1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sử phát triển kinh tế triều tiên

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử phát triển kinh tế Triều Tiên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thái Dung
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 11,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (9)
    • I. GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC (9)
      • 1. ĐẤ T N ƯỚ C TRI ỀU TIÊN (0)
      • 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ (10)
      • 3. KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN (10)
      • 4. CHÍNH TRỊ (10)
      • 6. ĐẶC SẢN (11)
        • 6.1. BÁNH MANDU (11)
        • 6.2. BÁNH TTEOK (12)
        • 6.3. BÁNH GANGJCONG (12)
      • 7. ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN, DU LỊCH (13)
        • 7.1. KIM NHẬT THÀNH (13)
        • 7.2. KHẢI HOÀN MÔN (14)
        • 7.3. NÚI MYOHYANG-SAN (15)
    • II. MÔ HÌNH KINH TẾ (16)
      • 1. MÔ HÌNH KINH TẾ TRUYỀN THỐNG (17)
      • 2. MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ MỆNH LỆNH (18)
      • 3. MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (19)
      • 4. MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ HỖN HỢP (20)
    • III. MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ HIỆN NAY CỦA ĐẤT NƯỚC TRIỀU TIÊN (21)
    • IV. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ (21)
      • 1. Kế hoạch 7 năm của Bắc Triều Tiên (21)
    • V. DÂN SỐ TRIỀU TIÊN (23)
    • VI. CÁC MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG (25)
      • VII.V ĂN HÓA (26)
        • 1. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (26)
        • 3. VĂN HÓA ĐỜI SỐNG (27)
  • CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRIỀU TIÊN (29)
    • I. GDP (29)
    • II. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (30)
    • III. LẠM PHÁT (31)
    • IV. THẤT NGHIỆP (31)
    • VI. CÔNG NGHIỆP (32)
    • V. NÔNG NGHIỆP (33)
    • VII. NGƯ NGHIỆP (34)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (37)
    • I. TỔNG HỢP NỘI DUNG (37)
    • II. BÀI HỌC (37)

Nội dung

KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN- Triều Tiên là nước có 4 mùa rõ rệt,Triều Tiên được phân loại là một lục địa ẩm.- Mùa hè ở Triều Tiên thì nóng,còn mùa đông lạnh buốt và khô và có tuyết rơi nhiều v

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC

- Triều Tiên là một đất nước bí ẩn, được nhiều du khách và các nước trên thế giới biết đến là đất nước sống có luật lệ và có nhiều điều bí ẩn như chính trị, con người, văn hóa, chủng tộc, đặc sản, v.v Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hay còn gọi là Bắc Triều Tiên, là một bán đảo nằm cạnh Hàn Quốc, bị chia cắt bởi biên giới giữa hai nước, cho đến năm 1945 vẫn là một quốc gia Nhiều người vẫn lầm tưởng Triều Tiên còn nghèo và lạc hậu nhưng thực tế không phải vậy vì nước này đã kiểm soát và đưa ra nhiều quy định cho người dân như: không gọi điện thoại ra nước ngoài, không cho phép đi ô tô Không được phép mặc quần jean xanh và không được phép truy cập vào mạng quốc tế hoặc mạng không dây.

Hình 1: C B c Tri u Tiên.”Theo Báo quân i nhân dân”ờ ắ ề độ

- Dù có nhiều quy định lạ lùng nhưng không thể nói Triều Tiên là một nước nghèo và lạc hậu Hiện nay nước ta có hai ngành: công nghiệp và nông nghiệp Công nghiệp bao gồm sản xuất thiết bị quân sự, máy móc, điện, hóa chất, khai thác mỏ và các thiết bị khác , luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm và du lịch, những mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước là kim loại,sản xuất luyện kim,vũ khí,dệt may.

- Thực phẩm nông nghiệp chính ở Triều Tiên là ngô và khoai tây, cũng như kê, ngũ cốc và nhiều loại rau trồng khác

Năm 2010, Triều Tiên không còn là một nước xã hội chủ nghĩa Triều Tiên đi theo học thuyết Juche do cố Chủ tịch Kim Il Sung tạo ra hơn là chủ nghĩa Mác-Lênin

-Triều Tiên có diện tích 219.155 km2- Loại tiền tệ đang sử dụng ở Triều Tiên WON(KRW),26 VNĐ

Hình 2: Đồng tiền Triều Tiên.”Theo Wikipedia”

-Người đứng đầu hiện nay là Kim Jong-un, sinh ngày 8/1/1984 (39 tuổi) Lãnh đạo tối cao hiện tại của Triều Tiên, nhiệm kỳ của ông là từ ngày 13/4/2012 đến nay (11 năm) , 182 ngày), là cháu trai của Kim Nhật Thành, người sáng lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

-Thành phố lớn nhất Triều Tiên là Bình Nhưỡng, với diện tích 829,1 km2 và dân số 2,87 triệu người (2016).

-Quân đội Triều Tiên đứng thứ 4 thế giới

-Triều Tiên có diện tích 219.155 km2 -Triều Tiên có chung biên giới Với Trung Quốc,nước Nga,Hàn Quốc,giáp với các nước lớn phù hợp cho xuất khẩu và phát triển kinh tế.

-Địa hình chủ yếu là núi bị chia tách bởi các thung lũng hẹp và sâu.

-Triều Tiên là một quốc gia nằm giáp biển thuận lợi cho việc đánh bắt và xuất khẩu.

-Khoảng 80% lãnh thổ Triều Tiên được bao phủ bởi núi và cao nguyên,tất cả các núi cao trên 2000m.

3 KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN

- Triều Tiên là nước có 4 mùa rõ rệt,Triều Tiên được phân loại là một lục địa ẩm.

- Mùa hè ở Triều Tiên thì nóng,còn mùa đông lạnh buốt và khô và có tuyết rơi nhiều và kéo dài,mùa hè thì rất ít so với mùa đông,mùa hè ở Triều Tiên thì nóng,ấm,ẩm mang lại không khí ẩm từ Thái Bình Dương.

- Nhiệt độ cao thấp trung bình hằng ngày của các thành phố lớn như bình nhưỡng trong 1 tháng là −3 và −13 °C (27 và 9 °F).

- Các vùng chịu nhiều thiệt hại nhất là vùng núi và các vùng Tây Nguyên.

- Lượng mưa trung bình là 60% từ tháng 6 đến tháng 9.Cũng có nhiều thiên tai do mưa bảo gây ra đặc biệt là cuối mùa xuân cực kì nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến quốc gia này.Hạn hán nước này xảy ra từ tháng 6 năm 2015 đây là thiên tai tồi tệ gây thiệt hại lớn nhất cho đất nước này sau 100 năm.

