1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vũ vân ẩm thực truyền thống của người hmông trong truyện ngắn của mã a lềnh

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ẩm thực truyền thống của người H’Mông trong truyện ngắn của Mã A Lềnh
Tác giả Nguyễn Võ Vũ Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Đặc biệt trong đó là văn hóa ẩm thực của người H’Mông.Văn hóa ẩm thực là một phần quan trọng trong văn học và văn hóa, từ vănhóa ẩm thực, có thể thấy được các giá trị và đặc điểm về con

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1/ Lý do chọn đề tài: 1

2/ Mục đích nghiên cứu : 2

3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4/ Phương pháp nghiên cứu: 3

5/ lịch sử đề tài: 3

6/ Bố cục 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ VĂN MÃ A LỀNH 5

1.1 Mã A Lềnh, cuộc đời và sự nghiệp 5

1.1.1 Cuộc đời: 5

1.1.2 Sự nghiệp: 5

1.2 Phong cách sáng tác của Mã A Lềnh 6

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ẨM THỰC - NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI H’MÔNG 8

2.1 Giới thiệu chung về người H’Mông 8

2.1.1 Nguồn gốc lịch sử: 8

2.1.2 Dân số: 8

2.13 Ngôn ngữ: 8

2.1.4 Phân bố địa lý: 8

2.1.5 Đặc điểm chính: 9

2.2 Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người H’Mông 11

CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC ẨM THỰC NGƯỜI H’MÔNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MÃ A LỀNH 13

3.1 Các loại bánh: 13

3.2 Vật nuôi và thịt: 14

3.3 Rau - củ - quả - cây: 15

3.4 Ẩm thực ngày tết: 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là một cộng đồng nhiều dân tộc, trong đó, văn học dân tộc Việt

là chủ thể thì văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng trong dòngchảy của văn học Việt Nam Văn học dân tộc Kinh và văn học các dân tộc thiểu

số có sự gắn bó, giao lưu với nhau nhằm làm đầy, phong phú thêm kho tàng vănhọc Việt Nam, góp phần cho bức tranh chung của văn học Việt Nam trở nênphong phú và đa dạng Vì thế, việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số làrất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của văn học Việt Nam

Trong kho tàng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, không thể khôngnhắc đến Mã A Lềnh Mã A Lềnh là một nhà văn người H’Mông với hơn nửathế kỷ cầm bút đã cho ra đời nhiều tác phẩm với nhiều thể loại : truyện ngắn, ký,thơ, tự truyện, Bên cạnh viết bằng tiếng H’Mông, ông còn viết các tác phẩmcủa mình bằng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ thông Chính điều này góp phần trởthành cầu nối giao thoa văn hóa, đưa văn hóa dân tộc H’Mông trở nên gần gũivới đại chúng Các tác phẩm của Mã A Lềnh mang đậm giá trị văn hóa, đời sốngcủa người H’Mông Đặc biệt trong đó là văn hóa ẩm thực của người H’Mông.Văn hóa ẩm thực là một phần quan trọng trong văn học và văn hóa, từ vănhóa ẩm thực, có thể thấy được các giá trị và đặc điểm về con người, tư duy,chặng đường phát triển của chính dân tộc, tộc người đó Văn hóa ẩm thực trongvăn học, bên cạnh việc làm đầy và phong phú thêm kho tàng văn chương, còn làmột phương thức để phổ biến, phát huy văn hóa dân tộc, đưa văn hóa dân tộc đótrở nên gần gũi hơn với đại chúng, mang giá trị xây dựng to lớn cho bức tranhchung của văn hóa dân tộc

Mã A Lềnh viết rất nhiều về văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa ẩmthực Ông không sa đà vào kể hay tả văn hóa dân tộc mà thông qua các câuchuyện mang sức gợi hình, gợi tả Mã A Lềnh viết truyện chủ yếu dành chothiếu nhi nên các tác phẩm của ông gần gũi, mang tính giáo dục và dễ tiếp thu

Trang 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Văn học là phương thức tìm kiếm, định hình và thể hiện các giá trị củavăn hóa Cũng giống như các hình thức tuyên truyền khác, văn học cũng chính

là lời tuyên bố về chủ quyền, giá trị, các nền tảng cốt lõi có sẵn của một dân tộc.Bên cạnh khẳng định các giá trị về chủ quyền lãnh thổ, ngôn ngữ thì việc khẳngđịnh các giá trị về văn hóa ẩm thực cũng rất quan trọng và cần thiết, gắn bó mậtthiết với quá trình phát triển, văn hóa, tư duy cốt lõi của dân tộc Vì thế, việcnghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số nói chung và giá trị về văn hóa ẩmthực trong văn học của các dân tộc thiểu số nói riêng là vô cùng quan trọng vàcấp thiết

Chính vì những lý do đó cùng niềm yêu thích các tác phẩm của nhà văn

Mã A Lềnh, em quyết định chọn đề tài “ Ẩm thực truyền thống của ngườiH’Mông trong truyện ngắn của Mã A Lềnh” làm đề tài của mình

2/ Mục đích nghiên cứu :

Truyện ngắn có dung lượng ít, đặc biệt là truyện ngắn viết cho thiếu nhicàng có tính gần gũi, dễ đọc dễ hiểu Qua việc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực củangười H’Mông qua truyện ngắn của Mã A Lềnh góp phần thể hiện rõ giá trị vănhóa ẩm thực trong bức tranh chung của dân tộc Khẳng định về các giá trị vănhóa của dân tộc, đặc biệt là văn hóa ẩm thực của người Việt Nam nói chung vàvăn hóa ẩm thực dân tộc H’Mông nói riêng

Bên cạnh đó, cũng thể hiện giá trị, vai trò của truyện ngắn trong văn học.Cho thấy sức hấp dẫn của truyện ngắn trong dòng chảy văn học Việt Nam Giátrị của văn học dành cho thiếu nhi trong việc giáo dục về văn hóa dân tộc, đồngthời cho thấy sức hấp dẫn của truyện ngắn, các sáng tác của các dân tộc thiểu sốcủa dân tộc

3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của ngườiH’Mông qua truyện ngắn của Mã A Lềnh

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài và tư liệu, khảo sát các tácphẩm truyện ngắn của Mã A Lềnh trong phạm vi hai tập:

Mã A Lềnh (2018), Tập truyện thiếu nhi, nxb hội nhà văn Hà Nội, Trần Thị Việt Trung - Mã A Lềnh (2016), Mã A Lềnh tuyển tập, nxb đại học Thái Nguyên.

4/ Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp mô tả: Phương pháp mô tả được dùng tái hiện, hình dung vềvăn hóa ẩm thực dân tộc H’Mông sau khi tiếp xúc, nghiên cứu về văn hóa ẩmthực trong truyện ngắn của Mã A Lềnh

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích - tổng hợpđược dùng để rút ra các đặc điểm đặc trưng của văn hóa ẩm thực H’Mông thôngqua các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Mã A Lềnh

Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh cho thấy điểm giống

và khác nhau giữa văn hóa ẩm thực dân tộc H’Mông và văn hóa ẩm thực của cácdân tộc khác (trong phạm vi bài nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Kinh)

Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành văn học với văn hóahọc nhằm khẳng định giá trị văn hóa trong các truyện ngắn của Mã A Lềnh,trong phạm vi bài nghiên cứu là về các giá trị văn hóa ẩm thực trong truyện ngắncủa Mã A Lềnh

5/ lịch sử đề tài:

Theo Nam Giang trong “Mã A Lềnh, người bỏ bùa mê vào trang viết”, đãviết rằng : “Cần mẫn giữ hồn dân tộc qua từng trang viết ( ) Với Mã A Lềnh,văn chương là ‘cõi lòng’, là ‘cốt’ của tâm hồn ( ) Ông hiểu rằng, nhà văn chính

là một nhà văn hóa, nên phải có nên phải tự trau dồi vốn hiểu biết về văn hóavùng miền mình, đất nước mình để không những tránh nguy cơ lạc hậu, mà cònphải nhanh chóng hòa nhập với xã hội tiên tiến” [4; 1288 - 1289]

Năm 2017, Trương Hoàng Anh đã chọn đề tài “Truyện ngắn Mã A Lềnh”cho bài luận văn thạc sĩ trường đại học Thái Nguyên, đại học sư phạm nhằm đềcập đến Mã A Lềnh trong dòng chảy của văn học thiểu số Việt Nam

Trang 6

Cũng theo đó, vào năm 2020, Mã A Lềnh đã cho ra đời cuốn : “ nét đẹp trong ẩm thực truyền thống của người H’Mông” như để khẳng định việc mình

đang giữ gìn cái hồn dân tộc, cái văn hóa, cái truyền thống của dân tộc Mặc dù yếu tố văn hóa ẩm thực trong các tác phẩm văn học dân tộc thiểu

số chưa được quan tâm nhiều, rộng rãi như các vấn đề khác nhưng cũng như Mã

A Lềnh tâm niệm : “Muốn viết được thì phải khám phá, phải hiểu được nền vănhóa của dân tộc mình” [4; 1290]

Chính vì thế, đề tài đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm văn hóa ẩm thựcdân gian của dân tộc H’Mông trong truyện ngắn của Mã A Lềnh, chứng minhmột dòng văn học về văn hóa ẩm thực vẫn đang ngầm chảy trong mạch văn họcchung của văn học Việt nam

6/ Bố cục

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiêncứu của đề tài này gồm các chương sau:

- Chương 1: Giới thiệu chung về nhà văn Mã A Lềnh

Trong chương 1 giới thiệu chung về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phongcách sáng tác của nhà văn Mã A Lềnh

- Chương 2: Văn hóa ẩm thực - nét độc đáo của người H’Mông

Trong chương 2 giới thiệu khái quát về người H’Mông và văn hóa ẩmthực của người H’Mông nhằm có cái nhìn khái quát về dân tộc H’Mông

- Chương 3: Đặc sắc ẩm thực người H’Mông trong truyện ngắn của Mã

A Lềnh

Trong chương 3, đề tài tìm hiểu khái quát văn hóa ẩm thực của ngườiH’Mông trong truyện ngắn của Mã A Lềnh, từ đó thấy được nét độc đáo trongvăn hóa ẩm thực của người H’Mông

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ VĂN MÃ A LỀNH 1.1 Mã A Lềnh, cuộc đời và sự nghiệp.

1.1.1 Cuộc đời:

Nhà văn Mã A Lềnh, người con của dân tộc H'mông, sinh ngày10/03/1943, quê ở xã Trung Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Bút danh khác:Thạch Mã, Thạch Sơn

Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm1982

Hiện ông đang sinh sống và làm việc tại Lào Cai

1.1.2 Sự nghiệp:

Năm 1958, ông theo học trường thiếu nhi dân tộc tỉnh Lào Cai

Đến năm 1964, ông công tác trong ngành giáo dục tỉnh Lào Cai

Sau đó, ông chuyển về công tác tại cơ quan Hội Văn học nghệ thuật tỉnhHoàng Liên Sơn năm 1976

Năm 1988, ông công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn.Năm 1989, ông làm việc cho chương trình phát thanh tiếng H'mông củaĐài TNVN tại tỉnh Hoàng Liên Sơn

Đến năm 1991, ông chuyển công tác về làm việc tại Đài PTTH tỉnh LàoCai

Từ năm 1996, ông công tác tại Hội VHNT và tạp chí Văn nghệ Lào Cai

1.1.2.1 Giải thưởng:

Tặng thưởng của Hội Nhà văn và Ủy ban Dân tộc

Hai giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam.Giải A cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi năm 1994-1995 do Nxb KimĐồng tổ chức

Tặng thưởng của Hội Nhà văn và Ủy ban Dân tộc

Giải thưởng Phan Xi Păng của UBND tỉnh Lào Cai năm 2002

Tác giả kịch bản của bộ phim tài liệu “Huyền tích H’Mông”, tham giaTuần lễ truyền hình Trung Quốc - Đông Nam Á - Nam Á lần thứ nhất

Trang 8

1.1.2.2 Sự nghiệp:

“Nửa thế kỷ sáng tác văn chương, nhà văn Mã A Lềnh đã có cả “gia tài”

đồ sộ với 55 tập sách đủ thể loại từ bút ký, thơ, truyện ngắn, truyện thiếu nhi,nghiên cứu, sưu tầm Tự nhận mình là “thợ chữ”, nhà văn của đồng bàoH'Mông luôn đau đáu, tâm huyết mang văn hóa của dân tộc mình đi xa, hội nhậpphát triển cùng các dân tộc anh em và quốc tế.” [8]

1.2 Phong cách sáng tác của Mã A Lềnh

Có thể nói, cả đời Mã A Lềnh dành cho văn chương, nghiên cứu văn hóadân tộc, đặc biệt về dân tộc Mông Ông sáng tác rất nhiều thể loại khác nhaunhư: Truyện ngắn, tự truyện, truyện thiếu nhi, bút ký, thơ, kịch bản phim, sưutầm, nghiên cứu về văn hóa Mông Ở thể loại nào, ông cũng có những tác phẩmmang giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc Và dù ở thể loại nào, ông cũng luônđau đáu về xứ sở, quê hương, về vùng đất, con người miền núi, trong đó có dântộc Mông của ông [7]

Gắn bó máu thịt với dân tộc mình, với mảnh đất quê hương nơi mình sinh

ra là nét nổi bật trong văn chương Mã A Lềnh Là người dân tộc thiểu số viết vềchính đời sống, con người dân tộc mình là điều thuận lợi và cũng là thế mạnhcủa nhà văn Mã A Lềnh [7]

Trong những trang viết của ông, người ta nhận thấy bản sắc, giọng điệucủa dân tộc Mông thấm đẫm trong từng con chữ Văn chương của ông vừa mangtính truyền thống, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc Mông từ đề tài, cảmhứng nghệ thuật, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nhưng cũng mang tính hiệnđại trong cách tiếp cận, phản ánh cuộc sống miền núi trong giai đoạn mới củađất nước Nhiều tác phẩm của ông viết song ngữ tiếng Việt và tiếng Mông đểđồng bào Mông dễ đọc, dễ tiếp cận [7]

Văn chương của ông hồn nhiên như kể chuyện nhưng lại pha màu sươngkhói mà không hề tự nhiên chủ nghĩa Câu chữ của ông chắt lọc, đậm nghĩanhưng lãng mạn, phóng khoáng, đưa người đọc bước vào thế giới mộc mạc,

Trang 9

chân chất và cũng đầy huyền hoang, lung linh của đồng bào dân tộc thiểu sốmiền núi [4; 1288]

Cả cuộc đời sáng tác văn chương, nhà văn Mã A Lềnh không hướng ngòibút tới những bi kịch của dân tộc Mông như thường thấy trong một số cây bútkhác Ông miêu tả cảnh sắc, con người, núi non với những đặc điểm riêng biệt,

cá tính riêng biệt Từ những phiên chợ vùng cao, những phong tục ngày Tết, sắc

áo chàm, áo hoa đến những con suối, dòng sông, ngọn núi, cánh rừng trongvăn của ông đều được miêu tả với ngôn ngữ đặc trưng, mang âm hưởng núirừng “Mỗi dân tộc có nền văn hóa đặc sắc riêng của mình Tôi luôn cố gắngkhơi gợi những nét văn hóa riêng, bản sắc riêng của người Mông để đưa vào tácphẩm của mình một cách chân thực” - nhà văn Mã A Lềnh tâm sự [7]

Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn Mã A Lềnh đã dànhnhiều thời gian và tâm huyết cho việc nghiên cứu, sưu tầm vốn văn hóa, văn họcdân gian dân tộc Mông Nhà văn Mã A Lềnh tâm sự: “Tôi làm việc này khôngchỉ bằng tấm lòng mà còn với trách nhiệm của một trí thức người Mông luônđau đáu gìn giữ, bảo tồn vốn quý đó của ông cha 12 đầu sách ở lĩnh vực nghiêncứu là quá trình sưu tầm, nghiên cứu công phu của tôi trong nhiều năm” [7]

Trang 10

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ẨM THỰC - NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI

Người H’Mông còn có tên gọi khác như: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, MánTrắng; có các nhóm địa phương H’Mông trắng, H’Mông Hoa, H’Mông đỏ,H’Mông đen, H’Mông xanh, Na Miẻo H’Mông và Na Miẻo là tên tự gọi [3;185]

2.1.2 Dân số:

1.393.547 người tính đến thời điểm ngày 1/4/2019 711 066, 682 481(Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dântộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê) [5]Đặc điểm của người H’Mông là cư dân sống xen kẽ với các dân tộc anh

em khác, song họ vẫn tụ thành từng vùng nhỏ rải rác, chứ không gắn liền vớinhau thành một dải, mà thường bị ngăn cách bởi nhiều khu vực cư trú của cácdân tộc khác, cũng không vì thế làm cho quan hệ huyết thống, dòng họ, đồng tộc

bị xa cách, gián đoạn mà ngược lại trong quan hệ dòng họ và quan hệ hôn nhânvới người đồng tộc càng trở nên gắn bó và bền vững [3; 185]

Trang 11

Đắk Lắk, Đắk Nông… Hiện nay người H'Mông đã di cư sang nhiều nơi khácnhư Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng [5]

2.1.5 Đặc điểm chính:

- Nhà ở: Nhà sàn, nhà gỗ lợp tranh, nhà trình tường đất Nhà trệt có ba

gian hai chái, có từ hai đến ba cửa Gian giữa đặt bàn thờ.Ở vùng cao núi đá,mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảnggần 2m

Phụ nữ H'Mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo

xẻ ngực

Phụ nữ H’Mông Xanh mặc váy ống Phụ nữ Hmông Xanh đã có chồngcuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài Trang tríchủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông,hình quả trám, hình chữ thập

Nam giới: Quần áo màu đen, áo cánh ngắn, quần dài, dùng khăn quấnđầu

- Tín ngưỡng: Người H'Mông thờ ông Trời Ngoài ra, do ảnh hưởng của

Vật linh giáo, đến nay người H'Mông vẫn có quan niệm về “vạn vật hữu linh”,tức mọi vật đều có linh hồn, khi vật chết đi thì hồn sẽ biến thành ma; nếu ngườithân chết thì hồn biến thành ma tổ tiên và được con cháu thờ cúng tại bàn thờtrong nhà

Bên cạnh đó, người H'Mông còn bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, Đạo giáo vàPhật giáo, tuy nhiên các loại tôn giáo này đều hòa quyện cùng với Vật linh giáo,

Trang 12

vì vậy, thầy cúng người Hmông luôn giữ vai trò trung gian giữa con người vàthần linh Ngoài thờ cúng tổ tiên, mỗi gia đình còn cúng ma bếp, ma cửa, mabuồng ; trong dòng họ thì thờ cúng ma dòng họ; ở phạm vi cộng đồng dân cư

có thờ cúng ma bản bao gồm các thần phù hộ và thổ thần của bản, cúng cầu mưahoặc cầu nắng, cúng diệt trừ sâu bọ…

Điều kiện kinh tế: Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, như trồng trọt, chăn

nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm Ngoài ra người H'Mông còn sản xuất thủ cônggia đình , làm dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác Theo “Đặc trưng cơbản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống

kê thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo là 52,6%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 12,8%; Tỷ lệ thấtnghiệp: 1%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 4,2%; Tỷ trọng laođộng làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 5,2%; Tỷ trọng lao động làmcông việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,3%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủcông truyền thống: 0,30%

Điều kiện giáo dục: Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm

2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện Tỷ lệ người từ 15tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 54,3%; Tỷ lệ người đi học chungcấp tiểu học: 99,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 77,3%; Tỷ lệngười đi học chung cấp trung học phổ thông: 29,5%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhàtrường: 22,6% [5]

Văn học nghệ thuật: Văn học nghệ thuật của người H’Mông cũng rấtphong phú, đa dạng, phản ánh sinh hoạt tinh thần, lao động, sáng tạo, nhữngnhận biết về lịch sử và hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người vẫn được lưutruyền đến ngày nay Bằng nhiều câu chuyện kể dân gian hấp dẫn, nhiều câu đốvui khá phổ biến ở nhiều vùng, nội dung miêu tả những sự việc khá cụ thể rõràng, trong văn học dân gian thì dân ca chiếm vị trí đáng kể , được phân ra nhiềuloại dùng để cúng ma, cưới xin, tình yêu, nội dung tư tưởng tốt, nhẹ nhàng màsâu lắng [3; 189]

Ngày đăng: 01/07/2024, 12:36

w