1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận thực tế Quản lý phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 45,21 KB

Nội dung

Quản lý phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị Trong hệ thống dày đặc các di tích lịch sử tại vùng đất lửa, có thể nói Thành cổ Quảng Trị là một điểm đến tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong hành trình của du lịch hoài niệm. Thành cổ Quảng Trị là nơi ghi lại dấu ấn ác liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972, với sự chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ cách mạng. Những hồi ức ấy mãi sống trong lòng người dân cả nước, đặc biệt là quân và dân uảng Trị. Sau ngày giải phóng đất nước, với những giá trị lịch sử cách mạng của mình,Thành Cổ Quảng Trị được nhà nước quan tâm, trở thành di tích cấp Quốc gia cùng với tour DMZ và các nét văn hóa độc đáo khác của Quảng Trị đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh nhà. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Quản lý phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị” làm tiểu luận thực tế môn học chuyên ngành Quản lý Văn hóa nhằm góp phần tìm hiểu về tiềm năng và các giải pháp để phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích Thành Cổ Quảng Trị. 2. Kết cấu tiểu luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bài tiểu luận gồm 3 chương. Cụ thể: - Chương 1: Tổng quan về Di tích lịch sử Thành Cổ - Quảng Trị. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích Thành cổ - Quảng Trị. - Chương 3: Định hướng phát triển du lịch hoài niệm tại thành Cổ - Quảng Trị.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Ngày nay du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người Du lịch không những góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền Chính vì vậy du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, nước ta với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống di tíchlịch sử cách mạng đồ sộ, nền văn hóa đặc sắc là cơ hội để phát triển ngành côngnghiệp không khói Thiên nhiên ban tặng cho đất nước cảnh đẹp, bãi biển đẹp,nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di sản thế giới Nhưng có một điều mà chúng takhông thể quên được là cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc qua thời dựng nước

và giữ nước, chúng ta đã lập nên những chiến tích hào hùng Do đó cùng với dulịch sinh thái, du lịch văn hóa,… thì du lịch hoài niệm chiến trường xưa cũng cầnđược quan tâm khai thác, biến nó thành một sản phẩm độc đáo của du lịch ViệtNam Loại hình này đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí, lòng ham hiểu biết

và mang ý nghĩa giáo dục rất cao đối với du khách

Thực tế tại nước ta, đây còn là một loại hình du lịch khá mới lạ, và chỉ mới được khai thác phát triển ở một vài địa phương tiêu biểu, đặc biệt khi nhắc đến du lịch hoài niệm người ta nghĩ ngay đến tỉnh Quảng Trị, một vùng đất ghi dấu biết bao biến động lịch sử của dân tộc Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, Quảng Trị là tiền đồ của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và là điểm đầu của chiến trường miền Nam thần đồng tổ quốc

Trong hệ thống dày đặc các di tích lịch sử tại vùng đất lửa, có thể nói Thành

cổ Quảng Trị là một điểm đến tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong hành trình của

du lịch hoài niệm Thành cổ Quảng Trị là nơi ghi lại dấu ấn ác liệt của mùa hè đỏlửa năm 1972, với sự chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ

Trang 2

cách mạng Những hồi ức ấy mãi sống trong lòng người dân cả nước, đặc biệt làquân và dân uảng Trị Sau ngày giải phóng đất nước, với những giá trị lịch sử cáchmạng của mình,Thành Cổ Quảng Trị được nhà nước quan tâm, trở thành di tích cấpQuốc gia cùng với tour DMZ và các nét văn hóa độc đáo khác của Quảng Trị đã trởthành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh nhà.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Quản lý phát triển du lịch hoài

niệm tại khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị” làm tiểu luận thực tế môn học

chuyên ngành Quản lý Văn hóa nhằm góp phần tìm hiểu về tiềm năng và các giải pháp để phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích Thành Cổ Quảng Trị

2 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bài tiểu luận gồm 3 chương Cụ thể:

- Chương 1: Tổng quan về Di tích lịch sử Thành Cổ - Quảng Trị

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích Thành cổ - Quảng Trị

- Chương 3: Định hướng phát triển du lịch hoài niệm tại thành Cổ - QuảngTrị

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH CỔ - QUẢNG TRỊ 1.1 Thành Cổ - Quảng Trị trong lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam

Thành Cổ Quảng Trị vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hànhchính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945

Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam Theocác nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường TiềnKiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xãThạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị)

Trang 3

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộthì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuếđoạn… Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến

sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường họcchính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những ngườiyêu nước

Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết đến và kính phục bởi cuộc đấutranh anh dũng để bảo vệ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị

Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào đầu năm 1972 là

sự quyết định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

Vì vậy, để làm thay đổi hội nghị, Mỹ – ngụy đã âm mưu huy động tối đa lực lượng

và phương tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà trong đó mục tiêu đánh pháhàng đầu là Thành Cổ

Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2Km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày

150 – 170 lần máy bay phản lực, 70 – 90 lần máy bay B52, 12 – 16 tàu khu trục,tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡlớn…

Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ – ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bomđạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuốngNhật Bản năm 1945 Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đạibác

Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng khôngđông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ,tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà

có khi “mỗi mét vuông đất là cả một mét máu”

Trang 4

Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đã ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạngcủa dân tộc Việt Nam những trang hào hùng Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý củabiết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng.

Thành Cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích Quốcgia năm 1986 Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những

di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng

Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên

từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá,cổng tiền, hậu…

1.2 Thành Cổ - Quảng Trị - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

Từ năm 1993 – 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền

đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành Đặc biệt một đàitưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ Đài tưởng niệm đượcđắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thànhhình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm

Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực:

- Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lạichiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá

tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta

- Khu phục dựng Thành Cổ nguyên sinh: ở phía Đông bắc, thu nhỏ kiến trúccác công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Hãn

- Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng,tại phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, câycảnh, hồ nước, sân chơi,…

Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và làđiểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế Nếu có dịp,

Trang 5

bạn hãy đến nơi đây, để hiểu thêm về đất nước, con người, được sống lại với nhữngchiến công hào hùng, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Với ý nghĩa và tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu củahàng vạn chiến sĩ cả nước và quân dân Quảng Trị anh hùng, cũng như để bảo tồnmột công trình kiến trúc cổ, Thành cổ Quảng Trị cùng với các di tích liên quanđược Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) xếp hạng di tích Quốc giatheo Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986; Ngày 09 tháng 12 năm 2013 Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốcgia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêmnăm 1972 Thành cổ nằm ở vị trí trung tâm của toàn cụm di tích ở phía Nam tỉnhQuảng Trị như: Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Dinh Ái Tử thời Chúa NguyễnHoàng, Sân bay căn cứ Ái Tử thời Mỹ - ngụy, Nhà thờ La Vang, Chùa Sắc Tứ Đó

là chưa kể đến các địa điểm in đậm dấu ấn trận đánh 81 ngày đêm (Ngã ba cầu Ga,bến sông Thạch Hãn, Trường Bồ Đề, Nhà thờ Tri Bưu, Long Hưng, chốt LongQuang) đều rất gần Thành Cổ

Đến với Thành cổ Quảng Trị hôm nay không chỉ nhìn lại dấu vết của một sốđoạn thành, lao xá, các cổng tiền, hậu, hữu, tả mà là một bảo tàng sống về ý chí vàsức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại mới Mỗi tấcđất nơi đây thấm đẩm máu xương của biết bao người con yêu quý trên mọi miền Tổquốc vì một lý tưởng cao đẹp đó là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc Chính vìvậy, Thành cổ trở thành mảnh đất thiêng, nơi hội tụ tình cảm của chiến sĩ, đồng bào

cả nước Nhiều năm qua Ban liên lạc Cựu chiến binh các đơn vị từng tham giachiến đấu trên mặt trận Quảng Trị đã hành hương và tổ chức nhiều cuộc họp mặt kỷniệm quy mô lớn; Lễ hội tri ân tháng 7 được nhiều người quan tâm, được bạn bètrong nước và quốc tế chờ đón, trở thành lễ hội cách mạng để lại dấu ấn sâu sắctrong lòng nhân dân và du khách khi đến Quảng Trị Đặc biệt, hàng chục vạn lượtkhách viếng thăm Thành cổ mỗi năm đã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,

Trang 6

“đền ơn đáp nghĩa”, tôn vinh, tưởng nhớ những người đã chiến đấu hy sinh vì độclập, tự do của Tổ quốc Đây là dịp quảng bá trên thông tin đại chúng để đồng bào

cả nước biết thêm nhiều về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xãQuảng Trị năm 1972, cũng như góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu lịch

sử, giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dântộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới

Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, trong quy hoạch tổng thể hiện nay,chúng ta có thể thấy rằng cụm di tích Thành cổ tính từ đài tưởng niệm trung tâmtheo đường trực đạo đã vượt phạm vi 24ha đất Thành cổ hướng qua hữu ngạn sôngThạch Hãn Hoàn thiện công tác xây dựng, trùng tu, tôn tạo cụm di tích Thành cổthị xã Quảng Trị cũng nhờ vậy sẽ đổi thay, khởi sắc Đây không phải một đô thịhiện đại mà là loại đô thị kết hợp giữa truyền thồng và hiện đại, lõi của đô thị làkhông gian thiêng Các khu vực lân cận cũng dựa trên cơ sở đó mà phát triển theochiều hướng lan toả trở thành một khu du lịch văn hoá tâm linh có quy mô lớnkhông chỉ trên địa bàn Quảng Trị mà của cả nước Qua đó cũng mở rộng phạm vitham quan, hướng khách đến với các hoạt động văn hoá nhằm vừa giải quyết đượcvấn đề giáo dục truyền thống vừa thoả mản nhu cầu tâm linh của khách du lịch,hành hương

So với hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thì hoạt động khai thác du lịchđưa khách đến hành hương, tham quan, học tập nghiên cứu di tích Thành cổ đãthực sự phát triển, chiếm hơn 50% tỷ trọng khách du lịch toàn tỉnh Mặc dù khôngbán vé vào di tích nhưng có hàng trăm ngàn lượt khách đến Thành cổ hàng năm và

từ đó toả đi đến khắp các di tích khác, đến các trung tâm mua sắm, lưu trú nghỉdưỡng đã mang lại một nguồn thu nhập cho hoạt động dịch vụ du lịch, cho cộngđồng xã hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội của thị xãQuảng Trị nói riêng và cả tỉnh nói chung

Trang 7

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ

THÀNH CỔ - QUẢNG TRỊ

Do tính chất đặc thù của loại hình di tích lịch sử cách mạng, lại phải chịunhiều tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên và sự quản lý lỏng lẽo của các cơquan chức năng (kể cả ý thức trách nhiệm chưa đầy đủ của người dân) nên phần lớncác di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bị hư hại, xuống cấp và thậm chí nhiều ditích bị xóa dấu vết trên thực tế Ðặc biệt, những năm gần đây, các áp lực của sựphát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa một cách nhanh chóng ở cả những vùng nôngthôn lẫn thành thị đã đặt ra cho sự nghiệp bảo tồn di tích những thách thức nghiệtngã và nhiều vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự Vấn đề quy hoạch đất đai, đầu tưtôn tạo và sử dụng, khai thác phát huy di tích luôn tiềm ẩn những thách thức khôngnhỏ Chính thực tế này đang đặt ra cho chúng ta những yêu cầu có tính bức báchđối với công tác quản lý di tích

- Hoạt động nghiên cứu, điều tra, kiểm kê di tích trên toàn tỉnh chưa đượctiến hành thường xuyên; công tác nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, pháp lý để côngnhận di tích chưa được thực hiện một cách thấu đáo Sau đợt tổng kiểm kê lớntrong các năm 1992 - 1995, thì từ đó đến nay chưa hề có cuộc tổng kiểm kê nào để

có thể phát hiện thêm và nhận diện lại hệ thống di tích nói chung và loại hình ditích lịch sử cách mạng nói riêng Kiểm kê và nhận diện di tích là việc làm thườngxuyên để tìm kiếm, phát hiện ra các di tích mới cũng như xem xét lại khả năng hiệndiện, tồn tại của di tích để có biện pháp ứng xử thích hợp Nhiều địa điểm, côngtrình chưa được coi là di tích vì còn thiếu thông tin, dữ liệu, nhưng chúng sẽ đượcđưa vào danh mục khi hội đủ các điều kiện nhờ quá trình nghiên cứu, tìm tòi nhữnggiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các nhà chuyên môn về sau Đồng thời, một

số di tích có thể được đưa ra khỏi danh mục khi không gian tồn tại không còn, cácgiá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được thẩm định lại không hội đủ tiêu chuẩn

Trang 8

Quảng Trị là địa bàn chiến tranh ác liệt, đầy rẫy sự kiện lịch sử cách mạng gắn vớicác địa điểm, công trình cụ thể Nếu hoạt động điều tra, nghiên cứu không đượctiến hành liên tục thì nhiều địa điểm di tích có giá trị vẫn nằm ngoài danh mục.Chính vì thế, hoạt động nghiên cứu, điều tra, kiểm kê di tích phải được đặc biệt chútrọng và phải được tiến hành liên tục, thường xuyên hàng năm.

- Công tác nghiên cứu lập hồ sơ khoa học, pháp lý để công nhận và bảo vệ

di tích đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng Quảng Trị thực hiệnnhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao Từ năm 1996, theo Quyết định số 707/QĐ-

UB ngày 12/7/1996 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị thì đến năm 2010, số ditích dự kiến lập hồ sơ công nhận quốc gia là 42 di tích Nhưng từ đó đến nay, hơn

15 năm sau, di tích được công nhận quốc gia là 32 di tích, trong đó có 27 di tíchcách mạng kháng chiến Điều này cho thấy, ngành chức năng chưa tập trung chútrọng đến công tác nghiên cứu khoa học về di tích

- Khi nghiên cứu, sử dụng, phát huy giá trị di tích, chúng ta cũng còn rấtphiến diện, chỉ tập trung sự quan tâm đến những giá trị văn hóa vật thể của di tích

mà ít (hoặc không) chú ý đến những giá trị văn hoá phi vật thể, trong khi giá trị vậtthể mới chỉ là phần xác còn chính các giá trị phi vật thể mới là phần hồn Nhiều giátrị văn hoá phi vật thể (như lễ hội, các hình thức tri ân, tưởng niệm, hoạt động tâmlinh ) chưa được thừa nhận như là một thành tố không thể thiếu của di tích

- Trong phân cấp quản lý di tích, từ năm 1996, theo Quyết định 707/QÐ-UBngày 12/7/1996 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc phân cấp quản lý di tích thì toàn

bộ hệ thống di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thuộc quyền quản

Trang 9

+ Uỷ ban Nhân dân xã, phường trực tiếp quản lý, sử dụng và phát huy 234 ditích Trong đó có 219 di tích lịch sử cách mạng Nghịch lý xảy ra sau khi phân cấplà: chính quyền địa phương không thực hiện được chức trách và nhiệm vụ củamình Trước tiên là các cấp không có hồ sơ khoa học và pháp lý về di tích thuộccấp mình quản lý Sau khi có quyết định phân cấp, các cấp chính quyền chỉ đượcngành chủ quản - Sở Văn hóa - Thông tin chuyển giao cho tờ Quyết định kèm theomột danh mục di tích thuộc địa phương mình mà không hề biết di tích nằm ở đâu,diện tích đất đai bao nhiêu, nội dung giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích lànhững gì Sự phân cấp quản lý di tích cho cấp phường, thị xã mới chỉ triển khai ởmức văn bản hành chính chưa thực sự đi vào thực chất của vấn đề (chưa có quy chế

cụ thể), nhất là chưa triển khai đến tận các xã, phường Phân cấp phải đi kèm với cơchế quy định rõ những vấn đề liên quan và trách nhiệm của từng cấp trong các vấnđề: bảo vệ, sử dụng đất đai và tiềm năng di tích; cơ chế đầu tư tôn tạo; quản lý, khaithác và phát huy tác dụng di tích Từ đó, trách nhiệm bảo vệ, sử dụng và khai thác

cụ thể của các cấp chưa được phân định rạch ròi, sự xâm hại di tích ngày càng cónguy cơ cao hơn; nhất là vấn đề vi phạm đất đai Ðiều đáng quan tâm là, ở một sốđịa phương, nhân dân đùn đẩy cho chính quyền, trong khi nhận thức và sự quantâm của lãnh đạo chính quyền các cấp lại không được thấu đáo Chính vì vậy, một

số nơi đã cấp chồng dự án đầu tư, cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho dân xây nhàlên di tích, đến khi vỡ lẽ ra thì phải tiến hành giải tỏa, gây mất nhiều công sức, thờigian và tiền bạc để xử lý và thường không dứt điểm

- Về nguồn lực, chúng ta chưa lôi kéo nhân dân chủ động tham gia trực tiếpvào việc quản lý, sử dụng và phát huy di tích Tại các làng xã, nhiều đình, chùa,đền, miếu được tu tạo bằng vốn đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội, nhưngcác di tích lịch sử cách mạng hoặc những di tích đã xếp hạng lại trông chờ vàongân sách nhà nước Việc vận động các tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu

tư tôn tạo di tích chưa được tổ chức thành một phong trào rộng lớn trong toàn dân

Trang 10

Khi nhân dân còn chưa nhập cuộc thì sự nghiệp bảo tồn di tích/di sản văn hoá khó

có thể đạt được những thành quả cao và phát triển theo xu thế bền vững

- Hoạt động đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích tuy đã có những thành tựu bước đầunhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn; chưa có sự tập trung đầu tư đểnâng cấp tu bổ theo chương trình, kế hoạch cụ thể Di tích lịch sử cách mạng về cơbản là các chứng tích chiến tranh và hầu hết tồn tại ở dạng phế tích, nên hiện việc

tu bổ, tôn tạo gặp nhiều khó khăn không chỉ về kinh phí mà còn cả về các phương

án, quan điểm và nguyên tắc thuộc lý luận bảo tồn Các di tích được cắm bia, biểncòn ở quy mô nhỏ, chất liệu còn mang tính tạm thời, chưa đạt tính bền vững; chưaphối kết hợp được giữa quy hoạch tôn tạo di tích với xây dựng cảnh quan môitrường văn hóa, biến di tích thành nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOÀI NIỆM TẠI

THÀNH CỔ - QUẢNG TRỊ 3.1 Những vấn đề chung

Để sự nghiệp bảo tồn di tích, phát huy giá trị di sản văn hoá luôn song hànhvới việc xây dựng và phát triển của địa phương, cần phải thực hiện một số côngviệc sau:

Khẩn trương triển khai việc phục hồi, trùng tu, tôn tạo: Gắn việc bảo tồn,phát huy giá trị di tích với quy hoạch các công trình, thiết chế văn hoá, cơ sở dịch

vụ lớn trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các khu vực lân cận Ngoài việc bảo vệ cácyếu tố gốc của di tích, cần đẩy nhanh tiến độ một số công trình là những điểm nhấntrong di tích như đầu tư xây dựng một Nhà Bảo tàng có kiến trúc truyền thống,không gian trưng bày, nâng tầm một Bảo tàng Thành cổ đẹp về hình thức, phongphú, đa dạng về nội dung, cũng cần đưa thêm các thủ pháp nghệ thuật mang tínhbiểu cảm cao kết hợp các giải pháp trưng bày, giới thiệu và tái hiện lại hình ảnhchiến trường bằng các phương pháp hiện đại, tạo ra một hệ thống cho phép người

Ngày đăng: 29/06/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w