- Tài nguyên của nước này chủ yếu là đồng,vàng,sắt,kẻm cùng với khoáng sản đất hiếm và dầu khí đây chính là tiềm năng của nước này,những tài nguyên này được xem là khoáng sản quý giá nhất của bất kì quốc gia nào trên thế giới.”

- Chính trị Triều Tiên theo khuôn khổ và theo hệ tư tưởng JUCHE do Hwang Jang- Yop sau đó là Kim II-Sung.Chính trị Triều Tiên được xây dựng theo nguyên tắc tập trung hóa nhưng hiến pháp của nước này là bảo vệ quyền con người,chính phủ giám

11 sát mọi hoạt động của người dân.Hiến pháp định nghĩa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là một chuyến chính Dân Chủ Nhân Dân dưới sự lãnh đạo của (WPK).

- (WPK) là đảng cầm quyền của Triều Tiên đã nắm giữ quyền lực và được thành lập vào năm 1948.

- Hai đảng chính trị nhỏ cùng tồn tại nhưng về mặt pháp lý phải chấp nhận vai trò cầm quyền của (WPK).Họ cùng với (WPK) hợp thành Mặt Trận Dân Chủ Thống Nhất Của Tổ Quốc (DFRF).Các cuộc bầu cử chỉ diễn ra trong các cuộc đua ứng cử viên đơn nơi ứng cử viên được lựa chọn trước bởi (WPK).Có 4 tổ chức quan trọng và cũng là thành viên của (DFRK) chính là Đoàn Thanh Niên Nhật Kim Thành,Liên Đoàn Phụ Nữ Dân Chủ Triều Tiên,Tổng Liên Đoàn Công Đoàn Triều Tiên,Liên Hiệp Công Nhân Nông Nghiệp Triều Tiên.

- Các nước khác hay những nước Châu Âu nói chung thì Triều Tiên là một chế độ độc tài chính phủ đã thay các tài liệu tham khảo của chủ nghĩa Mác – Lenin trong hiến pháp thành hệ tư tưởng JUCHE đây là chính sách tự lực như tự sản xuất,tự chế biến, ,được thay vào năm 2009 đến nay.”

- Giáo dục Triều Tiên cũng giống như bao nước khác như nhà trẻ,tiểu học,trung học cơ sở,phổ thông.Giáo dục được chính phủ Triều Tiên tài trợ

- Chính phủ Triều Tiên công bố rằng trẻ em từ 15 tuổi trở lên biết chữ 100% nhờ vào giáo dục.

- Theo thống kê cho thấy thì năm 1988 tổ giáo dục,khoa học và văn hóa liên hợp quốc đã công bố số liệu Bắc Triều Tiên có 35.000 giáo viên mẫu giáo,60.000 giáo viên tiểu học,111.000 giáo viên trung học,23.000 giáo viên Đại học và Cao đảng,có 4000 giáo viên sau Đại học.”

- Triều Tiên có nhiều đặc sản khiến nhiều du khách tò mò chính là Mandu,Gangjeong,Bánh Tteok.

- Bánh Mandu chắc không còn xa lạ gì với các nước trên thế giới cũng như Việt Nam nó là một loại bánh bao được dùng giống như một món ăn nhẹ thường được sử dụng trong nhà hàng khách sạn để đãi khách nhưng bánh bao được các vùng địa phương khác sáng tạo lại các món bánh bao nhân khác nhau như: Nhân phô mai,nhân cay,đậu xanh, ,có rất nhiều cách sáng tạo chế biến theo các cách khác nhau như:

Nướng,Chiên,Hấp, ,cũng là một sự thú vị khi được làm quà cho người thân bạn bè.

Hình 3: Bánh Mandu.“Theo luhanhvietnam

MÔ HÌNH KINH TẾ

- Là một cấu trúc lý thuyết đại diện cho các quá trình kinh tế bằng một tập hợp các biến và một tập hợp các mối quan hệ logic và hoặc định lượng giữa chúng theo đó với

17 các mô hình kinh tế là một khung đơn giản,thường là toán học,được thiết kế để minh họa các quy trình phức tạp.Bên cạnh đó các mô hình kinh tế đặt ra các tham số cấu trúc và một mô hình có thể có các biến ngoại sinh khác nhau và các biến đó có thể thay đổi để tạo ra các phản ứng khác nhau theo các biến kinh tế.Phương pháp sử dụng các mô hình bao gồm: điều tra,lý thuyết hóa và lý thuyết phù hợp với thế giới.

1 MÔ HÌNH KINH TẾ TRUYỀN THỐNG

- Mô hình kinh tế truyền thống hay còn được gọi là (mô hình kinh tế tuyến tính) bắt đầu khai thác từ tài nguyên đầu vào cho hệ thống sản xuất,phân phối,tiêu dùng và thải loại Đây là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

- Triều Tiên được miêu tả là nước có nền Kinh tế truyền thống mặc dù nước này cũng có những yếu tố của nền kinh tế chỉ huy.Trong nền kinh tế truyền thống,các hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên phong tục,tập quán,tín ngưỡng được truyền qua nhiều thế hệ.Điều này có nghĩa là các quyết định kinh tế thường được đưa ra dựa trên các thông lệ và chuẩn mực lâu đời hơn là các lực lượng thị trường hoặc kế hoạch của chính phủ.

- Đa số ở Triều Tiên nền kinh tế truyền thống được dựa trên chính là nền nông nghiệp của nhân dân họ tự cung,cấp,hầu hết tất cả người dân Triều Tiên là tự tham gia những phi vụ trồng trọt để thực hiên yêu cầu hay tiêu dùng của mình.Họ làm như vậy cũng có thể sản xuất thực phẩm cho thị trường hoặc xã hội của họ với một quy mô vừa hoặc nhỏ.

Hình 12:Nông dân Triều Tiên.”Theo VietNamNet”

-Nhưng tuy vậy,điều quan trọng cần lưu ý là nền kinh tế của Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chính sách mà chính phủ của họ đưa ra chính là chính sách kinh tế chỉ huy của chính phủ.Chính phủ kiểm soát các ngành công nghiệp lớn,đặt ra các mục tiêu sản xuất và xác định mọi vị trí sử dung các tài nguyên.Điều này có nghĩa là nền kinh tế truyền thống thường được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát và kế hoạch hóa của chính phủ.

- Nền kinh tế này chủ yếu dựa vào hoặc tập trung vào tín ngưỡng,phong tục nên được mọi người rất quý giá nguồn tài nguyên thiên nhiên này của họ.Họ biết được những vai trò của bản thân trong sản xuất và những thứ lợi ích đến với họ.Nên kinh tế truyền thống này rất ít ảnh hưởng đến môi trường hay những tác động khác,những món đồ mà họ làm ra rất ít bị ảnh hưởng,do vậy nên nền kinh tế truyền thống được lưu giữ hoặc kh bị thụt lùi cho đến hiện nay

- Nền kinh tế này chịu ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế chỉ huy và sự kiểm soát khá chặt chẽ của chính phủ,bị ảnh hưởng trong tự nhiên đặc biệt là thời tiết,lý do chính là dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế truyền thống.Khi những vụ mùa thu hoạch không được hoặc kh đánh bắt được gì thì người dân sẽ dẫn đến nạn đói.Nền kinh tế này dễ bị tổn thất do không có sự quản lí của nhà nước giống nền kinh tế thị trường.

- Nhưng hiện nay nền kinh tế này vẫn được nhân dân Triều Tiên áp dụng cho đến hiện tại mặc dù vẫn gặp một chút khó khăn chính là sự kiểm soát của nhà nước và nền kinh tế chỉ huy.

2 MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ MỆNH LỆNH

- Nền kinh tế mệnh lệnh là nền kinh tế có sự can thiệp của nhà nước,chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối

-Mô hình này dựa trên 3 phía chính là Chính phủ,gia đình,các nhà kinh doanh.

- Các vấn đề lớn này được giải quyết một cách hết sức dễ dàng hơn như xây dựng cơ sở hạ tần,xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; Quan hệ giữa con người: bình đẳng,hạn chế phân hóa giàu nghèo đảm bảo sự công bằng cho xã hội.

- Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nền kinh tế mệnh lệnh đã đáp ứng được nhu cầu của thời chiến,huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế.

- Ở Bắc Triều Tiên,chính phủ,đặc biệt là Đảng Công Nhân cầm quyền,thực hiên kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế.Nhà nước sở hữu và vận hành hầu hết các ngành công nghiệp,bao gồm sản xuất,nông nghiệp và khai thác dầu mỏ.Chính phủ đặt ra các mục tiêu sản xuất,quyết định phân bổ nguồn lực và kiểm soát việc phân phối hàng hóa và dịch vụ.

- Dưới nền kinh tế này ở Triều Tiên,sở hữu yuw nhân và sở hữu doanh nghiệp bị hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh tư nhân,và các cá nhân không được tham gia các hoạt động kinh tế.Nhà nước kiểm soát hàng hóa cũng như sản phẩm,dịch vụ như thực phẩm ,nhà cửa và tiện ích khác.

- Kế hoạch hóa tập trung của chính phủ nhằm mục đích đạt được khả năng tự cung cấp và duy trì sự kiểm soát chính trị.Triều Tiên nhấn mạnh đến việc sản xuất hàng hóa quân sự và công nghiệp nặng,trong khi đó nước này đã bỏ qua các hàng tiêu dùng.Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt thường xuyên các nhu yếu phẩm cơ bản và thiếu sự đa dạng hóa nền kinh tế.

- Triều Tiên đã áp dụng nền kinh tế này đã dẫn đến một hệ thống nền kinh tế vô cùng kém hiệu quả.Việc thiếu cơ chế thị trường,cạnh tranh và khuyến khích đổi mới đã cản trở sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.Triều Tiên là một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ ở bên ngoài và thương mại với một quốc gia như là Trung Quốc.

MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ HIỆN NAY CỦA ĐẤT NƯỚC TRIỀU TIÊN

- Nhìn chung, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế công nghiệp với việc sản xuất công nghiệp là hoạt động chính và một nền nông nghiệp gần như tự cung tự cấp do bị cấm vận, đây cũng là một nền kinh tế gần như hoàn toàn thuộc Chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước.

Theo những quan điểm trên thì ta có thể thấy đây là một nền kinh tế mệnh lệnh.

CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ

- Việc kết thúc thập kỷ vào năm 1970 trùng với một mốc lịch sử quan trọng khác đối với nền kinh tế Triều Tiên,đó là sự kết thúc kế hoạch của 7 năm mở rộng (1961- 1970).Sự kết thúc kế hoạch 10 năm trên thực tế đã được các nhà lãnh đạo Triều Tiên ca ngợi hết sức rầm rộ,những người tuyên bố mình đã hoàn thành và thành công mục tiêu của kế hoạch.Trong báo cáo của mình tại đại hội thứ 5 của Đảng Công Nhân vào tháng 11/1970,Kim II-Song khoe rằng việc thực hiện kế hoạch 7 năm đã biến Triều Tiên ”Công nghiệp-Nông nghiệp” thành một quốc gia ”Công nghiệp xã hội chủ nghĩa”.

-Tuy nhiên những năm 1960 là một thập kỷ có nhiều thành tựu và thất bại.Lần đầu tiên kể từ khi thành lập chế độ Bắc Triều Tiên,chế độ này đã trải qua những bước thụt lùi và suy thoái trong toàn bộ nền kinh tế,khác xa so với thời kì tăng trưởng chưa từng có trong những năm 1950.Tăng trưởng suy thoái đến giữa những năm 1960 lên đến đỉnh điểm trong quyết định nhục nhã kéo dài kế hoạch 7 năm thêm 3 năm cho đến hết năm 1970. a.Kế hoạch 7 năm trong năm thứ Nhất:

- Trong kế hoạch 7 năm này Triều Tiên đưa ra các kế hoạch trong năm thứ nhất là:

Tập trung phát triển công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng của đất nước kế hoạch này nhằm mục đích chính là tăng cường sản xuất công nghiệp,cũng chú ý vào các lĩnh vực khác như là: Luyện kim và khai thác mỏ,máy móc. b.Phong Trào Cholllima:

- Phong trào Chollima là một chiến dịch toàn quốc được phát động vào năm 1956 nhưng vẫn tiếp tục kéo dài đến những năm 1960.Nó nhằm mục đích huy động người dân để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thông qua tăng năng suất và hiệu quả.Phong trào đã khuyến khích công nhân vượt chỉ tiêu sản xuất và đặt ra những mục tiêu tham vọng cho phát triển công nghiệp. c.Tập thể hóa và cải cách công nghiệp

- Cuối 1950 và đầu 1960,Triều Tiên đã thực hiện các chính sách tập thể hóa trong nông nghiệp,Nó giống như các chính sách của nước lớn như Trung Quốc và Liên Xô.Chính sách này liên quan về hợp nhất các trang trại nhỏ lại để thành một quy mô lớn hơn,mục đích chính là tăng năng suất và hiệu quả của nền nông nghiệp tạo điều kiện cho việc phân bố nguồn d Phát Triển Về Công Nghệ

- Triều Tiên được biết đến với nhiều vũ khí hiện đại như pháo tên lửa,đại bát,tên lửa chống hạm, Triều Tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giảm sự phụ thuộc công nghệ các nước khác trên thế giới.Chính phủ Triều Tiên xây dựng các viện nghiên cứu và các trường Đại học để đẩy nhanh tiến bộ Khoa học-Công nghệ. e Tự Lực

- Hệ tư tưởng Juche thúc đẩy khả năng tự học,tự sản xuất và khả năng tự lực,Triều Tiên giảm bớt phụ thuộc vào viện trợ và nhập khẩu nước ngoài,đặt mục tiêu là tự sản xuất các loại mặt hàng tiêu dùng,vũ khí,hay gia dụng khác,các máy móc,thiết bị quân sự. f Chính Sách Quân Sự

- Chính sách này được chính phủ Triều Tiên đặt lên hàng đầu,mặc dù không dành riêng cho những năm 1960.Chính phủ phân bổ các nguồn lực đáng kể cho quân đội,gây bao nhiêu thiệt hại cho các ngành khác.Chính sách này nhằm đảm bảo an ninh và các mối đe dọa.

