1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin học

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin họcTiếp cận SVM (Support Vector Machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin học

Trang 1

Nguyễn Thị Kiều Oanh

TIẾP CẬN SVM (SUPPORT VECTOR MACHINE) ĐỂ CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN TIN HỌC

Chuyên ngành: Hệ Thống thông tin Mã số: 8.48.01.04

TÓM TẮT ĐỀ ÁN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 2

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Vĩnh Phước

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề án

Ở Việt Nam, các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia dành cho học sinh các trường trung học phổ thông được tổ chức hàng năm Các kỳ thi này là cơ hội để các trường trung học phổ thông gặt hái được nhiều thành tích Do đó, lãnh đạo các trường rất quan tâm đến việc chọn học sinh vào đội tuyển và huấn luyện đội tuyển để tạo thành tích cho trường

Trong thực tế, một số trường trung học phổ thông thành lập các lớp năng khiếu để đào tạo nâng cao cho các học sinh được chọn trong từng bộ môn Hằng năm, mỗi trường tuyển chọn những học sinh xuất sắc để thành lập các đội tuyển tham gia các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia Việc lựa chọn đang được thực hiện dựa trên kết quả học tập của học sinh, kinh nghiệm và khả năng cảm nhận của giáo viên

Bài toán đặt ra cho nghiên cứu này là làm thế nào để đánh giá một học sinh có thể được chọn vào đội tuyển của một ngành học nào đó

Trang 4

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hiện nay ở nước ta, hàng năm các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia dành cho học sinh các trường trung học phổ thông được tổ chức Các kỳ thi này là cơ hội để các trường trung học phổ thông gặt hái được nhiều thành tích Do đó, lãnh đạo các trường rất quan tâm đến việc chọn học sinh vào đội tuyển và huấn luyện đội tuyển để tạo thành tích cho trường Các đội tuyển được bồi dưỡng với một chương trình nâng cao, chuyên sâu và cụ thể

Đề án “Tiếp cận SVM (Support vector machine) để chọn học sinh vào đội tuyển tin học” nghiên cứu thuật toán tuyển chọn học sinh vào đội tuyển tin học của một trường THPT Những học sinh có năng lực tương tự với các học sinh đã thắng giải có khả năng thắng giải cao hơn Dựa vào các đặc trưng của các học sinh thắng giải, ta xây dựng miền của những người thắng giải Những ứng cử viên thuộc miền thắng giải được đưa vào đội tuyển, ngược lại bị loại ra Thuật toán giúp các thầy cô huấn luyện viên lựa chọn đội tuyển một cách nhanh chóng, chính xác, khoa

Trang 5

học và khách quan Giúp tăng khả năng mang thành tích về cho trường

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này tiếp cận kỹ thuật SVM để xác định miền của những người thắng giải, từ đó xây dựng thuật toán chọn học sinh vào đội tuyển tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng

- Đặc trưng năng lực do học tập và không do học tập (tại trường lớp) của học sinh tin học hiện tại của trường và học sinh tin học đã đạt các giải của những năm trước

- Dữ liệu giáo dục về đặc trưng năng lực học sinh tin học

- Thuật toán SVM

4.2 Phạm vi

- Dữ liệu năng lực của học sinh ngành tin học của vài trường trung học phổ thông

Trang 6

- Dữ liệu năng lực của một số học sinh đoạt giải tin học cấp tỉnh và cấp quốc gia của những năm trước

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát được áp dụng để thu thập dữ liệu

- Phương pháp phân tích để xác định đặc trưng năng lực do học và không do học của các học sinh ngành tin học

- Phương pháp toán học được áp dụng để thiết lập không gian năng lực học sinh, định nghĩa vector đặc trưng năng lực của học sinh, tiếp cận thuật toán SVM để xác định miền năng lực của những học sinh đoạt giải, chỉ định vị trí của từng học sinh trong không gian năng lực

- Phương pháp lập trình được áp dụng để viết chương trình thực nghiệm

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu

Hàng năm, các kỳ thi học sinh giỏi các cấp dành riêng cho các trường trung học phổ thông được tổ chức Các kỳ thi này là cơ hội của các trường để thu được thành tích Riêng đối với các thầy/ cô – người huấn luyện, nếu đội tuyển mình huấn luyện thắng giải, có thành tích thì cũng chứng tỏ được khả năng của bản thân, là người có năng lực, có tâm huyết, lúc đó người thầy sẽ được phụ huynh học sinh và trường tôn trọng nhiều hơn

Ngoài ra, phụ huynh và học sinh cũng rất quan tâm đến các kỳ thi học sinh giỏi Khi đạt được thành tích, người học ngoài việc nhận được các giải thưởng, mang lại niềm vinh dự, tự hào cho bản thân và gia đình, điều quan trọng hơn hết là có cơ hội để được tuyển thẳng vào các trường đại học Đây là điều mà bất cứ phụ huynh và học sinh nào cũng mong muốn sau 12 năm học phổ thông

Trên thực tế, Ban giám hiệu các trường Trung học phổ thông sẽ chỉ định giáo viên của mỗi bộ môn: Toán, Văn, Anh, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Lý, Tin,…chọn học sinh trong các khối lớp

Trang 8

10, 11, 12 để thành lập đội tuyển Các giáo viên sẽ dựa vào kết quả học tập, học bạ của học sinh, dựa vào kinh nghiệm và khả năng cảm nhận của bản thân để lựa chọn đưa vào đội tuyển của bộ môn mình, sau đó các em sẽ được bồi dưỡng, đào tạo với một chương trình cụ thể

Hiện nay, còn một số phụ huynh học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc thắng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, trong tương lai không xa những phụ huynh sau khi đã thật sự nắm được những ưu thế khi đạt thành tích thì việc chạy trường, chạy thầy để được vào đội tuyển là việc không thể tránh khỏi Đây cũng là một hạn chế cần tránh trong ngành giáo dục Vì thế, việc tuyển chọn thành viên đội tuyển là rất quan trọng, cần phải được thực hiện khách quan

Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn của những huấn luyện viên chưa có một phương pháp rõ ràng, còn mang tính chủ quan, dựa vào cảm nhận của người thầy đôi khi lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: các mối quan hệ, thành kiến hoặc thiện cảm của người thầy,… Chính vì thế việc lựa chọn này thường mang lại kết quả không cao

Các kỳ thi đấu giải hoàn toàn khác với các kỳ thi thông thường được tổ chức tại trường lớp, nó đặt ra thách thức rất lớn đối với thí sinh Thi đấu giải có sự đối chọi, mang tính chất

Trang 9

cạnh tranh khốc liệt nên các thí sinh thường phải chịu áp lực, căng thẳng, mang tâm thế không được thoải mái không tự tin Chính vì thế những học sinh được cử đi thi ngoài việc có học lực giỏi, xuất sắc cần phải có nhiều kỹ năng Năng lực của người học phải bao gồm cả kiến thức và kỹ năng

Chính những thách thức và bất cập nêu trên nên rất cần một phương pháp phân loại thông tin Thuật toán máy vector hỗ trợ SVM được đề án chọn để xác định miền năng lực của những học sinh thắng giải Bằng cách mô hình hóa mỗi học sinh, một học sinh đã thắng giải là một vector đặc trưng nhiều chiều Mỗi học sinh gồm các đặc trưng về kiến thức và các đặc trưng về kỹ năng

Nghiên cứu, sưu tầm các đặc trưng về kiến thức và kỹ năng của những học sinh đã thắng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp trong những năm trước đây Từ đó, xác định miền của những người thắng giải trong không gian đặc trưng Khảo sát trong số các ứng cử viên nếu thuộc miền năng lực đó sẽ được đưa vào đội tuyển Để thực hiện việc lựa chọn này chúng ta cần đưa ra một giải thuật, một thuật toán tuyển chọn để thành lập đội tuyển đạt hiệu quả cao

1.2 Cấu trúc đề án

Chương 1: Giới thiệu

Trang 10

Chương 2: Thuật toán máy vector hỗ trợ SVM Chương 3: Miền năng lực của những học sinh đã từng thắng giải

Chương 4: Giải thuật tuyển chọn học sinh vào đội tuyển tin học

Chương 5: Kết luận

Trang 11

CHƯƠNG 2 THUẬT TOÁN MÁY VECTOR HỖ TRỢ SVM 2.1 Giới thiệu

Chương này nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thuật toán máy vector hỗ trợ Support vector machine (SVM), phân loại tập dữ liệu thành hai miền: miền những người thắng giải và miền những người không thắng giải, phân loại những ứng cử viên thuộc trong miền thắng giải để đưa vào đội tuyển, ngược lại sẽ bị loại

2.2 Support Vector Machine (SVM)

2.2.1 Giới thiệu về SVM

Ý tưởng cơ bản của SVM là: trong không gian nhiều chiều tìm ra một siêu phẳng để tối đa hóa khoảng cách giữa các điểm dữ liệu thuộc các lớp khác nhau Siêu phẳng này được chọn sao cho có thể tách biệt hai lớp dữ liệu và có độ dự đoán tốt trên các điểm dữ liệu mới

SVM còn được gọi là thuật toán phân loại nhị phân Tuy nhiên, SVM vẫn có thể được áp dụng để phân thành nhiều lớp SVM có khả năng xử lý các bài toán phân loại tuyến tính và phi tuyến tính và thường được sử dụng cho các bài toán phân loại nhị phân hoặc phân loại đa lớp

Trang 12

2.2.2 Không gian đặc trưng

Chuyển đổi dữ liệu từ không gian đầu vào X sang không gian đặc trưng là việc làm được sử dụng nhiều trong học máy:

→ Φ( = (Φ1( ΦN (

Trong đó, số chiều của đầu vào (số thuộc tính) là n và số chiều của không gian đặc trưng là N Dữ liệu sẽ được ánh xạ sang không gian đặc trưng với N > n

Không gian đặc trưng ký hiệu là F:

2.2.3 Ý tưởng của phương pháp SVM

SVM tạo ra một đường phân định trên không gian hai chiều hoặc nói một cách tổng quát hơn đó là siêu phẳng (hyperplane) SVM sử dụng các vector hỗ trợ (support vector) Support vector là các đặc trưng gần với siêu phẳng nhất Lề (margin) giữa hai vector hỗ trợ ở hai nhóm là yếu tố quyết định độ tối ưu của một siêu phẳng

Trang 13

Hình 2.6: Minh họa bài toán 2 phân lớp bằng phương pháp SVM

2.2.4 Khoảng cách từ một điểm tới một siêu mặt phẳng

Trong không gian nhiều chiều (n chiều), khoảng cách từ một điểm (vector) tọa độ x0 đến siêu phẳng (hyperplane) có phương trình wTx + b = 0 được xác định bởi công thức:

Trong đó ||w||2 = , với n là số chiều của không gian

2.2.5 Các bước chính của phương pháp SVM

− Chuẩn bị dữ liệu huấn luyện − Tiền xử lý dữ liệu

Trang 14

− Sử dụng các tham số cho việc huấn luyện với tập mẫu − Huấn luyện mô hình và đánh giá mô hình

− Kiểm thử tập dữ liệu

2.3 Tổng kết chương 2

Chương này nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thuật toán máy vector hỗ trợ SVM SVM là một thuật toán phân loại dữ liệu nhanh, hiệu quả trong việc giải quyết các bài toán dữ liệu nhiều chiều, các trường hợp về tập dữ liệu có nhiễu, tập huấn luyện quá ít Với những đặc tính đó, SVM được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng hiện nay

Trang 15

CHƯƠNG 3: MIỀN NĂNG LỰC CỦA NHỮNG HỌC SINH ĐÃ TỪNG THẮNG GIẢI 3.1 Giới thiệu

Chương này nghiên cứu các đặc trưng non–learning của những học sinh đã thắng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tin học cấp tỉnh và quốc gia Qua đó, có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của từng kỹ năng đến năng lực của học sinh như thế nào Và những học sinh có đặc trưng năng lực tương tự với các đặc trưng này sẽ được đưa vào đội tuyển để đào tạo, huấn luyện để tranh giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tin học các cấp

3.2 Các đặc trưng Non–Learning

3.2.1 Kỹ năng tư duy (F19)

Một học sinh khi được giao bài tập khó, cảm thấy chán nản và dễ dàng bỏ cuộc, không động não suy nghĩ để giải quyết vấn đề, thì học sinh này rất khó đạt kết quả cao trong học tập Đặc biệt là trong các kỳ thi tuyển, đề bài không phải đơn giản như bài tập ở lớp, độ khó đã được nâng lên nên thí sinh cần phải có kỹ năng tư duy, kỹ năng tư duy càng cao thì khả năng thắng giải càng lớn Do đó, học sinh có kỹ năng tư duy nên được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi

Trang 16

3.2.2 Kỹ năng nhận biết (F20)

Những kỳ thi ở trường lớp chưa bộc lộ hết tầm quan trọng của kỹ năng nhận biết vì đa số các đề thi này đều nằm trong đề cương, sách giáo khoa, sách bài tập Tuy nhiên, khi tham gia các kỳ thi tuyển học sinh giỏi các cấp thì phần lớn các đề thi sẽ rộng hơn, đánh đố hơn nên học sinh cần có kỹ năng nhận biết để xác định được yêu cầu của đề bài, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất Do đó, kỹ năng nhận biết đối với các thí sinh tham gia các kỳ thi đấu giải là rất quan trọng và cần thiết

3.2.3 Kỹ năng tư duy nhận xét (F21)

Trong các kỳ thi tuyển, thí sinh không nên vội vã làm bài vì như thế rất dễ mắc sai lầm, ví dụ như: lạc đề, không đủ ý,…Thí sinh cần phải phân tích, nhận xét và đánh giá yêu cầu đề bài từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất Kỹ năng này thể hiện khá rõ trong quá trình học sinh học tập tại lớp nên không quá khó để giáo viên nhận ra học sinh nào có được kỹ năng này, điều này rất có lợi cho việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển Vì nếu học sinh có được kỹ năng này khi tham gia các kỳ thi tuyển sẽ nắm được lợi thế

3.2.4 Kỹ năng sáng tạo (F22)

Trong cùng một bài toán, một học sinh giải đúng theo cách giáo viên hướng dẫn và một học sinh có cách giải khác vẫn ra

Trang 17

kết quả đúng nhưng cách tiếp cận dễ hiểu hơn Dĩ nhiên, bất kì ai cũng nhận ra rằng người học sinh có cách giải khác là người có năng lực hơn Khi tham gia các kỳ thi tuyển, việc ra đề không gò bó theo một khuôn khổ một quy luật nào, kiến thức rộng mở Do đó, sự nhanh nhạy, uyển chuyển, kỹ năng sáng tạo của thí sinh là rất cần thiết và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi tuyển, trong cuộc thi không đơn giản chỉ cần đúng mà cần phải mới, tốc độ nhanh

3.2.5 Kỹ năng quản lý thời gian (F23)

Trong các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp, kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố cần thiết Khi làm bài, không phải chỉ cần biết cách làm là đủ mà phải biết cân nhắc đến thời gian, phải biết sắp xếp câu nào làm trước, câu nào làm sau và cần phải phân chia thời gian làm bài sao cho hợp lí, tránh trường hợp: thí sinh mất quá nhiều thời gian vào một câu trong khi đó bỏ lỡ nhiều câu khác, dẫn đến kết quả không cao

3.2.6 Kỹ năng nghiên cứu (F24)

Việc nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh Học sinh có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, đam mê sáng tạo, tự tìm tòi khám phá bổ sung và hoàn thiện vốn kiến thức của bản thân qua quá trình nghiên cứu

Trang 18

Một học sinh có kỹ năng nghiên cứu luôn luôn là học sinh có năng lực, được đánh giá cao Và đội tuyển học sinh giỏi rất cần những học sinh ưu tú này

3.2.7 Kỹ năng phân tích (F25)

Người học có kỹ năng phân tích sẽ là người được đánh giá cao, luôn được giáo viên xem trọng Kỹ năng này áp dụng được cho tất cả các môn học từ toán đến văn,…Môn nào cũng cần đến kỹ năng phân tích Học sinh có kỹ năng này sẽ có lợi trong việc học, thường sẽ có kết quả học tập cao Vì thế, nên được đưa vào đội tuyển học sinh giỏi

3.2.8 Tập trung (F26)

Trong những buổi lên lớp, giáo viên dễ dàng nhận biết học sinh nào tập trung và học sinh nào không tập trung Với học sinh tập trung vào bài học, giáo viên giảng bài sẽ nắm được toàn bộ kiến thức tiết học đó, hiểu bài dẫn đến sự kích thích, ham muốn học Từ đó học sinh có kỹ năng tập trung sẽ đạt kết quả cao trong học tập, một đội tuyển học sinh giỏi rất cần những thành viên có kỹ năng tập trung

3.2.9 Tự lực, không dựa dẫm (F27)

Trái lại với tự lực, không dựa dẫm là thói ỷ lại – là một thói xấu cần phải loại trừ Ỷ lại là không có ý thức tự giác trong học tập, công việc,…tất cả phải nhờ người khác giúp đỡ Học

Trang 19

sinh không biết tự lực khi đi học không chịu học bài, không chịu làm bài tập, đến khi thi hoặc kiểm tra thì trông cậy vào bạn bè hoặc phao cứu hộ Những học sinh có dấu hiệu này, tuyệt đối không đưa vào đội tuyển

3.2.10 Tự tin (F28)

Tự tin khác với tự cao Học sinh tự cao thường luôn đưa ra những ý kiến và cho rằng mình đúng, mình là tài giỏi, không hòa đồng, không giúp đỡ bạn bè Còn đối với học sinh tự tin thì biết rằng họ đúng hay sai, không ngừng cố gắng thay đổi để dần hoàn thiện bản thân tốt hơn, sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn, kiến thức tăng lên, vững bước trên con đường đi của bản thân mình.Thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi rất cần sự tự tin Vì tự tin dẫn đến thành công nhanh hơn, người tự tin luôn có kết quả học tập cao, được bạn bè ngưỡng mộ, thầy cô tin yêu

3.2.11 Sinh hoạt cá nhân (F29)

Học sinh phải giao lưu với bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội và cũng nên tham gia vài trò chơi điện tử nhằm rèn luyện sự nhạy bén, tăng trí thông minh, giảm căng thẳng sau những giờ học vất vả Nhưng tất cả chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, chỉ tham gia khi đã hoàn thành xong việc học Như

Trang 20

thế, không những không ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập mà ngược lại sẽ giúp học sinh đạt kết quả cao hơn

3.2.12 Đam mê tin học (F30)

Học sinh giỏi tin học trước hết phải có niềm đam mê, yêu thích tin học Đam mê không phải chỉ nhất thời mà phải thường xuyên bằng các hành động cụ thể như: tự giác học tập, chủ động tiếp thu kiến thức Học sinh chịu khó tìm tài liệu để nâng cao kiến thức nhờ sự đam mê Đam mê cũng giúp học sinh tăng trí tưởng tượng, tư duy và khả năng sáng tạo Nhờ đam mê, học sinh thường sẽ có kết quả cao ở bộ môn tin học, đội tuyển tin học rất cần những đội viên có niềm đam mê tin học

3.2.13 Kiên nhẫn F31)

Học sinh khi gặp một bài toán khó hoặc một vấn đề nan giải thì không bao giờ chùn bước, không bao giờ bỏ cuộc Luôn vận dụng các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy, những kiến thức đã có để phân tích, lập luận tìm mọi cách để giải quyết vấn đề Thậm chí những học sinh có năng lực lại cảm thấy nhàm chán với những bài toán đơn giản, vấn đề tầm thường và khá hứng thú với các vấn đề khó khăn, phức tạp và những bài toán khó lại kích thích trí tò mò, tư duy sáng tạo của học sinh

Trang 21

Đề thi tuyển học sinh giỏi các cấp dĩ nhiên không đơn giản mà rất khó, nên đội tuyển cần những học sinh có tính kiên nhẫn nếu không kiên nhẫn sẽ chán nản và bỏ cuộc.

3.2.14 Quan hệ khác giới (F32)

Trong thực tế, chỉ có trường hợp học sinh chưa có người yêu là tâm lý ổn định, tập trung vào việc học, ngoài việc học ra thì không nghĩ đến bất cứ điều gì, cũng không bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài, một lòng chú tâm vào việc học, xem việc học là mục tiêu lớn nhất của đời mình, dồn hết tâm huyết vào việc học Vì vậy, những đối tượng này nên được đưa vào đội tuyển

3.2.15 Sự quan tâm của gia đình (F33)

Một học sinh nếu nhận được sự quan tâm từ gia đình thì sẽ có kết quả học tập tốt hơn các học sinh khác Cha mẹ quan tâm đến con cái có thể từ những việc nhỏ nhất như vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ, về lịch học, tình hình học tập thậm chí đến những thay đổi về sức khỏe, tình cảm bạn bè Tất cả những lời hỏi thăm, tâm sự và cả những việc làm ấy đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh

Chính vì thế, một học sinh nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, người thân nên được tuyển chọn vào đội tuyển, có được sự quan tâm học sinh sẽ đạt thành tích cao hơn

Trang 22

3.2.16 Kinh tế gia đình (F34)

Bên cạnh sự quan tâm thì kinh tế của gia đình cũng không kém phần quan trọng trong việc học của các con Một học sinh có tố chất, có năng lực giỏi nhưng gia đình không có điều kiện về kinh tế thì cũng không có cơ hội phát huy tài năng Kinh tế gia đình khó khăn, không có điều kiện để đi học, không có khả năng tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao, không mua được các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho học tập, thậm chí phải phụ giúp gia đình không có thời gian dành cho việc học thì dù học sinh đó có giỏi đến đâu cũng không đạt kết quả cao Do đó, kinh tế gia đình cũng là một yếu tố để huấn luyện viên tuyển chọn học sinh vào đội tuyển, học sinh nào có kinh tế gia đình cao thì học sinh này sẽ có lợi thế hơn, sẽ được chọn vào đội tuyển

3.3 Kết luận

Chương này nghiên cứu các yếu tố phi học tập hay nói cách khác là các đặc trưng non–learning ảnh hưởng đến năng lực của học sinh Cụ thể là các nhóm đặc trưng về kỹ năng, thói quen, gia đình và sinh hoạt cá nhân của những học sinh THPT đã thắng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tin học cấp tỉnh và quốc gia Những học sinh có đặc trưng năng lực tương tự với

Trang 23

các các đặc trưng của những học sinh thắng giải được đưa vào đội tuyển

Ngày đăng: 01/07/2024, 09:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w