1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018

124 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Viết Đoạn Văn Biểu Cảm Về Một Bài Thơ Cho Học Sinh Lớp 7 Theo Yêu Cầu Của Chương Trình Ngữ Văn 2018
Tác giả Hoàng Thiên Trang
Người hướng dẫn PTS. Phạm Thị Thanh Phượng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 7,59 MB

Nội dung

Yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 về dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7.... Các nguyên tắc dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRỪỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THIÊN TRANG

DẠY • • VIẾT ĐOẠN VĂN BIẾU CẢM VÈ MỘT • BÀI THO CHO HỌC SINH LỚP 7 THEO YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

NGŨ VĂN 2018

LUẬN • • • VẢN THẠC sĩ sư PHẠM NGŨ VÀN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn chân thành đên TS Phạm Thị Thanh Phượng

đã tận tình hướng dẫn và hồ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đen Phòng Đào tạo, Khoa Sư phạm Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôitrong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, đặc biệt là các thầy, cô trong tổ

bộ môn Sư phạm Ngừ văn và Khoa học Xã hội của Trường Đại học Giáo dục

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong

tổ bộ môn Ngữ văn và các em học sinh Trường THCS Tân Định đã động viên

và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện việc khảo sát thực tiễn luận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quantâm, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, không thế tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô,đồng nghiệp và bạn bè để làm cho luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2024

Tác giả luận văn

Hoàng Thiên Trang

1

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẢT STT Từ viết tắt

Trang 4

1.2 Thực trạng dạy học thông qua dự giờ 39

Trang 5

DANH MỤC BIÊU Đỏ

0 ổ 1 •

Sô hiệu •

1.1 Đánh giá của GV về mức độ quan trọng của việc dạy học

1.2

Đánh giá sự cần thiết của việc dạy học viết đoạn văn biểu

1.5 Khó khăn của GV trong dạy học viết đoạn văn biểu cảm

1.6 Kết quả khảo sát ý kiến HS về giờ học viết văn biểu cảm 40

1.7 Khó khăn HS không thực hiện được trong giờ viết văn

1.8 Kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm về bài thơ của HS 43

1.9 Bảng tổng hợp các lỗi nội dung của HS 44

3.1 Mức độ mong muốn của HS được tham khảo các bài văn

3.2 Thống kê lợi ích cúa việc lập dàn ý đối với HS trong việc

3.3 Mức độ hứng thú học tập cùa HS trong tiết học 1033.4 Kết quả bài kiểm tra HS trước thực nghiệm 1053.5 Kết quả bài kiểm tra HS sau thực nghiệm 106

iv

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẤT ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỰC BIÊU ĐÒ iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc luận văn 9

CHUƠNG 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10

1.1 Cơ sở lí luận 10

1.1.1 Khái quát về dạy học viết 10

1.1.2 Khái quát về văn biểu cảm 13

1.1.3 Khái quát về thơ 24

1.2 Cơ sở thực tiễn 27

1.2.1 Yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 về dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 27

1.2.2 Đặc điểm các bài học viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ trong các bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7 30

1.2.3 Thực trạng dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS lóp 7 ở trường Trung học phổ thông hiện nay 32

TIỂU KÉT CHUƠNG 1 47

V

Trang 7

CHƯƠNG II TỐ CHỨC DẠY VIẾT ĐOẠN VÀN BIỂU CẢM VỀ MỘT BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 7 THEO YÊU CẦU CÙA CHƯONG TRÌNH

NGỪ VĂN 2018 48

2.1 Các nguyên tắc dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 theo Chương trình Ngữ văn 2018 48

2.1.1 Đảm bảo mục tiêu, yêu cầu dạy học theo Chương trình Ngữ văn 201848 2.1.2 Lấy học sinh là chủ thể của quá trình dạy viết 49

2.1.3 Dạy viết theo tiến trình 49

2.2 Một số biện pháp dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lóp 7 theo yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018 50

2.2.1 Dạy lý thuyết 50

2.2.2 Dạy thực hành 55

TIỂU KẾT CHƯONG 2 78

CHUƠNG 3 THỤC NGHIỆM sư PHẠM 79

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 79

3.2 Nhiệm vụ và tổ chức thực nghiệm sư phạm 79

3.3 Tiến hành thực nghiệm 80

3.3.1 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm 80

3.3.2 Nội dung thực nghiệm 80

3.4 Kết quả thực nghiệm 101

3.4.1 Kết quả định tính 101

3.4.2 Kết quả định lượng 105

TIỂU KẾT CHUƠNG 3 108

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC

vi

Trang 8

MỎ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong môn Ngữ văn, dạy kĩ năng viết cho HS đóng vai trò rất quan trọng

để hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cho người học Ý nghĩa cúa việc dạy học viết không chỉ giúp HS phát triển khả năng giao tiếp bằng văn bảnmột cách hiệu quả mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phê phán Quaviệc viết, HS có cơ hội thế hiện cảm xúc cá nhân, xây dựng quan điếm và phát triển khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng Các em nâng cao được kỳ năngnghiên cứu, khám phá thông tin một cách tự chủ, cách tổ chức ý tưởng, làm rõnhững suy nghĩ phức tạp và truyền đạt chúng theo cách có logic

Trong CT Ngữ văn 2018 ở lóp 7, một trong những yêu cầu cần đạt về kĩnăng viết của HS là viết được đoạn văn biểu cảm về một bài thơ Yêu cầu nàykhông chỉ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ mà còn phát triến năng lực văn học cho HS, bởi nó đòi hỏi các em phải biết biếu đạt cảm xúc cá nhân qua những con chữ có hồn bằng những rung động chân thành Dạy học viết đoạn văn biếu cảm về một bài thơ giúp HS phát triến khả năng cảm thụ, phân tích vàđánh giá các yếu tố nghệ thuật như thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, phép tu từ trong bài thơ Qua quá trình này, các em học cách trình bày những càm xúc,suy nghĩ, liên tưởng tưởng tượng của bản thân về một nét đặc sắc về nội dung,nghệ thuật trong văn bản thơ Ngoài ra, việc viết đoạn văn biểu cảm về một bàithơ cũng góp phần phát triển khả năng tổ chức ý, xây dựng cấu trúc văn bản và

sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt của HS Các em biết cách diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục, từ đó nâng cao kỹ năng truyền đạt suy nghĩ của mình

Neu CT Ngữ văn 2006 chỉ yêu cầu HS viết biểu cảm về một bài thơ đã học trong SGK thì CT Ngữ văn 2018 yêu cầu HS phải viết được đoạn văn biểu cảm về một bài thơ mới ngoài CT học Điều này đòi hỏi HS phải có kiến thức,

kĩ nàng đọc hiểu thể loại thơ và biết cách triển khai để viết một đoạn văn cảm

Trang 9

thụ về một bài thơ mới bất kì ngoài SGK - đây thực sự là một thách thức với cả người dạy và người học Bên cạnh đó, việc hướng dẫn dạy HS viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ ở các bộ SGK mới hiện nay còn một số bất cập, cần

9

được bô sung và cụ thê hóa các thao tác hơn đê đạt được yêu câu đặt ra trong

CT Ngữ văn 2018 Chính vì vậy, việc tìm hiểu về quy trình dạy học và đề xuấtcác biện pháp dạy học viết đoạn văn biếu cảm về một bài thơ là vô cùng cầnthiết

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn cho mình đề tài nghiên cứu “£)ựy

viết đoạn vãn biêu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của CT Ngữ văn 2018 ”

2 Lịch sử nghiên cún vấn đề

2.1.1 Những nghiên cứu về dạy học viết

Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu về dạy học viết trong lĩnh vực văn học, trong đó phải kể tới một số công trình nghiên cứu sau:

Nghiên cứu về biện pháp dạy học viết:

Cuốn sách Writing Workshop: The Essential Guide [31] của tác giả Ralph Fletcher là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục văn học, đặcbiệt là về việc dạy viết theo phong cách workshop Cuốn sách này cung cấp hướng dẫn cụ thể và chi tiết về cách thiết kế, tổ chức và thực hiện các buổi học viết theo phong cách workshop trong môi trường giáo dục Ralph Fletcher trìnhbày những phương pháp, chiến lược và các hoạt động thực tế giúp GV xây dựngmôi trường giáo dục viết động, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng viết của HS Cuốn sách này rất hữu ích cho GV muốn áp dụng phương phápdạy viết hiệu quả và tạo ra môi trường học tập tích cực trong lớp

Cuốn sách The Art of Teaching Writing [30] của tác giả LucyMcCormick Calkins là một tài liệu quan trọng về việc dạy viết theo tiến trình

và đề xuất cách tiếpJL cận môn • văn dựa trên• việc • học• viên tự thiết kế• và thực• hiện •

dự án viết của họ Lucy Calkins tập trung vào việc xây dựng môi trường học

2

Trang 10

tập động, nơi mà HS được khuyến khích tự thiết kế và phát triển dự án viết của riêng họ Calkins giới thiệu một phương pháp dạy viết tích hợp, mở cửa cho sự sáng tạo và sự đa dạng trong quá trình viết, đồng thời thúc đẩy việc phát triển

kỹ năng viết của HS từ các dự án viết cá nhân đến các tác phẩm có cấu trúchơn Cuốn sách này cung cấp những chiến lược, bài học cụ thể và kể hoạch giảng dạy để GV có thể thực hiện một mô hình dạy viết linh hoạt và tạo điều kiện cho sự thành công của mồi HS trong việc viết

Nghiên cứu Writing Next: Effective Strategies to Improve Writing of Adolescents in Middle and High Schools của tác giả Steve Graham và Dolores Perin [32] cung cấp các chiến lược hiệu quả để cải thiện kỳ năng viết cho HS

ở THCS Steve Graham và Dolores Perin nghiên cứu và đề xuất các chiến lược

cụ thể để GV có thể áp dụng trong việc giăng dạy viết để nâng cao hiệu suấtviết của HS Cuốn sách này được xem là một nguồn tài liệu quan trọng và hữuích cho GV và những người quan tâm đến việc giảng dạy viết cho HS

Nghiên cứu Writing Instruction That Works: Proven Methods for Middle and High School Classrooms cùa tác giả Arthur N Applebee và Judith A Langer [28] tập trung vào việc cung cấp những phương pháp giảng dạy đượcchứng minh là hiệu quả trong việc dạy viết cho HS ở THCS và trung học phổthông Các tác giả trình bày các phương pháp giảng dạy cụ thề, được kiểm chứng và có thể áp dụng để giúp HS phát triển kỳ năng viết một cách hiệu quả.Cuốn sách này cung cấp thông tin hữu ích và các chiến lược thực tiễn cho GVtrong việc giảng dạy viết

Ớ trong nước, các tác giả cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về dạyhọc viết

Các tác giả Đồ Xuân Thảo và Phan Thị Hồ Điệp trong cuốn Chiến thuật viết văn THCS [19] đã gợi mở cho HS thảo luận về những điều bí mật của ngôn

từ, cấu trúc, và nghệ thuật viết, tạo cơ hội để các em tự do sáng tạo các câu,đoạn văn và bài viết Cuốn sách này không chỉ là một hướng dẫn mà còn là một

3

Trang 11

sự khám phá mở rộng về cách thức mà ngôn từ và cấu trúc văn bản có thể đượckhai thác để tạo nên sức hấp dẫn trong việc sáng tạo văn chương Bằng việc giúp HS hiểu sâu hơn về nghệ thuật viết và cách sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt, sách đã đóng góp vào việc loại bõ những rào cản gò bó, giúp HS phát triển năng lực nghệ thuật và khả năng sáng tạo của mình Bằng việc khơi gợitinh thần sáng tạo và khám phá, cuốn sách không chỉ thúc đấy sự tưởng tượng

mà còn khuyến khích HS thực hiện những bước tiến vũng chắc, từ việc phát triển luận điểm đến khía cạnh tưởng tượng và sáng tạo của mình trong việc viếtvăn

Tác già Lê Phạm Kim Bình với nghiên cứu Xây dựng bài tập rèn kì năng viết cho học sính lớp 1 [1] đã đề cập đến kĩ năng viết, cụ thể là khả năng diễn đạt, vốn từ, lồi chính tả của HS lóp 1 và việc rèn kĩ năng viết cho HS có có sự phát triển bình thường về ngôn ngữ, về tâm sinh lí nhằm tìm ra những ưu, nhượcđiểm liên quan đến việc phát triển kĩ nàng viết cùa các em Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng hệ thống bài tập phù hợp nhằm giúp HS hình thành và phát triền

kĩ năng tạo lập ngôn bản viết

Tác giả Trần Thu Lý với nghiên cứu Rèn kĩ năng viết đoạn vãn ngắn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2 [11] đã hệ thống hóa lý luận về dạy học viết đoạn văn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp Tác giả

đã khảo sát và tiến hành nghiên cứu thực trạng dạy viết đoạn văn ngắn ờ một

số trường Tiều học thành phố Hải Phòng Qua đó đề xuất 3 biện pháp rèn kĩnăng viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo hướng phát triển năng lực giao tiếp

Nghiên cứu về dạy học viết theo tiến trình:

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh (1997) [15] với chủ đề Muốn viết được bài vãn hay. Để tạo lập văn bản, tác giả đã chỉ ra quy trình viết gồm:chuẩn bị chất liệu, tìm ý và lập dàn ý, xây dựng mở bài, các đoạn văn trongthân bài, cách chuyển giữa các đoạn văn và kết bài

4

Trang 12

Với công trình Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học cở sở theo CT Giáo dục phô thông (2018) [22], các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt đã trình bày những yêu cầu dạy học viết trong chương trình và quy trình dạy học viết theo hướng tiếp cận thành quy trình gồm 3 bước: chuẩn bị viết, viết bài, chỉnh sửa và đánh giá bàiviết.

Trong cuốn Vãn bản đọc hiểu và tạo lập (2022) [23], nhóm tác giả ĐỗNgọc Thống, Đỗ Thị Thu Hương cùng cộng sự đã hướng dẫn cho sinh viên ngành Sư phạm hiểu được các yêu cầu và quy trình chung của việc tạo lập văn bản, từ đó vận dụng những hiểu biết về tạo lập văn bản để thực hành tạo lập cáckiểu văn bản khác nhau Nội dung tài liệu cung cấp quá trình viết gồm các giaiđoạn: trước khi viết, soạn thào, sửa đổi và chỉnh sữa, hiệu đính và xuất bản.Nhóm tác giả nhấn mạnh quy trình trên không bắt buộc phải hoàn thành theo trình tự mà có thề quay lại giai đoạn trước bất cứ lúc nào đế cải thiện bài viết của mình

Nghiên cứu về dạy viết theo tiến trình giúp phát triển kỹ năng viết và

tư duy sáng tạo của HS Trình độ viết của HS được nâng cao thông qua phươngpháp này

2.1.2 Những nghiên cứu về dạy học viết văn biểu cảm

Các nhà khoa học, các nhà sư phạm đã có khá nhiều nghiên cứu lý luận

về lĩnh vực này, trong đó phải kể tới nghiên cứu của các tác giả sau:

Trong cuốn Làm văn [20] của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu và Nguyễn Thành Thi đã hướng dẫn, cung cấp cho sinh viên cái nhìn khái quát về VBBC và các đặc điểm của VBBC như đối tượng biêu cảm, chù thê biêu cảm, nội dung biêu cám, phương thức biểu cảm, nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ văn biêu cảm ; cũng như nắm vững hơn về cách làm VBBC

5

Trang 13

Tác giã Trần Thị Thành trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm [18]

đã đưa ra các bài tập luyện như: nhận biết các dạng bài, cách lập ý, lập dàn ý,cách viết bài văn biểu cảm

Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang với nghiên cứu Dạy học viết đoạn vãn biêu cảm về bài thơ cho HS lớp 3 [25], tác giả tập trung vào việc hướng dẫn việc dạy viết đoạn văn biểu cảm về bài thơ cho HS lớp 3 Đồng thời tác giảphân tích vai trò của việc viết vàn biểu cảm trong việc hiểu và tương tác với bài thơ, cung cấp những ý kiến và giải pháp cụ thể để hồ trợ GV trong việc dạy viếtvăn biểu cảm cho HS lớp 3 thông qua bài thơ

Trong cuốn Phương pháp làm văn biểu cảm và nghị luận 7 [26] đã đề xuất một quy trình viết bài văn biểu cảm cho HS lớp 7 Cuốn sách được biên soạn để giúp các em hiểu rõ và nắm vững cách làm văn biểu cảm và nghị luận.Nội dung của sách bao gồm các phần: Tổng quan về văn biểu cảm; Tổng quan

về văn nghị luận; Các bài văn biếu cảm; Các bài văn nghị luận Cuốn sách điều chỉnh theo CT SGK, sắp xếp kiến thức một cách logic, cung cấp ví dụ minh họa dễ hiếu, đồng thời giúp HS lớp 7 phát triến sự yêu thích với vẻ đẹp cùa tiếng Việt và nâng cao kỹ năng viết văn biểu cảm và nghị luận của mình

Cuốn sách Những bài văn mẫu biêu cảm 7 (2012) [13] của tác giã HoàngĐức Huy tập trung cung cấp các mẫu bài viết để hỗ trợ HS lóp 7 trong quá trìnhhọc tập và thực hành viết văn biểu cảm Cuốn sách này chủ yếu tập trung vào việc cung cấp ví dụ cụ thể, mô hình mẫu để giúp HS hiểu rõ hơn về cách thức

và cấu trúc của văn biểu cảm Bằng việc cung cấp các bài văn mầu, sách không chỉ hướng dần mà còn thế hiện cách diễn đạt cảm xúc, ý nghĩa và tâm trạng mộtcách sinh động, giúp các em có thêm những góc nhìn và ỷ tưởng khi viết văn.Qua các ví dụ cụ thể này, HS có thể học hỏi và áp dụng những kỳ năng viết văn một cách trực quan, từ đó nâng cao khà năng sáng tạo và phát triển kỳ năng viếtvăn biểu cảm của họ

6

Trang 14

Tác giả Nguyễn Thị Đầy (2016) với nghiên cứu Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy trong dạy học văn biêu cảm cho học sinh trung học cơ sở [9] đã khai thác sâu và chi tiết về việc sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu trong việc viếtvăn biểu cảm của HS THCS Nghiên cứu này đã đi sâu vào vấn đề ngôn ngữhọc, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng từ láy để tạo nên lời văn mạch lạc và gợi cảm xúc hơn Tác giả đã chỉ ra rằng, việc sử dụng từ láy -những từ ngữ giàu hình ảnh và âm thanh, có khả năng kích thích trực tiếp các giác quan của người đọc - đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn

và sức cuốn hút trong văn biểu cảm Bằng cách này, HS có thể truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa của họ một cách sinh động và sâu sắc hơn thông qua việc chọn lựa từ vựng và cấu trúc câu phù hợp Nghiên cứu này không chỉ đánh giá tầmquan trọng của từ láy mà còn cung cấp một góc nhìn sâu rộng về cách mà ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến sức mạnh biểu cảm trong văn chương, góp phần nângcao kỹ năng viết văn biểu cảm của HS cấp THCS

Hệ thống tri thức cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học làm văn, quy trình tố chức một bài văn cũng như kỳ năng viết cho HS đã được xây dựngthông qua các công trình nghiên cứu trên Tuy nhiên, trong dạy học văn lóp 7theo CT GDPT 2018, chưa có một công trình nghiên cứu nào về dạy học viếtđoạn văn biểu căm cho HS lớp 7, đây chính là khoảng trống để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài

3 Mục đích nhiệm vụ • d nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đe tài nghiên cứu các biện pháp dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS lóp 7 theo yêu cầu của CT Ngữ văn 2018

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sờ lí luận và thực tiễn của đề tài

- Đề xuất các biện pháp dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho

HS lớp 7 theo CT Ngữ văn 2018

7

Trang 15

- Kiểm chứng tính khả thi cùa những đề xuất khoa học thông qua thực nghiệm.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cún

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS lớp 7 theo

CT Ngữ văn 2018

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Bài viết đoạn văn ghi lại cám xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong SGK Ngữ văn 7 cùa các bộ sách Cánh diều, NXB Đại học Sưphạm thành phố Hồ Chí Minh; sách Kết nổi tri thức vói cuộc sống, NXB Giáodục Việt Nam; sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam

- Khảo sát và thực nghiệm tại Trường THCS Tân Định, quận Hoàng Mai,

Hà Nội và Trường THCS Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

5.7 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Tống hợp, phân tích và khái quát các tài liệu là phương pháp quan trọng

và chủ yếu đế xây dựng cơ sở lý luận

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát

Đánh giá năng lực viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS lóp 7theo CT Ngữ văn 2018 dưới hình thức phiếu điều tra, quan sát tìm hiếu, đánhgiá thực trạng

Trang 16

Bằng thực nghiệm quan sát, phân loại, nêu và tìm hiểu việc dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS lớp 7 theo CT Ngừ văn 2018 từ đó tìm raphương pháp dạy học có hiệu quả, gây hửng thú cho HS.

Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực viết văn của HS (bàng phiếu khảo sát)

- Phương pháp sử dụng toán thống kê

Tính tỉ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình để xử lí các số liệu điều tra

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Ket luận và các Phụ lục kèm theo, luận vân gồm 3chương:

Chương một: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương hai: Tổ chức dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HSlóp 7 theo yêu cầu CT Ngữ văn 2018

Chương ba: Thực nghiệm sư phạm

9

Trang 17

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái quát về dạy học viết

1.1.1.1 Khải niệm viết

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê giải thích về viết như sau: “1 Tập viết.Viết lên bảng; 2 Viết chữ ghi ra nội dung muốn nói đã được sắp xếp Viết thư Viết bài báo Viết sách.” [17, tr.1094]

CT GDPT môn Ngừ văn 2018 đã nêu những yêu cầu cần đạt về kĩ năng

Xét về kỹ năng thực hiện, viết văn bản thể hiện kỹ năng lập kế hoạch chobài viết, trong đó người viết cần có khả năng xây dựng một kế hoạch cụ thể chonội dung của mình, có kỳ năng tìm kiếm, thu thập thông tin, lựa chọn và lọcthông tin, kỳ năng trình bày bài viết và tiếp nhận sự phản hồi

10

Trang 18

Như vậy, có thể hiểu, viết văn bản là quá trình người viết tạo ra một vănbản bằng sự vận dụng những tri thức, kỳ năng của bản thân thể hiện bằng ngônngữ, phản ánh những tâm tư, tình cảm, thái độ của người viết đối với vấn đề nói tới trong văn bản viết.

ỉ 1.1.2 Dạy học viết

CT Ngữ văn năm 2006 cũng đã chú trọng dạy viết Dạy học viết văn được thực hiện thông qua phân môn Tập làm văn từ cấp tiểu học đến cấp Trunghọc phổ thông (được gọi là Làm văn) Tỉ lệ tiết dạy trong CT Làm văn cấp trung học phổ thông khá nhiều Tuy được dành một số tiết đáng kể cho dạy học kĩnăng làm văn, nhưng thực trạng viết văn của HS hiện nay lại rất đáng báo động Trong thực tế, không thiếu những bài văn ngô nghê của học trò hay tình trạngviết văn rập khuôn theo văn mẫu Thậm chí, có những em không thể viết nồimột văn bản thông thường như đơn xin nghỉ học Thực trạng viết văn của HSnhư đã nói trên đặt ra vấn đề cần có những đổi mới về phương pháp dạy viếtvăn, từ đó mới cải thiện năng lực viết của HS, góp phần phát triển năng lựcngôn ngữ cho các em [2]

CT GDPT môn Ngừ văn 2018 quy định: “Viết bao gồm kĩ thuật viết (tư thế ngồi viết, cầm bút, kĩ năng viết chừ, viết đúng chính tả ) và viết câu, viếtđoạn, viết văn bàn Bài viết này bàn về viết ở phương diện thứ 2: viết văn bàn.’’ [3], Khắc phục những hạn chế về cách dạy viết trong CT Ngữ văn 2006, CTNgữ văn 2018 đã có những thay đồi về dạy học viết Theo đó, bốn kĩ năng đọc,viết, nói và nghe cho HS được CT chú trọng phát triển Trong đó, viết là nănglực đứng thứ 2, chiếm khoảng 22 - 25% thời lượng dạy học Điều này cho thấy các nhà biên soạn CT Ngữ văn 2018 rất coi trọng năng lực viết, coi đó như là một năng lực thiết yếu, cần có đối với mọi công dân

1.1.1.3 Dạy học viết theo tiến trình

Phuơng pháp dạy viết dựa trên tiến trình theo cách hiểu của Nuan David

"tập trung vào từng bước tạo lập từng đoạn văn bản và tiến trình này cho phép

Trang 19

những sai sót và không có văn bản nào hoàn hảo, nhưng người viêt sẽ tiên tới

sự hoàn hảo bằng cách viết, suy ngẫm về cái đã viết, thảo luận và viết lại nhiều lần các bản nháp của văn ban" [16].

Graham Stanley cũng cho rằng: "Dạy viết trên tiến trình xem viết là hành động sáng tạo, đòi hỏi phải có thời gian và những phản hồi tích cực (của GV

và bạn học) đề tạo ra bài viết tot hom” [16],

Có thể hiểu, dạy viết dựa trên tiến trình là phương pháp tổ chức hoạt động dạy viết dựa trên các bước của quá trình tạo lập văn bản và các hoạt động tư duy xảy ra trong tiến trình đó theo những khái niệm nêu trên Dạy viết dựa trêntiến trình chú trọng vào việc hướng dẫn HS trong suốt tiến trình tạo ra sản phẩm Đối với sự hình thành và phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS thì đây là điều thực sự cần thiết

Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình đã chú trọng nhiều đến quá trìnhnhận thức của người viết và phát triền kỳ năng viết Bản chất viết là một quá trình tư duy, khi được rèn luyện theo quá trình, người viết sẽ phát triển được tư duy về một vấn đề, biết sắp xếp ý tưởng trước khi viết theo quy trình đầy đủ,

rõ ràng Học viết theo tiến trình sẽ giúp người viết xác định được rõ ràng mục đích, chủ đề, loại văn bản đồng thời nhấn mạnh được vai trò của người đọc.Hơn nữa, phương pháp này xem viết là một hành động sáng tạo, đòi hỏi phải

có thời gian và những phản hồi tích cực (thông qua hoạt động hướng dẫn, nhậnxét của GV và HS) để tạo ra bài viết tốt hon

Việc tổ chức hoạt động dạy viết dựa trên các bước của quá trình tạo lập văn bản và các hoạt động tư duy của HS xảy ra trong tiến trình đều được nhấn mạnh qua các quan niệm về phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình Bởi vậy,vai trò của người GV đối với phương pháp này rất quan trong, đặc biệt sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS trong lớp học là điều tác động trực tiếp đếnquá trình nhận thức, tư duy và khả năng rèn luyện, phát triển năng lực viết của HS

12

Trang 20

Với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, CT GDPT 2018

đã có sự thay đổi trong quan niệm dạy viết, từ đó phương pháp dạy viết cũngđược thay đổi theo, từ phương pháp dạy viết chủ yếu tiếp cận sản phẩm sangdạy viết tiếp cận tiến trình

1.1.2 Khái quát về văn biếu cảm

1.1.2 ỉ Khái niệm văn hiếu cảm

SGK Ngữ văn 10 có đề cập đến khái niệm: “Biểu cảm là cách bày tỏtrực tiếp hay gián tiếp tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với sự vật, hiện tượng, con người trong đời sống xã hội tự nhiên Đồng thời biểu cảm cũng là cách tạo nên đồng cảm đối với người đọc, người nghe.” [6]

Khái quát chung về văn biểu cảm được đưa ra theo SGK Ngữ văn 7 tập 1: “Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biếu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánhgiá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm ớ người đọc

Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.” [4, tr.73]

Định nghĩa về văn biểu cảm theo tác giả Ngô Thu Trang: “Biếu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình câm và tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác Bởi vì, trong cuộc sống con người sẽ trái qua rất nhiều nhữngniềm vui, nỗi buồn, VBBC là văn bản viết ra để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và

sự cảm nhận của con người về cuộc sống chung quanh nhằm khơi gợi sự rung cảm nơi người đọc Tinh cảm trong văn biểu cảm chủ yếu là tình cảm trong sáng

và thấm đẫm tính nhân văn Mỗi đoạn văn biểu cảm tập trung miêu tả một tình cảm chủ yếu như yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương, ghét thóixấu, ” [24, tr.8]

Theo tác giả Hồ Ngọc Bích: “Văn biểu cảm (còn gọi là văn chữ trình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt tâm tư tình cảm, bộc lộ những cảm xúc của

13

Trang 21

người viêt - đó là những rung động, những ân tượng thâm kín, sâu săc vê con người, sự vật, về những kỷ niệm, hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người,

đó còn là sự đánh giá của con người về thế giới xung quanh Và vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cám từ phía độc giả.” [8, tr 19]

Như vậy, có thể thấy có nhiều quan niệm khác nhau về văn biểu cảm nhưng các quan niệm này đều nhấn mạnh tính cảm xúc, tình cảm của thể loạivăn biểu cảm Trong phạm vi của luận văn, tác giả nghiên cứu khái niệm vănbiểu cảm theo định nghĩa của CT SGK lớp 7

1.1.2.2 Đặc điểm của văn biêu cảm

Trong cuốn Làm văn [20J, tác giả Đỗ Ngọc Thống đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm như đối tượng, chủ thể, nội dung, phương thức, nghệ thuật, ngôn ngữ biểu cảm Ờ mỗi đặc điểm, tác giả trình bày khái niệm, biểu hiện, chức năng và vai trò của chúng Mỗi đặc điềm góp phần tạo nên một nét đặc trưng riêng trong văn biểu cảm khác biệt với các thể loại khác như tự

sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh

SGK Ngừ văn 7 tập 1 đã trình bày những đặc điểm của VBBC: “ Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu Đe biểu đạt tình cảm

ấy, người viết cỏ thê chọn một hình ảnh có ỷ nghĩa ân dụ, tượng trưng (là một

đồ vật, loài vật hay một hiện tượng nào đó) đê gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những noi niềm, cảm xúc trong lòng Bài văn biêu cám thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biêu cảm mới có giá trị.” [4, tr.86]

Như vậy, yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất trong VBBC là cảm xúc Cảmxúc vui buồn, yêu thương, nhớ nhung là những rung cảm có được nhờ tình cảm với đối tượng Trong văn biếu cảm, những tình cảm được bày tỏ phải là

14

Trang 22

tình cảm đẹp, trong sáng, chân thực, thấm đẫm chất nhân văn thì mới gợi được

sự đồng cảm nơi người đọc

Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp là hai cách biểu cảm thườngdùng Biểu cám trực tiếp là bày tỏ những trạng thái cảm xúc, những ý nghĩ thầmkín bàng những từ ngữ bộc lộ cảm xúc đó Cũng có thể thổ lộ thẳng những suy nghĩ, tình cảm trong lòng với đối tượng đó Biểu cảm gián tiếp là qua miêu tả cảnh vật hoặc nói đến một sự việc hay khơi gợi một suy nghĩ, cảm xúc nào

đó để người đọc nhận thấy mà không nói trực tiếp cảm xúc

Trong cuộc sống, đối tượng biểu cảm rất phong phú, đa dạng Dựa vàođối tượng biểu cảm, ta cũng có thể chia ra làm 2 loại văn biểu cảm chính đó là biểu cảm về sự vật, con người và biểu cảm về tác phẩm văn học

ỉ 1.2.3 Đoạn văn biêu cảm

* Khái niệm đoạn văn

SGK Ngữ văn 6, tập 2, bộ Kết nối tri thức với đời sống đã trình bày khái niệm đoạn văn trong văn bản: “Đoạn văn là bộ phận quan trọng cúa văn bản,

có sự hoàn chỉnh tương đối với ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tố chức xoay quanh một ý nhỏ Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.” [11, tr.77]

SGK Ngữ văn 8, tập 1 của CT Ngữ văn 2006 đã nêu khái niệm đoạn văn như sau: “Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường đều đạt một ýtương đối hoàn chỉnh và thường do nhiều câu tạo thành.” [5, tr.36]

Như vậy, hai cuốn SGK đều đã chỉ rõ vai trò, nội dung và hình thức cùađoạn văn về nội dung, đoạn văn thể hiện một ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh,

về hình thức, chừ đầu bao giờ mỗi đoạn bao giờ cũng phải viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm Dựa vào sự phân tích như trên có thể quan niệm: “Đoạn văn là cơ sở cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định,

15

Trang 23

được mở đầu bàng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bàng dấu chấm ngắt đoạn”.

* Đặc điểm của đoạn văn biêu cảm

Dựa vào khái niệm và đặc điểm của văn biểu cảm, có thể khái quát ngắn gọn nhũng đặc điểm của đoạn văn biểu cảm

- Mồi đoạn văn biểu cảm đều tập trung thể hiện những cung bậc tình cảm của con người dành cho thế giới xung quanh như tình yêu gia đình, yêu quêhương đất nước, yêu cỏ cây, yêu loài vật, yêu thương thầy cô, bạn bè, trườnglóp

- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể lựa chọn những hình ảnh ẩn

dụ mang tính tượng trưng (đồ vật, cây cỏ, danh lam thắng cành hoặc một hìnhảnh nào đó) để bày tỏ tâm tư, tình cảm, thái độ của mình một cách kín đáo hoặcnồng hậu, thiết tha

- Đoạn văn biểu cảm cần có sự hoà quyện giữa tư tưởng và tình cảm Tư tưởng đúng đắn, tiến bộ kết hợp với tình cảm trong sáng sẽ tạo nên giá trị của đoạn văn

- Ngôn ngữ và lời văn biểu cảm phải gợi hình, gợi cảm

- Có 2 cách biểu căm: biểu căm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp

Biểu câm trực tiếp: sử dụng các từ ngữ bộc lộ rõ thái độ, tình cảm của mình như: ấn tượng, ngưỡng mộ, cảm phục, xót thương, biết ơn, trân trọng hoặc các thán từ như ôi, trời ơi, hỡi ơi, chao ôi, than ôi Qua những từ ngữ bộc lộ cảm xúc, người đọc thấy được cụ thề cảm xúc trong nội tâm cùa nhân vật

Biếu cảm gián tiếp: biểu lộ cảm xúc thông qua hình ảnh miêu tả, một câuchuyện, một suy nghĩ, những liên tưởng, tượng tượng Ví dụ trong bài “Bánhtrôi nước”, thi sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tở tình cảm gián tiếp qua hình ảnhtượng trưng vô cùng thân thuộc: bánh trôi nước Từ vẻ ngoài, cấu tạo bên trong

và công đoạn làm bánh trôi, nhà thơ đã gửi gắm kín đáo nồi xót thương cho số

16

Trang 24

phận chìm nổi và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn thuỷ chung của người phụ nữ trong

xã hội phong kiến xưa

Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp không tách rời nhau mà hồ trợ

bổ sung để đoạn văn thêm hấp dần, dạt dào cảm xúc

- về cấu tạo, đoạn văn biểu cảm có bố cục ba phần:

Mở đoạn: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm và cảm xúc ban đầu củangười viết

Thân đoạn: Bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ bàng ngôn từ một cách cụ thể, chitiết, sâu sắc

Kết đoạn: Bày tỏ căm xúc, suy nghĩ của mình

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy đoạn văn biểu cảm có những đặc

điểm nhận biết riêng khác với các thể loại khác như văn tự sự, văn nghị luận

1 \ 1 1 r 1 A • 1 Ấ X 1 Ă J 1 • ý\ 7 Ă /V 1 1 r •

Đê làm rõ hơn, chúng tôi lay VI dụ vê đoạn văn biêu cảm vê một bài thơ vớiđoạn văn nghị luận về một bài thơ Nếu như đoạn văn biểu cảm sử dụng phươngthức biếu đạt chính là biểu cảm - bộc lộ cảm xúc thì đoạn văn nghị luận văn học có phương thức biểu đạt chính là nghị luận với thao tác lập luận bình luận

là chủ yếu Có thể phân biệt như sau:

Phân biệt Đoạn văn• ■biểu cảm về một

bài thơ

Đoạn văn nghị luận về một

bài thơA

Mục • đích viêt miThô Ậ 1lộ A tìnhA 1- cam,-2_ ỷr nghĩ1 đôi4- Ặ •

với những đặc sắc của bàithơ đó (nội dung hoặc nghệ thuật), từ đấy khơi gợi lòng đồng cảm ở người đọc

Dùng để thuyết phục người khác đồng tình với nhữngđánh giá, nhận xét, bàn luận cùa mình về những đặc sắc của bài thơ đó (nội dung vànghệ thuật)

Trang 25

Nội dung Tình cam, cám xúc, thái độ

về bài thơ

Bình luận, đánh giá, nhận xét

về bài thơThao tác lập

- Có những lời bàn luận sâurộng về chủ đề bình luận, thể hiện rõ chủ kiến của mình

Bên cạnh• đó còn có các thaotác lập luận khác như phân tích, chứng minh, so sánh

* Yêu cầu của đoạn văn biểu cảm

- Xác định được đặc điểm hình thức của đoạn văn biểu cảm:

+ Chừ cái đầu viết hoa lùi vào một ô, kết thúc bằng dấu chấm Trong quátrình viết không xuống dòng tách đoạn

+ Lời văn giàu cảm xúc, kết hợp các biện pháp nghệ thuật

+ Ket hợp linh hoạt biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp

+ Kết hợp linh hoạt các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biếu cảm,tuy nhiên không lạm dụng quá đà

+ Các câu trong đoạn cần liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức Câuchủ đề mang nội dung tình cảm khái quát, các câu còn lại tập trung diễn giải,chứng minh làm sáng tở tình cảm ấy về hình thức, các câu có sự liên kết bằng các phép liên kết, từ ngữ và câu liên kết

18

Trang 26

- Vê mặt nội dung, yêu câu trước hêt là HS phải nêu được các cảm xúc,tình cảm cần có phù hợp đối với từng đối tượng miêu tả Qua đó, người viếtbộc lộ năng lực, tình cảm, cái nhìn đối với đối tượng biểu cảm.

1.1.2.4 Quy trình viết đoạn văn biểu cảm

Với nhũng nghiên cứu lí luận về các kiểu văn bản trong nhà trường phố thông, nhóm tác giả Đồ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thitrong cuốn giáo trình Làm vãn (2007) [20] đã nêu một số bước cơ bản, thôngthường khi làm văn biểu cảm, đó là: tìm hiểu đề (xác định đối tượng và nêu yêu cầu biểu cảm); tìm ý (xác định cảm hứng chủ đạo rồi tìm các ý triển khai cảm hứng đó); lập dàn ý tương ứng với 3 phần mở bài - thân bài- kết bài; hành văn

CT GDPT môn Ngữ văn năm 2018 đưa ra yêu cầu dạy viết vãn biểu cảm cho HS lóp 7 Cũng như các kiểu văn bản khác, người dạy cần hướng dẫn HSviết theo tiến trình, gồm các bước chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rútkinh nghiệm [3]

Theo định hướng của CT Ngữ văn 2018, chúng tôi cho rằng, khi viếtđoạn văn biểu cảm ta cần thực hiện qua 4 bước sau:

Bước 1: Chuãn bị trước khi viết

Trước khi bắt tay vào viết một đoạn văn biểu cảm, HS cần đọc và xácđịnh được yêu cầu của đề văn biểu cảm: phương thức biểu đạt, đối tượng biểu cảm và tình cảm sẽ thể hiện trong đoạn văn

Cùng với phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, HS chọn lựa nhữngyếu tố thích hợp nhằm bổ trợ như: tự sự, miêu tả, Để xác định chủ đề chođoạn văn biểu cảm HS phải hình dung cụ thế đối tượng biểu cảm và cảm xúc,cảm xúc của bẳn thân đối với từng trường hợp

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Sau khi lựa chọn được đối tượng biểu cảm, tìm ý cho bài viết bằng cáchtrả lời các câu hởi sau:

19

Trang 27

Đối tượng biểu cảm là ai?

Đối tượng biểu cảm có những đặc điểm nào nổi bật?

Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với đối tượng?

Chi tiết nào gắn với đối tượng khiến em không thể quên?

Cách lập ý cho bài văn biểu cảm không nên máy móc mà phải tùy vào đối tượng cảm xúc cũng như tâm hồn của người viết Nên kết họp các cách lập

ý quen thuộc đề tạo ra sự mới mẻ cho bài viết

Có những cách thường dùng để lập ý, khơi nguồn cảm xúc trong bài văn biểu cảm:

Thứ nhất là liên hệ hiện tại với tương laiThứ hai là hồi tưởng quá khứ và nghĩ tới hiện tạiThứ ba là tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ướcThứ tư là quan sát, suy ngẫm

Dựa trên những cách khêu gợi nguồn cảm xúc, người viết linh hoạt sửdụng các cách để bài biểu cảm có cảm xúc xuyên suốt và liền mạch

Sau bước tìm ý, HS tiến hành lập ý cho đoạn văn biểu cảm nhằm tạo ý cho bài Cũng như các thể loại văn bản khác, bố cục của đoạn văn biếu cảm gồm ba phần: Mớ đoạn, thân đoạn, kết đoạn

Bước 3: Viết bài

Trong quá trình viết bài, HS nên bám sát “sườn” mà mình đã viết, đồngthời, cũng GV nhắc HS trong quá trình viết đoạn cần biết phối họp với nhữngphương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, ) và sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo nhằm tạo sức hấp dẫn cho bài viết Trong quá trình viết, tích cực

sử dụng các từ ngữ bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biện pháp tu từ, phép liên tưởng, tưởng tượng Chú ý diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, cảm xúc chân thực

Khi viết, cần xác định rõ các yếu tố miêu tà, tự sự không phải là mục đích của bài biểu cảm mà chỉ là yếu tố góp phần khơi gợi cảm xúc, gợi ra đối

20

Trang 28

tượng biểu cảm hoặc dùng nó để gửi gắm cảm xúc Vì vậy, không miêu tả hoặc

kể chi tiết, đầy đủ sự việc, cảnh vật như trong bài tự sự hay bài miêu tả

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa

Sau khi viết xong, HS cần đọc kĩ để phát hiện các lỗi về nội dung, diễn đạt, câu và có điều chỉnh phù hợp Ngoài nội dung hấp dẫn thì cách diễn đạt, lồi chính tả cũng ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của người đọc, người nghe

1.1.2.5 Kĩ năng viết đoạn văn biêu cảm

Khi viết đoạn văn biểu cảm, HS cần nắm được các bước làm văn biểu căm: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, sắp xếp và viết các ý trong đoạn văn theo

bố cục

Trước hết HS phái xác định ý cho đoạn văn Đe hình thành ý cho đoạnvăn biểu cảm, GV định hướng cho HS tìm hiếu về đối tượng biểu căm, mục đích biếu cảm, cảm xúc và tình cảm với mỗi đặc điểm

Khi viết, tình cảm và cảm xúc phải chân thật, gần gũi và có sức lay động; lời văn, mạch văn càn sinh động, cuốn hút

Từ đó hình thành những cảm xúc và tình cảm của bản thân

Quá trình tìm hiểu đề là việc hình thành ý cho đoạn văn biểu cảm, ý củađoạn văn thể hiện ngay trong từ ngừ hay hình ảnh trong bài và phải là mức độ tăng dần lên theo thứ tự thời gian trong kết cấu của bài Tuy nhiên điều quantrọng là GV phải chỉ dần làm sao để HS nhận thấy những ý trọng tâm của bài

mà đề yêu cầu Có như vậy việc xác định ý và triển khai ý mới trớ thành kĩ năng

ở các em

Cách sừ dụng từ ngừ khi viết đoạn có tác động lớn đến nội dung của đoạnvăn biểu cảm Vì vậy, các câu trong đoạn phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ Trước hết, GV hướng dẫn HS nêu một cách khái quát nội dung của nhữngcâu văn đầu đoạn, giữa đoạn và kết thúc đoạn Câu văn mở đoạn nêu cảm xúc,tình cảm của người viết Lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của cá nhân tác giả

21

Trang 29

đối với các phương diện của đối tượng biểu cảm Cuối cùng nêu lên những suy nghĩ khái quát, có nhận xét và so sánh để tránh nhàm chán và tẻ nhạt.

* Phương pháp dạy viết đoạn văn biêu cảm

Theo yêu cầu của CT Ngữ văn 2018, GV cần hướng dẫn HS thực hànhviết theo quy trình để đáp ứng mục tiêu bài học và đặc điểm của kiểu văn bản.Đối với việc dạy viết, có hai phương pháp chủ yếu là dạy lý thuyết và dạy thựchành

- Phương pháp dạy lý thuyết:

Phương pháp dạy lý thuyết đóng vai trò quan trọng bởi nếu không nắm được lý thuyết về đặc điểm kiểu văn bản sẽ khó thực hành GV cần dạy lý thuyếttrong tiết học một cách khoa học, hợp lí, đưa ra các chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng vềcách tạo lập văn băn gắn với đặc điểm của kiểu văn bản

+ Phương pháp quan sát và phân tích mẫuĐây là bước đầu tiên trong dạy lý thuyết, phù hợp dạy viết các văn bản nói chung và dạy viết đoạn văn biểu cảm nói riêng GV sẽ cung cấp mẫu vềđoạn văn biểu cảm và có những chỉ dẫn, chú thích để HS đọc và tìm hiểu về bài viết Qua việc quan sát và phân tích mẫu, HS sẽ rút ra được cách thức trình bày,

bố cục bài viết, quy trình viết, cách diễn đạt phù họp với văn biểu cám Khi lựachọn mẫu GV cần lựa chọn một cách linh hoạt, đa dạng, mang tính chuẩn mực

để HS dễ dàng tham khảo

+ Phưong pháp thuyết trìnhThuyết trình là một trong những phương pháp truyền thống giúp GVtruyền thụ kiến thức bàng lời tới HS một cách chi tiết, có hệ thống Khi dạy viếtđoạn văn biểu cảm, HS cung cấp những đặc điểm của đoạn văn biểu cảm như hình thức, khái niệm, các bước viết đoạn văn biểu cảm, cách sử dụng các từ ngữ để biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp

- Phương pháp dạy thực hành

22

Trang 30

Sau khi hướng dẫn HS lý thuyết, GV cần tổ chức cho HS thực hành trong giờ dạy viết Thực hành là bước vô cùng quan trọng để HS vận dụng lý thuyết

đã học và rèn luyện, phát triển kì năng Nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS, GV tăng cường sử dụng các hoạt động dạy học tích cực, đa dạng các kĩ thuật dạy học với hệ thống phiếu luyện đa dạng, phù hợp với đặc điểm cùa đoạn văn biếu cảm Các hoạt động học tập gồm:

+ Chuẩn bị trước khi viết

GV hướng dẫn HS tự đặt các câu hỏi trong quá trình trước khi viết như

“Viết cho ai”, “Viết để làm gì”, “Viết cái gì” Các câu hởi này sẽ hướng đến đối tượng đọc, mục đích viết và nội dung viết

Khi đọc đề bài về đoạn văn biểu câm, HS sẽ tự trả lời câu hỏi:

• Đối tượng đọc là ai? Bạn bè, thầy cô

• Mục đích viết là gì? Để bày tỏ tình cảm, cảm xúc

• Viết cái gì? Tuỳ thuộc vào kiểu đoạn và đối tượng biểu cảm để xác

định Ví dụ: đoạn văn biểu cảm về bàn tay mẹ; đoạn văn diễn dịch/ quy nạp/ phối hợp ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”

+ Thực hành viết theo các bước

• Tìm ý: Ớ bước này, GV hướng dần HS ghi lại ra giấy những cảm xúc

cùa mình về các đặc điểm của đối tượng biểu cảm GV có thể xây dựng

9 _ r

các câu hởi gợi mỡ đê HS dê dàng bày tỏ căm nghĩ của mình và săpxếp chúng theo trình tự họp lí

• Lập dàn ý: Từ bước tìm ý, GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo bố cục

cùa một đoạn văn biểu cảm gồm ba phần

Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung vềbài thơ

23

Trang 31

Thân đoạn: Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến

em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ

Ket đoạn: Nêu cảm xúc về bài thơ, liên hệ cá nhân

+ Viết bàiSau khi lập dàn ý, HS cần chuyển các ý đã lập thành câu văn hoàn chinh

Để viết được • một đoạn• • ' • văn biểu cảm, HS cần bộc lộ cảm xúc • một• cách chânthành, tự nhiên về những đặc điểm cho là ấn tượng của đối tượng biểu cảm, đảm bảo bố cục và diễn đạt hấp dẫn Tuy nhiên khá nhiều HS gặp khó khăntrong việc biểu lộ tình cảm, suy nghĩ, cách viết còn lan man, thiếu sự mạch lạc

và liên kết

+ Đọc và chỉnh sửa bài viết

GV hướng dẫn HS tự kiểm tra lại bài viết của mình, đối chiếu bài viếtvới các yêu cầu cần đạt của một đoạn văn biếu cảm đế đánh giá và chỉnh sửa

GV xây dựng bảng kiểm đánh giá với các tiêu chí để HS có thể tự đánh giá vàđánh giá, nhận xét bài của bạn

1.1.3 Khái quát về thơ

1.1.3.1 Quan niệm về thơ

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra nhữngquan niệm khác nhau về thơ Trong cuốn “ Từ điên thuật ngữ văn học" [10],nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã nêu khái niệm:

"Thơ là hình thức sảng tác văn học phán ánh cuộc song, thê hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất

là có nhịp điệu Đây được coi là khái niệm đầy đủ nhất khi định nghĩa về thơ

ỉ 1.3.2 Một sổ cách phân loại thơ

Có rất nhiều cách đế phân loại thơ Một số nhà nghiên cứu ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng phân loại thơ theo thời gian xuất hiện như sau:

24

Trang 32

+ Thơ trữ tình dân gian: Ca dao - những tác phâm trữ tình dân gian chủ yếu miêu tả cuộc sống nội tâm của con người, được mệnh danh là “thơ của vạnnhà, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn và cuộc sống xã hội.

+ Thơ trữ tình trung đại: Có tính quy phạm về hình thức và tính phi ngã (coi nhẹ cái “tôi” độc đáo, duy nhất của con người), các hình ảnh trong thơ nặngtính ước lệ, tượng trưng Nội dung của thơ là “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”tức truyền tải đạo lí và bày tỏ chí của người xưa

+ Thơ trữ tình hiện đại: Màu sắc cá nhân của thơ in đậm nét trong từng khía cạnh của ngôn ngữ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu và giọngđiệu

Bên cạnh đó, ở nước ta lâu nay vẫn còn tồn tại quan điểm dựa vào nộidung mà phân chia thơ thành các thể loại: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng,thơ cách mạng

1.1.3.3 Đặc trưng của thơ

SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 1 (2019) [7] đã nêu trình bày một số những đặc trưng cơ bản của thơ, có thế tóm tắt như sau:

- về hình thức, thơ được sắp xếp thành từng dòng, số dòng trong bài sốtiếng mỗi dòng chịu sự quy định bởi đặc điểm của thề loại đó Sự hiệp vần,thanh điệu, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu khiến lời thơ nhịp nhàng, trầm bổng

- về thực chất, thơ là tiếng nói của tâm hồn, biểu hiện những cảm xúc,tâm sự riêng nhưng lại có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội, nhân loại,

có giá trị thấm mỹ và giá trị nhân văn sâu sắc Lời thơ thường dùng các biện pháp tu từ để diễn tả những rung động trong tâm hồn nhân vật trữ tình

- Thơ thường không trực tiếp kề về sự kiện, nhưng bài thơ bao giờ cũng

có ít nhất một sự kiện khiến tâm hồn nhà thơ rung động Nhân vật trữ tình là người thể hiện tình cảm trong thơ trước sự kiện Nhân vật trữ tình trong thơ có thể tự do nói lên tiếng lòng của mình, đôi khi lên tiếng nói hộ tác giả nhưng đa

25

Trang 33

phần ít bị ràng buộc với tác già ngoài đời Tuy nhiên không nên đồng nhất nhânvật trữ tình với tác giả.

- Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngừ của nhân vật trữ tình Vì thơ có tính

cô đọng hàm súc nên ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi nguời đọc phái chủ động liên tưởng, tưởng tượng mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong

Có thể thấy, tính trừ tình vì thế là đặc trưng nổi bật nhất về nội dung của thơ

- Thơ chú trọng vào vẻ đẹp và sự rung cảm của tâm hồn con người và đời sống khách quan, vẻ đẹp và tính gợi cảm, thi vị của thơ có được là nhờ ngôn ngữ thơ cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và nhịp điệu

- Dung lượng câu chữ trong thơ ngắn hơn những thể loại khác Hệ quà là nhà thơ thể hiện cảm xúc của mình một cách cô đọng hơn qua ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là qua ngôn từ thơ, qua giọng thơ và qua vần điệu, tiết tấu

Bên cạnh tính trữ tình, đặc trưng nổi bật của thơ còn được thể hiện ở tính

cô đọng, hàm súc thông qua hình thức thơ: cách sắp xếp từ ngữ, gieo vần, phối thanh tuân thủ các yêu cầu của thế thơ như thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Mượn thể thơ, nhân vật trữ tình bày tỏ những suy ngẫm, cảm xúc, tư tưởng của mình tới người đọc

Như vậy, với những nét đẹp độc đáo mang đặc trưng riêng, thơ nói chung

và các the thơ nói riêng đều có thể trở thành đối tượng biểu cảm khi tạo lậpVBBC Trong đề tài này, bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ là đối tượng biểu cảm

để chúng tôi tiến hành nghiên cứu

1 ỉ.3.4 Đặc điểm của thơ bốn chữ và thơ năm chữ

SGK Ngữ văn 7 của các bộ Cánh diều, Ket nổi tri thức với đời song, Chân trời sáng tạo đều đã đề cập đến khái niệm và đặc điểm của thơ bốn chữ

và thơ năm chữ Có thể trình bày như sau:

26

Trang 34

- Sô chữ, sô câu: thơ bôn chữ và thơ năm chữ được gọi tên theo sô chữmồi dòng thơ số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế, bài thơ có thể chia khô hoặc không.

- Cách gieo vân: thường là vân chân (đặt ở cuôi dòng thơ), vân liên (gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng) hay vần hồn hợp (gieo không theo trật tự nào) Bài thơ bốn chữ, năm chừ

có thể có nhiều vần

- Nhịp: thơ bôn chữ thường ngăt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngăt nhịp 2/3, 3/2 Đôi khi nhịp thơ được ngắt linh hoạt đế phù hợp với cảm xúc trong bài

Ví dụ vê cách ngăt nhịp trong thơ bôn chữ:

Em yêu/ màu đô Như máu/ con tim

Lá cờ/ Tô quôc Khăn quàng/ đội viên

(trích Săc màu em yêu- Trọng Hoàn)

Ví dụ về cách ngắt nhịp trong thơ năm chữ:

Mọc/ giữa dòng sông xanhMột bông hoa/ tím biêc

ơi/ con chim chiền chiênHót chi mà/ vang trời

(trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

- Hình ảnh thơ dung dị gân gũi, thích hợp với việc kê chuyện

1.2 Co' sỏ’ thực tiên

1.2.1 Yêu cầu của Chương trình Giáo dục phố thông môn Ngữ văn

2018 vê dạy viêt đoạn văn biêu cảm vê một bài thơ cho học sinh lớp 7

1.2.1.1 Mục tiêu CT

Theo CT GDPT 2018 [3], môn Ngữ văn trong CT THCS với mục tiêu:

27

Trang 35

- Giúp HS tiếp tục phát triển, nâng cao và mở rộng những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, tôn trọng pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ vàtrung thực, biết tự học và tự trọng.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt tỏng môn Ngữ văn (năng lực ngôn ngữ và năng lực thấm mĩ)

+ Đối với năng lực ngôn ngữ: biết phân biệt được ba kiểu văn bản (văn bản văn học, vãn bản thông tin, vãn bản nghị luận), biết cách đọc hiếu các thề loại văn theo đặc trưng thể loại, biết viết đoạn/ bài văn đáp ứng yêu cầu của văn

tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, kí, kịch ; trong quá trình đọc hiểu và viết, cần diễn đạt ý của bản thân một cách dễ hiểu, mạch lạc, phù họp với bổi cảnh và mục đích giao tiếp

+ Đối với năng lực văn học: biết phân biệt được ba kiểu văn bản (văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận), biết cách đọc hiểu các thế loại văn theo đặc trưng thề loại, biết cách chỉ ra và phân tích tác dụng của cácbiện pháp tu từ; phân tích được hình thức, nội dung, đề tài, chủ đề, thông điệp của tác phẩm văn học; biết cách sáng tạo hoặc đồng sáng tạo một số sản phẩm

HS có kĩ năng viết thành thạo, bên cạnh những kiến thức về đặc điểm các kiểu văn bản cụ thể, HS cần hiểu rõ tiến trình viết và thực hành viết theo tiến trình Đây cũng là một trong những yêu cầu cần đạt của kĩ năng viết được CT nêu rõ

ở cấp THCS và trung học phồ thông

Một trong những điểm mới của CT Ngừ văn 2018 là đặt ra yêu cầu việc dạy viết phải đảm bảo HS thực hiện đúng tiến trình viết, bao gồm các bước như

28

Trang 36

sau: (1) Chuẩn bị trước khi viết; (2) Tìm ý và lập dàn ý; (3) Viết bài; (4) Xemlại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm Các bước này được xác định một cách rõràng từ lớp 6 Ớ các lóp cấp tiểu học, các bước của tiến trình viết cũng luôn được chú ý thông qua những yêu cầu cần đạt được trình bày một cách chi tiết,

cụ thể, đơn giản hơn Ví dụ, ở lớp 3, HS cần phải biết xác định nội dung đoạnvăn sẽ viết, hình thành một vài ý tưởng lớn, viết thành đoạn văn và chỉnh sửa(dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa); HS lớp 4 và 5 thì được yêu cầu phải biếtviết theo các bước như xác định nội dung viết, quan sát và tìm tư liệu để viết,hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng

từ, đặt câu, chính tả)

ờ cấp THCS và Trung học phổ thông, từ lớp 6 đến lớp 12, tiến trình viếtđược thống nhất khái quát một thành 4 bước; và khi dạy viết, GV cần luôn đàm bảo hướng dẫn HS viết đúng theo các bước này trong tiến trình viết

Theo CT GDPT môn Ngữ văn 2018, nội dung và yêu cầu cần đạt về dạyhọc viết đoạn văn về một bài thơ trong CT lớp 7 được quy định như sau:

- VBBC: bài văn biểu

cảm; thơ bốn chữ, năm

chữ; đoạn văn ghi lại cảm

xúc sau khi đọc• một• bài

thơ bốn, năm chừ

VIẾT Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuấn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thuthập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Trang 37

1.2.2 Đặc điểm các bài học viết đoạn văn biểu cảmvề một bài thơo trong

các bộ SGK Ngũ’ văn 7

Để thực hiện yêu cầu của CT Ngừ văn 2018, hiện nay có 3 bộ sách được

sữ dụng trong nhà trường cấp THCS, đó là: Sách Cánh diều của NXB Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sách và Ket nổi tri thức với cuộc song

Chân trời sáng tạo cùa NXB Giáo dục Ba bộ sách được thiết kế theo mô hình tích hợp, bám sát yêu cầu của CT Ngữ văn 2018, lấy thể loại kết hợp với chủ đề/ chủ điểm để rèn luyện và phát triển cho HS năng lực và phẩm chất

Theo SGK mới, từ lớp 6 HS đã được học cách viết đoạn văn biểu cảm saukhi đọc một bài thơ lục bát Lên lớp 7, HS rèn luyện cách viết đoạn văn biểu cảm sau khi đọc một bài thơ thuộc thể loại khác: thơ bốn chữ, năm chữ Cụ thể:

Bài 1 - SGK tập 1

Yêu cầu cần đạt Bước đầu viết

được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khiđọc một bài thơ bốn chữ,năm chữ

- Giới thiệu được tên bài thơ và tácgiả Nêu được ấntượng, cảm xúc chung về bài thơ

- Diễn tả được cảm xúc về nội• dung và nghệ

- Biểu đạt nội dung tương đối trọn vẹn,gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoalùi vào đầu dòng và kếtthúc bằng dấu câudùng để ngắt đoạn

30

Trang 38

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

1) Phân tích bài viết tham khảo

- Trình bày cảm xúccủa người viết về mộtbài thơ bốn chữ năm chữ

- Sử dụng ngôi thứ nhất

để chia sẻ cảm xúc

- Cấu trúc gồm baphần:

+ Mở đoạn: giới thiệunhan đề, tác giả và căm xúc chung về bài thơ bàng một câu

+ Thân đoạn: trình bàycảm xúc của bản thân

về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ánh từ ngữ nào trong bài thơ

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ

và ý nghĩa của nó đốivới người viết

1) Hướng dẫn phântích kiểu văn bản

2) Hướng dẫn quy trìnhviết

31

Trang 39

2) Thực hànhviết theo cácbước

- Bước 1: Trướckhi viết: lựachọn bài thơ,7 tìm ý,lập dàn ý

- Bước 2: Viết bài

- Bước 3: Chỉnh sửa bài viết

- Bước 1: Chuân bịtrước khi viết: đề tài,thu thập tư liệu

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Bước 3: Viết đoạn

- Bước 4: Xem lại vàchỉnh sửa, rút kinhnghiệm

Nhìn chung, 3 bộ sách đêu có sự giông nhau trong việc phân bô bài viêtvăn ghi lại cảm xúc vê một bài thơ bôn chữ, năm chữ ở SGK tập 1 Vê yêu câucần đạt, tác giả các bộ sách nêu rõ yêu cầu chung là bước đầu tạo lập được mộtđoạn văn biểu cảm về bài thơ bốn chừ, năm chừ Riêng ở bộ sách Kết nối tri thức với cuộc songChân trời sáng tạo đã ghi chi tiết, cụ thể yêu cầu về nội

dung (Kết nối tri thức với cuộc sống); nội dung và hình thức {Chân trời sáng tạo) khi tạo lập đoạn văn biểu cảm về một bài thơ Bên cạnh đó, tuy 3 bộ sách

có sự khác biệt trong cách trình bày quy trình dạy viết nhưng về cơ bản bám sát

và đảm bảo tiến trình viết trong yêu cầu của CT Ngừ văn 2018 Tuy nhiên, ở

bộ sách Cảnh diều không nêu và phân tích mẫu trong phần định hướng trước khi chuyển sang bước thực hành

1.2.3 Thực trạng dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS

lớp 7 ở trường THCS hiện nay

ỉ 2.3.1 Mục đích khảo sát

32

Trang 40

Tìm hiêu thực trạng đê làm rõ nhũng khó khăn của GV trong dạy học viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho HS lớp 7, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn lớp 7 ở câp THCS.

1.2.3.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng dạy học viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho

HS lớp 7

- Khảo sát thực trạng học viết văn biếu cảm về một bài thơ của HS lớp

1.2.3.3 Địa bàn và khách thê kháo sát

- Địa bàn khảo sát: Trường THCS Tân Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội

và trường THCS Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Khách thê khảo sát: GV dạy bộ môn Ngữ văn và HS lớp 7 ở TrườngTHCS Tân Định và Trường THCS Quỳnh Mai

Bảng 1.1 Số lượng GV và HS lóp 7 tham gia khảo sát thực trạng

F

Đôi tượng khảo sát Số lượng (người)

GV

1.2.3.4 Phương pháp và công cụ khảo sát

Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát GV và HSPhương pháp xử lí số liệu thống kê: Phương pháp tính tỉ lệ phần trămCông cụ khảo sát: Thiết kế bảng hỏi dành cho GV

ỉ 2.3.5 Kêt quá khảo sát

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Phạm Kim Bình (2019), Xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1, Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinhlớp 1
Tác giả: Lê Phạm Kim Bình
Năm: 2019
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
Năm: 2019
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Ngữ văn 8 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 8
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
Năm: 2019
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
Năm: 2010
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
Năm: 2019
8. Hồ Ngọc Bích (2018), Thiết kế và tô chức hoạt động trải nghiêm ho trợ phát triển năng lực viết vãn biểu cảm cho học sinh lớp 4, Luận văn thạcsỹ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tô chức hoạt động trải nghiêm ho trợphát triển năng lực viết vãn biểu cảm cho học sinh lớp 4
Tác giả: Hồ Ngọc Bích
Năm: 2018
9. Nguyễn Thị Đầy (2016), Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ lảy trong dạy học văn biêu cảm cho học sinh THCS. Luận văn thạc sỹ Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ lảy trong dạy học văn biêu cảm cho học sinh THCS
Tác giả: Nguyễn Thị Đầy
Năm: 2016
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1999
11. Bùi Mạnh Hùng (Chủ biên), SGK Ngữ văn 6, tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ văn 6, tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
12. Bùi Mạnh Hùng (Chủ biên), SGK Ngữ văn 7, tập 1 Kết nổi tri thức với cuộc sống. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ văn 7, tập 1 Kết nổi tri thức với cuộc sống
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
13. Hoàng Đức Huy (2012), Những bài văn mẫu biểu cảm 7 , NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài văn mẫu biểu cảm 7
Tác giả: Hoàng Đức Huy
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
14. Trần Thu Lý (2021), Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2, Luận văn thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triểnnăng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2
Tác giả: Trần Thu Lý
Năm: 2021
15. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên, 1997), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn viết được bài văn hay
Nhà XB: NXB Giáo dục
16. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo (2017), Dạy tạo lập văn bán dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tập 14, số 4b Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy tạo lậpvăn bán dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lậpvăn bản ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo
Năm: 2017
17. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nang
Năm: 2008
18. Trần Thị Thành (2018), Rền kĩ năng làm văn biêu cám, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rền kĩ năng làm văn biêu cám
Tác giả: Trần Thị Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
19. Đồ Xuân Thảo và Phan Thị Hồ Điệp (2019), Chiến thuật viết vãn THCS, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thuật viết vãn THCS
Tác giả: Đồ Xuân Thảo và Phan Thị Hồ Điệp
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2019
20. Đồ Ngọc Thống (Chủ biên, 2007), Làm văn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm văn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
21. Đồ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Minh Đức, Đỗ Thu Hà, Lê Thị Minh Nguyệt (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THCS, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THCS
Tác giả: Đồ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Minh Đức, Đỗ Thu Hà, Lê Thị Minh Nguyệt
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2018
22. Đồ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt (2021), Hướng dần dạy học môn Ngừ văn THCS theo CTgiáo dục phô thông 2018, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dần dạy học môn Ngừ văn THCS theo CTgiáo dục phô thông 2018
Tác giả: Đồ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2021

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  biểu Tên bảng Trang - dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018
ng biểu Tên bảng Trang (Trang 4)
Nếp),  nhịp điệu  3/2, hình  ảnh  thơ  dung dị; - dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018
p , nhịp điệu 3/2, hình ảnh thơ dung dị; (Trang 95)
Bảng  3.2. Kết quả bài kiểm  tra  của  lớp  thực  nghiệm  và  lớp đối chứng trước  thực  nghiệm - dạy viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018
ng 3.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm (Trang 112)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w