=> Bất chấp sự tham vọng này Triều Tiên đã đối mặt nhiều thách thức như là nguồn lực hạn chế nhiều thiên tai và sự cô lập do tư tưởng chính trị của nước này gây ra.Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn về kinh tế của đất nước,người dân gặp khó khăn hơn khi giảm mức sống.

- Trong năm mới đây 30/12 đã cho biết Triều Tiên đã họp bàn về các mục tiêu chính sách trong năm 2023 nhằm đề ra một dự thảo nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua tại phiên bế mạc trong kỳ họp toàn thể của Đảng lao động Triều Tiên (WPK).

- Những đại biểu tham dự đã tiến hành thảo luận theo từng lĩnh vực về các biện pháp nhằm thực hiện”những nhiệm vụ quan trọng”do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đề ra.Các cuộc thảo luận thẳng thắn để thiết lập một cách khoa học,tiến bộ và thực tế kế hoạch đấu tranh cho năm 2023,bao gồm mục tiêu chính trong lĩnh vực kinh tế,cải thiện mức sống,xây dựng nền văn hóa xã hôi.”Triêu Tiên tập trung nâng cao vai trò của các tổ chức cơ sở hạ tầng”,văn kiện này bao gồm chính sách đối ngoại của Triều Tiên và lập trường về quan hệ liên triều trong năm 2023.Ông Kim Jong-Un đã trình bày rõ các mục tiêu mới nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Triều Tiên trong năm tới.”

Hình 13: Cuộc Họp Triều Tiên.”VietNamPlus”

DÂN SỐ TRIỀU TIÊN

- Dân số hiện tại của Triều Tiên là 26.120.823 người vào ngày 28/10/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Triều Tiên hiện chiếm 0,32% dân số thế giới

Triều Tiên đang đứng thứ 54 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

- Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Triều Tiên ước tính là 26.040.652 người, tăng 103.630 người so với dân số 25.939.286 người năm 2021

Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Triều Tiên 1951 – 2020.Theo danso.org

CÁC MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG

- Cuối thập niên 1960, toàn bộ nông thôn Triều Tiên có đường điện.

- Đến năm 1979, Triều Tiên được coi là một quốc gia đã cơ bản hoàn thành xong sự nghiệp công nghiệp hóa

- Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một phần.

- Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1990 thì Triều Tiên bắt đầu lâm vào khủng hoảng

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình quốc tế biến động mạnh, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô và khối Đông Âu khiến ngành ngoại thương của Triều Tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do bị mất những bạn hàng lớn thuộc khối xã hội chủ nghĩa, kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm 90%, thu nhập bình quân bị giảm 2/3 Các máy móc nông nghiệp của Triều Tiên chủ yếu nhập từ Liên Xô, nay không còn nguồn cung Phân lân và phân kali cũng không còn nguồn nhập khẩu, dẫn tới sản xuất nông nghiệp tụt dốc

- Trong thập niên 2000, nền kinh tế Triều Tiên bắt đầu khởi sắc hơn Nạn đói được đẩy lùi, các cơ sở công nghiệp mới được xây dựng.

- 12/2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang vệ tinh do nước này tự chế tạo lên vũ trụ, trở thành một trong số ít các quốc gia làm chủ được công nghệ vũ trụ - Năm 2014, Triều Tiên bắt đầu tiến hành phổ cập pin năng lượng mặt trời cho hàng trăm ngàn hộ dân và xây dựng cả một khu đô thị sử dụng năng lượng tái tạo ở thủ đô.

- Năm 2015, Triều Tiên bắt đầu tự sản xuất máy bay hạng nhẹ dựa theo thiết kế của chiếc An-2 của hãng Antonov (Nga) và loại phi cơ Mỹ Cessna 172 Skyhawk[48].

- Năm 2017, Triều Tiên tuyên bố chế tạo được bom nguyên tử và tên lửa đạn đạo liên lục địa Họ cũng tuyên bố là đã chế tạo được bom H.

- Năm 2020, do Đại dịch COVID-19, Triều Tiên quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc khiến cho thương mại với Trung Quốc giảm đến 80%

- Tại cuộc họp cuộc họp toàn quốc rà soát công tác chống dịch khẩn cấp tổ chức 11/8/2022, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un khẳng định “Triều Tiên đã chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19”, qua đó bảo vệ được sức khỏe và tính mạng của người dân.

- Sự phân tách Triều Tiên thành hai chính thể: Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc hoặc Nam Hàn) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên) đã dẫn đến sự phân kỳ trong nền văn hóa Triều Tiên/Hàn Quốc hiện đại, tuy nhiên, nền văn hóa truyền thống của Triều Tiên trong lịch sử là do cả hai quốc gia đóng góp và hình thành nên, với bề dày hơn 5000 năm tuổi và được xem là một trong những nền văn hóa cổ nhất thế giới.

- Múa: Cũng như âm nhạc, điệu múa cùng đình và điệu múa dân gian có sự khác biệt

Jeongjaemu là điệu múa cung đình thông thường, được biểu diễn tại các buổi tiệc chiêu đãi, trong khi đó, ilmu là điệu múa được biểu diễn tại các buổi nghi lễ Nho giáo

Jeongjaemu được chia thành điệu múa bản xứ (hyangak jeongjae) và điệu múa có hình thức bắt nguồn từ Trung Quốc (dangak jeongjae) Ilmu được chia thành điệu múa dân chúng (munmu) và múa quân đội (mumu).

27 Điệu múa cung đình hoàng gia Jinju pogurakmu Theo Wikipedia

- Các bản vẽ đầu tiên được tìm thấy trên bán đảo Triều Tiên là những bản khắc đá thời tiền sử Các kỹ thuật khác nhau đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Phật giáo từ Trung Quốc Những kỹ thuật này nhanh chóng biến thành kỹ thuật chính thống, tuy nhiên kỹ thuật bản địa vẫn còn sống sót.

