1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh

135 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

; ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI _

TRUONG DAI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VA NHÂN

Trang 2

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ¿5s St t2 221 E210711211211011011211 211011012 re 12 Đối tượng nghiên CHUL ccsesssssssssessssssecssecssesssessecssecsuessesssecssesseessecssess 2

3 Mục đích nghiên cỨu kh HH HH ghi nh nh 2

4 Nhi@m vu nghiéen CWU 07567 3

5 Khách thé và phạm vi nghiên ctru o 0 0 ccccccccsccessesseessessesseesesssessessesstesesseesees 36 Giả thuyết nghiên cứu 2-2-5 ©52+ESEESEEE2E2E127171711211211 7121.211 xe 3

7 Phương pháp nghiên CỨu - E131 * S2 SE rkt 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan van đề nghiên eứu - 2 2+x¿+x2x++£x++rxrzrxerxrerkesree 5

1.1.1 Những nghiên cứu về đánh giá bản thân trên thé giới - 5

1.1.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm của ĐGBT -:©-5:©c++cxe+cxcsrtevreerxesrxesreee 61.1.1.2 Nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐGBT tới sự phát triển nhân cách 71.1.1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự ĐGBT -s:55c- 81.1.2 Tổng quan nghiên cứu về DGBT ở Việt Naim 5-55 5cccccccs 10

1.2 Các khái niệm cơ bản - - - 5 c2 S2 3211321111131 1E rree 14

J8 C 8g BAN AGN n.ố ố 141.2.2 Khái niệm đánh giá bản tHÊN HH HH HH HH ray 19

1.2.3 Cấu trúc tâm lý của ĐŒBT cs+cxe+kc2EcE E212 cryee 231.2.3.1 Nhận thức về bản thân -cccccccccccSvveerrrtttkttrrrrrrtiierrriiriee 251.2.3.2 Xúc cảm, tình cảm về bản thân ceccecccccceccscscscsesesvsvsvsvsseresesssvsvsvevsvevessssesesvaes 26

1.2.3.3 Hành vi - khuynh hướng ứng xử của bản thÂH -«- -««c«csssssseesee 26

1.2.4 Cái Tôi và mỗi quan hệ giữa cái Tôi và ĐŒBT - 5c 5ccccccccssrcres 251.2.5 Tự ý thức và mỗi quan hệ giữa DGBT với tự ý thúức csce552 26

J6 CC g2 n8 j0 ng ốốỐốốốốỐốỐốỐốỐốỐố 27

1.3 Các đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên 2-55 55eccc+cerxereee 27

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới ĐGBïT 2- 5¿+2xc2EtEESExerxerrrerkesree 321.4.1 Yếu tố khách qHAH +55 S5+Se‡EEEE 2E E111 erre 32

LA UNNG 7 0 egerrr(': 32

I2, Tủ 7a na.ố.ốỐốỐ 33

1.4.2.3 Nhóm bạn cùng lứa tuOd eecscsssesssessesssesssesssesssessesssessssssusssssssesssecsssssesssecsseess 341.4.2.4 Phương tiện truyền thông đại chủúng 2-55 ©5z+c<+ce+cxecxezrsrxerxercee 361.4.2 YẾu t6 CHỦ qHH - 5-5 5S TỀEE‡EEEE E121 21E11E1111211211111 111111111 xe 36

Trang 3

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Chương 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổ chức nghiên cứu 2-2 ©5£+S2+SE£EE£EEE2EEEEEEEEEEE2E12E17121.211 11T Lee, 38

2.2 Mẫu nghiên €ứu :- 2 2 2 Sx#Ex+EE+EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEErErkrrrerrerrerrere 38

2.3 Địa bàn nghiên CỨU - - - Ăn HH ng TH HH HH 402.4 Phương pháp nghiên cỨu - 6 25 + 2x vn TH HH HH nh ngư 42

2.4.1 Phương pháp phân tích tài ÏIỆH - cà TS SSnrhhhnhrirrrrrrkrirrrrses 42

2.4.2 Phương pháp trắc nghiỆH 5 5c SE E212 121111 1.xekerrree 42

2.4.3 Phivong Pap Quan SAE ng ốốốốốốỐốỐốỐốỐố.ỐỐố.ốẮ 44

2.4.4 Phương pháp phỏng vẫn SAU cccccccceccesscescessessessesssessessessessessessessessessesseeees 442.4.5 Phương pháp xử lý kết quả bằng thong kê toán học -5- 44

Chương 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng đánh giá bản thân của SV trường ĐHCNQN 45

3.1.1 Đánh giá tổng thể về bản thâm -: 5-©5sSScScxcSEetxerkeerkrrresree 45

3.1.2 Đánh giá bản thân theo các khía cạnh cụ thể 55c Scccccserses 47

3.1.2.1 “Cái Tôi gia đình ” trong DGBT của SŠÌ «ccScsssssksseeeeeesesers 473.1.2.2 “Cái Tôi xã hội” trong DGBT của (ŠÏ ccss se sseeksseeeeeereeeers 54

3.1.2.3 “Cái Tôi thé chat” trong ĐGBT của SV viececcecsscsscsscssvessessessesesseesessesseesessees 60

3.1.2.4 “Cai Tôi học đường ” trong DGBT của (ŠÌ -«-««c«sxsseexeseesssers 633.1.2.5 “Cai Tôi cảm xúc ” trong DGBT của ŠÌ, cccs«cskssekksseesseeesseers 70

3.1.2.6 “Cái Tôi tương lai” trong DGBT của (ŠÏ, «se sekseeseessessesse 743.1.3 Mức độ ĐGBT qua hai thang do Rosenberg và E T E.Š «c«cc<<cc<x 79

3.2 Tương quan giữa kết qua học tập và sự DGBT của SV trường ĐHCNQN

3.2.1 Kết quả học tập của SV trường ĐHCNQN -5c5ccccccccccerrcces 80

3.2.2 Tương quan giữa kết quả học tập va sự ĐGBT của SV trường ĐHCNON

3.2.2.1 Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá tổng thể về bản thân 823.2.1.2 Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT về “Cái Tôi gia đình ” 84

3.2.1.3 Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT về “Cái Tôi xã hội ” 863.2.1.4 Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT vẻ “Cái Tôi tương lai” 89

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

1 Kết luận 2 2 Ss+SE2E2E12E197121121127171712112111111.21111 11111111111 91

Qe GEM QD 8N nh aaaa^+4.< ÔÒ 922.1 Về phía gia đìnÏ 5:25 S2+‡EE SE 2221221 21122112111211211 1111 922.2 Về phía nhà IFƯỜNg -5:©25:©5+ SE EEEEEEEE 2212112212112 ve 932.3 Về phía bản thân sinh vin c.cccccccccessessessssssessessessessessessessssssessecsessussseeseeseees 94

Trang 4

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

3 Một số biện pháp tác động giúp SV trường DHCNQN nâng cao khả năng

đánh giá bản than trong môi trường hoc đường 75-5 S+s<s<sssssxs 95

3.1 Điều chỉnh bản thân trong mỗi quan hệ với cha Iẹ c5-cccccccc+ 953.2 Tích cực xây dựng các mỗi quan hệ xã hội -5c5cccccccccccccees 963.3 Cảm nhận tích cực về ngoại hình bản thânm 5c ©cccccccccxerecres 97

3.4 Cai thiện kha nang tập trung của DAN NAN 2.0 eect teeters eeeeeteteeetaes 983.5 Rèn luyện kỹ năng nhận thức cảm xúc bản NGN 200 993.6 Định hướng ớc mơ cho bản tHẤNH HH ke, 100

TÀI LIEU THAM KHẢO À 2-52 SS SE 2E22EEEEEEEEEE2E12217121211 211cc 101

PHU LUC

Trang 5

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

1 DGBT Danh gia ban than

2 DHCNQN Dai hoc Công nghiệp Quang Ninh

3.SV Sinh vién

4 HS-SV Hoc sinh - Sinh vién

5 TB Trung binh

Trang 6

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

DANH MỤC CAC BANG SO LIEU

Bang 3.1 - Điểm TB các yêu tô đánh giá của SV theo thang do RosenbergBang 3.2 - Những mệnh đề của “Cái Tôi gia đình” trong DGBT của SV

Bảng 3.3 - Những mệnh đề của “Cái Tôi xã hội” trong DGBT của SVBảng 3.4 - Những mệnh đề của “Cái Tôi thê chất” trong ĐGBT của SV

Bảng 3.5 - Những mệnh đề của “Cái Tôi học đường” trong ĐGBT của SVBảng 3.6 - Những mệnh đề của “Cái Tôi cảm xúc” trong ĐGBT của SV

Bang 3.7 - Những mệnh đề của “Cái Tôi tương lai” trong DGBT của SVBang 3.8 - Điểm trung bình các yếu tố DGBT theo thang đo E.T.E.S

Bảng 3.9 - Kết quả học tập của SV trường ĐHCNQN

Bảng 3.10 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá tông thê về bản thân

Bảng 3.11 - Tương quan giữa kết qua học tập và sự đánh giá về “Cái Tôi gia đình”Bảng 3.12 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá về “Cái Tôi xã hội”

Bảng 3.13 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá về “Cái Tôi tương lai”

Trang 7

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF

Merger! To remove this page, please

register your program!H PDF Merger

VY Merge multiple PDF files into one

vY Select page range of PDF to merge

v Extract page(s) from different PDF

files and merge into one

Trang 8

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Con người nói chung, giới trẻ nói riêng thường có khát vọng tự khang định

mình trong cuộc sông, trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách Sự tự khẳng định

này một phần được thể hiện ở khả năng tự đánh giá về bản thân.

Đánh giá bản thân chính là sự nhìn nhận tổng thé về giá trị bản thân với tư cách

là con người và chúng ta theo đó mà hành động Sự đánh giá này không có sẵn khi con

người sinh ra mà được hình thành trong mối quan hệ, giao lưu với người khác, trongsự phát triển và từ những trải nghiệm thành công hay thất bại của cá nhân trong cuộcsống Nếu chúng ta có sự tự đánh giá phù hợp với năng lực thực tế của mình thìchúng ta thường hài lòng về bản thân và điều đó tạo nên sức mạnh tinh thần giúp

chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc đời Chúng ta se là người thành

công và hạnh phúc

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người trong chúng ta không có thói quen tự nhìn

nhận, đánh giá về mình một cách công tâm, chính xác Có những người luôn cho rằngmình là “cái rốn của vũ trụ, trung tâm của trái đất và là ngôi sao của bầu trời” nên rấtcảm tính khi tự đánh giá về mình mà thiếu tính tương tác với các đối tượng khác ởxung quanh Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giới trẻ thể hiện

mình không phù hợp với những gì mình có Có những bạn trẻ vừa có một chút thành

tích đã tự cho mình là giỏi giang hơn người, nỗi bật hơn những người xung quanh va

không ngại thể hiện điều đó ra bên ngoài bằng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, trangphục Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bạn trẻ thiếu tự tin vào chính bản thân mình và

dé che lap điều đó, các bạn phải thé hiện mình quá lên dé chứng tỏ mình không hè thua

kém mọi người

Có thé nói, tự đánh giá ban thân có vai trò rat quan trọng nhưng không phải

bao giờ sự đánh giá bản thân ở giới trẻ cũng phù hợp và điều đó ảnh hưởng không nhỏ

đến quá trình phát triển nhân cách cũng như xu hướng hành động của họ trong cuộcsống Ngoài ra, sự đánh giá bản thân cũng được xem như là một trong những nhân tố

Trang 9

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

ảnh hưởng tới kết quả học tập của thanh niên - sinh viên trong nhà trường Nói cáchkhác, hoạt động học tập của sinh viên chỉ đạt kết quả tốt khi họ có những hiểu biết

khách quan về mình, tự đánh giá được những phẩm chất, năng lực đang ton tại ở bản

thân, thay được khoảng cách mức độ cần đạt được với “cái tôi lý tưởng” dé từ đó cốgắng rèn luyện và phan dau.

Dé giải mã tốt van đề “Tôi là ai?”, “Tôi là người như thế nào?”, “Tôi có gì?” thì bản thân sinh viên phải đặt cái tôi của mình trong nhiều mối quan hệ khác nhau

(với bạn bè, với cha mẹ, với thầy cô giáo, trong tập thể ) Việc giải mã những thông

điệp này sẽ làm cho cái tôi được “hoạt hóa” một cách đích thực và chính xác trong

từng hoàn cảnh cũng như trong từng mối quan hệ: từ đó chủ thé sẽ biết cách ứng xửsao cho thật sự phù hợp và hiệu quả Có thể nói, nếu “cái Tôi” được nhận thức đúngđắn sẽ giúp cho thanh niên - sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công

nghiệp Quảng Ninh nói riêng đánh giá chính xác thực lực của minh dé phan đấu nhiều

hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống

Thực tế cho thấy, đến nay, những nghiên cứu về đánh giá bản thân vẫn còn

chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên Trong khi

đó, đây lại là vấn đề không chi có giá tri về mặt lý luận mà còn có giá tri quan trọng vềmặt thực tiễn Chính bởi vậy, việc nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên làđiều cần thiết Đó là những lý do thúc day chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với

tên gọi “Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Côngnghiệp Quảng Ninh”.

2 Đối tượng nghiên cứu

Sự đánh giá bản thân (ĐGBT) của sinh viên trường Đại học Công nghiệp

Quảng Ninh (DHCNQN).

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN, tìm hiểumối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của họ trong nhà trường;

từ đó đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân

trong môi trường học đường.

Trang 10

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- _ Tổng quan lịch sử nghiên cứu van dé.

- Lam rõ các khái niệm cơ bản của đề tài.

- _ Chỉ ra những đặc điểm của khách thé nghiên cứu.

4.2 Khao sát thực trạng đánh gia bản thân của sinh viên trường ĐHCNON- Mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường DHCNQN.

- Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá ban thân của sinh viên

trường DHCNQN.

4.3 Một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong

môi trường học đường

5 Khách thể và phạm vi nghiên cứu5.1 Khách thể nghiên cứu

- 200 sinh viên trường ĐHCNQN.

- 20 cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.- 20 giáo viên chủ nhiệm.

5.2 Dia bàn nghiên cứu

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh

Quảng Ninh.

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên trường DHCNQN có mức độ tự đánh giá ở mức trung bình;

- Có mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của sinh viên.

Cụ thể là: những sinh viên có học lực Khá có sự đánh giá bản thân tích cực hơn

những sinh viên có học lực Trung bình.

Trang 11

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

7.2 Phương pháp trắc nghiệm

- Thang đo Rosenberg.

- Thang đo E.T.E.S (Trường Đại học Toulouse II, Cộng hòa Pháp).7.3 Phương pháp quan sát

7.4 Phương pháp phóng van sâu

7.5 Phương pháp xử lý kết quả bang thống kê toán học

Trang 12

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan van đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về đánh giá bản thân trên thé giới

Trong bài viết “Về khái niệm tự đánh giá bản thân” đăng trên Tạp chí Tâm lýhọc, Tiến si Đỗ Ngọc Khanh (2004a) đã có những tổng hợp và đánh giá về lý thuyết

Tự đánh giá của các hòn đá tảng trong lĩnh vực này.

Nhìn chung, có một vài lý thuyết về nhân cách đưa sự ĐGBT như một biến số cóý nghĩa nhưng chỉ có thuyết của Alder coi biến này đóng một vai trò chính Alder nhìn

nhận một cách rõ ràng sự quan trọng của tự đánh giá nhưng ông quan tâm đến nó trong

việc áp dụng vào trị liệu hơn là giải thích lý thuyết.

Trường phái Phân tâm mới (với đại diện là Sullivan, Horney va Fromm) đã đánh

giá tầm quan trọng của sự DGBT nhưng cũng chỉ coi nó như một chủ đề riêng lẻ chứ

không đặt nó vào trung tâm học thuyết của mình.

Một vài nhà tâm lý học khác như Hartmann, Erikson và Jacobson có liên hệ đếnsự tự đánh giá nhưng lại chỉ liên hệ gián tiếp Rogers cũng quan tâm tới sự DGBTnhưng chủ yếu là ở bản chất chung của các trải nghiệm của các khách thé và sự chấp

nhận thể nghiệm của cá nhân.

Có thê nói, James, Mead và Charles là những nhà tâm lý học đầu tiên cung cấp

khả năng và hướng dẫn chính cho việc nghiên cứu về ĐGBT Họ quan tâm đến nguồn

gốc và mức độ của sự ĐGBT Tuy nhiên, họ vẫn còn bị hạn chế do chưa chỉ ra đượcnhững nhân tố ảnh hưởng tới sự tự đánh giá.

Trong những năm gan đây, đánh giá bản thân (DGBT) là một đề tài đã và đang

được quan tâm nghiên cứu nhiêu trên thế giới Thống kê cho thấy, trong vòng hơn 10

năm cuối của thé kỷ XX đã có hơn 20.000 công trình nghiên cứu về DGBT

(Bolognini, 1998) Theo đánh giá của Hiệp hội Xã hội học và Tâm lý học Mỹ, trong

hơn 30 năm qua, đã có hàng nghìn bài báo, đầu sách về DGBT và con số này van

không ngừng gia tăng (Owens, Stryker và Goodman, 2001).

Trang 13

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Vậy DGBT đã và đang được nghiên cứu theo những phương diện nào? Chúng ta

sẽ tìm hiểu thông qua phần phân tích dưới đây.

1.1.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm của đánh giá bản thân

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số đặc điểm của

DGBT Do là: Tính phù hợp của DGBT; tính phân biệt và tính khái quát của DGBT;

độ cao - thấp của DGBT và tính bền vững của DGBT.

* Tính phù hợp của đánh gia bản thân

Tự đánh giá là hình ảnh về những đặc điểm, pham chất, năng lực, thái độ củabản thân trong các tình huống của hiện thực khách quan Tính phù hợp của tự đánh giá

diễn tả sự tự đánh giá đúng, khách quan, chính xác những hiện tượng được đánh giá.

Cụ thé là cá nhân phải đánh giá đúng mức độ của các hiện tượng tâm lý có ở bản than.

Theo Lepkina (1967), đánh giá bên ngoài là cơ sở để xem xét tự đánh giá của cá

nhân; còn Franz (1982) lại cho rằng: sự thống nhất giữa tự đánh giá và đánh giá bênngoài chỉ có ý nghĩa là các đánh giá này không khác nhau về nội dung chứ chưa đủ dékhẳng định tự đánh giá phù hợp.

Có thê nói, sự đánh giá bên ngoài và tự đánh giá phải dựa vào một hệ thống mức

độ đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn xã hội và cả hai sự đánh giá đó, về mặt nội dungcùng phải dựa vào hoàn cảnh, tình huống của hiện tượng được đánh giá.

* Tinh phân biệt và tính khái quát của đánh giá bản than

Một số tác giả nghiên cứu về tinh phân biệt và tính khái quát của DGBT ở các

lứa tuổi khác nhau cho thấy: Ở học sinh lớp 7, sự ĐGBT đã thé hiện cả hai xu hướng,

cả phân biệt lẫn khái quát (Safin, 1975) Và cùng với sự phát triển của nhân cách, trẻcó khả năng DGBT về nhiều mặt hơn, mức độ độc lập tăng dan lên (Boivin, 1992).

Nhìn chung, giữa tính phân biệt và tính khái quát của tự đánh giá luôn có sự

thống nhất chặt chẽ với nhau Đối với mỗi cá nhân, trong các lĩnh vực hoạt động khác

nhau, mức độ biêu hiện của các phâm chât, năng lực của cá nhân có sự khác nhau.

Trang 14

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Nói cách khác, cá nhân có sự tự đánh giá bản thân trong các dạng hoạt động khácnhau Khi đó, tự đánh giá có tính phân biệt.

Từ sự đánh giá, nhận xét từng mặt về bản thân trong các dạng hoạt động khác

nhau, cá nhân có sự đánh giá chung về những phẩm chat, năng lực, những thuộc

tính nhân cách của bản thân Khi đó, tự đánh giá có tính khái quát

* Độ cao, thấp của đánh giá bản thân

Khi nói tới độ cao, thấp của tự đánh giá có nghĩa là đề cập đến tiêu chuẩn đánh

giá ở mỗi người Tiêu chuẩn ấy được xây dựng trên các chuẩn mực, quy tắc xã hội củatập thé Nói cách khác, một tiêu chuẩn đánh giá được xã hội thừa nhận thông qua lăngkính chủ quan của mỗi người; cá nhân tiếp nhận nó, đối chiếu mình với nó dé nhậnbiết được những biểu hiện riêng của mình vào vị trí nào đó trong hệ thống các chuan

mực định sẵn Thông qua đó, ta biết được độ cao, thấp của tự đánh giá

Nếu như một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, độ cao thấp của ĐGBT phụ thuộc

vào lứa tuôi, sự định hướng của cá nhân và hình ảnh bản thân, hình ảnh bên ngoài hayhình ảnh lý tưởng thi Harter (1999) lại cho rang, trẻ em không có sự DGBT tổng quátcao hay thấp mà một đứa trẻ chỉ có thé nhận thấy bản thân có năng lực ở lĩnh vực này

nhưng không có năng lực ở lĩnh vực khác

* Tinh bền vững của đánh giá bản thân

Tính bền vững của tự đánh giá được xác định trong mối liên hệ với những yêucầu khác nhau và những khoảng thời gian khác nhau, nó liên quan tới một số đặc điểmtâm lý cá nhân: Tính bền vững của tự đánh giá phụ thuộc vào tính bền vững của sự tự

khăng định trong nhân cách và tính bên vững vê mặt xã hội của nhóm có liên quan

(Dissler, 1976).

1.1.1.2 Nghiên cứu về anh hưởng của đúnh giá bản thân toi sự phát triển nhân cách

Theo Iarosevski & Petroski (1990), DGBT đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh

hành vi và hoạt động của con người Ngoài ra, hai ông còn cho răng môi liên hệ giữa

Trang 15

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

con người với thê giới xung quanh, sự phê phán, yêu câu đôi với bản thân và môi quan

hệ thành công cũng như thất bại đều phụ thuộc vào sự DGBT.

Burns (1979) và Covington (1992) tuy nghiên cứu ĐGBT vào hai thời điểm khácnhau nhưng họ đều cho rằng: Người ĐGBT cao thường cư xử, hành động có tính cộng

đồng hơn, có trách nhiệm hơn, đạt được những thành công cao hơn, có xúc cảm xã hộicao hơn và hạnh phúc hơn Ngược lại, những người đánh giá bản thân thấp phải đốimặt với một loạt những vấn đề xã hội và tâm lý bởi vì các nhà nghiên cứu cho rằng họ

là những người dễ bị ảnh hưởng, dễ chịu tác động, nhạy cảm với những ảnh hưởng

tiêu cực từ môi trường xã hội cũng như tâm lý mà họ sống (Mecca, 1989; Owens và

Stryker, 2001).

Cũng có những chứng cứ cho thấy mọi người muốn chứng tỏ cái tôi của mình

(Swann, Stein-Seroussi và Gisler, 1992), nên khi một người nao đó cam thấy “mọi thứthật toi tệ”, người ta sẽ có khuynh hướng làm những điều không tốt (Heise & Smith-

Lovin, 1981).

1.1.1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự đánh giá bản thân

Qua những nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta thấy nổi lên hai yếu tố

ảnh hưởng tới sự DGBT, đó là: Những yếu tố xã hội bên ngoài và những yếu tố tự

nhiên bên trong.

* Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới sự đánh giá bản thân

Các nhà Tâm lý học đã đưa ra một s6 yếu tố mà theo họ có ảnh hưởng tới việc cánhân đánh giá về bản thân mình như sau:

Con người chỉ có thé nhận biết bản thân mình thông qua người khác Chính sự

đánh giá của những người xung quanh sẽ giúp chúng ta hiểu về bản thân mình Theo

Ananhiep (1980), chính trong quá trình giao tiếp mà con người hiểu được người khácvà nhận biết được thái độ của người khác về mình Sự đánh giá, chấp nhận của nhữngngười xung quanh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự đánh giá củachúng ta về bản thân (Adler, 1927; Mead, 1934; Rogers, 1951; Hoge, Smith và

Hanson, 1990).

Trang 16

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Mối quan hệ liên nhân cách với bố mẹ và những người thân trong gia đình cũng

không nằm ngoài mối liên hệ đó Sự quan tâm, chăm sóc và đánh giá của gia đình ít

nhiều làm cho cá nhân thấy minh có giá tri hoặc it giá tri hon (Adler, 1927; Rubinstein,

1974; Rosenberg, 1979; Bowlby, 1982) Những trai nghiệm trong gia đình cũng là yếutố được Wallerstein va Kelly (1980), Felson va Zielinski (1989) đánh giá là yếu tố có

ảnh hưởng tới sự DGBT.

Đặc điểm của nhóm xã hội mà cá nhân tham gia, năng lực của những người trongnhóm cũng như vị trí của cá nhân trong nhóm là yếu tố cũng cần phải tính đến khimuốn làm tăng tính tích cực hay tiêu cực của quá trình tự đánh giá (Mendelson và

White, 1985; Kail, 1998).

Sự chấp nhận, sự đánh giá, mỗi quan hệ liên nhân cach, vi trí của cá nhân trong

nhóm xã hội, năng lực nhận thức của cá nhân, sự thống nhất giữa cái Tôi và các lĩnhvực mà cá nhân quan tâm đều có sự ảnh hưởng nhất định đến tự DGBT (James, 1890;

Coopersmith,1967; Rosenberg, 1979; Harter, 1984-1990; Tessers, 1988; McKay vaFanning, 2000).

* Anh hưởng của yếu tố tự nhiên tới sự đánh giá bản than

Nhìn chung, mọi hiện tượng tâm lý của cá nhân (xu hướng nhân cách, động cơ,

nhu cầu, khả năng nhận thức của cá nhân ) đều có liên quan đến tự đánh giá Trình độphát triển của nhân cách cũng ảnh hưởng tới sự DGBT Thời điểm dậy thì (dậy thì sớmhay muộn) được xem như một nhân tố ảnh hưởng tới sự DGBT (Steinberg, 1993).

Tính thống nhất giữa “cái tôi thực tế” và “cái tôi lý tưởng” cao thì sẽ có sự

DGBT cao (Higgins, 1991; Showers, 1992; Steinberg, 1993) Sự DGBT phụ thuộc vào

mức độ ky vọng ở ban thân của mỗi cá nhân Tình trang sức khỏe cũng được coi như

nguồn gốc của DGBT (Adler, 1927; Mendelsson, 1985; Schultz, 1992) Thực tế là, nếu

như chúng ta luôn cảm thấy lo hãi, bất an hoặc thấy ốm yếu thì khó có thể luôn có sự

đánh giá tích cực về bản thân Ngược lại, nếu chúng ta có sức khỏe tốt, chúng ta

thường cảm thấy lạc quan, tràn đầy sức sống, có sự đánh giá về bản thân một cách tích

cực

Trang 17

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá bản thân ở Việt Nam

Nghiên cứu về DGBT ở Việt Nam còn khá mới mẻ và mới được quan tâmnghiên cứu vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX Trong những năm gần đây,

việc nghiên cứu van đề DGBT được quan tâm nhiều hơn Tuy nhiên, số lượng các

công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế Hầu hết các tác giả mới chỉ tập trung xác địnhnội hàm khái niệm tự đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng tới DGBT và vai trò củaDGBT đối với sự phát triển nhân cách; cũng như mới chi tập trung nghiên cứu ở lứatuổi học sinh và ở khía cạnh giáo dục như việc đánh giá mối quan hệ giữa kha năng tự

đánh giá với thái độ, động cơ học tập

Trong bài viết tìm hiểu khái niệm “Ty đánh giá”, tác giả Vũ Thị Nho (1998)

đã dẫn ra một số quan niệm của một số nhà Tâm lý học về vấn đề tự đánh giá Việc

dẫn ra một số quan niệm điền hình cho thấy, mỗi tác giả, tuy xuất phát từ góc nhìn củamình và nhân mạnh nội dung này hay nội dung khác trong khái niệm tự đánh giá, songđều thống nhất coi tự đánh giá có bản chất là sự tự nhận xét, đánh giá về chính mình

và tự đánh giá có tính toàn diện Điều này có nghĩa tự đánh giá bao hàm cả những yếu

tố về diện mạo, thé chất cũng như những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý nhân

cách Tự đánh giá là điều kiện bên trong của tự giáo dục, tự ý thức, tự hoàn thiện nhân

Qua bài viết “Con người thích tự đánh giá và được đánh giá hình ảnh cái tôicủa mình như thế nào?”, tác giả Nguyễn Thi Hoa (1999) đã khang định: Tất cả mọingười đều có nhu cầu muốn tự đánh giá và được đánh giá hình ảnh cái tôi Bài viếtxoay quanh câu hỏi “Các cá nhân muốn tự đánh giá đúng thực tế hay muốn tự đánh giá

tốt đẹp hơn?” Thông qua việc tổng hợp từ một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác

giả bài viết đã chỉ ra rằng: Nhìn chung, con người thích những nhận xét thống nhất với

nhận xét của họ về bản thân hơn là những nhận xét trái ngược Những người ĐGBT tốt

thường tìm cách dé người khác cũng đánh giá tốt về họ.

Tác giả Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương và đồng nghiệp (2002) đã có những kết

luận khá thú vi vê tính cộng đông - tinh cá nhân và cái Tôi của người Việt Nam từ góc

Trang 18

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

độ tâm lý học qua nghiên cứu vê “Tinh cộng dong - tính cá nhân và “cai Tôi” của

người Việt hiện nay”:

- Từ góc độ lý luận, các tác giả thấy rằng: tính cộng đồng - tính cá nhân trở thành

một cặp phạm trù đi liền nhau, có thé chuyển hoá cho nhau trong một số điềukiện xã hội nhất định, chứ chúng hoàn toàn không đối nghịch, loại trừ nhau.

- Từ góc độ nghiên cứu thực tiễn, các số liệu cho thấy, trong điều kiện được tự do

liên tưởng và lựa chọn thì nhìn chung thanh niên trước hết nghiêng về việc mô

tả bản thân mình như một cá nhân độc lập, có những cá tính, sở thích và quan

điểm rất riêng Đứng ở vị trí thứ hai là những nét mô tả mang tính cưỡng bức.Thanh niên thấy nét riêng của cá nhân mình trong tập thể, trong cộng đồng.Thanh niên có xu hướng thể hiện tính cộng đồng chỉ ở những nơi mà họ đượcbiết đến, nơi mà họ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với những người kháctrong cộng đồng Còn ở những nơi họ không có một vị trí cụ thể, rõ ràng trongnhóm, không có mối quan hệ quen biết hay người khác không biết đến họ thì họ

sẽ không biểu hiện những đặc điểm mang tinh cộng đồng của minh Và sự théhiện tính cá nhân hay tính cộng đồng rất phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Đâycũng là một đặc điểm đáng chú ý của người Việt Nam nói chung: xu hướng ứng

xử phù hợp với hoàn cảnh.

Trong một nghiên cứu về vấn đề DGBT đăng trên Tap chí Tâm ly học với tựađề “Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội”, (sô 7, 7/2005, tr 30-36),tác giả Đỗ Ngọc Khanh đã đưa ra kết luận:

Học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội có mức độ tự đánh giá tổng thể ở mức trungbình Nói chung, sự tự đánh giá về học tập, đạo đức, xã hội của học sinh trung

học cơ sở ở Hà Nội đạt mức trung bình cao Sự tự đánh giá về mặt thể chất ở

mức trung bình; trong đó các em học sinh đánh giá sức khoẻ tích cực hơn đánh

giá về hình dáng của bản thân Sự tự đánh giá về mặt cảm xúc đạt mức trung

bình thấp Các em có sự tự đánh giá về cảm xúc có liên quan đến khía cạnh học

tập; trong khi đó cảm xúc tích cực thường liên quan đến quan hệ xã hội.

Trang 19

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Qua nghiên cứu về “Trinh độ học lực va khả năng tự đánh giá phù hop, Ổnđịnh của học sinh cuỗi bậc tiểu học”, (Vũ Thị Nho, 1998), tác giả đã chứng minh:

- Học sinh cuối bậc tiểu học đã có khả năng tự đánh giá những phẩm chất nhân

cách cơ bản của người học sinh, người đội viên Song việc đánh giá ôn định vaphù hợp chiếm tỷ lệ chưa cao và phụ thuộc khá rõ vào nội dung, chuẩn đánh giá

PGS.TS Văn Thị Kim Cúc và các đồng nghiệp trong nghiên cứu “Whững tốn

thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn” (Văn Thị Kim Cúc, 2003a) đã cho

thấy: Ở những đứa trẻ có bố me ly hôn, tồn tại nhiều dạng và nhiều mức độ tôn thươngtâm lý khác nhau Các tổn thương tâm lý ảnh hưởng tiêu cực tới sự DGBT của trẻ.Điều này thể hiện ở chỗ, trẻ có bố mẹ ly hôn đánh giá cái tôi tích cực thấp hơn sự đánh

giá cái tôi tích cực của trẻ sống trong gia đình bình thường Nghiên cứu cũng chỉ ra

- Có sự khác biệt có ý nghĩa trong tự đánh giá chung vê hình ảnh thê chat, cácbiêu tượng về sự nhìn nhận và đánh gia của người khác, các biêu tượng vê năng

lực thê thao cũng như các mong muôn có liên quan tới các biêu tượng và sức

mạnh thê chất hơn các em sống trong gia đình bình thường.

- Về mặt giới tính, trẻ nam hay nữ trong gia đình có bố mẹ ly hôn cùng cảm thấyphải chịu thiệt thòi như nhau Tuy nhiên, các em nữ trong gia đình có bố mẹ lyhôn đánh giá ứng xử và năng lực trong cuộc sống học đường cũng như năng lựcxây dựng và duy trì các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, bạn bèhay cảm giác được thừa nhận về mặt xã hội thấp hơn một cách có ý nghĩa so

Trang 20

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

với các em nữ sống trong gia đình có đầy đủ cả bố mẹ Bên cạnh đó, với trẻnam, việc ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn ảnh hưởng một cách có ý nghĩa tới sựđánh giá năng lực va ứng xử trong cuộc sông học đường của trẻ Với trẻ nữ, khảnăng thê hiện hay kiềm chế cảm xúc của các em bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc

em sẽ ở với ai sau khi bô me chia tay.

- Về phương diện lứa tuoi, trẻ dưới 13 tuôi bộc lộ cảm xúc tiêu cực va có xu

hướng phô trương “sức mạnh cơ bắp” cao hơn trẻ cùng lứa tuổi ở gia đình bình

Qua nghiên cứu thực tiễn trên 60 trẻ trai và 60 trẻ gái ở một số trường phổthông cơ sở tại Hà Nội, PGS.TS Văn Thị Kim Cúc (2004) đã có những kết luận ban

đầu về “Mối tương quan giữa biểu tượng về gia đình và sự đánh giá bản thân của

tré” Theo tác giả, những biểu tượng trẻ có được về gia đình mình, về người bố, ngườimẹ có mối tương quan rất chặt chẽ tới hình ảnh mà trẻ có về bản thân mình Điều nàyhoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Perron(1971), Berger và Luckman (1986), Bouissou (1996) Sự hình thành biéu tượng về giađình nói chung, về giá trị của người cha, người mẹ nói riêng không có con đường nàokhác ngoài những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy thông qua những hoạt độngcủa gia đình, của người bố và người mẹ Chính qua tổng thé các hoạt động nay mà trẻxác định được vi tri của mình trong gia đình: mình được tôn trọng như thế nào? bố mẹcó thật lòng yêu thương mình không? Những gì mà trẻ cảm nhận được sẽ là cơ sở détrẻ thiết lập nên những giá trị về bản thân mình.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu “Anh hưởng của sự tự đánh giá bản thân đến

sự phát triển nhân cách” (Đỗ Ngọc Khanh, 2004b) cho thấy: ĐGBT có một vai trò

quan trọng trong việc phát triển nhân cách Tự đánh giá giúp cho trẻ có được các mối

quan hệ liên nhân cách tốt đẹp, làm giảm mức độ lo lắng, tram cảm Những người tự

đánh giá cao dé dang ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống Tự đánh giá thấp cóthé làm tồn hại đến các mối quan hệ liên nhân cách, gây tram cam, lo lắng, dé dẫn đến

sử dụng chất gây nghiện

Trang 21

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Tóm lại, trong những năm gần đây, vấn đề tự đánh giá đã thu hút được sự quan

tâm chú ý của những nhà tâm lý học, đặc biệt là nghiên cứu khả năng tự đánh giá của

học sinh Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tự đánh giá nghiên cứu ở khách thể là sinh viên ở

nước ta vẫn còn tương đối ít

1.2 Các khái niệm cơ bản1.2.1 Khai niệm bản thân

Theo ThS Nguyễn Ngọc Lâm, khái niệm bản thân (hay hình ảnh bản thân) chính

là sự hình dung của mỗi cá nhân về bản thân mình nhờ quá trình cá nhân giao lưu,tương tác trong các mối quan hệ và từ những trải nghiệm về sự thành công hay thất bại

của cá nhân trong cuộc sông.

Có thể nói, hình ảnh bản thân không có sẵn khi con người được sinh ra mà đượchình thành dan dan trong quá trình cá nhân tham gia vào các mỗi quan hệ (mối quan hệliên nhân cách với bố mẹ và những người thân trong gia đình, các mối quan hệ xã hội).Chính trong quá trình cá nhân tham gia hoạt động, giao lưu trong các mối quan hệ đómà cá nhân tỏ thái độ đối với người khác, có sự đánh giá về người khác, nhận biếtđược sự đánh giá của người khác về mình và qua đó mình tự đánh giá mình Nhữngtrải nghiệm về sự thành công hay thất bại của cá nhân trong học tập, trong công việc,trong các mối quan hệ xã hội; cũng như những trải nghiệm của cá nhân trong gia đìnhđều có ý nghĩa nhất định trong việc cá nhân hình dung về bản thân mình như thế nào

Có thể nói, trong mối quan hệ giữa cá nhân và người khác thì người khác chính là“sương soi” mà qua đó cá nhân nhận thức về mình, tỏ thái độ với chính minh và điều

khiên hành vi của mình

Khái niệm ban thân có thé thay đôi theo thời gian nếu có sự thay đổi trong cachứng xử của những người xung quanh và trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống.

* Khái niệm bản thân mang nhiều hình thức khác nhau

- Cai Tôi thé chát: Là sự y thức của cá nhân về cơ thê, vóc dáng của chính ban

thân mình (đẹp hay xấu, cao hay thấp, có cân đối, hài hòa hay không, có hãnh diện về

Trang 22

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

cơ thể của mình hay không ) Cá nhân hành động tích cực hay tiêu cực cũng do cáchcá nhân tự đánh giá hay sự đánh giá của người khác về vóc đáng của mình Ví dụ:những người có khiếm khuyết về cơ thé thường hay bị trêu chọc và điều đó khiến họ

luôn mặc cam, tự ti, ít chịu giao tiép với người khác.

- Cái Tôi chủ quan: Là cách một cá nhân nghĩ về chính mình (tôi nghĩ tôi là )và những gì mà người khác đánh giá về mình (có khi đúng, có khi sai) Ví dụ: Tự đánh

giá mình là người khó ưa đối với người khác.

- Cai Tôi lý tưởng: Là cái “tôi” mà một cá nhân muốn trở thành (về các mặt như

ước vọng, giá tri, lý tưởng, đạo đức, nguyên tắc sống ), thường dựa theo một mẫu

người được ngưỡng mộ hay ước muốn đi theo một lĩnh vực hoạt động có ích cho xã

- Và những cái Tôi khác: theo từng vai trò xã hội mà cá nhân đang đảm nhận

theo từng thời điểm của cuộc sống, theo nghề nghiệp, theo môi trường sống

* Khuynh hướng hướng tới của bản thân: có 3 khuynh hướng chính:

- Khuynh hướng sàng lọc: con người thường tiếp nhận những gì mình thích theo

một khung giá trị, hệ thống giá trị sẵn có với xu hướng loại bỏ những cái không phù

hợp và giữ lại cái gì được coi là ph? hợp với hình ảnh của mình Ví dụ: môn học nào

chúng ta không thích thì chúng ta cảm thấy khó khăn trong học tập; khi mở xem một

tạp chí, chúng ta thường hay có khuynh hướng chọn xem trước những mục mà mình

thích nhất

- Khuynh hướng hành động theo sự mong đợi của người khác (hiệu qua

Pygmalion) Đó là những nỗ lực đáp trả lại sự quan tâm và mong đợi của người khác

đối với bản thân mình như cha mẹ ở gia đình, thầy cô giáo ở trường học, bạn bè ởtrong nhóm, lãnh đạo trong cơ quan, Con người thường cảm thay mat định hướng vàbuông xuôi nếu sống trong một môi trường không có ai quan tâm và mong đợi điều gìở nơi mình Ví dụ: Trong một lớp học, nếu thầy cô giáo không mong đợi gì ở SV thì

SV sẽ dé dang thờ ơ trong hoạt động học tập của mình, cảm thấy không có động lực dé

phan dau

Trang 23

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

- Khuynh hướng tiên tri về sự tự thé hiện của một cá nhân (người có kế hoạchcho cuộc sống của chính mình) Khi bản thân chúng ta mong đợi ở chính mình điều gìthì đó là động lực thúc đây chúng ta hành động dé vươn tới đích Khuynh hướng tiêntri này có được khi cá nhân có khái niệm bản thân tích cực, có niềm tin vào khả năng

của mình cũng như có niêm tin ở tương lai của chính mình.

* Khái niệm bản thân chuyển biến theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy

theo các yêu tô sau:

- Sự suy nghĩ của một cá nhân về những mong đợi của người khác về bản thânmình (suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tự hủy hoại) có ảnh hưởng đến việc cá nhân đánhgiá về bản thân Sự suy nghĩ này phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống tác động lên

cá nhân.

- Việc cá nhân đảm nhận các vai trò được giao và sự hoàn thành hay không hoàn

thành vai trò xã hội ảnh hưởng rât nhiêu đên khái niệm bản thân và ảnh hưởng đênhành vi của con người.

- Những trải nghiệm của cá nhân trong việc khắc phục những khó khăn, cản trởtrong cuộc sống, các mâu thuẫn trong các mối quan hệ, nguyên tắc, giá trị mà cánhân gặp phải trong cuộc sống cũng có những ảnh hưởng nhất định Mỗi lần cá nhânvượt qua được những thử thách của cuộc sống, cố gang thích nghi được với môi

trường mới, cá nhân tự cảm thấy mình trưởng thành hơn và vững tin hơn vào chính

bản thân mình.

- Việc nhận biết được các phản ứng khác nhau của những người khác trong

những hoàn cảnh khác nhau: Chúng ta học giỏi, nhưng không nhận được lời khen ngợi

nào từ thầy cô giáo, bố mẹ và những người xung quanh dé rồi chúng ta không còn tinrằng mình là người học giỏi nữa Chúng ta thất vọng và buông xuôi Van dé quantrọng là chúng ta biết đánh giá đúng mức các phản ứng khác nhau của những người

khác dé có thé hiểu rõ hơn về minh va tự biết điều chỉnh Đó là một quá trình phát

triên và hoàn thiện nhân cách.

Trang 24

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

- Mức độ mong đợi nơi chính mình trong hành vi (biết quyết định, tránh cái sai,

dám làm cái đúng ) Sự mong đợi cao nơi chính mình sẽ giúp chúng ta có kỹ năng

sống tốt hơn, tạo sức dé kháng vững chắc hơn trước cái xấu, sự cám dỗ và những việc

lam sai trái trong cuộc sông.

Chúng ta tự nghĩ về chúng ta đúng hay không đúng, phù hợp hay không phù hợptùy thuộc vào mối tương tác giao tiếp với những người xung quanh Vậy, chúng ta bộclộ con người mình như thế nào và chúng ta nhận được sự phản hồi của người khác ra

sao? Sự tương tác này được giải thích qua cửa số Johari.

Cửa số Johari được xây dựng bởi Joseph Luft và Harry Ingham, cho biết ở mỗi

cá nhân khi tương tác với người khác có bôn ô tâm lý như sau:

Ô 1: Phần công khai (ô mở): Phần công khai bao gồm các dữ kiện mà chính

bản thân minh và người khác đều dé dàng nhận biết về nhau khi tiếp xúc lần đầu tiên

(như màu tóc, vóc dang, trang phục, giới tính ) Đó là 6 ta biết về ta va người khác

cũng biết về ta.

Ô 2: Phần mù: Phần mù bao gồm các dữ kiện mà người khác biết về mình,

nhưng chính bản thân mình lại không nhận biết được Ví dụ như những thói quen (nóinhanh, nói nhiéu ), cố tật (nhìn lên trên hoặc nhìn xuống dưới khi giao tiép ), tinhkhí bất thường Chúng ta chỉ có thê phát hiện được những dữ kiện này về mình khiđược người khác phản hồi cho chúng ta biết và chúng ta chỉ nhận được những thông

tin phản hồi này trong giao tiếp (nhất là khi có tương tác trong quá trình sinh hoạt

trong nhóm nhỏ) Đây là 6 ta không biết về ta, nhưng người khác lại biết về ta.

Ô 3: Phần che giấu: Đó là các dữ kiện mà bản thân biết rõ nhưng còn che giấu

chưa muốn bộc lộ cho ai biết và tất nhiên người khác không biết được (như kinhnghiệm cá nhân, quan điểm, niềm tin, giá trị, tâm sự riêng tư ) Những van dé naychi được bộc lộ dan dan cho người khác biết khi mối quan hệ giữa chúng ta và người

khác đã có những cơ sở của sự tin tưởng lẫn nhau Day là 6 ta biết về ta và người kháckhông biết về ta.

Trang 25

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Ô 4: Phần không biết: Phần không biết bao gồm các dit kiện mà cả chính ban

thân mình và người khác không biết đến Nó chỉ được khám phá khi bản thân có cơhội giao tiếp nhiều (nhất là ở nhóm nhỏ) và có cơ hội bộc lộ khả năng của mình (nhưnăng lực, tiềm năng, năng khiếu, sự sáng tạo ) khi chúng ta sống trong một môitrường tạo cho ta nhiều cơ hội và điều kiện dé phát huy Day là 6 ta không biết về ta

và người khác cũng không biết về ta Theo Sigmund Freud, phần này thuộc về tiềm

thức hay vô thức và được khám phá nhanh hay chậm tùy thuộc vao môi trường sinh

hoạt (nhóm, nơi học tập, nơi làm việc ) tạo điều kiện nhiều hay ít cho chúng ta hội

tình cảm và khả năng lĩnh hội của họ thì chúng ta không nhận được thông tin phản hồi.Nếu không có thông tin phản hồi từ người khác, phần MÙ trở nên lớn hơn và cuối

cùng sẽ hủy hoại tính hiệu quả của chúng ta Do đó cần tôn trọng, khuyến khích người

khác chia sẻ cảm tưởng và nhận thức với mình Sự phản hồi từ người khác và sự tựđánh giá sẽ giúp chúng ta phát triển tính cách thông qua nhận thức.

Tự bộc lộ là xu hướng của chúng ta mong muốn chia sẻ với người khác Bộc lộtrước hết không phải là cái chúng ta nói về bản thân mình mà là về hành vi của chúngta Bộc lộ chỉ thích hợp khi nó có liên quan đến hoạt động của chúng ta vì nếu cái gì

Trang 26

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

cũng bộc lộ thì không còn gì hứng thú trong giao tiếp Bộc lộ có thể thích hợp trong

một môi trường này, nhưng lại không thích hợp trong một môi trường khác.

Noi tóm lại, hành vi con người bắt nguồn từ việc mong muốn thỏa mãn các nhucầu cơ bản của mình, từ việc tự đánh giá mình như thế nào, từ những cơ chế phòng vệ

khi gặp những cản trở, khó khăn trong đời sống hàng ngày và từ các vai trò mà chúngta muốn diễn khi tương tác với người khác Vì vậy, con người cư xử ra sao chính là kếtquả của quan niệm của cá nhân về vai trò xã hội; cái nhìn tích cực hay tiêu cực củariêng cá nhân về chính mình và về người khác; cái mạnh hay yếu của hình ảnh bảnthân và là kết quả của quá trình thích nghi của cá nhân đối với những vấn đề nảy sinhtrong cuộc sống.

1.2.2 Khái niệm đánh giá bản thân

Theo Từ điển Cambridge thì ĐGBT (self-esteem) có nghĩa là: “Lòng fin, sự tin

tưởng vào năng lực và giá trị của bản thân minh” (Cambridge Dicstionnary, 2006).

Trong cuốn từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên, 2000, tr.391-392), DGBT

được giải nghĩa là: “cá nhân đánh giá chính mình, đánh giá những năng lực, phẩmchất và vị trí của minh so với người khác”, “là sự diéu chỉnh quan trọng hành vi cánhân, moi quan hệ qua lại của con người với những người xung quanh, tính phê phán,tính đòi hỏi của bản thân, mỗi quan hệ qua lại đối với những thành tích và thất bại

của người đó déu phụ thuộc vào tự đánh gia”.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm DGBT (đặc biệt ở phương Tây)nhưng nhìn chung, các quan niệm này vẫn chưa có sự thống nhất W James (1890),Cooley (1902) và Mead (1934) là những tác giả đầu tiên đề cập đến khái niệm đánh

giá bản thân.

Nhà Tâm lý học và Triết học người Mỹ William James cho rằng: ĐGBT là kếtquả của mối liên hệ giữa những thành công đã đạt được và những tham vọng cá nhânmuốn vươn tới trong những lĩnh vực mà cá nhân cho là quan trọng trong cuộc sống Ởmột nghĩa khác, ĐGBT là mối liên hệ giữa cái mà chúng ta làm (cái tôi hiện thực) với

cái mà chúng ta muốn làm, muốn trở thành (cái tôi lý tưởng) (James, 1890).

Trang 27

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Theo Cooley (1902), người khác chính là gương soi mà trong đó chúng ta có

thé nhận ra bản thân mình Những phán xét của người khác về bản thân chúng ta séđược nội tâm hóa và tạo ra những quan niệm của chúng ta về bản thân Mead (1934)thì cho rằng: Sự ĐGBT chính là những phán xét của người khác được nội tâm hóa.

Rotter (1966) đã đưa ra định nghĩa về ĐGBT như là niềm tin của cá nhân, cụthé là: cá nhân có thé cho rằng anh ta chính là người tạo ra những diễn biến, sự kiện

trong đời sống của bản thân mình hoặc anh ta là nạn nhân của những dữ kiện đó.

Theo thang nhu cầu của Maslow (1970): ĐGBT tạo cho cá nhân cảm thấy mìnhcó năng lực và được người khác biết tới.

Nha Tâm lý học Levcovic (1973) lại cho rang: DGBT là giai đoạn phát triểncao của tự ý thức Nó bao gồm không chỉ sự nhận thức về bản thân mà cả sự đánh giá

đúng sức lực và thái độ phê phán đối với bản thân.

Theo Paloxova (1973) thì tự ĐGBT được hiểu theo 2 nghĩa Thứ nhất, đó làbiểu tượng của con người về chính mình đã được hình thành một cách bền vững Thứhai, đó là quá trình cá nhân đánh giá mình trên biéu tượng nhân cách về mình đượcnảy sinh, kiểm tra và cải biên.

DGBT, theo tác giả Lepkina (1976), là thái độ của con người đối với nhữngnăng lực, những khả năng, những phâm chất nhân cách cũng như đối với toàn bộ bộ

mặt bên ngoài của mình.

Franz (1979), nhà Tâm lý học người Đức - một người nghiên cứu rất nhiều vềtự đánh giá đã đưa ra kết luận: ĐGBT là một dạng đặc biệt của hoạt động tự nhận thức.Đó là nhận thức của cá nhân về mức độ biểu hiện, của các hiện tượng tâm lý, củaphương thức, thái độ đang tồn tại ở bản thân.

Theo Weiten và Lloyd (1997), DGBT là đánh giá tổng thé một cá nhân, xét giátrị của người đó như một cá nhân; là sự đánh giá phổ quát cá nhân với từng vai tròkhác nhau mà họ đóng (như một viên chức, một người cha, một người chồng ).

Trong tác phâm “Xây dựng cái Tôi - Một viễn cảnh của sự phát triển”, Susan

Harter (1999), giáo sư Tâm lý học của Đại học Denver cho rằng: ĐGBT là sự đánh giá

Trang 28

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

tổng thể về giá trị bản thân với tư cách là con người Đó là sự đánh giá mà cá nhân cóđược về giá tri của minh.

Albert Bandura (2002) cho rằng: “Cái tôi hiệu quả” có liên quan đến quan niệmcho phép chúng ta có thể thực hiện một hành động nhằm đạt tới mục đích được đặt ratừ trước Sự ĐGBT theo Bandura có thể đến từ những sự tự đánh giá dựa trên cơ sở sựnắm bắt những đặc tính cá nhân chứa đựng các giá trị tích cực hoặc tiêu cực khi xem

xét ở các nền văn hoá khác nhau Theo quan điểm của Bandura, sự tự đánh giá bản

thân là đa dạng, đa chiều kích trong công việc, trong cuộc sống, trong xã hội, trong gia

đình Ông nhấn mạnh rằng, không có sự liên hệ mang tính hệ thống giữa “cái tôi

hiệu quả” và sự đánh giá bản thân mà theo ông tuỳ thuộc từng lĩnh vực hoạt động màcó sự đánh giá bản thân.

Tóm lại, các quan điểm của các nhà nghiên cứu tuy khác nhau (người thì nhấn

mạnh mặt thái độ, người thì nhấn mạnh mặt nhận thức, người thì nhấn mạnh mặt quan

hệ trong khái nệm DGBT) nhưng họ đều thống nhất ở một điểm: họ đều coi DGBTcó ban chất là sự tự nhận xét, đánh giá về chính ban thân mình; DGBT là một giai

đoạn phát triển cao của tự ý thức Bên cạnh đó, các tác giả cũng có đề cập đến tính

toàn điện trong ĐGBT (nghĩa là ĐBGT bao hàm cả yêu tô bên ngoài và những phẩmchất tâm lý nhân cách bên trong) Họ cùng đi đến thống nhất rằng, đối tượng củaDGBT chính là ban thân chủ thể, là những biểu hiện của thé giới nội tâm ở mỗi con

Từ sự phân tích các quan điểm nêu trên, chúng tôi cho rang: DGBT là một hoạtđộng nhận thức đặc biệt của con người, là trình độ phát triển cao của tự ý thức,trong đó doi tượng nhận thức chính là bản thân chủ thé ĐGBT là quá trình chithể tự đánh giá tổng thể về giá trị bản thân mình.

Định nghĩa DGBT nêu trên đã chi ra rằng: ĐGBT là hoạt động nhận thức đặc

biệt của con người, nó hướng vào nhận thức ban thân chủ thé Điều này có nghĩa, đốitượng của ĐGBT chính là đánh giá cái Tôi, cái “bản ngã” của chủ thể Cái Tôi đượcthé hiện phong phú, da dang trong đời sống của chủ thé Tùy theo lứa tuổi mà chúng ta

có thê tìm hiểu sự đánh giá bản thân theo những nội dung khác nhau.

Trang 29

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Có thé nói, khái niệm bản thân (cảm nghĩ về mình) và tự đánh giá về mình có

su gan bó mật thiết với nhau Cá nhân đánh giá về mình như thế nào phụ thuộc vào cácmỗi tương tác giao tiếp với những người xung quanh mình cũng như những trảinghiệm của bản thân về những thành công hay thất bại trong cuộc sống.

Ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên, chúng ta có thé tìm hiểu sự DGBT qua tìm

hiểu các yếu tô cái Tôi:

Cái Tôi gia đình (các mối quan hệ liên nhân cách giữa cá nhân và người khácnhư bố mẹ, những người thân trong gia đình cũng như về cảm giác được thừa nhận,

được quan tâm hay không được thừa nhận, không được quan tâm trong gia đình, vi tricủa cá nhân trong gia đình ) ;

Cái Tôi xã hội (nhận thức của cá nhân về vị trí, vai trò của mình trong nhóm/

xã hội, cảm giác được thừa nhận hay không được thừa nhận trên phương diện xã

hay không được thừa nhận trong hoạt động học tập; sự hài lòng hay không hài lòng về

kết quả học tập của bản than );

Cái Tôi cảm xúc (nhận thức về những trạng thái xúc cảm của bản thân và cáchthức biéu hiện những cảm xúc như cảm giác lo hãi, tức giận, căng thăng, khả năng kìm

nén cảm xúc, khả năng hai hước );

Cái Tôi tương lai (xây dựng hình ảnh bản thân trong tương lai về công việc, về

sức khoẻ, cuộc sống gia đình, sự thành công hay thất bại trong cuộc sống ).

1.2.3 Cấu trúc tâm lý của đánh giá bản thân1.2.3.1 Nhận thức về bản thân

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, là cơ sở

của hành động, hoạt động của mỗi cá nhân Nhận thức của cá nhân về bản thân minh

Trang 30

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

thé hiện ở chỗ cá nhân ý thức được về các đặc điểm co thé của mình, nhận biết được

những phâm chât, năng lực, khí chât, xu hướng nhân cách của mình Nêu cá nhân

nhận thức đúng đăn về bản thân mình thì đó là điêu quan trọng giúp cá nhân có đượcsự thành công trong cuộc sông.

Sự nhận thức về bản thân đi từ mức độ nhận thức đơn giản tới sự nhận thứcngày càng sâu sắc hơn về bản thân Trong mức độ nhận thức sâu sắc đó đã gắn với mộtsự đánh giá về bản thân Sự xuất hiện khả năng tự đánh giá của cá nhân về đặc điểm

cơ thé bản thân, về những phẩm chất nhân cách cá nhân, về các mối quan hệ xã hội

của bản thân gắn liền với trình độ phát triển ngày càng cao, gắn liền với việc lĩnh

hội ngôn ngữ, những quy tắc, chuẩn mực, giá trị xã hội Do đó, hình thành cho cá

nhân quan niệm đúng đắn về những thành công hay thất bại của bản thân mình.

Đề nhận thức về bản thân mình, cá nhân phải có sự thu thập thông tin về chínhmình (từ sự nhận xét, đánh giá của người khác về mình; từ sự tự quan sát của bảnthân ); từ đó phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát Sau đó, cá nhân phải tiễn hànhxử lý những thông tin đó dé đưa ra kết luận về mình, chỉ ra được mức độ nhân cách cóở bản thân, chỉ ra giá trị nhân cách tồn tại ở bản thân Có thể nói, nhận thức về bản

thân là ý thức của cá nhân hướng vào bản thân mình, từ đó nhận biết được vị trí, giá trị

của bản thân trong môi quan hệ với người khác và trong xã hội.

Khi cá nhân hiểu về bản thân mình, chấp nhận chính mình thì đó có thể đượccoi là nhân tố thúc đây trong việc tư duy tích cực, đặt ra mực tiêu dé hoàn thiện banthân Cá nhân nghiêm khắc khi đánh giá bản thân, biết đâu là điểm mạnh và điểm

yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy cá nhân có thể làm việc hiệu

quả hơn, có cuộc sống hạnh phúc hơn.1.2.3.2 Xúc cam, tình cảm về bản thân

Trên cơ sở xác định những phâm chât tâm lý nhân cách đang tôn tại ở bản thân;thông qua việc phân tích, so sánh, đôi chiêu với những giá trị, chuân mực, đạo đức củaxã hội mà cá nhân xác định được các hiện tượng tâm lý của mình đang tôn tại ở mức

độ nao Những phẩm chất nhân cách tồn tại ở bản thân mình là tốt hay xấu, tích cực

Trang 31

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

hay tiêu cực, năng lực của mình có phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của xã

Khi cá nhân đã nhận thức được về bản thân mình, đã xác định được mức độ giái

trị nhân cách của mình, cá nhân tỏ thái độ, tỏ cảm xúc với chính bản thân mình Cá

nhân có thê cảm thấy hài lòng hay không hài lòng với chính bản thân mình; có thể cảmthấy phan khởi, tự hào hay bi quan, chán nản về bản thân mình; thấy mình là người có

năng lực, đáng được khen thưởng hay là người bất tài, vô dụng, hậu đậu; bản thân có

thể cảm thấy tự tin hay tự ti Cá nhân có thể tự phê bình, tự đánh giá về bản thân, tự

nhận định và đưa ra những dự định về tương lai của mình, chọn mẫu người để bắtchước, có lý tưởng, chí hướng phan dau Đó là những trạng thái xúc cảm nội tâm của

cá nhân với chính bản thân mình.

1.2.3.3 Hành vi - khuynh hướng ung xử của bản thân

Khi cá nhân hiểu rõ về bản thân mình, cá nhân có thể kiểm soát và lựa chọnhành vi muốn biểu hiện Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của minh, cá nhân có thé lựachọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó Sự lựa chọn trong

hành động trên cơ sở nhận thức đúng đắn về bản thân được xem như sức mạnh nội tại

trong hành động của mỗi con người mà không ai có thê lây đi được.

Hành vi - khuynh hướng ứng xử của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnhkhác nhau chính là sự phản ánh nhận thức và xúc cảm của cá nhân về bản thân mình.Trên cơ sở cá nhân có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản thân mình cá nhân tỏ tháiđộ với chính bản thân mình, từ đó, cá nhân có thể tự thúc đây, tự kiểm tra, tự kiềmchế bản thân mình dé hoàn thiện ban thân Có thé nói, nhận thức đúng dan về bảnthân, suy nghĩ tích cực về bản thân sẽ tạo ra cảm nhận tích cực, cảm nhận tích cực sẽ

tạo ra hành động tích cực và hành động tích cực sẽ tạo ra kết quả tích cực Đó là quá

trình tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi cá nhân một cách tự giác theo mục đích đã

đề ra

1.2.4 Cái Tôi và moi quan hệ giữa cai Tôi và đánh gia ban thân

Trang 32

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Theo Purkey (1988), cái Tôi là một hệ thống phức tạp (có tổ chức, có biến

động) về các niềm tin, thái độ và ý kiến mà mỗi người cho là sự thật về sự tồn tại của

cá nhân của mình.

Cái Tôi là sự nhận thức về thái độ, năng lực, mục đích, hành động của cá nhân.

Khái niệm này được thê hiện bởi ký hiệu “Tôi” như biểu tượng của cá nhân về bảnthân mình và luôn tồn tại cùng kinh nghiệm trước đây của họ (Coopersmiths, 1967;

Brehm và Cohen, 1962; Deihl, Vicary và Deike, 1998).

Cái Tôi là sự tự ý thức của cá nhân về sự khác biệt của bản thân mình trong mỗiquan hệ của mình với người khác (La Thu Thuy, 2001) Cái Tôi là khách thé của ýthức và được quan niệm như một cấu trúc nhận thức bao gồm những ý tưởng của conngười về những khía cạnh khác nhau trong sự tồn tại của anh ta (Đỗ Long va Phan Thị

Mai Hương, 2002).

Cái Tôi bao gồm: “Cái Tôi xã hội” và “Cái Tôi lăng kính” “Cái Tôi xã hội” là

một hệ thống những ý nghĩa hình thành từ đời sống giao tiếp mà chủ thé đã tích lũycho mình “Cái Tôi lăng kính” là cái Tôi hình thành và phát triển thông qua nhữngphản ứng của chủ thê khi tiếp nhận những đánh giá từ người khác Các ý tưởng nàyđược cài dần vào tri giác về bản thân, cái mà chúng ta nghĩ rằng người khác suy nghĩ

về chúng ta, về tính cách của chúng ta, về các động cơ của chúng ta, về sự thuộc về

đâu đó của chúng ta (Cooley, H.C., 1902; Lã Thu Thuỷ, 1999; Văn Thị Kim Cúc,

Cái Tôi và ĐGBT được gắn vào hệ thống các quá trình bên trong gồm ba phần:Phần thứ nhất là tự ý thức, phần thứ hai là tự đánh giá và phần thứ ba là tự điều chỉnh

(Harter, 1983).

Trang 33

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Có thể nói, ĐGBT chính là đánh giá cái Tôi Đó là sự nhận biết của cá nhân về

sự khác biệt của bản thân mình, về giá tri của mình trong mối quan hệ với người khác.

1.2.5 Tự ý thức và mối quan hệ giữa đánh giá bản thân với tự ý thức

Theo Từ điển Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1984), tự ý thức được hiểu

theo một số khía cạnh như: sự hiểu biết đầy đủ về bản thân mình, về vị trí và vai trò

của bản thân mình trong cuộc sông, trong xã hội.

Tự ý thức, đó là ý thức về sự tồn tại những suy nghĩ và hành vi của mình

(Hormby, 2000); là sự nhận thức về cảm giác và dang vẻ bề ngoài của bản thân khihiện diện trước những người khác (Mrriam-Webster, 1980); là hệ thống các biểu tượngcủa con người về bản thân tương đối 6n định, được trai nghiệm như là một hệ thốngđộc nhất vô nhị mà trên cơ sở của nó, cá nhân xây dựng sự tác động qua lại của mìnhvới những người khác, với thé giới bên ngoài (Petrovski và Iarosevski, 1990); là ý thức

xuất hiện như năng lực hiểu được chính mình (Phạm Minh Hạc, Lê Khanh và Trần

Trọng Thuỷ, 1998).

Tự đánh giá là một vấn đề thuộc phạm trù tự ý thức Tự đánh giá là một bộphận cau thành của tự ý thức (Franz, 1979); là một khái nệm hẹp hơn, xuất hiện muộnhơn trong sự phát triển của cá nhân (Đào Lan Hương, 1999) và ở mức độ phát triểncao của tự ý thức (Levcovic, 1973; Nguyễn Quang Uan, Nguyễn Văn Lũy va Đinh

Văn Vang, 2003) Tự đánh giá bao gồm không chỉ nhận thức về bản thân mà cả sự

đánh giá đúng sức lực, khả năng và thái độ phê phán đối với bản thân (Levcovic,

Như vậy, có thể hiểu tự đánh giá là trình độ phát triển cao của tự ý thức Tựđánh giá là quá trình cá nhân tự nhận thức về mình, tự tỏ thái độ về mình, tự điềukhiến hành vi của chính mình; là sự đánh giá tổng thé của cá nhân về chính bản thân

1.2.6 Khái niệm Sinh viên

Trang 34

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “studens” có nghĩa là

người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức Sinh viên là

những người thuộc một lứa tuổi nhất định.

Các nhà tâm lý học trên thế giới đều có chung một quan niệm khi cho rằng, tuôithanh niên là giai đoạn chuyên tiếp từ trẻ em đến người lớn và bao hàm một khoảng

đời từ 11, 12 tuổi đến 23, 24 hoặc 25 tuổi Giai đoạn này có thê chia làm hai thời kỳ:thời kỳ chuyển tiếp trước (bắt đầu từ 11, 12 tuôi và kết thúc vào 16, 17 tuổi) và £hời

kỳ chuyển tiếp sau (bắt đầu từ 17, 18 tuổi và kết thúc là lúc thành người lớn thực sự 24, 25 tuổi) Như vậy, SV là những thanh niên ở vào thời kỳ chuyên tiếp sau, là những

-người đang theo học tại trường Đại học, Cao đăng.

SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sảnxuất vật chất hay tinh thần của xã hội, là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức, hoạt

động học tập được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực

vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội.

Tóm lai, chúng ta có thé hiểu, SV là những thanh niên ở vào thời kỳ chuyểntiếp sau (bắt đầu từ 17, 18 tuổi và kết thúc là lúc thành người lớn thực sự - 24, 25

tuổi) Họ là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản

xuất vật chất hay tỉnh than của xã hội Ở họ gan như có sự trưởng thành về mặtsinh lý cũng như tâm lý, đã phát triển khả năng tự ĐGBT và có những định hướng

giá trị nhất định trong cuộc sống.

1.3 Các đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên

* Về mặt sinh lý: Hình thể đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp

giữa các chức năng Đầu thời kỳ này, con người đã đạt được 9/10 chiều cao và 2/3trọng lượng của cơ thể trưởng thành Não bộ đã đạt trọng lượng toi đa (trung bình

1400 gram) và số tế bào thần kinh đã phát triển đầy đủ tới trên 100 tỷ noron.

Quan trọng hơn, chính ở lứa tuổi này hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đếnmức trưởng thành Một tế bào thần kinh có thê nhận tin từ 1200 nơron trước và gửi đi

1200 nơron sau bao đảm một sự liên lạc vô cùng rộng, chi tiệt va tinh tê giữa vô sô

Trang 35

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

kênh vào và vô số kênh ra, làm cho trí tuệ của SV vượt xa trí tuệ của học sinh Ướctính, có tới 2/3 số kiến thức học được trong đời người là do được tích lũy trong thời

gian này.

Đặc điểm quan trọng của thời kỳ nay là “tuổi dậy thì”, các chức năng sinh sảnbắt đầu quá trình phát triển đầy đủ Giới tính đã phân biệt rõ và phát triển đầy đủ ở mỗi

giới, cả về biểu hiện ngoại hình lẫn biểu hiện nội tiết tố.

* Về mặt tâm lý: Trong thời ky này, sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sựnâng cao năng lực trí tuệ Điều này biểu hiện rõ nét nhất trong việc SV có sự tư duy

sâu sắc và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn

hơn; cũng như có tiễn bộ rõ rệt trong lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức Tritưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ ở lứa tuổi nay đã phát triển khả năng hình thành ýtưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập

Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ của thời kỳ chuyểntiếp là “tính nhạy bén cao độ”, khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượngcảm tính nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có trước đây Những sự phát triển

nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho lứa tuổi này

biết cách lĩnh hội một cách tối ưu, mà đó chính là cơ sở của toàn bộ quá trình học tập.Sự phát triển tinh cảm ở thời kỳ chuyển tiếp được đặc trưng bởi “thoi kỳ bão

táp và căng thang” hoặc bởi thời kỳ vô tư không có gì phải bận tâm Đây cũng là thời

kỳ đầy xúc cảm với mỗi cá nhân Nó chất chứa những hạnh phúc và đam mê của mốitình chưa kịp chín hoặc mối tình đầu.

Trong thời kỳ này, có nhiều tình huống mới nảy sinh đòi hỏi phải có những

phán đoán và quyết định chín chắn của mỗi cá nhân Tuy nhiên, ở thời kỳ này SVthường thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội, cho nên dé phát sinh những tình cảmkhông thích hợp khi phải ứng xử với những tình huống đó Vì thế, họ thường lúngtúng, quá nhạy cảm trước một sự phê bình, sự nhận xét nặng lời hoặc sự thiếu tôntrọng Khi lâm vào tình thế đó, họ dễ xuất hiện những phản ứng như: thiếu tự tin,

miền cưỡng thực hiện công việc, từ choi tham gia vào công việc chung hoặc ở một thái

Trang 36

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

cực khác, rơi vào tình trạng mơ mộng hão huyền khi nhận được những lời khen khôngxác thực Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện những hành vi quá hung hăng,

hay ngược lại, hoàn toàn thờ o

Trong quá trình hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của SV thi tr đánh giá

(seft evaluation) là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển caocủa nhân cách Tự đánh giá phát triển từ khoảng 3 tuôi trở đi nhưng phát triển mạnh ởtuổi thanh niên - sinh viên Lúc nay SV vừa thu nhận các tri thức, quan sát các hoạt

động xã hội và tự đối chiếu vào bản thân đề tự đánh giá (Ví dụ: vấn đề đi làm thêm của

SV, làm gì dé phù hợp với bản thân, cần thay đổi như thế nào để phù hợp với công

việc tìm được ).

Tự đánh giá phản ánh năng lực tự hiểu biết về những hoạt động, phẩm chất,năng lực của bản thân; phản ánh kỹ năng điều chỉnh bản thân, hình thành nên lòng tựtrọng của cá nhân Tự đánh giá phản ánh mức độ thỏa mãn của nhân cách về bản thân,là mức độ thỏa mãn của chủ thé về trình độ phát triển các thuộc tính của cá nhân Đó

là kết quả của quá trình SV tự quan sat, tự kiểm tra, tự phân tích về hành động và

kết quả tác động của bản thân, về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phong cách, hứng

thú ; là sự đánh giá toàn điện về chính bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống.

Tự đánh giá là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theocác yêu cầu của xã hội.

Trong việc tự đánh giá, bản thân SV là đối tượng của chính mình SV sẽ có quátrình thu thập thông tin (có thé có cả sự hồi tưởng), xử lý thông tin về bản thân Sau

đó, SV sẽ rút ra các kết luận, từ đó hình thành những thái độ, hành vi, hành động, có

tính điều chỉnh cho hoàn thiện Tự đánh giá của nhân cách thé hiện ở thái độ đối vớibản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động,

giao tiếp và tự giáo dục.

Tự đánh giá ở SV mang tính chất toàn diện và sâu sắc SV không chỉ đánh giáhình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩmchất, các giá trị của nhân cách SV không chỉ đánh giá xem: mình ăn mặc như thế

Trang 37

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

nảo?, mình học hành như thế nào?, SV còn đánh giá xem: Tôi là ai?, tôi có những

phẩm chất tốt gì?, và có khả năng giải thích : Tại sao tôi là người như thế này? Cáccâu hỏi đặt ra, các câu trả lời đều là những sự tự phản ánh, tự phê phán bản thân, tựthức tinh và thay đôi của SV.

Hạt nhân của việc tự đánh giá nhân cách ở SV là lòng tự tin vào bản thân và tốcđộ phan ứng (mất bao lâu dé SV có thé thay đổi) Việc tự đánh giá của SV vừa là tự ý

thức vừa là tự giáo dục bản thân Trong quá trình đánh giá phải ý thức được bản thân,

từ đó thay đôi (hoặc có thé không thay đổi) là tự giáo dục chính minh.

Tự đánh giá về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo

dục ở SV Những SV đánh giá thấp về mặt này thường gây khó khăn cho họ về họctập Họ thường nảy sinh các vấn đề về học tập như: tôi học không tốt?, tôi không thể

học môn nảy một cách tốt hơn, Và SV đó cũng có những hành vi, cử chỉ, lời nói cóchiều hướng không tích cực, việc tham gia vào các hoạt động cũng kém sôi nổi (việcgây khó khăn cho bản thân SV là khác nhau, có thể không ảnh hưởng nhiều tới hoạt

động, ) Vì vậy, cần giúp những SV này thay đổi sự tự đánh giá ở mức lạc quan, tự

tin hơn là điều cần thiết Ngược lại, những đặc điểm trí tuệ được đánh giá cao là cơ sở

tốt cho hoạt động học tập Khi SV phát triển tinh thần trách nhiệm cao đối với học tập

thì việc tự đánh giá các khả năng trí tuệ hình thành nên thái độ tốt đối với bản thân.

Có những SV tự đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầugiao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức Họ cho răng những kiến thức họ có làđã rất phong phú, không cần ai phải day bảo nữa Lúc này việc tiếp nhận tri thức đốivới họ là thứ yếu, việc quan trọng hàng đầu là giao tiếp, tạo mối quan hệ, tăng cường

các hoạt động xã hội, Vì vậy SV cần phải lạc quan, tự tin vào bản thân dé phan đấu

trong học tập và rén luyện ban thân.

Những SV tự đánh giá ban thân thấp, nhất là sự 6n định về xúc cảm, thường ở

trong trang thái không ổn định, không cân bằng, hay lo lắng, hồi hộp Điều đó làmảnh hưởng đến kết quả của SV trong các kỳ kiểm tra, thi cử (hạ thấp kết quả học tập).

Trang 38

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Tự đánh giá về trí nhớ, tự đánh giá về tốc độ phản ứng, về kỹ năng định hướngvào người khác, về lòng tự tin, về năng lực tự nhận thức có ý nghĩa quan trọng trong

việc hình thành lòng tự trọng của nhân cách.

* Về mặt xã hội: Trong thời kỳ chuyên tiếp, con người ngày càng hiểu biết về

môi trường xã hội rộng lớn, đang hình thành những hứng thú và thái độ mới, cách ứng

xử mới, tác phong đĩnh đạc dé đối diện với môi trường xã hội ngày càng rộng mở Cầnlưu ý rằng, sự ảnh hưởng của nhóm bạn bè trong thời kỳ này có ý nghĩa rất đáng kẻ,

đôi khi dẫn đến nảy sinh những vấn đề với cha mẹ, hay các thành viên khác của gia

đình với con cái.

Khi xét đến mặt xã hội của thời kỳ chuyên tiếp, chúng ta phải quan tâm tới kếhoạch đường đời và việc tự xác định nghề nghiệp của thanh niên - sinh viên Kế hoạch

đường đời cũng chính là kế hoạch hoạt động và nó được khởi đầu bằng sự lựa chọn

nghề nghiệp.

SV có độ tuôi từ 17-24, là giai đoạn chuyền từ sự chin mudi về thé lực Sangtrưởng thành về phương diện xã hội, là thời kỳ phát triển nhất về tình cảm đạo đức vàthâm mỹ; là giai đoạn hình thành và ôn định tinh cách, đặc biệt là họ có vai trò xã hội

của người lớn (quyền công dân, quyền xây dựng gia đình ) Người SV có kế hoạch

hoạt động riêng của mình và độc lập trong phán đoán, hành vi Đây là thời kỳ có nhiềubiến đổi mạnh mẽ về động cơ và thang giá trị xã hội Họ xác định con đường songtương lai, tích cực nắm bắt nghề nghiệp va bắt đầu thé nghiệm mình trong moi lĩnhVực cua cuộc song `

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá bản thân

1.4.1 Yếu tổ khách quan

1.4.2.1 Gia đình

Gia đình được xem là môi trường giáo dục đầu tiên mà mỗi cá nhân thường

phải phụ thuộc vào, là môi trường quan trọng nhât đảm bảo cho đứa trẻ, cho cá nhân

cảm giác an toàn Quá trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đâu tiên

của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành vi của họ khi trưởng thành.

Trang 39

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

Kinh nghiệm xã hội ngày càng tăng diễn ra bên trong gia đình hình thành nền tảng

nhân cách của cá nhân, cho dù sau này cá nhân thay đôi nhiêu đên đâu đi nữa.

Gia đình phần lớn là nguyên nhân gây ra quá trình truyền dẫn văn hóa, qua đó

các giá trị và tiêu chuẩn được dạy cho các thành viên mới của xã hội và kết hợp ý thức

cá nhân của chính mình Mặc dù bố mẹ không hoàn toàn quyết định sự phát triển của

con cái nhưng những khuôn khổ, giới hạn của sự tự nhận thức, tự đánh giá, như thái

độ, mục đích, niêm tin, định kiên đêu có được trong gia đình.

Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn sơ khai của quá trình xã hội

hóa được thực hiện một cách không chính thức và không chủ đích Tương tác xã hội

thé hiện mối quan hệ giữa những người thân gần gũi nhất về tinh than và thé chất Trẻ

luôn học hỏi từ loại môi trường do người lớn hình thành một cách vô tình trong gia

đình Trẻ có thể cho rằng mình khỏe mạnh hay yếu ớt, nhanh nhẹn hay chậm chạp,thông minh hay tôi da, được tin tưởng hay không được tin tưởng, được thương yêu hay

không được thương yêu, được tha thứ hoàn toàn hay không được tha thứ hoan toàn,

được dạy dỗ hay không được dạy dỗ, thế giới này an toàn hay nguy hiểm phần lớn

đêu là kêt quả của môi trường giáo dục ban đâu này.

Mối quan hệ liên nhân cách với bố mẹ và những người thân trong gia đình cũngcó ý nghĩa nhất định trong việc cá nhân tự nhìn nhận về mình như thế nào Sự yêuthương, quan tâm, chăm sóc, thừa nhận và đánh giá của gia đình ít nhiều cũng làm cho

chúng ta thấy mình có giá trị hoặc ít giá trị hơn Những trải nghiệm của cá nhân trong

gia đình cũng có ảnh hưởng tới sự DGBT của cá nhân

Nguồn gốc giai cấp - xã hội của gia đình có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năngtự đánh giá bản thân của cá nhân Các bậc cha mẹ thuộc các giai cấp, tầng lớp, ngành

nghề khác nhau thường có cách thức, phương pháp khác nhau trong việc giáo dục, rèn

luyện con cái của họ Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp lao động, công nhân thường cóxu hướng dùng hình phạt thân thé; các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu lại thiên về

các phương pháp tâm lý xã hội (sự tự ái, cảm giác tội lỗi, sự không hài lòng ) Hơn

nữa, các cha mẹ thuộc tầng lớp hạ lưu thường coi sự vâng lời, kỷ luật, sạch sẽ, ngăn

Trang 40

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải Án

nắp, sự kính trọng và thích ứng làm tiêu chuẩn hành vi mang tính truyền thống Còn

các gia đình trung lưu chủ yếu nhân mạnh động cơ hành động của trẻ hon là hành vicủa chúng Vì thế, con trẻ thuộc giai cấp trung lưu được khuyến khích sự sáng tạo,đối mới, độc lập, có xu hướng tự khang định bản thân hơn là thụ động theo sự chỉ bao

của người khác

1.4.2.2 Nhà trường

Nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhâncách của mỗi cá nhân Đời sống của một cá nhân trong các xã hội văn minh đều phảitrải qua một thời gian dài ở trường Nhà trường là nơi giáo dục các kiến thức cơ bảncho cá nhân và đồng thời còn là môi trường xã hội mà qua đó cá nhân dần dần hoàn

thiện bản thân mình, trở thành một nhân cách xã hội.

O trường, trẻ học cách tương tác với người khác và khi trẻ đôi mặt với tính đa

dạng xã hội nhiêu hơn, trẻ có thê nhận thức nhiêu hơn về nhóm xã hội của riêng minh,

thông qua đó trẻ tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân mình.

Việc học tập của cá nhân trong nhà trường đóng vai trò chủ yếu, ảnh hưởng đếnhầu hết mọi khía cạnh của hành vi Tất cả những ảnh hưởng từ môi trường sống và xã

hội hình thành nhân cách tác động tới hành vi thông qua việc học tập Ngay cả những

khía cạnh nhân cách được thừa hưởng hay do giáo dục gia đình cũng có thé bị thay

đôi, phá vỡ, ngăn chặn hoặc để cho phát triển bởi quá trình học tập.

Xã hội càng văn minh bao nhiêu thì tính chuyên môn hóa cũng được thé hiện và

đề cao bấy nhiêu Nhà trường là môi trường giáo dục chính yếu trong giai đoạn khi

đứa trẻ bắt đầu trưởng thành bên ngoài gia đình Ở đó, cá nhân được trang bị kiến thứcvà kỹ năng cần thiết dé thực hiện vai trò của người lớn thành công; đồng thời giúp cánhân nâng cao nhận thức của mình, tự xác định về năng lực của bản thân, tự điều chỉnhcuộc sống của bản thân trong một thế giới khách quan rộng lớn hơn môi trường gia

đình Cá nhân học được cách tôn trọng những quy định của trường học; học được

cách ứng xử với thây cô giáo, với bạn bè; hình thành thái độ, động cơ với việc học

1.4.2.3 Nhóm bạn cùng lứa tuổi

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN