1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông

191 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

— w(t

NGUYEN THI HANG PHUONG

NGHIEN CUU MOT SO NGUYEN NHAN

_ GÂY RAROILOANLO AU _

O HQC SINH TRUNG HQC PHO THONG

CHUYEN NGANH: TAM LY HOC

MA SO: 60.31.80

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

PGS TS TRAN THI MINH DUC

Hà Nội - 2008

Trang 2

người trong khi họ gặp những van dé nảy sinh trong cuộc sống.

Các nhà khoa học cho răng mười phần trăm (10%) lo âu là cần thiết cho

một người bình thường Nhưng vấn đề lại ở chỗ không phải lúc nào người tacũng có một chút lo âu, ma ở rất nhiều người lo âu đã trở thành bệnh lí Vì nóluôn làm đảo lộn cuộc sống cá nhân, làm cho người đó ăn không ngon, ngủkhông yên, tâm thần bat an Trong nhiều trường hợp, người có rối loạn lo âucó thê giảm được sự lo lắng thái quá nếu có những biện pháp hỗ trợ thích hợp.

Rối loạn lo âu tồn tại ở mọi lứa tuổi, nhưng với các em học sinh THPT,

lứa tuổi 15-18 thì khả năng xuất hiện rối loạn lo âu là tương tối cao, bởi trướchết đây là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lí đặc biệt; những thay đổi ở lứa tuổi

dậy thì gây ra không ít những vướng mắc ở các em Hơn nữa, với các em họcsinh trung học phổ thông, sự lo lắng của các em về việc học tập, về trường thi,

Trang 3

khối thi, về tương lai, về ngành nghề và cả những vấn đề bạn bè đều có ảnhhưởng không nhỏ đến tình cảm và suy nghĩ của các em.

Chính vì lí do trên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu nguyênnhân gây ra rỗi loan lo âu ở học sinh THPT (cụ thé là chúng tôi đã nghiên cứu

trên học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình) Chúng tôi hi vọng rằng, quanghiên cứu nay, có thé tìm ra một số nguyên nhân chủ yếu gây ra rỗi loạn lo

âu ở học sinh trung học phô thông Đồng thời, qua đây, chúng tôi có thé đưara được một vài khuyến nghị cho các ngành, các cấp và đặc biệt là với các bậc

phụ huynh trong cách quan tâm, dạy dỗ con cái mình nhằm giảm thiểu nguy

cơ rồi loạn lo âu ở các em học sinh trong lứa tuổi trung học phô thông.

2 Đối tượng nghiên cứu

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phố thông

(nghiên cứu tại trường THPT chuyên Quảng Bình).3 Mục đích nghiên cứu

- Chỉ ra một số nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trên cơ sở đó đề xuấtmột số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rỗi loạn lo âu ở học sinh trunghọc phố thông Chuyên.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu

- Chỉ ra thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phô thông Chuyên.- Lý giải những nguyên nhân gây ra rỗi loạn lo âu ở các em.

- Phân tích 3 trường hợp cụ thể để minh hoạ nguyên nhân gây rối loạn

lo âu.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiéu tinh trạng rối loạn lo âu ởhọc sinh trung học phô thông Chuyên.

Trang 4

5 Khách thể nghiên cứu

- Nghiên cứu đại trà 600 em học sinh trường THPT chuyên Quảng Bình

tham gia điều tra thực trạng.

- Nghiên cứu sâu 90 em học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu trùng nhau

theo kết quả điều tra ở cả 2 thang đo lo âu (băng phương pháp điều tra bảnghỏi và phỏng vấn sâu).

- 2 giáo viên dạy tại trường THPT Chuyên Quảng Bình.

- 2 phụ huynh của các em học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình

6 Giới hạn nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu 4 nhóm nguyên nhân gây rối loạn

lo âu là: nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, liên quan đến gia đình, liênquan đến các mối quan hệ xã hội và liên quan đến bản thân học sinh.

- Trong dé tài này, chúng tôi dùng cụm từ “zối loan lo du“ dé biểu đạtcho việc lo âu quá mức bình thường Những em học sinh có rối loạn lo âu

được xác định băng việc các em ay có điểm do lo âu ở thang DASS 42 từ 15

điểm trở lên và ở thang Zung từ 40 điểm trở lên (Xin xem thêm ở Chương 2,phần phương pháp nghiên cứu).

6.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu học sinh, giáo

viên và phụ huynh của các em học sinh thuộc trường trung học phổ thông

Chuyên Quảng Bình, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.7 Giả thuyết nghiên cứu

- Trong các nhóm nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu cho các em học sinh

trung học phô thông mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, thì nhóm nguyên nhân

liên quan đên lĩnh vực học tập gây ra rôi loạn lo âu cho các em nhiêu nhât.

Trang 5

- Rồi loạn lo âu xuất hiện ở những em học sinh cuối cấp (học sinh lớp

12) cao hơn so với các em lớp dưới (lớp 10 và 11).8 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp quan sat

- Phuong phap toa dam

- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study)

- Phương pháp thống kê toán học

Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở

chương 2 (trang 41).

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Tổng quan nghiên cứu về vấn đề lo âu trên thế giới và ở Việt Nam1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lo âu trên thế giới

Thuật ngữ “Rối loạn lo âu“ đó được sử dụng từ lâu trong lịch sử phát

triển của ngành tâm thần và y học Lần đầu tiên thuật ngữ Angest đượcKerkgard (Đan Mạch) sử dụng để chỉ trạng tháng lo âu vào năm 1844, [dẫn

theo [10; 123].

Vào những năm cuối thế kỳ 19, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm mộtcách đặc biệt đến tình trạng sức khỏe tâm thần của con người Trong các bệnhvề sức khỏe tân tầm, lo âu, trầm cảm được xem là những bệnh tâm căn.

Năm 1866, Morel gộp chung lại những trạng thái lo âu dưới cái tên là:

“Hoang tưởng cam xúc“ (Délire émotif), khác với hystérie và ưu bệnh

(hypochondria) [10; 123]

Đến năm 1871, Dacosta đã mô tả các triệu chứng lo âu gọi là trạng tháitim bị kích thích Beck là người đầu tiên tách trạng thái lo âu, trầm cảm ra

khỏi suy nhược thần kinh (Vì hầu hết các bác sĩ ở thế kỷ XIX đều xếp các

bệnh nhân rối loạn lo âu vào suy nhược thần kinh) [10; 123].

Sau đó, vào năm 1895, Freud đề nghị khái niệm: “Loạn thần kinh lohai“ bao gồm sự chờ đợi và lo âu cấp tính Ông đó đề xuất ra thuật ngữ “nhiễutâm lo âu“ trên cơ sở phân tích các hiện tượng lâm sàng rỗi loạn ám ảnh [10;

Khái niệm nay được nhiều người chấp nhận và sử dung trong thời giandài từ thế kỷ XX đến nay, ông cho rằng chứng bệnh tâm căn này là do xung

đột nội tâm vô thức.

Năm 1960, khi bàn về lo âu và rối loạn lo âu, Donald Klein đề nghịchia ra hai thực thé khác nhau là rối loạn hoảng loạn và lo âu lan tỏa mãn tính

[10; 123].

Trang 7

Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8 (ICD8, 1968) tổ chức Y tếthế giới cho rằng, lo âu được xếp vào lo âu tâm căn (tức là bệnh do căn

nguyên tâm lí).

Bang phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9, (ICD9, 1978), mặc dù đã cónhiều tiến bộ, nhiều thay đổi trong bảng phân loại, nhưng họ vẫn xếp cáctrạng thái lo âu vào các rỗi loạn tâm căn, tuy nhiên bắt đầu theo hướng mô tả

các triệu chứng thuần túy về các mức độ khác nhau của các rối loạn lo âu.

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10, 1992) đã ghi nhận sựkết hợp quan trong của các rỗi loạn này với các nguyên nhân tâm lí Rối loan loâu được xếp vao các rối loan tâm căn có liên quan đến stress và dang cơ thể.

Khoảng những năm 80 thế kỷ XX, các nhà tâm lí học Nga xếp cáctrạng thái lo âu sợ hãi ám ảnh của trẻ em vào hội chứng rỗi loạn thần kinh

những mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng Chúng

xảy ra ở một cá nhân và liên quan dến stress tiêu cực (ví dụ: triệu chứng đau)hoặc liên quan đến việc làm mat năng lực của cá nhân (tức là làm hỏng mộthay một số chức năng duy trì cuộc sống cân bằng của cá nhân), hoặc làm tăng

đáng ké sự nguy hiểm cho cá nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giáctiêu cực (như ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mấtmát đáng kê, sự tự do của cá nhân (nhưng những triệu chứng nay không phải

Trang 8

là một sự đáp ứng được người ta chấp nhận về mặt văn hóa hoặc được ngườita mong đợi, chăng hạn cái chết của người thân) Bất ké điều gì là nguyênnhân của những triệu chứng thì sự rỗi nhiễu hiện có phải được xem là sự biểuhiện của sự suy thoái về chức năng ở các góc độ sinh lí, tâm lí (nhận thức —

hành vi) xảy ra ở các cá nhân nao đó.

1.1.2 Vài nét về tình hình nghiên cứu lo âu ở Việt Nam

Theo những số liệu mà chúng tôi thu được, thì cho đến nay, chưa cónhiều công trình nghiên cứu về rối loạn lo âu một cách độc lập, chuyên biệt.

Thông thường, các nghiên cứu đều tập trung vào nhiều yếu t6 cùng một lúc.Vi dụ, các nhà khoa học nghiên cứu các rối nhiễu tâm trí, hay các tổn thươngtâm lí thì rối loạn lo âu chỉ nằm một phan nhỏ, hep trong đó.