- Các tác phẩm có một xu hướng tự nhiên phổ biến là thiên về những chủ đề như phong cảnh thực tế, hoa và các loài chim Mực là vật liệu thông dụng nhất được sử dụng và được vẽ trên giấy dâu tằm hoặc lụa. Đứa trẻ nhảy múa" - tác phẩm của Danwon năm 1780.Wikipedia

- Nhà cửa: Ngôi nhà truyền thống Triều Tiên khi xây có thể được chia thành cánh trong (anchae) và cánh ngoài (sarangchae) Cách bố trí riêng phần lớn tùy thuộc vào từng vùng và điều kiện của từng gia đình Trong khi giới quý tộc sử dụng cánh ngoài để tiếp khách, khu vực này được người nghèo dùng nuôi giữ gia súc Những gia đình giàu có ở trong những ngôi nhà lớn Tuy nhiên, không gia đình nào được phép xây nơi ở quá 99 kan ngoại trừ nhà vua Một kan là khoảng cách giữa hai trụ cột trong nhà ở truyền thống Khu vực cánh trong thường gồm phòng khách, bếp và một phòng sinh hoạt trung tâm có sàn lót bằng gỗ Khu vực này cũng có thể có nhiều phòng khác kèm theo Nhà của nông dân nghèo sẽ không có bất kỳ cánh ngoài nào mà chỉ có cánh trong Hệ thống sưởi sàn (ondol) đã được sử dụng tại Hàn Quốc từ thời tiền sử Các vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đất sét, gạch, đá, và lá tranh Vì gỗ và đất sét là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong quá khứ nên không có nhiều tòa nhà cũ còn tồn tại đến thời điểm hiện nay.

1/ Hanok, dạng nhà truyền thống Triều Tiên.Theo wikipedia

2/ Một ngôi nhà nông dân truyền thống ở làng Folk.Theo wikipedia

- Trang phục truyền thống hanbok (한복, 韩 服) hay Chosŏn-ot đã được sử dụng từ thời nhà Triều Tiên Một bộ Chosŏn-ot gồm một chiếc áo (chŏkori) và một chiếc váy (pachi) Chiếc mũ truyền thống được gọi là kwanmo và chứa đựng ý nghĩa đặc biệt.Tùy theo địa vị xã hội, người Hàn Quốc ăn mặc khác nhau Điều này khiến cho quần áo trở thành yếu tố phân định các cấp bậc trong xã hội Giai cấp thống trị và dòng tộc hoàng gia mặc những trang phục sang trọng nhưng đôi khi lại rườm rà Những tầng lớp trên cũng sử dụng đồ trang sức để phân biệt với tầng lớp bình thường Loại đồ trang sức truyền thống dành cho phụ nữ là một mặt dây chuyền bằng đá quý với hình dạng các yếu tố nào đó của thiên nhiên và có đính một tua rua bằng lụa.Người dân thường bị giới hạn trong những bộ quần áo đơn giản không được nhuộm Lối ăn mặc thường ngày này đã trải qua một ít thay đổi trong thời kỳ Nhà Triều Tiên Mọi người ăn mặc thường ngày như nhau, nhưng có sự khác biệt ở quần áo trang trọng và nghi lễ.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRIỀU TIÊN

GDP

- Kinh tế Bắc Triều Tiên phản ánh những quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế và tình hình kinh tế, đời sống tại CHDCND Triều Tiên Nhìn chung, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế công nghiệp với việc sản xuất công nghiệp là hoạt động chính và một nền nông nghiệp gần như tự cung tự cấp do bị cấm vận, đây cũng là một nền kinh tế gần như hoàn toàn thuộc Chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước.

GDP đầu người ~1.800 USD[1] (theo sức mua tương đương,

47,6% từ công nghiệp, 29,9% từ dịch vụ, 22,5% trong nông nghiệp và ngư nghiệp (2017 est.)[1]

- Kinh tế CHDCND Triều Tiên do tính cô lập của nó rất khó khăn để đánh giá một cách toàn diện và chính xác Chính phủ Triều Tiên không công bố các chỉ tiêu, kết quả kinh tế hàng năm do đó dữ liệu thu thập được thông qua nghiên cứu và ước tính

Truyền thông Phương Tây thường mô tả kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế yếu kém, trì trệ và bị cô lập và là một nền kinh tế hiện lao đao vì lệnh trừng phạt và cấm vận của Liên Hợp Quốc cũng như khó khăn do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ trong giữa những năm 1990.

- Báo cáo mới nhất cho thấy, bất chấp các lệnh trừng phạt toàn cầu vì chương trình vũ khí hạt nhân, kinh tế Triều Tiên trong năm 2016 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 17 năm nhờ tăng xuất khẩu và tăng sản lượng khai khoáng cũng như các ngành nghề khác Quy mô kinh tế đạt khoảng 32,4 tỷ USD.

- Tuy nhiên, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA lại cho rằng trên thực tế, "sai số GDP có thể lên đến 10 tỷ USD"

-Thu nhập bình quân đầu người của Triều Tiên khoảng 1.136 USD/năm 90% hàng hóa xuất nhập khẩu hiện tại của Bình Nhưỡng là tới Trung Quốc.

-Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của miền Bắc tăng trưởng -0,1%, hai năm liên tiếp tăng trưởng âm sau mức -4,5% năm 2020, đối lập với xu thế thế giới và tại Hàn Quốc

Kinh tế thế giới đã chuyển từ tăng trưởng -3,3% năm 2020 thành 5,8% vào năm 2021, trong khi Hàn Quốc cũng chuyển từ -0,7% năm 2020 thành 4,1%

-Trong năm 2021, GDP danh nghĩa của miền Bắc đạt 35.900 tỷ won (28,15 tỷ USD), Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên danh nghĩa đạt 35.300 tỷ won (28,14 tỷ USD), bằng khoảng một phần năm mươi sáu của Hàn Quốc GNI bình quân đầu người của miền Bắc là 1.423.000 won (1.115 USD) người, bằng một phần hai mươi tám của Hàn Quốc, cách biệt ngày càng lớn.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

- Kinh tế Bắc Triều Tiên từng hai năm liên tiếp tăng trưởng -3,5% và -4,1% trong năm 2017 và 2018, sau đó tăng trưởng 0,4% vào năm 2019 Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, kinh tế nước này lại quay về đà tăng trưởng âm trở lại trong hai năm 2020 và 2021 Cục Thống kê phân tích điều này là do kinh tế miền Bắc vốn đã chịu ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế, nay lại càng khó khăn vì chính sách phong tỏa sau dịch COVID-19 của nước này.

- Báo cáo mới nhất cho thấy, bất chấp các lệnh trừng phạt toàn cầu vì chương trình vũ khí hạt nhân, kinh tế Triều Tiên trong năm 2016 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 17 năm nhờ tăng xuất khẩu và tăng sản lượng khai khoáng cũng như các ngành nghề khác Quy mô kinh tế đạt khoảng 32,4 tỷ USD.

- Tuy nhiên, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA lại cho rằng trên thực tế, "sai số GDP có thể lên đến 10 tỷ USD"

- Thu nhập bình quân đầu người của Triều Tiên khoảng 1.136 USD/năm 90% hàng hóa xuất nhập khẩu hiện tại của Bình Nhưỡng là tới Trung Quốc.

- Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại của Bắc Triều Tiên đạt 710 triệu USD, giảm 17,3%, bằng 0,1% so với Hàn Quốc (1.259,5 tỷ USD).

- Tổng dân số miền Bắc năm ngoái là 25,48 triệu người, bằng một nửa Hàn Quốc (51,75 triệu người) Trong khi dân số miền Nam lần đầu giảm vào năm ngoái, thì dân số miền Bắc vẫn đang tiếp tục tăng.

- Tuổi thọ kỳ vọng của nam giới miền Bắc là 67 tuổi, nữ giới là 73,8 tuổi, ngắn hơn khoảng 13 tuổi so với Hàn Quốc (nam giới là 80,9 tuổi, nữ giới là 86,8 tuổi).

- Số lượng sinh viên đại học trên 10.000 người dân của Bắc Triều Tiên là 190 người, bằng khoảng một phần ba Hàn Quốc (552,2 người).

LẠM PHÁT

- Theo hãng tin AFP, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho hay kinh tế Triều Tiên đã sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1997 do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ Liên hợp quốc, đại dịch COVID-19 và diễn biến thời tiết xấu.

- Theo BOK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên đã giảm 4,5% trong năm 2020, mức giảm tệ nhất kể từ năm 1997 và đảo ngược mức tăng trưởng 0,4% vào năm 2019, cũng là năm đầu tiên Triều Tiên đạt tăng trưởng dương trong 3 năm.

Các ước tính về dữ liệu kinh tế Triều Tiên của BOK được coi là đáng tin cậy nhất vì Bình Nhưỡng không tiết lộ bất kỳ số liệu thống kê nào về nền kinh tế của mình BOK bắt đầu công bố các ước tính của mình về kinh tế Triều Tiên từ năm 1991, dựa trên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các cơ quan tình báo và thương mại nước ngoài của Hàn Quốc và dữ liệu của Bộ Thống nhất của Hàn Quốc.

Phân tích dữ liệu do BOK công bố ngày 30/7 cho thấy sản lượng công nghiệp, chiếm 28% nền kinh tế Triều Tiên, giảm 5,9%, trong khi sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 7,6% Khu vực dịch vụ, chiếm một phần ba nền kinh tế Triều Tiên, cũng giảm 4%.

- Trong khi đó, kim ngạch thương mại quốc tế của Triều Tiên giảm 73,4% xuống 0,86 tỷ USD vào năm ngoái, do xuất khẩu các mặt hàng không bị trừng phạt như đồng hồ và tóc giả ước tính đã giảm lần lượt 86,3% và 92,7% do các biện pháp phòng dịch.

“Kim ngạch thương mại chiếm khoảng 21,9% GDP Triều Tiên năm 2016 đã giảm mạnh xuống còn 2,9% vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 và các lệnh trừng phạt kinh tế,” quan chức BOK cho biết.

THẤT NGHIỆP

- Hiện nay, không có số liệu chính thức về tỷ lệ thất nghiệp ở Triều Tiên Chính Triều Tiên không công bố thông tin kinh tế và lao động rõ ràng và đáng tin cậy Tuy nhiên, các nguồn tin không chính thức cho biết rằng tình trạng thất nghiệp ở Triều Tiên là một vấn đề phổ biến trong nền kinh tế của quốc gia này Triều Tiên áp dụng hệ thống kinh tế trọng điểm nhà nước, trong đó, chính phủ kiểm soát và quản lý hầu hết các ngành công nghiệp và hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, hệ thống này đã gặp nhiều khó khăn và thách thức, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Triều Tiên bao gồm:

- Sự suy thoái kinh tế: Triều Tiên đã trải qua nhiều khó khăn kinh tế trong những năm gần đây, bao gồm các lệnh trừng phạt quốc tế và sự thiếu hụt tài nguyên Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng tạo ra việc làm mới và duy trì việc làm hiện có.

- Hạn chế trong hệ thống kinh doanh: Chính phủ Triều Tiên kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh và không khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân Điều này làm hạn chế cơ hội việc làm cho người dân

- Thiếu hụt nguồn lao động phổ thông: Triều Tiên đang đối mặt với thiếu hụt nguồn lao động phổ thông có trình độ đủ để làm việc trong các ngành công nghiệp hiện đại Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp lao động, góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

- Hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và giáo dục: Chính sách của chính phủ Triều Tiên hạn chế sự tiếp cận thông tin và giáo dục tự do Điều này làm giảm khả năng của người dân trong việc tìm kiếm thông tin về việc làm và cập nhật kỹ năng.

=> Tình trạng thất nghiệp ở Triều Tiên có thể dẫn đến nhiều vấn đề xã hội và kinh tế, bao gồm tăng cường bất ổn xã hội, gia tăng tệ nạn buôn lậu và tăng cường sự phụ thuộc vào việc cung cấp của chính phủ Để giải quyết vấn đề này, cần có sự thay đổi trong chính sách kinh tế và mở cửa cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân và các ngành công nghiệp mới.

CÔNG NGHIỆP

- CHDCND Triều Tiên vẫn là một quốc gia công nghiệp, các ngành công nghiệp chiếm gần nửa GDP của cả nước, phần còn lại được chia cho nông nghiệp và dịch vụ, trong đó, sản lượng xuất khẩu chính của nền kinh tế dựa vào ngành khai thác khoáng sản, dệt may và luyện kim Các ngành công nghiệp chính của CHDCND Triều Tiên là sản phẩm quân sự, thiết bị quân sự, chế tạo máy, năng lượng, điện năng, hóa chất, khai thác mỏ, chế biến thực phẩm và du lịch (công nghiệp không khói) Sản phẩm chủ lực của nước này là khoáng sản, xuất khẩu kim loại, sản phẩm luyện kim, vũ khí, dệt may, sản phẩm nông sản, thủy hải sản (đã qua sơ chế), dầu khí, than, máy và thiết bị Ước tính công nghiệp đóng góp gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội, theo sau là dịch vụ và nông nghiệp Những trang thiết bị công nghiệp của Triều Tiên bị lạc hậu, nguyên nhân là do nhiều năm liền thiếu tiền đầu tư mua mới, không có phụ tùng thay thế và bảo dưỡng không tốt Do vậy, việc hiện đại hóa các nhà máy đang là ưu tiên cao của ban lãnh đạo nước này.

-Các ngành công nghiệp chủ lực tại Triều Tiên là thiết bị quân sự, máy móc, điện, hóa chất, khai mỏ, luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm và du lịch.Chủ yếu xuất khẩu kim loại,sản phẩm luyện kim,vũ khí,dệt may,

-Hiện tại công nghiệp triều tiên tập trung chủ yếu là công nghiệp du lịch và công nghiệp vũ khí:

+Ngành công nghiệp đang có xu hướng tăng mạnh.

+Có nhiều phong cảnh thiên nhiên như : Thành phố cảng Nampo, vùng núi Paektu.

+Triều Tiên là nước có lượng sản xuất vũ khí lớn,tiên tiến,hiện đại.(tên lửa đạn đạo,súng phóng lựu,súng trường,hệ thống pháo)

+Triều Tiên xuất khẩu một lượng lớn vũ khí cho các nước khác,phần lớn là các nước cũng đang chịu lệnh cấm vận vũ khí.

NÔNG NGHIỆP

- Nền nông nghiệp của Bắc Triều Tiên có vai trò sản xuất lương thực, thực phẩm để cung cấp cho người dân, tích lũy và cung cấp vốn cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế giai đoạn đầu, đồng thời là nền tảng để hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Năm 1998, thời điểm giai đoạn kinh tế khó khăn mang tên “cuộc hành quân gian khổ” sắp kết thúc, các vùng nông thôn của miền Bắc còn rất lạc hậu, đạt sản lượng thấp và ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn.

- Vào những năm 2000, tuy hai miền Nam-Bắc đã bắt đầu hợp tác nông nghiệp nhưng môi trường nông thôn tại Bắc Triều Tiên nói chung vẫn rất kém, công trình thủy lợi nghèo nàn, đất cằn cỗi, các phương tiện, thiết bị và vật liệu cũng rất thiếu thốn Về mặt tổng thể, việc miền Bắc có năng suất nông nghiệp thấp và khó có thể kỳ vọng nhiều vào lĩnh vực này là không thể tránh khỏi Cải cách ruộng đất của Bắc Triều Tiên là quá trình nước này tịch thu đất đai của các đại địa chủ rồi phân phát cho nông dân và người lao động Ngay sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, Bình Nhưỡng liền tiến hành chính sách tập thể hóa nông nghiệp bằng cách tập hợp các tiểu nông để thành lập nông trường tập thể cho mỗi xã Chỉ trong vòng 5 năm từ 1953 đến 1958, chính sách đã được hoàn thành trên cả nước, giải tán hoàn toàn hình thức nông nghiệp theo hộ gia đình Một số ruộng đất còn lại được quốc hữu hóa thành nông trường quốc doanh Một nông trường tập thể có diện tích bình quân khoảng 500 hecta tùy theo đất đồng bằng hay đất vùng núi, với quy mô khoảng 300-500 nông dân.

Nông nghiệp Bắc Triều Tiên chỉ về ngành nông nghiệp và các hoạt động trồng trọt,canh tác,thu hoạch,chế biến, phân phối lương thực,thực phẩm trong nền kinh tế Bắc Triều Tiên.Các loại cây trồng chính bao gồm lúa và khoai tây đã chiếm đến 23,4% lực lượng lao động của Triều Tiên, sự tăng trưởng kinh tế Triều Tiên đến từ đến từ lĩnh vực nông nghiệp.

- Triều Tiên đứng hạng 10 trong sản lượng thu hoạch trái cây tươi và đứng thứ 19 về sản lượng táo.Triều Tiên được đánh giá là một trong những nước có độ ỏn định lương thực nhất.

- Về mức độ ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, nông nghiệp CHDCND Triều Tiên đặc biệt dễ bị ảnh hưởng từ tự nhiên nhất là ảnh hưởng do lũ lụt,hạn hán và giá rét,Mọi năm đất nước CHDCND Triều Tiên cũng gặp phải thiên tai địch họa,những thiên tai này đã ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến nền nông nghiệp.

Hình 1.1 Nhà lãnh đạo KIm Jong - un xuống đồng kiểm tra chất lượng cây khoai tây ở nông trang Junghung (thị trấn Samjiyo, tỉnh Yanggang) Ảnh: I.T

NGƯ NGHIỆP

- Chính sách nghành thủy sản của Triều Tiên đã tạo ra một loạt thách thức an ninh hàng hải trong khu vực Đông Bắc Á rộng lớn hơn Triều Tiên đã tập trung vào việc tăng sản lượng thủy sản và mang lại thu nhập, nhưng nền kinh tế chính trị của nước này đã dẫn đến việc khai thác thủy sản không được nhà nước giám sát hay kiểm soát trực tiếp Điều này còn phức tạp hơn bởi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cấm xuất khẩu hợp pháp sản phẩm thủy sản và một loạt tranh chấp ranh giới biển giữa Triều Tiên và các nước khác Kết hợp lại, những yếu tố này dẫn đến một loạt vấn đề an ninh hàng hải, bao gồm buôn lậu thủy sản, đánh bắt cá IUU ở cả vùng biển Triều Tiên và các nơi khác trong khu vực, xung đột hàng hải giữa các quốc gia, phổ biến vũ khí và cướp biển hàng hải Điều này có một số ý nghĩa chính sách đối với việc quản lý nghề cá và cam kết với Triều Tiên về các vấn đề hàng hải.

Những thách thức an ninh do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK, hay Bắc Triều Tiên) đặt ra, thường được coi là trên bộ hoặc trên không Tuy nhiên, Triều Tiên cũng đặt ra những thách thức đáng kể về an ninh hàng hải Trong khi an ninh hàng hải từ lâu đã vướng vào các vấn đề địa chính trị khác và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia những thách thức an ninh hàng hải do Triều Tiên đặt ra cũng xuất phát từ chính sách thủy sản và việc thực thi chính sách thủy sản của nước này.

Chính sách nghề cá nói chung có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh hàng hải.

- Thứ nhất, chính sách thủy sản vốn gắn liền với cạnh tranh nguồn lợi thủy sản, là một trong những yếu tố có thể hình thành xung đột trên biển Trong khi một số yếu tố có

“các biến số trung gian tiềm tàng như biến đổi khí hậu, tăng dân số nhanh, bất bình đẳng xã hội và việc mở rộng các khu kinh tế xung quanh các quốc gia ven biển” dẫn đến xung đột an ninh hàng hải, cạnh tranh về nguồn lợi thủy sản có thể trở thành động

35 lực tiềm năng dẫn đến “chu kỳ chiến tranh cá” mô tả mối liên hệ giữa sự khan hiếm nguồn lợi thủy sản, cạnh tranh thủy sản và xung đột thủy sản thông qua một vòng phản hồi Trong chu kỳ này, chính sách thủy sản với năng lực quản lý tài nguyên kém hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đánh bắt quá mức và khan hiếm thủy sản Ngoài những xung đột hàng hải gay gắt và nghiêm trọng xuất phát từ cạnh tranh nghề cá, “các hình thức hoạt động đánh bắt cá hàng ngày” cũng có thể dẫn đến sự biến dạng về quyền lực tương đối của các chủ thể khác nhau, tạo nên những thách thức an ninh hàng hải.

- Thứ hai, chính sách nghề cá có thể vướng vào những thách thức an ninh hàng hải, đặc biệt là ở các khu vực, chẳng hạn như Đông Bắc Á, với các tranh chấp hàng hải đang diễn ra vì hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp có thể đóng vai trò trong việc yêu sách lãnh thổ Thật vậy, các nghiên cứu về quản lý nghề cá ở Đông Bắc Á đã ghi nhận những thách thức nảy sinh từ tranh chấp về ranh giới biển giữa tất cả các quốc gia chính trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên Đông Bắc Á cũng phải hứng chịu nạn đánh bắt trái phép của các đội tàu từ nhiều quốc gia Ví dụ, chính phủ Hàn Quốc (Hàn Quốc) đã và đang cung cấp các ưu đãi cho các tàu đánh cá trong vùng biển tranh chấp theo cách củng cố các yêu sách lãnh thổ của mình đối với Triều Tiên Tương tự, chính sách thủy sản của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến an ninh hàng hải khu vực, bởi Trung Quốc đã hỗ trợ các hoạt động đánh bắt cá ở các vùng biển tranh chấp như Biển Đông và thúc đẩy chiến lược “ra khơi” đánh bắt cá để đảm bảo lương thực an ninh và tăng trưởng kinh tế trong nước Bài viết này xác định ít nhất một số nguyên nhân gây ra những thách thức này trong chính sách nghề cá của Triều Tiên Có lẽ là bất thường đối với chính sách thủy sản của một quốc gia, những thách thức an ninh hàng hải do chính sách của Triều Tiên tạo ra trải rộng trên nhiều khía cạnh khác nhau của an ninh hàng hải , bao gồm buôn lậu, đánh bắt cá IUU, tranh chấp giữa các quốc gia và thậm chí cả cướp biển hàng hải Do đó, chính sách nghề cá của Triều Tiên là một trường hợp điển hình lý tưởng để xem xét các khía cạnh khác nhau của an ninh hàng hải - an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, an ninh con người và môi trường biển - có thể gắn kết với nhau như thế nào.

Kim Jong-un đã công khai theo đuổi chính sách thủy sản nhằm tăng sản lượng ít nhất kể từ năm 2013 Vào tháng 12 năm 2013, quân đội Triều Tiên đã tổ chức một số cuộc họp cấp cao với các “nhà hoạt động” nghề cá trong “Hội nghị những người đam mê nghề cá của Quân đội Nhân dân” Các cuộc gặp đã thu hút sự tham gia của chính Kim Jong-un và được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Triều Tiên, cho thấy rằng việc kiểm soát nghề cá, bao gồm không chỉ các ngư trường mà còn cả các cơ sở chế biến và trang trại nuôi cá, là rất cần thiết.

- Triều Tiên là quốc gia duy nhất trên thế giới có vùng lãnh hải phải chịu lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) Sau một loạt các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa ngày càng leo thang dẫn đến danh sách ngày càng mở rộng các mặt hàng xuất khẩu và ngành công nghiệp bị trừng phạt, vào ngày 5 tháng 8 năm 2017, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 2371, cùng với các biện pháp khác, cấm Triều Tiên xuất khẩu hải sản hoặc chế biến thủy sản tiền bằng cách bán giấy phép đánh cá trong vùng biển của mình. Đụng độ trên biển giữa Triều Tiên và Hàn Quốc

- Từ năm 1999 đến năm 2010, tranh chấp về vị trí ranh giới giữa vùng biển Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như việc Triều Tiên cấp giấy phép đánh cá trong khu vực đã dẫn đến ít nhất sáu cuộc đụng độ giữa hai miền Triều Tiên, trong đó có bốn vụ việc từ năm 1999 đến năm 2004 nơi các tàu tuần tra của Triều Tiên (đôi khi được hộ tống bởi các tàu đánh cá) vượt qua NLL và chạm trán với các tàu tuần tra của Hàn Quốc, và hai sự cố khác vào năm 2010 do lực lượng Triều Tiên chỉ đạo.

- Nếu không thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp trong chính sách nghề cá của Triều Tiên và các vấn đề khác, các công cụ chính sách được thiết kế nhằm giảm thiểu những thách thức an ninh hàng hải do Triều Tiên đặt ra có thể sẽ phản tác dụng.Trong khi các biện pháp trừng phạt được thiết kế để tước đi nguồn thu nhập có thể được sử dụng cho chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên, thì việc cấm xuất khẩu hải sản có thể vô tình làm phức tạp thêm các vấn đề an ninh hàng hải, vì nó gần như đảm bảo cho hải sản.

“Nghiên cứu cho bài viết này được Hội đồng nghiên cứu Úc tài trợ một phần (cấp DP140102098), với sự hỗ trợ từ Trung tâm Nexus Đại dương của Quỹ Nippon.”

Ngày đăng: 03/07/2024, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 7: Quảng trường Kim Nhật Thành (2).”Theo Toplist” - tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sử phát triển kinh tế triều tiên
Hình 7 Quảng trường Kim Nhật Thành (2).”Theo Toplist” (Trang 14)
Hình 11: Núi Myohyang-san.”Theo Toplist” (2) - tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sử phát triển kinh tế triều tiên
Hình 11 Núi Myohyang-san.”Theo Toplist” (2) (Trang 16)
Hình 10: Núi Myohyang-san.”Theo Toplist” (1) - tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sử phát triển kinh tế triều tiên
Hình 10 Núi Myohyang-san.”Theo Toplist” (1) (Trang 16)
Hình 13:  Minh họa 1.2. Ưu điểm - tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sử phát triển kinh tế triều tiên
Hình 13 Minh họa 1.2. Ưu điểm (Trang 18)
Hình 1.1 Nhà lãnh đạo KIm Jong - un xuống đồng kiểm tra chất lượng cây khoai tây ở nông trang Junghung (thị trấn Samjiyo, tỉnh Yanggang) - tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sử phát triển kinh tế triều tiên
Hình 1.1 Nhà lãnh đạo KIm Jong - un xuống đồng kiểm tra chất lượng cây khoai tây ở nông trang Junghung (thị trấn Samjiyo, tỉnh Yanggang) (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w