1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX trong truyền thống văn học dân tộc

228 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN VĂN THẾ

Chuyên ngành : Van học Việt NamMa số :62223401

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dân khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Vương

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

Chương I: NHỮNG TIEN DE LICH SỬ - XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG

VĂN HÓA, VĂN HỌC ĐƯA ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ

PHAT TRIEN CUA VAN HỌC YÊU NƯỚC GIAI DOAN

NỬA SAU THE KY XIX Ở VIET NAM

Sự ra đời của chu nghĩa tư ban ở phương Tay va sự banh trướng,

xâm lược của nó ở khu vực châu Á

Quá trình bành trướng, xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

và sự nhận diện kẻ thù mới của các tầng lớp trong xã hội

Sự tiếp cận Việt - Pháp.

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam

Sự nhận thức về kẻ thù mới của các tầng lớp trong xã hội

Chủ nghĩa yêu nước trong truyền thống đấu tranh của dân tộcViệt Nam

Cơ sở văn hóa tư tưởng

Chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử đấu tranh chống ngoại

xâm của dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử văn học dan tộc

Giới thuyết về phạm vi của khái niệm văn học yêu nước

Chủ nghĩa yêu nước trong lich sử văn học dan tộc

Sự biến đổi trong đời sống tỉnh thần, tư tưởng, tình cảm làm

tiền đề cho những sáng tác văn học mang những nội dung mới

Chương 2: QUA TRINH HÌNH THÀNH VÀ ĐIỆN MAO TONG

QUÁT CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC YÊU NƯỚC NỬASAU THẾ KỶ XIX Ở VIỆT NAM

Quá trình hình thành bộ phận văn học yêu nước nửa sau thếkỷ XIX ở Việt Nam

Trang 3

h9 t2 ee)t2hm

Co sở van hóa tu tưởng

Sự biến động nội tại của nội dung yêu nước trong văn hoc

Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX

Sự khủng hoảng và phát triển của lịch sử tư tưởng yêu nướctrong văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế ky XIX

Diện mạo của văn học yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX

Văn học yêu nước khu vực Nam Kỳ

Văn học yêu nước khu vực Bắc Kỳ

Văn học yêu nước khu vực Trung Kỳ

Đặc điểm loại hình tác giả của văn học yêu nước nửa sau thế

kỷ XIX

Văn học yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX trong mối

quan hệ với văn học dân gian

Chương 3: VAN HOC YÊU NƯỚC GIAI DOAN NỬA SAU THE KỶ

XIX TRONG TIẾN TRÌNH LICH SỬ VĂN HỌC DÂN TỘCBộ phận văn chương yêu nước nửa sau thế kỷ XIX nhìn từ

góc độ quan niệm văn học và tư tưởng thẩm mỹ

Về hệ thống chủ đề - đề tài và luận đề văn học trung tâm

Về hệ thống hình tượng - hình tượng trung tâm

Về hệ thống thể loại, một vài thể loại đặc biệt

Một bước đại chúng hóa ngôn ngữ của văn chương bác học

192

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

L.I Mục dich của đề tài

1.1.1 Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ thời điểm phong trào Cần vươngbi dap tat, đã hơn ba mươi năm trôi qua kể từ thời điểm đất nước thống nhất,cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho tổ quốc đã được hoàn thành một cách vẻ

vang Với một độ lùi cần thiết đã được tạo ra, các khoa học lịch sử trong đó có

lịch sử văn học đứng trước yêu cầu phải thực hiện cho bằng được việc nhìnnhận, đánh giá và soi xét thật vô tư, công bằng và khách quan đối với một giai

đoạn mang tính bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc Trong

khi đó, giới nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi quỹ đạo "nghiên cứu

khoa học trong hoàn cảnh thời chiến” cả về tâm thế, tốc độ, cả về hệ quy chiếucủa những vấn đề lý luận.

Trước yêu cầu đó, việc tái hiện lại điện mạo của văn học yêu nước giai

đoạn nửa sau thế kỷ XIX là vấn đề từ lâu đã được giới nghiên cứu lưu tâm.

Nhưng do quan điểm nhìn nhận đánh giá có lúc chưa thỏa đáng; tư liệu mất

mát nhiều: chiến tranh kéo đài vừa làm cản trở việc sưu tầm tìm hiểu, vừa làm

tiêu hao mất mát nhiều tư liệu văn bản gốc khiến công việc nghiên cứu ngày

một khó khăn hơn.

Thời gian gần đây, nhiều hội nghị khoa học, nhiều công trình nghiêncứu về văn học yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đã góp phần phục hồi

những giá trị của chúng trong nền văn học dân tộc Chúng tôi chọn đề tài

"Văn học yêu nước nửa sau thé ky XIX trong truyền thống văn hoc dan tộc”

cũng không nằm ngoài yêu cầu nêu trên.

1.1.2 Lấy đối tượng khảo sát là văn học quá khứ, yêu cầu đầu tiên đặtra cho người nghiên cứu là phải sưu tầm và khảo tra đầy đủ ở mức có thể

những hiện tượng văn học đã từng có trong quá khứ Công việc đó cho phép

Trang 5

tái hiện lại đời sống văn học của một thời kỳ lịch sử trong tất cả tính đa dạng,

nhiều vẻ của đối tượng Tuy nhiên, mục đích chính mà nghiên cứu văn học sửhướng tới là không phải là chỉ giới hạn ở việc đưa ra một bảng liệt kê về

những tác giả tác phẩm và diễn dịch, chú giải nội dung tác phẩm Mục dich

chính là, trong những giới hạn có thể mô hình hóa, tìm ra những khuynh

hướng vận động của văn học đương thời trong tính liên tục giữa văn học yêu

nước truyền thống và văn học yêu nước ở những giai đoạn tiếp theo sau Từ đó

tìm ra con đường mang tính qui luật và đặc thù của một giai đoạn mang tínhbước ngoat đặc biệt trong lich sử văn học dân tộc.

1.1.3 Trong lịch sử chung của văn hoc dan tộc cũng như van học yêu

nước và cách mạng cả thời kỳ hơn 80 năm chống thực dân Pháp, văn học yêu

nước chống Pháp - chưa có cách mạng - nằm ở phần đầu của giai đoạn thứ

nhất: từ khi Pháp xâm lược tới phong trào Cần vương (1858 - 1885) Tuy sautrước có khác nhau, văn học yêu nước và cách mạng vẫn là một sự tiếp nối và

phát triển không đứt đoạn Trước và sau vẫn gắn chặt nhau trên những cơ sởnhất định, hiểu trước mới hiểu sau, hiểu sau tốt tất phải hiểu trước.

1.1.4 Nửa sau thế ky XIX mới là văn học yêu nước chống Pháp, chưa

có thành phần văn học cách mạng Xét từ hệ ý thức mà ra thì trước hết đó là

văn học của những người trí thức theo hệ ý thức phong kiến và Nho giáo,

nhưng trong chừng mực nào, hệ tư tưởng ấy đã được dân tộc hóa, nhân dân

hóa Tiếp theo và chủ yếu là văn học của thân dân và của những nhà trí thứcnhân dân mà hành động bắt nguồn chủ yếu từ những cơ sở tư tưởng truyền

thống của dân tộc: yêu nước và nhân đạo Việc lý giải bộ phận văn học yêu

nước chống thực dân Pháp, việc xác định lại giai đoạn mang tính tiền thân

chưa có sắc thái "cách mạng” của nó trong tiến trình vận động của lịch sử văn

học Việt Nam không chỉ nhằm nói rõ hơn giá trị của văn học Việt Nam thời

cận hiện đại mà còn phục vụ cho việc nhìn nhận văn học hiện tại.

1.1.5 Nghiên cứu sâu một giai đoạn đặc biệt của văn học yêu nước: kẻthù xa lạ, khác về chất, từ đó mà lòng yêu nước tuy vẫn thiết tha rực rỡ nhưng

Trang 6

chủ nghĩa yêu nước xét như một thành tố ý thức hệ thì có những chuyển độngsáu sắc Văn học yêu nước chống Pháp khác với văn học yêu nước trước đây,

văn học yêu nước giai đoạn này cũng khác giai đoạn sau (yêu nước kết hợp

với cách mạng), nhưng giữa các giai đoạn vân có những mối liên hệ, những

tính qui định, van là một dòng chảy liên tục mang tinh qui luật.1.2 Ý nghĩa của đề tài

1.2.1 Ý nghĩa khoa học

- Từ sự nhận diện về kẻ thù mới của các tầng lớp trong xã hội, thấy

được những phản ứng văn chương tương thích.

- Sự vận động và phát triển của nội dung yêu nước trong văn học yêu nước

giải đoạn nửa sau thế kỷ XIX trong truyền thống của văn học yêu nước ở Việt Nam.

- Hơn hẳn các bộ phận khác, văn học yêu nước gắn với chính trị, gắn

với hệ tư tưởng Nghiên cứu nó cũng góp phần nghiên cứu lịch sử tư tưởng,lịch sử chính trị, cả những vấn đề lớn thuộc tâm lý xã hội và văn hóa.

- Nhìn vấn đề của thời hiện đại, cả trên bình diện chính trị xã hội tư tưởng

văn hóa sẽ trở nên sáng tỏ hơn nếu nghiên cứu quá khứ gần một cách có hiệu quả.

1.2.2 Y nghĩa thực tiên

Nghiên cứu văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX không chỉ có tác

dụng trong việc giảng dạy các cấp học phổ thông, cao đẳng và đại học trên cácphương diện: đặc trưng về tư duy nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật, bút pháp

nghệ thuật mà quan trọng hơn còn là góp phần làm sống lại những giá tri tư

tưởng tình thần vô cùng cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc đang có chiều hướng

bị hao hụt, lãng quên trong thời buổi kinh tế thị trường, hội nhập thế giới sôiđộng chưa từng có trên đất nước hôm nay.

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu lịch sử vấn de có liên quan đến luận án, chúng tôi triểnkhai trên những bình diện như sau:

tủ

Trang 7

- Những thuận lợi và những khó khan trong việc lưu giữ, in ấn, sưu tam

và dịch thuật phần văn học yêu nước chống thực dân Pháp trong hơn tám mươi

năm qua nói chung và văn học yêu nước trong giai đoạn đầu nói riêng.

- Những thành tựu, những công trình khảo luận, nghiên cứu tiêu biểu

về văn học yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX ở cả hai miền Nam Bắc

trước và sau năm 1954.

- Những công trình nghiên cứu lịch sử, lịch sử tư tưởng có giá trị liên

quan đến đề tài

- Một vài nhận xét định hướng cho công việc nghiên cứu.

2.1 Những thuận loi và những khó khăn trong việc lưu giữ, in ấn,sưu tam và dịch thuật phần văn học yêu nước chống thực dán Pháp tronghon tám mươi năm qua nói chung và văn học yêu nước trong giai đoạn đầu

noi riêng

Dưới ách cai trị thực dân hay chính thể Nam triều ở nước ta, văn học

yêu nước và cách mạng là loại "quốc cấm” Từ phía khác, với sự tàn phá của

binh lửa kéo dai ngót nửa thế kỷ trên cả nước không sót một tinh nào, sức hủy

hoại của thời gian và thời tiết rất lớn, huống chi thực dân Pháp thực hiện chính

sách văn hóa phản động và ngu dân có hệ thống, cho nên gia tài văn học yêu

nước nửa cuối thế kỷ XIX mà chúng ta còn phát hiện và lưu giữ được, chắc

chắn mới chỉ là một bộ phận của toàn bộ lớn hơn rất nhiều.