Ké từ năm 1987 đến nay, Việt Nam chưa hề có một cuộc nghiên cứu

trên quy mô toàn quốc về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em Theo bác sĩHoàng Cam Tú, đáng ké nhất là cuộc nghiên cứu của ngành tâm thần về rối

nhiễu hành vi ở trẻ em (chỉ là một trong những bệnh về sức khỏe tâm thần)

Tìm hiểu van dé này chúng tôi đã thu được những số liệu như sau ở

Việt Nam:

Dưới góc độ nghiên cứu chân đoán trị liệu, theo báo cáo thống kê phân

loại các rỗi nhiễu tâm lí của trẻ em và thiếu niên, qua 352 hồ sơ của Bác si

Phạm Văn Doan [16; 28], thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em (NT) tinh từ

tháng 1/1989 đến tháng 10/1995 có các nhóm rối nhiễu tâm trí cơ bản sau:

- Loạn tâm: có 24 trường hợp chiếm 6,8% trong đó chủ yếu là tâm thần

phân liệt ở tuôi tiền dậy thì.

- Nhiễu tâm: Có 95 trường hợp, chiếm 27% chủ yếu là nhiễu tâm tiễn

triên có biêu hiện hysteria va ám sợ trội

Trang 9

- Bệnh lí về nhân cách và các rối nhiễu tiến triển ngoai loan tâm vanhiễu tâm có 14 trường hợp, chiếm 4% trong đó chu yếu là trái nết, di tính.

Bác sĩ Phạm Văn Trụ, trưởng Khoa khám bệnh bệnh viện tâm thầnThành phố Hồ Chí Minh cho biết, cuộc sống hiện tai làm con người ngày

càng có nhiều áp lực, vì vậy mà số người mắc bệnh lo âu đến khám ngày

càng nhiều, chỉ trong tháng 11/2004 đã có tới 812 bệnh nhân, tăng nhiềulần so với những tháng trước [34].

Dẫn theo tài liệu của Nguyễn Công Khanh, "Báo cáo của tô chức y tếthế giới năm 1995 công bố rằng có khoảng 20% người lớn đã có trải nghiệmcơn hoảng sợ trong đời Theo thống kê của nhiều nước trong nhiều thập kỷqua, tỉ lệ rỗi loan lo âu trẻ em là 5,7 đến 17,7% Theo Kashani và O.Verchell(1997) tỉ lệ rỗi loạn lo âu trẻ em và vị thành niên Mỹ là khoảng 9% Còn tạiHoa Kỳ hiện nay, mỗi năm có hàng triệu dân mặc bệnh này" [16; 26].

Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần banngày Mai Hương, kết quả cuộc khảo sát mới đây đưa ra con số giật mình:

19,46 % học sinh trong độ tuổi từ 10-16 tudi gặp trục trặc về sức khỏe tâmthần Trong khi đó, hiểu biết của xã hội (thậm chí ngay trong ngành y tế) về

chăm sóc sức khỏe tâm than còn rất nghèo nàn Như vậy, gần 20% trẻ đưới 16tuổi có vấn đề sức khỏe tâm thần [33].

1.2 Các khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài

1.2.1 Khái niệm lo âu

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lo âu, trong đó, nồi bật lên là các

định nghĩa:

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn có cấu trúcđơn sơ thé hiện ra ngoài bang một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và

dai đăng [19,11].

Trang 10

Theo tác giả Dinh Dang Hoe: Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên

(bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tựnhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, ton tại, hướng tới [7,37].

Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc bệnh viện tâm than TP H6 Chi

Minh: “Lo âu là tâm trạng chờ đợi một việc gì đó sắp xây ra mà mình không

biết được hậu quả” [34].

Còn theo từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện, lo âu là việc đón chờ vàsuy nghĩ về một điều gì đó có thể để mà không chắc có thể đối phó được là

lo Nếu sự việc cụ thé mà đã từng gây nguy hiểm thì là lo sợ Trong nhiềutrường hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối

lo nhưng cụ thể không thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là hãi [21; 190]

Theo từ điển Wikipedia, lo âu về bản chất là đáp ứng với một đe dọa

không được biết trước từ bên trong, mơ hé hay có nguồn gốc xung đột, còn sợlà đáp ứng với một đe doa được biết rõ ràng từ bên ngoài hay không có nguồn

gốc xung đột Cả hai đều là đáp trả lại các kích thích bất lợi của môi trườngnhằm gia tăng tính tích cực của hành vi, chăng hạn sợ hãi con rắn được tìmthấy ở nhiều người được cho là có ích nó giúp họ tránh những ton thương màngười không có cảm giác sợ này có thé gặp phải do không lường trước đượcnguy hiểm (như bị rắn căn).

Từ những cách hiểu khác nhau về lo âu vừa trình bày trên, chúng ta cóthể xem xét thuật ngữ lo âu qua những điểm sau:

- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người

trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con ngườiphải tim cách vượt qua dé tồn tại.

- Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xây đến,cho phép con người sử dụng mọi biện pháp dé đương dau với sự đe doa.

Trang 11

Lo âu và sợ hãi cũng có những điểm khác nhau, với lo âu, đó là một đápứng với một sự đe doa mà cá nhân không biết được rõ ràng, mơ hồ, thường

phát sinh từ bên trong và mang tính xung đột, mâu thuẫn Còn sợ hãi là đáp

ứng với một sự đe dọa, mà sự đe dọa này thường được xác định hoặc biết rõ,

thường phát sinh từ bên ngoài và không mang tính xung đột.

Như vậy, đôi với mỗi con người, trạng thái lo âu xuất hiện trong cuộcsống của họ là chuyện bình thường, phải lo lắng về điều gì đó cũng giống

như những việc làm hàng ngày khác của họ: lo cái ăn, cái mặc, lo học hành,

tu dưỡng, lo nghĩ về các mối quan hệ Và lo âu là điều kiện tiên quyết dé

mỗi người hoàn thiện bản thân mình, làm tốt mọi việc được giao, tao ra cuộc

song tốt đẹp hơn cho chính minh và những người xung quanh.

Nhưng nếu những lo âu đó kéo dài, lo âu với những nguyên nhân

không rõ ràng sẽ có những hậu quả không lường trước được, ví dụ như lo âu

thầy cô giáo, và moi quan hé voi cha me, anh chi em gia dinh.

Còn đối với người lớn, mối quan hệ của họ rộng lớn hơn, như gia đình,

bạn bè, nơi làm việc, hàng xóm cho nên những rối loạn lo âu ở người lớncũng nhiều yếu tố phức tạp hơn ở trẻ em.

1.2.2 Khái niệm rỗi loạn lo âu

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, lo âu là điều bình thường và cần thiết

đôi với cuộc sông con người Nhưng nêu người ta không kiêm soát nôi những

10

Trang 12

cảm giác lo âu ở mức bình thường, để nó vượt quá ngưỡng của mức bìnhthường, diễn biến trong thời gian dài, kèm theo những rối loạn về mặt thựcthé, rối loạn hệ thần kinh thực vật thì lo âu trở nên có tính bệnh lí (còn gọi làrồi loạn lo âu).

Thuật ngữ “rối loạn lo âu” đã từng có những biến đổi về ý nghĩa vàđịnh nghĩa, Aubrey Lewis, một bậc lão thành của ngành tâm thần học nước

Anh đã khái quát lại như sau [10; 123]:

+ Đó là một trạng thái cảm xúc với tính chất trải nghiệm chủ quan về

sợ hoặc cảm xúc có liên quan gần như thế (kinh hãi, ton hại, hoảng hốt khiếpsợ, hoảng sợ, bối rối, kinh sợ, kinh hoảng).

+ Cảm xúc xấu: Có thê là cảm giác cái chết đe dọa hoặc là suy sụp.

+ Đó là sợ trực tiếp cho tương lai, trong đó có cảm giác đe dọa củanguy hiểm đang đến.

+ Có những đe dọa hoặc là không thể nhận ra được, hoặc theo tiêu

chuân hợp lí, đe dọa ây không cân xứng với cảm xúc đó gây nên.

+ Có những khó chịu chủ quan về cơ thể như là cảm giác thắt lại trong

ngực, cảm giác thít chặt trong cô hong và khó thở.

+ Có các rối loạn cơ thê bao gồm các hoạt động tự ý (thí dụ, kêu thét

lên, chạy trong khi hoảng sợ) hoặc các hoạt động không hoàn toàn hoặc hoàn

toàn tự ý (thí dụ: khô m6m, ra m6 hôi, nôn và đánh trống ngực).

Theo P Pichot (1967), lo âu chỉ là sự lo sợ về một đối tượng không rõ

ràng hoặc không cụ thê Fiona Judd và Graham Burrows trong bài viết về “Các

rồi loạn lo âu”, cho răng: Lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó

chịu, lan tỏa cùng với rỗi loạn cơ thê ở bất cứ bộ phận nào, ít nhất trong thể nhẹ

và nhất thời, chúng ta thường thấy mang tính chu kỳ Lo âu có thê là hoạt động

thích nghi như là một tín hiệu báo động và báo trước sự đe dọa bên ngoài hoặcbên trong và hậu quả là tạo ra hoạt động thích hợp (dẫn theo [1; 277]).

11

Trang 13

Theo Bremmer có tới 50-90% bệnh nhân có các rối loạn tâm thần kháckéo theo (trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, loạn thần cấp ) Rối loạn loâu thường biéu hiện sau một yếu tố gây stress, chủ thé có cảm giác sợ hãi mơhỗ, sự bat an, bối rối khó chịu, dé bị kích thích lo nghĩ về những sự việc vụn

vặt kéo theo cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rongthượng vi, có mồ hôi Những người bị rỗi loạn lo âu, trầm cảm, stress daidang thường có biểu hiện mat ngủ, bực bội, bất an, trí nhớ và khả năng lao

bản thân, những xúc cảm tiêu cực thường tạo ra sự đảo lộn hay sự mất năng

lực trong phạm vi của bản thân.

Chúng ta có thể xem ở bảng sau để phân biệt rõ hơn về lo âu bìnhthường và rối loạn lo âu, trong luận văn này, chúng tôi cũng dựa vàonhững tiêu chí này để xem xét những dấu hiệu rối loạn lo âu ở học sinh

THPT Chuyên Quảng Bình.

Lo âu bình thường Rối loạn lo âu

12

Trang 14

Lo lăng có chu đê, nội dung rõ | Không có chu thê rõ rang, mangChủ đề | ràng như ôm đau, công ăn việc | tính chat vô lí, mơ hô (lo lang vê

làm tương lai).

Nhất thời khi có các sự kiện trong | Kéo dài và lặp đi lặp lại

Thời | đời sống tác động đến tâm lí của

gian | chủ thé Hết lo âu khi mất các tác

động này

Không có hoặc có rất ít rối loạn | Nhiều rối loạn thần kinh thực vậtTriệu | thần kinh thực vật (mạch nhanh, thở gấp, chóngchứng mặt, khô miệng, vã m6 hội, lạnh

chân tay, run rây, bất an)

Thông qua các cách diễn đạt về RLLA như trên, ở đây, chúng tôi thốngnhất hiểu khái niệm rối loạn lo âu như sau:

Rối loạn lo âu là lo âu quá mức hoặc dai dang không tương xứng vớisự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể, có thể

kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ nhự qua mức hay vô li.

1.2.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông

Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thong giáo dục ở Việt Nam

hiện nay, nó sau tiểu học, trung học cơ sở vả trước cao đăng hoặc đại học.Trung học phổ thông kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12) Dé tốt nghiệp bậchọc này, học sinh phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào

cuối năm học lớp 12 (trước đây thường gọi là thi rú tai) [41].

Trường trung học phổ thông chuyên là trường THPT nhưng đào tạotheo hệ thống các lớp chuyên Học sinh trường THPT Chuyên nói chung đều

13

Trang 15

phải vượt qua kỳ thi tuyển vào trường với môn chuyên đăng ký trước Về sốlượng học sinh cũng hạn chế hơn các trường THPT không chuyên.

1.2.3.1 Học sinh trung học pho thông là những em học sinh từ lớp 10đến lớp 12 ở các trường THPT, tuổi đi học chuẩn là từ 16 đến 18 ( tuy nhiên,

có những em đi học sớm hơn và cũng có những em đi học muộn hơn).

Đây là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời bởi từ đây, các em xác định

cuộc sống tương lai cho chính mình, là thời điểm các em tập trung học tập vàphát triển trí tuệ cao độ Hoạt động chủ đạo của học sinh THPT là học tập, vì

thế, nội dung va tính chất học tập có những nét khác biệt hơn hắn so với các

giai đoạn trước và sau này.

Vi dụ như việc xác định ngành nghề, khối thi, trường thi vào DH đãgiúp các em tưởng tượng ra công việc của các em trong tương lai, muốn vậy,

các em buộc phải tập trung cao độ vào việc học tập để vượt qua kỳ thì vàoĐH sắp tới Việc các em xác định khối thi, ngành thi giúp các em chọn mụctiêu phan dau và vạch ra đường hướng phát triển.

Đặc điểm nỗi bật nhất của lứa tuổi là sự phát triển các năng lực trí tuệ.Các quá trình nhận thức được phát triển mạnh, từ tri giác, trí nhớ, đến chú ý,

tư duy Thông qua các quá trình nhận thức này mà học sinh THPT nhận thức

tốt hơn về chính mình và những người xung quanh Nhưng không hoản toantất cả các em đều có tính trách nhiệm với những gì mình nhận thức được,ngược lại, cũng có nhiều em vì quá lo lắng với những gì các em cho là tráchnhiệm của bản thân, đến nỗi sinh ra những rỗi loạn về mặt tâm lí.

Việc các em có những thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm lí cũng chứng tỏđược rằng nhận thức của các em tốt hơn các giai đoạn trước, các em tự ý thứcđược việc mình làm và cũng đánh giá được những gì đang xấy ra xung quanh

mình Trên cơ sở đó, các em hình thành thế giới quan cho mình, những gì cácem thu nhặt được sẽ là hành trang cho các em trong suốt cuộc sống về sau.Ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, các em cũng có những mối quan hệ rất

14

Trang 16

quan trọng đối với đời sống của các em, đó là quan hệ gia đình, bạn bè, thầycô, trường lớp những mối quan hệ nay có những ảnh hưởng rat sâu sắc đến

các em.

Chúng tôi sẽ mô tả kỹ hơn ở phan sau.

1.2.3.2 Học sinh trung hoc pho thông Chuyên

Cũng như các học sinh THPT, học sinh THPT Chuyên là những em học

sinh đang học từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT Chuyên, cũng từ độtuổi chuẩn là từ 16 đến 18.

Điều khác biệt là các em học sinh THPT đã phải vượt qua một hoặcmột số kỳ thi thì mới có thể được vào học trường Chuyên Bởi, trường

Chuyên là trường THPT đào tạo theo các khối chuyên từ lớp 10 Tức là, đốivới những em học sinh muốn vào học ở đây, các em phải lựa chọn một môn

chuyên để thi vào, và các em phải học theo khối chuyên đó cho đến khi ra

trường, và các em lựa chọn khối chuyên đó để thi vào ĐH.

Ở trường Chuyên Quảng Bình, học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh trởlên mới được tuyên thăng vào trường Học sinh muốn dự thi vào học trườngChuyên phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau: có giải tỉnh hoặc có tham dự

kỳ thi học sinh giỏi (đối với môn không chuyên); đạt giải hoặc có dự thi họcsinh giỏi cấp huyện/thành phố; đạt học sinh giỏi, hoặc khá 4 năm liền ở khốiTHCS Các môn thi tuyên vào trường là môn ngữ văn, toán và môn chuyên(lay điểm từ 8,5 trở lên với các môn hoc chuyên về khoa học tự nhiên và 7,5

với các môn khoa học xã hội).

Như vậy, những học sinh trường THPT Chuyên nói chung và trường

THPT Chuyên Quảng Bình nói riêng có những đặc thù về nhóm học sinh, đólà những em học sinh đã được tuyển chọn khá kỹ cảng về mặt trí tuệ, các emphải trải qua nhiều vòng loại và các em ít nhiều phải có những khả năng thực

sự trong việc học tập Chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thé hơn ở phần sau.

15

Trang 17

1.3 Những vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu1.3.1 Biểu hiện của rỗi loạn lo âu

Đối với những người có RLLA thì đều có biểu hiện ra ngoài bằng các

triệu chứng thực thể, ở học sinh THPT thì có thể có những biểu hiện như là:

- Sự lo lăng thái quá về những vấn dé mà cá nhân gặp phải, vi dụ như

các em học sinh lo lắng quá mức về kỳ thi, điểm thi, đến mức các em ăn

không ngon, ngủ không yên Các em trở nên suy diễn trong mọi việc, sợ hãi

quá mức về những gì có thể xây ra mà các em không chắc chắn được điều gì

Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu nói chung là rất đa dang và với mỗi

người mỗi khác Trước hết chứng lo âu có thể là sự khó chịu tinh thần, ví dụ:

nỗi day dứt không nguôi hoặc một sự hốt hoảng không có nguyên nhân rõràng Có thé gặp ở một số người là chứng lo âu khủng khiếp, làm cho chủ thé

phải chìm trong trạng thái sửng sốt, hốt hoảng, lo lắng thái quá về những gì

xây ra, họ suy dién quá mức về những van đề, những mối quan hệ của họ.

Triệu chứng của chứng rối loạn lo âu cũng có thể bao gồm một trong

các dấu hiệu sau: đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu,

đau lưng, co giật cơ bắp, đồ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô

miệng và mất ngủ Rối loạn lo âu cũng có thể khởi phat bởi caffein, rượu,

đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, di ứng thức ăn, một vài

16

Trang 18

thuốc khác và sự truyền lactate vào máu, nhưng đây là dạng rối loạn thực thể,mặc dù có biểu hiện giống như rối loạn lo âu về tâm lí.

Ở người bệnh có rối loạn lo âu, có khi họ phải chịu đựng một cảm xúc

vô cùng khó chịu, được kèm theo bởi một hay nhiều biểu hiện thê chất: xanh

xao, run ray, con khung hoang than kinh, tim dap nhanh, toat mô hôi, co thắt

nội tạng (đôi khi đau đớn đến mức chủ thể phải cong người lại), cảm giác

nghẹt thở, miệng khô, đau thắt ngực giả tạo chứng lo âu và ám ảnh thườngnối kết nhau.

Trong nhân cách bệnh, rỗi loạn lo âu xuất hiện trên những người có nét

nhân cách bệnh li, tồn tại dai dang thường có từ thời thơ ấu, được xem như làmột thuộc tính của nhân cách thường mang tố chất bam sinh Do tồn tại daidang nên rối loạn lo âu ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của người bệnh, những

người bệnh thường có hiện tượng né tránh tiếp xúc chỗ người đông, xa lánhnhững nơi ôn ảo Tình trạng rỗi loạn lo âu thường được tìm thấy trong sự tram

uất, suy nhược tâm thần, và phần lớn các rối loạn tinh thần Day cao thêm một

bậc rối loạn lo âu sẽ trở thành sự sợ hãi, với vô số triệu chứng mang tính chất

đau khổ cho chủ thể.

