1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Châu Thành,Tỉnh Tây Ninh

133 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨ

TRẦN VĂN HUÂN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

SKC008614

Trang 2

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN VĂN HUÂN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung Tín

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP.Hồ Chí Minh, Ngày ……tháng 11 năm 2023

Trần Văn Huân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Tôi kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý Thầy, Cô của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường

Đặc biệt, Tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Trung Tín đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy

Xin trân trọng cảm ơn./

TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng 11 năm 2023

Học viên

Trần Văn Huân

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều hết sức quan tâm đến việc tạo lập và sử dụng Ngân sách để phục vụ cho công tác quản lý hành chính, kinh tế, xã hội Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã xử lý căn bản quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền địa phương, quan hệ Ngân sách giữa trung ương và địa phương nhưng sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số vấn đề lớn cần được xem xét và cải tiến Càng khó khăn hơn khi Châu Thành là một huyện nghèo, hưởng Ngân sách từ tỉnh nên càng có nhiều bất cập như: phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; về định mức chi; đối tượng chi; nguồn nhân lực trong công tác quản lý Ngân sách, tài chính… Luận văn phân tích cụ thể một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Châu Thành, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp khắc phục

Ngân sách là một vấn đề hệ trọng của Quốc gia, giải quyết tốt vấn đề Ngân sách càng quan trọng hơn, đó là vấn đề sinh tồn của thể chế kinh tế - chính trị Tuy nhiên, trong thời gian qua vấn đề này ở nước ta đang còn nhiều bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước Châu Thành là một địa phương cũng không tránh khỏi tình trạng đó, vì thế giải quyết tốt vấn đề Ngân sách trở thành chìa khoá của mọi hoạt động kinh tế trong điều kiện Châu Thành còn là một trong những huyện thuộc nhóm nghèo của tỉnh Quản lý Ngân sách trên địa bàn huyện Châu Thành trong giai đoạn hiện nay cho thấy đã đến lúc Châu Thành cần có những biện pháp cứng rắn để điều chỉnh kịp thời những khó khăn bất cập, đưa Ngân sách trở về trạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế của huyện

Trang 6

ABSTRACT

All countries in the world, including Vietnam, are very interested in creating and using the Budget to serve administrative, economic and social management The 2002 State Budget Law basically handled the financial relations between local authorities and the budget relations between the central and local levels, but after a period of implementation, a number of major issues were revealed that needed to be resolved reviewed and improved It is even more difficult when Chau Thanh is a poor district, receiving the budget from the province, so there are even more inadequacies such as: decentralization of revenue sources and expenditure tasks; on spending norms; limb object; Human resources in budget and financial management The thesis specifically analyzes a number of urgent issues that are being raised in the management of the State Budget in Chau Thanh district, thereby proposing solutions output, solutions

The Budget is an important issue of the Nation, solving the Budget issue well is even more important, it is a matter of survival of the economic and political institutions However, in recent times this problem in our country is still facing many shortcomings and has a negative impact on the country's development Chau Thanh is a locality that cannot avoid that situation, so solving the budget problem well becomes the key to all economic activities in the condition that Chau Thanh is still one of the poor districts of the province Budget management in Chau Thanh district in the current period shows that it is time for Chau Thanh to take tough measures to promptly adjust difficulties and inadequacies, bringing the Budget back to a state of balance and maintain long-term stability for the district's economy

Trang 7

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Các nghiên cứu trước liên quan 2

3.Mục tiêu nghiên cứu 6

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5.Phương pháp nghiên cứu 6

6.Điểm mới của luận văn 7

7.Kết cấu của luận văn 7

B PHẦN NỘI DUNG 8

Chương 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 8

1.1 Ngân sách nhà nước cấp huyện 8

1.1.1 Ngân sách nhà nước 8

1.1.2 Ngân sách nhà nước cấp huyện 10

1.1.3 Vai trò ngân sách nhà nước cấp huyện 12

1.1.4 Nội dung ngân sách nhà nước cấp huyện 12

1.2 Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 15

1.2.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 15

1.2.2 Đặc điểm của quản lý NSNN cấp huyện 15

1.2.3 Nguyên tắc quản lý NSNN cấp huyện 17

1.2.4 Nội dung Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 18

1.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 24

1.3.1 Tiêu chí đánh giá về lập dự toán NSNN cấp huyện 25

1.3.2 Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán NSNN cấp huyện 25

1.3.3 Tiêu chí đánh giá quyết toán NSNN cấp huyện 26

1.3.4 Tiêu chí đánh giá thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện 26

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp huyện 27

Trang 8

1.5 Kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN trong nước và bài học kinh nghiệm

28

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương 28

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ……….28

1.5.3 Kinh nghiệm quản lý NSNN ở huyện Tiền Hải, Thái Bình 30

1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý NSNN ở huyện Châu Thành 32

Chương 2 34

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH 35

2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 35

2.2 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn huyện 35

2.3 Thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện Châu Thành 42

2.3.1 Thực trạng công tác lập dự toán quản lý NSNN tại huyện Châu Thành 46

2.3.2 Thực trạng công tác chấp hành dự toán NSNN tại huyện Châu Thành 50

2.3.3 Thực trạng công tác quyết toán NSNN tại huyện Châu Thành 67

2.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra NSNN tại huyện Châu Thành 68