Đây là bộ phận đầu tiên của dòng văn học yêu nước và cách mạng trongsuốt 80 năm thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta Trong 80 năm ấy từ

mất chủ quyền từng mảng nước nhà đi dần tới mất chủ quyền toàn bộ Vănhọc yêu nước lưu hành trong sự khủng bố, ngăn cấm, giám sát của quân thù.Mọi cái đều đan cài, chèn chéo nhau khá phức tạp Giới nghiên cứu trong môitrường hợp pháp lại thường có thái độ "kính nhi viễn chi", số khác coi bộ phận

văn học này như những chứng tích lịch sử, trừ một số trường hợp, còn thì rấtdé dat về giá trị thẩm mỹ.t

Trang 8

Trong hoàn cảnh thời chiến, quân sự là công việc khẩn trương, phải

được ưu tiên hàng đầu Việc thơ văn thường chỉ được coi là việc phụ Những

nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp mà ta đang

bàn tới hầu hết là những thủ lãnh của phong trào kháng chiến ở các địaphương Nhiều người trong số họ xuất thân từ khoa bảng, một số từng là Đình

nguyên, Thám hoa, Hoàng giáp nên được dân chúng nể trọng cả về mặt chống

ngoại xâm, cả về mặt văn chương Tuy nhiên thơ ca của họ cũng ít được sáng

tác trong giai đoạn này Ngay cả một nhà thơ đã trở thành thủ lĩnh của cả một

cuộc kháng chiến, chẳng hạn nhà thơ Nguyên Quang Bích - lãnh tụ Cần vương ở

mặt trận Tây Bắc, cũng xem việc sáng tác chỉ là việc phụ Dù thi ca đã gắn bó

rất mật thiết với cuộc đời binh nghiệp của ông, thế mà trong ý thức chủ quan

ông cũng chỉ quan niệm thơ là "để tiêu khiển cảm hoài" mà thôi.

Văn thơ yêu nước chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX vốn đã không được

thuận lợi trong việc được viết ra, lại còn bị mai một hầu hết Sau khi phong tràoCan vương tan rã, không mấy ai đám lưu giữ thơ văn của nhóm kháng chiến Lúcấy thơ văn của họ thuộc loại quốc cấm, nếu bị chính quyền bảo hộ bắt gặp ai còn

cất giấu, thì không những bị tù đày, mà mạng sống e cũng không còn.

Đào Trinh Nhất, trong quyển "Phan Đình Phùng" (Đại La xuất bản tạiHà Nội, 1945) đã viết về số phận của thơ văn yêu nước của những chiến sĩ

Cần vương:

Đáng tiếc những giấy tờ và thủ bút của họ Phan bị tiêu tan

thất lạc hết sạch Phan thì mất ngay trong lúc binh hoa bon ba Phần

thì mất bởi những dư đảng hàng đầu bị tình nghi và bắt bớ, nhữngnhà đồng chí bị khám xét tịch thu Có nhà phải ngậm ngùi tự động

đốt đi kéo sợ liên lụy Phải biết với Kham sai Nguyên Thân lúc bấygiờ, một chữ của Phan Đình Phùng còn nằm sót lại ở trong tay al,

cái đầu người ấy chỉ là củ chuối! [176, tr 36].

Rồi ông kể rõ nỗi nhọc công sưu tầm tài liệu hiếm hoi của những thơ

văn ấy:

in

Trang 9

Thanh ra công việc sưu tầm tài liệu cho chúng ta ngày nay,

nhiều nỗi gian nan Còn chăng, chỉ là dam ba mảnh đoạn gián tan

biên, mực đã mờ, giấy đã nát Đến nỗi ống kính hòm ảnh phải từ

chối, không chịu bắt sang, và nếu ta đưa lên nặng tay, sợ giấy rời ra.

Nhưng mấy cái ky niệm mong manh sứt mé ấy cũng còn lập lòenhững tia sáng để kẻ sưu tầm có thể hiểu thêm được ít nhiều về quân

sự bố trí của cụ Phan Và một đôi phần về ý kiến cụ đối với thời

cuộc [176, tr 36].

Như vậy, sự lưu giữ thơ văn của các chí sĩ yêu nước trong giai đoạnnày rất khó khăn, đôi khi người ta không đám cất giấu mà phải học thuộc

lòng, đợi thời gian lâu cho lắng dịu rồi mới dám ghi chép Lại có những bài

thơ mà các thủ lãnh kháng chiến khẩu chiến trước khi bị hành hình, chưa kịp

ghi chép vào giấy thì đầu đã bị rơi Trong trường hợp tốt nhất những áng văn

ấy may mắn được người đời ghi nhớ rồi truyền lại Cả hai trường hợp đều có

thể xảy ra dị bản.

Chỉ từ Cách mạng tháng Tám trở đi, người nghiên cứu mới có điềukiện thuận lợi để đẩy mạnh công việc sưu tầm, phát hiện và như thế văn họcyêu nước mới có được chỗ đứng dưới ánh mặt trời.

Từ sau năm 1954 đến nay, ở miền Bắc, những văn phẩm sáng giá nhất

trong đó đã được nghiên cứu, giới thiệu, đưa vào chương trình nhà trường từ đại

học đến phổ thông Đặc biệt bài viết: "Phấn đấu cho một nên văn nghệ dân tộc

phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội" của đồngchí Trường Chinh tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957) có đoạn:

Trong vốn văn nghệ của các thời trước, chúng ta còn

chưa chú ý đúng mức đến văn nghệ cận đại Thời kỳ này có nhiều

giá trị văn nghệ đáng chú ý Lịch sử hơn tám mươi năm chống Phápthống trị cũng là lịch sử đấu tranh không ngừng của đân tộc ta về

mọi mặt để tự giải phóng Từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta

cho tới trước khi có phong trào công nhân và trước khi Đảng Cộng

6

Trang 10

sản Đông Dương ra đời, trong văn nghệ ta có một trào lưu chốngPháp và bọn vua quan bán nước Những nha cách mang Jan lộn đấu

tranh vì sự nghiệp đân tộc như Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng,

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đồng thời là nhà van, nhà thơ

giàu nghĩa khí, đầy nhiệt tình yêu nước thương nòi, tiếc rằng chúng

ta chưa nghiên cứu, phân tích, học tập kỹ những tác phẩm quí báucủa các bậc tiền bối đó [93, tr 134].

Tinh thần của bài viết đã khơi day những hướng nghiên cứu, tìm tòi và

phát hiện mới về văn học yêu nước và cách mạng trong hơn tám mươi năm

chống thực dân Pháp nói chung, văn học yêu nước chống Pháp ở thời kỳ đầu

(1858 - 1900) nói riêng.

Nhờ công sức của nhiều thế hệ học giả chúng tôi giờ đây đã có thể tiếp

cận với toàn bộ những nguồn tư liệu lưu trữ của các viện nghiên cứu (ViệnVăn học, Viện Sử học, Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam), cáctrường Đại học, cũng như Thư viện Quốc gia Hà Nội Một nguồn tư liệu dồidào là kho sách thuộc thư viện Đông Duong cũ nay thuộc quản lý của Thư

viện Quốc gia Hà Nội) Ngoài nguồn tư liệu từ các cơ quan Trung ương, 6

nhiều địa phương trên cả ba miền đều có lưu trữ hoặc cho xuất bản một lượng

khá lớn văn chương yêu nước từ khi Pháp xâm lược tới Cách mạng tháng Tám.

Đó cũng là những thuận lợi lớn mà chúng tôi được thừa hưởng.

2.2 Những thành tựu, những công trình khảo cứu chuyên biệt về

văn học yêu nước tiêu biểu ở cả hai miền Nam Bac trước và sau năm 1954

2.2.1 Miền Nam

Những công trình qui mô đầu tiên như: Lược khảo lịch sử văn học Việt

Nam (từ khởi thượng đến cuối thế kỷ XIX) của Bùi Đức Tình, Nxb Văn nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh, 1962; Việt Nam văn học sử giản ưóc tân biên của

Phạm Thế Ngũ, Quốc học tùng thư xuất bản, Sài Gòn, 1963; Văn học ViệtNam đối kháng Trung Hoa, Phong trào văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1967 vàBảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lang, Nxb Trinh Bay, Sài Gòn, 1973:

Trang 11

Văn học thời kháng Pháp 1858 - 1945 của Lê Văn Siêu, Trí Đặng xuất ban,Sài Gòn, 1974 có đề cập đến phan van học này nhưng còn rất sơ sài.

Thành công đáng phi nhận là các công trình như trên đã khảo tả mộtcách công phu những tác giả tiêu biéu của văn học yêu nước chống Pháp giaiđoạn nửa sau thế ky XIX Trong cuốn Lược khảo lịch su văn học Việt Nam (từ

khởi thượng đến cuối thế kỷ XIX), Bùi Đức Tịnh đã phân chia các giai đoạn

văn chương yêu nước và dành từ trang 248 đến trang 292 để nói về văn

chương giai đoạn chống xâm lăng (1859-1884) với các tác giả tiêu biểu: Phan

Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Man Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Phan VănTrị, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Văn Giai Bên cạnh việc giới thiệu về tiểu sử,là việc phân tích những đóng góp của các tác giả trên lĩnh vực văn chương.

Mặc dù chi là những cái nhìn khái quát nhưng trong hoàn cảnh khó khăn lúcbấy giờ (như chúng tôi đã nói ở trên) mà có được một công trình qui mô như

Z ^

thế này cũng là một sự đóng góp rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, đúng như tên gọi của các công trình đã nêu, đây chỉ là những

“bảng lược đồ”, những cuốn "van học sử giản ước”, nghĩa là những công trình

mang tính tổng quan về văn học sử tuy được biên soạn công phu Hạn chếchính là hầu hết những công trình đó đều được trình bày theo lối khảo tả hoặc

dùng nhận thức, cảm tính chủ quan bình giảng, dién dich từng don vị tác phẩm.

Một số khác ít ỏi và tầm cỡ khiêm tốn hơn hầu như chỉ nhằm một vài

điểm trong phần văn học này như xung quanh cuộc "bút chiến" Phan Van Tri

và Tôn Thọ Tường, nhất là về Nguyễn Đình Chiểu vào hai dịp kỷ niệm: 150 nămngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1972) và 75 năm ngày mất của Nguyễn

Đình Chiểu (1888 - 1963).

Đặc biệt, từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, việc nghiên

cứu về thơ văn yêu nước của các tác giả miền Nam đã tiến thêm một bước dài

đáng kể, trong đó có cả việc sưu tầm, xác minh tác phẩm cũng như những tư

liệu, sự kiện có liên quan tới cuộc đời của các tác gia Mặt khác, theo thời

gian, yêu cầu đối với việc nghiên cứu về các tác giả văn thơ yêu nước miền

Trang 12

Nam cũng được nang cao Điều này cho phép bạn đọc đòi hỏi sự có mặt của

những công trình nghiên cứu xứng đáng và có chất lượng hơn.

Vào những thập niên 90 có các công trình đáng chú ý: Mấy vấn dé văn

học yêu nước và cách mạng, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990;

Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nua sau thế kỷ XIX, NxbVăn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

Uu điểm nổi bật là những công trình nay đã tập trung phân tích thơ văn

yêu nước của các tác gia miền Nam trong giai đoạn kháng pháp từ 1858-1884.

Các công trình trên đã cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quí về các tác giảvăn thơ yêu nước từ đó giúp chúng ta có cách nhìn nhận đánh giá thỏa đáng hơn.

