Chuẩn độ acid- base là phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ acid hoặc base chưa biết nồng độ bằng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ.. Trong chuẩn độ xá
Trang 1BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
10 Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 1 Phèn nhôm (hay phèn chua) có công thức KAl(SO4)2.12H2O, trong nước bị phân li hoàn toàn theo phương trình: KAl(SO4)2.12H2O → K++ Al3++ 2SO42− ¿ ¿ + 12H2O
a Phèn nhôm là một chất điện ly mạnh
b Dung dịch phèn nhôm làm phenolphthalein chuyển thành màu hồng.
c Trong thực tế phèn nhôm được dùng để làm trong nước do ion Al3+ bị thủy phân tạo ra Al(OH)3 (một hydroxide dạng keo) có khả năng hấp phụ, kéo theo các các bẩn lơ lửng lắng xuống
d Nhỏ lượng dư dung dịch barium chloride vào dung dịch phèn nhôm thấy xuất hiện kết tủa trắng là do
sự tạo kết tủa giữa sulfate anion trong dung dịch phèn nhôm với barium cation trong dung dịch barium chloride
Câu 2 Chuẩn độ acid- base là phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ acid hoặc base chưa biết
nồng độ bằng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ Khi đó dung dịch đã biết chính xác nồng độ gọi là dung dịch chuẩn
Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác Tại điểm mà hai chất tác dụng vừa đủ với nhau gọi là điểm tương đồng
a Để chuẩn độ acid- base không cần dùng dụng cụ ống nghiệm có nhánh.
b Trong chuẩn độ xác định nồng độ của dung dịch NaOH bằng dung dịch acid HCl đã biết nồng độ thì
thời điểm kết thúc chuẩn độ được xác định bằng giọt dung dịch HCl cuối cùng được nhỏ xuống từ burette làm dung dịch phenolphtalein trong bình tam giác chuyển sang màu hồng nhạt bền trong khoảng 10 giây
c Khi chuẩn độ, người ta dùng burette để lấy dung dịch cho vào trong bình tam giác
d Để nhận biết điểm tương đương, người ta thường dùng những chất chỉ thị acid – base có sự đổi màu ở
khoảng pH gần với điểm tương đương
(Ý b phải là : xác định bằng sự thay đổi màu sắc của chất chỉ thị phenolphtalein trong bình tam giác
từ không màu đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 10 giây)
Câu 3 Muối bị thủy phân nếu cation hoặc anion của nó có tính acid hoặc base Trong dung dịch nước,
cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình vả yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base
a Các dung dịch muối của (NH4)2SO4, FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, KHSO4 có pH < 7
b Các dung dịch muối của Na2SO4, KClO4, Ba(NO3)2, NaNO3, CaCl2 có [H+] = 10–7
c Các muối như Al2(CO3)3, Al2S3, Fe2(CO3)3 bị thủy phân hoàn toàn trong nước
d Các dung dịch muối của Na2S, CaS, K2SO3, Ba(PO4)3 , Na2CO3, KH2PO4 khi nhỏ thêm một lượng phenolphthalein, màu dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng
Trang 2Câu 4 Độ pH là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá các tiêu chí liên quan đến môi trường
cũng như sức khoẻ của con người
a Độ pH trong đất được dùng làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hợp lí và hiệu
quả, từ đó biết được chất lượng môi trường đất
b Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể người có giá trị khác nhau Giá trị này là một trong những
yếu tố rất quan trọng phản ánh sức khoẻ của con người Vì vậy, cần duy trì được chế độ ăn để cơ thể có
pH phù hợp, duy trì được sức khoẻ tốt
c Dịch vị dạ dày của con người có chứa acid HCl với pH dao dộng khoảng 1,5 – 3,5 Đây là khoảng pH
phù hợp để các enzyme tiêu hoá (các chất xúc tác sinh học) hoạt động hiệu quả
d Độ pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45 Điều này có nghĩa là máu sẽ hơi có
tính base
Câu 5 Phương pháp chuẩn độ acid – base được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như:
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Xác định nồng độ acid hay base trong các sản phẩm công nghiệp và thực phẩm, ví dụ như acid trong nước cốt chanh hay base trong xà phòng
- Môi trường: Phân tích độ kiềm hay độ axit của nước, đất, hay không khí để đánh giá chất lượng môi trường và xác định các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
- Y học: Xác định nồng độ acid - base trong các mẫu sinh học, như máu, nước tiểu, hay dịch bạch cầu, để đánh giá chức năng sinh lý và chẩn đoán bệnh lý
Phương pháp chuẩn độ acid - base là một công cụ hữu ích trong hóa học và các lĩnh vực liên quan Thông qua việc nắm vững nguyên tắc và kỹ năng thực hành, bạn có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả và chính xác trong công việc và nghiên cứu
a Chuẩn độ là phương pháp xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn chưa biết nồng độ
b Chuẩn độ acid – base là phương pháp xác định nồng độ của dung dịch acid hoặc base bằng dung dịch
base hoặc acid đã biết chính xác nồng độ (gọi là dung dịch cần chuẩn)
c Cơ chế của chuẩn độ acid – base là dựa theo phản ứng trung hòa : H+ + OH– → H2O
d Trong chuẩn độ acid – base, dựa vào thể tích của các dung dịch khi phản ứng vừa đủ với nhau, ta có
thể xác định được nồng độ dung dịch chất cần chuẩn độ
Câu 6 Hoa đậu biếc tên tiếng Anh là butterfly pea, là một loại hoa được trồng phổ biến tại các quốc gia
Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Việt Nam… Hoa có tên gọi như vậy vì cây đậu biếc thuộc họ đậu, sống dây leo và cánh hoa có màu xanh tím giống hình con bướm Khi sử dụng đậu biếc làm chất tạo màu tự nhiên, người ta thường đun sôi hoa đậu biếc với nước, hoặc ngâm cánh hoa trong nước sôi từ 10 đến 15 phút, màu hoa sẽ được trích ly tạo thành màu xanh biếc Sắc tố tạo màu đặc trưng cho đậu biếc là các hợp chất thuộc nhóm anthocyanin, một trong những chất chống oxi hóa tự nhiên Điểm đặc biệt của nhóm anthocyanin là màu của chúng thay đổi dưới tác dụng pH của môi trường
Ở môi trường pH < 7 (môi trường Acid), anthocyanin chuyển sang đỏ tím, ngược lại chúng chuyển sang màu xanh sẫm khi môi trường pH ≥ 7
a Vắt nước cốt chanh vào cốc nước hoa đậu biếc đã được ngâm nóng trong nước sôi thì ta thấy màu của
cốc nước chuyển từ màu xanh biếc sang màu đỏ tím
b Cho nước rửa bát vào cốc nước hoa đậu biếc đã được ngâm nóng trong nước sôi thì ta thấy màu của
cốc nước chuyển từ màu xanh biếc sang màu xanh sẫm ngay lập tức
c Cho nước muối sinh lí vào cốc nước hoa đậu biếc đã được ngâm nóng trong nước sôi thì ta thấy màu
của cốc nước không thay đổi
d Hoa đậu biếc là một chất chỉ thị màu trong tự nhiên
Trang 3Câu 7 Trong lịch sử các thuyết về định nghĩa acid – base có thuyết Arrhenius và thuyết Brønsted–
Lowry
Nội dung thuyết Arrhenius Nội dung thuyết Brønsted–Lowry
a Theo thuyết Brønsted–Lowry phản ứng HClO4 + CH3COOH ⇌ ClO4
− ¿ ¿ + CH3COOH2
+ ¿¿
, trong phản ứng thuận thì CH3COOH là base , trong phản ứng nghịch thì ClO−4¿ ¿
là acid
b Thuyết Brønsted–Lowry tổng quát hơn thuyết Arrhenius, vì phân tử không có nhóm –OH như NH3,
SO32−¿ ¿, CO32− ¿ ¿ cũng là base
c Theo thuyết Brønsted–Lowry , các ion Fe3+ , Cu2+ , Mg2+, Na+ được xem là acid
d Theo thuyết Arrhenius thì acid trong phân tử phải có nguyên tử H và base trong phân tử phải có
nhóm –OH Thuyết lí luận này đúng trong trường hợp dung môi sử dụng là nước
Câu 8 Thuyết Brønsted–Lowry do Johannes Nicolaus Brønsted và Thomas Martin Lowry đề xuất một
cách độc lập vào năm 1923 về định nghĩa acid – base
a.Trong phản ứng H2S + NH3 ⇄ NH4
+ ¿¿
+ HS– theo thuyết Brønsted–Lowry thì acid là HS–,NH4
+ ¿¿
b Trong phản ứng F– + H2O ⇌ HF + OH– theo thuyết Brønsted–Lowry thì acid là HF, F–
c Trong phản ứng (CH3)2NH+ H2O ⇌ (CH3)2NH2
+ ¿¿
+ OH– theo thuyết Brønsted–Lowry thì base là (CH3)2NH, OH–
d ;
phản ứng này, theo thuyết Brønsted–Lowry thì HCOOC – CH2 – NH2 vừa là acid, vừa là base
Câu 9 Độ acid và độ kiềm của dung dịch có thể được đánh giá bằng nồng độ H+ (Nồng độ H+ càng cao thì pH càng nhỏ) hoặc quy về một giá trị gọi là pH (pH là chỉ số đánh giá độ acid hay base của một dung dịch)
a Để so sánh mức độ acid giữa các dung dịch có thể dựa vào nồng độ: dung dịch acid nào có nồng độ
mol lớn hơn sẽ có tính acid mạnh hơn
b Cho các dung dịch có cùng nồng độ: K2SO3 (1), NaClO4 (2), HNO3 (3) Ca(OH)2 (4) Chất có giá trị pH cao nhất là (1)
c Cho ba dung dịch có cùng giá trị pH: NH3 (1) , Ca(OH)2 (2) , KOH (3) Nồng độ mol các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là : (2),(3),(1)
d Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch có nồng độ ion H+ nhỏ hơn và pH cao sẽ có tính acid yếu hơn
Acid là chất phân ly trong dung dịch
nước tạo thành H+ (proton) còn base
là chất phân ly trong dung dịch nước
tạo thành OH−
Acid là chất cho proton (H+) và base
là chất nhận proton
phản
Trang 4Câu 10 : NaCl được gọi là chất điện li, tan vào nước tạo ra ion và thu được dung dịch dẫn điện, gọi là
dung dịch chất điện li
Quá trình phân li các phân tử muối ăn (NaCl) trong nước
(Các kí hiệu chỉ cho biết đó là loại nguyên tố nào, không mang ý nghĩa chỉ dạng tồn tại của nguyên tố đó)
a Các phân tử nước kéo các ion sodium và ion chloride ra xa nhau, phá vỡ liên kết ion giữa hai ion
sodium và ion chloride
b.Sau khi các hợp chất muối được tách ra, các ion sodium và ion cloride được bao quanh bởi các phân tử nước Lúc này, muối sẽ bị hòa tan, tạo thành dung dịch đồng nhất (dung dịch chất dẫn điện)
c Đầu âm của các phân tử nước bị thu hút bởi các ion chloride tích điện dương, còn đầu dương của các
phân tử nước bị thu hút bởi các ion sodium tích điện âm
d Sự điện li của NaCl trong nước có thể được biểu diễn bằng phương trình điện li như sau :
NaCl + (a+b)H2O 🡪 Na+.aH2O + Cl– bH2O
10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 1 Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,15 M, HNO3 0,224 M và HCl 0,116 M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch (X) Lấy 750 mL dung dịch (X) cho tác dụng với một dung dịch (Y) gồm NaOH 0,18 M và KOH 0,02 M, Ba(OH)2 0,345 M Cần dùng V Lít dung dịch (Y) để sau khi tác dụng với 750 mL dung
dịch (X) thu được dung dịch có pH = 4 Tính giá trị của V (làm tròn đến chữ số hàng đến phần trăm)
Câu 2 Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 3 Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng
pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng qui định), nhà máy phải dùng vôi sống thải vào nước thải Khối lượng vôi sống cần dùng cho 1,5 m3 nước để nâng pH từ 3 lên 7 là (Bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có).
Câu 3 Cho các chất: Phèn sắt – NH4Fe(SO4)2.12H2O, MgCl2, HCOOH, HClO, CaCO3, BaSO4, C2H5OH, HCOOCH3, H2S, CH3COOH, NaOH, LiOH, HI, Na2SO3, CaSO4, Fe(OH)3, Na2SiO3, KClO4, BaS
Trong các chất trên, có x chất tạo được dung dịch dẫn điện, y chất điện li mạnh Tính giá trị x + y
Câu 4 Trong dung dịch acetic acid (CH3COOH) có bao nhiêu ion ? (bỏ qua sự phân li của nước)
Câu 5 HCl là một chất được phát hiện trong dịch vị dạ dày có nồng độ 0,0001 – 0,001 mol/l và độ pH
duy trì ở mức 3 – 4 đối với người bình thường Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì thức ăn không chuyển hóa được lâu dần gây suy nhược cơ thể, nếu dư lâu ngày HCl sẽ phá hùy đường ruột gây viêm loét dạ dày Khi cơ thể dư HCl, người ta cần uống thuốc giảm đau dạ dày (có tên gọi là thuốc muối - tên khác là baking soda) Giả sử dịch vị dạ dày người bệnh chứa 1,75 lít dung dịch hỗn hợp thức ăn lỏng, trong đó chứa 0,09225 gam HCl Nếu khả năng tiêu thụ baking soda của cơ thể người bệnh là 68,5% thì khối
lượng baking soda người đó cần đưa vào cơ thể để duy trì độ pH trong dạ dày ở mức 3,2 là ? (Làm tròn
khối lượng baking soda đến chữ số hàng đơn vị)
Câu 6 Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mang lại thu nhập cao cho người nuôi tôm Tuy nhiên hiện
nay với việc mật độ nuôi ngày càng tăng, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tôm Một trong những chỉ tiêu mà bà con rất ít quan
Trang 5tâm đến nhưng lại có sự ảnh hưởng xuyên suốt từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi là pH, pH là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydro trong nước (H+) hay thể hiện tính acid hay base của nước Khi pH vượt ngưỡng
có ảnh hưởng bất lợi trên tôm như làm tôm chậm lột, suy giảm miễn dịch, stress Mất cân bằng áp suất thẩm thấu, … Nồng độ pH phù hợp với độ pH máu của tôm, cá để chúng sinh sống và phát triển tốt nhất khi giá trị pH của nước dao động từ 7,5 – 8,5
Do sụp tảo, mưa nhiều, rửa trôi phèn vào ao nuôi cũng làm giảm pH xuống 4 Lượng vôi sống cần thiết
để điều chỉnh pH của nước về 8 khi xử lí 70 m3 nước là m gam.
Biết rằng, để xác định lại chính xác nồng độ của nước đã được xử lí ở trên, người ta đã dùng V ml dung dịch HCl 0,1 M để chuẩn độ 20 lít nước đã được xử lí ở trên Tính giá trị biểu thức m + V.
Câu 7 Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3 Để xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau:
Lấy 2,5 g vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hoà tan hoàn toàn trong 55 mL dung dịch H2SO4 0,5 M Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50 mL dung dịch Y Lấy 10,0 mL dung dịch Y chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,8 M thấy hết 7,75 mL
Sau khi làm thí nghiệm có thể xác định được hàm lượng calcium trong vỏ trứng (giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không phản ứng với H2SO4 ) là a% Tính giá trị của a (Biết số mol các chất khi tính
toán không làm tròn lên mà số gốc ban đầu để tính tiếp đến khi có kết quả hàm lượng calcium trong vỏ trứng)
Câu 8 Dung dịch A là dung dịch H2SO4 a (mol/lít), dung dịch B là dung dịch NaOH b (mol/lít)
- Trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là VA : VB = 1:4 thì được dung dịch Y làm đỏ quỳ tím Trung hòa 500 mL dung dịch Y cần 111,20 gam dung dịch NaOH 50%
- Trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là VA : VB = 4:1 thì được dung dịch Z làm hồng phenolphthalein Trung hòa 40 mL dung dịch Z cần 50,40 gam dung dịch HNO3 10%
Tính giá trị a.b (Giá trị a làm tròn đến chữ số hàng phần chục, giá trị b làm tròn đến chữ số hàng
phần trăm)
Câu 9 Cho các chất: Phèn nhôm – KAl(SO4)2.12H2O, CuSO4, Ba(ClO4)2, H2C2O4, HCN, PbCl2, Fe(OH)3, HOOC–CH2–NH2, NH3, SO3, SiO2, KOH, HBr, CaSO3, HCOOH, CaSO4, Ag3PO4, CuS
Trong các chất trên, có a chất điện li trong đó gồm b chất điện li yếu và các chất điện limạnh Tính giá trị
a + b
Câu 10 Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2V ml dung
dịch Y Tính pH của dung dịch Y