1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với đạo pháp và dân tộc

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VÕ HOÀNG NHÂN

NHỮNG ĐÓNG GOP CUA NI TRUONG HUỲNH LIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VÕ HOÀNG NHÂN

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS TRAN THỊ HONG YEN

Hà Nội - Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi.

Các tài liệu tham khảo, tài liệu trích dân khoa học đêu có nội dung chính xác và có

dé dẫn nguồn thông tin Các kết luận nghiên cứu khoa học chưa được công bô ở bat

kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Võ Hoàng Nhân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn, học viên đã nhận đượcsự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các Thầy/Cô giáo Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đề hoàn thành được luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Hồng Yến - người đã hướng dẫn tận tình, tạo cho tác giả động lực mạnh mẽ,

say mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc trong suốt thời qua.

Đồng thời, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Chủ nhiệm,

các Thay, Cô giáo trong Bộ môn Tôn giáo học - Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân

văn đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đã trao truyền kiến thức, phương pháp nghiên

cứu trong suốt quá trình tác giả theo học tại Bộ môn.Xin trân trọng cam ơn

Tác giả Luận văn

Võ Hoàng Nhân

il

Trang 5

DANH MỤC CÁC TU VIET TATCNXH : Chủ nghĩa xã hội

GHPG : Giáo hội Phật giáo

GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt NamMTTQ : Mặt trận Tổ quốc

Nxb : Nha xuất bản

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTWMTTQVN : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamTPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

HT : Hòa thượng

TT : Thượng tọa

ill

Trang 6

MỤC LỤC

LOI CAM DOAN Mn.33d i

LOL CAM 090 ii

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT wo.ceescsscsscsssessessesssessessessessecsssssessessessesssssessessesees iii

h7 0N |1.Lý do chọn đề tài 2-2-5 E2 1E 1271211211211 2112111121111 2110111111 |

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2-5255 2EE2EE2EEEEEEEEE2E12E12717121.211 21T cre 22.1 Nhóm công trình nghiên cứu về Phật giáo Khat sĩ, trong đó dé cập đến Ni

trưởng Huỳnh LLIÊNn - c1 E119 19111 911 211 vn HH ngư 2

2.2 Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về Ni trưởng Huỳnh Liên 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - - 2 s52 £+E+E£EE£EE+EEEEE2EEEerEerkerkrrerree 6

3.1 Đối tượng nghiên Cứu: - 2-2 2SE+EE+EE£EESEEEEE2EE2E127171 7171 EEerxee 6

3.2 Pham Vi nghién CUUL T1 6

4 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu - - - 5-2225 1223 +Eseereerrrsrrrsrrrrres 6

4.1 Mục đích nghiÊn CỨU - G6 <1 E1 E118 9111911 11g ng ng 7

4.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - (6< E1 8211181181119 811 1 vn ng ky 7

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - 55s s+cs+ssseseerees 7

5.1 Cơ sở lý luận nghiÊn CỨU:: c1 1k HH ng rệt 7

5.2 Phương pháp nghién CỨU:: - 5 <6 2c + SE **xEEEESeEeeEsrkrseeerersekee 8

6 DOng 242i) rì 0) 18 8

iv

Trang 7

CHƯƠNG Cf 1E cee 10

1.1 Khái quát về Phật giáo Khất sĩ - ¿2 St E2 EEEeEEEEerkerkerkrree 10

1.1.1 Bi cảnh ra đời và phát triển của Phật giáo Khất sĩ 101.1.2 Giáo lý, giới luật, lễ nghỉ của Phật giáo Khất sĩ - + l61.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Ni trưởng Huỳnh Liên -. - - 5+241.2.1 Tiểu sử Ni trưởng Huỳnh LiÊn 2+5 ©5e+c+EcEcEerterrerkeres 24

1.2.2 Sự nghiệp của Ni trưởng Huỳnh LIÊN - 5S S5 + sseeseees 25

Tidu két ChUONg Nnp 29

CHUONG 2 222-2222 2221122221122711122711122T11E2.T1112.1122 22 20a 32

2.1 Một số đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Phật giáo 322.1.1 Đóng góp trong lĩnh vực tw tưởng Phật học «5< <<<<<++ 32

2.1.1.1 Đóng góp về giáo lý Phật giáo qua các tác phẩm thi kệ 322.1.1.2 Đóng góp về giới luật Phật giáo qua các tác phẩm thi kệ 38

2.1.2 Đóng góp đối với Ni giới của hệ phái Khắt sĩ 55-552 41

2.1.2.1 Đóng góp đối với sự hình thành và phát triển của hệ phái Khắt sĩ 412.1.2.2 Đóng góp đối với sự thành lập và phát triển Ni giới Khất sĩ 452.1.3 Đóng góp đối với Giáo hội Phật giáo Việt NAM -. 48

2.1.3.1 Đóng góp đối với quá trình thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam

2.2 Một số đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên với dân tộc - 53

2.2.1 Đóng góp đối với sự nghiệp cách mang và xây dựng khối Dai đoàn

kết toàn dân tỘC 2+ ©5<©52+E + SE E2 1EE1221211211221111111211211 211.11 53

Trang 8

2.2.1.1 Đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc 53

2.2.1.2 Dong góp đối với xây dựng khối dai đoàn kết toàn dân tộc 57

2.2.2 Đóng góp đối với hoà bình và bình đẳng giới -c-©c¿ 59

2.2.2.1 Đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình -. - 59

2.2.2.2 Đóng góp đối với phong trào đấu tranh bình đăng IỚI - 61

Tiểu kết chương 2 - +: 5+5 SEtỲEEEEx EEE21221211221121121111.111.11 1e 65

000/9) 5 ^33-13äÄR HH 67

3.1 Các giá trị dao đức, lối sống của Ni trưởng Huynh Lién 67

3.1.1 Các giá trị dao đức của Ni trwO1g ccceccccecceseeeeseeeeeseeeeeeseeeneeaeenees 67

3.1.2 LO’ SONG CHUGH MUC nan aanaŨỮ 69

3.2 Phát huy các giá tri dao đức, lối sống của Ni trưởng Huynh liên đối với

Phật giáo Khắt sĩ và người dân ở quận Thốt Nốt hiện nay 73

3.2.1 Đối với hệ phái Phật giáo Khất sĩ 2-55c55ccccccscerrrreervee 733.2.2 Đối với người dân địa phưfØïg 5 5c Sceccccerererkerkerkeres 82

3.3 Một số khuyến nghị phát huy giá tri đạo đức, lối sống của Ni trướng

Huỳnh Liên đối với hệ phái Khat sĩ và chính quyền địa phương 88

3.3.1 Đối với hệ phái Khắt sĩ 5c 5c tt 2c 883.3.2 Đối với chính quyền địa phương, -5- 55s c5cccccccerrerrserrerkee 91

Tid Ket CHWONG 3 8N" na 92KẾT LUẬN 5c St 2S E1 E215 127111211211211 2111111121121 T1 11 1011.1111 re 95

TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2: ©5<2E2EE£EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEE.EEEEEECrkrrrkee 99

PHU LUC oieececcceccccccscscsssesssessesssesssessesssecssesssessesssesssessecssesssessecssecssessesssessseeseessessees 104I MOT SO HINH ANH THUC TE LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN VAN 104

VI

Trang 9

II HINH ANH HOAT ĐỘNG TON GIÁO TẠI DIA PHƯƠNG CUA TÁC GIA

vii

Trang 10

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo Khat sĩ ra đời tai Nam Bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập vàonăm 1944 dựa trên tôn chỉ hoạt động “Y bat chon truyén; Nối truyền Thich Ca chánhpháp” Đây là một hệ phái trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ra đời và hoạt độngcho đến nay gần 80 năm (1944-2023), với nhiều đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.Trong quá trình xiên dương giáo pháp, phát triển hệ phái, từ năm 1947 cho đến năm

1954, Tổ su Minh Đăng Quang đã sáng lập ra đoàn du Tăng Khat sĩ đầu tiên, đồng thờikhông ngừng thu nhận Tăng, Ni xuất gia nhập đạo Tại khắp các vùng Phú Lâm, SàiGòn, Chợ Lớn và Gia Định, các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ, nhiều đoàn du Tăng,Ni được thành lập với sỐ lượng trên 20 người Nhiệm vụ của các đoàn du Tăng, NI là

truyền bá giáo Pháp và phát triển tín đồ cho hệ phái Trong số những Tăng, Ni của Phậtgiáo Khát sĩ, người có công đặc biệt quan trọng đối với du đoàn Khat sĩ nói chung và

Ni giới Khat sĩ nói riêng, đó là Ni trưởng Huỳnh Liên.

Ni trưởng Huỳnh Liên (1923-1987), là trưởng tử Ni của Tổ sư Năm 1956, saukhi Tổ sư Minh Dang Quang văng bóng, hệ phái Khat sĩ bắt đầu phát triển mạnh ởkhu vực Nam Bộ và Trung Bộ, nhiều Giáo đoàn được thành lập Năm 1958 được sựcho phép của Trưởng lão Nhị tổ Giác Chánh cùng toàn thể Tăng chúng, Ni trưởngđứng ra thành lập Giáo đoàn Khat sĩ Ni giới Việt Nam Trong suốt cuộc đời của mình,

Ni trưởng đã có nhiều cống hiến cho Giáo hội Phật giáo nói chung, hệ phái Khat sĩ

nói riêng và cho đất nước.

Những đóng góp cho Dao và Đời cua Ni trưởng Huỳnh Liên là vô cùng to lớn.Ni trưởng là ngọn đuốc sáng ngời tuệ đăng, tỉnh tấn và công hạnh, cùng chí nguyện

cao cả, tri đức viên dung Bang tinh thần man thé, cứu độ chúng sinh, giáo dưỡng Ni

chúng và không ngừng xién dương giáo pháp Phật giáo, Ni trưởng Huỳnh Liên với

đạo hạnh mãi được môn đồ Ni giới Khat sĩ Việt Nam tôn kính.

Là một Tăng sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ tu sĩ hệ phái, lại tham gia

vào công tác xiên dương Phật pháp, tôi nhận thấy, trách nhiệm của mình, cần phải

1

Trang 11

tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống, làm sáng tỏ hơn nữa những đónggóp của Ni trưởng cho đạo pháp và dân tộc, qua đó thấy được và trân trọng công hiếnmột đời của Người.

Bên cạnh đó, trước thực trạng hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về Phật

giáo, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về Giáo hội, kinh sách, văn hóa, xã hội,còn ít các công trình nghiên cứu về những tắm gương sáng trong giới tu hành có nhiềucống hiến cho Giáo hội và đất nước, là tắm gương sáng về tinh thần nhập thế, yêu

nước, thương dân đề các thế hệ kế tiếp noi theo Bản thân trong con người Ni trưởng

Huỳnh Liên luôn có sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa Dao và Đời, giữa Đạo pháp và

Dân tộc.

Ngoài ra, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đôi mới, ở mặt trái của sự phát

triển, không ít trường hợp vì đồng tiền, danh vị đã gây tôn thương đến tình nghĩa giađình, quan hệ thay trò, đồng chí, đồng nghiệp, tệ buôn lậu và tham nhũng diễn ra hàngngày Trong bối cảnh đó, dé Phật giáo nói chung và hệ phái Khat si nói riêng có

những đóng góp thiết thực hơn cho đất nước, nhân dân, tam gương của Ni trưởng

Huỳnh Liên cần phải được lan tỏa hơn nữa ở trong đời sống thực hành tôn giáo củamỗi vị Tăng, Ni Chính vì những lý do trên đây tôi chon đề tài: “Nhitng đóng góp

của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Đạo pháp và Dân tộc” làm đề tài nghiên cứu

Luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về Phật giáo Khat sĩ nói chung và Ni trưởng Huỳnh Liên nói riêngcó rất nhiều công trình đã công bố Có thé kế đến các nhóm công trình chủ yếu thuộchai hướng, trực tiếp liên quan đến đề tài, cụ thể như sau:

2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về Phật giáo Khat sĩ, trong đó đề cập

đến Ni trưởng Huỳnh Liên

Trước hết, công trình “Hệ phái Khát sĩ: Quá trình hình thành, phát triển vàhội nhập”, Nxb Hồng Đức (2016), là tập hợp các bài viết thuộc 4 chủ đề: Tổ sư Minh

Trang 12

Đăng Quang cuộc đời và đạo nghiệp; Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quangtrong bộ Chon Lý; hệ phái Khat si quá trình hình thành và phát triển; hệ phái Khat sĩvà sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay Các chủ đề với nhiềubài viết đã cho người đọc thấy được một phần nào tiến trình lich sử và các giai đoạnphát triển, những đóng góp của hệ phái Khát sĩ đối với Giáo hội Phật giáo Việt Namvà trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong công trình này, có một số bài

viết đề cập hoặc nhắc tới những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Ni giới

Khất sĩ, tuy nhiên còn sơ lược.

Tiếp đến là công trình “Tim hiểu về Hệ phái Khát si” của tác giả Thích GiácDuyên (2010) viết về lịch sử hình thành, truyền bá và nội dung cơ bản của giáo lý, lễnghi hệ phái Khất sĩ Trong công trình này, Ni trưởng Huỳnh Liên cũng được đề cậpở một số nội dung với vai trò người sáng lập ra Giáo đoàn Ni giới Khat sĩ.

Tác giả Thích Hạnh Thành với công trình “Tìm hiểu Phật giáo Khát sĩ ở NamBộ Việt Nam trong thế kỉ XX” (2007), đã đề cập đến lịch sử Khất sĩ và Giáo đoàn

Khát sĩ Đặc biệt, tác giả cũng rat chú trọng đến vai trò của Ni trưởng Huỳnh Liên

đối với sự hình thành của Giáo đoàn Ni giới Khat sĩ, vai trò của Ni trưởng trong cuộcvận động thống nhất và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Những công trình tiếp cận về lịch sử Khất sĩ có đề cập đến Ni trưởng Huỳnh

Liên còn phải kế đến một số bài viết của Lê Thọ Quốc (2012), “Phật giáo Khat sĩ

trong mối quan hệ với Phật giáo Đại thừa - Tiểu thừa và những đóng góp cho sự pháttriển du lịch văn hoá tâm linh Phật giáo ở Đông Nam Bộ”, và (2006), “Một số van dé

về hệ phái Khất sĩ Việt Nam” Bên cạnh đó, cuốn sách của Thích Giác Toàn (Chủ

biên, 2004), 64 Tinh xá của Hệ phái Khdt sĩ, trong 64 ngôi tinh xá, riêng Ni trưởngđã thành lập 26 tịnh xá, điều đó chứng minh rằng Người đã có công rất lớn trong vấn

đề tiếp Ni, độ chúng, thành lập đạo tràng.

Ngoài ra, Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Hiền (Thich Nữ Liên Lý, 2018), Motsố đặc trưng tu tập của hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay, Luận văn tốt

nghiệp cử nhân Phật học của Thích Giác Trí (2001), Sự hình thành và phát triển của

Trang 13

Hệ phái Khát sĩ nói lên sự thành tựu của hệ phái Khat sĩ như : Hoang pháp, giáo lý,kiến trúc, những tác phẩm do Ni trưởng chuyên sang thi, kệ bằng thể thơ lục bát, tứcú hay thơ tự do như kinh tụng hàng ngày, của hệ phái Khất sĩ, giúp cho Phật tử dễtụng niệm, dé hiểu, dé thực hành nhưng nó chứa đựng thông điệp, triết lý Phật giáo.

2.2 Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về Ni trưởng Huỳnh Liên

Nghiên cứu, đề cập trực tiếp về hành trạng và những đóng góp của Ni trưởng

Huỳnh Liên đối với Phật giáo và Hệ phái Khát si, Ni giới Khat sĩ, đối với dân tộcViệt Nam, có thé tham khảo qua một số công trình tiêu biểu như:

Công trình của Thích nữ Như Nguyệt (Chủ biên, 2007) Hành trạng chư Ni ViệtNam Đây là cuỗn sách giới thiệu về các vị chư Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó

có đề cập đến tiêu sử và hành trạng của Ni trưởng Huỳnh Liên.

Các tác giả Nhật Huy - Thích nữ Khiêm Liên đã có công trình: Ni ứrưởngHuỳnh Liên cuộc đời và đạo nghiệp, đã tập hợp và hệ thống lại lịch sử và cuộc đời,

những sáng tác thơ, kệ của Ni trưởng Huỳnh Liên.

Tác giả Phí Thành Phát (2022) với công trình Dau ấn Ni trưởng Huỳnh Liêntrong Phật giáo Khat sĩ ở Trảng Bang, đã đánh giá về vai trò của Ni trưởng đối vớiPhật giáo Khát sĩ trên địa bàn Trảng Bàng và sự thành lập, gây dựng các tịnh xá của

NI trưởng.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương (2022) với bài viết: “Ni trưởng Huỳnh Liên“hoằng pháp, độ sinh” qua những bài thơ đạo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, sốtháng 7, đã đề cập đến vai trò hoăng pháp và dan thân của Ni trưởng trong các hoạt

động cứu đời qua các bài thơ của Người.

Đặc biệt, với công lao đóng góp to lớn cho dân tộc và đạo pháp, đã có những

cuộc Hội thảo về chủ đề Ni trưởng Huỳnh Liên được tổ chức Những bài viết của Hộithảo được tập hợp trong cuốn Kỷ yếu Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên (1994), đã đề

cập đến những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Phật giáo Khất sĩ và

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.

Trang 14

Bên cạnh đó, Kỷ yếu Hội thảo Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên (2022), gồmhai quyền Quyền 1 tập hợp các bài viết về 4 chủ đề: Cuộc đời Ni trưởng và sự nghiệpthi ca; Đóng góp của Ni trưởng đối với Ni giới hệ phái; Tư tưởng Phật học trong thica của Ni trưởng Quyền 2 tập hợp các bài viết với chủ đề: Đóng góp của Ni trưởngđối với Đạo pháp và Dân tộc; Cảm tưởng Có thê thấy rằng, cuốn kỷ yếu nêu trên đãnêu lên được những công lao, đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên trong sự nghiệp

của Người đối với Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, trong khuôn khổ các

bài viết trình bày tại hội thảo nên nội dung của nó chỉ có dung lượng nhất định về Nitrưởng Huỳnh Liên từ các góc độ khác nhau và chưa nghiên cứu chuyên sâu, hệ

thống Hơn nữa, vẫn còn những mảng trống về sự đóng góp của Ni trưởng Huỳnh

Ngoài ra, đề cập đến Ni trưởng Huỳnh Liên và vai trò của Người còn có mộtsố bài viết, công trình khảo cứu riêng biệt như: Đóa sen thiêng do Ni giới Hệ pháiKhất sĩ ấn tống và biên soạn; Luận án tiễn sĩ Tôn giáo học: Hoat động cua Giáo đoànNi thuộc hệ phái Khát sĩ tại thành phố Hô Chí Minh, của Tạ Thị Lê (2020); ThíchHuệ Thông (2022), “Những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên cho Đạo pháp va

Dân tộc.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thay, chủ đề về Ni trưởng Huỳnh

Liên và những đóng góp của Người cho đạo Pháp và dân tộc đã được nhiều nhànghiên cứu trong và ngoài giới Phật giáo đề cập đến, nêu bật được một số công lao

đóng góp to lớn đối với Dân tộc.

Tuy nhiên, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu một cách khái quát, toàn

diện, tong thé, hệ thống và chuyên sâu về những cống hiến của Ni trưởng Huỳnh Liên.Qua đó, chỉ ra những giá trị, đạo đức, lối song cua Ngai Đặc biệt, đã có các hội thảonghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển, hội nhập Hệ phái Khất sĩ, hội thảo vềNi trưởng Thích Nữ Huynh Liên, hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịchsử truyền thừa và những đóng góp”, nhưng chưa có công trình nghiên cứu về nhữngảnh hưởng từ tam gương của Ngài đối với thực hành đạo đức, lối sống trên thực tế

Trang 15

của giới Tăng, Ni, phật tử thuộc hệ phái Khat sĩ Luận văn này sẽ nghiên cứu, bổ sungnhững khiếm khuyết nêu trên.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là:

- Một số đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên cho Đạo pháp và Dân tộc.

- Anh hưởng từ tam gương của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với giới Tăng, Nithuộc hệ phái Khat sĩ và người dân tại quận Thốt Nót hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:-Pham vi không gian:

+ Luận văn nghiên cứu một số đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với

Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trong đó có hệ phái Khat sĩ) và dân tộc Việt Nam.

+ Luận văn nghiên cứu việc thực hành đạo đức, lối sống noi theo Ni trưởngHuỳnh Liên trong giới tu hành, phật tử và người dân ở quận Thốt Not (thành phố CanTho) hiện nay Điển hình như những công tác an sinh xã hội, các khóa tu truyền thống

dành cho Tăng Ni, phật tử; khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên).

-Pham vi thời gian:

+ Luận văn nghiên cứu về Ni trưởng Huỳnh Liên trong suốt cuộc đời hoạtđộng của Người (1923-1987).

+ Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của Ni trưởng Huỳnh Liên ở quận Thốt Not

(thành phố Cần Tho) từ khi có chủ trương, đường lối đổi mới về chính sách tự do tínngưỡng, tôn giáo 1990 đến nay.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 16

- Nhằm kế thừa và phát huy đạo đức, lối sống của Ni trưởng Huỳnh Liên một cách

hiệu quả trong Phật giáo (hệ phái Khát si) và người dân hiện nay.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cân phải giải quyết

được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Một là, khái quát về Phật giáo Khất sĩ và cuộc đời, đạo nghiệp cua Ni trưởng

Huỳnh Liên.

Hai là, phân tích những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Đạo phápvà Dân tộc.

Ba là, rút ra những giá trị đạo đức, lối sống của Ni trưởng Huỳnh Liên dé kế

thừa và phát huy trong xã hội hiện nay.

Bốn là, khảo sát ảnh hưởng đạo đức, lối sống của Ni trưởng Huỳnh Liên trong hệ

phái Khat sĩ và người dân tại quận Thốt Not (thành phố Cần Tho).

Năm là, đưa ra một số khuyến nghị nham kế thừa và phát huy đạo đức lối sốngcủa Ni trưởng Huỳnh Liên trong Phật giáo nói chung và hệ phái Khat sĩ nói riêng.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu:

- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của các quan diém của chủ nghĩa

Mac - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lôi, chính sách của Đảng cộng sản Việt

Nam về tôn giáo.

Trang 17

- Luận văn nghiên cứu dựa trên tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quangtrong bộ Chon Lý, phương cách tu tập và hoằng pháp của Tổ Sư Minh Đăng Quang

và Hệ phái Khát Si, đặc biệt là sự hòa trộn các trường phái Phật giáo Tô điểm những

đóng góp sâu sắc, toàn diện, một số đặc điểm và đặc trưng của Phật giáo Việt Namvà Giáo hội Phật giáo Việt Nam như tính vùng miền và tộc người; tính hiện đại songhành tính truyền thống; tính thống nhất và hòa hợp; sự dẫn thân và tham gia xã hội;

sự bảo ton các giá trị truyền thống và nhu cau hiện đại hóa,.v.v

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn dựa trên phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo học như:phương pháp logic, lịch sử, phân tích tư liệu, phân tích văn ban học dé đánh giá về

vai trò của cá nhân đối với lịch sử và xã hội.

- Luận văn sử dụng phương pháp điền đã dân tộc học/ nhân học, cụ thể làphương pháp quan sát tham dự với các công cụ quan sát trực tiếp, phỏng vấn sâu,

thảo luận nhóm dé tìm hiểu về ảnh hưởng của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với hệphái Khát sĩ tại quận Thốt Not (thành phố Cần Tho).

6 Đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hoá và phân tích những đóng góp của

Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Đạo pháp và Dân tộc; đồng thời tìm hiểu hưởngảnh hưởng của Người đối với giới tu hành, phật tử và người dân địa phương Trên

cơ sở đó, chỉ ra vai trò nêu gương và ảnh hưởng của cá nhân đối với xã hội.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn

nữa sự đóng góp của Phật giáo nói chung và hệ phái Khất sĩ nói riêng cho Đạo phápvà đất nước hiện nay.

Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, học sinh, sinh viên

và những người quan tâm về lĩnh vực này.

7 Kêt cau của luận văn

Trang 18

Luận văn có kêt cầu gôm 4 phân, mở đâu, nội dung chính và kêt luận, tài liệutham khảo và một số phụ lục liên quan Nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về Phật giáo Khat sĩ và Ni trưởng Huỳnh Liên.

Chương 2 Một số đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với Phật giáo và

Dân tộc

Chương 3 Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức, lối sống của Ni trưởng

Huỳnh Liên trong xã hội hiện nay.

Trang 19

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO KHÁT SĨ VÀ NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN

1.1 Khái quát về Phật giáo Khát sĩ

1.1.1 Bối cảnh ra đời và phát triển của Phật giáo Khat sĩ

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, trong quá trình ton tại

và phát triển đã có sự hoà mình vào văn hoá, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của dân

tộc Trong đó chủ yếu là người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm vùngmiền Tây Nam Bộ đất phì nhiêu trù phú, bản chất con người lương thiện, hiền hòa,

song chủ yếu bằng nghề nông Người miền Tây lỗi sống cởi mở, hiểu khách và phóngkhoáng, không khuất phục cường quyền, sẵn sàng làm việc hiếu nghĩa, bênh vực kẻ

yếu, rộng lòng cứu tế người cơ ban Đặc trưng trong mỗi con người Nam Bộ ké trên

là điều kiện dé họ dễ dàng giao lưu văn hóa, thích nghi với mọi sinh hoạt, giao thoavới các tín ngưỡng dân tộc khác Họ chuộng những cái mới, thích đời sống đạo đức,chuộn lối sống hào phóng Chính vì vậy nên các tôn giáo nội sinh rất dé phát triển và

công cuộc truyền đạo được thuận lợi và phát triển nhanh chống Trong cuộc đấu tranh

chống áp bức cường quyên, ngoài việc giáp mặt với kẻ thù bang vũ lực, còn có nhữnghình thức đấu tranh bang tôn giáo Tôn giáo chủ yếu được họ sử dụng dé tập hợp lực

lượng Ngay trước khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Nam Bộ đã dùng hình thức

tôn giáo dé chống lại triều đình nhà Nguyễn.

Trong giai đoạn thực dân Pháp đây mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

ở Việt Nam với nhiều chính sách vơ vét của cải đưa về chính quốc, làm cho vếtthương lòng người dân càng dâng tràn, họ rất cần một nơi nương tựa tinh thần trước

những sự bat công của xã hội hiện thời Họ muốn vơi đi những nỗi thống khổ, trốnchạy khỏi xã hội đau thương hiện tại, di tìm nơi nương tựa, cần chốn bình an, vì quanhho lam sự bat công, áp bức Chính vùng đất Nam Bộ bị thực dân Pháp bóc lột nôngnghiệp nhiều nhất Đời sống người dân rơi vào sự bế tắc, người dân cơ cực, nghèo

túng dưới sự đây mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Trong giai đoạn này

thì sự suy thoái của các tôn giáo ngày một nhiêu, làm lòng tin người dân nơi đây

10

Trang 20

không biết đi đâu về đâu Và đạo lý truyền thống giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thếkỷ XX là những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện nhiều tôn giáo mới ở Nam bộ,

trong đó có hệ phái Phật giáo Khất sĩ Sự ra đời của hệ phái Phật giáo này ở Nam Bộ

đầu thế kỷ XX là một tất yếu lịch sử Sự xuất hiện Tổ sư Minh Đăng Quang nhằmmục đích chắn chỉnh lại những lối sống hưởng thụ, nối truyền lại con đường Phật khixưa, tập trung cho việc tu tập, sống đúng theo giới luật, hành hạnh không giữ tiền, ănngày một lần, đầu trần chân không, sống hạnh khất thực hóa duyên.

Hệ phái Khat sĩ ra đời trong bối cảnh của vùng đất mới cùng với sự tồn tại vàphát triển mạnh mẽ của các tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, BửuSơn Ky Hương, Tứ Ân Hiếu Nghia, cùng các Hội kin Nam Ky trong phong trào chốngphong kiến và thực dân Pháp Bên cạnh đó, nó đáp ứng nhu cầu người dân nơi đâythoát áp bức, sự đô hộ, muốn gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, muốn thoát khỏi sự lệthuộc về ngôn ngữ ngoại lai, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Hán tự của Phật giáo Bắc

truyền, đồng thời cũng không sử dụng ngôn ngữ Pali hay Sancrít của Phật giáo Nam

truyền hay bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của thực dân xâm lược bấy giờ là tiếng Pháp.Bằng sức sáng tạo và bản địa hoá, sử dụng chính tiếng Việt - ngôn ngữ Quốc ngữ

được sử dụng dé diễn đạt, đồng thời định hình hệ thống kinh sách riêng trên cơ sở

hoà hợp tư tưởng của cả hai dòng Phật giáo Nam - Bắc truyền Với những giáo lý,giáo luật căn bản của Phật giáo Khat sĩ được chính Ngài Minh Dang Quang viết rađã góp phần phù hợp với tâm thức và tín ngưỡng của một bộ phận cư dân vùng đất

Nam Bộ Từ đó, Phật giáo Khat sĩ lan toa rất nhanh chóng, cắm rễ rất sâu và biến

thành sức mạnh, tạo thành trào lưu kháng lại những nền văn hóa ngoại Hệ phái đã

khẳng định được bản sắc và sức sáng tạo của văn hoá bản địa Nam Bộ Bộ “Chơn lý”

được Ngài Minh Đăng Quang biên soạn đã có sự tóm lược, ngắn gọn và dễ hiểu

hướng đến đại đa số dân chúng, và được dân chúng nhanh chóng tiếp nhận như một

hình thức tôn giáo ban dia đù mới mẻ nhưng lại hết sức gần gũi, quen thuộc với thé

thơ rất dễ đọc và dễ nhớ.

Phật giáo Khất sĩ ra đời ở Việt Nam năm 1944, trong bối cảnh sự phát triển

mạnh mẽ của phong trào chan hung Phật giáo trên thé giới và trong nước dau thế kỷ

11

Trang 21

XX Phong trào chan hưng Phật giáo nỗ ra trên khắp thé giới, bắt nguồn từ An Độ.Cư sĩ người Tích Lan về sau xuất gia với pháp danh là Mapala [50, tr.753] và đượctruyền qua nhiều nước Phật giáo như: Trung Quốc, Miễn Điện, Nhật Bản Cuộc vậnđộng chấn hưng Phật giáo từ Thiền sư Khánh Hòa Năm 1923, nhân dịp giỗ tổ chùaLong Hoa, Trà Vinh ông cho mời các bậc tôn túc khắp miền Tiền Giang và Hậu Giangvề dự lễ bàn về vấn đề chấn hưng Phật giáo Sau đó, hội Lục Hòa Liên Hiệp được

thành lập với mục đích vận động thành lập một hội Phật giáo toàn quốc Theo nhận

định của tạp chí Viên Âm cho rằng có bốn nguyên nhân dẫn đến phong trào chấnhưng Phật giáo:

1 Sự sụp đồ niềm tin đối với Nho giáo, mà thay vào đó là niềm tin Phật giáo

được xây dựng nên tang văn hóa cho dân tộc vừa tiên bộ, vừa không mat gôc.

2 Phật giáo đủ khả năng “phân biệt chánh tà” trong quá trình tiếp nhận văn

hóa Tây phương và hình thành văn hóa mới.

3.Tinh than Phật giáo thích hợp với tinh thần khoa học và tính tự lực, tự cường

dan tộc.

4 Nghi lễ Phật giáo đã có gốc rễ lâu đời, nhưng chỉ phương tiện truyền đạo,cần xiên đương giáo nghĩa Phật giáo, tân tiến, sống động, đáp ứng được nhu cầu củanhững thế hệ mới [13, tr 764,767].

Sự ra đời của Phật giáo Khất sĩ cho thấy tính sáng tạo của người Việt và quátrình bản địa hoá Phật giáo địa phương tại vùng đất Nam Bộ Dao Phật Khát sĩ là một

giáo đoàn rất mới và sau so với Bắc truyền và Nam truyền nhưng rất thuần Việt,

không sao chép bản chính như các tôn giáo khác Chính ngài Minh Đăng Quang sáng

lập trong bối cảnh đất nước bị đô hộ và thực dân Pháp kìm kẹp Trong giai đoạn này

Phật giáo chịu sự ảnh hưởng bởi đạo đức xã hội xuống dốc tram trọng, việc tu học bê

tha trì trệ, đời sống Tăng Ni nghiên về cúng, cầu nguyện, xin xăm bói qué, biến cácTự viện thành nơi tín ngưỡng nhân gian, có tính riêng tư, người tu có gia đình, khôngcòn sống độc thân, giới hạnh và sự tu trì không còn nghiêm túc Chính vì đó làm niềm

tin Phật tử bị mất dần Trước thực trạng đau lòng đó, các tôn giáo đã khởi phát phong

12

Trang 22

trào chân hưng Phật giáo, các tôn giáo tại miền Nam xuất hiện rất nhiều Trên tinhthần ấy, Tổ sư Minh Đăng Quang đã kêu gọi Tăng đồ hãy mạnh dạng cùng chung tayvới Ngài chấn hưng Phật giáo mỗi người phải nỗ lực hành trì, thực tập cho thấu đạtchân lý, chứ không phải nói suông, tự thân phải biết trách nhiệm của mình với đạoPháp và Dân tộc cùng ngài làm cho đạo Pháp nước nhà được phát triển Với phươngchâm “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”, thực hành Giới, Định, Tuệ, thực hiện nếpsông lục hòa, hành trì Tứ y pháp Trong Chon lý bài “ Tông giáo” Ngài đã viết “ Tăngchúng phải đủ giới luật dé quy hợp cư gia, dé gắn liền tông giáo, hau vet bóng mê tín,đem cối đời trở lại y như Phật hồi xưa kia” “ hãy nghĩ đến Đạo, đến Phật, đến chúng

sanh phải nâng cao giới luật, đó mới là Phận sự của Tăng bảo thì tạo nắc thang

cho người lên, phải chỉ bờ mé cho người đến, phải sắm tàu cho người nguy, đó mớilà phận sự chánh của người Tăng già Thật vậy, chỉ có Tăng chúng mới đạo đặng”

[21, tr.63] Trong bối cảnh đó, “Đạo Phật Khat si” đã xuất hiện ở miền Nam Việt

Nam và hành theo “Y bát chon truyền” với đời sống du phương, khat thực hóa duyên

từ thôn sớm này sang tỉnh thành nọ, không trụ một chỗ, không vướng bận chỗ ở chùa

chiền, đêm ngủ dưới gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa Ngài cho rằng “ Đạo Phật là

con đường đi đến qua Phật giác chon Con đường ấy là Khat sĩ Họ của chư Phật bađời là Khát sĩ Khat sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh Khat sĩ

đến với giác chon, toàn học biết sáng tự nhiên mê lầm vọng động” [21,tr 63] Ngàiđã chat lọc tinh hoa kết tinh từ hai luồng tư tưởng chính là Bắc truyền và Nam truyền

dé tạo nên “ Đạo Phật Khát sĩ Việt Nam” Vì vậy về mặt hình thức thì đắp y, mangbát đất theo Nam truyền, hành trì giới luật theo Bắc truyền là 250 giới, còn phương

pháp hành trì và tu tập lay giáo lý đạo Phật dé hành trì.

Từ năm 1944-1954 là thời kỳ khai mở, giai đoạn mười năm không dài và cũng

không ngắn nhưng nó trải qua không ít khó khăn, gian nan Với bình bát đất, dau tran,chân không, không tiền, ăn chay đạm bạc qua ngày, khat thực trên những con đườnglàng với dung hạnh thoát tục, một bát cơm ngàn nhà, chân di muôn dặm xa Trongthời gian ngắn ấy, Phật tử theo qui y cả vạn người, thành lập hơn 20 tịnh xá Từ đócuộc sống Tăng, Ni dần ôn định, các tư tưởng Phật giáo đã lan tỏa rộng rãi do các bài

13

Trang 23

giảng của ngài đều là chữ quốc ngữ va thi kệ, thơ lục bát, từ ngữ rat dé hiểu dễ thựchành, đậm chất triết lý nhân sinh giúp mọi người dễ ứng dụng, làm cho cuộc sốngngày càng thăng hoa hơn.

Giai đoạn từ năm 1955 đến 1975 là thời kỳ phát triển và mở rộng về số lượng,

cơ sở tịnh xá và tín đồ, hình thành các Giáo đoàn Tăng và Ni Trong giai đoạn này đãcho sự phân chia theo khu vực dé việc quản lý và hành đạo được thuận lợi Bên Tănggồm 6 giáo đoàn, bên Ni có 3 giáo đoàn Giáo đoàn 1 do Thượng tọa Giác Chánh và

Thượng tọa Giác Như lãnh đạo, Giáo đoàn 2 do Thượng tọa Giác Tánh và Thượng

tọa Giác Tinh lãnh đạo, giáo đoàn 3 do Thượng tọa Giác An lãnh dao, giáo đoàn 4 doThượng tọa Giác Nhiên lãnh đạo, giáo đoàn 5 do Thượng tọa Giác Lý lãnh đạo, giáo

đoàn 6 do Thượng tọa Giác Huệ và Thượng tọa Giác Đức lãnh đạo Bên Ni có 3 giáo

đoàn: giáo đoàn | do Ni trưởng Huỳnh Liên; giáo đoàn 2 do Ni trưởng Ngân Liên;giáo đoàn 3 do Ni trưởng Trí Liên, tuy chia ra nhiều đoàn nhưng lấy tịnh xá TrungTâm làm nơi hội họp, tự tứ hay sự kiện hệ phái và lấy tịnh xá Ngọc Phương làm Tổ

đình cho chư NI Khi cách mạng ngày 01/11/1963 thành công Phật giáo thoát cơn

Pháp nạn Ngày 04/01/1964, Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam được tô chức tại

chùa Xá Lợi- Sai Gòn Ngay dip này quí vị Thượng tọa Giác Nhiên, Giác Tường,

Giác Nhu được mời tham dự và đứng ra thành lập “Giáo hội Tăng già Khat sĩ Việt

Nam” cho đến ngày 22/04/1966 mới được Bộ Nội vụ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa

lúc bây giờ chấp thuận cho phép thành lập Giáo hội với bản điều lệ 32 theo Nghị định

số 405/BNV/KS cấp tại Sài Gòn Từ đây hệ phái Khat sĩ có danh xưng là Giáo hội

Tăng già Khat sĩ Việt Nam.

Từ năm 1975 đến 1980 là thời kỳ Phật giáo Khat sĩ tham gia vào cuộc vận

động thống nhất các tô chức và hệ phái trong nước đề hình thành Giáo hội Phật giáo

Việt Nam; Từ năm 1981 cho đến nay, Phật giáo Khát sĩ là một hệ phái quan trọng

trong tổ chức và hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Phật giáo Khát

sĩ đã có sự lớn mạnh và không ngừng khăng định vị thế của mình trong lòng Giáo

hội, bên cạnh các hệ phái Nam truyền và Bắc truyền Thời kỳ này hệ phái phát triển

rất mạnh, các tịnh xá được xây dựng mới, tham gia và hòa nhập vào Giáo hội Phật

14

Trang 24

giáo Việt Nam, tham gia vào Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Tri sự, Ban, Vién mở mang trường lớp, tạo điều kiện cho Tăng Ni đi du học tại các nước Phật giáo như:

An Độ, Miên Điện, Đài Loan, Trung Quoc

Từ năm 1981, Đại hội được tô chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) gồm9 tổ chức:1 Hội Phật giáo Thống nhất; 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất; 3 Giáohội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; 4 Giáo hội Tang già Nguyên thủy Việt Nam; 5.Giáo hội Tăng già Khat sĩ Việt Nam; 6 Giáo hội Phật giáo Thiên thai giáo QuánTông; 7 Hội Phật học Việt Nam; 8 Ban Liên lạc Phat giáo yêu nước; 9 Hội đoànkết Su Sai yêu nước Tây Nam Bộ tat cả đã hợp nhất thành một tổ chức mới với tênlà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Doan đại biểu của Khat sĩ do Hòa thượng Giác Nhulàm Trưởng đoàn, Hòa thượng Giác Phúc làm Phó đoàn Ni trưởng Tố Liên làm Thưký cùng các thành viên trong đoàn Từ đó Phật giáo Khất sĩ hòa nhập và sinh hoạtchung với 2 tổ chức là Bắc truyền và Nam Truyền Kể từ đó hệ phái đã lan tỏa đến

hải ngoại như: Mỹ, Đức, Úc, Thụy Điền

Hiện nay, Hệ phái Khát sĩ đã trải qua 7 Nhiệm ky Đại hội, không ngừng ổnđịnh về tổ chức và nhân sự Các Giáo đoàn có số lượng Tăng Ni và tịnh xá như sau:Giáo đoàn I: 110 vi Tăng, 2 Tổ đình, 21 tịnh xá Ni giới có 90 vị va 14 tịnh xá; Giáo

đoàn II: 63 vi Tang, 17 tịnh xá va 01 tinh that; Gido doan III: 320 vi Tang va 63 tinh

xá Chu Ni có 375 vi va 57 tinh xá; Giáo đoàn IV: 170 vi Tang va 41 tịnh xá Chu Nic6 287 vi va 48 tinh x4, 7 tinh that; Gido doan V: 152 vi Tang va 33 tinh xá; Giáođoàn VỊ: 53 vi Tang và 18 tịnh xá Chu Ni có 49 vi va 9 tinh xá; Ni giới hệ phái Khat

sĩ: Hon 1.500 vi Ni và 250 ngôi tịnh xá, tinh that Tổng cộng khoảng 3.200 vi (868

Tang, hơn 2.300 Ni) với khoảng hơn 580 ngôi tịnh xá (196 tịnh xá Tăng và trên 385

tịnh xá Ni) Tại các nước Mỹ, Canada, Pháp, Úc, có hơn 50 đạo tràng, tịnh xá, với

hơn 100 Tăng, Ni Khất sĩ tu học, hoằng hóa.

Nếu so với nhiều tông phái, hệ phái khác của Phật giáo thì Hệ phái Khắt sĩ tínhđến nay chỉ mới tồn tại gần 80 năm (1944 - 2023) Quang thời gian này ngắn so vớitrường kỳ lịch sử Phật giáo nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, nhưng

15

Trang 25

Đạo Phật Khát sĩ lại có một sức sống, sức lan toa ảnh hưởng va sự phát triển có thénói là nhanh chóng

1.1.2 Giáo lý, giới luật, lễ nghỉ của Phật giáo Khat sĩ

Giáo lý căn bản của hệ phái Khất sĩ được thé hiện trong Bộ Chơn lý (gồm 2

tập), do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng và hoằng truyền dựa trên tôn chỉ hành

đạo: “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khát Sĩ Việt Nam” và căn cứ vàophương điện tu tập của nền tảng Tam học Phật giáo Tư tưởng nay có được là nhờ Tổsư Minh Đăng Quang sau nhiều năm tu học tại Campuchia và tự nghiên cứu Kinh

tạng của hai hệ phái Nam truyền và Bắc truyền tại Việt Nam Chính do thiền quán tại

Mũi Nai mà đắc pháp, rồi từ đó tự chắt lọc các tư tưởng chính yếu trong giáo Pháp

của 2 truyền thống Phật giáo này đề nêu cao phương pháp hành trì tu tập của hệ phái.

Tôn chi và chí nguyện này góp phan làm sống lại những hình anh đoàn du tăng khatthực và tư tưởng giải thoát của đạo Phật Nguyên thủy từ thời đức Phật còn tai thé,sông đời phạm hạnh, cầu giải thoát Chính Tổ su Minh Dang Quang đã có bài kệ chép

trong bộ Chơn lý của ngài:

“Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Dục cùng sanh tử lộ,

Khất hóa độ xuân thu”.

Tinh túy những bài giảng của ngài cho hàng đệ tử trong bộ Chon lý với 69quyền rút ra từ Kinh, Luật, Luận Những bài giảng này đã tóm gọn tinh hoa, tư tưởngtriết lý đạo Phật, rút ra cái nhìn nhận của ngài về vũ trụ quan, công lý vũ trụ, nhânsinh quan, vừa bao hàm những giáo lý huyền nghĩa, huyền diệu, cao siêu của đứcPhật Trên cơ sở đó ngài đã rút ra phương pháp tu tập vừa mang tính cô truyền, truyềnthống ba đời chu Phật là hóa duyên, khat thực, thiền định, trong tư tưởng giáo lý Tứ

diệu dé, Thập nhị nhân duyên, Tam vô lậu học, Bát chánh đạo Những bài thuyếtgiảng của Ngai sử dụng ngôn ngữ Nam bộ, giản di, mộc mac, rõ ràng, cụ thê, không

16

Trang 26

dung ấn ngữ Với phương pháp diễn giải trực tiếp và lập luận rõ ràng vững chắc theokiểu Tam đoạn luận, phù hợp với tâm lý và tính cách mộc mạc, giản di của ngườiMiền Tây sông nước Mặc dù vậy, như trong tư tưởng truyền đạo Ngài luôn hướng

vé sự tu tập, hành hạnh giải thoát, phá mê khai ngộ, đoạn trừ tà kiến, phủ nhận uyquyền, thế lực của Phạm Thiên, Đề Thích hay bất kỳ vai trò của thần thánh nao, như

lời đức Phật dạy Ngài luôn dé cao sự né lực tự thân, nồ lực tinh cần chuyên tu, không

nương tựa vào thế lực bên ngoài, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình quyết

định sự sống của mình bằng con đường Chánh đạo.

Sự định hướng chủ trương giáo lý theo các phương thức: Tập trung sống tu

học, nền tảng tu tập: Giới - Định - Tuệ thực hành trung đạo - Y bát chơn truyền; Hình

thức và hành trì khất thực hoá duyên, sống đời phạm hạnh; Tuỳ duyên phát triển theothời đại, lấy tinh thần “Hoà nhi bất đồng” định hướng tu tập Ngài chủ trương: sốngchung, tu chung, học chung, Ngài dạy: “Nên tập sống chung tu học: Cái sống là phải

sông chung, Cái biết là phải học chung, Cái linh là phải tu chung”; Chủ trương là phải

tập trung an cư kiết hạ, đến Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm mới Tự tứ, địa điểm Tựtứ phụ thuộc vào sự chỉ định của mỗi giáo đoàn, tất cả phải tập trung về một trú xứ

làm lễ chứ không được tô chức riêng lẻ.

Nghi thức hành lễ và kinh văn đọc tụng: Đọc kinh văn bằng tiếng Việt NếuPhật giáo Nam truyền đọc tụng kinh văn bằng tiếng Pali, Phật giáo Bắc truyền đọckinh văn Hán tạng (qua phiên âm hán Việt) Còn đạo Phật Khất sĩ chủ trương đọcKinh văn bằng tiếng Việt, văn van, thê tho song that lục bát, rat phù hợp với dân tộcnên rất dé hiểu, dé nhớ, dé tụng, dé thuộc Điều này là Tổ sư đã học tập lời day củaĐức Thế tôn khi còn tại thế, Ngài đã khuyên đệ tử nên dung ngôn ngữ bản xứ để

truyền giảng giáo pháp, một dạng thức bản địa hóa ngôn ngữ, tức vận dụng tinh thần

Khé xứ, Khé thời dé truyền bá Phật pháp.

Tắt cả các sinh hoạt tu tập của Phật giáo Khắt sĩ, việc tụng đọc kinh điển khôngmang nhiều tính nghi lễ, không lễ nhạc như tán xướng Vi thế, khi thực hiện cácnghỉ thức tụng niệm của Phật giáo Khat sĩ thi âm đọc phải rõ ràng Trong thời tụng

17

Trang 27

kinh đơn giản bắt đầu bằng nghi thức dâng hương, xưng tán ân đức Tam Bảo, các bàikinh, kệ liên hệ trực tiếp đến việc tu tập, quán tưởng và kết thúc là hồi hướng Tất cả

đều dé đọc, dé hiéu, vì toàn sử dụng tiếng Việt; không sử dụng những than chú tiếng

Phan dé mang nhiéu mau sac huyén bí Một điểm đặc biệt trong nghi thức Khat sĩ, đólà những bài kinh tụng niệm được Việt hóa bằng thé thơ lục bát, Song thất lục bátmang âm hưởng dân ca Nam bộ rất ngắn gọn dễ hiểu, giúp người nghe có thé lãnhhội được ý Pháp.

Các lễ nghi trong các khóa lễ, tụng niệm của Phật giáo Khất sĩ cũng vô cùng

đơn giản Các sư cùng cư sĩ chỉ chắp tay nghiêm trang trước ngực, đối trước TamBảo chí thành đảnh lễ sát đất sau đó chắp tay thê hiện lòng tôn kính đối với Phật,Pháp, Tăng trong suốt thời tụng kinh hay khóa lễ Các hình thức ấn quyết, sáitịnh, Tổ sư không cho phép sử dụng Mọi lễ nghi đều đơn giản, thân nghiêm trang,tâm thành sâu sắc, vừa đọc vừa cảm nhận những ý Pháp.

Những phụ kiện (pháp khí) hỗ trợ như: Mõ, khánh, linh, đầu, mộc bản, các

loại tiêu sáo, don kèn v.v Tang, Ni không được dùng trong các thời tụng kinh bái

sám Chỉ có chiếc chuông gia trì được sử dụng để hội chúng nương theo mà lễ lạyđược đồng đều, nương theo tiếng chuông ngân, tâm người đọc tụng dé tìm về vớichánh niệm hiện tiên, ngõ hâu thời trì tụng kinh điên được trọn vẹn công đức.

Lễ phục trong khi hành lễ cũng chỉ có tam y thường nhật chứ không thêm bắtcứ lễ phục nào khác, không có hia, mũ, áo sặc sỡ kiểu cung đình Chư Tăng đắp ybày vai hữu thé hiện niềm tôn kính đối với đức Phật như Tăng đoàn trước đây hon

2600 năm Chư Ni trong mặc áo, nhưng y thượng vẫn đắp chừa bên phải, luôn đắp y

chỉnh té trong các khóa lễ Phật tử cư sĩ mặc áo giới trắng được may theo kiểu áo dàitruyền thống của người Việt Màu trắng vốn là màu của hàng cư sĩ được biết đến vớihình ảnh “bạch y cư sĩ” bắt gặp trong nhiều kinh điển Phật giáo Nam truyền lẫn Bắctruyền Như thé cho thấy, Phật giáo Khat sĩ trong sự hài hòa, vẫn lưu giữ được truyềnthống thời Chánh pháp, đồng thời lại mang dấu ấn đậm nét của dân tộc Có thé nói,lễ phục của Tăng Ni, Phật tử Khất sĩ đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa Lễ phục

18

Trang 28

vừa giữ truyền thống Phật Tăng xưa, nhưng vẫn được truyền thống của người Việt

Nơi Chánh điện chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni và phía sau là Tổ sưMinh Đăng Quang, các khóa lễ của Phật giáo Khat sĩ đơn giản chỉ với hương, hoa,

đèn Các pháp cụ dùng cho lễ đường như tràng phan, bảo cái, Tuy không được sử

dụng nhưng bằng tâm thành của Tăng Ni và Phật tử, các khóa lễ vẫn trang nghiêm vàý nghĩa.Ngoài việc đơn giản hóa nghỉ lễ, giúp Phật giáo trở lại đúng bản chất trong

sáng, thuần túy cần thiết, đồng thời vẫn dam bảo ý nghĩa phương tiện độ sanh, Tổ sư

không cho phép Tăng sư đi làm đám, tụng kinh cầu an, cầu siêu như một phương tiệnmưu sinh, mà xem đó như là phương tiện hoằng pháp thông qua lời kinh tiếng kệ.

Giới Luật của Khất sĩ được biên soạn trong quyền “Luật nghi Khat sĩ” dành

riêng cho giới xuất gia Dé bảo vệ Tăng, Ni của hệ phái, đức Tổ su Minh Đăng Quangđã chế thêm 114 điều luật Trong bai hoc Sadi Tổ dạy bậc đã bước chân trên conđường đạo pháp, chuẩn bị thành một thành viên chính thức của nhà Phật, là bậc xuất

gia thật thụ, trên con đường trở thành Tăng sĩ, nên các vị cần phải nắm vững, nằm

lòng Bài học Sa di 1 là kệ giới, nó là hàng rào, để giữ tâm Đến Pháp học Sadi 2,trong đó chỉ dẫn cụ thê Pháp thực tập đề diệt lòng ham muốn Cuối là Pháp học Sadi

3 là các pháp vi tế, đây là pháp roi tâm minh vi tế, từ đó thay được những sự tinh vi,

ân tàng trong tiềm thức, từ đó chúng ta phải phát tâm mạnh dạng nhận diện, đoạn trừdé thăng bước vào lộ trình giải thoát.

Đạo Phật Khát sĩ luôn gin giữ và phát huy truyền thống khat thực hóa duyên.

Đề cho việc khất thực đúng pháp, Tổ sư đã có những qui định như sau: a) Phép đi

khất thực chỉ từ 1 đến 2 người mà thôi trừ khi nào đến xứ lạ, 1,2 ngày đầu đi chungcho biết đường sá, đi từ người cách nhau 2 thước; b) Khi đi lắy cơm hoặc đi trai tăng

tại nhà cư sĩ thì được đi chung, đi 1 hàng 1 cách nhau 2 thước tây ai lớn tuổi đạo đi

trước tập sự di sau; c) Tại tinh x4 có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cúngdường luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng thì giáo hội nếu đông chia ra: Phânnửa tăng đi khat thực, phân nửa tăng nhận cúng đường trọn bữa ăn; d) Tốt hơn là mỗi

19

Trang 29

người hăng ngày phải di bát, ban hộ pháp chỉ hộ thêm sau khi đi về; đ) Khi đi khatthực nếu ai về không kịp ngọ lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ vắng, gốc cây xa đườnglộ, phố xá chợ đông Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi bặm cấu trược ôn ào vì thé sẽlàm nhẹ thê pháp Phật; e) Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ hoặcchen lan chỗ đám đông Nên phải đi vào trong xóm và các đường lộ xa chợ; f) Mỗiđường có thé đi 3 ngày, đi xa không quá 3 ngàn thước; g) Ban đi phải đi luôn bận về

nếu thiếu đứng trước cửa từ nhà (ngoài đường chớ không được vào thềm) mỗi nhà

đứng năm ba phút theo thứ tự; h) Khi bát còn lưng thì ôm qua tay trái gần trước bụng,lúc đầy rồi phải dé vào túi phủ nắp lai quay phía tay mặt không nhận nữa; i) Không

nhận lãnh đồ vật dé trong túi ngoài bát hoặc trên nắp bát; k) Không được nhận tiền

gạo, không được nhận đồ ăn mặn, đó là gương dạy thiện cho người; 1) Không được

đi vào nhà ai, khi đi khất thực Nếu phải đi viếng ai hoặc có việc của giáo hội sai, thì

đi ngay nhà người ta trước, bát mang chứ không ôm, bận về mới ôm ra đi xin mà trởvề; m) Không được dừng lại uống nước hay đại tiêu khi đi khất thực; n) Bát nếu ômtrần thì được nhận, bát mang trong túi cắm thâu nhận; 0) Không được ngó mặt thí

chủ, hoặc nói chuyện riêng quá năm sáu câu; ô) Ai có hỏi đạo giữa đường thì tìm gốc

cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi độ cơm rồi sẽ nói hoặc mời người đến chỗ trụ hoặc déngày khác người thỉnh cúng dường tại nhà có Tăng đông có Cư sĩ sẽ nói; ơ) Khi đi

khat thực ai muốn cúng và thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chi day, bằng không thithôi chớ chê khen bắt lỗi ép buộc người ta; p) Nếu biết cơm có lỡ dính đồ ăn mặn, thì

khi về phải cho người khác, chớ không được dùng bằng khi túng ngặt phải gụt rữasạch mới được dùng: q) Khi đi khat thực phải trang nghiêm hòa hưỡn ngó nay xuốngngó xa 2 thước chớ ngó liếc 2 bên tìm lóng nghe chuyện người nói tâm phải niệmPhật; r) Đừng vừa đi vừa nói chuyện chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng lạixây mình, chớ đứng đi tắt xéo; s) Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúngthì chỉ lại người sau cho dé bát trước; t) Ngày nào ai đi bát đường nào phải sắp trướctai chùa chớ đừng ra đường lộn x6n; u) Khi di khat thực ngoài món ăn ra không nhậnmón chỉ ai gởi hết hãy bảo người đem lại các chùa kia Ai gởi cúng Phật thì không

được nhận hãy nói “Tăng chỉ là người tu đi xin ăn mà thôi”; ư) Ăn rồi đồ còn dư phải

20

Trang 30

cho hết không được dé dành; v) Đồ khất thực trước phải độ trước D6 cúng đườngsau phải độ sau; x) Khi đi khất thực không được chống gậy che dù Phải mặc áo

chừa cánh tay mặc đầu trần chân không, phải mặc quấn thượngy trùm kín.

Thời khóa trong ngày: Chiều 5 giờ đến 7 giờ sáng tu tịnh ngủ nghỉ, hoặc gốccây vườn rừng hoặc chùa am cốc túy theo phương tiện; Sáng mai 8 giờ đến 9 giờ khatthực theo đường dài hoặc nơi xóm làng thành thị; Giờ trưa 11 đến 12 giờ độ cơm;Chiều 3 đến 4 giừo thuyết pháp; 6 đến 7 giờ thiền định; 12 giờ đến 1 giờ khuya thiềnđịnh.

Tư tưởng Phật học, Luật nghi, Lé nghi trong 69 quyền Chon lý: Quan điểm

nguồn gốc vũ trụ, nhận thức về thiên nhiên, con nguoi trong mối quan hệ giáo lý đạo

Phật được trình bài trong quyên: Võ tru quan, Ngủ uẩn, Lục căn, Thập nhị nhơn duyên,Có và không, Sanh và tử Nói rõ sức mạnh của vạn vật chi phối dé con người bịtham lam, sân hận, say mê, độc ác đề rồi khổ phạt lấy mình Không biết phương phápgiải thoát, chúng đeo bám, nếu biết thương yêu nhau trong cảnh cùng khổ Tìm xét

học hỏi, mới cắt đứt được xích xiêng vô minh, khai vẹt cửa ngục, giải thoát luân hôi.

Trong quyên: Bat chánh đạo, Chánh dang Chánh giác, Y bat Chon truyền,

Chánh pháp, Nhập định, Số tức quan, Chư Phật Bởi đạo chánh là thiện lành giúphành giả đạt được chơn như giác ngộ của đạo Phật, vì đắc đạo là đắc Niết bàn, đắc

đời là đắc luân hồi, tức đắc thiên đường hay đắc địa ngục.

Tư tưởng Đại thừa phát triển gồm các quyền: Tam giáo, Tông giáo, Đại thừagiáo, Đạo phật, Pháp Tạng, Vô lượng Cam lô, Quan thế âm, Đại Thái Thức, ĐịaTạng, Phật tanh Động viên Phat tử nên xuất gia, mỗi Tăng sư đều có bén phận giữgiới, chỉnh đốn tăng đoàn, chấn hưng Phật giáo.

Đời sống đạo đức nằm trong các quyên: Trường đạo lý, Nguồn đạo lý, Đời dao

đức, Xứ thiên đường, Xây đựng một đời sống an lành hạnh phúc.

Giới luật và những pháp học căn bản của Tăng Ni Khat sĩ: Bài học Khát sĩ,Luật nghỉ Khát sĩ, Bài hoc Sadi quyển LILIII, Giới bổn Tăng, Giới bốn Ni giúp cho

Tăng Ni diệt lòng ham muốn, lấy giới luật làm hàng rào vững chắc, thoát khỏi vô

21

Trang 31

minh che đậy, sống lại với tâm thanh tinh an vui, đạt trí huệ, an lạc thông thả, rảnhrang không tạo nghiệp, châm dứt luân hồi sanh tử.

Những pháp căn bản dành cho cư sĩ: Cự sĩ, Bai học cư sĩ, Pháp học cư sĩ Hướng dẫn người cư sĩ tránh ác làm lành Nghe nhiều học rộng, thông suốt phận sự,làm nghề lương thiện, tránh bạn ác, gần bậc thiện tri thức, tôn kính người đáng tônkính.

Tất cả được trình bày với thê văn đa dạng như kinh văn xuôi, kệ tụng, liệt kêpháp só, trình bày điều luật, luận giải pháp lý, van đáp, cáo bạch, nêu thí dụ trong đạo

ngoài đời, mô tả cảnh lý tưởng, khuyến kích người tu hành.

Trọn bộ Chơn lý với hơn 394.000 từ gói gọn trong 69 đề tài, nhưng là một bộsách bề thé, là kim chỉ nam, là kho tàng gia bảo vô giá và là món ăn tinh thần cho tat

cả đại chúng, nó không còn là của riêng giới học giả hay bat kỳ ai, bởi những giá triđặc sắc vô cùng cao quý đã được mọi người khang định như một dấu cham son đậm

nét của sự thành công trong lãnh vực tư tưởng Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.

Việc hành trì thiền, chư Tôn đức hệ phái luôn tâm đắc và hành trì tâm đắc theoquyền Nhập định Đường lối của Tổ sư thì khởi tập và duy trì theo phép đếm hơi thở

(số tức) hoặc theo dõi hơi thở (tùy tức) thông qua bài Số tức quan.

Chúng ta cũng có thé dé dang phát hiện và cảm nhận lời day chân thiết của Tổ

về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thiền tập qua từng trang Chơn lý, đặc biệt làbài Nhập định [13, tr.355 — 383].

“Không định không có thần thông quả linh, thì con người phải té sa vào nơi

vật chất giả đối, nắm níu lấy ác tà loạn vong, chôn nhốt giết hại tâm mình Cho nên

tâm định thi trí mới hué, huệ nhiều ít là do định Định nhiều thì huệ nhiều, định ít thìhuệ ít, không định thì không có huệ.” [13, tr 357]

“Muốn có Định thì phải có Niệm Niệm tưởng ghi nhớ một câu, một việc, một

lời, một điều gì đó, mới được định Cũng như nước bị đựng trong tô chén dé yén lang

22

Trang 32

thì sẽ định, cái ý nhờ bị trói buộc một chỗ mà phải đứng ngừng, đến lâu sau quen lần,mới không còn loạn động” [13, tr 364]

“Hễ định được thì thần thông và trí huệ sẽ có một lượt Từ định mau đên lâu

là quả linh va đạo lý cũng sẽ có từ ít tới nhiêu, tự nhiên nơi ta san có Nêu không xaođộng che đậy là nó yên trụ và xuât hiện ra, chứ chăng câu vái nơi ngoài, ai cho mà cóđược” [13, tr 370].

Bài Số tức quan [14, tr 301-322], Tổ sư trình bày pháp tu dựa trên hơi thởbằng cách đếm hơi thở theo trình độ hành giả khác nhau, thậm chí để ngừa bệnh vàtrị bệnh, nhưng tinh hoa bí yếu vẫn là giữ thái độ khách quan đối với hơi thở, nghĩalà không can thiệp vào hơi thở:

“Tat cả những phép tu tập hơi thở có khó dé khác nhau, nhưng chang có cáchnào qua lẽ tự nhiên bình thường này, là người ta phải đừng cố ý chăm chú vào riêng

hơi thở, nhưng người ta mỗi lúc nào cũng phải ngăn đón sự thái quá thở mạnh, càng

bat cập thở nhẹ, tức là phải giữ làm sao hơi thở được mực trung điều hòa nhau nhưsợi dây ngang thang, chang cho gon sóng, như cái vòng tròn không cho móp méo” [14,tr 315].

“Vậy thì tất cả phép tu, không có phép nào qua sự tự nhiên, vì tự nhiên chơn

như là định, trung đạo Còn các pháp tu là dùng trừ thái quá bat cập, dé dang giữ cái

trung đạo tự nhiên chơn như định, chớ không phải tu là dé tìm thái quá bat cap, hai

bên lề Bởi cái sống, biết, linh là ai cũng dang có, mà vì bi thái quá bat cập, tà phápngăn che ám muội Hiểu như thé tức là cũng như không có tu tập luyện rèn chi, miễnđừng thái quá bất cập vọng loạn, và không nên chấp có hơi thở tưởng đếm chỉ số tứcquan” [14, tr 316]

Chỉ tiết hon là trong phân Pháp vi tế về định trong Luật nghi khat sĩ, Tổ đã liệt

kê đầy đủ 40 đề mục thiền định theo bộ Thanh tịnh đạo luận Không những thế, trongmỗi mục còn chỉ tiết hóa như “30 đề mục đem đến nhập định”, “11 đề mục có thắnglực đem tâm từ sơ định tới ngũ định”, tu tập “11 đề mục có thắng lực đem tâm đến

sơ định”, Từ trang 132 đến 158 liệt kê các chỉ pháp của thiền định, qua đó cho

23

Trang 33

thấy, Tổ sư đã nghiên cứu kỹ thiền định như thế nào Điều này giúp chúng ta có thểnhận định rằng tông chỉ của Tổ sư lây định làm nền tảng, làm điểm tựa rồi mới khởiquán như truyền thống thiền Pa-Auk ở Min Điện.

Pháp tu thiền của hệ phái Khat sĩ, từ thời Tổ sư đến nay cũng không có gì khác

biệt với các truyền thống Bắc truyền và Nam truyền Xuất phát từ quan điểm kế thừava phát huy những tinh hoa tư tưởng của các truyền thong khác trong bối cảnh vănhóa Việt Nam, nên pháp tu của hệ phái Khát sĩ đã kế thừa và hành trì những điểm độc

đáo, những tinh hoa mà mỗi hành giả có cơ duyên tiếp cận, thâm thấu và hành tri.

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Ni trưởng Huỳnh Liên

1.2.1 Tiểu sử Ni trưởng Huỳnh Liên

Ni trưởng tên thật là Nguyễn Thị Trừ, sinh ngày 19/3/1923 (Quý Hợi), tại làng

Phú Mỹ, quận Châu Thành, tỉnh Định Tường (ngày nay là tỉnh Tiền Giang) Sinhthành trong gia đình có truyền thống Nho học sống bằng nghề nông nghiệp Song

thân có năm người con gái, Ni trưởng là trưởng nữ, cha là cụ Nguyễn Văn Vận, pháp

danh là Thiện Trí, mẹ là cụ Lê Thị Thảo, pháp danh Thiện Liên, xuất gia và thụ giớiTỷ khiêu Ni theo Khát sĩ Thiên tính bam sinh ham học, thích văn thơ, khi còn cấp 1,mỗi lần ru ngủ đã được cha đọc Tam tự kinh hằng ngày, nên Người đã thuộc từ lúcđó Với truyền thống gia sư, được day từ tuổi lên ba, nên Hán Nom đã thông thao từnhỏ Do điều kiện không cho phép nên Người chỉ học hết chương trình Trung học.Ni trưởng là người sáng dạ, thông minh hơn người, dù không có điều kiện theo học

bậc Đại học, nhưng vẫn học thêm chữ Nho từ bà ngoại Sáu (dì ruột em của ngoai)

với vốn thông minh sẵn có nên chăng bao lâu vốn ngôn ngữ Hán cũng làu thông,chính vì vậy việc nghiên cứu Hán tạng rất thuận tiện Không dừng lại ở đó Người tiếptục con đường gia giáo, được sự chỉ dạy trực tiếp của cậu ruột là Lê Quý Đàm - mộtđảng viên Đảng cộng sản Đông Duong, đã từng học tại trường Cao Dang Hà Nội.

Cậu Mười Đàm này cũng là người có tài về thi phú và thông thạo tiếng Pháp Chính

sự tiếp xúc gan, được su day dỗ nhiệt tình và nuôi dưỡng tư tưởng yêu nước, đường

lối cách mạng, nên Ni trưởng tham gia hoạt động cách mạng tích cực Với tư tưởng

24

Trang 34

yêu nước nồng nàn, chứng kiến xã hội day day áp bức bat công, do thực dân Pháp đôhộ Trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế ki XX, với sự xâm lược của Thựcdân Pháp và sự ấu trĩ của hệ tư tưởng phong kiến các triều đại nhà Nguyễn Ni trưởngkế thừa truyền thống gia đình Phật tử Năm 1943, khi vừa tròn 20 tuổi, Ngài xin tutại Phật Duong Minh Su Năm 1945, khi phong trào cách mang bùng né cùng với chịem phụ nữ tại địa phương dũng cảm tiễn lên dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minhgiành chính quyền ở địa phương, Ni trưởng tham gia đấu tranh chống thực dân Phápđể giành chính quyền Khi thực dân Pháp tăng cường đàn áp các phong trào cáchmạng, dé bảo tồn lực lượng, theo chỉ thị của Dang cộng sản Đông Dương, Ni trưởng

trở lại am tranh của di ruột tại làng Phú Mỹ, thành phố Mỹ Tho, tinh Định Tường

(Tiền Giang hiện nay) Ni trưởng viên tịch vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 19 tháng 3năm Dinh Mão (1987).

1.2.2 Sự nghiệp của Ni trưởng Huỳnh Liên

Ngày mùng 01 tháng 4 năm 1947, tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, thành phốMỹ Tho (Tiền Giang), cô Nguyễn Thị Trừ cùng hai người ban của mình được đức Tổsư truyền thọ giới pháp y bát Khat sĩ, làm Tỳ-kheo-ni với pháp danh Huỳnh Liên,Bạch Liên, Thanh Liên Trong đó, Người được Tổ su giao phó trọng trách là Trưởng

tử Ni, nối gót Tổ sư tu học, phát triển Ni đoàn Khat sĩ Mỗi sáng, Ngài đi trì bình khat

thực trong vùng, chiều tối Ngài thuyết giảng kinh pháp cho nhân dân nơi Ngài đangở, thời điểm đó Ngài nương chùa Linh Bửu tự Trong bài viết “Lược sử Tưởng niệmđức Tôn su Minh Đăng Quang” in trong sách Ánh Minh Quang có ghi lại thời thuyếtpháp, truyền đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang như sau; “ Thời pháp đầu tiên đánh

dau bước đường hoằng dương Phật pháp của Tổ sư là “ Thuyền Bát nhã” vào ngày

rằm tháng chạp năm Bính Tuất (1946) tại Linh Bửu tự, làng Phú Mỹ, thành phố MỹTho Từ đó, gót chân hành khất của Tổ rộng khắp, từ làng này qua xóm nọ, từ thànhthị này đến nông thôn kia Nhân duyên hội ngộ thời Ni trưởng có cơ hội được thamgia thính pháp, cảm phục trước tài năng, đức hạnh, thâm sâu về giáo pháp, dung hạnh

thoát tục nên Người đã xin Tổ được xuất gia Năm 24 tuổi, Ni trưởng cùng ba bạn

đồng tu là Ni trưởng Nhị (Bạch Liên) và Ni trưởng Tam (Thanh Liên), Ni trưởng Tứ

25

Trang 35

(Bửu Liên) được Tổ sư đồng ý, chứng minh và xuống tóc, quy y lay pháp danh làHuỳnh Liên, tại Linh Bửu Tự, làng Phú Mỹ, Thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) Huỳnh

Liên là Trưởng tử Ni của dang Tổ sư, được truyền thọ Giới pháp Y bát Khat Si, trở

thành Tỷ khiêu Ni Khat sĩ đầu tiên Năm 1954, khi Tổ sư vắng bóng, Ni trưởng HuỳnhLiên cùng Tăng đoàn tiếp tục sự nghiệp truyền bá và phát triển đạo Khat sĩ Việt Nam.Ni trưởng hoá duyên hành pháp khắp các tỉnh miền Nam, miền Trung, phát trién Giáohội Khat sĩ, xây dựng Giáo đoàn Tăng và Ni, thành lập các tịnh xá, đồng thời dungnạp thêm nhiều đệ tử Tham gia tích cực vào các phong trào từ thiện, an sinh xã hội Với hạnh nguyện làm chiếc thuyền đưa đoàn phái nữ từ bờ mê đến bến giác, bằngkhẩu giáo và thân giáo, trong cương vị của người lãnh đạo, Ni trưởng đã rảo bướccùng các Ni trưởng từ Nam ra Trung, đã đưa chiếc thuyền Ni nữ vượt qua bao bão

táp, giúp chiếc thuyền Giáo hội Liên Hoa đến gần với Phật tử hơn Trên bước đường

hoằng pháp, khat thực hóa duyên, dù bao gian khổ, khen chê, vinh nhục, mồ hoang,rừng vắng, nắng cháy da, lạnh thấu xương, đói no đắp đỏi qua ngày nhưng không sờnlòng, nhục chí Năm 1957, dé thuận duyên trên bước đường hoằng hóa độ sinh, pháply được rõ rang, Ni trưởng xin thành lập Giáo hội và được Bộ Nội vụ phê duyệt và raNghị định số 7/BNV/NA/P5 ngày 11/01/1958 cho phép thành lập Giáo hội Ni giớiViệt Nam Đây là Giáo hội độc lập về mặt tổ chức và phát triển, có pháp thân, pháp

lý Trụ sở của Giáo hội đặt tại Tổ đình tịnh xá Ngọc Phương, số 498/1 đường LêQuang Định, phường 1, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Từ khi Tổ sư vắng bóng, Người đã kế tục sự nghiệp Tổ thay, với vi trí là trưởng

tử Ni, Ni trưởng đã trực tiếp lãnh đạo hang Ni chúng Khat sĩ suốt 40 năm

(1947-1987) Với hạnh nguyện và vai trò lãnh đạo Ni doan Khất sĩ, Ni trưởng đã lèo lái

Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ, truyền thừa Phật pháp sâu rộng trong quan chúng Từ năm1948, Ni giới hệ phái Khat sĩ đã có mặt tại một vài tinh thành ở miền Nam, theo đólà sự hình thành đạo tràng, tịnh xá Đặt biệt, tịnh xá Ngọc Phương (xây dựng năm

1958, trùng tu năm 1972) đây là trung tâm của Ni giới và là nơi hoạt động cách mang

giải phóng dân tộc.

26

Trang 36

Trong công tác trước tác, phiên dịch kinh điển, Ni trưởng đã diễn dịch một sốbản kinh ra chữ Quốc ngữ, dịch phẩm và tác phẩm của Ni trưởng gồm một số kinhnhật tụng như: Kinh A Di Đà, Phô Môn, Vu Lan, Hồng danh, Kinh Vô Ngã Tướng,

Tứ Thập Nhị chương, Bát Nhã Tâm Kinh, kệ Trích lục, kệ Chon lý; biên soạn, phiên

dịch và diễn giải Kinh tạng đề Ni chúng và Phật tử dễ đọc và dễ lãnh hội ý pháp Đặcbiệt, trong đó có 02 bộ là Kinh Tam Bao và Tinh Hoa Bí Yếu đã được in thành tậpphô biến khắp niềm Nam và miền Trung cho hơn 350 ngôi tinh xá trực thuộc Ni giớiKhat sĩ đọc tụng hàng ngày trong các thời khóa Trong thời ky đất nước chiến tranhliên miên, Ni trưởng vừa phát triển đạo, vừa tham gia các phong trào yêu nước, dau

tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đấu tranh giành quyền lợi cho phụ

nữ và bảo vệ Hoà bình thé giới Ni trưởng đã tham gia vào các phong trào đấu tranh

cho hòa bình cho độc lập của đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ đạo pháp được

trường tồn, đòi tự do tín ngưỡng và quyên của dân sinh, dân chủ của Phật giáo Ngoàira Người còn tham gia phong trào Sinh viên học sinh, phong trào phụ nữ đòi quyềnsong, phong trào Dân tộc tự quyết, Uy ban cải thiện chế độ lao tù, hoặc tổ chức biểutình đòi thả tù nhân chính trị, phối hợp với phụ nữ quốc tế lên án chiến tranh, vậnđộng hòa bình Từ cuối thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào chấnhưng Phật giáo, vận động thành lập Giáo hội Phật giáo thống nhất trên cả ba miềnBắc - Trung - Nam Ni trưởng không ngừng nỗ lực, tham gia, đóng góp và thúc đây

phong trào.

Về công tác đoàn thé và Giáo hội, từ ngày 20 - 24/10/1975, Ni trưởng tham

gia dự Đại hội Phụ nữ Quốc tế tại Cộng hòa Dân chủ Đức; từ ngày 06-10/6/1977, Ni

trưởng cùng với phái đoàn Phật giáo Việt Nam dự Đại hội Tôn giáo thế giới vì hòa

bình về vấn đề giải trừ quân bị, chống chiến tranh hạt nhân tô chức tại Moscow; năm1976 Ni trưởng tham gia Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh với chức vụ Phó Chủtịch Ban liên lạc Phật giáo yêu nước TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập

năm 1981, trong Đại hội Dai biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I, Ni trưởng được suycử giữa chức vụ Ủy viên Kiểm soát tại Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương

27

Trang 37

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm ky I (1981-1987) Không chỉ gan bó, tâm huyết

với việc mở đạo, trong các công tác xã hội, Ni trưởng nhiều lần tham gia công tác tổ

chức chính quyền các cấp và đảm nhiệm những trọng trách quan trọng: Đại biểu Quốc

hội khóa VI (1976-1981); Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(1976-1987); Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp Hồ Chí Minh.

Đối với sự nghiệp sáng tác văn chương, Ni trưởng có nhiều tác phẩm gồm day

đủ thê loại thơ, phú, văn van, văn xuôi ca ngợi và giữ gìn, bản sắc văn hoá truyền

thống của dân tộc, Giáo sư Hoàng Như Mai khi nói về Ni trưởng có viết: “Nói về thơcủa Ni trưởng Huỳnh Liên, đây là những áng thơ trữ tình đặc sắc: Tình với người,với cảnh, với Thây, với đệ tử, với đất nước quê hương, với bạn bè, người thân Nếuthâu tóm lại, thì chỉ bốn chữ Từ, Bi, Hỷ, Xả, nhưng nếu phân tích thì phong phú lạthường, giống như một giọt sương trên chiếc lá, chỉ một giọt sương thôi nhưng khiánh dương quang chiếu vào thì lung linh muôn vàn màu sắc ”[43, tr 33].

Ni trưởng đã dũng mãnh vượt qua những rào cản từ những định kiến đề xướng

Nội san Thuyén sen năm 1973 Ni trưởng đã định hướng cho Ni chúng rất sớm, chủtrương cho Ni chúng đi học Phật học, tạo mọi điều kiện cho học thêm văn hóa phổ

thông, ngữ văn, sinh ngữ, cổ ngữ, thi phú và báo chí Bên cạnh sự khuyến khích chư

Ni học, thì Ni trưởng là người gương mẫu về ứng dụng kiến thức vào việc viết sách,dịch thuật, làm thơ Theo thống kê của Thượng tọa Thích Minh Thành, thì đến năm

1987 Ni trưởng đã viết được hơn 2.000 bài thơ đủ loại và 100 bài văn xuôi Đề tài và

thé loại vô cùng phong phú Những bài Kinh do Ni trưởng dich và thi hóa đọc vào déhiểu, dé nhớ, dé dọc, đặc biệt là rất vần điệu nghe như một bản hợp xướng Cụ thénhư Kinh: A Di Đà, Hồng danh, Vu lan, Phổ môn, Báo hiếu, Bát nhã tâm kinh, Vô

ngã tướng, Pháp cú, Di giáo, Tứ thập nhị chương, Khóa hư luc, Quy sơn cảnh sách.

Trong tác phâm Đóa sen thiêng (2012) chỉ tiết có 46 bài lục bát, 50 bài song thất lụcbát, 37 bài song thất biến thê, 202 bài song thất bát cú, 5 bài phú, 17 bài văn tế, 18

bài diéu, 8 bai tứ tự, 28 bài ngũ ngôn, Ni trưởng còn dé lại hơn 2.000 bài thơ Ni

trưởng khuyến chư Ni huân tu nếp sống giải thoát thanh cao và luôn trao đồi kiến

28

Trang 38

thức Phật học lẫn thé học; vun bồi Giới, Định, Huệ dé hóa giải tham, sân, si; thựchành các pháp Lục độ: gin giữ bầu không khí lục hòa; thể hiện tinh đoàn kết sốngchung tu học; phục vụ nhân sinh; báo Phật ân đức Suốt cuộc đời hoằng dương chínhpháp và gắn Đạo với Đời, Ni trưởng đã nhận được nhiều bằng khen của Nhà nước vàGiáo hội ghi nhận cống hiến của Ngài cho Đạo pháp và Dân tộc như Nhà nước vàGiáo hội đã trao tặng thưởng: Huân chương Độc Lập hạng Nhì; Huân chương Kháng

chiến Chống Mỹ cứu nước hang Nhat; Huân chương Quyết thắng hạng Nhat; Bang

khen do UBTWMTTQVN tang; Bằng khen 10 năm của UBND TPHCM; Bằng khendo BCH Đoàn TNCSHCM tang; Giấy khen do UBMTTQVN TPHCM tặng; Huyhiệu thành phố Hồ Chí Minh; Bằng khen mười năm của Ủy ban Nhân dân về côngđóng góp cho sự nghiệp giải phóng đất nước và thành phố thân yêu; Băng tuyên

dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quýkhác Ni trưởng còn góp phan đáng ké vào công tác từ thiện xã hội, tích cực vận động

chư Ni và Phật tử nỗ lực đóng góp sức người, sức của dé thực hiện tốt công tác ansinh xã hội, chang hạn như: Tương trợ người già và thiếu niên tàn tật, viếng thăm, ủy

lạo tại các bệnh viện, các trại cùi, các trường mầm non Ni trưởng cũng nhiệt tình

hưởng ứng và tích cực vận động quý Sư cô, Ni cô hai miền Trung- Nam tiết kiệmmua công trái xây dựng Tổ quốc trong nhiều đợt, ủy lạo hỏa hoạn, thiên tai bão lụt.

Đặc biệt, qua mối quan hệ của Ni trưởng, Bệnh viện Quân y 175 đã kết nghĩa với tịnh

xá Ngọc Phương, làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho Tăng Ni, Phật tử.

Tiểu kết chương 1

Khi đất nước bị đô hộ của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn suy yếu.

Người dân Nam bộ sống trong chế độ bị áp bức, vơ vét kinh tế của thực dân Pháp.Đời sông Tăng sĩ xuống cấp tram trong, ho chi biét tung kinh nhan tiền, đời giốnggiới luật không nghiêm túc, trong chùa như gia đình trị Thời điểm đó kinh điền chưađược dịch thuật, Bắc truyền sử dụng âm Hán, còn Nam truyền sử dụng tiếng Pali,tiếng Phạn, khó đọc, khó hiểu Nắm được những nhu cầu của người dân, nên Tổ sưMinh Đăng Quang đã tầm sư học đạo, sang tận Campuchia dé học dao, nhung thoiđó dao sĩ Luc Tà Keo chưa làm ngài thỏa mãn về kiến giải Phật pháp va đường hướng

29

Trang 39

tu hành, nên Ngài đã về Việt Nam tiếp tục con đường tầm suy Chơn lý của mình TạiMũi Nai (Hà Tiên) ngồi thiền quán đã ngộ nhập lý duyên khởi Sau đó, Ngài về lạiBửu Linh tự, bài pháp đầu tiên ngài giảng là “Thuyền bát nhã” tai nơi đây Ngài cũngtruyền giới Tỳ kheo Ni cho Ni trưởng Huỳnh Liên.

Về tư tưởng Phật giáo, Ngài đọc hiểu 2 truyền thống Nam và Bắc truyền rồiviết ra bộ kinh Chơn Lý, gồm 69 tiểu luận của Ngài bao gồm cả nội dung về Kinh,Luật, Luận Bộ Chơn Lý là sự tập hợp những bài thuyết giảng của Ngài dạy cho các

đệ tử, trên bước đường hoằng pháp Trong đó chứa đựng những pháp lý cao siêu, vừa

tóm gọn được các tinh hoa của đạo Phật, rút ra cách nhìn nhận về võ trụ quan, nhânsinh quan, công lý vũ trụ Từ đó đưa ra những phương pháp hành trì, tu tập, thực hànhnhư du hành, khất thực, thiền định, trên cơ sở giáo lý Tứ Diệu Dé, Thập Nhị NhânDuyên, Tam Vô Lậu Học Ngài giảng giải nghĩa lý bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc,rõ ràng, cụ thể, không ân ngữ, trực tiếp diễn giải và lập luận rõ ràng vững chắc theo

phương pháp Tam đoạn luận.

Nhìn chung, hệ phái Khat Sĩ về mặt hình thức cơ cau tổ chức có khác so vớihai tông phái Nam truyền và Bắc truyền, nhưng bắt nguồn từ Tam vô lậu học (Giới-Định-Huệ), lập tông chỉ “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, trùng tuyên chánh pháp,

theo phương châm:

“Đạo của sống là xin nhau sống chungĐạo của biết là xin nhau học chung

Đạo của linh là xin nhau tu chung.”

Với hình ảnh y bát chơn truyền, du hành khat thực trở nên sinh động, đặc biệt

là chư Ni tu theo Phật giáo ở Việt Nam cũng được trì bình khất thức như chư Tăng.Điều này chỉ được thé hiện ở Phật giáo Khat Sĩ Việt Nam Tuy nhân duyên mà hoá

độ chúng sanh, tông chỉ tu học của Phật giáo Khát Sĩ là bình đăng, không phân biệt

sang giàu, Bắc Nam với mục đích cứu cánh là đưa tất cả mọi người đến quả vị giảithoát, thoát khỏi sinh tử luân hồi Cho nên khi đến với Phật giáo Khất Sĩ cũng chính

là đến với mọi tông phái, đến nguồn cội của đạo Phật Đức Tổ sư Minh Đăng Quang30

Trang 40

đã góp phan cùng chư Tôn đức trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dé đưa đạo vàođời, đem ánh sáng từ bi, trí tuệ làm tốt đạo đẹp đời.

Kế thừa truyền thống Thay tổ Ni trưởng Huỳnh Liên hiện thân của một người

nữ dé vào đời nhưng khí chất bat khuất, kiên cường, tài trí vô song, sự xuất hiện của

Người được hóa thân của Bồ Tát Người rất khéo léo uyên chuyền tùy duyên hóa độ,đất nước gặp hiểm nguy đứng lên đấu tranh, gặp chế độ độc tài thì mở các tổ chức,kêu gọi đồng minh và bạn bè thế giới, báo chí vào cuộc dé lay lại tự do cho đồng bào.Với tài năng thiên phú ngài tinh tan dịch thuật, diễn dịch kinh điển, hoằng dươngchính Pháp, đào tạo Ni tài, đi khắp mọi miền đất nước dé hoằng pháp lợi sinh, vừalàm thơ, lại tích cực đóng góp cho phong trào chan hưng Phật giáo cũng như phongtrào giải phóng dân tộc.

Người hiện thân là ngọn nến cho phái nữ trên đường cống hiến cho sự nghiệpvăn hóa, giáo dục, hoằng pháp cho đạo Pháp cho Dân tộc Ngọn đuốc của người lantỏa đến đâu thì màng đêm áp bức, nghèo đói, tàn bạo phải nhường chỗ Từ đó xuấthiện hòa bình, yêu thương, bình đăng, giải phóng được phát triển Có thể nhận địnhrằng chính tài năng, trí tuệ, tâm huyết vì sự sống của Người là tắm gương sáng chothế hệ sau nương theo Mặc dù Ni trưởng về cỏi vĩnh hằng nhưng công hạnh, sự hysinh, công hiên của Người van còn vang vọng mãi mãi.

3l

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w