Bên cạnh đó văn chương dân gian yêu nước chống Pháp cũng có được vị trí

trong các công trình này Trong cuốn Những ngôi sao sáng trên bầu trời vănhọc Nam Bộ nửa sau thế ky XIX, ngoài phần viết mở đầu của Ca Văn Thỉnh -người có công lớn trong việc sưu tầm, nghiên cứu di sản của ông cha ở Nam

Bộ là tập hợp những bài viết về các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,

Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông, Huỳnh Mẫn Dat, Học

Lạc Trong đó đáng chú ý nhất là những bài viết về Nguyễn Đình Chiểu:

Nguyễn Đình Chiểu, người chiến sĩ kiên cường, nhà thơ lớn của nhân dân ViệtNam; Chim Việt đậu cành Nam; Từ hich Truong Định đến thơ văn khóc

Trương Định từ nhận xét đánh giá, tác giả đi đến khẳng định vị trí đặc biệt

của nhà thơ mù xứ Đồng Nai:

Cang cọ xát với thực tiên chiến đấu, càng dan thân vào thời

cuộc va càng nắm vững truyền thống văn hóa, đời sống tinh than

ngàn đời của ông cha, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước bao

nhiêu, thì tư tưởng tình cảm, ý chí, lòng tin của Nguyễn Đình Chiểu

càng được hun đúc, nâng lên bấy nhiêu, càng sáng suốt, cao đẹp,

vững vàng bấy nhiêu [30, tr 5§].

Tuy nhiên, cũng như tên gọi của các cuốn sách mà Bao Dinh Giang đãcông bố thì đây chỉ là bước đầu tuyển lựa một số thơ văn tiêu biểu, phản ánh

9

Trang 13

tỉnh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX,chúng ta cũng mới chỉ tiếp cận với các tác giả khu vực Nam Bộ còn các tác giả

miền Trung và miền Bắc chưa được nói đến do đó chúng ta chưa có được một

cái nhìn toàn cảnh về văn học yêu nước giai đoạn này Hơn nữa một số tác giả

chưa được đề cập đến trong các công trình trên như Phan Thanh Giản, Nguyễn

Văn Giai một phần là do sự ngăn cấm của kẻ thù thực dân, một phần do tư

liệu mất mát nhiều Điều đó cũng thật dé hiểu!

Đi sâu vào từng tác giả lại có Tác phẩm Nguyễn Thông, Sở Văn hóa

Thông tin Long An xuất bản, 1984 (Cao Tự Thanh - Đoàn Lê Giang trích dịch

và giới thiệu); Nguyén Đình Chiếu ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng của Lê

Trí Viên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1982

Trong những năm trở lại đây, được sự gợi ý của đồng chí Võ Văn Kiệtnguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc

trẻ, từ năm 2001, Nxb Trẻ đã cho ra mat loạt sách "Nam Bộ nhân vật chi",

theo đó nhiều tác giả văn học yêu nước Nam Bộ được chú ý nghiên cứu một

cách thỏa đáng và công phu như Vguyêễn Hữu Huán nhà yêu nước kiên cường nhà thơ bất khuất của nhóm tác giả Phạm Thiều, Cao Tự Thanh, Lê MinhĐức, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Bai Hữu Nghĩa - con người và

-tác phẩm của Bảo Định Giang, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Đâylà những thành tựu rất đáng chú ý để thông qua đó người đọc hiểu thêm về

cuộc đời, hành trạng và những đóng góp của các nhân vật Nam Bộ trong quá

trình xây dựng và phát triển của vùng đất Nam Việt Nam này Đúng như

mong muốn của Nxb Trẻ:

Với loạt sách "Nam Bộ nhán vat chi", mong moi của Nhà xuất

bản Trẻ là phác họa một bức chân dung về con người, cá tính Nam Bộ

với những nét chung của mẫu hình con người Việt Nam đồng thời

mang những đặc trưng của cư dân nơi vùng đất mới Mặt khác qua

loạt sách này chúng tôi muốn giúp bạn đọc trẻ hiểu thêm về cuộc

10

Trang 14

đời, sự nghiệp, quá trình lao động, cống hiến, dấn thân của các bậc cha

ông cho sự nghiệp xây dung va phát triển của Nam Bộ [181, tr 6].

Nói chung, sự quan tâm đối với phần văn học này chưa nhiều Dĩ nhiên,những người tiến bộ van có được những tiếng nói thuận tai hợp ý.

2.2.2 Miền Bắc

Văn học yêu nước chống Pháp 1858 - 1885 đã được sưu tầm, tập hợp

và giới thiệu đầu tiên trong Văn học Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX của Nguyễn

Tường Phượng, Bùi Hữu Sting, Nxb Văn học, HN, 1952; Sơ tuyén văn thơ yêu

nước chống Pháp do Bộ Giáo dục xuất bản, 1957; Giáo trình của Đại học Sư

phạm Hà Nội (dùng cho cả Đại học Tổng hợp) in Rônêo viết năm 1958 sau đó inriêng Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1960 đã viết về van học yêu nước; Sơ thaolịch sw văn học Việt Nam giai đoạn mia cuối thế kỷ XIX, của Tran Thanh Mai,Nguyễn Văn Hoàn, Nxb Văn học, Ha Nội, 1961 Tiếp theo là bộ Hop tuyển thơ

van Việt Nam của Nxb Văn hóa, 1960 - 1961; rồi Hợp tuyển thơ văn Việt Nam,

tập IV, Văn học Việt Nam từ 1858 - 1930 của nhóm tác giả Vũ Đình Liên,

Nguyễn Đình Chú, Đỗ Đức Hiểu, Huỳnh Lý, Lê Thước, Trần Thanh Mại, Hoàng

Ngọc Phách, Nxb Văn hóa, Viện Văn học, Hà Nội, 1963; Hợp tuyển thơ vănyêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX của Nxb Văn học, 1971; Hợp tuyển thơ

văn Việt Nam, tập 4A (từ 1858 - 1920), Huỳnh Ly chủ biên, Nxb Văn học, Hà

Nội; các Gido trình lịch sử văn học Việt Nam của các trường Đại học Su

phạm, Đại học Tổng hợp những năm 60 và sau đó như: Lịch sử văn học Việt

Nam, tập 4A, Nxb Giáo dục, Hà Nội, của nhóm tác giả Lê Trí Viễn, Nguyên

Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam viết từ những năm 1962 sau đó tái bản năm1978: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (từ 1858 - 1900), Tran Văn Giàu giới

thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970; Thơ văn yêu nước Nam Bộ nữa sau thế ky

XIX, Nxb Văn học, Hà Nội, 1977 (tái bản có bổ sung năm 1990) của nhóm tác

gia Bảo Định Giang; Ca Văn Thinh; Thi ca Việt Nam thời Can vương

(1858-1900), Nxb Van học, Ha Nội, 1970; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

của Nguyên Lộc, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1971

Trang 15

Góp phần tư liệu rất lớn trong công việc nghiên cứu của chúng tôi còn

là các bộ tuyển tập thơ văn yêu nước của các tỉnh thành trong cả nước như:Thơ văn yêu nước Hà Nam Ninh, Nguyên Văn Huyền (chủ biên), Nxb Hà

Nam Ninh; Tuyển tập thơ văn yêu nước và cách mạng Thanh Hóa, Nxb Văn

học, Hà Nội, 1971

Giữa rất nhiều những công trình nghiên cứu có giá trị như trên chúng

tôi đặc biệt chú ý đến những công trình sau:

* Hop tuyển thơ văn yêu nước- thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (từ

[S58 - 1900), Nxb Văn học, Hà Nội, 1976;

Đây là một tuyển tập chuyên để về một dòng văn học, qui tụ vào một

chủ đề lớn là yêu nước chống đế quốc Vì vậy thơ văn có tên hoặc không có

tên người làm, thành văn hay dân gian, đề tài có thể rộng và nhiều mặt, song

đều phải thể hiện được những khía cạnh của một chủ dé lớn là yêu nước chống

đế quốc, đồng thời phải có một giá trị nghệ thuật nhất định Uu điểm của cuốnsách là cung cấp nhiều bài văn trước giờ chưa từng biết, nó được xây dựng với

một quan niệm tương đối mới:

Mở rộng cương vực văn chương yêu nước ra tới văn chương

của những người tuy không đi kháng chiến trực tiếp mà không chịu

hợp tác với Pháp, dám viết văn đả kích địch và tay sai của chúng, tới

văn chương của một số người thành tâm đưa ra những đề nghị cải

cách, duy tân, nhằm làm cho nước nhà giàu mạnh [40, tr 6].

Tuy nhiên, những thiếu sót về cả hai mặt chủ quan và khách quan từ

cuốn sách là điều không thể tránh khỏi Về đề tài, thơ văn phản ánh vai tròchiến đấu của nhân dân, trước hết là của nông dân, ở đây còn hiếm; phần đóng

góp của các dân tộc ít người và giới phụ nữ vào cuộc chiến đấu cũng chưa nói

được là bao nhiêu; bộ mặt kẻ thù chính cũng chưa được khắc họa sâu sắc.

* Bo Tổng tập văn học Việt Nam của Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

tái bản, 2000 Trong đó phần van học chống Pháp được tuyển chon trong Tập 17:

Trang 16

Văn học yêu nước chống Pháp, 1858- 1885 Tập sách này đã kế thừa một cach

tối đa những công trình đã có từ trước, từ trung ương đến địa phương, chủ yếulà các thành tựu về tư liệu tác phẩm Sự tập hợp của sách này chưa thể gọi làhoàn toàn đây đủ Hàng mấy chục tập thơ đã được thống kê chứ chưa nói tới

các tập thơ chưa phát hiện được, đâu đã được tuyển vào đây với con số tác

phẩm thật thỏa đáng Văn học dân gian và dân gian hóa hoặc khuyết danh có

mối quan hệ đặc biệt khang khít với văn học viết ở giai đoạn này Ở đây chỉ

chọn một số có liên quan trực tiếp đến các cuộc chiến đấu để minh chứng cho

nhận định quan trọng về mối quan trọng ấy.

Một số vấn đề rút ra từ văn học này và trình bày trong bộ tổng tập vănhọc này chưa phải là tất cả những điều đáng nói, nhưng thiết tưởng đó cũng là

những nét cơ bản Kể cả những vấn đề chính trị, nhân sinh cũng đều được xemxét từ góc độ văn học- thẩm mỹ, truy đến cái gốc bồi đắp cho con ngườinhững xúc cảm thẩm mỹ của văn chương có giá trị Một đôi khía cạnh khácthuộc lịch sử văn học Nhưng phần chính vân đành cho việc đi sâu vào tácphẩm, làm sống day những cảm xúc- tư tưởng, những giá trị thẩm mỹ, nhữngcái bi, cái hùng, cái hài, cái cao ca của thế giới nội tâm các tác gia, thường là

những chiến sĩ trên mặt trận cứu nước, không phải chỉ cầm bút mà còn cầm

guom, còn trút cả máu xương mình vào chiến đấu và vào thơ văn.

* Văn học Việt Nam nua cuối thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc, Nxb Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1971 (tái bản lần đầu tiên năm 1976).Cuốn sách này được hoàn thành từ đầu năm 1970 và Nxb Đại học và

Trung học chuyên nghiệp đã xuất bản vào cuối năm 1971 Cuốn sách đã dànhmột phần rất lớn để giới thiệu về văn học yêu nước:

Văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX mặc dùtừng chang sắc thái có thay đổi, lên xuống có khác nhau, nhưng bao

gid văn học yêu nước chống Pháp cũng giữ vai trò chủ dao, chính làvì đòng văn học này có cơ sở trong cuộc đấu tranh hết sức sôi nồi và

Trang 17

liên tục của quảng đại quần chúng nhân dân chống thực dân Pháplúc bấy giờ [82, tr 17].

