1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Phân tích bài thơ Đồng chí nhóm

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÁC PHẨM ĐỒNG CHÍ CỦA NHÀ THƠ CHÍNH HỮU ĐƯỢC PHÂN TÍCH ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT CHUẨN THEO KIẾN THỨC CỦA BÔ GIÁO DỤC

Trang 1

Phân tích bài thơ Đồng chí

Mở bài VD1: Nhắc tới thơ hiện đại VN thời kì kháng chiến chống thực dân

Pháp, người ta không thể không nhắc tới nhà thơ Chính Hữu Thơ ông chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong mảng đề tài ngườilính và chiến tranh, trong đó phải kể tới bài thơ “Đồng chí” Bài thơ đã dựng lên một bức tượng đài tráng lệ, cao cả về người lính thời kì đầu chống Pháp với tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, cao cả.

VD2: Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng

chiến chống Pháp Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính và chiến tranh với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, côđọng, giàu hình ảnh “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính của ông Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí,đồng đội gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu chống Pháp.

VD3: Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam

châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao? Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thănghoa cùng ngòi bút của nhà thơ Chính Hữu để tác phẩm “Đồng chí” đặc biệt là bảy câu thơ đầu bài thơ nói về cơ sở hình thành tình đồng chí còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.

Thân bài1 Khái quát về tác giả, tác phẩm

Nhà thơ Lê Đạt từng có lần khẳng định: “Mỗi công dân có một loại vân tay Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt có một dạng vân chữ không trộn lẫn” Vân chữ của Chính Hữu phải chăng chính là những vần thơ

thơ mộc mạc, bình dị, có nhiều hình ảnh gợi cảm, dồn nén cảm xúc, thường khai thác chất liệu từ hiện thực kháng chiến Điều đó được thể hiện đậm nét trong bài thơ “Đồng chí”, một trong những thi phẩm nổi tiếng nhất của ông Bài thơ ra đời năm 1948, thời kì đầu kháng chiến chống Pháp Sau chiến dịch Việt Bắc- thu đông, Chính Hữu bị ốm, không theo kịp đơn vị Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại chăm sóc ông Cảm động trước sự chăm sóc chân thành và tình cảm thiêng liêng của người đồng đội ấy, ông đã viết nên bài thơ này Bài thơ lần đầu được đăng trên báo tường của đơn vị sau đó là báo văn nghệ Và đưa vào tập “Đầu súng trăng treo”.

2 Cơ sở

hình thành những câu thơ tự do, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ giản dị (Cách dẫn chuyển 1): Ngòi bút tài hoa của Chính Hữu với

Trang 2

tình đồng chí

a Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân và niềm đồng cảm giai cấp

đã dẫn người đọc đến với cơ sở hình thành tình đồng chí mà trước tiên là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân và niềm đồng cảm giaicấp:

(Cách dẫn chuyển 2): Không đi vào khai thác chất lãng mạn hào

hoa của người lính thời chống Pháp mà trên nền hiện thực gian khổ và chất sống của hiện thực đó, Chính Hữu đã thể hiện thật chân thực tình cảm đồng chí thắm thiết của những người lính Mở đầu bài thơ, tác giả

đưa người đọc đến với những cơ sở hình thành tình đồng chí Nếu người lính trong binh đoàn “Tây tiến” của Quang Dũng là những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn thì người lính trong “Đồng chí” của CH mang dáng dấp của những người nông dân chất phác mộc mạc ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nước cây đa Họ tương đồng về cảnh ngộ, về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó và sự đồng cảm giaicấp.

Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+ Giọng điệu thơ thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của những người đồng đội nhớ lại những kỉ niệm về ngày đầu gặp gỡ.

+ Từ ngữ mộc mạc, giản dị, các vế câu cân xứng sóng đôi kết hợp với thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua” đã diễn tả chân thực về quê hương của những người lính Đó là những miền quê nghèo, cằn cỗi, nhiều gian khổ Người thì tới từ vùng đồng bằng ven biển “nước mặn đồng chua” Người thì đến từ miền đồi núi trung du đất đai cằn cỗi, bạcmàu, khó canh tác “đất cày lên sỏi đá”.

-> Tuy đến từ những miền quê khác nhau là thế nhưng các anh đều xuất thân là những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc từ biệt ruộng lúa, bờ tre, mái rạ thân quen để lên đường đánh giặc.

=> Như vậy, con đường đến với kháng chiến với cách mạng của họ thật

nhẹ nhàng, bình dị như một lẽ đương nhiên Lòng yêu nước, sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân và niềm đồng cảm giai cấp là cơ sở đầu tiên hình thành nên tình đồng chí giữa những người lính.

- Trước khi vào bộ đội, họ là những con người hoàn toàn xa lạ, không quen biết:

Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau

+ Từ bốn phương trời, họ về đây và gặp nhau không phải do cái nghèo đói xô đẩy mà để cùng được đứng trong một đội ngũ, được chiếnđấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp Từ xa lạ, họ trở nên gần gũi, gắn kết hơn qua từ “đôi” Tác giả không dùng từ “hai” mà dùng từ “đôi” để xóađi khoảng cách về địa lí đồng thời thể hiện sự gần gũi, chân thành giữa

Trang 3

những người lính đến từ mọi miền của Tổ quốc (Tố Hữu trong bài thơ “Cá nước” cũng dành bao sự yêu mến cho những người nông dân mặcáo lính qua những vần thơ mộc mạc, chân thành:

Anh ở Vĩnh Yên lênTôi ở Sơn Cốt xuống

Gặp nhau mới lần đầuHọ tên nào có biết)

b Cùng chung mục đích, chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiến đấu

Tình đồng chí không chỉ được nảy sinh từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân mà còn được xây dựng trên cơ sở cùng chung mục đích, lí tưởng và nhiệm vụ chiến đấu:

Súng bên súng đầu sát bên đầu.

+ Ngôn ngữ giản dị, âm điệu câu thơ chắc khỏe như cuộc đời người lính.

+ Câu thơ chia làm 2 vế đăng đối chặt chẽ, hình ảnh thơ sóng đôi, Các điệp ngữ “súng, đầu” cùng nghệ thuật hoán dụ đã thể hiện sự gắn bó thắm thiết, gần gũi giữa các anh.

+ Súng bên súng: khi các anh khoác súng sát cánh kề vai bên nhau trong nhiệm vụ, những cây súng cũng như gần nhau hơn Hay trong những giờ phút sinh hoạt đời thường, nghỉ ngơi, những cây súng cũng được xếp ngay ngắn hay được treo ở cạnh nhau Đây cũng là cách nói

hàm súc, hình tượng bởi Súng còn mang ý nghĩa biểu tượng cho mục đích, nhiệm vụ chiến đấu.

+ Đầu sát bên đầu: không chỉ thể hiện sự gần gũi về không gian giữa những người lính mà còn diễn tả sự tâm đầu ý hợp, chung ý nghĩ của

đôi bạn tâm giao Đó cũng chính là biểu tượng cho chí hướng, lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của người lính.

-> Như vậy tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự sát cánh chiến đấu, chung lí tưởng, mục đích, nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

c Tình đồng chí còn nảy nở, bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui nỗibuồn

Không những thế, Tình đồng chí còn nảy nở, bền chặt trong sự chanhòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui nỗi buồn:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

- Câu thơ đầy ắp kỉ niệm về một thời gian khổ, chia ngọt sẻ bùi.

- Chung chăn: là một hình ảnh thực trong đời sống của người lính thời kì đầu chống Pháp Cái rét cắt da cắt thịt nơi núi rừng biên giới cùng những thiếu thốn về quân tư trang khiến các anh phải đắp chung chăn Người đọc từng bắt gặp hình ảnh người lính đắp chung chăn giản dị màđầm ấm như thế trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:

Thương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

- Chính trong những ngày thiếu thốn khó khăn, từ xa lạ, họ đã trở thành

Trang 4

tri kỉ của nhau Người lính chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn, và những nỗi niềm sâu kín nhất Họ hiểu nhau, sẻ chia và động viên nhau vượt qua tất cả Họ trở thành tri kỉ của nhau Câu thơ giản dị mà sâu sắc được chắt lọc từ cuộc đời người lính Phải là người từng trải qua cuộc đời người lính như Chính Hữu mới có thể viết nên những câu thơ giản dị mà có sức nặng của tình yêu thương đến vậy

=> Sáu dòng thơ đầu không chỉ lí giải cơ sở của tình đồng chí mà còn giúp ta cảm nhận được hình ảnh những người lính chân chất, giản dị mà cao đẹp với tình cảm thắm thiết, gắn bó bền chặt của họ Những từ ngữ giản dị như “bên, sát, chung, thành” đã thể hiện chân thực vẻ đẹp tình cảm đó

Cặp đại từ “anh- tôi” được sử dụng thật thú vị Đầu tiên là anh, tôi ở từng dòng thơ như kiểu xưng danh Khi mới gặp gỡ, vẫn là hai thế

giới riêng biệt Rồi “anh- tôi” xuất hiện trong cùng một dòng thơ nhưnglà “đôi người xa lạ” và biến thành “đôi tri kỉ”- đôi bạn chí cốt, hiểu nhau sâu sắc và cao hơn nữa là “Đồng chí” Từ rời rạc, riêng lẻ, họ đã nhập thành một, khăng khít, keo sơn, khó tách rời Từ trong cái chung gắn bó ấy, hai tiếng “Đồng chí” được cất lên tự nhiên mà tha thiết.

d Dòng thơ

thứ 7: Đồngchí!

- Đồng chí nghĩa là cùng chung chí hướng.

- Đồng chí vừa là một sự phát hiện, một lời khẳng định, vừa là tên gọi, vừa là tiếng gọi, cất lên từ nơi sâu thẳm thiêng liêng của tâm hồn - Đồng chí là sự kết tinh mọi cảm xúc, tình cảm là biểu hiện cao độ của tình bạn, tình người của những con người cùng chung chí hướng

- Câu thơ chỉ gồm 1 từ và một dấu chấm than, đứng riêng thành một cấu trúc đặc biệt, tạo thành một nốt nhấn Câu thơ như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ: vừa tổng kết ý thơ trước và mở ra ý tiếp Hoàn cảnh mới đã khai sinh một tình cảm mới, một quan hệ mới mà trước đó, họ chưa hề biết đến- tình đồng chí Vì thế, hai tiếng “Đồng chí” vang lên sao xúc động, tự hào! Câu thơ là nhãn tự của bài thơ nên được đặt làm nhan đề của bài thơ.

3 Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí (10 câu thơ tiếp)

a Cảm thông, thấu

Mười câu thơ tiếp theo vẫn là những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, mộc mạc cho người đọc thấy được biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

Trải qua những khó khăn nơi chiến trường, tình đồng chí đã giúp các anh có được sự cảm thông, thấu hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau Những lúc ngồi cận kề bên nhau, các anh đã kể cho nhau nghe

chuyện quê nhà đầy bâng khuâng, thương nhớ:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

Trang 5

hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau.

- Đối với người nông dân, ruộng nương, gian nhà là những tài sản quý giá, là thứ gần gũi, thân thiết nhất nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng củaTổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả sau lưng để lên đường đánh giặc.

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

+ Hình ảnh “gian nhà không” trống hơ trống hoác vừa gợi cái nghèo nàn, xơ xác, vừa gợi cái trống trải trong lòng người ở lại khi những người lính từ biệt quê hương lên đường ra trận

+ Từ “mặc kệ”: nghĩa là không quan tâm, là quyết ra đi, bỏ lại tất cả, không vương vấn, mang dáng dấp trượng phu Nói như thế không có nghĩa là họ thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm với gian nhà, với những gì thân yêu nhất mà nó thể hiện quyết tâm dứt khoát, mạnh mẽ và sự hi sinh lớn lao của người lính Họ tạm gác sang một bên cái riêng tư, hi sinh tất cả vì lí tưởng cao đẹp, vì lợi ích của dân tộc

Đọc câu thơ, ta liên tưởng đến hình ảnh người lính trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

(Tham khảo: Bên trong cái lạnh lùng, dứt khoát, rắn rỏi của sự “mặc

kệ” ấy có cái gì đó vẫn làm ta cảm thấy rất buồn Nhưng buồn mà không sụp xuống, dứt khoát dửng dưng mà không vô tình Sự “mặc kệ”trên không tả mà gợi trong tâm trí ta một bóng lưng từ giã quê hương rađi theo chí lớn mà vẫn nặng lòng lưu luyến, bịn rịn.

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác hơi mayNgười ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)Hay:

“Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏChí lớn chưa về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại!Ba năm mẹ già cũng đừng mong” (Tống biệt hành – Thâm Tâm)

- Nhưng tận sâu tâm hồn, họ vẫn nặng lòng với gia đình, quê hương:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

+ Giếng nước gốc đa là một hình ảnh thân thương, từng đi vào nỗi nhớ,thơ ca, nhạc họa, gợi tình cảm êm đềm, thiêng liêng Chính Hữu đã khéo léo đưa hình ảnh “giếng nước gốc đa” vào trong thơ mình thật thấm thía với nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ đặc sắc:

/ Giếng nước gốc đa hay chính là cảnh vật quê hương được nhân hóa cũng có tâm hồn, cũng biết nhớ biết thương anh trai cày ra trận / Giếng nước gốc đa, mái đình là những hình ảnh quen thuộc, biểu

Trang 6

tượng của làng quê VN xưa Nói “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” chính là nói về quê hương, về những người thân nơi hậu phương hàng ngày dõi theo người lính nơi chiến trường Hay phải chăng chính những người lính vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương?

- Một từ “nhớ” mà diễn tả được cả hai chiều nỗi nhớ: người nhớ quê, quê nhớ người da diết mến thương Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính nhớ nhà Nhưng người lính chỉ nói ai khácnhớ, đó cũng là cách tự vượt lên chính mình, nén tình riêng vì sự

nghiệp chung.

-> 3 câu thơ với 3 hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ vơi đầy Họ đã cùng sống với nhau trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ và cùng nhau vượt lên trên nỗi nhớ ấy Như vậy, tình đồng chí của họ còn được tiếp thêm sức mạnh của quê hương.

(Tham khảo: Ba câu thơ với giọng thủ thỉ tâm tình cùng những hình

ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bó với căn nhà thửa ruộng Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc căn nhà trống trải đang cần người sửa mái “mặc kệ” vốn chỉ thái độ thờ ơ vô tâm của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi Các anh ra đi để lại tình yêu quê hương trrong tim mình, để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc Đó cũng là sự quyết tâm chung của cả dân tộc, của cả thời đại Tuy quyết tâm ra đi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn các anh, hình ảnh quê hương vẫn in đậm, vẫn hằn lên nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Hình ảnh hoán dụ cùng với nghệ thuật nhân hóa,Chính Hữu đã tạo ra nỗi nhớ hai chiều: quê hương – nơi có cha mẹ, dânlàng luôn nhớ và đợi chờ các anh, các anh – những người lính luôn hướng về quê hương với bao tình cảm sâu nặng Có lẽ chính nỗi nhớ ấyđã tiếp thêm cho các anh sức mạnh để các anh chiến đấu giành lại độc lập cho dân tộc.

b Đồng cam cộng khổ, chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc sống chiến đấu

Hiểu nỗi lòng nhau, người lính còn đồng cam cộng khổ, chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc sống chiến đấu:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôi

- Những người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh” của bệnh sốt rét rừng.Chính Hữu đã khéo léo đưa hiện thực khốc liệt những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ấy vào trong thơ Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu chống Pháp Ta đã từng thấy hình ảnh của một

Trang 7

đoàn binh không mọc tóc vì bị sốt rét rừng trong bài thơ “Tây tiến” củaQuang Dũng:

Tây tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá giữ oai hùm.

+ Khi bị sốt rét, người bệnh nóng sốt hầm hập, mồ hôi vã ra như tắm nhưng vẫn cứ ớn lạnh đến run người, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ ấm, người run lên từng cơn Phải chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc lại thiếu thốn quân trang, quân dụng, thuốc men nên bộ đội ta đa sốbị sốt rét, nhiều người đã tử vong Ở đây, cả “tôi với anh” đều “biết”, đều nếm trải “từng cơn ớn lạnh” của sốt rét rừng nên các anh có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau để cùng vượt qua bệnh tật.- Không chỉ cùng nhau trải qua những cơn sốt rét rừng mà các anh còn chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, quân tư trang:

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giáChân không giày

+ Với câu thơ sóng đôi, hình ảnh cụ thể, chân thực đến thô ráp của đời sống kháng chiến kết hợp nghệ thuật hoán dụ (áo rách, quần vá, chân không giày- tượng trưng cho những khó khăn, thiếu thốn về quân tư trang), tác giả đã làm nổi bật những khó khăn mà người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp phải trải qua: Chiến đấu nơi rừng núi, chịu đựng sương muối, cái rét cắt da cắt thịt nhưng trang phục của các anh là áo rách, quần vá, chân không giày Người đọc cảm nhận được những gian khổ chất chồng mà người lính phải trải qua Nhưng ý thơ không cốt phản ánh hiện thực gian khổ mà là nói cái tình trong giankhổ, nói về sự đồng cam cộng khổ, gắn bó, sẻ chia của những người lính Với các anh:

Đồng đội ta là bát nước uống chung, bát cơm sẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng chiều mưa

Chia khắp anh em một mẩu tin nhàChia nhau nụ cười, chia nhau cái chết.

c Niềm lạc quan phơi phới.

Bằng tình đồng đội, những người lính đã vượt lên mọi gian lao vất vả với niềm lạc quan phơi phới Họ vẫn cười trong giá buốt:

Miệng cười buốt giá chân không giày

+ Ở đây không phải là nụ cười mà là miệng cười, bởi nụ cười phải chăng thật trừu tượng, không thể hiện hết cái buốt giá thấu xương của mùa đông nơi núi rừng biên giới nhưng “miệng cười” không chỉ tả nụ cười mà còn gợi tả những đôi môi nhợt nhạt vì giá lạnh Trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu

Trang 8

+ Nụ cười của người lính thấm thía gian lao nhưng thật lạc quan, giúp tỏa ấm không gian, xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông Vượt qua được cái lạnh thấu xương ấy, không chỉ có nghị lực của bản thân mà còn có sự nâng đỡ của tình đồng chí và niềm lạc quan tin tưởng Như vậy, trênnền hiện thực khó khăn, thiếu thốn, tình đồng chí và vẻ đẹp của những người lính lại như những bông hoa bừng thắm.

d cái xiết chặt tay đầyyêu thương

* Biểu hiện cao nhất của tình đồng chí là sự sẻ chia thầm lặng, là sựcảm thông, yêu thương sâu sắc, là cái xiết chặt tay đầy yêu thương:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà đượcthể hiện bằng hành động Chính Hữu đã thể hiện điều đó thật giản dị, mộc mạc, không ồn ã nhưng thấm thía Trong buốt giá, gian khổ, những bàn tay nắm chặt, truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, sức mạnh và cả niềm hứa hẹn lập công Đó là tình cảm gắn bó sâu dày suốt

trường kì kháng chiến.

4 Biểu tượng đẹp về người lính và tình đồng chí

- Câu thơ “Đêm nay rừng hoang sương muối” đã mở ra một phông nền đầy gian nan thử thách Hai chữ “đêm nay” như chạm vào dòng chảy thời gian một khoảnh khắc gian khổ chất chồng Cảnh tượng hoang vắng, lạnh lẽo và bao hiểm nguy đang rình rập người chiến sĩ

- Nổi lên trên cái nền của hiện thực khắc nghiệt ấy là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đầy chủ động Hình ảnh của họ làm mờ đi cái ác liệt của cuộc chiến tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù Các anh đứng sát gần bên nhau, cùng nhau chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, luôn sát cánh cùng nhau trong mọi hoàn cảnh Câu thơđã khẳng định lại tình đồng chí cao đẹp vượt qua mọi khó khăn thử thách đồng thời như tổng kết cho mục đích, nhiệm vụ chiến đấu của người lính.

- Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng người chiến sĩ giữa rừng hoang sương muối Hình ảnh của họ càng đẹp hơn khi có vầng trăng làm bạn.

Đầu súng trăng treo

+ Đây là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn, điểm sáng của toàn bài Hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn Nó được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc của người lính Đêm khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp, ở một góc nhìn nghiêng, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng Nhịp thơ 2/2 gợi sự sóng đôi và như gợi ra sự bát ngát, lơ lửng chứ không cột chặt Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí, tô đậm vẻ đẹp của cặp đồng chí – chiến sĩ kia Tình đồng chí khiến những người lính vẫn lãng mạn và bình thản bên thềm cuộc chiến đấu, khiến họ cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ, thơ mộng ngaygiữa nguy hiểm, gian lao, khiến họ có sức mạnh trong tư thế, có sự đằm

Trang 9

thắm trong tâm hồn, tình cảm.

+ Từ “treo” tạo nên sự bất ngờ, độc đáo, nối 2 sự vật ở cách xa nhau là mặt đất và bầu trời gợi những liên tưởng thú vị: Súng là biểu tượng chochiến tranh khói lửa Trăng là biểu tượng cho thiên nhiên tươi mát và cuộc sống thanh bình Súng và trăng là gần và xa, là hiện thực và mơ mộng, là chiến sĩ và thi sĩ, chất chiến đấu và chất trữ tình Tất cả hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng Đây là câu thơ hứng bút xuất thần của Chính Hữu, như nhãn tự của bài thơ, gợi những cảm nhận tuyệt đẹp về tâm hồn người lính: yêu nước, tinh thần chiến đấu và lạc quan cách mạng, là biểu tượng giàu chất thơ về hình tượng người chiến sĩ Có lẽ vì thế mà câu thơ được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

5 Đánh giá

(Lưu ý: Đâylà đánh giá cho cả bài thơ Nếu đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ thì ý Đánh giá phải khái quát được đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ cần phân tích)

Như vậy, “Đồng chí" giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí đồng đội Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc, đi thẳng đến trái tim người đọc Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đãtô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí.

Tham khảo: - Với giọng điệu tâm tình, ngôn ngữ thơ bình dị, thấm

đượm chất dân gian, sử dụng hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn, tạo nên những hình ảnh thơ đẹp giàu ý nghĩa, CH đã viết nên mọt khúc ca về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của người lính thời kìđầu chống Pháp Hình tượng “tôi” và “anh” sóng đôi từ đầu đến cuối bài thơ, lúc tách ra, lúc hòa vào thể hiện sự gắn kết, tin tưởng, thông cảm, sẻ chia trong tình cảm đồng chí thắm thiết Đọc bài thơ, ta hiểu thêm về một tình cảm mới lạ xuất hiện giữa những người lính thời chống Pháp – tình đồng chí Đó là tình cảm đẹp, thiêng liêng của những con người lớn lên từ rơm rạ, bùn lầy, đá sỏi Họ đều là những người nông dân “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc Tình đồng chí có sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ gần nhau, chia ngọt sẻ bùi, cùng vượt qua gian lao của những năm tháng chiến tranh ở rừng Bài thơ đã tô đậm chân dung người lính thời chống Pháp và ngời sáng vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí giản dị, mộc mạc mà sâu sắc của họ trong những tháng ngày kháng chiên gian lao.

Kết bài

Lưu ý: Đây là KB cho cả bài thơ

VD 1: “Thơ hay là thơ chỉ còn cảm thấy tình người”! Ta trân trọng biết

bao những vần thơ thắm đượm tình đồng chí! Ngôn từ mộc mạc, hình ảnh giản dị, cảm xúc cô đọng và tình cảm chân thành của nhà thơ đã

Trang 10

Nếu đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ thìKB phải gắn với đoạn thơ cần phân tích chứ không phải cho bài thơ nói chung)

làm nên vẻ đẹp và sức sống trường tồn cho bài thơ Đồng chí.

VD 2: Văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết

nhìn hiện thực bằng trái tim Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sáng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không quên trong lòng bạn đọc.

Ngày đăng: 02/07/2024, 12:33

w