nút và liên kết trong mạng viễn thông *Các thành phần cơ bản trong mạng viễn thông: -Thiết bị đầu cuối: Thiết bị đầu cuối sử dụng để giao tiếp giữa một mạng và người hay máy móc, bao gồm máy điện thoại, máy fax, máy tính… Thiết bị đầu cuối chuyển đổi thông tin sang dạng tín hiệu thích hợp để truyền đi trên đường truyền và trao đổi các tín hiệu điều khiển với mạng lưới. Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin củangười sử dụng. -Thiết bị chuyển mạch: Thiết bị chuyển mạch được sử dụng để thiết lập một đường truyền dẫn giữa các thuê bao bất kỳ (đầu cuối). Do vậy, chức năng của thiết bị chuyển mạch chính là thiết lập đường truyền dẫn. Với thiết bị chuyển mạch như vậy, đường truyền dẫn được chia sẻ và một mạng lưới có thể được sử dụng một cách kinh tế. Thiết bị chuyển mạch được phân chia thành tổng đài nội hạt cung cấp dịch vụ trực tiếp thuê bao và tổng đài và tổng đài chuyển tiếp được sử dụng như một điểm chuyển mạch cho lưu lượng giữa các tổng đài khác.
Trang 1ĐÊ CƯƠNG MẠNG VIỄN THÔNG Câu 1 Vị trí, chức năng và vai trò của các thành phần cơ bản trong mạng viễn thông Phân biệt về nút và liên kết trong mạng viễn thông
*Các thành phần cơ bản trong mạng viễn thông:
-Thiết bị đầu cuối:
Thiết bị đầu cuối sử dụng để giao tiếp giữa một mạng và người hay máy móc, bao gồm máy điện thoại, máy fax, máy tính… Thiết bị đầu cuối chuyển đổi thông tin sang dạng tín hiệu thích hợp để truyền đi trên đường truyền và trao đổi các tín hiệu điều khiển với mạng lưới
Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin củangười sử dụng
-Thiết bị chuyển mạch:
Thiết bị chuyển mạch được sử dụng để thiết lập một đường truyền dẫn giữa các thuê bao bất kỳ (đầu cuối) Do vậy, chức năng của thiết bị chuyển mạch chính là thiết lập đường truyền dẫn Với thiết bị chuyển mạch như vậy, đường truyền dẫn được chia sẻ và một mạng lưới có thể được sử dụng một cách kinh tế
Thiết bị chuyển mạch được phân chia thành tổng đài nội hạt cung cấp dịch vụ trực tiếp thuê bao
và tổng đài và tổng đài chuyển tiếp được sử dụng như một điểm chuyển mạch cho lưu lượng giữa các tổng đài khác
-Thiết bị chuyền dẫn:
Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các tổng đài với nhau hoặc nối các tổng đài và các thuê bao để truyền đi các tín hiệu điện nhanh chóng và chính xác
Thiết bị truyền dẫn có thể được phân loại sơ lược thành thiết bị truyền dẫn phía thuê bao (nối thiết bị đầu cuối với một tổng đài nội hạt) và thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp (kết nối các tổng đài)
Xét về phương tiện truyền dẫn thì thiết bị truyền dẫn có thể được phân loại thành thiết bị truyền hữu tuyến (sử dụng cáp kim loại, cáp quang để truyền tín hiệu) và thiết bị thiết bị truyền dẫn vô tuyến (sử dụng các sóng vô tuyến để truyền tín hiệu)
*Phân biệt về nút và liên kết trong mạng viễn thông
Nút: Nút (node) là thiết bị trong mạng viễn thông như máy tính, điện thoại, máy chủ, switch hay router, có khả năng kết nối và truyền thông với các thiết bị khác trong mạng Nút có thể được sử dụng để cung cấp dịch vụ, lưu trữ dữ liệu, xử lý thông tin hay kết nối các thiết bị khác trong mạng
Liên kết: Liên kết (link) là đường truyền dữ liệu giữa các nút trong mạng viễn thông Liên kết có thể là cáp đồng trục, cáp quang, sóng vô tuyến hay bất kỳ công
Câu 2 Phân biệt các loại cấu hình mạng hình lưới, mạng hình sao và cấu hình mạng kết hợp
*Cấu hình mạng viễn thông:
Khái
niệm
Mạng hình lưới là tổ chức
mạng mà tại đó tất cả các
tổng đài được nối trực tiếp
đến tất cả các tổng đài khác
trong mạng mà không qua
bất kỳ tổng đài chuyển tiếp
nào