Nhiều tác giả thơ văn yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đượcgiới thiệu một cách khá rõ nét như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn,

Nguyễn Quang Bích Qua đó người đọc có thể thấy được bức tranh chung của

van học yêu nước thời Cần vương chống Pháp ở cả hai miền Nam Bac Từ việc

phân tích, đánh giá về lập trường, thái độ chính trị của các nhà văn yêu nước

đến những giá trị văn chương qua phần thi phẩm mà các tác gia đã để lại, cuốn

sách đã đi đến khẳng định vị trí của họ trong lịch sử văn học dân tộc Đây làmột công trình rất có giá trị cả về mặt sử liệu và văn học nữa Tuy nhiên, trong

khuôn khổ hạn hẹp của cuốn sách, nhiều tác giả thơ văn yêu nước chưa được

giới thiệu trong cuốn sách này Việc nhìn nhận và đánh giá giá trị văn học yêu

nước cũng như tư tưởng yêu nước của các tác giả vẫn là những quan điểm cũ

có chỗ còn giản đơn, chưa xuất phát từ tính phức tạp của hoàn cảnh lịch sử.

Đôi khi việc xem xét thơ văn yêu nước nghiêng về góc độ tư liệu lịch sử, họcthuật hơn là xem xét dưới góc độ giá trị thẩm mỹ văn chương.

Đi sâu vào từng tác giả lại có những công trình của Nxb Văn học: Thơ

văn Nguyên Quang Bích, Nxb van học, Ha Nội, 1973; Thơ văn Nguyễn Xuân

Ôn, đặc biệt là về Nguyễn Đình Chiểu có Nguyén Đình Chiểu - tấm gương yêu

nước và lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973; Kỷ yếuHội thảo Khoa học kỷ niệm 160 năm sinh (1822 - 1982) do Viên Khoa học

Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức Và

tuyển tập về nhiều tác giả khác như: Phạm Văn Nghị; Nguyễn Tư Giản.

Không chỉ nghiên cứu với tư cách là nhân vật lịch sử, Hội khoa học

lịch sử Việt Nam cũng cho ra mắt cuốn Bài Văn Dị - nhà thơ yêu nước thé ky XIX.

Loại này khá nhiều tập, về nhiều tác giả Chúng tôi xem đó là những tài liệu

tham khảo rất cần thiết.

Nhằm cố gắng giúp cho bạn đọc có một cái nhìn tương đối đầy đủ về

con người và sự nghiệp thơ văn của Phan Dinh Phùng, mới đây Trung tâm Văn

14

Trang 18

hóa Ngôn ngữ Đông Tây phối hợp với Nxb Nghệ An, Sở Văn hóa - Thông tin Hà

Tĩnh giới thiệu bộ sách Kỷ niệm 160 năm ngày sinh Phan Đình Phùng: Phan

Đình Phùng - con người và sự nghiệp Cuốn sách bao gồm những bài viết củacác nhà nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp lãnh đạo phong trào Cần vương

kháng Pháp của Cụ Về phương diện văn học, cuốn sách cũng đã rất cố gắngtrong việc tập hợp các tác phẩm thơ văn của Phan Đình Phùng; thơ, câu đối,

van diéu Phan Đình Phùng; về thơ văn Phan Đình Phùng và hình ảnh Phan

Đình Phùng trong thơ văn.

Như vậy, không tính đến phần tích cực của miền Nam, các thành tựucủa miền Bắc đã đóng góp được nhiều tư liệu, làm sáng tỏ được nhiều tư tưởng

quý báu trong nội dung, nhiều hình thức nghệ thuật phong phú cũng như một số

điểm non yếu, hạn hẹp của văn học yêu nước chống Pháp Rất tiếc trong khuôn

khổ không cho phép, luận án chúng tôi chưa đề cập đến được ở miền Trung có

những xuất bản phẩm của Da Nang, Thuận Hóa, Nghệ An in cũng được khánhiều tư liệu quí hiếm về văn học yêu nước giai đoạn mà ta đang bàn tới.

2.3 Những công trình nghiên cứu lịch sử, lịch sử tư tưởng có giá trịliên quan đến đề tài

Bên cạnh các bộ Sơ tuyển, Hợp tuyển, Lịch sử văn học mang tính chất

nghiên cứu về văn học chuyên biệt như trên, trong quá trình nghiên cứu chúng

tôi cũng đã được tiếp cận với những bộ lịch sử Việt Nam từ 1858- cuối thế kỷXIX của Nxb Giáo Dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hội Sử học Việt Nam, Kỷyếu của Đại học Sư phạm Hà Nội về lịch sử triều Nguyễn Đặc biệt chúng tôicũng đã được tiếp cận với những giáo trình Lịch sử tư tưởng, những chuyên

luận về một số vấn đề của văn học yêu nước.

Đáng chú ý nhất vẫn là những công trình rất có giá trị của GS Trần Văn

Giàu Ông không chỉ là nhà sử học mà còn là nhà nghiên cứu văn học có nhiều

thành tựu như Chống xám lăng, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1957; Lich sứ Việt

Nam - Nam Kỳ chống Pháp, quyển 1, Nxb Xây dựng, 1965; Giá trị tỉnh thân

truyền thống của dan tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; Sự

Trang 19

phat triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1982; Trong dòng chủ luu của văn học Việt Nam - tư

tưởng yêu nước, Nxb Văn nghệ Thanh phố Hồ Chí Minh, 1983: Sự khủng

hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858, Nxb Văn hóa, Hà Nội,1958; Sự phát triển tư tưởng Việt Nam cuối thế ky XIX, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, 1973; Giá trị truyền thống của dan tộc Việt Nam, Nxb Khoa hoc xãhội, Hà Nội, 1980 Với bút danh Tam Vu, ông cũng là tác giả của nhiều bài

nghiên cứu có giá trị khác.

Bên cạnh đó là những cuốn: Tư tưởng cai cách ở Việt Nam nua cuối

thé ki XIX, của Lê Thị Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Tân thư và xã

hội Việt Nam nua cuối thế ky XIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

-Đây là những nguồn tư liệu hết sức cần thiết giúp chúng tôi nhìn nhận, đánh

giá về lịch sử và văn học giai đoạn này một cách thỏa đáng hơn.

Mặc dù không phải là một chuyên luận riêng biệt về văn học yêu nước,nhưng cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận dai của cố PGS TrầnĐình Hượu, Khảo và luận một số tác phẩm văn học trung dai Việt Nam của

PGS Bùi Duy Tân; Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung; Nhà Nho

tài tử và văn học Việt Nam của PGS.TS Tran Ngoc Vuong cũng đã đề cậpđến nhiều vấn đề của thơ văn yêu nước Chúng tôi xem đó là những định

hướng hết sức quan trọng cho việc học tập và nghiên cứu của mình.

2.4 Một vai nhận xét định hướng cho công việc nghiên cứu

Văn học yêu nước giai đoạn nửa cuối thể kỷ XIX đã được nghiên cứutừ rất sớm Tập trung ở ba dạng: Trong các bộ sơ tuyển, Hợp tuyển, Lịch sửvăn học; Trong các tuyển tập về các tác giả; Trong các Kỷ yếu và Hội thảokhoa học ở Trung ương và địa phương Giữa rất nhiều công trình nghiên cứu

lớn nhỏ về văn học yêu nước ở giai đoạn này đã được thực hiện và công bố cóthể nói đã xuất hiện những công trình có chất lượng cao, đạt tới trình độ cổ

điển nhất định Đối chiếu những công trình nói trên, có thể cho phép hình

dung đầy đủ về thực tế văn học yêu nước giai đoạn này Điều đó cho thấy kết

16

Trang 20

quả rất đáng trân trọng mà giới nghiên cứu văn học da đạt được khi nghiên cứu

bộ phận văn học này nói chung với từng tác giả nói riêng Tuy nhiên, việc nghiêncứu một số đối tượng như vậy chưa thể coi là chấm dứt Việc sưu tầm, phát hiệndang cần tiếp tục Nhiều của báu đang còn ẩn tàng, nhất là ở miền Nam Và

quan trọng hơn cả van là việc sưu tầm văn thơ, chỉnh lý văn bản, dịch tốt hon

nữa các tác phẩm viết bằng chữ Hán Sự xem xét đang cần một cái nhìn toàn

cục phần văn học yêu nước này trong toàn bộ văn học đân tộc thời kỳ cũng

như trong tổng thể văn học yêu nước và cách mạng 80 năm chống Pháp.

Từ một góc độ khác, việc đặt vấn đề văn học yêu nước giai đoạn nửa sauthế kỷ XIX trong sự khác biệt với văn học yêu nước truyền thống (văn học yêunước truyền thống nhìn dưới góc độ quốc gia dân tộc còn văn học yêu nước

chống thực dân Pháp giai đoạn này nhìn dưới góc độ hình thái kinh tế xã hội

và khu biệt thành một bộ phận mang tính thời đại) cũng chưa được các nhà

nghiên cứu quan tâm nhiều.

Chưa có một công trình nào khôi phục lại điện mạo của văn học yêunước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam một cách đầy đủ nhất cũng

như chưa làm nổi rõ những đặc thù, sự vận động của văn học yêu nước giai

đoạn nay so với văn học yêu nước giai đoạn trước và sau nó.

3 Đối tượng, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đáng ra chúng tôi phải nghiên cứu toàn bộ các tác giả của bộ phận

văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam nhưng do số lượng tác giảthuộc bộ phận này đông chúng tôi chỉ giới thiệu những tác giả tiêu biểu và có

chú ý đến tính vùng miền.

+ Miền Nam: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa,

Nguyên Hữu Huân, Nguyễn Thông.

+ Miền Trung: Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân.+ Miền Bac: Phạm Văn Nghị, Nguyên Quang Bích, Nguyên Cao.

17

Trang 21

- Ngoài ra chúng tôi cũng chú ý đến việc nghiên cứu bộ phận văn học

yêu nước dân gian.

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nhìn nhận lại một cách day đủ những tiền đề lich sử - văn hóa, van

học đã tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn học yêu nước giai

đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

- Hệ thống hóa những thành tựu, các công trình nghiên cứu đi trước,

kết hợp với những tư liệu mà một số nhà nghiên cứu mới sưu tầm được, luận

án sẽ trình bày một cách cụ thể hơn nữa diện mạo của văn học yêu nước giai

đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

- Tập trung phân tích bộ phận văn học này trên một số bình diện cụ

thể, bám sát những tiêu chí đặc thù của nghiên cứu văn học sử: Quan niệm và

tử tưởng thẩm mỹ trong văn học; hệ thống hình tượng - hình tượng văn học

trung tâm; hệ thống chủ đề - đề tài và luận đề trung tâm; một bước đại chúng

hóa ngôn ngữ; hệ thống thể loại, một vài thể loại văn học đặc biệt; một số nét

nổi bật về bút pháp phong cách để thấy được quá trình vận động của văn học

yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX trong dòng chảy chung của văn học dântộc Trên cơ sở đó chỉ ra được vị trí đặc biệt quan trọng của bộ phận văn học yêu

nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX trong tiến trình lịch sử văn học dan tộc.

3.3 Giới hạn nghiên cứu

Chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát văn học yêu nước từ khi Pháp xâmlược (1858) đến những năm bản lề giữa hai thế ki XIX và XX (dừng 1900).

Trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu thơ văn của những tác giả yêu nướcchống Pháp, còn những tác giả yêu nước nói chung là đối tượng để chúng tôi

liên hệ khi cần thiết kể cả Nguyễn khuyến và Trần Tế Xương.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đây là một đề tài văn học sử do vậy phương pháp chủ yếu được sử dụng

là phương pháp nghiên cứu văn học sử Quá trình hình thành, vận động và diện

18

Trang 22

mao của văn học yêu nước chống Pháp giai đoạn đầu tiên được biểu hiện thôngqua hoạt động sáng tác của các tác giả và các tác phẩm cụ thể.

