Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
730,02 KB
Nội dung
Luận văntốt nghiệp Đề tài: “Chiến lượcMarketing-mixvớiviệcmởrộngthịtrườngcủaCôngtyKínhĐápCầu-Bắc Ninh”. 1 Lời mở đầu Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường là một điều rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thịtrường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sả n xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sánh Marketing-mix với những chiếnlược và biện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và hiệu quả của doanh nghiệp để đi đến thành công. Từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại CôngtyKínhĐáp C ầu tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Chiến lượcMarketing-mixvớiviệcmởrộngthịtrườngcủaCôngtyKínhĐápCầu-Bắc Ninh”. Mục tiêu của đề tài nhằm vào phân tích thực trạng ứng dụng chính sách Marketing-mix trong côngty để tìm ra được các tồn tại và các nguyên nhân hạn chế của nó để từ đó đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing- mix nhằm thực hiện chiến l ược mởrộngthịtrườngcủacông ty. Vớivấn đề và mục tiêu nghiên cứu như trên thì phương pháp nghiên cứu của đề tài là: + Phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình, sơ đồ. + Kết hợp với các phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn để thực hiện đề tài. Kết cấucủa chuyên đề gồm các phần: Chương 1 : M ột số vấn đề căn bản về Marketing- mix. Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh và thực hiện chiếnlược Marketing-mix ở CôngtyKínhĐáp Cầu. 2 Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện chiếnlược Marketing- mix nhằm mởrộngthịtrườngcủaCôngtyKínhĐáp Cầu. Do thời gian có hạn, sự hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức của tác giả nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong sự góp ý của thầy, cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Tác giả cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Văn Thường, Th.S Dương Hoài Bắc đã giúp đỡ tác giả trong qúa trình thực hiện đề tài. Hà nội, Ngày 10 tháng 07 năm 2000 Tác giả SV. Đặng Quyết Chiến 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ MARKETING-MIX I- Vai trò củaMarketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu được vai trò củamarketing quan trọng như thế nào trong hoạt động kinh doanh, trước hết ta hiểu về khái niệm marketing dưới đây. 1- Khái niệm về marketing Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không thay đổi, tựu chung lại ta có 3 khái niệm cần quan tâm sau: 1.1 – Khái ni ệm của Viện nghiên cứu Marketing Anh “Markeing là chức năng quản lý côngty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho côngty thu hút được lợi nhuận dự kiến”. Khái niệm này liên quan đến bản chất củamarketing là tìm kiếm và thoả mãn nhu cầu, khái niệm nhấn mạnh đến việc đưa hàng hoá tới người tiêu dùng các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm thu hút lợi nhuận cho công ty. Tức là nó mang triết lý củamarketing là phát hiện, thu hút, đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất trên sơ sở thu được lợi nhuận mục tiêu. 1.2- Khái niệm của hiệp hội Marketing Mỹ “Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. (Quản trị Marketing- Philip Kotler- NXB Thống kê- 1997, Trang 20) Khái niệm này mang tính chất thực tế khi áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Qua đây ta thấy nhiệm vụ củamarketing là cung cấp cho khách hàng những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần. Các hoạt động củamarketing như việc lập kế hoạch marketing, thực hiện chính sách phân phối và thực hiện các dịch vụ 4 khách hàng,… nhằm mục đích đưa ra thịtrường những sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh thông qua các nỗ lực marketingcủa mình. 1.3- Khái niệm marketingcủa Philip Kotler “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi”. (Philip Kotler- Marketing căn bản- NXB Thống kê-1992- Trang 9) Định nghĩa này bao gồm cả quá trình trao đổi không kinh doanh như là một bộ phận của marketing. Hoạt động marketing diễn ra trong tất cả các lĩnh vực trao đổi nhằm hướng tới thoả mãn nhu cầuvới các hoạt động cụ thể trong thực tiễn kinh doanh. 2- Vai trò củamarketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình vớithị trường. Không còn thời, các doanh nghiệp ho ạt động sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. Doanh nghiệp nhận chỉ tiêu sản xuất, định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua mức hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu. Sản phẩm sản xuất ra được phân phối qua tem phiếu, do đó hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thịtrường và hoạt động marketing không hề tồn tại. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng nhu cầucủa khách hàng một cách tốt nhất. Kinh tế thịtrường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng cao. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải, chọn lựa khắt khe củathịtrường đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải định hướng theo thị trườ ng một cách năng động, linh hoạt. Khi khách hàng trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu khách hàng và khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành côngcủa doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trường, họ cũng không ho ạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ vớithị trường, với môi trường bên ngoài củacông ty. Do vậy bên cạnh các chức năng như: tài 5 chính, sản xuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing- chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp vớithị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường- nhu cầucủa khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh. Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hoá đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá được bán hoạt động marketingvẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan ch ặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty. Nói chung, chức năng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây: - Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua bao nhiêu? Họ mua như thế nào? Vì sao họ mua? - Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của hàng hoá còn phù hợp với hàng hoá đó nữa không? - Hàng hoá của doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay đổi thì gặp điều gì? - Giá c ả hàng hoá của doanh nghiệp nên quy định như thế nào, bao nhiêu? Tại sao lại định mức giá như vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm? Khi nào tăng, giảm? Tăng, giảm bao nhiêu, khi nào thì thích hợp? Thay đổi với khách hàng nào, hàng hoá nào? - Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào tổ chức trung gian khác? Khi nào đưa hàng hoá ra thị trường? Đưa khối lượng là bao nhiêu? 6 - Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hoá của doanh nghiệp? Tại sao lại phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác? Phương tiện này chứ không phải phương tiện khác? - Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau bán hàng hay không? Loại dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp cao nhất? Vì sao? Vì sao doanh nghiệp lại chọn loại dịch vụ này chứ không phải loại dịch vụ khác? Đó là các vấn đề mà ngoài chức năng marketing không có ch ức năng nào có thể trả lời được. Dựa vào các vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp xây dựng cho mình một chính sách marketing- mix phù hợp vớithị trường, đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầucủa khách hàng. Nói tóm lại, chức năng quản trị marketing đóng vai trò rất quan trọng và là một trong bốn chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp (chức năng sản xuất, chức năng tài chính, quản trị nhân sự và chức năng marketing). Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. 3- Vai trò củamarketingvới hoạt động mởrộngthịtrườngcủa doanh nghiệp Ở phần trên chúng ta đã nói về vai trò củamarketing trong các doanh nghiệp, giờ ta đi vào vai trò củamarketing trong việcmởrộngthịtrườngcủa doanh nghiệp. 3.1- Các chiến l ược mởrộngthịtrường Mỗi một doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau, loại hình kinh doanh khác nhau, do đó tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà ta có các chiến lượcmởrộngthịtrường dưới đây: Bảng số-1 CÁC CHIẾNLƯỢCMỞRỘNGTHỊTRƯỜNG Tt Các kiểu chiếnlược Các thuộc tính 1 Kết hợp về phía trước Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các nhà phân phối và bán lẻ. 2 Kết hợp về phía sau Tìm kiếm quyền kiểm soát và sở hữu các nhà cung cấp của doanh nghiệp. 3 Kết hợp theo chiều Tìm kiếm quyền kiểm soát và sở hữu đối với đối thủ 7 ngang cạnh tranh của doanh nghiệp. 4 Thâm nhập thịtrường Tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại và dịch vụ trên thịtrường hiện có của doanh nghiệp thông qua nỗ lực marketing nhiều hơn. 5 Phát triển thịtrường Đưa các sản phẩm hiện có vào thịtrường mới. 6 Phát triển sản phẩm Tăng doanh số bằng việc cải tiến, sửa đổi các sản phẩm và dịch vụ hiện có. 7 Đa dạng hoạt động đồng tâm Thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhưng có sự liên hệ với nhau. 8 Đa dạng hoạt động kết khối Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới không có sự liên hệ với nhau. 9 Đa dạng hoạt động theo chiều ngang Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ theo cách cộng hoà hàng. 10 Liên doanh Hai hay nhiều các côngty đỡ đầu hình thành lên một côngty độc lập vì những mục đích hợp tác. Theo nguồn tổng hợp Marketing- NXB Thống kê- 1998. 3.2- Vai trò marketing trong hoạt động mởrộngthịtrườngcủa các doanh nghiệp Marketing ảnh hưởng đến sự thành bại trong thực hiện chiến lược. Tuy nhiên hai biến số quan trọng nhất trong việc thực hiện chiếnlược là: Phân khúc thịtrường và định vị sản phẩm. - Phân khúc thị trường: Phân khúc thịtrường là việc chia nhỏ thịtrường thành các nhóm khách hàng nhỏ riêng biệt theo nhu cầu và thói quen mua hàng. Phân khúc thịtrường là bi ến số quan trọng trong việc thực hiện chiếnlược là vì: Thứ nhất, những chiếnlượcthịtrường liên quan đến thịtrường mới cần được phân khúc. Thứ hai, nó cho phép doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả với nguồn lực có hạn. 8 Thứ ba, nó liên quan đến việc xây dựng chính sách Marketing- mix. - Định vị sản phẩm: Căn cứ vào chiếnlượcthịtrường mà doanh nghiệp đã lựa chọn, doanh nghiệp phải tìm ra được những gì mà phải tạo cho khách hàng sự khác biệt về sản phẩm đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chính điều này là chìa khoá cho việcđáp ứng như thế nào nhu cầucủa khách hàng mộ t cách hiệu quả nhất. II- Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiếnlược Marketing- mix nhằm mởrộngthịtrườngcủa doanh nghiệp Với mọi doanh nghiệp, chính sách Marketing- mix được xây dựng phải là công cụ góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh củacông ty. 1- Mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp Mục tiêu kinh doanh phải xuất phát từ các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và được xây d ựng lên trong từng giai đoạn nhất định và mong muốn đạt được thông qua chiếnlượckinh doanh. Mục tiêu kinh doanh thể hiện sự cụ thể nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào các điều kiện về tài chính, kết quả kinh doanh qua các năm, thị trường, khách hàng,và mục tiêu kinh doanh củacôngty đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu: có thể đạt được, có thể đo lượng được và các mục tiêu đó phải cung cấp sự định hướng cho các bộ phận liên quan trong công ty. Đối với các công ty, mục tiêu có thể được thiết lập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu phổ biến thường được ưu tiên là các mục tiêu sau: 1. Mục tiêu lợi nhuận 2. Mục tiêu mởrộngthịtrường 3. Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng 4. Mục tiêu về vị trí c ủa côngty trong ngành 5. Mục tiêu về hình ảnh củacôngty 6. Mục tiêu về chi phí và giá cả Đó là các mục tiêu cụ thể, nhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là mục tiêu đảm bảo lợi nhuận. 2- Định hướng chiếnlượckinh doanh 9 Để có được các định hướng chiếnlượckinh doanh, các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hồ sơ kinh doanh để doanh nghiệp có thể thấy được mình đang đứng ở đâu, năng lực kinh doanh của mình như thế nào và sức hấp dẫn củathịtrường ra sao. Qua đó các doanh nghiệp đối chiếu với nhiệm vụ tổng quát của mình, hoàn cảnh môi trường và thịtrường để quyết định nhữ ng phương hướng phát triển kinh doanh chính yếu trong tương lai. 3 - Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiếnlượcMarketing-mix nhằm mởrộngthịtrườngcủa doanh nghiệp 3.1- Khái niệm về chiến lượcmarketingChiếnlượcmarketing của côngty phải được thực hiện nhằm đáp ứng được chiếnlược chung củacông ty. Bản thân nó là một chiếnlược bộ phận và nó cũng là m ột nhân tố quan trọng góp phần vào chiếnlược chung củacông ty. Một côngty định hướng theo thị trường, khách hàng thìchiếnlượcmarketing là tối quan trọng trong định hướng kinh doanh củacông ty. Vớiviệc thực hiện chiếnlượcmarketingcôngty có thể đánh giá được đặc điểm củathịtrường như: quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, xác định đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiếnlược c ủa họ, để trên cơ sở đó một chiếnlược hợp lý sẽ được đề xuất. ChiếnlượcMarketing phải được phát triển từ chiếnlược tổng thể củacôngty và nó liên quan đến các nội dung như việc định vị cho các sản phẩm, các chiếnlược cho nhãn hiệu sản phẩm, lựa chọn các thịtrường mục tiêu, các phương pháp thâm nhập thị trường, việc s ử dụng các biến số Marketing- mix trong việc thực hiện chiếnlược và các nội dung khác. 3.2- Khái niệm về Marketing-mix “Marketing -mix là một tập hợp các biến số mà côngty có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thịtrường mục tiêu”. (Theo Marketing-NXB Thống kê-1998, Trang 166) Marketing- mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thoả mãn thịtrường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong Marketing- mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một biến số có thể điều khiển được và được phân loại theo 4 yếu tố gọi là 4Ps: [...]... nghiệp trong thịtrường này phải chú ý đến các đặc trưng của nó để có thể đưa ra một chính sách marketing phù hợp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC HIỆN CHIẾNLƯỢCMARKETING Ở CÔNGTYKÍNHĐÁPCẦU 23 I - Đặc điểm chung về côngtykínhĐápCầu 1- Lịch sử ra đời và phát triển củacôngtykínhĐápCầuCôngtyKínhĐápCầu là một doanh nghiệp nhà nước (thuộc sự quản lý của Tổng Côngty Thuỷ... chiếnlược Marketing- mix cho sản phẩm ở thịtrường mục tiêu, côngty phải đề ra các định hướng chiếnlược cho sản phẩm cần đạt tới ở thịtrường mục tiêu Những định hướng này cung cấp đường lối cụ thể cho chiếnlược Marketing- mix Bước 4: Hoạch định chiếnlược Marketing- mix Nội dung chiếnlược Marketing- mix bao gồm 4 chính sách cơ bản Côngty cần phải dựa vào những phân tích ban đầu về môi trường marketing, ... động để thực hiện các chiếnlược Marketing- mix, đó là sự cụ thể hoá chiếnlượcmarketing bằng các biến số marketing được kế hoạch hoá chi tiết ở thịtrường mục tiêu Như vậy, để thiết lập được một chiếnlược Marketing- mix chu đáo, có hiệu quả và phù hợp vớithịtrường mục tiêu củacông ty, côngty phải làm rõ các yếu tố thuộc về thị trường, các chiếnlượckinh doanh, thực trạng của doanh nghiệp, cạnh... lực của lực lượng lao động có hạn, nó chỉ mới dừng lại ở mức là lưu trữ các thông tin, văn bản Trên đây là thực trạng năng lực củacôngtykínhĐápCầu trong quá trình xây dựng và phát triển Nó giúp ta nắm được khái quát nguồn lực củacôngty trong hoạt động sản xuất kinh doanh II- Tình hình thực hiện chiếnlược Marketing- mix trong hoạt động kinh doanh mở rộngthịtrườngcủacôngty Kính ĐápCầu 1- Chính... căn cứ nhằm xây dựng mục tiêu, lựa chọn thịtrường mục tiêu, xây dựng các định hướng chiếnlược và hoạch định, thiết kế được một chiếnlược Marketing- mix hiệu quả cho các sản phẩm tại thịtrường mục tiêu với các chương trình hành động cụ thể 3. 4- Chính sách Marketing- mix nhằm mở rộngthịtrường của doanh nghiệp Việc xây dựng các chính sách bộ phận của Marketing- mix phải căn cứ vào các căn cứ như đã... làm cho quy môthịtrườngcủa nó chỉ còn 20% Quy mô sản phẩm kính trên toàn bộ thịtrường vào khoảng 20 triệu m2/năm, trong đó côngty chiếm khoảng 4 triệu m2, còn lại sản phẩm kính Việt- Nhật và kính nhập lậu chiếm khoảng 80% thịtrường 2.2-Kết cấuthịtrường và đặc tính củacầu Trên thịtrườngkính xây dựng, số lượng người mua ít nhưng khối lượng mua sắm lại lớn Thậm trên một số ít thịtrường sản phẩm... phẩm, thịtrường cạnh tranh, môi trườngmarketing từ đó rút ra được những tiềm năng củathịtrường cần khai thác và lựa chọn những ý tưởng mục tiêu phù hợp với khả năng marketingcủacôngty Bước 2: Lựa chọn thịtrường mục tiêu Việc nghiên cứu, lựa chọn chính xác thịtrường mục tiêu cho côngty đòi hỏi phải được thực hiện dựa trên những phân tích kỹ lưỡng các số liệu về thị trường, khách hàng Đây là công. . .Marketing- mix Sản phẩm Giá cả Phân phối Xúc tiến khuyếch trương (Product) (Price) (Place) (Promotion) 3. 3- Các bước xây dựng chương trình Marketing-mix Để xây dựng được một chiếnlược Marketing- mix, côngty cần thực hiện các bước côngviệc sau: Bước 1: Thiết lập các mục tiêu marketing Các mục tiêu marketing thường được định hướng từ các mục tiêu của tổ chức, trong trường hợp côngty được... có liên quan đến sản phẩm kính (các xí nghiệp sản xuất tủ, trạn, bàn,…) Các doanh nghiệp chủ yếu tạo lên những người cung ứng trong thịtrường này bao gồm: + CôngtyKínhĐáp Cầu- BắcNinh 19 + CôngtyKính nổi Việt- Nhật + Các nhà bán buôn các sản phẩm kính nhập khẩu từ Trung Quốc (đây là các nhà nhập lậu kính vào thịtrường trong nước) + 1. 2- Các sản phẩm chủ yếu trên thịtrường Tất cả các doanh nghiệp... 012 1,474 I- Nguồn vốn- Quỹ 5.Quỹ khen thưởng phúc lợi 6.Nguồn vốn đầu tư XDCB 2 243 472 537 1,470 II- Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn 152 520 275 786 100 140 217 135 152 100 Theo Bảng cân đối kế toán- 1 2-1 99 9- CôngtykínhĐápCầu Để xem xét tình hình khả năng thanh toán củacông ty, ta có bảng thu-chi như sau (bảng s - 4) Qua bảng tổng thu- chi, các khoản phải thu của khách hàng củacôngty cuối . thực hiện chiến lược Marketing- mix ở Công ty Kính Đáp Cầu. 2 Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện chiến lược Marketing- mix nhằm mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu. . Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Chiến lược Marketing - mix với việc mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh . 1 Lời mở đầu Giữ vững. lai. 3 - Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lược Marketing - mix nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp 3. 1- Khái niệm về chiến lược marketing Chiến lược marketing của công ty phải