- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyênliệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.. - Hàng hóa nhậ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG
PHẦN 2: PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỤC
TÀI CHÍNH CÔNG
Chương 1: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
LỚP: 127 – DS46A1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
6 Bùi Hữu Bảo 2153801012026
7 Trần Lê Tâm Châu 2153801012034
8 Trần Lê Mai Chi 2153801012037
9 Nguyễn Thị Hoàng Dịu 2153801012041
10 Đặng Thùy Dương 2153801012048
Trang 2MỤC LỤC
1 Đối tượng chịu thuế của thuế XK - thuế NK là gì? Tại sao thuế XK – thuế NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam? 2
2 Những trường hợp nào được miễn thuế XK – thuế NK? 2
3 Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - thuế NK và trường hợp miễn thuế XK – thuế NK? 3
4 Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – thuế NK? 5
5 Trình bày căn cứ tính thuế XK – thuế NK? 6
6 Thế nào là thuế nhập khẩu bổ sung? Các loại thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong những trường hợp nào? 7
7 Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? 7
8 Trình bày căn cứ tính thuế TTĐB? 9
9 Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao? 10
10 Thế nào là khu phi thuế quan? So sánh nghĩa vụ thuế TTĐB trong 2 trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB vào khu phi thuế quan và vào thị trường nội địa? 10
11 Xác định đối tượng nộp thuế GTGT 11
12 Trình bày căn cứ tính thuế GTGT? 12
Trang 313 Hàng hóa không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% không? Tại sao? 13
14 Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT 0%? 15
15 Trình bày diều kiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và theo phương pháp trực tiếp? 16
16 Việc tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
có thể xảy ra tình trạng thuế trùng thuế hay không? Tại sao? 17
17 Trường hợp cơ sở kinh doanh hoàn toàn không sử dụng hóa đơn chứng từ thì có phải nộp thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì nộp theo phương pháp nào? 18
18 Trình bày đối tượng chịu thuế BVMT và căn cứ tính thuế BVMT? 21
19 Nêu nguyên tắc quy định mức thuế tuyệt đối của thuế BVMT? 21
20 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu làm phát sinh những nghĩa
vụ thuế nào? Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này có bị xem
là trùng thuế không? Tại sao? 22
Trang 41 Đối tượng chịu thuế của thuế XK - thuế NK là gì? Tại sao thuế XK – thuế NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam?
CSPL: Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Thuế XK-NK 2016.
* Đối tượng chịu thuế của thuế XK-NK bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanhnghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối
Tóm lại, đối tượng chịu thuế của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất
khẩu, nhập khẩu bao gồm:
1 Hàng hóa tự do xuất khẩu, nhập khẩu
2 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện
* Lý do thuế XK-NK không điều tiết hành vi XK-NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam:
- Dịch vụ là sản phẩm kinh tế phi vật chất không thể cầm, nắm, nhìn thấy được như hànghóa nên khó khăn trong việc quản lý số lượng, loại dịch vụ
- Bất cập trong việc kiểm tra, kê khai thuế qua biên giới dễ gây thất thoát
- Đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin mạnh để rà soát và xác định loại sản phẩm kinh tếdịch vụ
2 Những trường hợp nào được miễn thuế XK – thuế NK?
CSPL: Điều 16 Luật Thuế XK-NK 2016.
Hàng hóa được miễn thuế bao gồm:
- Được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại VN, tiêu chuẩn hành lý miễn thuế xuất-nhập cảnh,nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế
- Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức
- Trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dânbiên giới
- Miễn thuế theo ĐƯQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là thành viên
- Có trị giá hoặc mức thuế phải nộp dưới mức tối thiểu
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoànchỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất HH xuất khẩu
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyênliệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định
- Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại
Trang 5- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theoquy định của pháp luật về đầu tư.
- Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuấtđược, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự
án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư
để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhậpkhẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất
- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí
- Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật vềđầu tư
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạtđộng in, đúc tiền
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục
vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp chogiáo dục
- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưasản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứukhoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanhnghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đóphương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quảthiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này
3 Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - thuế NK và trường hợp miễn thuế XK – thuế NK?
* Hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - thuế NK:
Tại Khoản 4 Điều 2 Luật thuế XK – thuế NK 2016, đối tượng không chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu bao gồm các nhóm hàng hóa sau đây:
1 Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển
Trang 6Các hàng hóa trong trường hợp này chỉ đi qua Việt Nam, không có xuất xứ từ ViệtNam, cũng không được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam Do đó, dù những hàng hóa này có
sự dịch chuyển qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam nhưng không cấu thành hành vi xuất khẩuhay nhập khẩu hàng hóa, nên không phải là đối tượng chịu thuế của thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu
2 Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Đây là hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, các tổchức thuộc Liên hiệp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phichính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài cho Việt Nam
và ngược lại nhằm phát triển kinh tế, xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thựchiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp thẩm quyền phê duyệt; cáckhoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tại và
dịch bệnh trên tinh thần tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010.
Sở dĩ, Nhà nước không thu thuế trong trường hợp này vì đối tượng tiêu dùng những hànghóa này là những chủ thể cần được hưởng chính sách ưu đãi từ Nhà nước Đồng thời, chủtiếp nhận hàng hóa viện trợ không hoàn lại là các cơ quan Nhà nước theo cam kết viện trợgiữa các Chính phủ, nếu thu thuế thì người nộp thuế chính là Nhà nước
3 Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Khu phi thuế quan là những khu vực kinh tế đặc thù được Nhà nước dành nhiều ưuđãi để khuyến khích phát triển Theo đó, nhà nước quy định những hàng hóa được giao dịchgiữa khu khu phi thuế quan với nước ngoài, giữa các khu phi thuế quan với nhau sẽ khôngchịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
4 Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
Dầu khí là một loại tài nguyên cần phải hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài Các chủ thểkhai thác dầu khí chịu sự điều chỉnh trực tiếp của thuế tài nguyên và thuế thu nhập với mứcthuế suất rất cao, nhà nước thực hiện điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức khai thácdầu khí vào ngân sách nhà nước đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ hành vi khai tháctài nguyên thiên nhiên này Vì vậy, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định khi dầukhí xuất khẩu ra nước ngoài sẽ không phải chịu thêm thuế xuất khẩu nữa
Những hàng hóa không chịu thuế nêu trên khi được xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu,biên giới Việt Nam sẽ không phải kê khai thuế, nhưng phải làm thủ tục hải quan để cơ quanhải quan có thể kiểm soát lượng hàng hóa chuyển dịch qua cửa khẩu, biên giới nhằm phục
vụ công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động quản lý vĩ
mô nền kinh tế nói chung
* Hệ quả pháp lý của trường hợp miễn thuế XK – thuế NK:
Trang 7- Trên nguyên tắc, vấn đề miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đặt ra để giúp Nhànước thực hiện các chính sách về kinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninhquốc phòng Nguyên tắc này cũng được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và được quyđịnh cụ thể trong các đạo luật về thuế quan hay các đạo luật về hải quan của những nước đó.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Trên thực tế, có nhiều trường hợpviệc dịch chuyển hàng hóa qua biên giới chỉ mang tính chất tạm thời như trường hợp tạmnhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; hàng hóa là tài sản di chuyển; hàng hóa nhập khẩu giacông cho nước ngoài… Xét về bản chất, hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới trong cáctrường hợp này không có sự tác động đến thị trường nội địa, không tiêu dùng trên thị trườngnội địa, hoặc có nhưng chủ yếu đáp ứng tiêu dùng cá nhân Theo đó, pháp luật thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng được nhà nước cho phép
miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu căn cứ Điều 16 Luật thuế XK – thuế NK 2016.
KHÔNG CHỊU THUẾ: TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP KHÔNG BỊ TRUY THU THUẾ &
KHÔNG PHẢI KÊ KHAI CÁC NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CHỊU THUẾ
MỘT NGÀY HH KHÔNG CHỊU THUẾ TRỞ THÀNH ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾTHÌ VẪN KHÔNG CÓ HIỆU LỰC HỒI TỐ (TRUY THU) VỚI KHOẢNG THỜIGIAN MÀ NÓ K CHỊU THUẾ
MIỄN THUẾ: CÓ THỂ BỊ TRUY THU THUẾ NẾU NÓ KHÔNG ĐƯỢC MIỄN THUẾ
NỮA & VẪN PHẢI KÊ KHAI CÁC NGHĨA VỤ CỦA NG CHỊU THUẾ VÌ NÓ VẪN LÀĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ
4 Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – thuế NK?
Để xác định thuộc đối tượng nộp thuế XK – thuế NK phải căn cứ vào hai điều kiện:
- Thứ nhất, là hàng hóa phải thuộc đối tượng chịu thuế XK – thuế NK quy định theo Khoản 1,
2, 3 Điều 2 Luật thuế XK – thuế NK 2016, cụ thể bao gồm: đối tượng chịu thuế xuất nhập
khẩu bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóaxuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuếquan vào thị trường trong nước; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.Ngoài ra, các đối tượng không chịu thuế XK – thuế NK quy định tại khoản 4 Điều này
- Thứ hai, là chủ thể xuất khẩu, nhập khẩu đối tượng chịu thuế là người nộp thuế tại Điều 3
Luật thuế XK - thuế NK 2016, bao gồm: Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Tổ chức nhận
ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuấtcảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Trường hợp tổchức, cá nhân được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế quy định cụ thể
Trang 8khoản 4 Điều này Bên cạnh, người nộp thuế theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn quy định
trường hợp khác theo quy định của pháp luật theo khoản 7 Điều 3 Luật này.
Như vậy, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất nhậpkhẩu qua biên giới Việt Nam Vì vậy, những chủ thể nào có hành vi dịch chuyển hàng hóachịu thuế qua biên giới Việt Nam sẽ là người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nhữngchủ thể này bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếpthực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay
tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài haykhông quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu Ngoài ra,những đối tượng thuộc diện nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
để thực hiện các chính sách về kinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị ngoại giao, an ninh, quốcphòng, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn quy định trường hợp khác theo quy định của
pháp luật theo Khoản 7 Điều 3 Luật này
5 Trình bày căn cứ tính thuế XK – thuế NK?
Căn cứ theo Điều 5 và Điều 6 của Luật thuế XK, thuế NK 2016, ta có hai căn cứ
tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ
lệ phần trăm và áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
“ Điều 5: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương
pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm:
1 Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
2 Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận
ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
3 Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất
xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong
Trang 9nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này Thuế suất thông thường được quy định bằng
150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng Trường hợp mức thuế suất ưu đãi
bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.”
“Điều 6: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp:
1 Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
2 Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Luật này.”
6 Thế nào là thuế nhập khẩu bổ sung? Các loại thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong những trường hợp nào?
Thuế nhập khẩu bổ sung là loại thuế quan trọng, áp dụng đối với một số hàng hóanhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuấttrong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, nhằm loại bỏ nguy
cơ gây thiệt hại đến nền kinh tế chung của đất nước
Những trường hợp các loại thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng:
+ Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật
+ Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kểcho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
- Thuế tự vệ:
+ Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cáchtuyệt đối hoặc tương đối so với số lượng, khối lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tựhoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước
Trang 10+ Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đedọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnhtranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
7 Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 3 Nghị định số26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ, Điều 2 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ & Điều 3 Thông Tư 05/2012/TT-BTCngày 05/01/2012, đối tượng không chịu thuế bao gồm dưới đây:
Đối tượng hàng hóa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như Hàng hóa do cơ sở sảnxuất, gia công trực tiếp xuất khẩu Hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuấtkhẩu
- Hàng viện trợ nhân đạo, và viện trợ không hoàn lại, Bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằngnguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Hàng trợ giúpnhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnhtheo quy định
- Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhândân Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ và cácloại Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Namtheo quy định Bao gồm các loại hàng hóa như sau:
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu ViệtNam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu rakhỏi Việt Nam
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu ViệtNam và đưa vào kho ngoại quan nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam vàkhông làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
- Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định kýkết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diệnđược Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩuViệt Nam
- Hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuếnhập khẩu, thuế xuất khẩu Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu
Trang 11- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao Hàng mangtheo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quyđịnh của pháp luật.
- Tàu bay, các loại du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hànhkhách, khách du lịch Và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng
- Xe ô tô cứu thương và loại Xe ô tô chở phạm nhân Xe ô tô tang lễ Xe ô tô thiết kế vừa
có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên Xe ô tô chạy trong khu vui chơi,giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan Hàng hóa từ nội địa bán vàokhu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan Các loại Hàng hóa được mua bángiữa các khu phi thuế quan với nhau theo quy định
Pháp luật quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Nhữngtrường hợp không chịu thuế TTĐB trên có những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu xã hội ví
dụ như xe ô tô cứu thương, nhà nước không đánh thuế TTĐB đối với xe cứu thương nhậpkhẩu vì mục đích sử dụng của loại xe này cũng như hỗ trợ một phần với các bệnh viện, cơ
sở y tế Nhà nước chỉ đánh thuế TTĐB đối với những mặt hàng chưa thật sự cần thiết cho xãhội và có tác động tiêu cực đến đời sống như rượu, bia
8 Trình bày căn cứ tính thuế TTĐB?
Theo Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế
của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất
Số thuế TTĐB phải nộp được tính bằng công thức sau:
Số thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB.
- Căn cứ Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014), giá tính thuế TTĐB đốivới hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ nhưng chưa bao gồm các loại thuếTTĐB, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng, cụ thể được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu: là giá do cơ sở sản xuất, cơ sởnhập khẩu bán ra
Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịchthông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luậtquản lý thuế Giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = [Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu có)] / (1 + Thuế suất thuế TTĐB).
Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật vềthuế GTGT
Trang 12- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu: là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuếnhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế khôngbao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm
Hàng hoá chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩukhi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra
- Đối với hàng hóa gia công: là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia cônghoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng;
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: là giá bán theo phương thức bántrả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
- Đối với dịch vụ: là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh
Giá cung ứng dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:
+ Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược làdoanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;
+ Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt độngkinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho: là giátính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinhcác hoạt động này
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên bao gồm cả khoản thuthêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng
9 Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 6 Luật thuế TTĐB Vì thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế
gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lại, cóhành vi sản xuất hàng hóa sẽ đánh thuế, đồng thời trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa để
biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì không thuộc trường hợp quy định tại Điều 3 Luật thuế
TTĐB.
10 Thế nào là khu phi thuế quan? So sánh nghĩa vụ thuế TTĐB trong 2 trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB vào khu phi thuế quan và vào thị trường nội địa?
- Theo Khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất nhập khẩu 2016 quy định: Khu phi thuế quan là
khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật,