1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài sự phát triển của ngành khai thác khoáng sản ở việt nam hiện nay

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự phát triển của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Lệ Quang Trường, Phan Sỹ Luân, Phạm Huy Hiệu, Phan Thiện Sơn, Lê Văn Quân
Người hướng dẫn THS. Vũ Quốc Phong
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM Trường Đại học Bách khoa
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 270,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUThứ nhất, phân tích khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt củalao động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trịcủa h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: L09 - NHÓM: L091.2 - HK212

GVHD: THS VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

1 2014915 Nguyễn Lệ Quang Trường NT

2 2011585 Phan Sỹ Luân

3 2013197 Phạm Huy Hiệu

4 2014385 Phan Thiện Sơn

5 1911927 Lê Văn Quân

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phân công Ký tên

1 2014915 Nguyễn Lệ Quang Trường

2 2011585 Phan Sỹ Luân

3 2013197 Phạm Huy Hiệu

4 2014385 Phan Thiện Sơn

5 1911927 Lê Văn Quân

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.3 Lượng giá trị & các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành khai thác khoáng sản

2.2 Thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay 2.3 Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải tạo hóa ban tặng cho con người Đó cũng là ngọn nguồn của sự phát triển cũng như nhiều tranh chấp trong lịch sử phát triển của nhân loại Trên hành tinh chúng ta đang sống, không phải quốc gia nào cũng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn của cải này Chỉ có khoảng 50 quốc gia may mắn có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản phong phú Tuy nhiên, việc chuyển hóa nguồn của cải thiên nhiên ban tặng thành sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia không phải

là một quá trình dễ dàng Nhiều quốc gia giàu tài nguyên vẫn chưa tận dụng được lợi thế để phát triển, thậm chí còn rơi vào nghịch lý mà các nhà kinh tế học gọi là “lời nguyền tài nguyên” Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia may mắn được tạo hóa ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, khoáng sản được xem là nguồn của cải chung của mọi thành viên trong xã hội “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu

tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”1

Bên cạnh những tác động tích cực lên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực tiễn cũng cho thấy hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn có những bất cập, mặt trái Những ảnh hưởng tiêu cực lên con người, môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên đã

và đang hiện hữu Dưới sức ép của nhu cầu phát triển kinh tế, những ảnh hưởng này vẫn chưa được tính toán và cân nhắc một cách đầy đủ

Chính vì lý do đó nhóm chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của ngành khai thác khoảng sản

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam

Thời gian: 2015 - 2020

1 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (15/04/1992), Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Hà Nội, Điều 17.

Trang 5

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phân tích khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của

lao động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Thứ hai, giới thiệu khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành khai thác

khoáng sản

Thứ ba, đánh giá thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở

Việt Nam hiện nay

Thứ tư, đề xuất các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng

sản ở Việt Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả Kết hợp với các phương pháp khác như: logic và lịch sử, so sánh để giải quyết nhiệm vụ đặt ra

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

- Chương 1: HÀNG HÓA

- Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 6

Chương 1: HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hoá

1.1.1 Khái niệm hàng hóa

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người thông qua trao đổi, mua bán.2

- Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

- Lưu ý:

+ Nhu cầu của con người bao gồm cả nhu cầu vật chất, lẫn nhu cầu tinh thần + Sản phẩm của lao động nếu được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường thì được gọi là hàng hóa Sản phẩm của lao động nếu bị hỏng, lỗi thì không phải là hàng hóa (phế phẩm)

+ Phân loại hàng hóa : có nhiều cách khác nhau để phân loại hàng hóa như hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng,…

1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hoá

1.1.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

- Đặc trưng:

+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định nên nó là phạm trù vĩnh viễn

+ Được thực hiện trong quá trình sử dụng,tiêu dùng sản phẩm

+ Số lượng giá trị sử dụng của vật phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

+ Trong nền kinh tế hàng hóa , vật mang giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi ( có thể đổi được các vật khác)

1.1.2.2 Giá trị của hàng hóa

Trang 7

- Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

- Đặc trưng:

+ Gía trị hàng hóa thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa + Giá trị hàng hóa là một phạm trù có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa

+ Giá trị hàng hóa là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa, còn gọi

là giá cả

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa

- Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa: vừa thống nhất ,vừa mâu thuẫn với nhau

- Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa thống nhất với nhau : cả hai đều tồn tại trong thực thể hàng hóa , thiếu một trong hai thuộc tính thì thực thể đó không phải là

hàng hóa

- Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa mâu thuẫn với nhau :

+ Giá trị sử dụng khác nhau về chất giữa các hàng hóa khác nhau, giá trị lại đồng nhất với nhau về chất

+ Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa khác nhau về không gian và thời gian, giá trị hàng hóa được thực hiện trước ở trên thị trường, giá trị

sử dụng được thực hiện trong tiêu dùng Điều này dẫn đến mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa: cung và cầu hàng hóa,

1.2 Tính hai mặt lao động của sản xuất hàng hóa

1.2.1 Lao động cụ thể

- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.4

- Đặc trưng:

+ Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng , phương tiện riêng, phương pháp và kết quả riêng Là cơ sở của phân công lao động xã hội

+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

Trang 8

+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng phong phú, đa dạng, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội

1.2.2 Lao động trừu tượng

-Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến các hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc

-Đặc trưng:

+ Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa

+ Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, tồn tại trong xã hội có sản xuất hàng hóa

+ Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và thống nhất với nhau về chất 1.2.3 Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng

- Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng: vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau

- Sự thống nhất đó là hai mặt của một quá trình lao động sản xuất hàng hóa

- Sự mâu thuẫn:

+Tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa: sản phẩm khác nhau, có hao phí lao động cá biệt khác nhau

+ Tính chất lao động xã hội của sản xuất hàng hóa: sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu xã hội, được đo bằng hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng

hóa

+ Biểu hiện mâu thuẫn: sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, mức hao phí lao động không được xã hội chấp nhận, sản phẩm ế thừa, là mầm mống của khủng hoảng kinh tế

1.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

Trang 9

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa.

- Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt lượng và chất: Chất giá trị hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó

- Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động hao phí đó được tính bằng thời gian lao động

- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi cần để sản xuất

ra một giá trị sử dụng nào đó nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.7

- Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết sấp xỉ với thời gian lao

động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trong thị trường

1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

1.3.2.1 Năng suất lao động

-Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.8

- Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì năng suất lao động xã hội cần tăng lên -Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo trung bình của người lao động, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, quy mô, trình độ tổ chức quản lí, độ hiệu quả của tư liệu sản xuất và điều kiện tự nhiên

1.3.2.2 Cường độ lao động

Trang 10

- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất

- Phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian (mức độ khẩn trương, nặng nhọc, căng thẳng của lao động)9

- Cường độ lao động phụ thuộc: trình độ tổ chức quản lí, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là tinh thần và thể chất của người lao động

=> Tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động

- Cường độ lao động tăng => số lượng (khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng

=> sức lao động hao phí tăng tương ứng Nên tăng cường độ lao động thực chất

là kéo dài thời gian lao động

1.3.2.3 Mức độ phức tạp của lao động

-Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp

- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi quá trình đào tạo mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động đều có thể thực hiện được

- Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được

Trang 11

(Lưu ý phân cấp trong trình bày: Dùng đầu tiên lùi vào 1cm; Khái niệm (không dấu) là ý cấp 1 có ý cấp 2 (-) và trong ý cấp 2 (-) có ý cấp 3 (+) Cách ký hiệu này

phải thống nhất trong toàn bộ BTL)

Hình 1.1: Tiền VN

Nguồn: Ngân hàng NNVN

(Lưu ý: Các bảng, biểu đồ trình bày tương tự như hình)

Biểu đồ 1.1: Hiệu suất đầu tư trong 5 tháng của một số quỹ ngoại

Trang 12

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

“Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước chảy vào cuồn cuộn đẩy VN-Index liên tiếp cán mốc lịch sử từ đầu năm đến nay, thanh khoản mỗi phiên từ hơn chục ngàn

tỷ đã lên 20.000 tỷ và sau đó chạm mốc 30.000 tỷ đồn Tất cả là nhờ dòng tiền trong nước, trong khi đó khối ngoại lại bán ròng không tiếc tay với giá trị bán hơn 1 tỷ đô từ đầu năm đến nay”2

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Chương 2:

2 An Nhiên, (12/06/2021), Quỹ ngoại lãi "khủng" với những khoản đầu tư tỷ đô trên sàn chứng khoán Việt, Truy

cập từ: https://vneconomy.vn.

Trang 13

2.1

2.2

KẾT LUẬN

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 15

1 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội

3 An Nhiên, (12/06/2021), Quỹ ngoại lãi "khủng" với những khoản đầu tư tỷ đô trên sàn chứng khoán Việt, Truy cập từ: https://vneconomy.vn /quy-ngoai-lai-khung-voi-nhung-khoan-dau-tu-ty-do-tren-san-chung-khoan-viet.htm

4 Trần Thanh Thủy, Trịnh Lê Nguyên, Nguyễn Việt Dũng, (2012), Khoáng sản – Phát triển – Môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Truy cập từ:

https://goeco.link/bRZYO

5 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (15/04/1992), Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Hà Nội, Điều 17.

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w