầy đủ” hay “giá cả ổn định” để đưavào các hoạt động giao dịch quốc tế của nền kinh tế Các nhà kinh tế thường đồng nhấtcân bằng ngoại với sự cân đối trong tài khoản vãng lai của một nước Mục tiêu của cânđối bên ngoài là một tài khoản vãng lai cho phép thực hiện những lợi ích quan trọng từnhững dòng vốn đầu tư dài hạn mà không phải mạo hiểm đối phó với những vấn đề đãnêu Trên thực tế, không thể biết chính xác mức thâm hụt hay thặng dư tài khoản vãnglai này nên là bao nhiêu nên các quốc gia thường cố gắng tránh thâm hụt hoặc dư thừaquá lớn.

2.5.3 Các công cụ của Ngân hàng Trung ương trong thực thi chính sách tỷgiá hối đoái:

Chính sách chiết khấu: Là chính sách theo đó NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu của

ngân hàng mình từ đó điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường Khi tỷ giá lên cao đếnmức nguy hiểm, để tỷ giá hạ xuống buộc NHTW nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, từ đólãi suất trên thị trường cũng nâng lên khiến cho vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽchạy vào nước mình để thu lãi cao Chính sách này chỉ có ảnh hưởng nhất định và cóhạn đối với tỷ giá hối đoái.

Chính sách hối đoái hay nghiệp vụ thị trường mở: Là các biện pháp tác động trực

tiếp vào tỷ giá hối đoái, tức là NHTW hoặc các cơ quan ngoại hối của nhà nước dùngnghiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Công cụ này đềudẫn đến mâu thuẫn giữa tập đoàn tư bản trong nước, giữa thương nhân xuất khẩu muốnnâng cao tỷ giá hối đoái lên với tư bản trong nước, giữa thương nhân xuất khẩu muốnnâng cao tỷ giá hối đoái với thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá xuống,…

Quỹ dự trữ ngoại hối: Là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích là

tạo ra một cách chủ động lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá

Trang 31

hối đoái qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường Kim nghiệm đã cho thấyrằng, tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái có hạn nên quỹ này chỉ có tác dụng khi khủnghoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế để hỗ trợ.

Phá giá tiền tệ: Đây là một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động lên

tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế, gồm có:

Phá giá tiền tệ: là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là thấp hơn

sức mua thực tế của nó.

Nâng giá tiền tệ: Là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ là cao

hơn sức mua thực tế của nó.

2.6 Công cụ hạn mức tín dụng:

2.6.1 Khái niệm:

Theo Điều 1 Quyết định 43/QĐ-NH14 năm 1996 thì hạn mức tín dụng là một công cụđể thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tíndụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng.

+ Hạn mức tín dụng của NHNN đối với các tổ chức tín dụng thông qua hình thức táicấp vốn.

+ Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.

Chỉ tiêu hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế giao cho tổ chức tín dụng là chỉ tiêukhống chế tối đa, tổ chức tín dụng không được phép vi phạm trong suốt quá trình thựchiện.

- Các tổ chức tín dụng được phép mua, bán lẫn nhau về hạn mức tín dụng đối với nềnkinh tế trong phạm vi chỉ tiêu được NHNN giao.

Trang 32

- Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế được quản lý chặt chẽ;nếu tổ chức tín dụng vi phạm, NHNN sẽ tiến hành phạt trên số tiền cho vay vượt hạnmức được giao

- Một tổ chức tín dụng có thể mua hạn mức tín dụng một hoặc nhiều lần của một hoặcnhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

- Giá trị tối thiểu của một lần mua, bán hạn mức tín dụng là 01 tỷ đồng.

- Việc mua, bán hạn mức tín dụng được thực hiện hàng tháng trên cơ sở cung - cầu củacác tổ chức tín dụng và được thực hiện theo một trong hai phương thức:

+ Mua, bán hạn mức tín dụng có thời hạn, thời gian tối thiểu một tháng và được tínhtròn theo tháng.

+ Mua, bán hẳn, theo toàn bộ thời hạn của hạn mức tín dụng

- Một tổ chức tín dụng đã bán hạn mức tín dụng chỉ được phép mua hạn mức tín dụngcủa các tổ chức tín dụng khác sau khi việc bán hạn mức tín dụng đã kết thúc.

- Khi đến hạn của một khoản hạn mức tín dụng bán theo thời hạn, người mua phải trảlại hạn mức tín dụng cho người bán.

- Giá mua, bán hạn mức tín dụng do các bên ký hợp đồng tự thoả thuận và quy định.- Những khoản mua, bán hạn mức tín dụng được người mua và người bán thông báođồng thời trong ngày cho NHNN Trung ương qua Vụ tín dụng và chỉ có hiệu lực thihành sau khi đã được NHNN chấp thuận bằng văn bản Trong thông báo này cần nêu:+ Hạn mức tín dụng NHNN đã giao cho từng tổ chức tín dụng

+ Hạn mức tín dụng mua, bán giữa các tổ chức tín dụng+ Phí mua bán hạn mức tín dụng

+ Thời hạn mua bán hạn mức tín dụng.

Trang 33

- NHNN có thể là người trung gian giữa bên bán và bên mua hạn mức tín dụng trongtrường hợp hai bên không giao dịch trực tiếp được với nhau (Thông qua thị trường nộitệ Liên Ngân hàng).

- NHNN đảm bảo hoàn toàn bí mật các giao dịch mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổchức tín dụng nếu các bên mua, bán yêu cầu (tên các bên giao dịch, số lượng mua,bán ).

- NHNN sẽ thông báo kịp thời cho các tổ chức tín dụng các yêu cầu và điều kiện mớinhất trong giao dịch hạn mức tín dụng trên thị trường.

CHƯƠNG Ⅱ: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC SỬ DỤNGCÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

1.Sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay

1.1 Tổng quan chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong từng giai đoạn :

Thời gian qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quản lý, điều hành kinhtế vĩ mô Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp với mục tiêu, thịtrường tài chính, tiền tệ ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 -2020 đạt 6,0%/năm, cao hơn mức bình quân 5,9%/năm giai đoạn 2011 - 2015, là mộttrong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới

Giai đoạn năm 2011 – 2015:

Thành công của công cuộc chống lạm phát được thể hiện rõ trong giai đoạn 2011 2015 Đảng và Nhà nước đề ra nhiều chủ trương cụ thể trong kiểm soát lạm phát và ổnđịnh kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thựchiện nhiệm vụ Chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, cùng vớinhững yếu kém tích tụ qua nhiều năm của nội tại nền kinh tế, ngay từ năm đầu của giaiđoạn này, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen, như lạm phát tăng cao,

Trang 34

-các cân đối lớn của nền kinh tế bị phá vỡ Thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao, gâyáp lực lên dự trữ quốc gia Thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng có nhiều biếnđộng với mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao lên đến 20 - 25%/năm, thanh khoản củahệ thống tổ chức tín dụng căng thẳng, dự trữ ngoại hối giảm, tình trạng USD hóa, vànghóa có xu hướng tăng trong bối cảnh lạm phát và bất ổn vĩ mô gia tăng Trong bối cảnhđó, Chính phủ đã khẩn trương, kịp thời ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24-2-2011 “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm an sinh xã hội”, đưa ra giải pháp một cách toàn diện, đồng bộ, đáp ứng kịp thờiđòi hỏi thực tiễn, nhấn mạnh yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồngthời bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người nghèo trước những điều chỉnhlớn của nền kinh tế trong điều kiện giá cả tăng

Cụ thể:

- Về chính sách tiền tệ, giảm lượng cung tiền và giảm tốc độ tăng tín dụng (bảo đảmtốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán 15 - 16% và kiềm chế tín dụng tăng dưới20%), chỉ đạo tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chặtchẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán ; điều hành lãi suất, tỷ giálinh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường;

- Về chính sách tài khóa, giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% tổng sản phẩm quốcnội (GDP) trên cơ sở phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7 - 8% và giảm chi thườngxuyên 10% so với dự toán; rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công;- Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sửdụng tiết kiệm năng lượng;

- Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với công tác an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo; - Tăng cường bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

Tiếp đó, Kết luận số 02-KL/TW, ngày 16-3-2011, của Bộ Chính trị, “Về tình hình kinhtế - xã hội năm 2011” là minh chứng rõ về sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân vàtoàn hệ thống chính trị về việc ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tình hìnhkinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững Năm 2010, Quốc hội đã ban hànhLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, có

Trang 35

ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát Đây là kim chỉ nam giúpđiều hành CSTT của NHNN tập trung và đã đạt được những kết quả tích cực trong thựchiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần vào sự phát triểnnhanh và bền vững của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn từ năm 2016:

Theo đó, tiếp nối giai đoạn 2011 - 2015 về việc chuyển hướng chính sách kịp thời, tổngthể, đồng bộ vào khôi phục nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, từ năm 2016, sau khi lạmphát đã ổn định và được kiểm soát, các cân đối kinh tế vĩ mô được bảo đảm, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều thể hiện rõ sự tập trung, kiên định vàocủng cố các nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển các động lực tăng trưởng kinh tếdài hạn, nhất là thúc đẩy cơ cấu lại kinh tế; tăng cường hội nhập trên cơ sở bảo đảm tínhđộc lập, tự chủ của nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, môi trường kinh doanh,phát triển kinh tế tư nhân, tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy phát triểnkinh tế số và kinh tế xanh Nhờ thế, lạm phát được kiểm soát và điều hành ổn định từ cảgóc độ bên cung và bên cầu Thành công trong kiểm soát, ổn định lạm phát và phát triểnkinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài giúp ổn định kỳ vọng lạm phát, thúc đẩyniềm tin của người dân vào VND, chống đô-la hóa nền kinh tế Các công cụ CSTTđược NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa(CSTK) trong điều tiết thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ, duy trì lượng tiền đưa rađáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm phùhợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Giai đoạn 2020 – 2022:

Để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19, nhà nước đã triểnkhai các chương trình tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay trảlương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động Nhờ đó, hàngtrăm nghìn người lao động phải ngừng việc trong đại dịch COVID-19 vẫn được trảlương, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp duy trì laođộng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Giai đoạn hiện nay ( năm 2024 ):

Trang 36

Phát biểu tại Hội nghị triển khai ngành Ngân hàng năm 2024, NHNN tiếp tục kiên địnhmục tiêu trong năm 2024, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linhhoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa vàcác chính sách kinh tế vĩ mô khác Qua đó, góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tếgắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tăng trưởngkinh tế theo mục tiêu khoảng 6-6,5% Điều hành tín dụng hài hòa với diễn biến kinh tếvĩ mô nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, đảm bảoan toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) Trong năm 2024, sẽ điều hành tăngtrưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợpvới diễn biến, tình hình thực tế; đổi mới cơ chế điều hành mức tăng trưởng tín dụng.Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn vớixử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt độnglành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật vàtiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế Tập trung thực hiện có hiệu quảphương án xử lý các TCTD yếu kém, triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mạiđược kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

Tóm lại:

Giai đoạn 2011 - 2015, khi lạm phát tăng cao (năm 2011 ở mức 18,6%), để kiềm chếlạm phát, NHNN đã 5 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành(2); thực hiện kiểmsoát lãi suất trực tiếp (áp dụng quy định trần lãi suất huy động và cho vay) đối với VNDvà USD để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, từng bước giải quyết căng thẳng thanhkhoản cho các tổ chức tín dụng.

Giai đoạn 2016 - 2019, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp khi CụcDự trữ Liên bang Mỹ (FED) và nhiều ngân hàng trung ương các nước, khu vực chuyểnhướng tăng lãi suất Trong bối cảnh đó, bám sát diễn biến thị trường trong nước vànước ngoài, NHNN điều hành linh hoạt CSTT để ổn định và giảm lãi suất khi điều kiệnthuận lợi nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trang 37

Giai đoạn 2020 - 2022, công tác điều hành lãi suất vừa phản ứng kịp thời với diễn biếndịch bệnh nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, vừa được điều chỉnh linh hoạtphù hợp với diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế để góp phần kiểm soát lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô Năm 2020, ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, NHNN đã 3lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 với tổng mức giảm 1,5 - 2%/năm (là mộttrong các quốc gia có mức giảm lãi suất lớn nhất khu vực) nhằm giảm chi phí tiếp cậnvốn từ NHNN cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng giảm lãi suất chovay đối với nền kinh tế; đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạtđộng để tập trung giảm lãi suất cho vay.

Giai đoạn 2024, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệuquả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinhtế vĩ mô khác.

1.2 Vai trò của chính sách tiền tệ:

Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường hướng tới xã hội chủ nghĩa Vì vậy,nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nền kinh tế sẽ biến động theonhững chính sách kinh tế mà nhà nước thực hiện Chính sách tiền tệ là một công cụ kinhtế hiệu quả giúp nhà nước thực hiện điều này Hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụngđóng vai trò như mạch máu của toàn bộ nền kinh tế Điều hành chính sách tiền tệ giúpdòng tiền hay “mạch máu” được lưu thông ổn định tới toàn bộ cơ thể Từ đó, nuôidưỡng sự phát triển ổn định của nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng Chính sách nàygiúp đồng tiền của Chính phủ hay NHNN được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thựchiện được các mục tiêu kinh tế như:

- Tạo ra công ăn việc làm: Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trựctiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từđó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thìphải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên Tình hình đó đặt ra cho ngân hàng Trungương trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộngđầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tụcvà ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.

Trang 38

- Ổn định giá cả: Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tếvĩ mô Ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triểnkinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả Ổn định giácả giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọinguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lạinguồn lợi cho mình cũng như xã hội

- Ổn định thị trường tài chính: Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quantrọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tàichính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong lãi suất có thểgây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính Trong những năm gần đây nhữngbiến động mạnh của lãi suất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các hiệp hộitiết kiệm và cho vay đã gặp khó khăn về tài chính như chúng ta đã biết.

- Ổn định thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ củacác nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hốiđoái được xác định Việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực do một phần vốnđầu tư USD trước đây có thể chuyển vào thị trường chứng khoán để “đánh sóng” mà nócòn có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài Chínhsách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khihọ có ý định đầu tư vào Việt Nam Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức muacủa đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mứcđộ hướng ngoại của nền kinh tế đó.

- Ổn định lãi suất: Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãisuất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai Vì vậy, ổn địnhlãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nềnkinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vayđược tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phảilinh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.

- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhấtcủa chính sách tiền tệ Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầutổng quát Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổngquát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng

Trang 39

sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế Bởi vậy chínhsách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảmkhối tiền tệ thích hợp.

Chính sách này còn giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hệ thống ngân hàng và tổchức tài chính, tín dụng trong phạm vi quốc gia.

Sau nhiều biến động năm 2022, nền kinh tế Việt Nam và thế giới phải đối mặt với lạmphát và suy thối kinh tế trong năm 2023 NHNN phải đối mặt với áp lực từ trong vàngoài nước Lúc này, chính sách tiền tệ trở thành công cụ vô cùng quan trọng để điềuhành kinh tế vĩ mô Một số hướng thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong 2023như sau:

 Áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối vào thờiđiểm quan trọng như đầu và cuối năm.

 Chính sách lãi suất phụ thuộc vào tỷ giá Khi tỷ giá chịu áp lực lớn, biện pháp tănglãi suất được sử dụng để hỗ trợ tỷ giá.

 Thực hiện những gói hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiêu dùng hỗ trợ các doanh nghiệp phụchồi sản xuất kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau đại dịch.

Như vậy, chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nướctrong việc quản lý nền kinh tế quốc gia Đặc biệt trong việc kiềm chế lạm phát, ổn địnhtỷ giá ổn định giá cả và thị trường trong bối cảnh nền kinh tế suy thối như hiện nay.

1.3 Sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế:

Dù thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt, mục đích của chúng đều hướngtới giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân, kiểm soát lạm phát, ổnđịnh và phát triển kinh tế bền vững

1.3.1 Tăng trưởng kinh tế:

Trang 40

Có thể nói, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của các chính sách tiềntệ nói chung Sự cung ứng tiền tệ trong thị trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các yếutố lãi suất, lạm phát, chi tiêu quốc dân Do vậy, khi nền kinh tế của một quốc gia đi xuống,

GDP giảm sút, NHNN phải áp dụng các chính sách tăng cung tiền cho thị trường Qua đóđẩy mạnh chi tiêu quốc dân và ngăn ngừa lạm phát Nửa cuối năm 2023, hiệu ứng từ bốn

đợt cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 bắt đầu thẩmthấu vào nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế quý 4/2023 đạt mức cao nhất kể từ năm 2019,giúp GDP cả năm tăng trên 5%, gây ấn tượng với các định chế tài chính và các chuyên gia

quốc tế Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam tăng 6,7% trong quý4/2023, mức tăng trưởng quý 4 cao nhất kể từ năm 2019, đưa tăng trưởng GDP cả năm2023 lên 5,05% Dù vẫn thấp hơn mục tiêu 6,5% mà Chính phủ và Quốc hội đã đề ra, song

vẫn là một trong những quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới

1.3.2 Giảm tỷ lệ thất nghiệp:

Khi nới lỏng tiền tệ, mức tiêu dùng người dân tăng cao, các công việc kinh doanh sảnxuất được đẩy mạnh Điều này đồng nghĩa với việc xã hội sẽ cần lực lượng lao động lớnhơn Qua đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người dân Theo số liệu thống kê, tỷ lệthất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2023 là 2,3%, tăng 0,05 điểm phần trăm so vớiquý trước Tuy nhiên, số người thiếu việc làm cũng rất lớn Cũng theo số liệu thống kê,thì đang có 240.000 người thiếu việc làm Ngoài ra, kinh tế phi chính thức của ViệtNam rất lớn, chiếm đến 30% GDP Số người làm việc trong khu vực kinh tế phi chínhthức cũng rất lớn, nhưng thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở đây là không hề dễ dàng Trongbất cứ trường hợp nào, tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng là một thực tế.

1.3.3 Ổn định giá cả thị trường:

Trong thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2022, giá nhiều loại hàng hóa, nguyênnhiên vật liệu trên thế giới tiếp tục có xu hướng tăng cao do chịu ảnh hưởng từ diễn biếnxung đột địa - chính trị trên thế giới cũng như do nhu cầu gia tăng từ đà hồi phục của kinh

tế toàn cầu, tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất, nguồn cung trong bối cảnh nhu cầuđược dự báo sẽ tăng khi nước ta mở cửa Nhà nước ta thực hiện chính sách tiền tệ chủ

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w