Căn cứ vào mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu của luận án,

chúng tôi lựa chọn một số phương pháp cụ thể sau:

4.1 Phương pháp tap hop tư liệu, mô ta, thống kê, phan loại

Tái hiện lại diện mạo của một giai đoạn văn học mà tư liệu mất mát

nhiều, phần vì hoàn cảnh lúc bấy giờ không cho phép in ấn, phần vì chiến tranh

kéo đài, hơn nữa trình độ Hán học của người nghiên cứu có hạn là một công

việc hết sức khó khăn Do vậy để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương

pháp tập hợp tư liệu, thống kê, phân loại là hết sức cần thiết Cùng với phương

pháp mô tả, chúng tôi sẽ dựng lại hay nói một cách khác là "mô hình hóa" lạimột cách cô đọng nhất diện mạo của văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX.

4.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội - lịch sử

Sự ra đời và phát triển của một giai đoạn văn học bao giờ cũng gắn vớimột môi trường hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học cụ thể, nhất

định Vì thế, nghiên cứu văn học yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX,

luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội, lịch sử.4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để có được cái nhìn toàn điện cũng như sự đánh giá chân xác vị trí củabộ phận văn học yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam, chúng

tôi không chỉ đặt vấn đề nghiên cứu nội hàm của cảm hứng yêu nước ở một

giai đoạn cụ thể mà còn phải đặt nó trong sự đối sánh với cảm hứng yêu nước

ở các giai đoạn trước và sau nó Cụ thể:

- So sánh văn học yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX với văn họcyêu nước thời phục hồi độc lập từ năm 938, kinh qua việc chống các triều đại

phương Bắc xâm lược, mà nổi bật là Nam Hán, Tống, Nguyên, thời khởi nghĩa

Lam Sơn chống giặc Minh và văn học yêu nước và cách mạng ba mươi năm

đầu thế kỷ XX.

19

Trang 23

- So sánh cảm hứng yêu nước giữa các vùng văn học trong văn học yêunước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

4.4 Phương pháp phán tích, thẩm bình

La một luận án tiến sĩ văn học nên không thể bỏ qua phương pháp phan

tích, thẩm định dựa trên cảm xúc của người viết, gắn với mục đích thể hiện những

xúc cảm thẩm mỹ trữ tình của văn chương yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ

XIX Trên cơ sở đó, làm sống dậy những giá trị cảm xúc - tư tưởng, những phạm

trù giá trị thẩm mỹ, những cái bi, cái hùng, cái hài, cái cao cả của thế giới nội

tâm tác giả, thường là những chiến sĩ trên mặt trận cứu nước, không phải chỉ

cam bút mà còn cầm gươm, còn trút ca máu xương mình vào chiến đấu và vàothơ văn của cả một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng hết sức hào hùng.

5 Đóng góp của luận án

Như chúng tôi đã trình bay ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu,trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu một chặng - chặng cuối cùng của

văn học nhà Nho và không chỉ trong cái nhìn có tính chất xung đột của dân

tộc (dân tộc Việt Nam) với một đế quốc cụ thể (thực dân Pháp) mà còn xét nó

như là một bộ phận, một hiện tượng trong chuỗi các hiện tượng đồng dạng.

Nhìn ở góc độ đó thì văn học yêu nước chống thực dân Pháp là loại hiện tượng

chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng Văn học yêu nước những giai đoạn

trước chủ yếu được quan chiêm dưới góc độ chủ nghĩa yêu nước, nghĩa là chủ

yếu được xét đoán từ góc độ gắn liền với lịch sử dân tộc Trong luận án, ngoài

việc thực hiện mục đích đã nêu chúng tôi còn hướng đến việc đặt vấn đề

nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước vừa từ góc độ lịch sử dân tộc, vừa từ góc độ

lịch sử xã hội.

Qua phần trình bày trên, với khả năng có thể luận án sẽ đóng góp

những vấn đề mới là:

- Từ sự nhận thức về kẻ thù mới của các tầng lớp trong xã hội, thấy

được các phản ứng văn chương tương thích.

20

Trang 24

- Trình bày được điện mạo tổng thể của văn học yêu nước giai đoạn

nửa sau thế kỷ XIX trên những biểu hiện cụ thể: đội ngũ tác giả, hệ thống chủ

đẻ, một số nét nổi bật về bút pháp, phong cách Từ đó làm nổi rõ những đặc

trưng của văn học yêu nước giai đoạn này so với những giai đoạn trước và sau

nó Hy vọng rang đó là một cách tiếp cận, một cách nhìn khác Thực hiện

được mục tiêu đó, luận án có hy vọng làm phong phú thêm cả về tri thức và

phương pháp nghiên cứu, phục vụ trước hết cho các nhà nghiên cứu, giáo viên

và sinh viên ở các trường đại học.

- Chỉ ra được qui luật vận động, vị trí đặc biệt quan trọng của văn học

yêu nước giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX trong tiến trình vận động và phát triển

của văn học dan tộc.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Những tiền dé lịch sử - xã hội, tu tưởng văn hóa, văn hocdua đến sự hình thành và phát triển của văn học yêu nước giai đoạn nửa sau

thế kỷ XIX ở Việt Nam.

Chương 2: Quá trình hình thành và điện mạo của văn học yêu nước

giai doan nua sau thế ky XIX.

Chương 3: Bộ phận văn học yêu nước giai đoạn nửa sau thế ky XIX

trong tiến trình lịch su văn học dân tộc.

Trang 25

Chương |

NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG VĂN HÓA, VĂN HỌC

DUA DEN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA VĂN HỌC

YÊU NƯỚC GIAI DOAN NỬA SAU THE KỶ XIX Ở VIỆT NAM

1.1 SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở PHƯƠNG TÂY VÀ SỰ BÀNH

TRƯỚNG, XÂM LƯỢC CUA NÓ Ở KHU VUC CHAU A

Từ thế kỷ XIV, XV ở châu Âu những nhân tố lẻ tẻ của chủ nghĩa tư

bản đã xuất hiện trong các thành thi ở Italia, ở vùng sông Ranh và ở Nedéclan.

Nhưng đến đầu thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản mới thực sự ra đời và tồn tai mộtcách phổ biến ở các nước Tây Âu Khi nghiên cứu về tiền đề ra đời thời đại tư

bản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ rõ:

Việc tìm thấy những mỏ vàng, mỏ bạc ở châu Mi, việc biến

người bản xứ thành nô lệ, việc chôn vùi họ vào các hầm mỏ hoặc

tuyệt diệt họ đi, những buổi đầu của cuộc chinh phục và cướp bóc ở

Đông Ấn, việc biến châu Phi thành một vùng đất cấm thương mại

dành riêng cho việc san bắt người da đen, đấy là những biện pháp

tích lũy ban đầu có tính chất tình ca, báo hiệu buổi bình minh của

thời đại tư bản chủ nghĩa [99, tr 272].

Do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản châu Âu lúc đó và những điều

kiện lịch sử cũng như sự chống đối của nhân dân bản địa nên chủ nghĩa thựcdan chưa thực hiện mạnh chính sách bành trướng Cho tới năm 1870, chu

nghĩa tư bản đã đạt tới đỉnh cao phồn thịnh để bước vào ngưỡng cửa của chủ

nghĩa đế quốc.

Bước vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX, với sự phát triển không

đồng đều giữa các nước tư bản, khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh giành giật

thị trường đòi hỏi nguyên liệu và nhân công rẻ mạt đồng thời xuất khẩu tư

ban, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản mở rộng xâm lược.

ho tw

Trang 26

Cho đến cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển

thành hệ thống, đứng dau là Anh, Pháp, Hà Lan, Tay Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước lớn này càng

làm tăng nhu cầu về thuộc địa cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa, đểtích lũy vốn, mở rộng kinh doanh Mác và Angghen gọi mấy thế kỷ XVI-XIX

là: “Thời kỳ tích lũy của chủ nghĩa tư bản”, vậy nên các cuộc chiến tranh xâm

lược thuộc địa ngày càng được đẩy mạnh.

Sau những phát kiến lớn về địa lý, những con đường sang phương

Đông đã được mở ra, những vùng đất mới với nguồn tài nguyên đã được biếtđến thì quá trình bành trướng, xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tâycàng có điều kiện mở rộng.

Trước hết là bằng bạo lực tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm

khuất phục ý chí độc lập của các quốc gia kém phát triển hơn, áp đặt một quyền

chính trị (cai trị trực tiếp hoặc thông qua các chính phủ bù nhìn), biến các quốc

gia thành thuộc địa, tổ chức bóc lột và khai thác các quốc gia đã trở thành thuộc

địa, làm giàu cho các tập đoàn tư bản và nhà nước tư sản chính quốc Môi nước

đế quốc có một chính sách thuộc địa riêng Khi áp dụng vào mỗi nước thuộc địa

nhà cầm quyền thực dân lại có những phương pháp tiến hành và cách thức caitrị cụ thể riêng Mặc dù vậy, tất cả đều được che đậy bằng chiêu bài khai hóa,nhằm vào một mục đích thống nhất: áp bức, bóc lột đất nước và con người ở các

nước bị thống trị Có thể hệ thống một cách khái quát chính sách kinh tế thuộc

dia mà các nước tư bản đế quốc thực hiện ở các nước A, Phi, Mi La tinh là:

tìm cách chia rẽ, mua chuộc giai cấp thống trị bản xứ, bóc lột nhân dân thuộc

địa, vơ vét tài nguyên, thực hiện việc buôn bán không bình đẳng Để vơ vét, khai

thác được nhiều hơn, các nước tư bản phương Tây đã tiến hành xây dựng một

số cơ sở công nghiệp để khai thác Để tránh sự cạnh tranh với công nghiệp chính

quốc, chúng chỉ chú ý xây dựng những ngành công nghiệp chế biến và sản xuấthàng tiêu dùng nhằm xuất khẩu thu lãi lớn và để phục vụ cho đời sống bọn

thống trị ở thuộc địa Biện pháp phổ biến trong việc bóc lột các nước thuộc địa là

Trang 27

tăng thuế, đặt các loại thuế mới, mở mang đồn điền, khai thác tài nguyên Nhưvậy, bất cứ bằng biện pháp nào, quá trình tích lũy ban đầu cũng "được thực hiệnvới một sự phá phách tàn nhân nhất và dưới sự thúc day của những dục vọng

thấp hèn nhất, bẩn thiu nhất, nhỏ nhen nhất và đáng ghét nhất" Do đó, "nếu tiền,

theo lời của Ôgiê "ra đời với một vết máu ở bên má" thì tư bản mới ra đời lại có

máu và bùn nho ri ra ở tất cả các lễ chân lông, từ đầu đến chan" [99, tr 256].

Với qui trình xâm lược như trên, các cường quốc thực dân cứ thi nhau

chiếm dần các nước nhỏ bé làm thuộc địa Đến cuối thế kỷ XIX, trên các châu

lục A, Phi không còn có nơi nào mà bọn thực dan Âu Mĩ không đặt chân đến.Từ vùng sa mạc mênh mông của châu Phi đến các vùng núi cao hiểm trở "nóc

nhà thế giới" châu Á Nước Anh là cường quốc thực đân giàu nhất và chiếm

được nhiều thuộc địa nhất Với hệ thống thuộc địa rộng lớn ở khắp các châu

lục, nước Anh trở thành một đất nước "mặt trời không bao giờ lặn” Các nướctư bản khác cũng không chịu thua kém Chúng đẩy mạnh tốc độ xâm chiếm

các quốc gia Á, Phi làm thuộc địa để cướp đoạt nguyên vật liệu, thuê mướn

nhân công rẻ mạt và tiêu thụ hàng hóa Cùng với việc hàng loạt vùng đất rộng

lớn trên thế giới bị biến thành thuộc địa của các nước Tây Âu thì những nền

móng đầu tiên của chủ nghĩa thực dan cũng được xác lập.

Đến cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đều nằm trong tầm ngắm của

chủ nghĩa tư bản phương Tây Quá trình banh trướng, xâm lược của chủ nghĩa

tư bản phương Tây ở khu vực này được đặt ra như là một tất yếu Nguồn tai

nguyên thiên nhiên hấp dẫn, sự lạc hậu trì trệ của các nước trong khu vực lànhững yếu tố đã thúc đẩy các cuộc bành trướng của chủ nghĩa tư bản phươngTây ở khu vực này Theo những con đường đã được mở ra từ thời của những

phát kiến địa lý, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã sớm có mặt ở khu vực này.

Sự bành trướng, xâm lược của các nước tư bản chủ nghĩa ở phương

Tây là một quá trình lâu dài, tiến hành theo từng bước Ở mỗi nước khác nhau

các nước phương Tây có những thủ pháp khác nhau để thực hiện âm mưu bành

trướng, xâm lược.

24

Trang 28

Sự cạnh tranh của các nước thực dan tư bản phương Tây trong việc độc

quyền cướp bóc các thuộc địa ở châu Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh dẫn tới

những cuộc chiến tranh đầm máu nhằm thống trị, nô dịch thuộc địa Thế lựclúc đầu của thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ở các nước phương Đông bị

suy yếu dan và đến cuối thế ky XVI thì bị Hà Lan va Anh thay thế.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nền kinh tế các nước

tư bản châu Âu, Mĩ và Nhật Bản phát triển với tốc độ nhanh chóng, đồng thời

các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì cũng diễn ra Quá trình tập trung

sản xuất, tư bản và các tổ chức độc quyền (tổ chức lũng đoạn) xuất hiện Sựxuất hiện của các tổ chức độc quyền, một mặt, đánh dấu bước phát triển trongtổ chức và quản lý sản xuất, tạo nên một khối lượng sản phẩm hàng hóa ngày

càng nhiều và có chất lượng cao, mặt khác, là sự phổ biến của hiện tượng các

xí nghiệp sử dụng những phương pháp cạnh tranh quyết liệt để đánh bại và thu

phục đối thủ cạnh tranh yếu thế hon, và sự bóc lột công nhân cũng đã man và

tinh vi hơn Lê- nin đã diễn đạt một cách khái quát trong cuốn "Chit nghĩa đế

quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tu bẩn" như sau: Các tổ chức độcquyền xuất hiện là đặc trưng quan trọng nhất, là tiêu chí số một để xác định

chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Trên cơ sở phát triển của kỹ thuật, sản xuất, chủ nghĩa tư bản từ giai

đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Tuy có những

đặc điểm mới, song bản chất của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

vẫn không thay đổi Nếu như trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh,

các nước tư bản đã tiến hành xâm chiếm thuộc địa, thì đến thời kỳ lũng đoạn,

hoạt động này được đấy mạnh hơn ở những vùng đất "vô chủ" Các nước đếquốc "gia’ không chỉ muốn duy trì hệ thống thuộc địa cũ mà còn tìm cách mở

rộng nó thêm Trong khi đó các nước đế quốc "trẻ", phát triển muộn không chỉ

muốn chiếm nốt những vùng đất còn trống mà còn lăm le giành giật thuộc địa

từ tay kẻ khác Đến đầu thế kỷ XX, việc phân chia thế giới đã xong nhưng vấn

đề phân chia lại cũng lại đã được đặt ra Cuộc chiến tranh Mi - Tay Ban Nha

bo Cn

Trang 29

(1898) để giành quyền kiểm soát Philippin, Cuba, Puéctô-Ricô đã mở đầu cho

thời kỳ chiến tranh đế quốc Tiếp theo là các cuộc chiến tranh khác mà cuối

cùng là chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).

Nhu vậy, trong gần bốn thé ky, từ khi đặt thương điểm đầu tiên vào thế

ky XVI đến cuối thế ky XIX, thực dân phương Tây đã hoàn thành việc xâm

lược, chi phối nền độc lập của hầu hết các nước A, Phi, Mi latinh Sử dụng vũ

lực là chủ yếu, kết hợp với nhiều thủ đoạn đe dọa, mua chuộc, thực dân phươngTây đã đặt ách đô hộ của chúng ở phương Đông, biến vua quan phong kiến ở

các nước đó thành tay sai cho chúng Các nước phương Đông đã từ những

quốc gia phong kiến độc lập, hay những cộng đồng người trong giai đoạn tiềnphong kiến, dan dan trở thành những nước thuộc địa và phụ thuộc, nửa thuộcđịa, nửa phong kiến Lịch sử đã cho thấy trách nhiệm của giai cấp thống tri ở

các nước Á, Phi lúc bấy giờ và sau này trong việc để đất nước rơi vào tay thực

dân Sự ươn hèn của giai cấp phong kiến, từ chống cự yếu ớt đi tới nhượng bộ,đầu hàng, làm tay sai cho thực dân, đã dẫn đến việc mất nước từ không tất yếu

trở thành tất yếu.

Sự bóc lột, thống trị của thực dan Au, Mi gây ra nhiều biến chuyển sâu

sắc trong xã hội các nước phương Đông, dẫn tới cuộc đấu tranh giải phóng dân

tộc Và như một lẽ tất yếu, công cuộc chống chủ nghĩa thực dân trên phạm vi

toàn thế giới vì vậy nhất thiết gắn với vấn đề tiến hóa lịch sử và sự tiến bộ xã

hội của chính các nước thuộc địa Đây là vấn đề của lịch sử mà Marx đã chỉ ra

rằng: "Nhân loại phải chịu đựng những đau khổ cần thiết để phát triển".

Do ảnh hưởng, tác động của chủ nghĩa tư bản, tình hình kinh tế, xã hội

của các nước châu Á có nhiều thay đổi Vốn là nơi tích lũy tư bản của các

nước thực dân, tư bản cho nên các nước này là mục tiêu quan trọng trong việcxâm lược của thực dan chau Au từ rất sớm.

Cũng cần phải thấy rằng, từ sau thế ky XV, nhiều nước ở Đông Nam Ađã là các quốc gia phong kiến phát triển, lớn mạnh nhất là Việt Nam, Inđônêxia,

Xiêm (nay là Thái Lan), Miến Điện (nay là Myanma) Tuy nhiên, do chế độ

Trang 30

phong kiến theo mô hình chuyên chế ở các nước Đông Nam Á bước vào thời

kỳ suy yếu nên đất nước ngày càng di sâu vào các cuộc khủng hoảng triển

miên về chính trị, kinh tế- xã hội Trong tình hình như vậy, các nước tư bản

phương Tây, trước nhất là các thương nhân sau khi tìm ra đường biển sang

phương Đông đã lần lượt đến vùng Đông Nam Á Từ những hoạt động buôn

bán và truyền giáo, bọn thực dân phương Tây chuyển sang chính sách xâm

lược; biến các nước Đông Nam Á, cũng như phương Đông nói chung thành

thuộc địa Điều đó càng chứng td, quá trình banh trướng, xâm lược của thực

dân phương Tây ở các khu vực này được đặt ra như là một tất yếu.

Trước sự bành trướng, xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, cácnước ở khu vực châu Á đã thể hiện những phản ứng khác nhau Các nước châu Áđã sớm nhận thức được âm mưu xâm lược của các nước phương Tây lộ rõ quanhững hoạt động ráo riết của các nhà buôn và các phái đoàn truyền giáo Theo

sự phát triển của lịch sử thì tham vọng của các nước phương Tây dần dần được

bộc lộ, và các nước ở khu vực này cũng không phải không nhận ra tham vọng

của các nước phương Tây Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử của thời đại mà mỗi

nước có những phương cách đối phó và ứng xử khác nhau Tiêu biểu cho những

phản ứng khác nhau mang tính lịch sử là Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

Nhìn chung biện pháp mà các quốc gia châu Á thực hiện nhằm chống

lại nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây là "cấm vận” Với

quan mệm "đóng cửa” thì kẻ thù không vào nhà được, "đóng cửa” không nhìn

thấy nó thì khỏi phải lo Với phương pháp này giới cầm quyền nhiều quốc gia

hy vọng ngăn chặn được bước chân kẻ xâm lược Việt Nam cũng ngày càngtăng cường chính sách đóng cửa Việc áp dụng phổ biến chính sách bế quan

tỏa cảng là một biện pháp tự vệ thụ động, vô hiệu quả và lạc hậu của các nước

phương Dong Biện pháp này chỉ có tác dụng trong phạm vi của phương thức

sản xuất phong kiến với các phương tiện giao thông thô sơ và kỹ thuật vũ khí

lạc hậu Các nhà nước phương Đông đã không nhận thức được sự khác biệt về

chất của chủ nghĩa tư bản phương Tây khi áp dụng đối sách này.

Trang 31

Cho đến khi chủ nghĩa tư bản thực dân xé rào, đạp tung cánh cửa, cácnước châu A buộc phải đối diện với 4m mưu bành trướng đó thì tầng lớp lãnhđạo các quốc gia đứng đầu là nhà vua, cung đình các nước nội bộ phân hóa

với nhiều xu hướng khác nhau.

Xu hướng thứ nhất, chống lại xu hướng bành trướng của các nước

phương Tây một cách vô điều kiện Xu hướng này xuất phát từ hệ tư tưởng

phương Đông Trước hết là bảo vệ chủ quyền quốc gia mà họ là người đứng

đầu Bảo vệ chính ngai vàng, cũng tức là bảo vệ quyền lợi của dòng họ.

Xu hướng thứ hai, xu thế chấp nhận và đầu hàng Xu hướng này bat

nguồn từ chỗ người ta chỉ nhận thức được sự hùng mạnh của các nước phương

Tây trước sự lạc hậu không thể chống lại nổi Vì vậy, đầu hàng để bảo vệquyền lợi déng họ còn được bảo tồn dưới dạng khác Mặt khác, đằng nào đánhcũng không thắng thì đầu hàng.

Ngoài ra còn một xu hướng nữa, buộc phải mở cửa chấp nhận cho chủ

nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập để từ đó phát triển đất nước Tiêu biểu cho

xu hướng này là Nhật Bản và Thái Lan Ở hai quốc gia này ngôi vi Nhật hoàng,

Quốc Vương vẫn được tồn tại và mở ra cho đất nước có những khả năng để

hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, các

dân tộc ở phương Đông nói chung và các nước châu Á nói riêng đã vùng dậy

đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc và giành lại độc lập Trong đó đáng chú ý là phong

trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan giành độc lập của nhân dân Inđônêxia nửa

đầu thế ky XIX; cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ; cuộc đấu tranh

của nhân dân Trung Quốc chống thực dân Anh xâm lược và triều đình Mãn Thanh.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân đân các dân tộc ở châu Á thực

chất là những cuộc cách mạng tư sản chống chế độ thuộc địa Nhiệm vụ chủ

yếu là xóa bỏ sự lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân phương Tây, điều đó đã được

giải quyết song nhiều vấn đề khác của cuộc cách mạng tư sản không được thực

hiện Nông dân không được chia ruộng đất, chế độ đại điền trang vẫn tồn tại.

Trang 32

Đến những năm 80 của thế kỷ XIX chế độ nô lệ với các biến tướng khác nhau

mới bị xóa bỏ Các nước tư bản châu Au tiếp tục day mạnh âm mưu xâm nhậpsang các nước châu Phi, châu Mĩ Latinh nhằm độc quyền thống trị vùng này.

1.2 QUA TRÌNH BÀNH TRUONG, XÂM LƯỢC VIỆT NAM CUA THUC DAN

PHÁP VÀ SỰ NHẬN DIỆN KẺ THÙ MỚI CỦA CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI

Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp đã có đầy đủ các tiền đề kinh tế văn hóa

-xã hội cho một cuộc cách mạng tư sản Và cho tới đầu những năm 70 của thế kỷ

XIX, nước Pháp đã đứng vào hàng thứ 3 về diện tích thuộc địa (0,9 triệu km”)

và dân số thuộc địa (6 triệu người), đứng sau Anh và Nga Sa hoàng Xét trên

bình diện quốc tế thì, ở vào thời điểm năm 1876, như Lê-nin nhận định: "Có

thể coi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trước độc quyền là đã hình thành ở

Tây Âu" [79, tr 478] Điều đó chứng tỏ rằng, chủ nghĩa tư bản Pháp đã chuyển

từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền - tức chủ nghĩa đế

quốc Đặc biệt rõ nhất là từ năm 1880 trở đi, với nhịp độ xâm chiếm thuộc địa

ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

1.2.1 Sự tiếp cận Việt - Pháp

Từ thực tế lịch sử Việt Nam cho thấy, việc xâm lược Việt Nam vào cuối

thế kỷ XIX không chỉ có mình thực dân Pháp mà sự xâm nhập vào Việt Nam

còn có cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua sang

Viễn Đông để tìm kiếm thị trường và tiêu thụ hàng hóa, Pháp là kẻ nhanh

chân nhất Và quá trình xâm nhập Việt Nam cũng chủ yếu là "công cuộc” của

thực dân Pháp.

Từ trận chiến tranh Nha phiến, người Tây Âu dùng vũ lực ép buộc các

nước Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản mở cửa Mỗi nước bắt

buộc phải chống lại các đe dọa của người Tây Âu theo cách của mình Nước

Việt Nam phải đối đầu với sự can thiệp của người Pháp và Chiến tranh Nha

phiến làm họ lo rằng người Anh sẽ chiếm hết vùng Vì hải quân Pháp không

có một điểm tựa nào ở phía đông Pondichery, nên họ ráo riết tìm kiếm một

23

Trang 33

căn cứ hành quân để tiến tới Trung Hoa Nước Pháp lợi dụng sự có mặt của

các thừa sai để liên lạc với triều đình Huế trong những năm 1843 và 1847 nhưng

không kết quả Sau cùng, ngày 15/4 năm 1847, hai tàu chiến bắn những phát

súng hủy diét tàu chiến Việt Nam ở Tourane (Đà Nang) Sự tấn công này đánhdấu sự bắt đầu đụng độ giữa hai nước.

Đây là âm mưu của thực dân Pháp cướp nước ta trong xu thế phát triển

tất yếu mà bài "Thiên hạ phân hợp đại thế luận” của Nguyễn Trường To năm

1863 và bài "Thời vụ sách" của Nguyễn Lộ Trạch sau hòa ước 1874 đã chỉ rõ:Đương lúc chúng còn ở xa lắc xa lơ mà đã dùng thầy truyềngiáo và chở nha phiến vào để làm cách ngấm ngầm dẫn dụ ta, thế thì

cái âm mưu xâm lược vốn đã rấp ranh từ vài trăm năm về trước, mà

việc lấy sáu tỉnh Nam Kỳ chẳng qua là đến nay mới thu được hiệuquả chút ít, thế mà bảo chúng nó đã thỏa mãn sao được Chúng giả

làm ra bộ chủ hòa để rồi sau sẽ dùng cách tam ăn lá dâu thì ổn thỏahơn Cái thuật Tào Tháo ấy, chúng nó đã từng dùng để xâm lược các

nước như Ấn Độ chẳng hạn [60, tr 173].

Am mưu xâm lược của các tướng lãnh hai quan Pháp, sự tiếp tay của

một số giáo sĩ thừa sai đã đồng hóa công cuộc bành trướng của Pháp với sứmệnh rao giảng Tin mừng cũng đã được Y.Tsubôi chỉ rõ trong cuốn "Nước

Đại Nam đối điện với Pháp và Trung Hoa".

Thực ra trong mối quan hệ với các quốc gia thì hướng chủ yếu của Việt

Nam nói chung là hướng về phía bắc (Trung Quốc) Nhưng cho đến cuối thế kỷ

XVIII đầu thế kỷ XIX, do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây nên

Việt Nam đã có những tiếp xúc bước đầu với phương Tây trong đó có MI, Pháp

và các nước khác Theo lịch sử quan hệ Việt - Mi thì cuối thế ky XIX, Việt Namđã có những cơ hội để tiếp xúc với Mĩ qua những vi đại diện thương mai Mi.

Đối với nước Pháp, mặc dù có sự cách trở về tọa độ địa lý, phương tiện

đi lại nhưng Việt Nam đã sớm có những tiếp xúc với Pháp Cuộc tiếp xúc này

G22œ

Trang 34

được bat đầu bang các cuộc gap gỡ giữa các nhà đương cục Việt Nam với các

cá nhân có thế lực ở nước Pháp Đó là những thương nhân đi tìm kiếm thị

trường Họ đã có mặt ở những hải cảng của Việt Nam để tìm cách đưa hàng

hóa vào nội địa.

Tiếp đến là các Giáo sĩ phương Tây trong quá trình "hành dao" Từ khoảng

thế ky XVII, XVII ở khu vực chau A đã có nhiều Giáo sĩ phương Tây đến truyền

đạo Việc truyền đạo này ngoài ý nghĩa là "hành đạo” ra còn có thêm một "sứ

mạng” nữa là điều tra khả năng xâm nhập hàng hóa và bành trướng, xâm lược.

Như vậy, tiền đề cho mối quan hệ Việt - Pháp đó là cuộc tiếp xúc giữanhững nhân vật có thế lực ở Việt Nam và những nhà truyền giáo phương Tây mà

tiêu biểu là cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Ảnh với các Giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha.

Tai họa thật sự là việc ngoại giao với tư bản phương Tây Chúng ta biết

rằng, sau khi bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh đã phải chạy ra Côn Đảo - Phú

Quốc và đã được sự giúp đỡ che chở của những người truyền giáo của các cố

đạo người Pháp Việc Nguyễn Ánh ký hiệp định nhờ sự giúp đỡ của Pháp để

chống lại Vương triều Tây Sơn là một cơ hội lớn đối với Pháp trong việc can

thiệp sâu vào Việt Nam Để đảm bảo niềm tin với tư bản Pháp, Nguyễn Ánh

đã chấp thuận cho cả con trai của mình làm con tin ở Pháp để đổi lấy vũ khíchống lại Vương triều Tây Sơn Chính sự "giúp đỡ” có hiệu quả ban đầu này

tuy không một hiệp định chính thức nào được ký kết, càng tạo điều kiện cho

những nhà truyền giáo, nhà tư bản Pháp đặt những cơ sở đầu tiên rất quan

trọng cho việc tiếp xúc Đông - Tây (Việt - Pháp).

Điều đáng chú ý là tất cả mọi thế lực chính trị ở Việt Nam cuối thế kỷXVII, kể cả Tây Sơn, cách này hay cách khác đều có những quan hệ với thương

nhân hay giáo sĩ phương Tây để tìm kiếm nguồn tài lực và tri thức có nguồn

gốc châu Au,

Như vậy, khóng chờ đến khi những tòa tháp của dạo Thiên chúa giáo

sừng sững mọc lên trên đất Việt Nam mới có cuộc đốt thoại Việt - Pháp mà

t1)—

Trang 35

ngay từ những thế kỷ trước, từ khi Nguyên Ảnh thiết lập vương triều nhà

Nguyên đã có cuộc đối thoại Việt- Pháp rồi.

1.2.2 Quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam

Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đối với Việt Nam là một quá

trình lâu dài nhưng quá trình xâm lược trực tiếp của thực dân Pháp đối vớiViệt Nam thì ngắn hơn Tính từ lúc thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu

tiên ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nắng mở đầu cho việc xâm lược Việt Nam cho đến

khi triều đình ký hiệp ước đầu hàng thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp trên

toàn cõi Việt Nam (1884), thực dân Pháp chỉ mất gần 30 năm Quá trình xâm

lược đó điện ra theo các bước mà trước hết là xâm chiếm các tỉnh miền ĐôngNam Bộ rồi các tỉnh miền Tây Nam Bộ tiến đến Bắc Bộ, Trung Bộ và cả nước.

Tại mặt trận Đà Năng, ngày 30 tháng 8 năm 1858, chiến hạm Pháp

đến đậu tại đảo Hải Nam để hội quân cùng các chiến ham Tây Ban Nha Ngày

31/8-1858, mười ba chiến ham của liên quân thực dân Pháp - Tây Ban Nha dưới

sự tổng chỉ huy của một thiếu tướng hải quân Pháp đã đến thả neo ở ngoài

khơi vịnh Đà Năng.

Ngày 1/9-1858, tiếng súng xâm lược bùng nổ tại bán đảo Son Trà (Da

Nang) mở đầu chính thức cho công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân

Pháp Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra Huế,buộc triều đình Huế đầu hàng Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, một

mâu thuân đối kháng đã phát sinh: mâu thuẫn giữa một bên là dân tộc Việt

Nam có truyền thống giữ nước anh hùng và một bên là chủ nghĩa thực dân

Pháp xâm lược.

Được tin mất bán dao Sơn Trà, Tu Đức lệnh cho các quân thứ cấp tốc

tiếp ứng, lại điều Nguyễn Tri Phương ra làm tổng thống quân thứ Quảng Nam,

gap rút chấn chính quân ngũ và thống nhất chỉ huy chống giặc Nhờ có sự ủng

hộ tích cực của nhân dân, Nguyễn Tri Phương đã tạm day lui được quân dich ởĐà Nẵng, dồn chúng về phía biển.

t3 h2

Trang 36

Bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, Giơnuy buộc phải

để một toán quân nhỏ ở lại Đà Nắng còn mình lại kéo quân vào Gia Định, nhằm

cắt nguồn tiếp tế lương thực của triều đình Huế, đồng thời cũng chuẩn bị cho

việc mở rộng cuộc hành quân sang Cămpuchia.

Am mưu chiếm lục tỉnh, quân Pháp hy vọng gấp rút phong tỏa miền

Nam Việt Nam, đồng thời chúng còn tính tới một tương lai xa hơn: thăm dòđường sông Mê Công để tìm đường thâm nhập thị trường Tây Nam Trung Quốc-

một thị trường rộng lớn, dân cư đông đúc, khoáng sản giàu có, sức mua đồi dào.

Được tin quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, triều đình lệnh cho

các ông Nguyên Tri Phương và Tôn Thất Cáp vào trực tiếp phụ trách mặt trận

Gia Định; lại sức cho các quan lại, tỉnh thần từ Quảng Ngãi trở vào lo tuyển

mộ dân quân, luyện tập binh sĩ để phòng tiếp ứng.

Cuộc chiến đấu của nhân đân Nam Bộ đã đẩy quân Pháp vào tình thế

tiến thoái lưỡng nan Chúng không dám ở thành Gia Định, phải rút xuống tàu

để ở Trước khi rút, Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng quanh thành Gia Định,

chiếm Chợ Lớn - trung tâm thương mại của Nam Kỳ lục tinh lúc bấy giờ ý

đồ của Pháp sau khi làm chủ Gia Định là chiếm cả Định Tường và Biên Hòa vì

đây là các vị trí then chốt để giữ dải đất từ Tây Ninh đến Cần Giờ Nhưng vì

không đủ sức nên chúng chọn Định Tường làm mục tiêu tấn công trước.

Do sai lầm trong chiến lược phòng ngự bị động của quân đội NguyênTri Phương nên thực dân Pháp liên tiếp thắng lợi lớn Chi sau ba năm tiến

hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã chiếm được bốn tỉnh

thành mà quan quân triều đình nhà Nguyễn hầu như bỏ ngỏ.

Sau Hiệp ước 5-6-1862, tình hình Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ:Dân các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa bị biến thành thần dân của

Napôlêông III Triều đình thì phải lo nộp chiến phí hàng năm cho giặc.

Sau khi đã làm chủ ba tỉnh miền Đông, cô lập các tỉnh miền Tây và

nước Campuchia, thực dân Pháp bat đầu tính đến chuyện gam nhấm các vùng

đất còn lại, trước hết là ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

we) S9)

Trang 37

Trong khi triệu đình Huế còn mai mê với công cuộc chuộc dat thì thựcdân Pháp ở Pari và Sài Gòn không hề giấu giếm đã tâm tiếp tục mở rộng xâm

lược nước ta Thấy triều đình Huế yếu đuối, bạc nhược, bọn võ quan thực dânliên quyết định mở cuộc tấn công bằng vũ lực Và như thế chỉ trong vòng mấy

ngày, thực dân Pháp đã chiếm đóng được cả ba tinh miền Tây Nam Kỳ mà

không tốn một viên đạn nào.

Sau khi chiếm được ba tinh miền Tây Nam Kỳ, song song với việc

thiết lập chế độ thực dân tại những nơi vừa chiếm được, ban chỉ huy quân độiPháp ở Sài Gòn nghĩ ngay đến việc mở rộng xâm lược ra Bắc Kỳ.

Về phía triều đình Huế, từ sau khi Pháp chiếm sáu tỉnh, đã không có mộtbiện pháp nào để chấn chỉnh kinh tế, củng cố quốc phòng nhằm đưa đất nước ra

khỏi tình trạng hiểm nghèo Trái lại, triều đình ấy vẫn thi hành những chính sáchthiển cận, khiến cho đất nước càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, bế tắc.

Để xúc tiến âm mưu xâm lược, tháng | năm 1872, sau khi đưa chiến ham

Buaray (Bourayre) ra thám thính vịnh Hạ Long, kích động bọn Tạ Văn Phụng

nổi dậy gây sức ép với triều đình Huế, Sơnne (Senez) đã gặp tên lái buôn Duypuy

(Jean Dupuis) ở cửa sông Bạch Đằng cùng nhau bàn bạc kế hoạch gây rối trên

sông Hồng, kiếm cớ để quân Pháp đưa quân ra Bắc.

Theo đúng như kế hoạch, Duypuy liên tiếp gây ra những vụ khiêu

khích, thậm chí cướp phá ở Hà Nội Cuối cùng, thực dân Pháp quyết định tấn

công thành Hà Nội bang vũ lực lần thứ nhất.

Vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta, kẻ thù hoang mang,

dao động đến cực độ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang có cơ hội thắng

lợi trong tầm tay Nhưng giữa lúc đó, phái đoàn thương thuyết của triều đình

Huế do Nguyên Văn Tường cầm đầu đã cùng thỏa thuận với phái đoàn của

Philát (Philastre) kí bản điều ước 15-3-1874 với cái tên "Hiệp ước Hòa bình và

liên minh” (Hiệp ước Giáp Tuất) Với bản Hiệp ước trên đây, Việt Nam thực

tế đã trở thành đất bảo hộ của bọn thực dân Đây là một thắng lợi của Pháptrong tình thế khó khăn.

Trang 38

Việc triều đình Nguyên cắt nhường sáu tinh Nam Kỳ vẫn chưa làm vừa

lòng quân Pháp, chúng tiếp tục nuôi đã tâm chiếm toàn bộ nước ta Từ sau

nam 1873, Pháp phái người đi nhiều nơi điều tra tình hình Bắc Kỳ, rồi lợi

dụng việc triều đình Huế vẫn nhờ tàu Pháp từ Sài Gòn ra đẹp bọn cướp biển và

các cuộc nổi loạn ở Bac, chúng đưa thêm quân vào mỗi ngày một đông Chủ

trương của tư bản Pháp là lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, dùng vũ

lực buộc công nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn cõi Việt Nam.

Thực hiện chủ trương trên, từ cuối năm 1881, Dai tá hải quân Pháp là

Rivie (Henri Rivière) được lệnh chuẩn bị đưa quân ra Bac Ngày 3-4-1882,Rivie cho quân đổ bộ lên Hà Nội Ngày 25-4-1882, Rivie gửi tối hậu thư cho

quan trấn thủ thành là Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu hạ khí giới, giao thành.

Chưa hết hạn trả lời, quân Pháp đã nổ súng Cuộc cầm cự được hơn nửa ngày.

Sức dé kháng của quân ta yếu dần Thấy không thể duy trì cuộc chiến đấuđược nữa, Tổng đốc Hoàng Diệu đã quay về dinh, mặc triều phục, vào hành

cung bái vọng rồi thắt cổ tự tử.

Trong lúc Vua tôi nhà Nguyễn chưa biết xử sự ra sao thì Cao ủy Cộng

hòa Pháp là Hacmang (Harmand) đã từ Thuận An lên Huế buộc triều đình

Nguyễn kí bản "Hiệp ước Hòa bình” ngày 25-8-1883 Day là một Hiệp ước được

Pháp soạn thảo san với tinh thần nô dich, đặt nền thống trị của chúng lên toàn

bộ đất nước Việt Nam Kể từ đây Việt Nam rơi vào thảm trạng mất nước Sự bạc

nhược của triều đình phong kiến đã khiến cho đông đảo quần chúng nhân dân

và một bộ phận sĩ phu yêu nước bất bình Phong trào kháng chiến chống Pháp

tiếp tục nổ ra ở nhiều nơi, mặc đù triều đình đã có lệnh bãi binh Cho dù đã cố

gắng hết sức cuối cùng phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn bị thất bại.

Như vậy, cho đến khi Hiệp ước Harmand ra đời, thực dân Pháp đã cơbản hoàn thành xong công cuộc bình định Việt Nam Trong quá trình xâm lược

đó thực dân Pháp đã dan dan bộc lộ dã tâm của nó Lợi dụng sự bạc nhược của

triều đình phong kiến nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã từng bước xâm chiếm nước

ta Thang lợi của thực dân Pháp được đánh dấu bằng những Hiệp ước của Triều

tạ) LA

Trang 39

đình Huế ký kết với chúng: Hàng ước năm 1862 nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia

định, Định Tường va đảo Con Lon cho thực dân Pháp Hai Hàng ước năm 1883và 1884 thì công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, cũng như nhân dân các nước

châu Á, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân phương Tây (cuộc kháng chiến

của nhà nước Nôgôla- ở miền tây nước Ang-g6-la hiện nay chống thực dân Bồ

Đào Nha, cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ, cuộc kháng chiến

của nhân dân Angiêri chống thực dân Pháp suốt mười tám năm, những cuộc

đấu tranh chống thực dan Hà Lan của nhân dan Inđônêxia nửa đầu thế ky XIX

mà nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô, cuộc đấu tranh của nhân

đân Trung Quốc chống thực dân Anh xâm lược và triều đình Mãn Thanh), dântộc ta đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù: Trong khoảng

thời gian gan ba thập ky ấy, người Pháp đã rất khó khăn trong cuộc bình định

của mình bởi liên tục phải đương đầu và sa lay trong thế trận của một cuộc

chiến tranh nhân dân mà lực lượng bao gồm tất cả những ai không dau ốm vàbệnh tật Vì vậy ma tính từ thời điểm đó cho đến khi bình định được Việt

Nam, người Pháp đã mất gần ba mươi năm.

4 Trong cuộc chiến đấu chống tực dân Pháp xâm lược giai đoạn nửa cuốithế kỷ XIX của nhân dân ta, giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối một

phần nào nhưng về sau dần từng bước đã thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp.

Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, ngày càng rõ rệt hơn

là của đế quốc Pháp, triều đình nhà Nguyễn ngày càng chìm sâu vào những bế

tắc trong đường lối cai trị Càng ra sức uốn nắn xã hội theo những tiêu chí của

Nho giáo chính thống, đất nước càng trở nên nghèo nàn, xã hội càng Juan

quan, vận động không phù hợp với xu hướng tiến hóa của lich sử Sự xâm lượccủa thực dân Pháp và công cuộc chống xâm lược đã bẻ ngoặt định hướng phát

triển bình thường của xã hội Việt Nam Xét một cách khách quan, những cơhội cho Việt Nam chiến thắng đã được tạo ra nhưng nhà Nguyên đã không

năm lấy để rồi liên tiếp trượt đài trên những sai lầm và cuối cùng là mất nước.

Trang 40

Khi nghiên cứu về những điều kiện lịch sử chống Pháp giai đoạn nửa

cuối thế kỷ XIX, tác giả của cuốn: "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìncàng thấy sáng" đã viết:

Đứng về phía dân tộc và nhân dân mà xét thì tuy đất nước đãbị nhà Nguyễn ép vào cảnh nghèo ngặt, kém sút thực dân nhiều bề,

nhưng riêng lấy việc chống giặc, duy tân cho giàu mạnh, để chống

giặc mà nói, thì ta có đủ điều kiện từ tỉnh thần, trí tuệ, đến lực lượng

vật chất để chống Pháp thắng lợi Chỉ cần biết dựa vào dân tộc, nhân

dân như thời xưa thì có thể vượt qua được bước lịch sử nguy kịch

bấy giờ Nhưng nhà Nguyễn không làm và không thể làm được điều

đó Trái lại nhà Nguyên đã hành động trong suốt mấy mươi năm

theo đúng con đường ma qui chống dân tộc và chống nhân dân mà

tất yếu lịch sử đã hat nó vào, để thi hành day đủ cái sứ mệnh phan

tiến hóa của mình, đi từ chỗ thủ tiêu tất cả những gì mà hàng thế kỷđấu tranh xương máu đã bắt đầu đem lại cho nhân dân, đến chỗphản bội dân tộc, phản bội nhân dân, quì gối đầu hàng giặc và dâng

nước cho chúng, bôi đen cả lịch sử dân tộc hàng trăm năm, kìm hãmcuộc đấu tranh trong vòng đen tối [26, tr 20-21].

Thiết nghĩ cách đánh giá như trên dù đang rất cần một sự điều chỉnh

lại khách quan hơn nhưng ít nhất trong hoàn cảnh lúc đó cách đánh giá này

cũng đã một phần chỉ ra được bản chất của vương triều Nguyễn.

Với cái chết của Phan Dinh Phùng (1896), phong trào chống Pháp dưới lá

cờ Cần vương rầm rộ hàng chục năm ở hầu khắp các tỉnh cuối cùng đã chấm dứt.

"Trude cảnh thôn xóm bị triệt hạ, nhân dân xiêu tán, các vănthân khởi nghĩa người thì bị giết, người thì bị tù đày, người bị trốn

tránh không dám về, người thì "bốc bản đạo chạy sang Xiêm sangLao" Trước cảnh hoang vắng điêu tan của đất nước ta, quân xâm

lược đã có thể khấp khởi nhìn ra cảnh tượng "thái bình” mà chúng

mong ước [51], tr 5].

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN