Kiến thức dân tộc dtts miền núi bắc kan, câu hỏi: khái niệm dân tộc ts là gi?dân tộc thiểu số ít nghười, dân tộc thiểu số tại chỗ….
Trang 1UBND HUYỆN NA RÌ
PHÒNG NỘI VỤ
BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
THUỘC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4 NĂM 2024
HỌ TÊN HỌC VIÊN: TRƯƠNG THỊ THẢO
LỚP: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC NĂM 2024
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: UBND XÃ VĂN VŨ, HUYỆN NA RÌ, TỈNH
BẮC KẠN
Na Rì, năm 2024
Trang 2UBND HUYỆN NA RÌ
PHÒNG NỘI VỤ
BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
THUỘC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4
Người chấm 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chấm 2 (Ký, ghi rõ họ tên)
Điểm Bằng số Bằng chữ
HỌ TÊN HỌC VIÊN:TRƯƠNG THỊ THẢO
LỚP: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC NĂM 2024.
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: UBND XÃ VĂN VŨ, HUYỆN NA RÌ, TỈNH
BẮC KẠN
NGÀY, THÁNG, NĂM SINH: 25/5/1992
Trang 3Đề số 1 Theo anh (chị) khái niệm dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số rất ít
người, dân tộc thiểu số tại chỗ dựa vào Nghị định nào của Chính phủ? Khái quát đặc điểm tự nhiên, địa bàn cư trú, đặc điểm văn hóa, sinh kế của dân tộc thiểu số nơi anh (chị) đang công tác?
BÀI LÀM
- Theo Nghị định số 05/NĐ-2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ
về công tác dân tộc, khái niệm dân tộc thiểu số được định nghĩa như sau:
“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Theo Nghị định 05/NĐ-2011/NĐ-CP, khái niệm “Dân tộc thiểu số rất ít người” được hiểu là dân tộc có số dân dưới 10.000 người
Theo Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019, toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước
Như vậy, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 53 dân tộc trong thành phần dân tộc Việt Nam, trừ dân tộc Kinh là dân tộc đa số
- Dân tộc thiểu số tại chỗ
Ở nước ta, lịch sử đã diễn ra quá trình di trú xen cài giữa các dân tộc với những lý do chủ quan và khách quan khác nhau Đó cũng là quá trình hình thành các lớp dân cư, dân tộc có lịch sử cư trú ở các địa phương, vùng miền với những thành phần dân tộc thiểu số cư trú lâu đời, dân tộc thiểu số và đa số mới di trú đến sau Từ thực tiễn đó, ở đây chúng ta có thể hiểu:
Dân tộc thiểu số tại chỗ là cộng đồng người có nguồn gốc lịch sử, tổ tiên, cư trú lâu đời sinh sống trên địa bàn một địa phương đã định hình các giá trị văn hoá, kinh tế gắn bó với điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội, phân biệt với các cư dân mới chuyển từ địa phương khác đến trong một khoảng thời gian không xa.
Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, địa hình của địa phương: 1.Vị trí địa lý
Xã Văn Vũ nằm ở trung tâm huyện Na Rì, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp xã tỉnh Lạng Sơn
Phía Tây giáp huyện Ngân Sơn và xã Văn Lang
Trang 4Phía Nam giáp thị trấn Yến Lạc và xã Cường Lợi.
Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn
Xã Văn Vũ có tuyến đường liên xã nối đến quốc lộ 3B ở xã Cường Lợi Trên địa bàn xã có nhiều khe suối lớn nhỏ như Bản Poi, Khuổi Rịa, Khuổi Tàn, Khuổi Hủ, Khuổi Mụ Địa bàn xã Văn Vũ hiện nay được gộp từ xã Vũ Loan và xã Văn Học theo Nghị quyết 855
2.Địa hình
Địa hình của xã Văn Vũ nằm trong vùng có địa hình núi cao đến dạng địa hình đồi núi thoải xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp, độ dốc lớn, bình quân 260C – 300C xen kẽ những quả đồi
là thung lũng, cánh đồng ruộng bậc thang, ao, hồ… cho nên loại cây trồng ở đây khá phong phú, đa dạng
3.Khí hậu
Văn Vũ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa hạ và mùa đông Mùa hạ trùng với gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết khá mát mẻ và cũng là mùa mưa Mùa đông trùng với gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là mùa khô với lượng mưa ít do vậy dễ gây hạn hán, thiếu nước
Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,7 0C Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 nhiệt độ trung bình là 26,1 0C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,90C , nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 200C gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng vật nuôi
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.248,2mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20oC - 24oC, độ ẩm bình quân là 80% Về mùa Đông độ ẩm thấp hơn nên làm giảm tốc độ phát triển của cây trồng Với điều kiện khí hậu như vậy có phần thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng, vật nuôi bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn như thiên tai, hạn hán, sâu bệnh, rét, sương muối…
4 Thủy văn
Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối tự nhiên lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn Nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất lấy trực tiếp từ một
số khe, mó tự nhiên
Trang 5Khái quát về các địa bàn tập trung người dân tộc thiểu số cư trú, sinh sống thành thôn, bản hiện nay
Xã Văn Vũ có 22 thôn:Nà Cằm, Pò Cạu, Pò Lải, Pò Rản, Pò Phyeo, Nà Ca, Thôm
Bả, Nà Quáng, Bản Đâng, Pò Duốc, Khuổi Mụ, Thôm Khinh, Khuổi Vạc, Pác Thôm, Thôm Eng, Khuổi Phầy, Nà Deng, Nà Chia, Chang Ngoà, Thôm Khon, Khuổi Tàn, Nặm Rặc trong đó thành phần dân tộc dân số, lao động, được cụ thể như sau:
- Dân số xã Văn Vũ có 690 hộ, 3045 nhân khẩu, trong đó: 672 hộ thường trú
= 2998 nhân khẩu; 18 hộ tạm trú =47 nhân khẩu; hộ nghèo chiếm 70% dân số toàn
xã Văn Vũ
- Thành phần dân tộc: Xã Văn Vũ có những thành phần dân tộc sau: Tày, Dao, Nùng, Kinh, Mông…sống xem kẽ điều này tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn
Trang 6Ảnh: Các dân tộc thiểu số tại xã Văn Vũ
- Về trình độ dân trí: Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã Văn Vũ còn nhiều hạn chế, nhất là ở các nơi vùng sâu, vùng xa miền núi, nhiều người trên 40 tuổi mù chữ hoặc biết rất ít chữ
- Về kinh tế: Kinh tế của người dân trên địa bàn xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, kinh tế nên đời số sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn Nhìn chung, đời sống vật chất và dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, các tệ nạn xã hội vẫn diễn ra
Trang 7phức tạp.
Khái quát đặc điểm văn hóa, sinh kế của dân tộc thiểu số địa phương
- Về Văn Hóa: Văn hóa của các dân tộc trên địa bàn xã được bảo tồn và phát huy khá tốt Các lễ hội truyền thống của các dân tộc được tổ chức thường xuyên, thu hút đông đảo người dân tham gia Đặc biệt trên địa bàn xã hiện có 1 CLB hát
then tập hợp các nghệ nhân cao tuổi, những người biết hát và yêu thích hát then để
luyện tập, phục vụ cộng đồng ở nơi cư trú đó cũng chính là một cách bảo tồn hát then một cách tự nhiên, nhưng hiệu quả hiện nay
Ngoài ra sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán; mỗi dân tộc anh em đều có phong tục tập quán riêng, tiếng nói riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho cộng đồng dân tộc tại xã Bên cạnh đó , nhiều phong tục tập quán lạc hậu cần được thay đổi như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,….vẫn còn tồn tại ở một bộ phận người dân, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân
Trong hoạt động sinh kế Đồng bào DTTS sống tập trung thành các thôn, bản
và chịu sự chi phối bởi những khuôn phép riêng của từng dân tộc thường gọi là lệ làng vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay Họ cùng nhau tham gia hoạt động sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong các công việc chung Hầu hết các hộ làm nông nghiệp đều tham gia vào Hội Nông dân của xã Tỉ lệ tham gia vào các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi,… của hộ là 100% Hội Phụ nữ là tổ chức trung gian giữa hộ và ngân hàng chính sách
xã hội để hỗ trợ các chương trình vay vốn Hội Nông dân kết hợp với chính quyền triển khai các mô hình, dự án giảm nghèo và các lớp tập huấn cho các hộ dân Đoàn thanh niên thực hiện các hoạt động giúp đỡ các gia đình chính sách và hộ nghèo tăng gia sản xuất Hội người cao tuổi thực hiện phong trào “Tuổi cao, gương sáng” nêu gương các cụ tuy tuổi cao nhưng vẫn tích cực sản xuất tạo thu nhập cho gia đình DTTS ở xã chủ yếu là nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp Hoạt động trồng trọt với hai loại cây trồng chính là lúa nước và ngô Một
số hộ trồng thạch Dân tộc Tày canh tác ở vùng chân núi, chân đồi và trên các thửa ruộng bậc thang Các hộ dân tộc H’Mông và Dao trồng trọt ở vùng trên đồi, núi cao Hầu hết các hộ DTTS đều trồng ngô trên nương rẫy có độ dốc lớn Các loại vật nuôi chính của hộ bao gồm trâu, bò, lợn, gà và dê, chủ yếu theo phương pháp
Trang 8chăn thả truyền thống Chuồng trại chỉ để vật nuôi trú ngụ vào ban đêm, ban ngày chăn thả ngoài tự nhiên Các hộ làm lâm nghiệp chiếm 60% với cây trồng chủ yếu
là mỡ và quế Người dân tộc của xã có đặc tính sống dựa vào rừng, đồng bào quen với việc khai thác sử dụng các vật phẩm từ rừng Hoạt động nông nghiệp nhìn chung vẫn còn ở mức quy mô nhỏ lẻ, canh tác truyền thống, thủ công có phần lạc hậu Chính vì vậy sản xuất chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố tự nhiên nên năng suất
và chất lượng nông sản còn thấp
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, Cuộc sống đồng bào DTTS đã có nhiều khởi sắc
Cụ thể:
- Dự án CSSP được triển khai tại 8 xã trên địa bàn huyện Na Rì trong đó có Văn Vũ Việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách từ Dự án đã tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện Khi Dự án được thực hiện đã hình thành chuỗi liên kết đầu ra sản phẩm ổn định cho người chăn nuôi, mở rộng quy mô, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động Đặc biệt, các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng cộng đồng như đường giao thông nông thôn, đường sản xuất, công trình cấp nước sinh hoạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, vận chuyển nông sản; từ đó góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương Một số
dự án điển hình: dự án trồng cây thạch đen của 11 tổ hợp tác, nghệ, làm đường sản xuất, bê tông liên thôn…
Trang 9Dự án CSSP tại huyện Na Rì khuyến khích người dân phát triển vùng sản xuất
hàng hóa tập trung (Nguồn: Báo Bắc Kạn)
- Trong thực hiện Chương trình MTQG… giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trong đó Xã Văn Vũ đã triển khai một số dự án như triển khai mô hình ngựa bạch, dự án hỗ trợ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất trong lĩnh vực trồng trọ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: làm nhà văn hóa thôn, đổ bê tong đường liên thôn…
Với sự nỗ lực vào cuộc thực hiện của cả hệ thống chính trị, có thể thấy Chương trình MTQG đã và đang là đòn bẩy phát triển các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn, tạo sinh kế, giúp đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn cũng như xã Văn Vũ phát triển bền vững
*Đề xuất giải pháp:
-Tiếp tục đầu tư hệ thống giao thông vào các khu sản xuất; đầu tư hệ thống
thủy lợi phục vụ cho sản xuất Một khi kết cấu hạ tầng cơ sở ở miền núi được đầu
tư hoàn chỉnh, đồng bộ, sẽ thu hút được các doanh nghiệp đến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, tiêu thụ nông sản của nông dân
- Đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các điều kiện sinh hoạt là vấn đề hết sức
quan trọng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo Trong đó, vấn đề về nhà ở, nước sạch,
vệ sinh môi trường cần được quan tâm hơn nữa Hiện nay, qua thực tế và số liệu điều tra cho thấy, điều kiện sống (nhất là nhà ở và nước sạch) ở xã Văn Vũ còn
Trang 10nhiều khó khăn, nhất là sau những đợt thiên tai Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và làm cản trở quá trình thoát nghèo của người dân
- Cần tạo điều kiện để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuận tiện trong tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội
Việc tiếp cận các chính sách trợ giúp xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thoát nghèo của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi Vì vậy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã cần quan tâm đến các vấn
đề chính: Thứ nhất, bảo đảm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tiếp cận
chính sách trợ giúp xã hội của địa phương và Nhà nước đang triển khai, như được miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng và trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập cho
con em đi học; thứ hai, có chính sách tốt hơn trong việc hỗ trợ tiền ăn, phí khám,
chữa bệnh, miễn phí các dịch vụ pháp lý cũng như tặng quà bằng tiền, hiện vật nhân dịp lễ, tết cho những đối tượng có hoàn cảnh bất hạnh (mất người thân, bệnh tật, ) để họ không rơi vào tình trạng nghèo cùng cực
- Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức góp phần làm thay đổi hủ
tục và cải thiện chất lượng giáo dục khu vực miền núi
Thực tế cho thấy, những hủ tục trong cộng đồng và hạn chế của chất lượng giáo dục là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ dân Vì vậy, điều trước tiên là chính quyền cơ sở cần có nhiều hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu, như thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không phá rừng làm rẫy, giữ gìn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, từng bước xóa bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đầu tư nhiều hơn hệ thống trường lớp
- Cần thiết kế các chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm thiết thực, hiệu quả
Thực tế cho thấy, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được chính quyền và các tổ chức nông dân hỗ trợ nhiều về sản xuất (con, cây giống, ) và việc tiếp cận các chính sách trong đào tạo nghề, tạo việc làm còn hạn chế, hiệu quả thấp, Vì vậy, để cải thiện tình trạng nghèo của hộ đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, ngoài việc cần có chính sách riêng về hỗ trợ đất và nhà ở phù hợp cho họ yên tâm sinh sống và sản xuất thì chính quyền cần quan tâm các vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với
thổ nhưỡng và tập quán canh tác của đồng bào để khuyến khích phát triển
Thứ hai, việc hướng dẫn cách làm ăn, phương pháp sản xuất có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với nông hộ nói chung, đặc biệt là đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số Nhiều hộ gia đình được cấp vốn và phương tiện sản xuất, nhưng làm ăn không hiệu quả, chưa thể thoát nghèo Do vậy, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là hết sức quan trọng Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần xây dựng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư giỏi, nhất là lực lượng tại chỗ để hướng dẫn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thậm chí là “cầm tay chỉ việc” Việc
tổ chức các lớp tập huấn này cần phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của người dân
Thứ ba, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu
số, như (i) các mô hình kinh tế mẫu phù hợp để hướng dẫn và tuyên truyền (mô
Trang 11hình 1+5: một người Kinh sản xuất giỏi và 5 người đồng bào dân tộc thiểu số); (ii) Nghiên cứu để đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp và hiệu quả kinh tế cao về sản xuất ở địa phương, đồng thời có kế hoạch, giải pháp để tiêu thụ nông sản cho nông dân, tránh để bị tư thương ép giá; (iii) Giao đất và quản lý đất được giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đây là phương tiện sản xuất chính của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nên cần có các giải pháp hiệu quả
Thứ tư, Cần có chính sách riêng về tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc
thiểu số theo hướng hỗ trợ lãi suất vay phát triển sản xuất 100%, đồng thời kéo dài thời gian cho vay nhằm phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững Ngoài ra, các điều kiện cho vay cũng cần nới lỏng nhằm tạo điều kiện để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các nguồn vốn vay Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần quản lý chặt các nguồn vốn vay, hướng dẫn hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả; hạn chế tối đa việc cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay tiêu dùng
Năm là, cần đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý để nâng cao nhận thức về pháp luật
cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
Trước tiên, chú trọng việc tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, không để người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết Hình thành các tổ trợ giúp pháp lý và đa dạng hóa các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của các địa phương khác nhau và phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa của người dân tộc thiểu số
Bên cạnh đó, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương cần tuyên truyền, tạo các điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực này hiểu biết được các chính sách trợ giúp của Nhà nước đối với hộ nghèo để họ chủ động tiếp cận và hưởng thụ; phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo tại địa phương để các hộ đồng bào có thể học tập phục vụ cho quá trình thoát nghèo của hộ gia đình
Sáu là, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giảm nghèo
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm
hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo; bảo đảm thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững.Thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua, địa phương chú trọng các chính sách theo kiểu “cho con cá”, nghĩa là chính sách đầu tư trực tiếp thông qua việc thăm hỏi, tặng quà, tặng dụng cụ sinh hoạt, thực phẩm, Chính điều này đã tạo tư
tưởng trông chờ, ỷ lại cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số Do vậy, cần chuyển từ
hình thức đầu tư trực tiếp sang hình thức đầu tư gián tiếp, nghĩa là “trao cần câu”, trong đó tập trung hỗ trợ, tạo sinh kế cho người dân
Về giao đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Cần đẩy mạnh giao
đất và quản lý đất được giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đây là phương tiện sản xuất chính của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nên cần có các giải pháp hiệu quả
Về hỗ trợ nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường: Đẩy mạnh đầu tư hệ thống nước sạch nhằm bảo đảm sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số Bên cạnh đó,