2.5 Đánh giá về công tác quản lý NSNN tại huyện Châu Thành 70

2.6 Những kết quả và nguyên nhân trong công tác quản lý NSNN huyện Châu Thành 75

Tóm tắt chương 2 83

Chương 3 84

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH 84

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 84

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSN huyện Châu Thành 84

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách huyện 84

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện 91

3.3 Tổ chức tốt công tác quyết toán toán ngân sách huyện 99

3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý ngân sách huyện 91

3.5 Kiến Nghị 100

Trang 9

3.5.1 Kiến nghị với Cấp trung ương và cấp tỉnh 101

3.5.2 Kiến nghị với UBND huyện Châu Thành 101

Trang 11

5 Bảng 2.4 Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách

huyện Châu Thành giai đoạn 2020-2022 55 6 Bảng 2.5 Cơ cấu thu NSNN huyện Châu Thành giai

7 Bảng 2.6 Cơ cấu các khoản thu cân đối ngân sách huyện

Châu Thành giai đoạn 2020-2022 63 8 Bảng 2.7 Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách

huyện Châu Thành giai đoạn 2020-2022 65 9 Bảng 2.8 Cơ cấu các khoản chi ngân sách huyện Châu

Trang 12

A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước (NSNN) cấp huyện có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước, là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định Quá trình xây dựng, đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm đúng mức đến công tác quản lý ngân sách nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nhằm làm cho NSNN thực sự là công cụ của Nhà nước, sử dụng nó để thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong huy động và phân bổ các nguồn lực của xã hội thuộc phạm vi NSNN Đó là một yêu cầu luôn nóng bỏng tính thời sự đối với mọi chính quyền các cấp

Thời gian qua, quản lý NSNN của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh từng bước được đổi mới, hoàn thiện; nhiều chính sách tài chính góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thu và chi ngân sách đều không ngừng tăng qua các năm góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội Tuy vậy, Châu Thành vẫn là một huyện nghèo, thu ngân sách hàng năm không đủ chi, tỉnh Tây Ninh phải trợ cấp cân đối… Trong bối cảnh đó, công tác quản lý NSNN của huyện Châu Thành cũng đã bộc lộ những hạn chế, tập trung vào nội dung phân cấp ngân sách, công tác lập dự toán gắn với thực hiện các chương trình kinh tế của huyện, phân bổ vốn đầu tư và chi thường xuyên; ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, ý thức kỷ luật tài chính…

Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý NSNN ở huyện Châu Thành cần phải được nhìn nhận một các toàn diện, mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc, đánh giá đúng thực trạng tình hình, phân tích đúng những tồn tại, hạn chế để từ đó có những giải pháp khả thi nhất nhằm đưa công tác quản lý NSNN của huyện Châu Thành đạt được chiều sâu, hiệu quả ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp dựng xây huyện Châu Thành phát triển, vũng mạnh về mọi mặt trong thời kỳ mới

Trang 13

Từ nhận thức như vậy, với mong muốn góp một phần nhỏ công sức để tham gia công tác quản lý NSNN ở địa phương được tốt hơn, học viên đã chọn đề tài: "Quản lý Ngân sách Nhà nước tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế

2 Các nghiên cứu trước liên quan

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của bất kỳ chính phủ nào nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt, trong điều kiện nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn, nhu cầu chi ngày càng lớn, tình trạng bội chi ngân sách thường xuyên… thì việc phác họa một số kinh nghiệm quản lý, sử dụng ngân sách ở một số nước sẽ cho những bài học có thể tham khảo:

Ở các nước có nền kinh tế phát triển thường áp dụng các phương thức quản lý NSNN như sau:

- Thứ nhất, quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu ra

Với phương thức này, việc xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức dự toán ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc thực hiện mục tiêu, qua đó sẽ đạt được một kết quả đầu ra Phương thức quản lý này cũng đòi hỏi những thay đổi trong khuôn khổ luật pháp, thể chế, cách thức xây dựng và điều hành kế hoạch ngân sách cũng như văn hóa quản lý theo hướng đảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động Điển hình như:

- Cộng hòa Liên bang Đức, từ năm 2000, thông qua Ủy ban Ngân sách của Quốc

hội Liên bang, nước này đã thí điểm thực hiện Dự án thử nghiệm độ tin cậy và tác dụng của ngân sách dựa trên sản phẩm đầu ra như là một công cụ điều hành định hướng đầu ra

Ngân sách dựa trên đầu ra được coi như một Phụ lục cho kế hoạch ngân sách và nó có tác dụng cung cấp cho các nhà quản lý, các nghị sĩ những thông tin định hướng đầu ra Việc điều hành ngân sách theo định hướng kết quả đầu ra được xây dựng trên các

Trang 14

điều luật nguyên tắc cơ bản, điều luật ngân sách Liên bang, quy định điều hành ngân sách thông qua kết quả được định nghĩa cả về số lượng và chất lượng

Tham gia dự án thí điểm này có 6 cơ quan của Liên bang Đức: Cục Thông tin báo chí, Trường Cao đẳng quản lý công, Cục Thống kê, Cục Giao thông đường bộ, Cục Đường sắt, Phòng Hải quan và Thuế tiêu thụ trực thuộc Cục Thuế Hamburg Ở cấp bang, phương thức điều hành mới trên được thí điểm tại bang Hessen với cơ chế khoán chi dựa trên kết quả, trong đó bao gồm: Phân cấp và gắn trách nhiệm `chuyên môn với trách nhiệm tài chính, định hướng theo mục tiêu và hoạt động của cơ quan hành chính, cải cách ngân sách và kế toán…

Các đơn vị được giao nhiệm vụ xác định rõ ràng về trách nhiệm, kinh phí và thẩm quyền để thực hiện theo một hệ thống phân cấp trách nhiệm cho đơn vị đó trong khuôn khổ tài chính của mình và với khối lượng kết quả quy định trước tự quyết định việc sử dụng kinh phí phù hợp nhu cầu về thời gian, bản chất và về nguyên tắc không vượt quá khuôn khổ tài chính cho phép

Khi lập kế hoạch gắn với đầu ra, kế hoạch ngân sách bao gồm kế hoạch công việc, kế hoạch kết quả và kế hoạch tài chính Quyết toán ngân sách được thực hiện trên cơ sở chế độ kế toán kép có tính toán chi phí và hiệu quả thông qua quyết toán kết quả, tài sản và tài chính được bổ sung trên báo cáo về công việc

- NewZeland, Chính phủ nước này đã tập trung vào vấn đề hiệu quả hoạt động của

các tổ chức công từ cuối thập kỷ 80, với việc xác định rõ hơn trách nhiệm đối với chi phí và kết quả hoạt động cuối cùng

Kinh nghiệm của NewZealand gắn việc phân bổ ngân sách với việc xác định cụ thể các nhóm đầu ra tương đồng về cấp độ, trong đó các đầu ra thuộc cùng một nhóm phải tương đồng về bản chất hoặc đồng nhất; có đầy đủ thông tin về chất lượng, số lượng, thời gian, chi phí cho đầu ra để đủ phục vụ việc ra quyết định; có sự ràng buộc trách nhiệm giữa người cung cấp với các nhà quản lý và giữa nhà quản lý với người thực hiện hoạt động mua và các cơ quan, người dân có trách nhiệm giám sát

Trang 15

Trước khi Quốc hội phê duyệt ban hành ngân sách, Chính phủ đưa ra những tuyên bố về chính sách bao gồm những mục tiêu cho ngân sách năm tới và ít nhất 3 năm tiếp theo Đây là căn cứ để các bộ xây dựng các chương trình ngân sách, trong đó các chương trình mới được cân nhắc và thông qua, công bố rõ ràng trong báo cáo cập nhật kinh tế và tài khóa ngân sách

- Báo cáo đưa ra kế hoạch thu - chi tổng thể để thực hiện chiến lược Cùng với đó, Chính phủ phải thông báo chiến lược tài khóa của mình, báo cáo về sự thống nhất giữa các quyết định ngân sách so với chiến lược chính sách, báo cáo chiến lược tài khóa phải đưa ra dự báo tài khóa về khoản thu - chi ngân sách trong 10 năm tới

- Thứ hai, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn

Đây là một công cụ nhằm liên kết giữa chính sách, kế hoạch và ngân sách trong một khoản thời gian trung hạn (3-5 năm) tại cấp độ chính quyền Trung ương

Công cụ này hướng đến 6 mục tiêu cụ thể như: Tăng cường kỷ luật tài chính bằng việc ước tính số dư thực chất hơn đối với kinh tế vĩ mô; tích hợp thứ tự ưu tiên chính sách khác nhau vào ngân sách năm, để đảm bảo tính thích hợp; giúp phân bổ nguồn lực giữa các ngành khác nhau và giữa các đơn vị trong cùng ngành; dự toán ngân sách dài hơi hơn cho từng ngành bằng việc cung cấp tầm nhìn từ 3-5 năm; thúc đẩy hiệu quả cho quá trình hoạt động và làm cho chất lượng tăng cùng chi phí giảm; nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêu công

- Điển hình là tại Na Uy, nước này đã thiết lập mô hình quản lý ngân sách dựa trên kết quả hoạt động, qua đó hướng đến việc thực hiện một cách nghiêm túc, mang tính kỷ luật tài chính cao liên quan đến khuôn mẫu kinh tế vĩ mô Dựa vào cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc chính phủ, Na Uy đã vận dụng mô hình quản lý ngân sách dựa trên kết quả hoạt động cũng như mô hình quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn vào quá trình quản lý NSNN và phản ánh trong hệ thống kế toán của các đơn vị công với 6 công việc chính

Hình thành các mục tiêu về hoạt động của các tổ chức công có thể đo lường được; sử dụng quy trình lập dự toán ngân sách theo hướng từ trên xuống; phân cấp thực hiện

Trang 16

ngân sách các đơn vị; phân cấp việc quản trị nguồn nhân lực và chính sách quản lý số lượng, chất lượng nhân sự…

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Quản lý NSNN là vấn đề được các nhà quản lý, các nhà làm chính sách, khoa học quan tâm nghiên cứu lâu nay Trong phạm vi của đề tài luận văn, bước đầu, tác giả đã khảo sát một số công trình sau:

- Hồ Ngọc Tú, Thực trạng Ngân sách nhà nước và một số khuyến nghị (Tạp chí

Ngân hàng số 22/2019) Bài viết phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng thu – chi NSNN Trong đó, nêu rõ, kỷ luật chi NSNN có nhiều hạn chế trong nhiều năm qua; tình hình bội chi NSNN và nợ công là đáng báo động Bài viết đưa ra các khuyến nghị cho quản lý NSNN Việt Nam

- Nguyễn Tiến Hưng, Bàn về hiệu quả quản lý NSNN và nhân tố ảnh hưởng (Tạp

chí Công thương 2020) Thực tế cho thấy việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là một yêu cầu thực tiễn, khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài Bài viết này được tác giả đề cập một cách khái quát về hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý NSNN từ góc độ lý luận

- Nguyễn Hữu Thiện & Lê Thị Bích Hạnh, Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

thu – chi NSNN huyện Kông Chro, Gia Lai (Tạp chí Công thương 2020) Bài viết mang

tính lý luận và thực tiễn sâu sắc về Kiểm soát nội bộ, một trong những công cụ hữu hiệu được các Kho bạc Nhà nước triển khai để kiểm soát thu – chi NSNN Do vậy vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát thu – chi NSNN ở huyện Krong Chro, tỉnh Gia Lai là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay

- Nguyễn Việt Dũng – Nguyễn Ngọc Tuấn (2020), Quản lý chi NSNN cấp huyện:

Trường hợp huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Bài viết đánh giá thực trạng công tác quản

lý chi NSNN nêu những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chi NSNN tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

- Nguyễn Phương Anh (Tạp chí Quản lý nhà nước, 2020) Quản lý thu NSNN tại

Trang 17

huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Bài viết trình bày cơ cở lý luận về quản lý thu NSNN,

phân tích tình hình thực trạng quản lý thu NSNN ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN trong quá trình cải cách hành chính hiện nay

Các công trình nghiên cứu đã khảo sát nói trên đã giúp cho tác giả xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài luận văn của tác giả Nhưng cần khẳng định rằng, đến nay vẫn chưa có bài viết hay công trình nào bàn đến một cách trực tiếp về vấn đề quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Châu Thành

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

4.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung:

Tập trung nghiên cứu quản lý NSNN cấp huyện

Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại

huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian 2020-2022

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Tác giả khảo sát, thu thập các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài để tổng hợp và phát triển khung lý thuyết ở Chương 1 Khung lý thuyết này là nền tảng quan trọng để tác giả đánh giá thực trạng quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh ở Chương 2

Trang 18

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để thống kê số liệu cụ thể quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp

- Phương pháp thống kê phân tích: Nghiên cứu các số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị để nêu ra được những ưu điểm và hạn chế của quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh kết quả quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong từng thời kỳ Nêu ra được những mặt còn tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp

6 Điểm mới của luận văn

Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý NSNN ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Làm cơ sở để địa phương tham khảo và ứng dụng vào công tác quản lý, sử dụng NSNN trong các hoạt động

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề quản lý NSNN ở địa phương cấp huyện

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NSNN cấp huyện

Chương 2: Thực trạng quản lý NSNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Trang 19

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý NSNN

1.1.1 Khái niệm ngân sách Nhà nước

Thuật ngữ "ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu:

Quan niệm thứ nhất, Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà

nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Quan niệm này đúng về mặt hình thức, đã mô tả mặt thực thể vật chất của NSNN; tuy nhiên chưa thể hiện được vị trí của NSNN

Quan niệm thứ hai, Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là

kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước Quan niệm này đã mô tả mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN đồng thời thể hiện vị trí NSNN so với các quỹ tiền tệ khác Tuy nhiên, quan này này cũng chưa thể hiện được nội dung kinh tế xã hội của NSNN

Quan niệm thứ ba, Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong

quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau Quan điểm này đã nêu bật được NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, tuy nhiên lại không nói lên được thực thể vật chất NSNN là gì?

Điều 1 của Luật NSNN được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 năm 2002 cũng đưa ra khái niệm NSNN: "NSNN

là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước"

Trang 20

Các khái niệm và định nghĩa trên về NSNN chỉ mới thể hiện hình thức hoạt động của NSNN và tính chất pháp lý của nó Tuy nhiên các nhìn nhận như trên là chưa đầy đủ về mặt xác định khái niệm và về mặt tìm hiểu bản chất của NSNN

Khái niệm NSNN phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN

Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ

trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện Hoạt động của NSNN được thể hiện thông qua thu, chi của Nhà nước Trong thực tế hoạt động các hình thức thu, chi của NSNN hết sức phong phú và đa dạng, nhưng chúng không hề mang tính tự phát hoặc nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước mà chúng bị ràng buộc bởi những nội dung bên trong hết sức chặt chẽ Các khoản thu NSNN hầu hết đều mang tính chất bắt buộc, còn các khoản chi lại mang tính cấp phát không hoàn trả một cách trực tiếp

Xét về thực thể vật chất: NSNN bao gồm những nguồn thu và những khoản chi

cụ thể và được định lượng Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước; các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ tập trung ấy

Xét về nội dung kinh tế: Các khoản thu chi của NSNN đều phản ánh những mối

quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với các chủ thể hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, bao gồm:

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với dân cư thông qua các khoản thuế, lệ phí, ủng hộ tự nguyện, đồng thời các hộ khác nhận từ Ngân sách nhà nước những khoản trợ cấp xã hội theo chính sách quy định

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước, Nhà nước cấp phát kinh phí để phát triển kinh tế cho doanh nghiệp, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức tài chính: Nhà nước thực hiện phát hành các loại chứng khoán như tín phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn của tất

Trang 21

cá chủ thể trong xã hội

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội thông qua việc cấp phát kinh phí cho các đơn vị thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững - Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các Quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động tài trợ hay viện trợ nhân đạo, đầu tư nước ngoài, vay, cho vay

Từ sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về NSNN như sau:

NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính tổng hợp của Nhà nước, phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ

Ngân sách nhà nước có thể thâm hụt hoặc thặng dư Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản chi của ngân sách nhà nước lớn hơn các khoản thu ngân sách nhà nước, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách nhà nước

1.1.2 Ngân sách nhà nước cấp huyện

Luật NSNN số 01/2002/QH11 ban hành ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 Theo tinh thần của luật NSNN, hệ thống NSNN gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo sơ đồ:

Trang 22

Sơ đồ: Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam

NSTW bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này Mỗi bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán của NSTW

NSTW cung ứng cung ứng nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, mục tiêu chung cho cả nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ chuyển giao nguồn tài chính cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

NSĐP là tên chung để chỉ ngân sách của các cấp chính quyền địa phương phù hợp với địa giới hành chính các cấp Ngân sách xã, phường, thị trấn vừa là một cấp ngân sách, vừa là một bộ phận cấu thành ngân sách cấp huyện và quận Ngân sách huyện, quận vừa là một cấp ngân sách, vừa là một bộ phận cấu thành của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Như vậy, ngân sách nhà nước cấp huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện

Trang 23

Ngân sách huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước cấp huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách của huyện Trên cơ sở đó mà đáp ứng các nhu cầu chi nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp huyện Mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước XHCN Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.3 Vai trò ngân sách nhà nước cấp huyện

Một là, NSNN cấp huyện là công cụ huy động nguồn tài chính để đảo bảo thực hiện chức năng nhà nước ở địa phương:

Sự hoạt động của chính quyền địa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có quỹ tài chính tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu cho những mục đích xác định, quỹ tài chính tập trung đó chính là ngân sách huyện Mặc dù không lớn như ngân sách Trung ương, nhưng ngân sách huyện đã thể hiện vai trò nhất định trong việc thực hiện chức năng Nhà nước tại địa phương Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo quốc phòng - an ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo môi trường chính trị bền vững, an toàn để huyện phát triển về mọi mặt trong cả mặt kinh tế lẫn xã hội

Hai là, NSNN cấp huyện là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội tại địa phương:

Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu cần khắc phục những khuyết điểm của kinh tế thị trường, giúp cho nền kinh tế phát triển cân đối và hợp lý Nhà nước thực hiện vai trò này trong hoạt động thu chi NSNN, cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau:

- Về mặt kinh tế: NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng

hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền Thông qua các khoản chi kinh tế và chi cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh

Trang 24

tế; đồng thời chính quyền cấp huyện có thể tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ưu tiên

những ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Về mặt xã hội: Đầu tư của NSNN để thực hiện các chính sách xã hội: Giáo dục

đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, chi đảm bảo xã hội nhằm giúp đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao hơn Việc đầu tư này nhằm khắc phục và bù đắp khiếm khuyết

của nền kinh tế thị trường như thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường

1.1.4 Nội dung ngân sách nhà nước cấp huyện

Nội dung của ngân sách huyện bao gồm có hai nội dung cơ bản đó là: Thu ngân sách và chi ngân sách huyện

1.1.4.1 Nội dung thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Thu ngân sách nhà nước cấp huyện là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện Nguồn thu ngân sách cấp huyêṇ bao gồm những khoản thu của ngân sách điạ phương đươc̣ HĐND tinh̉ quy đinḥ trên cơ sở Luật NSNN

- Một là, Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, bao gồm:

+ Tiền cho thuê đất;

+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; + Lệ phí trước bạ;

+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

+ Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;

Trang 25

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

+ Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

+ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước; + Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 của Luật này; + Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Hai là, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung

ương và ngân sách địa phương, bao gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; + Phí xăng, dầu

- Ba là, thu chuyển nguồn năm trước sang năm sau; Bốn là, Thu kết dư ngân sách

năm trước;

- Năm là, các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN; Sáu là, Thu bổ sung

từ ngân sách cấp trên

1.1.4.2 Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Chi ngân sách nhà nước cấp huyện là quá trình sử dụng ngân sách huyện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, chính

Trang 26

trị tại địa phương Chi ngân sách cấp huyêṇ bao gồm những khoản chi ngân sách điạ phương được HĐND tỉnh quy định trên cơ sở Luật NSNN

- Một là, Chi đầu tư phát triển, bao gồm:

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý;

+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

- Hai là, Chi thường xuyên, bao gồm:

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;

+ Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); + Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;

+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;\

+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; + Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;

+ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

- Ba là, Chi chuyển nguồn sang năm sau;

- Bốn là, khoản chi bằng nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN; - Năm là, Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới

1.2 Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Theo Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: "Quản lý nói chung là sự tác động

có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản

Trang 27

lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật" [6,tr26]

Như vậy chúng ta có thể hiểu: Quản lý NSNN cấp huyện là hoạt động có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quản lý NSNN cấp huyện thông qua việc sử dụng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tác động vào hoạt động của NSNN nhằm đặt được những mục tiêu đề ra

1.2.2 Đặc điểm của quản lý NSNN cấp huyện

- Đặc điểm về mục tiêu quản lý NSNN:

Mục tiêu của quản lý NSNN hay mục tiêu của quản lý tài chính tư nhân đều nhằm thu được lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất Tuy nhiên, trong khi mục tiêu của quản lý tài chính tư nhân là nhằm đạt tới lợi ích kinh tế cục bộ (lợi nhuận), thì mục tiêu quản lý NSNN là nhằm đạt tới lợi ích tổng thể kinh tế - xã hội tại địa phương

- Đặc điểm về đối tượng của quản lý NSNN:

Đối tượng của quản lý NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN, cụ thể là hoạt động thu chi bằng tiền của NSNN Tuy nhiên các hoạt động này lại luôn gắn liền với các cơ quan nhà nước tại địa phương Các cơ quan này vừa là đơn vị thụ hưởng kinh phí nhà nước vừa là người tổ chức các hoạt động của NSNN Do đó, các cơ quan này cũng trở thành đối tượng của quản lý NSNN

- Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của NSNN:

Nội dung vật chất của NSNN là các nguồn tài chính thuộc các quỹ công Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện cho một lượng của cải vật chất của xã hội Về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động của các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của cải vật chất mới đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế Do đó, trong quản lý NSNN, không những phải quản lý những nguồn tài chính đang tồn tại dưới hình thức tiền tệ, tài sản mà còn phải quản lý sự vận động của nguồn lực tài chính - sự vận động về mặt giá trị - trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân

Trang 28

đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động - sự vận động về mặt giá trị sử dụng - trong đời sống thực tiến

1.2.3 Nguyên tắc quản lý NSNN cấp huyện

- Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạt động ngân sách phải đảm bảo sự thống nhất ý chí và lợi ích qua huy động và phân bổ ngân sách để có được những hàng hóa và dịch vụ có tích chất quốc gia Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của Nhà nước là thông qua hoạt động thu - chi của ngân sách nhà nước Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước được thể hiện:

Mọi khoản thu - chi của ngân sách nhà nước phải tuân thủ theo những quy định của Luật ngân sách nhà nước, phải được dự toán hàng năm và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

+ Tất cả các khâu trong chu trình ngân sách nhà nước khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của HĐND huyện

+ Hoạt động ngân sách nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia Hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia là nền tảng của hoạt động ngân sách nhà nước Hoạt động ngân sách nhà nước phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội

- Thứ hai, nguyên tắc công khai, minh bạch:

Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, sáng sủa, không thể nhầm lẫn được Quản lý NSNN cấp huyện đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước

- Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm:

Với tư cách là người được nhân dân ủy "thác" trong việc sử dụng nguồn lực, Chính quyền địa phương cấp huyện phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn

Trang 29

bộ quá trình quản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách Tính chịu trách nhiệm bao gồm chịu trách nhiệm có tính chất nội bộ và chịu trách nhiệm ra bên ngoài

Chịu trách nhiệm nội bộ của nhà quản lý ngân sách bao gồm chịu trách nhiệm của cấp bên dưới với cấp trên, với người giám sát; kiểm tra ngân sách trong nội bộ chính quyền địa phương

Chịu trách nhiệm ra bên ngoài muốn nói tới ở đây là tính chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước cấp huyện đối với khách hàng của mình như những người nộp thuế hay đối tượng được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục Nâng cao tính chịu trách nhiệm ra bên ngoài đặc biệt cần thiết khi nhà nước gia tăng tự chủ trong quản lý ngân sách cho các địa phương, bộ, ngành, đơn vị

- Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước:

Cân đối ngân sách nhà nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp

Thông thường, khi thực hiện ngân sách các khoản thu dự kiến sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Vì vậy, để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương thì ngay từ khâu lập dự toán, HĐND và UBND cần tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu; thực hiện cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế tại địa phương có khả năng đáp ứng…

- Thứ năm, nguyên tắc hiệu năng:

Để thực hiện nguyên tắc này, chính quyền cấp huyền cần phải dần từ bỏ cách quản lý ngân sách truyền thống chú trọng quản lý đầu vào và hoạt động để chuyển trọng tâm quản lý sang đầu ra và kết quả hoạt động Với cách quản lý này, kết quả thực hiện ngân sách huyện sẽ được đánh giá trên trên ba khía cạnh: tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi tiêu Việc đánh giá sẽ góp phần đảm bảo cho các nguồn lực tài chính của các quỹ công được sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng công quỹ

1.2.4 Nội dung Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Trang 30

1.2.4.1 Lập dự toán ngân sách huyện

Lập dự toán ngân sách nhà nước huyện là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của nhà nước huyện trong thời hạn một năm Đây là khâu quan trọng của quá trình ngân sách, tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo Nếu việc lập dự toán ngân sách được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước sẽ có chất lượng hiệu quả hơn Ngược lại nếu quá trình lập dự toán ngân sách không được thực hiện tốt thì không những việc thực hiện ngân sách thiếu minh bạch, kém hiệu quả mà còn làm cho quá trình quyết toán ngân sách gặp nhiều khó khăn, phức tạp

- Căn cứ lập dự toán ngân sách huyện:

+ Một là, Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

của địa phương trong năm kế hoạch và các năm tiếp theo;

+ Hai là, Phương hướng, kế hoạch, mục tiêu phát triển của huyện; nhiệm vụ cụ

thể của năm kế hoạch;

+ Bà là, Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ,

tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp thẩm quyền quy định, trong đó:

 Đối với thu ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách;

 Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện;  Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế

độ, tiêu chuẩn, định mức do UBND tỉnh ban hành

Trang 31

+ Bốn là, Việc lập dự toán trong thời kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần

trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh trên cho ngân sách huyện đã được giao;

+ Năm là, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách;

hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương

+ Sáu là, Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo

+ Bảy là, Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trước và một số năm

gần kề

- Yêu cầu lập dự toán ngân sách huyện:

+ Lập dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ bảo đảm tính cụ thể, thống nhất, cân đối, tính có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn của bản dự toán ngân sách;

+ Dự toán ngân sách phải được lập theo đúng yêu cầu nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định và hướng dẫn cụ thể về lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ tài chính Yêu cầu này thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước về phương diện pháp lý đối với quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước;

+ Dự toán ngân sách cấp huyện phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc cân bằng thu chi

1.2.4.2 Chấp hành ngân sách huyện

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực

- Mục tiêu chấp hành NSNN huyện là:

+ Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 32

+ Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà Nước Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn

- Nội dung tổ chức chấp hành NSNN cấp huyện:

Chấp hành NSNN bao gồm chấp hành thu ngân sách và chấp hành chi NSNN

+ Chấp hành thu NSNN:

 Chấp hành thu NSNN là quá trình tổ chức thu và quản lý nguồn thu của NSNN

Điều 48 Nghị Định 60 quy định Hệ thống tổ chức thu NSNN cấp huyện bao gồm

Chi cục Thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu

 Các cơ quan được giao nhiệm vụ thu phải có trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu NSNN, xác định và thông báo số phải nộp cho NSNN cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn Các cơ quan này chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu ngân sách tại địa phương ; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật

 Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng đóng thuế phải có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo đúng quy định pháp luật Trường hợp nộp chậm mà không được phép sẽ bị cưỡng chế nộp theo quy định của pháp luật

 Về nguyên tắc, toàn bộ các khoản thu của NSNN cấp huyện phải nộp vào Kho bạc nhà nước huyện, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định

- Chấp hành chi NSNN: Chấp hành chi NSNN là quá trình tổ chức chi NSNN và

quản lý các khoản chi NSNN Quá trình chấp hành chi NSNN bao gồm các khâu

+ Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách:

 Sau khi UBND huyện giao dự toán NSNN, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực

Trang 33

thuộc theo các nguyên tắc: Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên những dự án quan trọng chuyển tiếp; đối với các dự án mới, chỉ phân bổ, giao dự toán khi có đủ điều kiện quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng

 Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lục ngân sách nhà nước, theo các nhóm mục: Chi thanh toán cá nhân; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm, sửa chữa; Các khoản chi khác

 Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ chi tiết theo từng loại và các mục của Mục lục ngân sách nhà nước và phân theo tiến độ thực hiện từng quý  Phương án phân bổ dự toán ngân sách của cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán

cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra Sau khi phương án phân bổ ngân sách được cơ quan tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện

+ Lập nhu cầu chi quý:

 Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của tháng cuối của quý trước để phối hợp chi trả cho đơn vị

 Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao; Thứ hai, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; Thứ ba, đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; Ngoài ra, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây

Trang 34

dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật

1.2.4.3 Quyết toán ngân sách huyện

Quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành NSNN Quyết toán NSNN huyện thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách ở những năm tiếp theo

Theo Điều 68 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại Điều 62 của Luật Ngân sách nhà nước và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;

- Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình Cuối năm, cơ quan Tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền

- Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách

1.2.4.4 Kiểm tra, thanh tra ngân sách huyện

Mục đích của công tác kiểm tra, thanh tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những sơ

Trang 35

hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân

Theo Điều 80 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, quy định:

- Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Tài chính có quyền:

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân được thanh tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu kèm theo; + Yêu cầu các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp thực hiện thanh tra; + Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; + Khi tiếp nhận các kiến nghị của cơ quan Thanh tra Tài chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan Thanh tra Tài chính

- Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình

1.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Để đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện phải đánh giá từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN; nếu trong từng khâu quản lý không tốt, bị buông lỏng, nhiều kẻ hở thì làm giảm hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện

1.3.1 Tiêu chí đánh giá về lập dự toán NSNN cấp huyện

- Tiêu chí 1: Lập dự toán tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN và các văn

bản hướng dẫn liên quan

- Tiêu chí 2: Tính khả thi trong công tác lập dự toán: Có nghĩa là Lập dự toán xem

xét đến tình hình hiện tại và chiến lược phát triển KTXH của huyện Dự toán thu NSNN cấp huyện được lập phải tính toán đúng đắn và đầy đủ từng khoản thu Dự toán chi NSNN cấp huyện được lập dựa trên khả năng nguồn ngân sách có thể đáp ứng, việc lập dự toán chi phải dựa vào cơ cấu nguồn thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng các

Trang 36

nguồn thu kỳ kế hoạch Ngoài ra hệ thống định mức phân bổ các khoản chi xây dựng phải phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm từng vùng và theo tính chất công việc

1.3.2 Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán NSNN cấp huyện

- Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán thu NSNN cấp huyện:

+ Tiêu chí 1: Thu theo dự toán: có nghĩa là các khoản thu phải dựa trên cơ sở dự toán được duyệt

+ Tiêu chí 2: Thu đúng, thu đủ theo luật định: Có nghĩa là thu phải đúng đối tượng, đúng nội dung theo mục lục NSNN

+ Tiêu chí 3: Tổ chức bộ máy quản lý thu và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thu ngân sách

+ Tiêu chí 4: Tỷ lệ động viên thu NSNN vào tổng giá trị sản xuất huyện (GDP huyện): Chỉ tiêu này phản ánh quy mô nguồn thu vào ngân sách so tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn trong một thời kỳ nhất định, quy mô này mô tả thực tế huy động nguồn lực tài chính để trang trải cho các hoạt động của nhà nước

- Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện:

+ Tiêu chí 1: Chi theo dự toán: Có nghĩa là các khoản chi phải dựa trên cơ sở dự toán được duyệt; dự toán chi xác lập theo khoản chi nào, đối tượng nào, theo khoản mục nào thì chấp hành chi NSNN cũng phải được xác lập như vậy

+ Tiêu chí 2: Chi NSNN cấp huyện dựa trên cơ sở nguồn thu NSNN cấp huyện + Tiêu chí 3: Chi phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả: Có nghĩa là việc đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn diện; phải xem xét mức độ ảnh hưởng của các khoản chi tới phát triển KTXH Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của các khoản chi như sau:

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế;  Thu nhập bình quân đầu người;  Tỷ lệ hộ nghèo;

 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên;

Trang 37

 Cơ cấu khoản chi thường xuyên theo hướng tăng chi cho sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo và giảm chi quản lý hành chính;

 Việc triển khai thực hiện thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1.3.3 Tiêu chí đánh giá quyết toán NSNN cấp huyện

- Tiêu chí 1: Số liệu báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực Nội dung báo cáo đúng các nội dung ghi trong dự toán và đúng hệ thống mục lục NSNN

- Tiêu chí 2: Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng quy định về thời gian

- Tiêu chí 3: Báo cáo quyết toán phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của thu

chi ngân sách

1.3.4 Tiêu chí đánh giá thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện:

- Tiêu chí 1: Chấp hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm

- Tiêu chí 2: Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra: có nghĩa là ngay sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra; các đơn vị liên quan cần phối hợp với cơ quan thanh tra đưa ra các giải pháp nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo kết luận của thanh tra, kiểm tra

- Tiêu chí 3: Tính động viên, khuyến khích: có nghĩa là công tác thanh tra kiểm tra bên cạnh xem xét tính hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động quản lý NSNN thì cần quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN có tiết kiệm, có hiệu quả hay không Từ đó có những đề xuất cơ quan cấp trên kịp thời khen thưởng cho những đơn vị có thành tích cao trong hoạt động quản lý NSNN

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp huyện

- Điều kiện kinh tế xã hội

Ngân sách nhà nước là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động từ các yếu tố này, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội tương ứng

+ Về kinh tế:

Kinh tế và nguồn lực tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, trong mối quan hệ này kinh tế giữ vai trò quyết định Kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm

Trang 38

bảo vững chắc cho nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định thì vai trò của NSNN càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội

+ Về chính trị - xã hội:

Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để vận động mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên cho sự phát triển Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài địa phương; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường nguồn lực tài chính mà trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo

- Năng lực phẩm chất cán bộ và bộ máy quản lý NSNN

Trong hoạt động NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới quản lý NSNN Trong trường hợp đội ngũ cán bộ quản lý NSNN có trình độ chuyên môn tốt sẽ hạn chế được sai sót, thất thoát ngân sách; nếu đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách có trình độ, năng lực hạn chế thì hoạt động quản lý NSNN gặp nhiều khó khăn từ đó dẫn đến những thiếu sót nhất định

Trang 39

Cơ cấu tổ chức bộ máy nói đến ở đây là việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp trong hoạt động quản lý NSNN cấ huyện Trong trường hợp quy định không rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện công tác quản lý NSNN

- Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN

Phát triển hệ thống thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng; nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý NSNN, giảm thiểu tiêu cực và tăng tính lành mạnh tài chính Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ tạo thuận lợi cho người dân, doanh

nghiệp trong giao dịch liên quan thu chi NSNN

1.5 Kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN trong nước và bài học kinh nghiệm

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Năm 2012, một số chỉ tiêu thu NSNN thị xã Chí Linh vượt chi tiêu được giao; Cụ thể: thu thuế ngoài quốc doanh đạt 112,6% dự toán; thu phí - lệ phí trước bạ đạt 106% dự toán Trong quá trình quản lý thu chi NSNN; cấp ủy và chính quyền địa phương đã chỉ đạo sát sao chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các khoản thu chi ngân sách ngay từ đầu năm, hạn chế sự gia tăng quá mức chi, nên việc chi được bám sát dự toán Chi đầu tư phát triển phải phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH, tập trung vốn để hoàn thành và đảm bảo tiến độ thực các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KTXH của địa phương Chi tiêu dùng tiết kiệm nhằm phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương và cơ sở

Năm 2013 thật sự là một năm đầy thách thức đối với công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Chí Linh, do những tác động bất lợi từ diễn biến phức tạp, bất ổn của tình hình kinh tế trong nước, cũng như những khó khăn của kinh tế trên địa bàn huyện Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, thu NSNN huyện đã đạt được kết quả khả quan: Thu NSNN bằng 69% dự toán năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2012 Một số khoản thu đạt cao là thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh

Trang 40

tăng 27% , thuế thu nhập cá nhân tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2012 Có được những kết quả trên là do:

Chi cục Thuế thị xã Chí Linh đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; thực hiện ký kết ủy nhiệm thu với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Chí Linh đảm bảo các cá nhân, tổ chức nộp thuế nhanh chóng, thuận tiện;

Chi cục thuế luôn coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế để các cá nhân, tổ chức hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế; Hàng năm, Chi cục thuế tổ chức ít nhất 2 cuộc gặp gỡ, đối thoại với người nộp thuế, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về các chính sách thuế

Thường xuyên ra soát các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để bổ sung vào sổ bộ thuế Công khai các khoản thu đến từng đối tượng nộp thuế, quản lý thuế đúng quy trình đăng ký, cấp mã số thuế Đối với các hộ sản xuất kinh doanh có doanh thu lớn, chi cục yêu cầu niêm yết công khai giá bán hàng hóa, khi bán phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ cho người mua Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn so thực tế

Thành lập tổ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Chi cục thuế kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, xác minh các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý thuế Tập trung kiểm tra các đơn vị cơ sở nợ đọng thuế, phối hợp khai thác thông tin trên tài khoản giao dịch và phát lệnh thu qua ngân hàng đối với một số đơn vị nợ đọng thuế kéo dài Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về thuế của cán bộ, công chức thuế của các đội thuế

Những giải pháp Chi cục thuế đưa ra đã góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế trên địa bàn Đặc biệt, tình trạng nợ đọng thuế, chầy ỳ ngân sách ngày càng giảm mạnh

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Ngày đăng: 03/07/2024, 09:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN