1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tam ly hoc QLVH phong cach lanh dao của nha quan ly van hoa

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Và cũng không còn những nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý. Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình...) xung quanh họ. Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là uy tín, phong cách lãnh đạo. Uy tín, phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức, luôn phải đề cao chữ tín của người Lãnh đạo.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiềunhững biến đổi to lớn mang tính toàn cầu Chỉ trong hai thậpkỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã chứng kiến sự pháttriển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạngtrong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trongquan niệm về mối quan hệ người – người trong các quan hệxã hội, vai trò của con người được đề cao hơnbao giờ hết Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại củamột Lãnh đạo chỉ biết ngồi chờ đợi mà phớt lờ đi nhu cầu,nguyện vọng của mọi người, của cấp dưới Và cũng không cònnhững nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờđợi cấp dưới tuân thủ Như vậy, trong bối cảnh mới của sựphát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đãđặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, côngnghệ, đào tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quảnlý Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải làngười có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối vớitổ chức mà họ quản lý Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhấttài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình )xung quanh họ Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo –quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quantrọng, đó chính là uy tín, phong cách lãnh đạo Uy tín, phongcách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạovừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động,

Trang 2

vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong tổchức, luôn phải đề cao chữ tín của người Lãnh đạo.

NỘI DUNG1 Cơ sở lý luận

1.1 Uy tín của người lãnh đạo, quản lý văn hóa

1.1.1 Khái niệm chung về uy tín người lãnh đạo, quản lý văn hóa

1.1.1.1 Khái niệm uy tín, uy tín của người lãnh đạo, quản lý văn hóa

-Uy tín theo chữ La tinh là “Autoritas”, có nghĩa là uy quyền, ảnh hưởng, sựthừa nhận … Khái niệm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như xã hộihọc, tâm lý học xã hội, đạo đức học, pháp luật …

- Từ điển Hán - Việt định nghĩa uy tín là “có quyền uy mà được người tatín nhiệm”

- Uy tín của người lãnh đạo, quản lý văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữahai yếu tố quyền lực và sự tín nhiệm của mọi người đối với bản thân ngườilãnh đạo.

Uy tín của người lãnh đạo, quản lý văn hóa là hệ thống những thuộctính nhân cách của người lãnh đạo được các thành viên trong tổ chức thừanhận và tôn trọng.

1.1.1.2 Vai trò của uy tín đối với người lãnh đạo, quản lý văn hóa

- Xây dựng được lòng tin của tập thể, của xã hội đối với lời nói và hànhđộng của người lãnh đạo, đây chính là cơ sở của sự tín nhiệm

- Là động lực bên trong để người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, tự tin vàsáng tạo.

Trang 3

- Giúp tăng cường nhịp điệu của tập thể, nâng cao tinh thần và hiệu quảcông tác của người thừa hành.

- Người lãnh đạo có uy tín mới có thể lãnh đạo được tập thể, mới có thểgiáo dục được con người.

1.1.2 Những yếu tố hợp thành uy tín của người lãnh đạo, quản lý vănhóa

Thứ nhất, muốn có uy tín trước tiên người lãnh đạo phải có quyền lực

của chức vụ được giao có tính chất pháp quy (do được bổ nhiệm hay qua bầucử)

Thứ hai, muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng tự giác

của mọi người cấp dưới Người lãnh đạo có uy tín không chỉ có sự tín nhiệmcủa những người cấp dưới quyền mà còn được cả những người đồng cấp, cấptrên tín nhiệm.Sự tín nhiệm này được gọi là uy tín cá nhân của người lãnhđạo.Uy tín cá nhân khác với uy tín chức vụ của người lãnh đạo Cơ sở căn bảnđể có uy tín cá nhân chính là những phẩm chất nhân cách của người đó màđược mọi người thừa nhận là phù hợp, đáp ứng được nhiệm vụ được giao

Thứ ba, trong uy tín có chứa sức mạnh ám thị với mọi người, nó được

coi như là một chuẩn mực để mọi người noi theo Chính vì thế, những ngườilãnh đạo có uy tín cao thì bản thân tập thể do người đó lãnh đạo cũng mang sắcthái riêng của người lãnh đạo đó Mọi người luôn tự hào về người lãnh đạo củamình.

Chúng ta có thể nhìn nhận uy tín của người lãnh đạo ở nước ta hiện nayqua ba mặt: sự tin cậy về mặt chính trị, sự tin cậy về mặt chuyên môn và sựtin cậy về mặt đạo đức

1.1.3 Phân loại và biểu hiện của uy tín người lãnh đạo, quản lý vănhóa

1.1.3.1 Uy tín đích thực

Trang 4

* Khái niệm: Uy tín đích thực là sự kết hợp một cách đặc biệt kháchquan giữa những phẩm chất tư tưởng - chính trị, tâm lý đạo đức và năng lựccủa người lãnh đạo.

Uy tín đích thực hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giaolưu của chủ thể và khách thể trong quản lý, lãnh đạo nhằm tích cực hoá quátrình đó.

* Biểu hiện của uy tín đích thực:

- Người lãnh đạo luôn luôn đứng vững trên cương vị của mình Tronghoạt động, trong cuộc sống, cấp trên tín nhiệm, cấp dưới kính phục, tin tưởngphục tùng tự nguyện, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.

- Những quyết định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác,nghiêm túc dù dưới bất cứ hình thức nào.

- Dù người lãnh đạo, quản lý vắng mặt ở cơ quan, đơn vị nhưng côngviệc vẫn tiến hành bình thường và mọi người vẫn mong đợi sự có mặt củangười lãnh đạo, quản lý

- Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt người lãnh đạo

- Người lãnh đạo luôn luôn có tâm trạng nhiệt tình, thoải mái trong côngviệc, có hiệu quả hoạt động rõ rệt Hiệu quả này không chỉ ở mặt kinh tế - xãhội mà còn thể hiện trong sự đi lên, phát triển của tổ chức, của mỗi thành viêntrong đơn vị.

- Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác khác hoặc nghỉ hưu, mọingười luyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lạitrong mỗi thành viên.

1.1.3.2 Uy tín giả danh

- Uy tín giả danh dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực.

Đây là trường hợp mà một số người lãnh đạo dùng cách chứng tỏ chocấp dưới thấy rõ uy thế quyền hạn của mình, và giữ cho cấp dưới luôn ở tìnhtrạng căng thẳng vì lo sợ thi hành kỷ luật.

Trang 5

Loại uy tín này rất tai hại vì nó không chỉ làm giảm hiệu quả lao độngmà còn làm cho bầu không khí tâm lý trong cơ quan căng thẳng, đố kỵ, thiếutin tưởng lẫn nhau Mặt khác, nó cũng làm mất đi tính độc lập, sáng tạo củamọi người, tạo điều kiện cho một số kẻ xu nịnh xuất hiện.

- Uy tín giả danh dựa trên khoảng cách:

Loại uy tín này biểu hiện ở chỗ người lãnh đạo luôn tạo ra một sự cáchbiệt rõ ràng trong quan hệ với mọi người; đứng từ xa để chỉ đạo, tránh tiếpxúc với nhân viên, khó gần gũi và có chút ít gì bí ẩn Họ sợ gần mọi người sẽlộ tẩy những nhược điểm, non kém của bản thân Kiểu người lãnh đạo này thườngtự tách mình ra khỏi tập thể, không đi sâu sát thực tiễn nên dễ có quyết định sailầm.

- Uy tín kiểu gia trưởng, trịch thượng:

Là kiểu người lãnh đạo luôn có thái độ trịch thượng, nhiều khi dẫn đếncoi thường mọi người, chỉ cho mình là giỏi giang, thông minh nhất bằng vẻmặt, tư thế, cách làm ra vẻ quan trọng để đề cao mình, hạ thấp cấp dưới Kiểungười lãnh đạo này thường dẫn đến phong cách lãnh đạo độc đoán, họ luôntìm cách đẩy người mà họ không ưa, kể cả những người có tài ra khỏi cơquan.Họ muốn cấp dưới phục tùng một cách tuyệt đối.Đây là kiểu người lãnhđạo rất khó tiếp nhận sự phê bình.

- Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu:

Đây là kiểu người lãnh đạo mà bề ngoài tỏ ra dân chủ song thực chất làmị

dân Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hoà nhập với mọi người, mọi việc họ đềuđưa ra bàn bạc, xin ý kiến song thực chất vẫn quyết theo ý mình Kiểu tạodựng uy tín này sẽ mất đi ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ, mất đi tính sángtạo của quần chúng.

- Uy tín kiểu công thần:

Trang 6

Đó là người lãnh đạo luôn lấy thành tích cũ của mình để thông báo, để tựca ngợi mình.Họ muốn mọi người coi họ là mẫu mực, lý tưởng.Đó là nhữngngười hoài cổ, thiếu học hỏi và đổi mới Rất có thể trước đây họ có uy tín,song hiện nay do cương vị mới đòi hỏi họ phải tự hoàn thiện mình, chỉ có điều họkhông muốn làm như vậy, mà bằng cách duy nhất là công thần để củng cố địa vị.

- Uy tín giả danh, kiểu dạy khôn:

Loại uy tín này thường có ở người lãnh đạo luôn muốn tỏ ra mình là mộtngười thầy, người am hiểu nhất Trong quan hệ với mọi người, họ luôn nhồinhét, ra vẻ dạy khôn mọi người Đây là kiểu uy tín giả danh theo kiểu thôngthái rởm, tự tô vẽ, đề cao mình.

- Uy tín giả danh do mượn ô dù cấp trên:

Loại uy tín này thường gặp ở những người luôn luôn mượn lời cấp trênđể trấn áp hoặc tạo ra để mọi người tưởng mình là người gần gũi, được cấptrên tin tưởng Trong bất kỳ trường hợp nào, họ cũng khoe đã được gặp gỡcấp trên hay được cấp trên tiết lộ cho một bí mật quan trọng nào đó Thôngthường họ là những người theo sát cấp trên để được cấp trên bổ nhiệm, lấy uythế của cấp trên và quan hệ cấp trên đối với mình để xây dựng uy tín

Một số nguyên nhân mất uy tín:

- Lạm dụng quyền lực của mình để vụ lợi cho bản thân, cho người thânvà trù dập người khác.

- Năng lực và phẩm chất không tương xứng với chức vụ.

- Để người thân và người cùng ekíp vi phạm pháp luật, chế độ chínhsách - Xử lý không nghiêm.

- Có biểu hiện vi phạm về đạo đức, lối sống.

Trang 7

1.1.4 Con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của ngườilãnh đạo, quản lý văn hóa

Uy tín được hình thành trong mối quan hệ giữa người với người, giữangười lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý Muốn hình thành vàphát triển uy tín cần:

- Luôn nuôi dưỡng khát vọng vươn tới, nắm vững các loại quyền lực cầnthiết đối với người lãnh đạo, quản lý để thực hiện việc giải phóng người laođộng và công bằng xã hội Coi uy tín là phương tiện để quản lý, không nêncoi uy tín là mục đích lãnh đạo, quản lý.

- Rèn luyện, củng cố và nâng cao uy tín thường xuyên bằng tự rèn luyện,bồi dưỡng, tích luỹ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm; nghiêm khắc với bảnthân, độ lượng với người khác; dám làm, dám chịu trách nhiệm; “hữu xạ tựnhiên hương”

- Giữ vững mối quan hệ giữa uy tín cá nhân người lãnh đạo với uy tíncủa tổ chức, tập thể.

Nâng cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự kiểm tra tự điều chỉnh và tự phêbình (Nghiêm túc tự phê bình khi có biểu hiện giảm sút hoặc mất uy tín, tìmnguyên nhân, tìm biện pháp)

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở (đề bạt, kỷ luật…)

1.2 Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý văn hóa

1.2.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo

1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản- Phong cách

Là vẻ riêng trong lối sống, cách làm việc của một người hay một kiểuloại người nào đó; chẳng hạn như phong cách sống, phong cách lãnh đạo.

- Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo có thể định nghĩa là kiểu hoạt động đặc thù củangười lãnh đạo, được hình thành trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố

Trang 8

tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệthống quản lý.

Trong hai yếu tố trên thì yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo - tứclà những phẩm chất tâm lý cá nhân (bao gồm cả tính cá nhân), là yếu tố tươngđối ổn định, có nghĩa là khó thay đổi hơn, còn yếu tố môi trường xã hội là yếutố luôn luôn biến động và có tính chất tình huống

- Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý văn hóa

Phong cách lãnh đạo của người cán bộ, quản lý văn hóa là kiểu hoạtđộng lãnh đạo đặc thù, được hình thành trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ giữayếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo, quản lý với yếu tố môi trường xãhội

1.2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của ngườicán bộ quản lý văn hóa

- Xu hướng quản lý, lãnh dạo hiện hành của nền hành chính quốc gia- Trình độ và tính chất đào tạo của người lãnh đạo, quản lý

- Các đặc điểm khí chất, cá tính của người lãnh đạo, quản lý- Các đặc điểm tâm lý của những người cấp dưới

- Những điều kiện làm việc của cơ sở giáo dục mà người lãnh đạo, quảnlý đang công tác

- Phong cách lãnh đạo của những người lãnh đạo, quản lý khác (thườnglà cấp trên)

1.2.2 Các loại phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý vănhóa

1.2.2.1 Tiêu chí phân loại phong cách lãnh đạo của người cán bộ quảnlý văn hóa

- Một cách phân loại phong cách lãnh đạo đã trở thành kinh điển trongTâm lý học quản lý là căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh

Trang 9

đạo với những người cấp dưới Dựa vào tiêu chí phân loại này, có thể phânchia ra 3 loại phong cách lãnh đạo chủ yếu sau:

+ Phong cách lãnh đạo dân chủ + Phong cách lãnh đạo độc đoán + Phong cách lãnh đạo tự do.

Các tác giả theo quan điểm đồng nhất giữa kiểu người lãnh đạo với kiểuloại phong cách lãnh đạo cũng đi đến 3 loại phong cách lãnh đạo như trên khixuất phát từ 3 kiểu người có thể gặp trong thực tế: kiểu người độc đoán, kiểungười dân chủ và kiêu người tự do.

- Tác giả Dominique Chalvin (Pháp) căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản tronghoạt động lãnh đạo, quản lý văn hóa là sự cam kết và sự hợp tác đã phân chiara 5 cặp phong cách lãnh đạo đối xứng nhau (có hiệu quả và không có hiệuquả) như sau:

+ Phong cách của người lãnh đạo có đầu óc tổ chức/phong cách củangười lãnh đạo quan liêu.

+ Phong cách của người lãnh đạo cùng tham gia với cấp dưới phongcách của người lãnh đạo gia trưởng và mị dân.

+ Phong cách của người lãnh đạo mạnh dạn/phong cách của người lãnhđạo chuyên chế, sính kỷ luật.

+ Phong cách của người lãnh đạo có xu hướng cực đại chủ nghĩa/phongcách của người lãnh đạo không tưởng, sính hiện đại.

+ Phong cách của người lãnh đạo có đầu óc thực tế/phong cách củangười lãnh đạo cơ hội chủ nghĩa.

- Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học bang Ohio (Mỹ) căn cứ vàonhững mô tả của các nhân viên về hành vi của các nhà lãnh đạo để nhận diệncác phong cách lãnh đạo Họ cho rằng mặc dù hành vi của các nhà lãnh đạo làkhác nhau, song có thể tập hợp chúng thành 2 nhóm tương đối độc lập vớinhau là

Trang 10

+ Phong cách lãnh đạo chú trọng tới con người.+ Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc.

- Các tác giả Hersey và Blanchard (Mỹ) căn cứ vào sự tương quan giữamức độ của các hành vi chỉ đạo và hành vi hỗ trợ của người lãnh đạo với các mứcđộ trưởng thành của cấp dưới để phân chia ra các loại phong cách lãnh đạo sau:

+ Phong cách điều hành trực tiếp.+ Phong cách kèm cặp.

+ Phong cách hỗ trợ.+ Phong cách uỷ quyền.

1.2.2.2 Một số phong cách lãnh đạo cơ bản của người cán bộ quản lý vănhóa

- Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ thể hiện ở chỗ:

+ Người lãnh đạo luôn luôn công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mìnhvới một động cơ trong sáng, vì lợi ích chung và biết thường xuyên trao đổi,bàn bạc với tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể trước khi đi đến những quyếtđịnh quan trọng

+ Biết phê bình và tự phê bình đúng đắn, không né tránh trách nhiệm củamình và dám quyết đoán khi cần thiết.

+ Biết chia sẻ vui buồn, đồng cảm với mọi người và biết đặt ra yêu cầuhợp lý cho cấp dưới.

+ Thường là những người có khí chất sôi nổi, linh hoạt trong tư duy vàhành động, dễ thích ứng với những tình huống đa dạng trong cuộc sống hàngngày.

Ưu điểm:

+ phát huy tối đa được các nguồn lực của tập thể

+ đem lại một bầu không khí tâm lý thoải mái, dễ chịu, có tình người,góp phần tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong tập thể.

Trang 11

Nhược điểm:

+ khó đem lại hiệu quả như mong muốn.

- Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán thể hiện ở chỗ:

+ Người lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối mọi mệnhlệnh của mình, người lãnh đạo giao việc cho cấp dưới chủ yếu bằng mệnhlệnh, ép buộc phải làm bằng quyền uy, bằng sự đe doạ, trừng phạt, thiếu tôntrọng nhân viên cấp dưới.

+ Người lãnh đạo không tranh luận, không bàn bạc với tập thể, tập trungtuyệt đối quyền hành vào bản thân mình, tự suy nghĩ, tự tìm hiểu và tự quyếtđịnh những vấn đề lớn của tập thể

+ Người lãnh đạo đòi hỏi người dưới quyền làm việc quá sức, khôngquan tâm đầy đủ đến đời sống vật chất và tinh thần, tâm tư và nguyện vọngcủa những người khác.

+ Người lãnh đạo không chịu nghe ý kiến phê bình góp ý của nhữngngười cấp dưới, rất hay tự ái và nhạy cảm với thể diện của bản thân, rất dễ cónhững phản ứng gay gắt trước những lời chỉ trích, phản bác của những ngườikhác, hễ ai nói trái ý mình thì nhân danh tập thể tìm cách trừng trị, trù dập

+ Thái độ ứng xử của người lãnh đạo đối với cấp dưới thường trịchthượng, hách dịch, kiêu căng, xa cách, lạnh lùng, khen chê thiếu khách quan.

Ưu điểm: Phong cách quản lý độc đoán thường bảo đảm kỷ luật nghiêm,

công việc khẩn trương

Nhược điểm: Gây ra không khí căng thẳng giữa mọi người.

Trang 12

tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa hành, chỉ can thiệp khi họ mắc sai lầmnghiêm trọng.

+ Có những người lãnh đạo theo phong cách này thuộc vào những ngườithiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí không thiết tha với cương vị của mộtngười cán bộ lãnh đạo, quản lý, mà có khi nhận cương vị này một cách miễncưỡng, cho nên dễ có xu hướng "bỏ mặc" những người cấp dưới, hoặc khônggiao cho họ những nhiệm vụ rõ ràng, hoặc giao nhiệm vụ một cách ngẫuhứng, tuỳ tiện, và không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc của họ.

+ Cũng có những người lãnh đạo tự do vốn dĩ là những người hiền lànhtốt bụng nhưng hay do dự, mềm yếu Họ hay ngại va chạm và thường né tránhsự phê bình, đánh giá những người khác Họ sống theo kiểu "dĩ hoà vi quý",cư xử tốt với mọi người, không mưu cầu danh vị.

Ưu điểm:

Phong cách tự do phát huy được tính độc lập, sáng tạo của nhiều người,

đem lại cho cấp dưới sự tự do, thoải mái.Nhược điểm:

Dễ làm cho những người cấp dưới bị mất phương hướng, gây ra tìnhtrạng tự do, tuỳ tiện, ảnh hưởng đến kỷ cương, nền nếp của đơn vị và do vậymà khó đảm bảo được năng suất lao động cao.

1.3.2.3 Một số phong cách lãnh đạo hiện đại

Cách lãnh đạo kết hợp giữa quyền lực của cấp trên và sự trưởng thành vềnăng lực của cấp dưới được phân tích cụ thể như sau:

Ngày đăng: 29/06/2024, 16:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w