Lo âu nói chung là hiện tượng phô biến ở tất cả mọi người, trong mọihoàn cảnh dé thúc day con người hoạt động, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp

cho cuộc sống Ngược lại, một khi lo âu chuyên sang mức rỗi loan, thì nó lại

ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và nó có những biểu hiện đặc trưng Đốivới trẻ em và thanh thiếu niên thì rối loạn lo âu có những biểu hiện khác biệt

hơn so với người lớn Trong đề tài này, khách thé của chúng tôi là học sinhtrung học phố thông, vì thế, một số phan lý thuyết chúng tôi trình bày chỉ

mang tính chất giới thiệu về hệ thống lí luận của đề tài Còn khi phân tích,chúng tôi chi tập trung vào những yếu tổ liên quan đến lứa tuổi học sinhtrung học phổ thông.

17

Trang 19

1.3.2 Các tiêu chuẩn chấn đoán rỗi loạn lo âu

Có nhiều cách chân đoán RLLA, ở đây, chúng tôi giới thiệu các tiêu

chuẩn chân đoán, dựa vào các biểu hiện của rối loạn lo âu, theo bảng phân

loại quốc tế và hiệp hội Tâm thần Mỹ Đó là:

Dựa theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) các nguyên tắcchỉ đạo chân đoán RLLA như sau:

Bệnh nhân phải có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số cácngày, trong ít nhất nhiều tuần hoặc là nhiều tháng.

Các triệu chứng gồm nhiều yếu tố sau:

+ sợ hãi (lo lắng về bat hạnh tương lai, cảm giác dé cau kinh, khó tậptrung tư tưởng )

+ căng thăng vận động (bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu,

run rây, không có khả năng thư giãn).

+ hoạt động quá mức thần kinh thực thể (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi,

mạch nhanh hoặc thở gấp, khó chịu ở vùng thượng vi, chóng mặt khô mom ).

Dua theo bang phân loại các rồi loan tâm lí va các bệnh tâm than cuahiệp hội tâm than My, DSM-IV, rồi loạn lo âu được chấn đoán bởi các tiêu

chuẩn sau [26; 512].

Chủ thé lo lắng qua mức về một số sự kiện xảy ra hàng ngày, kéo dai itnhất trong sáu tháng Chủ thê khó kiểm soát được sự lo lắng của mình.

Cu thé là đối với thanh thiếu niên, biểu hiện của rồi loạn lo âu chỉ cần

liên quan it nhất 3 trong 6 dấu hiệu sau (ở trẻ em chỉ cần một dấu hiệu).

+ Kích thích dễ bực mình, căng thang đầu óc.

+ Dễ mệt mỏi.

+ Khó tập trung, đầu óc trống rỗng.

+ Dé cau kinh.

18

Trang 20

+ Căng thăng cơ bắp.

+ Rồi loạn giấc ngủ (cảm giác khó ngủ, ngủ không ngon giấc).

Đối với học sinh trong diện điều tra, chúng tôi đã sử dụng thang do dé

đánh giá thực trạng rối loạn lo âu của các em Qua kết quả điều tra, chúng tôi

thấy hầu hết các em học sinh THPT Chuyên Quảng Bình có điểm rối loạn loâu (theo thang do) cao đều có ít nhất 3 trong 6 biểu hiện trên đây (Xin xemthêm ở phần kết quả nghiên cứu).

Đồng thời, chúng tôi sử dụng bảng hỏi với những câu hỏi mở, nhằmtìm hiểu các biểu hiện khác thường của các em trong vòng 6 tháng trở lại đây

trên các lĩnh vực: tình trạng sức khoẻ, tâm lí, hành vi Thông qua thang đo và

bảng hỏi, chúng tôi có thể biết được những em có rỗi loạn lo âu và thực hiện

những biện pháp hỗ trợ cho các em.

1.3.3 Phân loại lo âu

1.3.3.1 Lo âu tâm căn: Lo âu tâm căn là một trong những vấn đề cơbản trong bệnh cảnh lâm sàng, lo âu thường liên quan đến tác nhân tâm lí và ởđây xuất hiện vòng xoắn bệnh lí đó là càng lo âu thì các rối loan tâm căn càngnang va ngược lại, các rỗi loạn tâm căn càng nặng thì bệnh nhân càng lo âu

hơn Lo âu trong tâm căn sẽ dịu đi khi có tác động của tâm lí trị liệu Nếutrong những trường hợp lo âu nồi bật lên hàng đầu trong bệnh cảnh lâm sang,kèm theo các rối loạn thần kinh thực vật (hồi hộp, đánh trống ngực, ra mồ hôi,mạch nhanh ) thì chúng ta chân đoán lo âu tâm căn.

Các rối loạn lo âu nay làm cản trở các hoạt động trong cuộc sống hangngảy của chủ thể như: nhận thức, hành vi, tình cảm

Như vậy, đặc trưng cơ bản của rỗi nhiễu biểu hiện sự lo âu, sự sợ hãiquá mức bình thường (đến mức vô lí), trước những tình huống, sự vật hoặc

một ý nghĩ đe dọa đến sự an toàn của chủ thé Lo âu có thé bộc lộ trực tiếp,

nhận thấy rõ rệt, nhiều khi bi che lap bởi những phản ứng quá mức trước một

19

Trang 21

stress dường như không lưu ý, hoặc bộc lộ dưới các triệu chứng của rỗi loạnthan kinh thực vật.

Qua toạ đàm, phỏng vấn, trao đôi với các em học sinh tai trường THPT

Chuyên Quảng Bình, chúng tôi thay rằng các em đều có rối loan lo âu thuộc

loại lo âu tâm căn, tức là lo âu có những căn nguyên từ tâm lí Chúng tôi đã

nhóm thành bốn nhóm nguyên nhân gây ra RLLA cho các em, các nhóm

nguyên nhân đó đều là nguyên nhân tâm lý.

1.3.3.2 Lo âu lan tỏa

Khái niệm rồi loạn lo âu lan tỏa (theo ICD): Nét chính là lo âu lan tỏavà dai dang nhưng không khu trú vào hoặc hơn nữa không trội lên mạnh mẽtrong bất kì hoàn cảnh môi trường đặc biệt nào Như trong các rối loạn lo âukhác, các triệu chứng ưu thé rất thay đổi, nhưng phổ biến là bệnh nhân phannàn luôn cảm thấy lo lắng, run ray, căng thang cơ bắp, ra mồ hôi, đầu óc trống

rỗng, chóng mặt, khó chịu vùng thượng vị Sợ bản thân hoặc sợ người thân

thích, sợ mắc bệnh hoặc bị tai nạn thường biểu hiện, đồng thời với các loại loâu và linh tính điềm gở Rối loạn này thường phổ biến ở phụ nữ và thườngliên quan đến stress môi trường mãn tính Tiến triển của nó thay đổi nhưng có

xu hướng giao động và mãn tính.

Khái niệm rồi loạn lo âu lan tỏa (theo DSM-IV): Rối loạn lo âu lan tỏa

là trạng thái lo âu và lo lắng quá mức về một số sự kiện hoặc hành động trongsuốt một thời gian dài, ít nhất là 6 tháng Lo lăng rất khó kiểm soát và thường

đi kèm với các triệu chứng cơ thé như căng thắng cơ bắp, dé cau kinh, khó

ngủ, bồn chén Sự lo âu không gây ra bởi việc sử dung chat gây nghiện hoặcmột tình trạng (trạng thái) y học nói chung và không xuất hiện chỉ khi có sựrỗi loạn tâm thần hoặc tâm trạng Sự lo âu rất khó có thé kiểm soát, về mặt

chủ quan là gây đau buồn va làm tổn hại đến những thời khắc quan trọng củađời sống chủ thé.

20

Trang 22

1.3.3.3 Roi loạn lo âu toàn thé: Đây là dạng nhẹ nhất trong các rối loạnlo âu Người mắc bệnh RLLA toàn thé có cảm giác khó chịu kéo đài và sự lolắng không thực tế, đặc biệt xung quanh người khác và có xu hướng dé dàngbị giật mình Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng

thành và thường gặp ở nữ hơn nam.

Triệu chứng của rỗi loạn lo âu toàn thê là: Khó ngủ và mệt mỏi kéo

dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giácquay cuồng, tram cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, có mồ hôi,

đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt Bệnh được chân đoán

khi một người trải qua ít nhất sáu tháng lo lắng quá độ về một số vẫn đề

cuộc sông hàng ngày.

1.3.3.4 Rồi loạn ám ảnh cưỡng chế: Loại rôi loạn này xuất hiện khi

một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự

cưỡng chế) va sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức dé cố gắng xuađi những lo lắng đó Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả

hai giới Rối loạn này có thé bắt đầu ở bat kế lứa tuổi nào nhưng thường là

vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành Đi kéo với rối loạn ám ảnh

cưỡng chế là trầm cảm, và những RLLA khác, như rỗi loạn ăn uống và vấn

đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.

Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế biết rằng nỗi sợ của họ và nhữnghành vi hệ quả không có ý nghĩa nhưng dù sao họ vẫn làm điều đó vì chính họ

không bỏ được và vì họ hi vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của

mình Những bệnh nhân này sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an

tâm từ người khác về hành vi của họ Những sự cưỡng chế thường gặp bao

gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự

lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.

1.3.3.5 Am ảnh sợ: Am ảnh sợ là nỗi sợ phi lí và không cố ý về một vaiđiều hay tình huống nào đó Cứ 10 người thứ có hơn một người mắc một loại

21

Trang 23

nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắtđầu tuôi thanh niên hay trưởng thành và nữ dé mắc hơn nam Trong trườnghợp bị ám anh sợ, những cách thông thường dé đối đầu với nỗi sợ không cótác dụng và người đó có thé trở nên tiều tụy bởi nhu cầu quá mức dé tránh bat

cứ cái gi gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thé.

Có 3 nhóm: Ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lí về một vài đối tượng

nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao ), ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng,

khó khăn trong một tình thế xã hội) và ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tìnhhuống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).

