1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Phân tích nhân vật chiếc lược ngà

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÁM SÁT THEO TÁC PHẨM CHIẾC LƯỢC NGÀ BAO GỒM PHÂN TÍCH 2 NHÂN VẬT LÀ ÔNG SÁU VÀ BÉ THU, RẤT MONG MỌI NGƯỜI ỦNG HỘ

Trang 1

VD1: Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi hạnh phúc của biết

bao nhiêu trẻ thơ: niềm vui đến trường, niềm vui được sống trong vòng tay êm ấm của cha mẹ, gia đình,… Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “CLN” của Nguyễn Quang Sáng cũng là một cô bé đáng thương để lại trong ta nhiều cảm xúc.

VD2: Nhà văn Đan Mạch Anđécxen từng nói: “Không có

câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra” Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại, được các nghệ sĩ ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại Trong số ấy, truyện ngắn “CLN” của NQS có sức neo đậu lâu bền nơi tâm hồn bạn đọc Nhân vật bé Thu trong truyện, với tình yêu cha mãnh liệt, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà những con người VN đã viết nên trong chiến tranh.

II TB

1 Giới thiệu khái quát

- Tác giả: hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ

trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

+ Lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ. Nguyễn Quang Sáng thực sự là cây đại thụ bất tử trong trái

tim đồng nghiệp và bạn đọc muôn nơi (Thúy Trân)

- Tác phẩm:

+ CLN được viết năm 1966, trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt và tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

+ Khái quát ngắn gọn về tình huống truyện

 Truyện CLN là một bài thơ, trong đó chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình

2 Hoàn cảnh của béThu:

- Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên đều được cha mẹ hết mực yêu thương, vỗ về, nâng niu Nhưng trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, suốt tám năm ròng Thu không một lần được gặp cha, không một lần được thấy cái nhìn âu yếm, trìu mến của cha Em chỉ biết mặt cha qua tấm hình chụp chung với má, chưa bao giờ em được cất tiếng gọi “ba” Chiến tranh tàn khốc đã khiến gia đình Thu li tán, khiến Thu không được sống trong tình cha thậm

Trang 2

chí khi cha trở về, em cũng không nhận ra cha và còn coi ông nhưngười xa lạ Thật đau xót và đáng thương biết nhường nào!

3 Thái độ, hành động của bé Thu trước khi nhận ra ôngSáu là cha

- Sau tám năm xa cách, cha mới trở về Cứ ngỡ với niềm nhớ thương và khao khát tình cha cháy bỏng, bé Thu sẽ bồi hồi sung sướng, sẽ sà vào vòng tay của ba mà nũng nịu với yêu thương vỡ òa Nhưng Thu đã làm cho cả người trong cuộc và chúng ta phải bất ngờ với hành động quyết liệt không chịu nhận ba Khi ông

Sáu gọi: “Thu, ba đây con” thì con bé giật mình, tròn mắt nhìn,

ngơ ngác, lạ lùng Khi ông đến gần, lặp đi lặp lại “ba đây con”,

nó “lạ quá, mặt bỗng tái đi, chớp chớp mắt nhìn người đàn ông

thứ hai (vẫn in lặng) như muốn hỏi, rồi vụt chạy, kêu thét lên: Má! Má!” Trước một người đàn ông lạ tự nhận là “ba”, bé Thu đã

từ ngạc nhiên đến thực sự sợ hãi Nếu không có sự am hiểu sâu sắc tâm lí trẻ em hẳn Nguyễn Quang Sáng khó có thể miêu tả mộtcách chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật như vậy.

* Hai ngày sau:

- Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh Ông Sáu càng muốn gần con thì nó lại càng xa lánh, lạnh nhạt Mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về của người cha, con bé một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh,ngang ngạnh, bất cần Ông Sáu càng chiều thương, nó càng lảng tránh Ông càng khao khát được nghe con gọi một tiếng “ba”, nó càng cố tình cự nự Mẹ giục gọi ba vào ăn cơm thì nó kêu “Vô ăn cơm” một cách trống không Ông Sáu im lặng không đáp thì nó quay sang nói với mẹ “Con kêu rồi mà người ta không nghe.” Một từ “người ta” thôi nhưng sao thật xót xa!

+ Lúc cơm sôi, vì còn bé, một mình không thể nhấc nồi để chắt nước, chắc chắn nó phải cần đến sự giúp đỡ của người lớn Con bé bị dồn vào thế bí tưởng rằng sẽ phải gọi tiếng “ba” Nó phải cầu cứu thật nhưng vẫn là một câu nói trổng: “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái.”, “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ” Một tiếng “ba” thôi có gì là khó? Nhưng với Thu, đó là tiếng thiêng liêng, không thể dùng để gọi một người xa lạ, không phải người chụp chung hình với má! Thu vẫn hành động theo sự bướng bỉnh, tự mình làm lấy công việc quá sức mà không chịu nhượng bộ Hành động lấy cái vá chắt nước cơm của nó khiến bác Ba phải thừa nhận “Con bé đáo để thật.”

+ Bữa ăn cơm, ông Sáu gắp cho nó miếng trứng cá to, nó lấy đũa hất ra khỏi bát Ông Sáu tức giận đánh nó một cái, nó

Trang 3

cũng không hề la khóc mà lặng lẽ gắp miếng trứng cá vào bát rồi đứng dậy, bỏ về nhà bà ngoại Khi xuống xuồng, nó cố ý khua lòi tói rổn rảng, thật to.

Phản ứng của bé Thu ngày càng quyết liệt, điều đó chứng tỏ em là một cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh, rất cá tính Song sự ngang ngạnh ấy hoàn toàn có lí và không đáng trách bởi người ba trong bức hình chụp chung với má rất đẹp, trên mặt không có vết thẹo dài Trong suy nghĩ non nớt, thơ ngây của một đứa trẻ, ba nó là một người hoàn hảo chứ không phải như ông Sáu hiện tại và hơn hết nó không muốn bất kì một người nào khác thế chỗ của ba mình Thu càng cự tuyệt ông Sáu càng chứng tỏ em có một cá tính mạnh mẽ và có tình yêu cha sâu sắc Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim thơ ngây đầy kiêu hãnh của bé Thu nên em đã không chấp nhận bất cứ ai không giống với hình ảnh em hình dung về cha mình Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, khảng khái, yêu ghét rõ ràng

4 Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra cha:

Trong buổi sáng chia tay, trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và

hành động của bé Thu đột ngột thay đổi, “vẻ mặt nó sầm lại buồn

rầu” và đôi mắt như to hơn “cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa” Khi ông Sáu

nhìn Thu, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”

- Lúc ông chào từ biệt để tiếp tục cuộc đời người lính gian khổ,

“tình cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó”, lần đầu tiên

Thu cất tiếng gọi “- Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé,

xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.” Đó là

tiếng "ba" nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng Không còn là tiếng kêu của sự sợ hãi mà chính là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt Tiếng gọi “ba” giản dị, thân thương như một lẽ tự nhiên ấy, đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu lại chất chứa nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách đong đầy thương nhớ Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé tám tuổi mong chờ giây phút

gặp ba “Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó

chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: -Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!".Tình cảm con với ba được thể hiện một

cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra:

"Ba bế nó lên Nó hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn

Trang 4

vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa" Thu không

muốn rời xa cha Có lẽ em đã ân hận, xót xa nhiều lắm vì lỗi lầm của mình Thì ra, trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó Sự nghi ngờ

được giải tỏa, em ân hận, hối tiếc: “ Nghe bà kể, nó nằm im, lăn

lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn" Giờ đây, nó mới vỡ

lẽ ra, ba mình thật đẹp và thật anh hùng Cô bé không chỉ yêu cha,thương cha mà còn tự hào về cha Vì thế, lúc chia tay, bao tình cảm dồn nén bấy lâu trong thẳm sâu tâm hồn em bùng lên thật

mạnh mẽ, hối hả “ hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai

tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run" Những nỗ lực của

Thu không giữ được ba nó Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Xót thương thay cho Thu bởi em đâu biết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng cha con được gặp nhau Ba em đã hi sinh trong một trận càn Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

5 Khái quátvề nghệ thuật và nhân vật:

* Nghệ thuật:

- Xây dựng tính cách nhân vật qua tâm lí và hành động.

- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý

- Lựa chọn người kể chuyện phù hợp.

- Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật giản dị, trong sáng, mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ.

* Nhân vật:

- Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng nhânvật bé Thu - một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ,dứt khoát nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn và có tình yêu cha sâu sắc

- Qua việc thể hiện chính xác, tinh tế tâm lí nhân vật bé Thu, ta cũng thấy được sự am hiểu sâu sắc tâm lí trẻ em và tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm của trẻ thơ của nhà văn

III KB: "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là bài ca cảm động về tình phụ tử thiêng liêng bất diệt Trong đó nhân vật bé Thu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ về một em bé Nam Bộ đáng yêu đáng mến với tình yêu thương

Trang 5

cha chân thành, sâu sắc Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng đối với tình cảm cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

ĐỀ 2 Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “CLN” của NQS.

I MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

II TB

1 Giới thiệu khái quát

- Tác giả: hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ

trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

+ Lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ. Nguyễn Quang Sáng thực sự là cây đại thụ bất tử trong trái

tim đồng nghiệp và bạn đọc muôn nơi (Thúy Trân)

- Tác phẩm:

+ CLN được viết năm 1966, trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt và tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

+ Khái quát ngắn gọn về tình huống truyện

 Truyện CLN là một bài thơ, trong đó chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình

2 Tóm tắt ngắn gọn về cuộc đờiông Sáu:

Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (chống Pháp, chống Mĩ,) và đã anh dũng hi sinh Ông còn là một người cha hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt Cũng như nhiều người lính nơi tuyến đầu chống giặc, bom đạn kẻ thù đã gây nên những đau đớn về thể xác, làm thay đổi diện mạo của ông Không chỉ thế, trong mấy ngày phép ít ỏi được về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau về tinh thần: đứa con gái duy nhất của ông, đứa con mà ông biết bao thương nhớ, không chịu nhận ông là cha, không một lời gọi “ba” Cho đến phút cuối cùng trước lúc về lại chiến trường, ông mới được hưởng hạnh phúc giản dị của một người cha Nhưng phút giây ấy ngắn ngủi quá, để rồi ông vĩnh viễn phải rời xa con Ông đãngã xuống lặng thầm mà không một lời trăng trối, không một nấm mồ, không bia mộ…

3 Tình yêu

Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm nhà một vài ngày Ngày lên đường đánh

Trang 6

thương con của ông Sáu trong những ngày về phép thăm nhà

giặc, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã tám, chín tuổi rồi.

Lòng ông háo hức hồi hộp, trên chiếc xuồng mắt ông dõi về hướng nhà mình, và khi xuồng chưa cập bến ông đã vội nhảy lên bờ Ông đã mong chờ giây phút gặp con này suốt bao năm đằng đẵng Tiếng gọi con vừa nồng nàn, vừa ấm áp, chỉ hai tiếng “Thu! Con!” mà chất chứa biết bao tình yêu thương ông dành cho bé Thu.Nhưng trái ngược với dòng tình cảm nồng cháy của ông, bé Thu lạnh nhạt, sợ hãi quay đầu bỏ chạy Bé Thu không nhận ra cha Điều đó như một nhát dao cứa vào trái tim ông Sáu Ông lắp bắp gọi con, vết thẹo ở má đỏ ửng lên, con bé vụt bỏ chạy, ông đau đớnkhôn cùng, “hai tay buông xuống như bị gãy” Một hình ảnh so sánh độc đáo cho thấy sự hụt hẫng bất ngờ, nỗi thất vọng xen lẫn sự chua xót nơi đáy lòng khiến tim ông thắt lại Có lẽ ông Sáu cũng hiểu phần nào phản ứng của bé Thu với mình, nhưng là một người cha, làm sao ông có thể không đau đớn, xót xa.

Ba ngày nghỉ phép ở nhà, là cơ hội hiếm có để ông đi thăm bàcon, hỏi han họ hàng, nhưng ông dành riêng ba ngày đó cho đứacon yêu của mình Ông quanh quẩn bên nó với chỉ một mong muốn

duy nhất, bé Thu nhận ra cha và gọi ông là ba, cái điều mà những

tưởng người ta chẳng cần ước, nhưng anh dành cả tâm sức, thờigian mà bé Thu vẫn không hề lay chuyển Đặc biệt trong bữa cơm,bé Thu càng tỏ ra ương ngạnh, bướng bỉnh hơn, đỉnh điểm là khiông gắp cái trứng cá vào bát nó, Thu đã hất miếng trứng đi Vừagiận, vừa đau đớn, ông Sáu không thể kiềm chế bản thân mà đãvung tay đánh con một cái Đằng sau phút giây nóng giận ấy là tráitim tràn đầy tình yêu thương, là khao khát cháy bỏng nhận đượcmột cử chỉ, một lời yêu thương từ con gái.

Mọi sự cố gắng của ông Sáu đã được đền đáp Trong giờ khắccuối cùng của cuộc chia tay, bé Thu đã nhận ra cha Niềm hạnhphúc, sự sung sướng, cảm động đã kết đọng thành giọt nước mắtđầy yêu thương Dù thời gian của hai cha con vô cùng ngắn ngủi,nhưng ông cũng đã cảm nhận được hết tình yêu thương con dànhcho mình Tình yêu thương đó cũng là động lực để ông chắc taysúng, bảo vệ quê hương và trở về bên con.

4 Tình thương

Những ngày ở chiến khu tình yêu thương của ông dành cho bé Thuđược bộc lộ mạnh mẽ và sâu sắc nhất Ông luôn ân hận, day dứt vì

Trang 7

con của ông Sáu được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện,khi ông trởlại chiến trường miền Đông.

đã lỡ đánh con Những lúc ấy, lời dặn dò của con gái “Ba về! Ba

mua một cây lược cho con nghe ba!” mà ông khắc ghi trong dạ đã

thôi thúc ông làm cây lược ngà tặng con Tình cảm của ông dành cho con trở nên mãnh liệt, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng Chiếc lược ngà trở thành vật kết nối tình cha con, kỉ vật của sự thương yêu, nhớ thương và trân trọng

Ông vui mừng, sung sướng khi tìm được khúc ngà để làm

lược cho con “Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh

hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” Ông đã giữ lời hứa với con và

quý hơn là ông không mua mà làm nó bằng chính đôi tay của mình, dồn vào trong đó tất cả nỗi nhớ, tình yêu thương dành cho đứa con nơi quê nhà đang ngóng đợi ông về

Tình cha con tha thiết còn được thể hiện qua cách ông làm chiếc lược một cách kĩ lưỡng Ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc” Nhìn cách ông tỉ mỉ khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu – con của ba”, ta cảm nhận được tiếng trái tim ông đang thổn thức nỗi nhớ con, chan chứa tình yêu sâu nặng, tha thiết Dòng chữ nhỏ mà chứa chan tình cảm lớn lao Trong phút chốc, người chiến sĩ như bỗng hóa thành nghệ nhân đang thăng hoa biết bao cảm xúc và tình yêu để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật Chiếc lược ngà xinh xắn không chỉ được làm bằng đôi tay khéo léo mà còn bằng tình thương yêu vô bờ bến, tấm lòng chăm chút của một người cha dành cho con Nó là kết tinh của tình cảm phụ tử mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc, diệu kì Với ông Sáu, chiếc lược ngà phần nào làm dịu đi nỗi ân hận trong ông vì đã đánh con, làm vơi đi nỗi nhớ con da diết trong lòng và làm dấy lên khao khát được gặp con để trao tận tay cho con Do đó,những lúc rảnh rỗi, ông lấy cây lược ra để ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm đẹp Tâm tình của người cha như lắng đọng trong giây phút ấy Cây lược chưa chải được mái tóc của con nhưng như gỡ rối phần nào những day dứt, yêu thương, mong nhớ trong lòng ông Tình cảm của ông Sáu dành cho con đáng trân trọng biết bao!

Có lẽ, ông Sáu mong chờ lắm cái giây phút được trao tận taycho con món quà đơn sơ mà thiêng liêng ấy Nhưng éo le thay, ôngđã ngã xuống khi chưa được gặp lại con Tác giả đã đặt nhân vật vào trong tình huống đặc biệt đầy đau thương của chiến tranh để làm nổi bật sâu sắc hơn tấm lòng của người cha Bị thương nặng,

Trang 8

cận kề cái chết, ông chẳng kịp trăng trối điều gì nhưng vẫn không quên “đưa tay vào túi, móc cây lược” Tuy không nói được thành lời nhưng cử chỉ ấy, ánh mắt ấy đã bộc lộ ước nguyện cao đẹp chânthành, tỏa sáng ấm nồng tấm lòng của người cha dành cho con Trao kỉ vật cho bạn chính là ông đã trao lại lời trăng trối thiêng liêng, là sự ủy thác cho người đồng đội Và đến khi bác Ba cúi gần khẽ nói “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu” thì ông mới nhắm mắt đi xuôi.

Với người cha ấy, cho đến hơi thở cuối cùng, ông cũng chỉ nghĩ đến con với tình cảm mãnh liệt và tha thiết Chiến tranh không chỉ làm khuôn mặt ông biến dạng để cha con ông không được cảm nhận trọn vẹn niềm vui hạnh phúc trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi mà còn chia cắt vĩnh viễn giây phút gặp lại của hai cha con ông Sáu Chiến tranh là nỗi đau, là tội ác với con người Thế nhưng, chiến tranh đau thương và tàn khốc có thể lấy đi sự sống của ông mà không thể nào giết chết được tình phụ tử Tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của ông dành cho con mãi mãi bất diệt

5 Đánh giá về nghệ thuật, nội dung:

Truyện đã để lại trong lòng người đọc biết bao dư vị, nỗi chua xót trước tình cảnh đau thương nhưng cũng cảm động trước tình cha con mãnh liệt, tha thiết Nhà văn đã lựa chọn tình huống truyện thật đặc sắc, đặt nhân vật vào cảnh ngộ éo le của chiến tranh để từ đó làm nổi bật tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con Tác giả đã chọn ngôi kể thứ nhất, bác Ba, đồng đội của ông Sáu làm người kể chuyện tạo sự đồng cảm và xúc động mãnh liệt ở người đọc Đặc biệt ngòi bút nhà văn đã khám phá vào tận cùng những trạng thái tâm lí của nhân vật để khai thác những cung bậc cảm xúctrong tình cảm sâu nặng của ông Sáu Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con, một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh,bi thương trong lòng ta

III KB:

“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do

cuộc sống viết ra” “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là

một câu chuyện cổ tích hiện đại, là bài ca cảm động về tình phụ tửthiêng liêng, bất diệt Tác phẩm khép lại, ông Sáu đã hi sinh nhưngtình phụ tử ấm áp, thiêng liêng, cao cả sẽ mãi là ngọn lửa lấp lánh

Trang 9

sáng, sưởi ấm trái tim bao thế hệ độc giả.

Ngày đăng: 02/07/2024, 12:28

w