Mạng hình sao là tổ chức mạng
mà tại đó tất cả các tổng đài nội hạt được nối đến một tổng đài chuyển tiếp Tổng đài chuyển tiếp
có nhiệm vụ tập trung lưu lượng
và chuyển tiếp lưu lượng theo yêu cầu
Là mạng kết hợp giữa cả mạng hình lưới và mạng hình sao Mạng hỗn hợp giữa hai hình thức trên
sẽ được sử dụng trong thực tế để tận dụng các
ưu điểm và hạn chế
Trang 2những nhược điểm của chúng
Ưu điểm
- Ưu điểm chính của
loại này là khả năng chịu
lỗi, đó là do các liên kết dư
thừa được tạo ra
- Nếu một thiết bị / nút
trong mạng bị lỗi, các thiết
bị còn lại có thể hoạt động
bình thường mà không bị
gián đoạn
- Việc thêm nhiều
thiết bị trong mạng không
ảnh hưởng đến các thiết bị
còn lại
- Dễ dàng cài đặt và thực hiện đi dây
- Dễ dàng khắc phục sự cố
và phát hiện các sự cố trong mạng
- Nếu một thiết bị bị lỗi, nó không ảnh hưởng đến các thiết
bị khác trong mạng
- Bạn có thể dễ dàng thêm hoặc bớt thiết bị mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của mạng
- Quản lý và giám sát tập trung thông qua bộ chuyển mạch trung tâm
- Dễ dàng cài đặt
và thực hiện đi dây
- Dễ dàng khắc phục sự cố và phát hiện các sự cố trong mạng
- Việc thêm nhiều thiết bị trong mạng không ảnh hưởng đến các thiết bị còn lại
Nhược
điểm
- Việc thực hiện và
duy trì một cấu trúc liên
kết như vậy là tốn nhiều
thời gian và khó khăn
- Chi phí cáp cao
- Nhược điểm chính của việc sử dụng cấu trúc liên kết này là nó có một điểm lỗi duy nhất, tức là khi nút chuyển mạch trung tâm bị hỏng, sẽ có sự gián đoạn giao tiếp cho tất cả các thiết bị được kết nối
- Cần thêm hệ thống cáp vì bạn kết nối từng thiết bị riêng lẻ với nút trung tâm
- Hiệu suất của toàn mạng phụ thuộc vào hiệu suất của nút trung tâm
- Chi phí cáp cao
- Mất nhiều nthời gian và khó khăn
Ứng
dụng
Mang cửa ngõ quốc tế,
mạng chuyển tiếp quốc
gia
Mạng nội hạt Mang cửa ngõ quốc tế,
mạng chuyển tiếp quốc gia và Mạng nội hạt
Câu 3 Cách cấu tạo số trong mạng viễn thông và các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số
*Cách cấu tạo số trong mạng viễn thông :
1.Số quốc gia
Tiền tố trung kế + Mã vùng + Mã tổng đài + Số thuê bao
Số thuê bao
Số quốc gia ITU-T quy định rằng con số “ 0 ” làm số tiền tố trung kế
-Mã vùng có thể bao gồm một hay vài con số
-Mỗi một tổng đài nội hạt trong một vùng được gán một mã riêng
- 2.Số quốc tế
Tiền tố quốc tế + Mã quốc gia + Mã vùng + Mã tổng đài + Số thuê bao
Trang 3Số quốc gia
Số quốc tế Đối với những quốc gia định đưa ra các dịch vụ gọi quốc tế ITU-T quy định “ 00 “ là số tiền tố quốc tế -Mã quốc gia có thể có từ 1 tới 3 con số.ITU-T đưa ra bảng mã quốc gia của các nước
-Sự kết hợp giữa mã quốc gia và số quốc gia tạo thành số quốc tế
+ ITU-T khuyến nghị rằng số lượng con số ISDN quốc tế có chiều dài tối đa là 15 con số Giả sử rằng ,có vài mạng điện thoại và ISDN trong một quốc gia,ITU-T mở rộng kế hoạch đánh số cho điện thoại
từ 12 số lên 15 số để nhận dạng được các mạng khác nhau
*Các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số:
Thông thường, kế hoạch đánh số thiết lập dựa trên các bước sau đây:
* Xác định dung lượng số
-Dự báo nhu cầu phát triển số lượng thuê bao để quyết định số lượng các con số
-Lựa chọn số chữ số
* Phân vùng đánh số
- Xem xét sự phù hợp giữa địa giới hành chính và vùng tính cước
- Sự phù hợp giữa vùng đặt thuê bao và vùng đặt trung tâm chuyển mạch sơ cấp
* Cấu tạo số
- Xem xét sự kết hợp giữa hệ thống đánh số đóng và đánh số mở
- Quy định chiều dài các số thuê bao là thống nhất
Câu 4 Các yêu cầu đối với kế hoạch định tuyến và minh họa về phương pháp định tuyến trong mạng viễn thông.
*Các yêu cầu đối với kế hoạch định tuyến :
Một số yêu cầu đặt ra cho công tác định tuyến:
- Quá trình chọn tuyến và các thủ tục điều khiển phải đơn giản
- Đảm bảo sử dụng kênh & các thiết bị một cách hiệu quả
- Đảm bảo thiết kế và quản lý mạng dễ dàng
*Phương pháp định tuyến trong mạng viễn thông:
a.Định tuyến cố định:
Định tuyến cố định là phương pháp quy định một số tuyến cố định cho việc chuyển lưu lượng giữa hai nút mạng
Do phương pháp này yêu cầu phần điều khiển rất đơn giản nên nó được ứng dụng trong các hệ thống chuyển mạch cơ điện Tuy nhiên, phương pháp này rất hạn chế trong việc chọn tuyến dẫn đến không linh hoạt khi có kênh nào đó bị lỗi
b.Định tuyến luân phiên:
Định tuyến luân phiên là phương pháp quy định một số tuyến có thể được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên để thiết lập kênh liên lạc giữa hai nút mạng
Khi tất cả các mạch thuộc tuyến đầu tiên bị bận thì tuyến thứ 2 được chọn Nếu tuyến thứ 2 bị bận thì tuyến thứ 3 được chọn và cứ như vậy cho tới khi tìm được tuyến rỗi hoặc sẽ mất cuộc gọi đó.Phương pháp này rất hiệu quả trong việc tối ưu hoá sử dụng mạch(thường được áp dụng trong các tổng đài SPC)
c.Định tuyến ngẫu nhiên (động) :
Trong phương thức định tuyến ngẫu nhiên, các tuyến kết nối là cố định, tuy nhiên việc lựa chọn tuyến thì rất linh hoạt tuỳ thuộc vào sự tắc nghẽn hay bận vào giờ cao điểm của lưu lượng giữa hai nút mạng
Trang 4Câu 5 Phân biệt các loại báo hiệu sử dụng trong mạng viễn thông.
1.Phân theo chức năng
a.Báo hiệu nghe nhìn
Là loại báo hiệu nghe thấy được đối với thuê bao trong tiến trình cuộc gọi Đó là các loại thông tin như sau chủ yếu từ tổng đài đến thuê bao như sau:
Âm mời quay số: âm mời quay số với tần số khoảng 425Hz
Âm báo bận hoặc thông báo: Trường hợp 1 thuê bao bận, hay sau khi kết thúc cuộc gọi, thuê bao này đã đặt máy, tổng đài phát âm báo bận cho thuê bao kia với tần số 425 HZ, tỷ lệ 1:1 Trường hợp thuê bao bị gọi đi vắng hoặc có các dịch vụ đặc biệt của nó thì tổng đài thông báo cho thuê bao chủ gọi các bản tin tương ứng
Dòng chuông: dòng chuông được phát cho thuê bao bị gọi khi thuê bao này rỗi với tín hiệu xoay chiều khoảng 75VAC, 25Hz
Hồi âm chuông: Tín hiệu hồi âm chuông có tần số 425Hz, tỷ lệ 1:3
Các bản tin thông báo khác: Nếu trong tổng đài có các bản tin đặc biệt được ghi sẵn về các lý do cuộc gọi không thành như tình trạng ứ tuyến, hỏng hóc… thì tổng đài phát cho thuê bao chủ gọi các bản tin tương ứng Trường hợp này là do cuộc gọi không thành không phải bởi các lý do của thuê bao bị gọi
Tín hiệu phục hồi và giữ máy quá lâu: Tín hiệu này truyền tới thuê bao chủ gọi khi thuê bao bị gọi
đã đặt máy và tổng đài đã gởi tín âm báo bận mà thuê bao chủ gọi không nghĩ đến việc giải tỏa tuyến gọi Sau đó một khoảng thời gian trễ thì tuyến mới được thực sự giải tỏa Tín hiệu này thường là sau âm báo bận
b.Báo hiệu trạng thái(báo hiệu giám sát)
Xác định trạng thái đường dây của thuê bao và cuộc gọi
Trạng thái nhấc tổ hợp: Xuất hiện khi thuê bao nhấc tổ hợp hoặc tín hiệu chiếm dùng từ một đường trung kế gọi vào; nó biểu thị yêu cầu thiết lập cuộc gọi mới
Trạng thái đặt tổ hợp: Xuất hiện khi thuê bao đặt tổ hợp hoặc tín hiệu yêu cầu giải tỏa từ đường trung kế đưa tới Khi nhận được thông tin này, tổng đài giải phóng tất cả các thiết bị dùng để đấu nối cuộc gọi này và xóa các thông tin dùng để thiết lập và duy trì cuộc gọi, đồng thời thiết lập thông tin tính cước
Trạng thái rỗi – bận: Dựa vào tình trạng tổ hợp cúa thuê bao bị gọi hoặc đường trung kế là rỗi hay bận hoặc ứ tuyến để tổng đài phát thông tin về trạng thái của thuê bao bị gọi hoặc đường truyền cho thuê bao chủ gọi
Tình trạng hỏng hóc: Bằng các phép thử tổng đài xác định trình trạng của đường dây để có thể thông báo cho thuê bao hoặc cho bộ phận điều hành và bảo dưỡng
Tín hiệu trả về: Khi đổ chuông, ngay sau khi thuê bao bị gói nhấc máy, một tín hiệu ở dạng đảo nguồn được truyền theo đường dây tới thuê bao chủ gọi Tín hiệu này dùng để thao tác một thiết bị đặt ở thuê bao chủ gọi như bộ tính cước hoặc đối với thuê bao dùng thẻ
c.Báo hiệu địa chỉ
Sau khi nhận được âm mời quay số, thuê bao tiến hành phát các chữ số địa chỉ của thuê bao bị gọi Các
chữ số này có thể được phát dưới dạng thập phân hay ở dạng mã đa tần
Tín hiệu xung thập phân: Các chữ số địa chỉ được phát dưới dạng chuỗi của sự gián đoạn mạch vòng một chiều (DC) nhờ đĩa quay số hoặc hệ thống phím thập phân Số lượng các lần gián đoạn chỉ thị chữ số địa chỉ trừ số ‘0’ ứng với 10 lần gián đoạn Tốc độ gián đoạn là 10 lần mỗi giây và tỷ số xung là 1:2 Nhược điểm của phương pháp này là không thể phát khi đang hội thoại
Tín hiệu mã đa tần ghép cặp (DTMF): Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên Nó sử dụng 2 trong 6 tần số âm tần để chuyển các chữ số địa chỉ Khi ấn một phím, ta nhận được một tín hiệu bao gồm sự kết hợp của hai tần số : một ở nhóm này và một ở nhóm kia gọi là đa tần ghép cặp (DTMF) Các tần số được chọn sao cho sự phỏng tạo tín hiệu là bé nhất Tín hiệu truyền đi dài hay ngắn phụ thuộc và thời gian ấn phím Thời gian này chính là thời gian kéo dài của tín hiệu Phương pháp này có
Trang 5ưu điểm là: Thời gian quay số nhanh hơn Có thể quay số trong khi đàm thoại (sử dung cho điện thoại hội nghị)
2 Phân theo đoạn báo hiệu
a.Báo hiệu giữa tổng đài với thuê bao
o Tín hiệu đường dây thuê bao chủ gọi:
- Tín hiệu yêu cầu gọi
- Tín hiệu yêu cầu giải tỏa tuyến gọi
- Tín hiệu địa chỉ
- Tín hiệu báo bận
- Tín hiệu báo rỗi
- Hồi âm chuông
- Tín hiệu trả lời về
- Tín hiệu giữ máy quá lâu
o Tín hiệu đường dây thuê bao bị gọi:
- Tín hiệu chuông
- Tín hiệu trả lời
- Tín hiệu phục hồi
o Tín hiệu đường dây thuê bao thứ 3:
Giống như tín hiệu đường dây thuê bao bị gọi Được sử dụng cho điện thoại hội nghị Nó làm gián đoạn thuê bao chủ gọi trong một khoảng thời gian nhỏ hơn tín hiệu giải tỏa gọi khoảng 200ms đến 320ms
b.Báo hiệu liên tổng đài
Có thể được truyền dẫn tín hiệu báo hiệu theo đường dây báo hiệu riêng hoặc đi chung với đường dây thọai Chúng sử dụng tần số trong băng tần tiếng nói (trong băng) hoặc ở ngoài dải tần tiếng nói (ngoài băng)
Thường sử dụng 2 kỹ thuật truyền sau:
- Báo hiệu kênh kết hợp (CAS)
- Báo hệu kênh chung (CCS)
Câu 6 Kế hoạch đồng bộ mạng viễn thông
*Khái niệm:
Kỹ thuật đồng bộ mạng viễn thông là quá trình tổ chức, quy hoạch các phần tử mạng viễn thông, làm cho tất cả các thành phần của mạng viễn thông hoạt động nhịp nhàng theo cùng một mẫu điều khiển (tín hiệu định thời) và nhất quán ở mọi thời điểm, địa điểm
*Các yếu tố gây mất đồng bộ:
Nguyên nhân gây mất đồng bộ mạng: hiện tượng rung pha, trôi pha, và trượt do nhiễu, tạp âm hoặc do
nhiêt độ thay đổi, hay sự không đồng nhất của các vật liệu chế tạo linh kiện đồng hồ…
*Tham số kỹ thuật của đồng hồ:
Đồng hồ được đặc trưng bởi hai tham số kỹ thuật là độ chính xác và độ ổn định
Độ chính xác: là mức độ tương ứng tần số của đồng hồ so với tần số chuẩn có độ chính xác cao nhất
Độ ổn định: là sự thay đổi tần số của đồng hồ sau một thời gian chạy liên tục
Các loại đồng hồ gồm có: đồng hồ cơ khí (đồng hồ cơ), đồng hồ tinh thể và đồng hồ nguyên tử Trong mạng viễn thông chúng ta dùng các loại đồng hồ tinh thể và đồng hồ nguyên tử để định nhịp cho nút mạng
*Các kỹ thuật đồng bộ mạng lưới:
1.Kỹ thuật cận đồng bộ
Các tổng đài trên mạng được lắp đặt các bộ tạo dao động độc lập nhau để cung cấp tín hiệu đồng hồ điều
khiển cho quá trình làm việc của tổng đài đó
Kỹ thuật này được sử dụng làm phương pháp giao tiếp của mạng quốc gia và mạng quốc tế
Ưu điểm: - Linh hoạt trong mở rộng, điều chỉnh, và loại bỏ mạng lưới
Trang 6- Không cần một mạng phân phối đồng hồ
Nhược điểm: - Một đồng hồ có độ tin cậy cao (như đồng hồ nguyên tử) cần lắp đặt cho mỗi trạm để đảm bảo cho hoạt động đồng bộ
- Cần thiết một cấu hình phức tạp của các đồng hồ trên
- Chi phí cho đồng bộ mạng cao
2 Kỹ thuật đồng bộ tương hô
Các đồng hồ khác nhau được lắp đặt tại các tổng đài trên mạng được điều khiển tương hỗ lẫn nhau để tạo
ra nguồn đồng hồ bộ chung cho mọi đồng hồ trên mạng
Ưu điểm: - Không yêu cầu đồng hồ có độ ổn định cao cho các tổng đài trên mạng
- Trên mạng, các tổng đài không cần phân cấp (khác so với hệ thống đồng bộ chủ tớ)
Nhược điểm: - Khi một đồng hồ tại một tổng đài trên mạng bị lỗi, thì toàn mạng bị ảnh hưởng
- Các đường phân phối tín hiệu đồng hồ đồng bộ được hình thành theo kiểu mạch vòng (loop - formed) do đó việc cách ly lỗi ra khỏi hệ thống khó khăn hơn
3 Kỹ thuật đồng bộ chủ tớ
Trên mạng đồng bộ tại một nút nào đó được trang bị một đồng hồ có độ ổn định cao được gọi là đồng
hồ chủ Thông qua mạng phân phối tín hiệu đồng bộ (Synchronization Network), đồng hồ chủ sẽ phân phối tín hiệu đồng hồ tới các đồng hồ của tổng đài khác trên mạng, các đồng hồ của các tổng đài này gọi là đồng
hồ tớ Tại đây tín hiệu đồng hồ được tái tạo lại để làm nguồn đồng hồ tham khảo cho tổng đài tớ thực hiện điều khiển tạo ra tín hiệu đồng hồ đồng bộ với tổng đài chủ trên mạng
Ưu điểm: Không cần yêu cầu đồng hồ tại mọi tổng đài trên mạng có độ ổn định cao (chỉ yêu cầu đồng
hồ chủ)
Nhược điểm: - Yêu cầu một mạng phân phối tín hiệu đồng hồ đồng bộ (các đường truyền dẫn thông thường được dùng cho mạng này)
- Khi xảy ra sai lỗi trên đường truyền tín hiệu đồng bộ sẽ làm ảnh hưởng tới tổng đài tớ trên mạng
Câu 7 Các yêu cầu đối với kế hoạch tính cước, các tiêu chí cho hệ thống tính cước trong mạng viễn thông
*Các yêu cầu đối với kế hoạch tính cước:
Tính cước là phương pháp tính giá sử dụng cho thuê bao đối với các dịch vụ viễn thông Đối với việc nghiên cứu về tính cước, các điều kiện sau đây cần được đảm bảo:
- Hệ thống tính cước phải công bằng, dễ hiểu đối với khách hàng và đơn giản cho nhà quản lý
- Hệ thống tính cước riêng phải phù hợp với cấu trúc tính cước chung
- Hệ thống tính cước phải khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê bao hay dịch vụ mới
- Các thiết bị và kỹ thuật cho việc tính cước phải tin cậy chính xác
* Các tiêu chí cho hệ thống tính cước trong mạng viễn thông.:
1.Tính cước dựa trên số lượng cuộc gọi
Chỉ quan tâm đến số lượng cuộc gọi không đề cập đến thời gian duy trì cuộc gọi.Ưu điểm là đơn giản hóa các thiết bị tính và lưu cước nhưng nhược điểm là các cuộc gọi có thể diễn ra lâu
2.Tính cước dựa trên thời gian duy trì cuộc gọi
Thời gian duy trì cuộc gọi được tính từ khi thuê bao bị gọi nhấc máy trả lời cho tới khi cuộc gọi được giải phóng.Trong phương pháp này có lợi khi mà cuộc gọi diễn ra dài
3.Tính cước dựa trên thời gian duy trì cuộc gọi và khoảng cách
Khoảng cách (giữ tổng đài chủ gọi và tổng đài bị gọi) là tiêu chí quan trọng cho việc tính cước cho các cuộc gọi đường dài cùng với thời gian duy trì cuộc gọi
4.Tính cước phụ thuộc vào khối lượng thông tin
Khối lượng thông tin(bit) = Tốc độ bit * thời gian truyền
Ưu điểm : dễ hiểu với người sử dụng
Trang 7Câu 8 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị truyền dẫn và thiết bị đầu cuối trong mạng PSTN.
* Thiết bị truyền dẫn trong mạng PSTN:
- Đường truyền dẫn
+Đường nối đến thuê bao: gồm các cặp dây đối xứng , mỗi cặp sử dụng cho riêng một thuê bao.
+Thiết bị đường truyền: gồm các đường dây,cable,hệ thống truyền tương tự,truyền số,vi ba hoặc vệ tinh
Chức năng: Đường truyền dẫn thực hiện quá trình truyền tải thông tin giữa các điểm kết nối cuối của mạng
Nhiệm vụ: Trong mạng, đường truyền dẫn kết nối các tổng đà với nhau.Số lượng kênh thoại (là đơn vị đo dung lượng truyền dẫn ) cần thiết giữa các tổng đài nhỏ hơn rất nhiều với số lượng thuê bao vì số lượng thuê bao thực hiện gọi đồng thời là ít
* Thiết bị đầu cuối trong mạng PSTN:
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng có các thiết bị đầu cuối cố định phần lớn là : Telephone - điện thoại cố định, Fax, Cordless: máy kéo dài, PC+MODEM
Telephone - điện thoại cố định
Là một thiết bị đầu cuối Analog, hoạt động song công FDX (Full Duplex), thiết bị này tạo ra hai kênh tiếng nói ngược chiều nhau , vừa là máy thu vừa là máy phát không cần qua một quá trình chuyển đổi nào
Sử dụng hệ thống báo hiệu chuẩn gọi là báo hiệu thuê bao Analog giống như modem, fax, cardphone
Truy cập vào mạng qua đường dây (mạch vòng thuê bao)
Fax
Trao đổi văn bản tĩnh và hình ảnh tĩnh trên một trang giấy
Đối với PSTN hiện nay người ta sử dụng máy fax G3 đã được thiết kế phù hợp với đường dây điện thoại Analog Ngoài Fax G3 còn có Fax G4 cho ISDN và máy fax thế hệ cũ G1, G2
Dùng công nghệ xử lý tính hiệu số chuyển từ hình ảnh trên văn bản số nhờ một thiết
bị quét ảnh (scanner), tín hiệu số mang hình ảnh của bản gốc (origin) để chuyển qua một kết nối của mạng PSTN đến máy thu, ở đó có bộ phận in để in hình ảnh trên một trang giấy (copy)
Một cuộc liên lạc fax cũng giống như liên lạc thoại về phần quay số, tính cước Hoạt động ở đây khác với hoạt động trong điện thoại
Cordless: Điện thoại kéo dài (mẹ con)
Là một thiết bị đầu cuối của mạng PSTN tạo ra nhờ có liên kết vô tuyến giữa hai bộ phận của hệ thống cordless (Base Unit và Handset) mà handset có thể di động trong một phạm vi hẹp - có khả năng di dộng trong phạm vi hẹp
Câu 9 Cấu trúc và chức năng cơ bản của mạng ISDN
*Cấu trúc mạng ISDN:
Trang 8*Chức năng của ISDN:
T
1
Phân bố các
chức năng
Lựa chọn và phân bổ các chức năng bên trong mạng để phù hợp với yêu cầu dịch
vụ của người sử dụng, nó cũng xử lý các tín hiệu điều khiển để thiết lập các mạch giữa các kết cuối
2
Chuyển mạch
kênh – 64 kbps
Thiết lập / giải phóng tuyến thông tin giữa các kết cuối và truyền dẫn tín hiệu số tốc độ 64 kbps
Tuyến thông tin bị chiếm dùng từ khi bắt đầu cho tới khi giải phóng tuyến nối
3 Đường thuê
riêng – 64 kbps
Thiết lập tuyến thông tin giữa các kết cuối, và truyền tín hiệu số 64 kbps
4 Chuyển mạchkênh tốc độ cao Thiết lập / giải phóng tuyến thông tin giữa các kết cuối và truyền dẫn tín hiệu sốtốc độ cao hơn 64 kbps 5
Đường thuê bao
riêng tốc độ
cao-trung bình
Thiết lập tuyến thông tin giữa các kết cuối, và truyền tín hiệu số tốc độ cao hơn
64 kbps
6 Chuyển mạchgói Tuyến thông tin chỉ bị chiếm khi thông tin được phát đi Các tín hiệu số đượctruyền đi trong các gói.
7 Báo hiệu kênhchung Chuyển giao các tín hiệu thông tin điều khiển phục vụ cho quá trình thiết lập/giảiphóng tuyến thông tin trong mạng.
8 Xử lý thông tin Tùy theo loại tin và việc xử lý dữ liệu yêu cầu tốc độ xử lý khác nhau,nó chuyểnđổi giữa các phương tiện khác nhau và thay đổi thông tin.
Câu 10.Nguyên lý hoạt động của chuyển mạch gói Phân biệt các phương pháp chuyển mạch gói Kỹ thuật chuyển mạch theo gói và chuyển mạch theo kênh ảo
*Nguyên lý hoạt động của chuyển mạch gói:
-Chuyển mạch gói là hệ thống lưu lại và chuyển đi Thông tin truyền đi dưới dạng các gói thông tin Một gói được chia làm hai vùng: vùng điều khiển và vùng thông tin
-Vùng điều khiển chứa các thông tin liên quan đến việc tìm đường cho gói tin như địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, số thứ tự của gói trong bản tin và các thông tin khác
-Tại các nút mạng gói được nhận, lưu tạm thời (đệm) và chuyển cho nút kế tiếp
-Các dữ liệu từ máy chủ gọi A sẽ không được gửi đi một cách tức thời và trọn vẹn qua mạng tới máy bị gọi B như trong mạng chuyển mạch kênh mà sẽ được cắt ra và tạo thành các gói chuẩn ở nút chuyển mạch gói nguồn
Trang 9-Mỗi gói sẽ được truyền vào mạng một cách riêng rẽ độc lập và chúng sẽ dịch chuyển về nút chuyển mạch gói đích theo một đường đi tối ưu (nhanh nhất, ngắn nhất…) tại bất kỳ thời điểm nào Đồng thời mỗi gói sẽ được kiểm tra, giám sát lỗi trên đường truyền
-Tại nút chuyển mạch gói đích, các gói sẽ được tái hợp lại để tạo thành bản tin nguyên vẹn ban đầu rồi gửi tới thuê bao bị gọi B
*Phân biệt các phương pháp chuyển mạch gói
Trong chuyển mạch gói có hai phương pháp chuyển gói tin đến đích, đó là: phương pháp không tạo cầu nối và phương pháp tạo cầu nối
Phương pháp
không tạo cầu nối
(DATAGRAM)
Mỗi gói sẽ được xử lý độc lập, nghĩa là các gói của cùng một khối thông tin có thể đến đích theo nhiều đường khác nhau Các gói có thể đến đích không theo thứ tự gửi đi, các gói cũng có thể gặp sự cố trên đường truyền Bên nhận sẽ thực hiện chức năng sắp xếp lại các gói theo thứ tự và có cơ chế phát hiện và sửa lỗi với các gói bị sự cố
Phương pháp tạo
(VIRTUAL
CIRCUIT)
Trong chế độ này, đường đi được tạo trước khi gởi các gói dữ liệu Các gói yêu cầu và chấp nhận kết nối được dùng để tạo kết nối (handshake) Mỗi đường đi được gán một
số chỉ số nhận dạng (ID) gọi là nhận dạng mạch ảo VCI (Virtual Circuit Identifier) Mỗi gói chứa ID của đường đi thay vì địa chỉ đích Hệ thống không cần tìm đương cho riêng từng gói mà tất cả các gói trong cuộc nối này sẽ đi theo đường ảo đã được thiết lập ban đầu
*Kỹ thuật chuyển mạch theo gói :
Mỗi gói tin được truyền đến đích một cách độc lập do đó chúng có thể đến đích bằng các đường khác nhau Các gói tin có thể đến đích không theo thứ tự gửi cũng như có thể thất lạc trên đường truyền Kỹ thuật này được ứng dụng trong mạng Internet và mạng LAN
*Kỹ thuật chuyển mạch theo kênh ảo :
Tất cả các gói tin của người dùng được vận chuyển đến đích trên cùng một tuyến gọi là kênh ảo Tuyến
này được thiết lập trước khi quá trình truyền diễn ra Tất cả các gói đều được chuyển trên cùng một tuyến (mạch ảo) xác định duy nhất nên trong các gói không cần chứa địa chỉ đích thay vào đó là một số mạch ảo
Vì việc di chuyển trên cùng một tuyến nên các gói sẽ đến đích theo đúng thứ tự như khi gửi và hầu như không tạo lỗi Do đó, việc vận chuyển có thể nhanh hơn Thêm nữa do không có một đường chuyển thực chiếm chỗ nên kỹ thuật này không chiếm lấy tài nguyên như trong kỹ thuật kênh
Kỹ thuật này được ứng dung trong truyền số liệu X25, chuyển tiếp khung (FR: Frame Relay) và trong
kỹ thuật ATM
Câu 11.Các tham số để đánh giá chất lượng dịch vụ mạng viễn thông Ví dụ về chất lượng dịch vụ mạng
*Các tham số để đánh giá chất lượng dịch vụ mạng viễn thông:
+Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào tính kết hợp của nhiều yếu tố: các thành phần mạng, cơ chế xử lý ở hai điểm đầu cuối, cơ chế điều khiển trong mạng Đối với các thành phần mạng (cơ sở hạ tầng vật lý) thông thường có 3 phần quan trọng: Thiết bị đầu cuối, phương tiện truyền dẫn và thiết bị chuyển mạch (các thiết
bị trung chuyển trên mạng) Đối với mỗi phần có các yêu cầu về QoS tương ứng
- Chất lượng về hỗ trợ: Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng được sử dụng các dịch vụ đó
- Chất lượng về khai thác dịch vụ: Về phía khách hàng có dễ khai thác hay không, về phía nhà cung cấp có khả năng sửa chữa dịch vụ, thao tác bổ trợ …
- Chất lượng về thực hiện dịch vụ mạng (khả năng phục vụ):Việc truy cập tới các nút cung cấp dịch vụ
- Chất lượng an toàn: Đảm bảo tính an toàn thông tin cho khách hàng, quyền truy nhập, an toàn cho
hệ thống thiết bị, an toàn cho người sử dụng
Trang 10+ Thông thường, có năm giá trị đánh giá hiệu năng mạng sau đây được xem như có ảnh hưởng quan trọng nhất đến QoS đầu cuối - đầu cuối (đặc biệt với dịch vụ mạng dựa trên công nghệ gói)
-Độ khả dụng: Độ sẵn sàng phục vụ của mạng
-Thông lượng (Throughput): Đây là tốc độ truyền tải dữ liệu thực tế được tính bằng bit/s, Kb/s hoặc Mb/s.Nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo một tốc độ thông lượng tối thiểu cho khách hàng
-Tỷ lệ mất gói:Trong một mạng được quản lý tốt thì tỷ lệ mất gói thường nhỏ hơn 1%/tháng
-Trễ: Đó là thời gian để dữ liệu đi từ nguồn tới đích
-Jitter (rung pha-biến thiên trễ): Jitter xảy ra do một số nguyên nhân như: những biến động về thời gian xếp trong hàng đợi
* Ví dụ chất lượng dịch vụ mạng 4G Viettel :
Mạng 4G Viettel truyền tải hình ảnh qua công nghệ thực tế ảo, cho cảm giác các thuê bao như đang ở trong thế giới thật Khi sử dụng mạng 4G Viettel, các cuộc gọi của bạn sẽ trở nên “trong veo” không còn tình trạng bị rè, có tạp âm nhiều và truyền tải mọi cung bậc âm thanh của bạn một cách chân thực nhất
Câu 12.Cấu trúc, chức năng các lớp của mạng thế hệ sau NGN.
*Cấu trúc các lớp NGN:
Cho đến nay vẫn chưa có một khuyến nghị chính thức nào của tổ chức viễn thông quốc tế ITU về cấu trúc mạng NGN Các hãng cung cấp thiết bị viễn thông đã đưa ra một số mô hình cấu trúc mạng thế hệ mới NGN khác nhau Nhưng nhìn chung từ các mô hình này cấu trúc mạng viễn thông thế hệ mới có đặc điểm chung là bao gồm các lớp chức năng sau:
1 Lớp ứng dụng dịch vụ
2 Lớp điều khiển
3 Lớp lõi/chuyển tải
4 Lớp truy nhập
5 Lớp quản lý
+Trong các lớp trên, lớp điều khiển hiện nay đang rất phức tạp với nhiều loại giao thức, khả năng tương thích giữa các thiết bị của hãng là vấn đề đang được các nhà khai thác quan tâm
+Mô hình phân lớp chức năng của mạng NGN:
-Xem xét từ góc độ kinh doanh và cung cấp dịch vụ thì mô hình cấu trúc mạng thế hệ sau còn có thêm lớp ứng dụng dịch vụ
-Trong môi trường phát triển cạnh tranh thì sẽ có rất nhiều thành phần tham gia kinh doanh trong lớp ứng dụng dịch vụ