Trong nhóm các rỗi loạn này, lo âu xuất hiện, hoặc duy nhất hoặc chủyếu do những hoàn cảnh hay những đối tượng nào đó (bên ngoài chủ thể) vàthực tế không nguy hiểm, kết quả đặc trưng là bệnh nhân né tránh các hoan

cảnh và đối tượng đó hoặc là bắt buộc phải chịu đựng sự khiếp SỢ.

Như vậy đặc trưng của các rối loạn lo âu ám ảnh sợ là lo âu có khu trú

vào một hoặc nhiều đối tượng hoặc hoàn cảnh nào đó.

1.3.3.6 Cơn hoảng loạn: cơn hoảng loạn xuất hiện khi do một nguyênnhân mơ hồ, cơ thé sẵn sàng đối phó với một tình huống khan cấp tưởng

tượng Cơ thê sản xuất adrenaline dư thừa và nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh.Những cơn nảy trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ ỞHoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp hai lần nam và cóthê bat đầu ở bat ké tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.

Theo hiệp hội tâm lí học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít

nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, có mồ hôi, run

ray, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt,

cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thé nhân cách, cảm giác sợ mất tự

chủ hay sợ mất trí hay sợ chết Được cho là cơn hoảng loạn khi xảy ra độtngột và xuất hiện mỗi hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thứ sau đó phải là

sự lo âu mơ hô và sự căng thăng vê cơn đó kéo dài ít nhât một tháng.

22

Trang 24

Cơn hoảng loạn có thể kéo hoặc không kéo theo ám ảnh sợ khoảngrộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khicơn xuất hiện) Người bị cơn hoảng loạn thường cé gắng tránh những cơn sắptới bằng cách nộ tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng cáctrò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia dé trốn tránh.

Các rối loạn lo âu khác: Biéu hiện của các rối loạn lo âu này là không khutrú vào bất kỳ hoàn cảnh xung quanh đặc biệt nào, có thé có cả các triệu trứngthứ phát của tram cảm, ám ảnh hay lo âu ám ảnh sợ Bao gồm rỗi loạn lo âu

hoảng sợ, RLLA hoảng sợ, RLLA lan toa, RLLA không biệt định, RL khác.

1.3.4 Nguyên nhân gây ra rỗi loạn lo âu

Nguyên nhân gây ra rối loan lo âu có thể có các nguyên nhân sinh họcvà nguyên nhân tâm lí, song chúng ta có thể đề cập đến các nguyên nhân tâm

lí là chủ yếu Ở đây chúng tôi đề cập một cách van tat những nguyên nhân

tâm lí gây ra rỗi loạn lo âu dựa vao các hệ thong li thuyét.

1.3.4.1 Tiếp cận phân tâm học.

Lí thuyết phân tâm của Freud cho rằng: lo âu bắt nguồn từ thời tam bé.Bắt đầu là khi em bé có cảm giác “mat me“; rồi đến lo hãi mat tình yêu của bố

mẹ; rồi đến lo hãi vì bản thân nhiều khi căm ghét bố mẹ, có ý hành hung bốmẹ nhưng không dám thực hiện Cũng theo thuyết phân tâm, một số lo hãithường gặp ở trẻ em là lo bị thiến (con trai thì lo sẽ bị cắt mất dương vật, congái thì cho rằng mình đã bị cắt) Dĩ nhiên, các mối lo hãi ở trẻ em đều là vôthức, nhưng nếu không hiểu thì nhiều ứng xử của trẻ em cũng khó mà lý giải.

Thông thường, lo âu của bố mẹ cũng gây lo âu cho trẻ em.

Lo âu bắt nguồn từ mâu thuẫn nội tâm giữa một bên là những mongmuốn biểu hiện các xung năng tình dục và hung tính với một bên là những

cam ky của ý thức, chống lại mong muốn đó Mau thuẫn nội tâm hoá namngoai hiểu biết của ý thức, song các triệu chứng lo sợ thì bộc lộ rõ Sự sợ hãi

có thể bộc lộ bằng dé cau kinh, dé khóc thút thít ở trẻ nhỏ hay sự lo lắng ở trẻ

23

Trang 25

lớn Nó cũng có thé biểu hiện dưới một tinh trạng ám sợ: sợ bóng tối, sợ đi rangoài, đôi khi lo lắng được chuyền thành các triệu chứng thực tế

1.3.4.2 Theo cách tiếp cận tập nhiễm xã hội.

Học thuyết điều kiện hóa của Skinner kết luận: lo âu là do tập nhiễmgây ra khi có mặt các kích thích lo âu, nếu thiết lập một đáp ứng ức chế lo âuthì đáp ứng này sẽ làm yếu đi ức chế lo âu.

Theo học thuyết về tập nhiễm xã hội Bandura nhấn mạnh vai trò của

nhận thức trong các hình thành lo âu, lo âu có thể được tập nhiễm từ ngườichăm sóc hoặc những người khác trong môi trường sống của trẻ (thông quabắt chước và lây lan lo sợ hoặc cách giải thích của người lớn thường nhấn

mạnh đến khía cạnh sợ những nguy hiểm trong cuộc sống ) Như vậy hành vi

của người chăm sóc là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển lo

âu ở trẻ em.

1.3.4.3 Theo tiếp cận nhận thức Beck và Emery

Khi con người quá chú ý vào tình huống nguy hiểm gây lo hãi có thểbóp méo sự ước lượng của con người về mối nguy hiểm mình phải đối diện.

Sự ước lượng này thường chứa đựng kinh nghiệm cá nhân khi so sánh với

tình huống trong quá khứ, vì quy luật, vì li trong mà họ hướng tới Tiếp cậnnhận thức tập trung vào các quá trình tư duy, những ý nghĩ sai lầm, mà cáchthức suy nghĩ ấy trở thành nguyên nhân của rối loạn lo âu.

Trên đây là những quan niệm về lo âu theo những cách tiếp cận và các

thuyết của các nhà nghiên cứu Về phía chúng tôi, chúng tôi cho rằng, với mỗi

quốc gia có những đặc trưng riêng, với từng dân tộc lại có những phong tục,tập quán và những quan niệm riêng cho nên cũng khó dé có thé áp dụngtuyệt đối một cách nhìn nhận nào vào Việt Nam mà có tính chất phổ quát

nhất Cũng cần quan tâm đến yếu tố “khí chat lo âu” Vì đối với những trẻ em

có loại khí chất này được mô tả là: có những hành vi thu mình ức chế, hoảng

24

Trang 26

sợ khi phải đối mặt với những tình huống và người lạ, khó tách mẹ, khó ăn,

khó ngủ, ít nói hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở lứa tuổi học sinh THPT

Chúng tôi cho rằng ở lứa tuôi học sinh trung học phô thông, các em có

nhiều thay đổi đặc biệt về sinh lí cũng như tâm lí, đó là gian đoạn có nhiềubiến đổi nhất trong cuộc đời (các em buộc phải chọn ngành nghề cho tương

lai, các em có những tình cảm mới lớn ), hơn nữa bên cạnh những tác độngtừ chính trong nội tâm của các em cộng thêm những tác động từ bên ngoài

nào ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí các em, ví dụ như các mối quan hệ, những

yêu cầu của gia đình, thầy cô, nhà trường, xã hội Đó là những nguyên nhân

gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu những sự thay

đôi đó không kiểm soát được sẽ sinh ra những rỗi loạn về mặt tâm lí ở các em.Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lí, nhưng những nguyên nhânthường gặp ở bệnh lí tâm thần như tram cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinhtrước hết là suy nhược do lao lực, hoạt động quá mức trong xã hội Ngoài ra,

còn thấy nguyên nhân của các bệnh tâm lí là do suy nhược phản ứng thường

thấy sau một biến cố trong cuộc sống, nó gây ra bất ôn tâm lí như mất người

thân, ly đị, thất nghiệp, mâu thuẫn với đồng nghiệp nơi làm việc Có nhiều

stress dé thấy ở người lao động trí óc làm việc với máy tính hay đối với học

sinh, sinh viên thì áp lực của việc học quá tải Còn đối với học sinh thì đó là

những mâu thuẫn với bạn bè, với bạn khác giới, với những người xung quanh.

Chúng tôi mô tả một số nguyên nhân có thê gây ra rối loạn lo âu ở lứatuổi học sinh THPT như sau:

- Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập(ví dụ: những học sinh này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô cha mẹ trách

măng, bạn bẻ chê cười).

25

Trang 27

- Có lo lắng về việc học tập ở trường (kiểm tra, bị gọi lên trước lớp détrình bày bài, ý kiến )

- Cường độ học tập cao, khối lượng kiến thức cần phải học lon, (trẻ họcvới cường độ cao, không có thời gian nghỉ, thư giãn).

- Cha mẹ quá kì vọng vào việc học tập cũng như thành tích học tập củacon mình.

- Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: yêu cầu con học

quá nhiều, học thêm, học hè ; cha mẹ không hiểu và không đáp ứng đúng,

đủ những nhu câu của con.

- Sự thay đổi trong gia đình (ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành

viên gia đình, chuyên nhà ).

- Việc học ở trường gây ra sự chán nản đối với trẻ.- Trẻ bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối.

- Việc chuyên trường, chuyên lớp hoặc thay đổi giáo viên chủ nhiệmnhiều lần, làm cho đứa trẻ chưa có khả năng thích nghỉ (có sự thay đổi vềtrường mới hay cấp học mới).

- Phương pháp giảng dạy không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của

học sinh: yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động tích

cực nham giảm không khí căng thăng trong giờ học

- Trẻ gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên (mâu

thuẫn với giáo viên hay với bạn bè).

- Trẻ sử dụng một số chất kích thích như: rượu, cà phê cũng có thể là

nguyên nhân gây ra lo âu ở trẻ.

- Ngoài ra, những tác động của các phương tiện truyền thông như củađài, báo, dư luận xã hội cũng có thể tác động đến sự lo âu học đường ở

học sinh.

26

Trang 28

Dựa vào hệ thông các thuyết mà chúng tôi vừa nêu trên đây, cùng vớiviệc phân tích các tài liệu đã có, và cùng với việc tìm hiểu thực trạng RLLA ở

học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình, chúng tôi nhóm thành những

nhóm nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu như sau:

- Do áp lực về việc cần phải học tốt hơn nữa, do các em sợ gặp nhiềuthất bại trong học tập

- Do mối quan hệ trong gia đình không tốt, như mâu thuẫn với cha mẹ,

anh chị em

- Do có mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô và với những người xung quanh.

- Do các em tự mâu thuẫn với chính bản thân mình trong quá trình hìnhthành cái tôi của mình.

Chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn ở phần kết quả nghiên cứu, chương 3.1.3.5 Cách trị liệu rỗi loạn lo âu

Chúng tôi đề cập đến các cách điều trị RLLA vi chúng tôi cho rằng việcnêu lên thực trạng và nguyên nhân của rối loạn lo âu thì sẽ giúp con người tìm

được cách tri liệu (tham vẫn).

Nguyên tắc trị liệu: nên phối hợp nhiều liệu pháp với nhau,cả về liệu

pháp tâm lí, lẫn hoá trị liệu, trong đó liệu pháp quan trọng nhất vẫn là liệupháp tâm lí Trong liệu pháp tâm lí có thể sử dụng nhiều liệu pháp khác nhaunhư giải thích hợp lý, thư giãn, liệu pháp hành vi, liệu pháp nhóm (Về điều

trị bằng thuốc cần chú ý chỉ nên dùng trong thời gian đầu và dùng thời gianngắn, khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn phải giảm dần và cắt hắn thuốc,

khi đó chỉ còn liệu pháp tâm lí đơn thuần) [1; 281].

Về liệu pháp tâm lí hay dùng nhất trong y hoc là liệu pháp giải thíchhợp lý hay thuyết phục, nhằm giải thích để bệnh nhân an tâm, không quá lo

lắng về bệnh tật và về những điều không may sẽ xây ra Còn trong cuộc sốnghàng ngày, chúng ta thường sử dụng nhất là tham vấn tâm lí Thông qua tham

27

Trang 29

van, nhà tâm lí có thé giúp thân chủ lấy lại thăng bang và nhận thức rõ vấn đềmình đang gặp Từ đó, họ sáng rõ phương thức hành động đề vượt qua khókhăn Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào các liệu pháp tâm lí để giúp đỡ

cho 37 trường hợp học sinh có rối loạn lo âu.

Về mặt lí luận: Có rất nhiều loại liệu pháp tâm lí khác nhau nhằm giúpcho bệnh nhân có rối loạn lo âu được cải thiện tình trạng của mình Theo

Herink (1980), [dẫn theo 1; 14], có khoảng 250 liệu pháp tâm lí, nhưng theo

Karasu (1986) có hơn 400 loại liệu pháp Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu mộtsố liệu pháp cơ bản đã được phân loại mà các nhà tâm lí học vẫn sử dụng dé

hỗ trợ cho những người có khó khăn tâm lí.

- Phán loại theo phương thức tác động

+ Liệu pháp tâm lí gián tiếp

+ Liệu pháp tâm lí trực tiếp: ám thị, thôi miên, liệu pháp nhóm - Phân loại theo thành phan người tham gia điều trị

+ Liệu pháp tâm lí cá nhân: một nhà tri liệu và một khách hang

+ Liệu pháp tâm lí nhóm hay tập thể: một hoặc hai nhà trị liệu cũng

một nhóm khách hàng.

+ Liệu pháp gia đình hay liệu pháp điều trị cặp: một nhà trị liệu cùng

với các thành viên trong gia đình hoặc với một cặp vợ chồng, thậm chí với

cặp tình nhân.

- Phân loại theo tính thời đại

+ Các liệu pháp tâm lí cổ dién: giải thích hợp lý, ám thị, thôi miên,

Trang 30

+ Các liệu pháp điều trị triệu chứng giải thích hợp lý (thuyết phục), ám

thị, thôi miên, thư giãn, liệu pháp hành vi

+ Các liệu pháp hướng tới nhân cách: liệu pháp tham vấn (theo

C.Roger), liệu pháp tâm lí nhóm, liệu pháp gia đình

Đối với các em học sinh ở lứa tuổi trung học phô thông, có thé vì các

em có hành vi và nhận thức chưa vững vàng, nên các em dễ bị ảnh hưởng

bởi những tác động từ bên ngoài vào và chính từ nội tâm của các em Các

em thường bị đau khổ do chính ý niệm không đúng về hoàn cảnh của mình.

Vi vậy nâng cao tri thức và rèn luyện khả năng đối phó với các tình huống làmột trong những biện pháp làm giảm những “đau khổ do chính ý niệmkhông đúng của mình gây ra” Một trong những cách thức để giải quyết tìnhtrạng đó là cần suy nghĩ về các sự việc và hiện tượng một cách tích cực;

chuyền những ý nghĩ tiêu cực sang hướng tích cực; ca ngợi hay thường nói về

các vấn đề tích cực; luôn lạc quan và có tính hài hước; cô gắng không nghĩ về

các hiện tượng tiêu cực; đặc biệt phải luôn hoà nhập với cộng đồng, tập thể và

gia đình Sống có tình cảm, trách nhiệm và làm việc tốt cho người khác.

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã lựa chọn một sốphương pháp nhăm hỗ trợ tâm lí cho các em Chúng tôi đã giới thiệu và thựchiện một trong những phương pháp trên đây thông qua việc tô chức nhữngbuổi toạ đàm, giao lưu nói về cách thức đối phó và hạn chế stress học đường.

Chúng tôi mô tả kỹ thêm về các phương pháp đã sử dụng như sau:

Phương pháp giúp học sinh nâng cao khả năng nhận thức để đối phóvà hạn chế những rồi loạn lo âu

Lam thé nào dé đối phó và hạn chế những rối loạn do các nguyên nhântâm lí gây ra? Chúng tôi thấy răng, cách tốt nhất là tránh các tác nhân gây

stress, lo âu từ cơ thé và môi trường bên ngoài Vì vậy cần phải học cách đốiphó với stress, lo âu và điều trị kịp thời các rối loạn mà nó gây nên.

+ Học cách ứng xử và giao tiép

29

Trang 31

Trong giao tiếp những ảnh hưởng qua lại của nội dung và hình thứcgiao tiếp sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với hành vi và nhân cách.Nếu cá nhân càng có kiến thức về ứng xử giao tiếp thì hiệu ứng tích cực càng

cao, sẽ giảm stress cho bản thân và đối tượng giao tiếp Chúng tôi muốn tậptrung vào đối tượng là học sinh phổ thông, vì thế, trong các buổi giao lưu,

chúng tôi đã sử dụng các tình huống giả định dé đề xuất các em tham gia giảiquyết, thông qua hoạt động đó, chúng tôi giúp các em có cách ứng xử tronggiao tiếp; qua đó, các em có thé dé dang xử lí những tình huống gây khó khăn

cho các em trong cuộc sông hàng ngày.

+ Tăng cường rèn luyện thé chất và tinh than

Sức khoẻ là vốn quý giá của con người, vì thế, thể chất khỏe mạnh sẽhạn chế được những yếu t6 gây stress từ bên trong cơ thé va tăng cường khảnăng hoạt động hệ thần kinh cao cấp, (cơ quan quan trọng xử lí các tình

huống stress, căng thăng) Việc rèn luyện về thé chat và tinh than sẽ cho moi

người kha năng phan ứng phù hợp và hiệu quả với các yếu tố gây căng thang,

lo âu Nhờ đó, giảm tối đa những bắt lợi và tăng cường mặt tích cực của quá

trình lo lắng Vì thế chúng tôi đã đề xuất với các em và giáo viên ở trườngTHPT Chuyên Quảng Bình nên có nhiều chương trình hoạt động, vui chơi,giao lưu danh cho các em để giải toa căng thang bằng cách luôn thư giãn vàthường xuyên tập thé thao, tham gia các hoạt động tập thé v.v

+ Phải có kỹ thuật đối đầu với căng thăng, lo âu

Muốn có kỹ thuật đối đầu với căng thang, lo âu, các em cần phải chuẩn

bi khả năng thích nghi, tăng cường tri thức và kinh nghiệm, tham khảo các

biện pháp của những người vững vàng về tâm lí và hành động Chúng tôi đã

giới thiệu với các em một phương pháp thực hành có hiệu quả như sau:

+ Giai đoạn phân tích cho chủ thể tiếp xúc với tình huống gây căng

thăng: Mục đích dé họ phân tích được tác nhân gây căng thắng và những phản

ứng không thích hợp của họ.

30

Trang 32

+ Giai đoạn chuẩn bị: Tiếp cận liệu pháp thư giãn hành vi, nhằm điềuchỉnh các phản ứng của chủ thé cho phù hợp và với nhận thức đúng đắn hơn.

+ Giai đoạn nhắc lại: Cho chủ thể nhắc lại tình huống và theo dõi các

phản ứng, đánh giá sự phù hợp.

+ Giai đoạn ứng dung: chuẩn bị tâm lí cho chủ thể tiếp xúc trực tiếp VỚI

hoàn cảnh gây căng thăng Mục đích là dé chủ thể đối đầu trực tiếp với yêu tố

gây stress gần giống với thực tế.

+ Giai đoạn duy trì: chủ thé phải tập luyện trong thời gian dai dé cótrạng thái tâm sinh lí bền vững trước hoàn cảnh cần tiếp xúc.

Ngoài ra, cũng có khi phải sử dụng thuốc an thần nhằm giảm thiểu ảnh

hưởng của các chứng bệnh tâm lí này.

Trong các buổi giao lưu, chúng tôi cùng bàn về một chủ dé nào đấy vàluôn đi kèm trong các buổi giao lưu là việc giải đáp các câu hỏi mà các em đặtra Hầu như trong bat kỳ một buồi gian lưu nao, chúng tôi đều dành thời gianđặt van đề về những áp lực mà học sinh đang gặp dé các em bay tỏ ý kiến của

mình, thông qua đó, chúng tôi thăm dò ý kiến các em về những phương pháp

giải thoát khỏi các áp lực ấy.

Chúng tôi đã có dịp đề xuất đến các phương pháp trên đây và lấy nhiềuví dụ dé mô ta, tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa có nhiều thời gian dé thực hiện

nhiều lần các phương pháp đó.

Phương pháp mà chúng tôi sử dụng nhiều nhất trong việc hỗ trợ trực

tiếp đến các em học sinh có rối loạn lo âu là tham van Chúng tôi đã gặp gỡcác em, thông qua những giờ tham vấn cá nhân, chúng tôi đã cùng các emtháo gỡ những khúc mắc, giúp các em xem xét lại vấn đề của mình và tìmhướng giải quyết Chúng tôi cho rằng, phương pháp mà chúng tôi đã sử dụng

đã đem lại nhiều thành công trong quá trình hỗ trợ các em.

31

Trang 33

1.4 Những van dé tâm lí — xã hội của học sinh trường THPT

Chuyên Quảng Bình

Học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình cũng như tất cả các emhọc sinh THPT trên toàn quốc, các em đều có những đặc điểm tâm sinh lý,

các đặc điểm chung trong hoạt động học tập chủ đạo, những đặc điểm chung

trong mỗi quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội Đó là:

1.4.1 Đặc điểm tâm lí

Với đa số học sinh THPT thì các em thường ở lứa tuổi từ 14, 15 tuổi

đến 17, 18 tuổi; đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (còn gọi là thanhniên mới lớn, thanh niên học sinh) Đây cũng là giai đoạn nối tiếp thời kỳ dậythì, thời gian quan trọng của một đời người Chính vì có sự thay đổi lớn nhưthế nên tâm sinh lí của các em cũng có những đặc điểm rất khác biệt và đặcbiệt hơn hắn những giai đoạn trước.

Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ươngvà các giác quan nên có sự thay đổi trong chiều cao, cơ thê phát triển Ở các

em nam thì cao vọt lên, râu cằm, ria mép, cơ bắp nôi lên, hoàn thiện dần chứcnăng làm cha còn ở các em gái thì cơ thé duyên dáng, mềm mại hơn, hoàn

thiện chức năng làm me nói chung là ở thời gian này, các em đã có sự chín

muồi về mặt sinh li, cơ thê.

Về mặt tâm lí có lẽ là biéu hiện đặc biệt nhất của lứa tuổi, trong cách

nhìn người, nhìn đời của các em đã có những thay đôi rõ rệt.

Thứ nhất: Diém nỗi bật nhất ở lứa tuôi này là sự tự ý thức, tự nhìn nhậnvan dé theo cách của mình, các em luôn muốn được tự giải quyết dé tự khang

định mình Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng tự

đánh giá mình sâu sắc hơn và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt

mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình Đồng thời các

em có khuynh hướng độc lập hơn trong việc phân tích và đánh giá bản thân.

32

Trang 34

Điều này thé hiện rất rõ ở các em học sinh trường THPT Chuyên

Quảng Bình, bởi các em đã có một thời gian dài học tập nghiêm túc ở bậc

THCS, các em đã có những thành tích học tập đáng kề, vì thé, các em đã thựcsự trưởng thành về mặt ý thức, ý chí Các em hiểu rõ mặt mạnh của mình vàcũng hiểu rõ những điểm yếu mà mình đang gặp phải Trong việc học tập, cácem được “cọ xát“ nhiều trong môi trường thi cử, tranh giành ngôi vi thấp cao

trong thành tích, và cũng đã nhiều lần các em đạt được những thành tích đáng

kể, vì thế, nhu cầu được khẳng định mình các em rất cao, càng muốn được

người khác công nhận, muốn được thể hiện mình hơn nữa

Ngoài ra, trong lứa tuổi này, nhiều lúc các em cảm thấy mình đã lớnnên cứ muốn thê hiện cho bố mẹ thay sự trưởng thành của minh bằng nhiều

cách: như việc các em tỏ ra mình lớn hơn han lứa tuôi, các em tỏ ra mình chínchắn Ở trường, các em là những học sinh ngoan, nhiều em làm cán bộ lớp,học sinh ngoan, học lực giỏi (hoặc ít nhất là khá), hạnh kiểm tốt.

Do có sự tích lũy kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày càng

cao của hoạt động hoc tập, lao động xã hội Cảm giác, tri giác của các em đạt

tới mức độ tinh, nhạy của người lớn Xét về nghĩa nào đó thì có thé nói đượcrằng học sinh trường THPT Chuyên QB đã có những sự trưởng thành nhất

định trong tâm lí, các em có cách nhìn riêng của mình về tất cả các vấn đề,các em đã đưa ra được những ý kiến cá nhân sắc sao, nhất là những van déliên quan trực tiếp đến mình.

Thứ hai: ở gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm củangười lớn, bố mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vẫn dé trong gia đình.Các em đã cảm thay mình trưởng thành và ít nhiều các em cũng phải gánh vácmột số công việc chính trong nhà, ví dụ như công việc đồng áng (đối VỚI

những em ở nông thôn) hay các em tham gia vào một số việc của cha mẹ (đối

với các em ở thành phô ) Các em bat đâu hiệu cuộc sông gia đình và các em

33

Trang 35

hiểu được những khó khăn, hạn chế của gia đình mình, có những em đã hiểuđược cách chi tiêu của cha mẹ, hiểu nhà mình thiếu thốn thé nào, các em hiểuvà thông cảm với cha mẹ hơn han giai đoạn trước

Với những thành tích mà các em đã đạt được trong học tập, các em đãcó trách nhiệm hướng dẫn cho các em của mình cũng có những cách học như

mình để đạt được những thành tích cao Trong nhiều gia đình, hầu như chamẹ không cần phải bày dạy cho đứa con sau, vì đứa đầu đã đảm đương được.

Hầu hết các em học sinh THPT Chuyên QB là đi học xa nhà (chiếm

70% sô học sinh của trường), nên các em đã phải sống cuộc sống tự lập Cácem thuê nhà dé ở mà đi học, hàng tháng, các em được bố mẹ chu cấp cho mộtkhoản nao đó nhất định dé các em chi tiêu, cũng có gia đình không thé có đủtiền để cho con mang đi một lần trong mỗi tháng, mà con phải hàng tuần vềnhà lấy Nhiều em còn không có tiền để đi xe về nhà nên các em phải đi xe

đạp đến hơn 50km đề về đến nhà hàng tuần.

Với những phân tích như trên, chúng tôi cho rằng, ít nhiều việc sống xanhà cũng gây ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với các em Các em buộcphải tự chi tiêu, tự lập kế hoạch cho cuộc sống của mình Vì thế, sự tự lập củacác em buộc phải hình thành từ rất sớm, (từ 16 tuổi) Các em vừa phải tựchăm sóc cho mình, vừa phải cố gắng cho bằng bè bạn, cố găng thi cử cho đỗđạt rất nhiều sức nặng bắt đầu đồ lên vai một đứa trẻ mới mới bắt đầu tudi

16, trong khi các bạn cùng tuôi khác đang được bố mẹ chăm sóc hàng ngày.

Thứ ba: Đời sống tình cảm của học sinh trung học phô thông rất phong

phú Các em có thái độ cảm xúc đối với các mặt khác nhau của đời sống.

Với học sinh trung học phổ thông, nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhânđược tăng lên rõ rệt Việc tìm bạn mà chơi đã được bắt đầu từ tuôi thiếu niên.

Nhưng sang giai đoạn này tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn nhiều Các

em có yêu câu cao hơn đôi với tình bạn (các em mong muôn sự chân thật, tính

34

Trang 36

vị tha, sự tin tưởng, sự tôn trong lẫn nhau, hiểu biết nhau và sẵn sang giúp đỡlẫn nhau ) Ở các trường THPT khác, chúng tôi vẫn nghe nói nhiều về

những mâu thuẫn của các em học sinh khi tình cảm học trò không đem lại

những hiệu quả tốt, như các em đánh ghen, bạo lực với nhau Nhưng ở

trường THPT Chuyên Quang Bình, dẫn lời bác Bảo vệ: “ở đây thi không phải

là không có chuyện tình cảm học trò, nhưng mà ít lắm, chúng nó chỉ ở giai

đoạn có tình cảm với nhau trên mức bạn bè, giúp đỡ nhau học hành là

chính “ Điều mà chúng tôi nhận thay sau thời gian thực hiện nghiên cứu nay

tại trường, đó là, các em cũng có những tình cảm với các bạn khác giới,

nhưng đó là loại tình cảm rất ngây thơ, trong trắng, các em quý nhau vì bạn ấyhọc giỏi, vì bạn ay rất nôi bat, vi ban ay đặc biệt nhất trong lớp đó Và tìnhcảm ấy rất trong sáng, đơn sơ, đáng trân trọng Em ĐBN tâm sự: “em rất

thích anh ấy, anh ấy là động lực thúc day cho em quyết tâm thi đỗ DH

KHXH&NV Hà Nội“ Những tình cảm này đều xuất phat từ sự ngưỡng mộngười bạn kia học giỏi, bạn ấy đạt được giải gì đó để bây giờ mình có cái mốc

dé phan đấu theo.

1.4.2 Hoạt động học tập cua học sinh trường THPT ChuyênQuảng Bình

Như chúng tôi đã trình bay ở trên, ở lứa tuổi này hoạt động chủ đạo củacác em là hoạt động học tập cho nên, mọi hoạt động của các em đều tập trungvào kết quả của việc học tập.

Đến thời điểm này, các em đã hiểu được mọi chuyện xây ra xung quanh

mình, mặc dù chỉ nhìn theo lăng kính chủ quan, nhưng các em cũng đã đặt

cho mình những mục tiêu dé phan đấu, ban thân các em đã đạt được ít nhiềunhững thành tích đáng nể, nên bây giờ, các em hiểu hơn ai hết giá trị củanhững thành tích đó Hơn nữa, các em cảng hiểu sự kỳ vọng, mong chờ của

bô mẹ vào kêt quả mà các em mang vê cho bô me, đó là niêm vui vô bờ bên

35

Trang 37

mà không có gì mua được Vì vậy, mục tiêu học tập của các em còn là phải

đạt kết quả học tập tốt dé bố mẹ còn khoe với mọi nguoi, dé bố mẹ còn hãnhdiện với hàng xóm láng giéng

Ngoài ra, các em còn xác định cho mình đường đi trong tương lai, các

em xác định phương hướng và chọn một ngành nghề nào đó phù hợp với

mình dé đầu tư thời gian suy nghĩ, nghiên cứu về nó Các em đều xem đây là

lúc đứng trước việc quyết định đường đời, tương lai của mình.

Chính vì thế, không ít học sinh đã cố gắng và đã đạt được nhiều thànhtích cao trong hoc tập Có thé nói rằng đây là thời gian trí tuệ của các emđược phát triển khá mạnh, dễ gặt hái được nhiều thành công học đường nhất.Và cũng có thé thay rang đây là giai đoạn tích lũy kiến thức khoa học cơ bảnmột cách day đủ và nền tảng nhất.

Trong việc học tập, thái độ của các em càng tích cực hơn Các em đua

chen nhau dé được đi thi các giải học sinh giỏi Quốc gia, các em lại phải đầu

tư thời gian nhiều hơn, phải chăm chỉ học hành hơn hoặc nếu em nào xácđịnh không thể đối chọi với các bạn được thì tập trung vao các môn cơ bản

theo khối của mình để đi thi Đại học Chỉ một số ít em thì vì học sút dần nên

các em chọn phương án là chỉ ôn chắc, thi chắc ngành nghề mà các em chọn

phù hợp với sức của mình.

Vì nhận thức của các em trong việc học hành thay đôi mà tâm lí của cácem cũng thay đổi nhiều hơn Đối với học sinh trường THPT Chuyên QuảngBình, các em đặt ra cho mình nhiệm vụ phải học tập dé đạt được kết quả nào

đó, nhất là việc phải thi thật tốt hai kỳ thi, kỳ thi Tốt nghiệp THPT và thi vàoĐại học Đó là cái đích buộc phải đến, các em khó lòng chấp nhận việc mình

không vào đại học, hoặc ít nhất là học cao đăng, chứ không chịu nghỉ học vì

lý do mình thi không đậu Ở các khóa trước, hầu hết học sinh trường ChuyênQuảng Bình đều đậu tốt nghiệp với tỉ lệ trên 95%, năm học 2007-2008 tỉ lệ

đậu là 99.58%, [36], theo số liệu của Ban giám hiệu nhà trường, tỉ lệ số học

36

Trang 38

sinh đậu vào DH, CD năm đầu tiên là từ 80 - 90% Các em chưa đậu năm đầuđều thi đậu vào năm thứ 2, hoặc năm thứ 3 Cũng có em thi đến năm thứ 4mới đậu (số này cực kỳ hiếm) nhưng em vẫn quyết tâm thi cho được vào ĐH.Như vậy, trong việc học tập các em đã tự đặt ra cho mình khẩu hiệu: “khôngthé khong dau dai hoc“.

Trước áp lực việc hoc tap như vậy, các em buộc phải cố gắng dé đạtđược kết quả tốt trong học tập Nhưng điều đáng nói là các em đã sử dụng cácphương pháp dé đạt đến kết quả ấy là không ổn, nên đã dẫn đến RLLA chocác em Các em đã phải học hành nhiều hơn, căng thăng, lo lắng trong suốt

một thời gian dài; các em đi học liên tục (ngoài giờ học ở lớp, các em còn học

thêm ở nhiều nơi, các em không có thời gian nghỉ ngơi, có quá nhiều bai tập

các em phải làm hết mà các em không thé làm được;) Có nhiều em khôngngủ được suốt một thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khoẻ Các em bị mâuthuẫn nội tâm giữa một bên là mong muốn đạt được những thành tích cao

trong học tập như đạt học sinh giỏi tinh, học sinh giỏi quốc gia , và một bên

là khả năng của ban thân không thé đáp ứng được điều đó Từ đó sinh ra cảm

giác ức chế, bức xúc, uất ức và dan đến RLLA.

Những tác động như vậy đã ảnh hưởng đến tâm sinh lí của các em Vì

vậy, đây là một trong những nguyên nhân gây ra RLLA cho các em.

1.4.3 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái của học sinh trường

THPT Chuyên Quang Bình

Ở lứa tuổi học sinh THPT nói chung, phản ứng dễ thay nhất ở tuổi này

là sự thay đổi quan hệ với gia đình, xã hội Các em dành thời gian nhiều hơncho bạn bè, chính vì thế mối liên hệ với gia đình có vẻ lỏng lẻo đi nhiều.

Cụ thé là: ở lứa tuéi này, các em cảm thấy luôn muốn tự chủ trong moi

chuyện, từ chuyện tình cảm đến mọi hành vi của mình Tức là các em muốn

được tự giải quyét tat cả mọi chuyện xây ra với minh, tự quản lí công việc của

37

Trang 39

mình, tự chăm lo cho bản thân; các em muốn được khang định minh là ngườilớn Trong khi bố mẹ lại luôn muốn con cái làm theo ý mình, vẫn luôn chămcon theo cách của mình, với bố mẹ, con cái lúc nào cũng còn bé bỏng, cần

được chăm chút từng tí một Chính vì thế mà trong mối quan hệ với bố mẹ có

những khúc mắc và xây ra những xung dot.

Sự mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái có nguyên nhân chủ yếu là sựkhác biệt trong quan điểm, bố mẹ thường xem xét hành vi của con cái thôngqua lăng kính chủ quan của mình, bố mẹ cảm thấy mình cần phải điều tiết

hành vi của con theo cách nhìn nhận về xã hội mà mình tích lũy được trongqua trình sinh sống Còn về phía các em, các em cho rằng mình đã lớn, cácem cảm nhận sự quan tâm này giống như sự xâm phạm vào quyền tự chủ và

sự lựa chọn cá nhân Từ chỗ bố mẹ là người nắm quyền trong các mối quan

hệ của con cái, nay vai trò của bố mẹ và con cái trở nên ngang bằng trong mọiquyết định quan trọng của con cái.

Đối với học sinh ở trường THPT Chuyên Quảng Bình, ngoài những nétđặc trưng chung trong mối quan hệ với cha mẹ như trên, các em còn có

những đặc điểm khác nồi bật, đó là:

Học sinh của trường THPT Chuyên Quảng Bình được tuyên chọn từkhắp các trường THCS của Tỉnh, theo như số liệu của Ban giám hiệu trườngcung cấp thì số học sinh ở các huyện thị chiếm đến 70%, vì vậy mả các emhầu hết phải sống xa nhà, các em sớm sống xa cha mẹ hơn so với gần 30%

các em còn lại Vì thế, mối quan hệ gia đình có nhiều sự khác biệt.

Cụ thể là:

Đối với các em xa nhà, các em được sống cuộc sống tự do nhưng lại

thiếu thốn cơ sở vật chất, các em chỉ được tiêu những đồng tiền ít ỏi do cha

mẹ dành dụm cả tháng gửi cho; (cũng có em có điều kiện hơn, nhưng cái

chung nhau là các em vân phải sông cuộc sông tự lập với một khoản chi tiêu

38

Trang 40

nhất định), các em buộc phải tính toán, suy nghĩ cho những ngày sống xa nhà.Nhiều lúc, các em rất nhớ nhà, rất muốn có cảm giác ấm cúng của gia đìnhnhưng không được, bù lại, các em được “tự do“, muốn làm gì thì làm, miễn làhọc cho tốt Vì lúc này, ba mẹ chỉ có thể quản lý bằng số điểm, bằng kết quả

học tập Vì thế, cuộc sống “tự do“ của các em xa nhà thực sự là niềm ao ướcđối với những em đang sống cùng bố mẹ, vì các em không muốn bị bố mẹ gò

bó, ép buộc.

Đối với đa số các em xa nhà, mỗi tuần về nhà một lần hoặc có khi lâu

hơn, 2 tuần, hoặc 1 tháng, cho nên, mỗi lần các em về, các em được cha mẹ

chăm sóc, yêu thương, bỏ qua mọi sai trái, lỗi lầm như vậy, đối với các em

nay, du sao thì mỗi quan hệ với cha mẹ cũng có những nét trung tính hoặc tốt.

Ngược lại, một số ít em sống xa nhà khác vẫn cảm thấy ngột ngạt trong mốiquan hệ với cha mẹ, bởi từ hai phía có những khúc mắc, trục trặc Trongtrường hợp đó mối quan hệ cha mẹ và con cái thực sự là nguyên nhân gây raáp lực đối với các em, vì các em không hề cảm thấy an toàn trong mối liên hệ

thức mà cha me áp đặt với mình Vì thé đã xảy ra mâu thuẫn và xung đột.

Vì thế, về mối quan hệ gia đình, học sinh trường THPT Chuyên Quảng

Bình cũng có những mâu thuẫn, xung đột nhất định với cha mẹ mình Mặc dù

theo tìm hiểu sơ bộ của chúng tôi, số đó không phải là phổ biến.

39

Ngày đăng: 10/06/2024, 03:19

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN