1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề thể loại

337 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1. TONG QUAN VE DE TÀI NGHIấN CỨU..............................--.ô---ô- 25 (25)
    • 1.1. Khái quát về dân tộc M’n6ng.....scsccsssscsssscssssccsssccssssscsnsccsssccesnsccsssccesseccsneccssscessse 25 1. Địa bàn cư trú, đặc điểm xã hội và thành phần tỘC nBƯỜI (25)
      • 1.1.2. Đời sống văn hoá của người Mnông.........................---2- ¿+++2+z+txzvrrxesrreere 31 1. Đời sống văn hoá vật chất........................------ 22-22 x2 EE2EE1EE12271E 2212 EExrrkrree 31 2. Đời sống văn hoá tinh thần...........................--2- 2-22 E22 E£EE£EEESEEESEEEEEErrrkrrrkrrex 33 1.2. Kho tàng văn học dõn ỉẽ411.................................d- 5-5 <5 6 <9 99994 998989599698566.90 2m35 1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn xuôi tự sự ............................ .-.-----<+<<<+<<<+s+ 36 1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn vần..........................---2--¿©+++++z+czxzeze. 40 1.3. Những van đề cơ bản của Ot Ndrong............................---s-cssscsssssssecssecssessses 41 1.3.1. Những van dé cơ bản về nội dung của sử thi M”nông (31)
        • 1.3.1.1. Ot Ndrong phan anh vũ tru quan va nhân sinh quan của người M’nong (0)
        • 1.3.1.2. Ot Ndrong phan ánh những vận động, chuyên biến lớn (43)
        • 1.3.1.3. Ot Ndrong là “bách khoa thư” của người M nông (44)
      • 1.3.2. Hình thức thé hiện chính của Ot Ndrong.......................---2¿- + +z+2+x++czxzezex 45 1. May van đề về ngôn ngữ của Ot Ndrong.........................-.---¿-©z2+xe+czse+rseeee 45 2. Biện pháp xây dựng cốt truyện và nhân vật.......................----2- 2 s¿©cse+zscsz 48 3. Một số thủ pháp nghệ thuật của Ot Ndrong.......................----¿- ¿- sz+csz+xszsz 50 1.4. Một số vẫn đề lý luận về sử t hi .........................-----s--s-ssssecsseesseerssersserrssersssrssse 55 1.4.1. Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu.......................----- ¿2 sz+zzee 56 1.4.1.1. Quan niệm về sử thi của một số nhà nghiên cứu ngoải nước (0)
        • 1.4.1.2. Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu Việt Nam (66)
  • Chương 2. HE THONG NHÂN VAT TRONG SỬ THỊ M?NÔNG (77)
    • 2.1. Nhân vật văn NOC ............................... << <9... 0 0.0.0 0.0000080406058098060500 80 77 2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M”nông..............................---s<s<ssessseesvssee 79 2. Nhân vật trung fÂm........................... ----- + th HH HT HH TH TH TH ng rêt 80 2.1. Nhân vật khai thiên lập dia ......................... --- --- 5 22 22131111211 Ekrrrrrre 82 2.2. Nhân vat anh hùng văn hÓa...........................-- - ¿+ + +54 xxx ket rgrrkp 86 2.3. Nhân vật anh hùng chiến trận ..........................---- 2 ¿+ +£+2E+£+EE++EEE+EEzrrrxerrreree 92 2.2.2. Các loại nhân vật khác .........................-- ---- 2+ +52 + +22 E22 E23 +1 +23 + v2 v ve cv re cưy 103 2.2. Nhân vật thần Ky voecccecceeccssesssesssesssessessesssesssesssesseesseessecssesssesseessessesseess 103 2.2.2.2. Nhân vật người đẹp.........................- ----- -- +1 vn HH ng ng Hy 112 2.2.2.3. Nhân vật đối lập.......................-----¿-©22-++z+2EE2EEE22E12711271127111112111 211 re 117 2.2.2.4. Nhân vật cộng đồng ........................----¿-22¿©©2+++2E++t2EEE+EEEEEEEEEEEEEErrrrkrrerrved 121 2.2.2.5. Nhân vật truy6n titt..ecceecccessseesssessssecsseesssecssecsssessseesssessseesssecsseessseesseessseen 126 ;ny 0. 1005 (77)
  • Chương 3. VAN DE THẺ LOẠI CUA SỬ THỊ M?NÔNG (0)
    • 3.1. Môi trường diễn xướng của sử thi Mˆnông (137)
    • 3.2. Chức năng của sử thi M ”nÔng............................. -- - + + vs vn gi 142 3.3. Cách cầu tạo đề tài..........................----s- 22x 2212 22111 22112021112211122111 2110 ceeree 153 3.4. Cốt truyện của sử thi M”nông......................------- 2 ©©£++£+E+2EE+EEE+EEESEEEerkerrkrrrkeree 155 3.5. Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi Mnông.......................... .-- --- --- --+++s=+s+ 161 3.6. Co sở xã hội va nội dung phan ánh cua sử thi M’nOng (142)

Nội dung

TONG QUAN VE DE TÀI NGHIấN CỨU .ô -ô- 25

Khái quát về dân tộc M’n6ng scsccsssscsssscssssccsssccssssscsnsccsssccesnsccsssccesseccsneccssscessse 25 1 Địa bàn cư trú, đặc điểm xã hội và thành phần tỘC nBƯỜI

1.1.1 Địa bàn cư trú, đặc điểm xã hội và thành phần tộc người

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người M'nông ở Việt Nam có 102.741 người, cư trú chủ yếu ở tinh Dak Lak, Dak Nông Ở tỉnh Dak Nông là 39.964 người, chiếm 38,9% tổng số người M'nông ở Việt Nam, ở tỉnh Dak Lăk là 40.344 người chiếm 39,3% tổng số người M'nông ở Việt Nam[100/103,134] Bên cạnh đó con có một bộ phận người Mnông sống ở các tỉnh Lâm Đồng (9.099 người), Bình Phước (8.599 người) và Quảng Nam (4.026 người) Ngoài ra còn có khoảng trên 20.000 người M’néng sinh sống trên lãnh thé Vương quốc Campuchia (chủ yếu ở tỉnh Mundikiri) Bộ phận này có mối quan hệ thân thuộc và thường xuyên tiếp xúc qua lại với những người M'nông sống ở Việt Nam.

Người M'nông ở Việt Nam được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có những điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán canh tác và sinh hoạt văn hoá.

Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm là không lớn ngoại trừ nhóm M'nông

R'lâm sống ở huyện Lak của tỉnh Dak Lak Nhóm M°nông R"lâm có quá trình sống xen kẽ và cộng cư lâu dài với người Êđê nên đã chịu nhiều ảnh hưởng qua lại của người Êđê [48/13] Nhiều yếu tố văn hoá của người Êđê đã xâm nhập vào người M’nong và ngược lại người Mˆnông cũng đã ảnh hưởng sâu trong đời sống người Edé, nhất là những nhóm sống xen kẽ nhau [17/26] Một bộ phận khác sông bên cạnh và chiu ảnh hưởng của người Mạ, người Coho; một bộ phận nhỏ hơn sông ở tỉnh Bình Phước và có mối quan hệ mật thiết với người Stiờng [47/13] Cỏc nhúm Nong, Preh, Biọt, Bu nor, R’ong được xem là những nhóm chính, ít có quan hệ tiếp xúc với các dân tộc khác, nên còn bảo lưu được bản sắc văn hoá tộc người [54/40] Ngôn ngữ, văn hoá của những nhóm này mang những đặc trưng cơ bản và tiêu biểu nhất của dân tộc M”nông.

Người M'nông sinh sống trên những vùng địa hình khá da dạng: vùng đâm hô, ven sông suôi, vùng đât tương đôi băng phăng, vùng đôi núi có độ dôc

25 cao và đã có quá trình cư trú lâu đài trên vùng đất Tây Nguyên Theo các nhà nhân chủng học và dân tộc học, dân tộc M’néng “năm trong nguồn gốc các dân tộc bản địa ở Việt Nam và Đông Nam Á”, thuộc nhóm loại hình nhân chủng Indonesien, đa phan họ có tầm vóc thấp, nước da ngăm den, môi hơi dày, mắt nâu đen, tóc thăng, một số người có tóc uốn tự nhiên [47/13] Cũng theo các nhà nghiên cứu thì người M'nông có quan hệ huyết thống và thân tộc với các cư dân Đông Nam Á cô xưa, “người Môn là cư dân nền tảng, cô nhất, sống rải rác khắp Đông Nam Á lục địa Người Mơ Nông (ở Nam Trường Sơn) và người Pnong ở Đông - Bắc Campuchia là hậu duệ của một bộ phận người Môn cô”[54/41] Về đại thé, Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp của hai đại chủng Mégoloit và Otraldit Vì thế ở đây từ rất sớm đã hình thành nên một tiêu chủng riêng biệt mang những yếu tố của cả hai đại chủng, gọi là tiêu chúng Đông Nam Á Tiểu chủng này bao gồm hai nhóm chính: Anhđônêdiêng mang nhiều yếu tô của đại chủng da đen hơn và con cháu của họ chính là những người sống ở vùng Tây Nguyên (Việt Nam) và vùng rừng núi các nước hải đảo [55/41].

Trong những năm gan đây, căn cứ vào các di chỉ khảo cổ, các nhà khảo cô học khang định răng “có một nhịp cau văn hoá xưa nhất nối Tây Nguyên và miễn Đông Nam Bộ” [54/41].

Người M'nông nói ngôn ngữ Môn - Khome thuộc nhóm Ba Na phía

Nam Về tiếng nói, do có nhiều nhóm khác nhau nên trong một chừng mực nào đó có nét khu biệt giữa các nhóm, nhưng sự khác biệt giữa các nhóm là không đáng kê, họ đều có thê nói, nghe và hiểu nhau Hiện nay, về ngôn ngữ thì nhóm M'nông Preh được Nhà nước xem là nhóm chính và chuẩn nhất Tiếng nói của nhóm nay được sử dụng để day trong các trường học và phát trên sóng phát thanh và truyền hình.

Trong xã hội truyền thống của người Mˆnông, nền kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy với cây trồng chủ đạo là cây lúa rẫy Họ canh tác trên phạm vi đất đai nhất định, việc phân chia ranh giới là rất rõ ràng, họ không cho phép những người khác bon canh tác trong phạm vi đất đai của bon mình quản lý Người bon này muốn làm nương ở bon khác phải xin phép và phải nộp lễ bằng

26 lợn, gà, rượu và gạo, nếu không sẽ bị thu hết hoa lợi [17/74] Việc sử dụng đất đai chủ yếu là theo chế độ luân khoảnh Với cách sử dụng đất đai và tài nguyên rừng như vậy thì có thể nói việc mat rừng và suy giảm môi trường sống là rat khó xảy ra Nông cụ sản xuất của người M’néng khá thô sơ, chủ yếu là cuốc, thuéng, dao dựa, chà gạc và các công cụ băng gỗ, dau bịt sắt Cây lúa rẫy chiếm vị tri trọng yếu do vậy mà các nghỉ lễ và lễ hội được tô chức thường luôn gắn liền với quá trình sinh trưởng của loại cây trồng này Hiện nay, sản xuất lúa ray đã không còn phô biến và đang mat dan Chúng tôi đã có nhiều chuyến điền dã qua vùng người M°nông và nhận thấy hau hết người Mˆnông đã chuyền đổi sang canh tác các loại cây trồng khác có hiệu qủa kinh tế cao hơn như hồ tiêu, cao su, cà phê Việc sản xuất lúa ray đã dan lùi vào quá khứ va chỉ còn lai trong ký ức của những người Mˆnông cao tuôi Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những nương lúa rẫy rải rác ở những vùng như Nâm Nung, Nâm N’Jang, Quảng Trực và đó là ray của những gia đình M’nong muốn lưu giữ một tập quán vốn đã ăn sâu vào trong đời sống của họ từ bao đời nay.

Người Mnông xưa kia ở cả nhà san và nhà trệt Các nhóm như M nông Gar, M’nong Preh, M'nông Nong ở nhà trệt Các nhóm khác như M nông

Rlâm, Mˆnông Chil, Mˆnông Kuénh thì ở nhà sàn Theo các nhà dân tộc học, các nhóm hiện nay đang ở nhà sàn như vừa kể, trước đây đã trải qua một thời kỳ cư ngụ trong những ngôi nhà trệt [47/20] Ngôi nhà truyền thống của người M?nông là những ngôi nhà dai trệt, kiêu kiến trúc này rất phổ biến ở những nhóm M'nông Preh, M'nông Biat, M'nông Nong - những nhóm it có quan hệ tiếp xúc và chịu anh hưởng của các dân tộc khác Người Mˆnông xưa kia sống trong những ngôi nhà trệt dai 60 - 70m, trong ngôi nha đó chia làm nhiều phan, nhiều gian Mỗi gian là không gian sống và sinh hoạt của một tiểu gia đình trong đại gia tộc mẫu hệ Hiện nay ngôi nhà đài truyền thống đã đang dần được thay thế bởi những ngôi nhà vách ván lợp ngói hoặc nhà xây bằng gạch, xi măng và lợp tôn Ngôi nhà truyền thống gần như đã không còn và đang mat đi nhanh chóng tại các bon làng của người Mˆnông Hiện nay, ở vùng Quảng Trực chỉ còn lại một vài ngôi nhà dài trệt nhưng hầu hết đã rất cũ nát, nếu không

27 được bảo quản tốt thì chắc chăn chỉ trong vòng vài năm nữa sẽ hư hỏng hoàn toàn.

Trong lao động sản xuất, có sự phân công tương đối giữa công việc của nam giới và phụ nữ, công việc chính của người đàn ông là đan lát, phát rẫy, săn bắt còn đàn bà thì bồ củi, nau cơm, kéo sợi, dệt vai [50/34] Trong xã hội M'nông xưa, phụ nữ có quyền quyết định mọi công việc quan trọng trong gia đình, quyền thừa kế tài sản thuộc về người con gái út Mặc dù theo chế độ mẫu hệ nhưng người phụ nữ chỉ thực sự có “quyền uy” trong công việc của gia đình và chủ yếu được diễn ra trong không gian của ngôi nhà dai mà thôi Còn những công việc hệ trọng, lớn lao liên quan đến cả cộng đồng như quyết định đời bon, chọn đất phát dẫy, săn bắt voi rừng thì đều do người đàn ông, thường là trưởng bon quyết định.

Trong xã hội truyền thống, bon (làng) là đơn vị hành chính duy nhất. Các bon tôn tại độc lập và tách bạch nhau, ở đó chưa thấy có sự liên kết giữa các bon để tạo thành một liên minh (thiết chế) lớn hơn Bon được lập nên bởi một gia tộc hay nhiều gia tộc Người Mˆnông thường chọn những nơi gần núi, gần sông, suối, đầm, hồ để lập bon với mục đích là để tiện lợi cho việc sử dụng ngu6n nước và chắn gió Mỗi bon thường gồm khoảng vài chục nóc nhà đài và tùy theo thói quen sinh hoạt và tập quán canh tác mà họ tạo dựng cho mình một loại nhà ở thích hợp: hoặc ở nhà sàn, hoặc ở nhà trệt, do làm rẫy là chính hay làm ruộng là chính Tên bon thường được đặt theo tên suối, tên núi hoặc tên một khu rừng nào đó, chăng hạn như Nam Nung, Nam N’Jang, Lak, Dak Nué, Nam Brah, Dak Hũch Mối quan hệ trong bon chủ yếu là mối quan hệ huyết thống, thân tộc Đứng đầu mỗi bon là Bu ranh bon (chủ bon), Bu ranh bon là người đứng ra tô chức và giải quyết những công việc chính của bon làng như xử kiện, quyết định dời bon, chọn đất phat ray, két nap thanh vién mdi Vao độ tuổi khoảng trên 45, không phân biệt giàu nghẻo, nếu ai thông thạo luật tục, hiểu biết nhiều về phong tục tập quán, nhanh nhẹn, linh hoạt, ăn nói lưu loát thì được mọi người suy tôn làm Bu ranh bon.

Luật tục có một vai trò rat quan trọng đời sống của người M'nông Tất cả mọi người đều phải tuân theo những luật lệ đã định sẵn Ai vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt, nhẹ thì phạt băng gà, nặng thì phải cúng đền bằng trâu bò hoặc bị đuổi khỏi bon Hiện nay, luật tục vẫn còn có tác động to lớn trong đời sống của người M'nông, nó được sử dụng dé ràng buộc và điều tiết các mối quan hệ trong xã hội Rất nhiều sự việc khi áp dụng luật pháp của Nhà nước chưa han đã giải quyết được nhưng khi áp dụng luật tục dé xử lý lại tỏ ra hiệu qủa Chúng tôi xin dẫn ra một số trường hợp dưới đây để minh hoạ cho điều vừa nêu:

Năm 2010, Ma Ngọc (trưởng bon Bu Prâng, xã Dak Ndrung, huyện Dak

Song, tỉnh Dak Nông) cho chúng tôi biết, cách đây hơn 10 năm ông xử vụ kiện của Thị Nheng là vợ của Điều Thân kiện chồng mình vì tội ngoại tình, diễn biến vụ kiện như sau: Thị Nheng và Điều Thân đã lay nhau được 14 năm, đã có với nhau ba đứa con, cuộc sống vợ chồng tương đối hoà thuận Thế nhưng, năm 1998, Thị Nheng phát hiện ra chồng mình ngoại tình với Thị Then và sinh được một đứa con gái Thị Nheng đã đến nhờ Ma Ngọc xử phạt Thị Then và chồng mình Chuyện ngoại tình giữa Điều Thân và Thị Then đã được Ma Ngọc cùng những người có trách nhiệm trong bon xét xử Sau một thời gian giảng giải, bàn bạc sự việc đã được giải quyết với hình phạt: Điều Thân và Thi Then phải mua rượu và mua lợn về làm lễ cúng tạ tội với thần linh và vợ của Điều Thân, phải lấy huyết của con lợn phết vào nhiều nhà, nhiều người trong bon; ngoài ra Thị Then còn phải nộp phạt hai triệu đồng cho vợ Điều Thân và phải tự nuôi đứa con đã có với Điều Thân mà không được đòi hỏi quyên lợi gì Sau vụ xử phạt, Diéu Thân đã biết lỗi và Thị Nheng đã bỏ qua những sai lầm của chồng Tiếp đó, Điều Thân và Thị Nheng vẫn sống với nhau rất hoà thuận Sau khi đã xử phạt và làm lễ cúng tạ tội, giữa họ luôn có mối quan hệ tốt đẹp, như chưa có chuyện gì xây ra, không có sự thù tức hoặc ganh ghét gì nhau nữa, luôn giữ được hoà khí trong bon.

Chuyện thứ 2 diễn ra như sau: Tại bon Bu N’Drung Lu (xã Dak Ndrung, huyện Dak Song, tỉnh Dak Nông) chúng tôi được già làng Ma Giêm cho biết, năm 1997 có Thị Khuyên chưa có chồng mà có chửa, sinh ra một bé gái nhưng mọi người không biết bố đứa bé là ai Việc Thị Khuyên không chồng mà chửa đã bi cả bon bắt va, dan bon xét xử và phạt Thị Khuyên năm trăm ngàn đồng nộp vào quỹ cộng đồng của bon Thị Khuyên phải giết một con gà, một con lợn dé làm lễ tay ué cho bon làng.

Nam 2004 tai bon Bu Prang xay ra vu viéc Thi Thoan kién Diéu Phinh vi tội đã có hôn ước với nhau, hai gia đình đã có lễ hỏi nhưng sau đó Điều Phinh lại yêu người con gái khác, không chịu cưới Thị Thoan làm vợ Thị Thoan đã kiện Điều Phinh và nhờ Ma Ngọc xét xử Thị Thoan đòi Điều Phinh phải đền bù cho mình 25 triệu đồng và phải làm lễ tạ tội với bon làng và thần linh.

HE THONG NHÂN VAT TRONG SỬ THỊ M?NÔNG

Nhân vật văn NOC << <9 0 0.0.0 0.0000080406058098060500 80 77 2.2 Các tuyến nhân vật trong sử thi M”nông -s<s<ssessseesvssee 79 2 Nhân vật trung fÂm - + th HH HT HH TH TH TH ng rêt 80 2.1 Nhân vật khai thiên lập dia - - 5 22 22131111211 Ekrrrrrre 82 2.2 Nhân vat anh hùng văn hÓa - ¿+ + +54 xxx ket rgrrkp 86 2.3 Nhân vật anh hùng chiến trận 2 ¿+ +£+2E+£+EE++EEE+EEzrrrxerrreree 92 2.2.2 Các loại nhân vật khác 2+ +52 + +22 E22 E23 +1 +23 + v2 v ve cv re cưy 103 2.2 Nhân vật thần Ky voecccecceeccssesssesssesssessessesssesssesssesseesseessecssesssesseessessesseess 103 2.2.2.2 Nhân vật người đẹp .- - +1 vn HH ng ng Hy 112 2.2.2.3 Nhân vật đối lập . -¿-©22-++z+2EE2EEE22E12711271127111112111 211 re 117 2.2.2.4 Nhân vật cộng đồng ¿-22¿©©2+++2E++t2EEE+EEEEEEEEEEEEEErrrrkrrerrved 121 2.2.2.5 Nhân vật truy6n titt ecceecccessseesssessssecsseesssecssecsssessseesssessseesssecsseessseesseessseen 126 ;ny 0 1005

Theo Tir điển thuật ngữ văn học (1992) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng, khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một an du, không chỉ một con người cu thể nào cả mà chỉ là một hiện tượng nổi bat nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời song.

Chức nang cơ ban của nhân vat van học là khái quát tính cach con người.

Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử Trong thời cô đại, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và sức mạnh của con người Ứng với xã hội phân chia giai cấp, nhân vật của truyện cổ tích lại khái quát các chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ giữa con người với con người như thiện với ác, trung với nịnh, thông minh và ngu đần Vì tinh cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dat độc giả vào các thế giới khác nhau của đời sống.

Nhân vật văn học còn thé hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thâm mỹ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật luôn luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm Nhân vật van học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện Nhờ việc miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tượng hội hoạ và điêu khắc, nhân vật văn học là chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang tính chất quá trình.

Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành các kiểu khác nhau: Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ; dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt ly tưởng của nhà văn, nhân vật văn hoc được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Dựa vào thê loại văn học, nhân vật văn học được chia thành nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Tom lại, nhân vật văn hoc là hình thức khái quát đời sông, là một hiện tượng hết sức đa dạng, là những sáng tạo độc đáo không lặp lại ở những tác phẩm khác nhau Một tác phẩm có thé có một nhân vật hoặc nhiều nhân vật va gần như tat cả các nhân vật trong tác phẩm đều có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, hoặc thúc đây hoặc kìm hãm sự phát triển Trong lý luận văn học, người ta chia ra thành những kiểu nhân vật như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Trong cau trúc tac phẩm văn học, nhân vật bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm Không có nhân vật và các mối quan hệ của chúng không thê làm nên tác phẩm tự sự Mọi nhân vật đều có mối liên hệ ở các mức độ khác nhau, chỉ phối và ảnh hưởng lẫn nhau thông qua hàng loạt hành động làm nên sự phong phú của nội dung tác phẩm Họ trở thành một hệ thống nhân vật, trong đó có lớp nhân vật trở thành hình tượng nghệ thuật với những biểu hiện độc đáo.

Trong Ot Ndrong, các nghệ nhân đã xây dựng được một hệ thống nhân vật đông đảo, phong phú và đa dạng Bên cạnh nhân vật là những cá nhân có hoặc không có tên cụ thể còn có lớp nhân vật là một tập thê (họ hàng, nô lệ, lũ người già, bọn người trẻ ) Bên cạnh những nhân vật là con người còn có các nhân vật nửa thần, nửa người đầy màu sắc huyền thoại (nhân vật “quái vật - người”, nhân vật ma lai )

Hệ thống nhân vật trong sử thi M”nông có thé được chia thành 2 cấp độ: Các nhân vật trung tâm và các nhân vật phụ làm bối cảnh Các nhân vật làm bối cảnh (như họ hàng, nô lệ, tôi tớ, lũ người gia, lũ con trẻ ) chiếm số lượng đông đúc, tuy họ chỉ đóng vai trò làm nền cho không gian sử thi, tuy nhiên nếu không có lớp nhân vật này, nội dung của tác phẩm cũng sẽ kém bè thế, thiếu tính logic va dé bị đứt đoạn Kết quả là làm mất đi tính hap dẫn, sức cuốn hút đối với người nghe của một tác pham sử thi đích thực Dưới đây, chúng tôi khảo sát hệ thống nhân vật của sử thi Mˆnông ở các lớp nhân vật: nhân vật khai thiên lập địa, nhân vật anh hùng văn hoá, nhân vật anh hùng chiến trận, nhân vật thần kỳ, nhân vật người đẹp, nhân vật đối lập, nhân vật cộng đồng, nhân vật truyền tin.

2.2 Các tuyến nhân vật trong sử thi M’ndng

Sử thi M’néng có chung một hệ thống đề tài, chủ yếu tập trung vào đề tài: con người thời khai thiên lập địa, những thành tích về khai sáng văn hoá nguyên thuỷ, sự nghiệp chiến đấu để bảo vệ bon làng, chấm dứt tình trạng chiến tranh liên miên Chúng mang đặc điểm thẩm mỹ chung của sử thi như tính hao hùng và tính ky vĩ.

Trong thực tế các nhân vật trong Ot Ndrong rất khó năm bắt Trước hết là do số lượng quá đông đúc Mỗi tác phẩm thường có đến hàng trăm nhân vật kể cả chính và phụ, cả người và thần Tên nhân vật rất hay trùng lặp, nhiều nhân vật trùng tên nhau, bên cạnh đó lại có hiện tượng nhiều tên được dùng dé đặt cho một nhân vật Chúng ta chỉ có thé nhận biết được nhân vật (nhân vật trùng tên) khi biết được nhân vật đó là con của ai Vi dụ: Ndu con Puh, Ndu con Trôk, Ndu con Rông, Ndu con Kong, Ndu con Bung; Yang con Rung, Yang con Khir, Yang con Puh, Yang con Trôk, Yang con Sol, Yang con

Phan So di có sự trùng lặp tên là do ở dân tộc M?nông có phong tục cho con cháu được đặt lại tên những người nỗi tiếng của dòng họ mình ở các thế hệ trước với nguyện vọng kế thừa được những tỉnh hoa ưu tú của các bậc tiên tổ.

Bên cạnh tình trạng nhiều tên cùng đặt cho một nhân vật lại có tình trạng một nhân vật được đặt nhiều tên do đầu thai nhiều kiếp, mỗi kiếp một tên Ví dụ: Tiăng con Tap, Tiăng con Rong, Tiăng con Trôk, Tiăng con Puh, Tiăng con

Jri, Tiăng con Gar, Tiăng con Phan, Tiăng con Bong, Dù là tên khác nhau nhưng tất cả cùng là tên của nhân vật Tiăng - Tiăng con Rong.

Trong Ot Ndrong, vũ trụ được người Mˆnông hình dung gồm có ba tầng: tầng trời (ka lơ trôk), tầng mặt đất (ka lơ neh) và tầng dưới lòng đất (tâm nâm neh) Trong ba tầng ấy đều có các bon làng của các thần linh và con người sinh sống Theo thống kê ban đầu thì bon làng của các nhân vật là con người có khoảng 98 bon (71 bon ở tang mặt đất, 7 bon ở tang trời, 20 bon ở tầng dưới mặt đất), bon làng của các nhân vật thần linh có khoảng 97 bon (70 bon ở tầng mặt đất, 7 bon ở tầng trời, 20 bon ở tầng dưới mặt đất) và ở mỗi bon làng gồm có rất đông đảo các nhân vật cùng chung sống (riêng bon Tiăng con Rong - bon có số lượng nhân vật đông nhất đã có khoảng trên 50 nhân vật) Các nhân vật có khi mâu thuẫn nhưng có khi lại hoà hợp với nhau Trong Ot Ndrong, con người và thần linh hoạt động đan cài vào nhau tạo nên bức tranh sử thi đa âm thanh và nhiều màu sắc Ở phần phụ lục của luận án, chúng tôi thống kê và xếp loại nhân vật của Ot Ndrong thành 8 loại (tương ứng với 8 kiểu nhân vat mà luận án khảo sát) dé thuận lợi hơn trong quá trình phân tích dé tìm ra đặc điểm của mỗi kiểu loại nhân vật.

Với tất cả sự phức tạp như đã nêu, nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi là đi vào khảo sát hệ thong nhân vật cua Ot Ndrong, trên cơ sở đó có được những cứ liệu quan trọng để chứng minh nhân vật trong sử thi M'nông mang những đặc điểm của sử thi thần thoại.

Nếu người Hi Lạp tự hào vì có Iliat và Odixé với những nhân vật anh hùng như Asin, Hecto, Uylixơ mà ở đó, những nhân vật anh hùng là sự tổng hoà sức mạnh, vẻ đẹp, khát vọng của người Hy Lạp cô đại, như Bêlinxki đã ca ngợi Asin (Hiat) tr dau đến chân déu ngời lên một niềm vinh quang chói loi. Người An Độ tự hao vì có Ramayana va Mahabharata mà ở đó hình tượng

VAN DE THẺ LOẠI CUA SỬ THỊ M?NÔNG

Môi trường diễn xướng của sử thi Mˆnông

Diễn xướng là một trong những tiêu chí quan trọng dé xác định thê loại của tác pham Thậm chí trong nhiều trường hợp, hình thức diễn xướng là yếu tố quyết định dé xác định thể loại: ví dụ trường hợp truyện Cử Đồng Tử, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 xếp vào thé loại truyện cô tích nhưng nếu nhìn dưới góc độ diễn xướng, tức là sự thé hiện tác phẩm trong đời sống cộng đồng thi tác phâm đó thuộc thê loại truyền thuyết, hay ít nhất cũng là một truyền thuyết đang trên đường bị cổ tích hoá [29/128].

Trước hết, diễn xướng khác biểu diễn, trình diễn Khái niệm diễn xướng (performance) gắn với các loại hình folklore như là một đặc trưng quan trọng của nó, thể hiện bản chất của đối tượng cũng như quá trình sáng tạo Đối với nhiều tác phẩm văn học dân gian, sáng tạo và dién xướng là hai hoạt động diễn ra đồng thời, những lần thể hiện sau gọi là tái diễn xướng Diễn xướng thường không gắn với sân khâu mà gắn với những điều kiện không gian, thời gian nhất định, với hoàn cảnh, môi trường sống của con người Diễn xướng tạo nên sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng chung sống Như vậy, diễn xướng mang tính nguyên hợp không phân tách, gồm hai thành tố cơ bản là “diễn” (hành động xảy ra) và

“xướng” (hát lên, ca lên) Hiểu theo nghĩa đó thì diễn xướng là tổng thé các phương thức nghệ thuật, cùng thé hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thâm mỹ [29/129] Theo Nguyễn Việt Hùng, ở thé loại sử thi, dựa vào mối quan hệ với diễn xướng thì hiện nay thế giới quan niệm có ba loại sử thi: sử thi truyền miệng, sử thi truyền thống (những sử thi được sưu tâm, văn bản hoá) và sử thi thành văn [29/135].

Trong quá trình diễn xướng sử thi, nghệ nhân dân gian có vai trò hết sức quan trọng Họ chính là người chuyên môn hoá đầu tiên công việc sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật Tuy văn học dân gian là sáng tác của tập thể nhưng bản chat của tập thé đó là tập hợp của những cá nhân tài năng, có khả năng nghệ thuật vượt qua số đông quần chúng còn lại Nghệ nhân Ot Ndrong là người có trí nhớ rất tốt, có thé nói là phi thường (có thé so sánh với các nghệ nhân hát ké sử thi của thé giới, tiêu biểu như nghệ nhân Trát

Ba, người Tây Tạng, Trung Quốc đã hát kể được 25 truyện Cách Tát Nhĩ).

Họ có thể thuộc hàng vạn câu Ndrong và diễn xướng trong nhiều ngày, tiêu biéu như Điều Mpioih, Diéu Klut, Diéu Klung Muốn nắm bắt thành thạo các sử thi, thông thường các nghệ nhân phải trải qua một quá trình học tập và luyện tập tương đối dài Xuất phát từ việc tìm hiểu bí mật tại sao các nghệ nhân mù chữ lại có thể ghi nhớ và lưu giữ hàng trăm ngàn câu thơ, các học giả đã tiến hành điều tra, phân tích và nghiêng về khuynh hướng cho rằng, mặc dù các câu chuyện sử thi có hàng ngàn điểm khác biệt, nhưng “mô hình câu chuyện” của chúng lại chỉ có hạn, phương thức gắn kết métip của câu chuyện cũng có một số quy luật dé tuân theo Trong sử thi còn sử dụng rất nhiều cú pháp theo khuôn mẫu chung Chính các “chi tiết lặp lại”, những “khuôn mẫu đúc sẵn” được tạo ra từ rất nhiều “thé thức sử thi” này đã giúp nghệ nhân nắm bắt thành thạo các kỹ xảo dé kể lại câu chuyện một cách lưu loát.

Nghệ nhân hát ké Ot Ndrong không phải là những nghệ nhân chuyên nghiệp, cũng không phải là những nghệ nhân bán chuyên nghiệp, hát kế Ot Ndrong chưa phải là một nghề Họ diễn xướng là theo yêu cầu của cộng

138 đồng và nhu cầu nội tại của bản thân Họ không hưởng riêng một quyền lợi vật chất nào, ngoài phần thưởng vô giá là lòng tin yêu và sự kính phục của cộng đồng [54/193] Họ hát kế sử thi là dé đáp ứng nhu cầu thưởng thức của dân làng, cũng có khi chỉ đơn giản là hát trong lúc rảnh rỗi, khi lao động dé thỏa mãn nhu cầu tinh than của bản thân; va cũng có thé được các thầy cúng, thầy bói vận dụng vào việc tang ma, bói toán, cúng đoán bệnh (tất nhiên là chỉ mượn một số lời hát, còn giọng điệu, cách hát, động tác đã khác xa bản gốc - vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau) Tóm lại, nghệ nhân diễn xướng Ot Ndrong là những người lao động bình thường.

Trong cộng đồng người M’ndng chưa xuất hiện lớp người riêng biệt, chuyên sống bang nghề hát kể sử thi như các nghệ nhân chuyên nghiệp của sử thi Hy Lạp Diễn xướng Ot Ndrong không phải là một nghề, càng không phải hoạt động biểu diễn kiếm lời Hiện nay hầu hết các nghệ nhân đều đã lớn tuổi và gần như không còn sức dé hát ké nữa Những năm 2013, 2014 chúng tôi đã nhiều lần đến xã Đăk Ndrung, huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông gặp nghệ nhân Điều Klưt và đề xuất ông of cho chúng tôi nghe nhưng ông chỉ hát được vài câu rồi không thê hát tiếp được nữa Ông cho biết là mệt lắm, không còn sức dé “kéo” nữa Mỗi lần như vậy chúng tôi không khỏi băn khoăn nghĩ về một nghệ nhân tài hoa, một “báu vật sống” đang gìn giữ những giá trị văn hoá tộc người chăng bao lâu nữa sẽ về với tổ tiên

Trong cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam,

Võ Quang Nhơn đã khang định mo Dé đất đẻ nước của người Mường là sử thi thần thoại và theo ông, môi trường diễn xướng của sử thi thần thoại luôn kèm theo các nghi lễ tôn giáo Về đặc điểm nay, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt

Nam thì chỉ có sử thi của người Mường và sử thi của người M'nông là được dùng với ý nghĩa thiêng liêng này Trong sử thi của người Mường và người M'nông có nhiều câu, nhiều đoạn được dùng dé hát kế khi đưa tiễn linh hồn người chết, dé bói toán, đoán bệnh Người diễn xướng sử thi trong

139 lễ tang ma của người Mường là những ông mo, của người Mˆnông là những bơjâu Trong khi đó ở các sử thi khác như khan của người Êđê, hơmon của người Bana lại được diễn xướng bởi các nghệ nhân bình thường và thường được diễn xướng trong lúc vui chơi, rỗi rãi Đối với khan Êđê, khi diễn xướng, nghệ nhân chủ yếu chỉ dùng ngôn ngữ và giọng điệu để biểu đạt nội dung truyện ké, rất ít khi người nghệ nhân dùng động tác nào đó dé mô phỏng cử chỉ, hành động của nhân vật Tuy theo nội dung cụ thé của truyện ké mà nghệ nhân có giọng kể sao cho phù hợp, nhăm đưa lại hiệu quả nhận thức, thâm mĩ cao nhất cho người nghe Nhìn chung, hát kế khan được tiễn hành theo một quá trình khá đơn giản Khi bắt đầu, giọng nghệ nhân từ thấp lên cao, diễn tả hết một câu, một ý thì giọng nghệ nhân ngân dài để ngắt câu, chuyển ý và tiếp đó người nghệ nhân lại trở về giọng kê như lúc bắt đầu hát ké khan Nghệ nhân diễn kể khan đã kết hợp được một cách nhuan nhuyễn giữa hát ké khan với những sắc thái của điệu hat đối đáp và khóc ké để biểu đạt từng sắc thái hành động, cảnh ngộ của nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên, tiếng chim kêu, tiếng ngựa hí, tiếng gọi voi một cách cuốn hút, hấp dẫn người nghe. Đối với Ot Ndrong, trước lúc hat kể, nghệ nhân thường tóm tắt nội dung phần mình sẽ trình bày và giải thích những chỗ khó hiểu cho người nghe Xong phần dẫn truyện, nghệ nhân nhấp một hơi rượu cần, đẳng hang lay giong, doan cất cao giọng Ot Ndrong Trong khi hát ké, đôi khi nghệ nhân giơ tay làm điệu bộ đề diễn tả hành động của nhân vật trong truyện.

Khi ké khan, người nghe chủ yếu thay được sự việc thông qua giọng hát ké chứ không phải qua những điệu bộ như khi hát ké Ot Ndrong của nghệ nhân M'nông Khi diễn tả về những trận đánh nhau của nhân vật anh hùng với các tù trưởng đối lập, chuyện đi cướp vợ của người khác thì giọng nghệ nhân dồn dập, mạnh mẽ, mang âm hưởng anh hùng ca Khi diễn tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giọng nghệ nhân lại chậm dai, nhẹ nhàng, êm ái, dan trải Doan nói về các hành vi không đàng hoàng, không trung thực của các tù trưởng đối địch với người anh hùng, giọng người hát kế toát ra vẻ trách móc, chê bai Tóm lại tùy

140 vào hành động của nhân vật trong truyện mà nghệ nhân có những giọng điệu hát kê thích hợp.

Khác với khan của dân tộc Êđê, Ot Ndrong được các nghệ nhân M'nông diễn xướng theo phương thức kết hợp các yếu tố: hát, kẻ, đối thoại và làm điệu bộ theo kiểu dién xướng sân khấu Điều đó cho thấy sử thi M’néng mang tinh nguyên hợp cao hơn và đậm chất cô sơ hơn sử thi Êđê.

Khi diễn xướng Ot Ndrong, người M’n6ng có những cấm ky, kiêng cữ.

Vi dụ như nghệ nhân Mˆnông kiêng diễn xướng Ot Ndrong tại nhà mình hoặc nếu trong nha nghệ nhân có người chết thì ba năm sau mới được hát ké (tat nhiên cũng không được hát ké tại nhà mình) Trong bon có người chết thì không ai được hát ké sử thi, nếu muốn hát kể sử thi thì phải ra khỏi phạm vi của bon làng Khi Ot Ndrong qua đêm, sáng mai chủ nhà phải làm lễ cúng các thần cư ngụ xung quanh nhà dé báo rằng mình đã nhờ người hát kế Ot Ndrong cho cộng đồng nghe Khi nghệ nhân muốn diễn xướng tại nhà mình thì phải giết một con gà dé làm lễ cúng thần linh Theo người M’néng, nếu không làm cúng mà hát kê sử thi thì người trong gia đình nghệ nhân sẽ bi ốm đau, bệnh tật hoặc bon làng sẽ gặp tai hoạ Theo Đỗ Hồng Kỳ cho biết, vào năm 2002 ông và các đồng nghiệp có yêu cầu nghệ nhận Điều Kuk ở xã Quảng Trực, huyện Đắc Riấp, tỉnh Đắc Lắc (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông) hát Ndrong tại nhà mà chưa kịp mua gà, rượu cho gia đình làm lễ cúng khan than linh Sau đó không may con ré nghệ nhân nay bị ngã, gia đình nghệ nhân Điều Kuk đã bắt phat va bằng cách phải mua rượu, ga dé làm lễ cúng than [54/195] Đỗ Hồng

Kỳ còn cho biết, khi tiếp xúc với các nghệ nhân thuộc nhóm Mnông Preh, ông được họ cho biết Ot Ndrong còn được diễn xướng trong lễ đâm trâu và lễ tang. Những nhà giàu khi có người chết, người ta tổ chức Ot Ndrong ba đêm Trong khi nghệ nhân diễn xướng, mọi người ngồi nghe chăm chú Trong khi đó, nhóm Mˆnông Nong lại không diễn xướng Ot Ndrong trong đám tang mà chỉ được mượn lời của Ot Ndrong dé khóc thương người quá cố (khi đó gọi là nhĩm khit) Rất có thé trước đây nhóm Nong (va có thé một số nhóm khác nữa) cũng diễn xướng Ot Ndrong trong đám tang, nhưng vì một lý do nào đó họ đã

Chức năng của sử thi M ”nÔng - + + vs vn gi 142 3.3 Cách cầu tạo đề tài s- 22x 2212 22111 22112021112211122111 2110 ceeree 153 3.4 Cốt truyện của sử thi M”nông - 2 ©©£++£+E+2EE+EEE+EEESEEEerkerrkrrrkeree 155 3.5 Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi Mnông - - +++s=+s+ 161 3.6 Co sở xã hội va nội dung phan ánh cua sử thi M’nOng

Khi nói về quy mô phan ánh hiện thực rộng lớn của hai tác phẩm sử thi nỗi tiếng Ramayana và Mahabharata, người An Độ có câu châm ngôn “cái gì không có trong đó thì cũng không có ở bất cứ đâu trên đất nước An DO” Nhà nghiên cứu người Nga Gonédiro đã coi tác phâm sử thi của Hômerơ là “cuốn từ điển bách khoa hoàn thiện nhất thời kì cô đại” Đối với sử thi M"nông chúng ta cũng có thể coi đó là “bách khoa thư” đầy đủ nhất của dân tộc M nông, một “bách khoa thư”

142 không tổn tại bang văn bản, mà tồn tại trong trí nhớ của các thế hệ nghệ nhân dân gian.

Ot Ndrong là bức tranh toàn cảnh, là kho tri thức về cuộc sống của người M'nông thời cô xưa Người ta có thé tìm thấy ở đó những chỉ tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đến những vấn đề lớn lao về nhân sinh quan và thế giới quan của người M'nông Khi nghe hát kê

Ot Ndrong, người diễn xướng cũng như người nghe đều không coi đó chỉ đơn thuần là trò giải trí, mà còn là những bài học về lịch sử của dân tộc mình Khi diễn xướng, người diễn xướng không hè có ý thức là mình nói lên tiếng nói của tâm tư, tình cảm cá nhân, mà đó là tiếng nói chung của tư tưởng, tình cảm của cả cộng đồng.

Hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi thì hau những người Mˆnông lớn tuổi cũng đều thuộc một số câu Ot Ndrong hay tên của các nhân vật nào đó trong các tác phẩm sử thi Nhiều câu Ot Ndrong đã trở thành thiêng liêng trong cuộc sông của họ Những câu mà Tiăng dạy các thành viên thị tộc ở trong Ot

Ndrong đã trở thành những câu châm ngôn quen thuộc mà người thợ săn nào cũng phải biết trước lúc vào rừng:

Săn bò rừng không được nói tên chỉ được gọi là con đỏ

Săn trâu rừng không được nói tên chỉ gọi là con sừng.

Ot Ndrong còn phản ánh rất nhiều những vấn đề về đời sống tỉnh thần của người M’nong mà qua đó chúng ta thay được những tri thức, kinh nghiệm sống của họ Đã thành tập tục, trước lúc đi đâu xa hay trước khi thực hiện một việc quan trọng nao đó, người Mˆnông thường cúng khan thần linh mong than linh che trở, phù hộ cho họ Điều này cũng được nói đến nhiều trong các tác phẩm sử thi, trước gid ra trận, các nhân vật đều cầu khan thần linh Việc thực hiện lễ cũng được kể ra chỉ tiết, cụ thê:

Một con gà chỉ bằng quả cà Một con gà chỉ bằng con sóc

Ho cắt cổ gà phét máu vào njuh Cat cổ heo, phét máu vào njuh [105/1039]

Trong cuộc sống, mỗi khi lên đường dé thực hiện một công việc nào đó, dọc đường đi, nếu gặp chim sẻ kêu phía bên trái thì người M°nông cho răng sẽ gặp may man, còn nếu gặp cây đồ sẽ không tránh khỏi trac trở, rủi ro Điều này cũng được thể hiện trong các tác phẩm Ot Ndrong

Cây guih ngã bên phía tay phải

Cây sa ngã bên phía tay trái

Dong nói với Ndru rang Những cái xảy ra là điềm xấu [54/258]

Qua tác pham Ot Ndrong chúng ta biết được trước đây, khi gia đình

M nông có người hay một con vật nao đó sinh nở thì gia đình phải kiêng cữ, người ngoài gia đình chỉ được đến chơi và vào nhà sau một khoảng thời gian nhất định:

Con dé đẻ ba đêm hết cit Con heo đẻ bốn đêm hết cữ Con người đẻ bồn đêm hết cữ [54/259]

Qua Ot Ndrong chúng ta còn được thấy rất nhiều sắc thái văn hoá, những tập quan sinh hoạt của người Mnông được thé hiện một cách rất chi tiết và cụ thể Ví dụ, mỗi khi nhà có khách, gia chủ sẽ mời uống rượu cần theo tập quán của người Mˆnông: khách nếm một hơi rượu dau, sau đó chủ uống trước, khách uống sau Những tập quán về dung vo ga chồng cũng được Ot Ndrong nói đến nhiều và đây là lời cua Yang đòi cha mẹ đi hỏi vợ cho mình: Sao mẹ cha không đem con heo, ché rượu, không kiếm vòng bạc, vòng đông, không tìm chuỗi hat nhiều màu dé làm đồ hỏi vợ cho con Theo lễ tục của người M°nông thì con trai đến tuôi trưởng thành thi bố mẹ phải tính đến việc đi hỏi vợ cho con và lễ vật khi đi hỏi vợ phải có đầy đủ những thứ như trên Trong sử thi cũng như trong cuộc song hiện nay ở cộng đồng người M’néng vẫn lưu giữ tập quán, khi có con, nếu sinh con gái người ta cũng Yang cho đứa bé bằng cào, băng lược; còn nếu sinh con trai thì người ta sẽ cũng Yang cho nó bằng rìu, bằng dựa.

Tác phẩm Mia rấy bon Tiăng là câu chuyện nói về quá trình lao động sản xuât, vê đời sông xã hội và vê cuộc đâu tranh chông thiên tai của người

M nông Tác phẩm chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm của người M'nông xưa trong việc canh tác nương ray và thời vụ gieo trồng:

Tháng một ta dot ray cũ Tháng hai ta phát rây mới Tháng ba ta đốt ray mới

Tháng bon ta di tria ray cũ Tháng năm ta di tria ray mới

Thang sau, thang bay phai lam co lua

Tháng tám đuổi chim rách giữ ray Tháng chín, tháng mười tuốt lúa về nhà [129/28]

Trong Ot Ndrong cũng chứa đựng rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ nhằm khuyên rin con người cách sống, cách lao động sản xuất:

Muốn có ray phải rủ nhau làm Muốn bắn con sóc phải làm ná Muốn bắt được con cá phải lam ro Muốn bắt được con chuột phải làm bay dung.

Trong cuộc song, người Mˆnông có tục chia của cải cho người chết Tục này cũng đuợc Ot Ndrong đề cập như sau:

Ho chia vòng tay một phan cho người chết

Ho chia xâu cườm một phan cho người chết

Ho chia răng bịt một phan cho người chết Bau cơm vỡ chia cho Ting một cái

Cái nổi vỡ chia cho Rung một cái [122/2455]

Ot Ndrong còn đề cập đến nhiều phong tục, tập quán khác của người M'nông, như khi lay chiêng, trống ra đánh thì phải làm lễ cúng thần linh; trong gia đình, người đàn ông có việc phải đi xa, người phụ nữ ở nhà phải kiêng cir: Đàn ông goá vợ mượn cuốc không cho

Dan ông goa vợ mượn cao cũng kiêng Dan ba goa chong mượn riu không nên.

Trong đời sống của người Mˆnông, tín ngưỡng về bùa ngải, ma lai chiếm g1ữ một vi trí cực kỳ quan trọng va họ luôn tin những thứ đó là có thật, chi phối mọi mặt đời sống của họ Trong Ot Ndrong thì ma lai, bùa ngải và các hình thức bói toán dé đoán bệnh xuất hiện với một tần suất khá đậm Việc truyền ma lai cho nhau là nguyên nhân của mọi hiềm khích, mọi hận thù, là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc giữa các nhân vật trong tác phẩm sử thi Vì ma lai mà họ lừa gạt, chém giết lẫn nhau Hiện nay, bùa ngải vẫn còn tôn tại trong tiềm thức của người M’néng Ho vẫn tin răng những câu chuyện về bùa ngải, ma lai là có thật, điều đã gây ra những câu chuyện đau lòng trong cuộc sống của cộng đồng.

Trong Ot Ndrong thì các loại nhạc cụ, chức năng và công dụng của nó đã được ké ra một cách khá chân thực và sinh động Công chiêng là loại nhạc cụ vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí vừa thực hiện chức năng là chiếc cầu nối giữa cuộc sống của con người với thế giới thần linh: Khi làm cỏ lúa người ta đánh chiêng nhỏ; lúc tuốt lúa đánh chiêng lớn; nhà có khách thì đánh chiêng yau; kèn mbuat thường được thối khi có cuộc sống thanh bình, td và được thôi khi có chiến tranh, gong put được người ta treo trên rẫy, âm thanh phát ra có tác dụng đuôi khi, đuôi chim Trong nhiều tác pham Ot Ndrong còn ké ra khá chỉ tiết về những nguyên liệu làm nên một loại nhạc cụ nao đó, như gar - một loại trống chỉ đánh trong đám tang và báo động khi có chiến tranh thì được mô tả “một bên bit bằng da bò, một bên bit bằng da trâu” Âm thanh của nhiều loại nhạc cu được biểu hiện với những âm sắc khác nhau: tiếng kèn mbuat thì du dương, diu dat; tiếng tù và thì ngân nga, vang vọng; tiếng công chiêng thì dồn dập, tram hung va ron ra

Theo khảo sát của chúng tôi và qua những lần trao déi với một số người M’néng lớn tuổi như ông Y Bo (Ma Yoăn, 83 tuổi) ở bon Dak Pri, xã Nam Ndir, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông: ông Y Thi (78 tuổi) ở bon Gia Ra, xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông: nghệ nhân Điều Klưt, nghệ nhân Thị Mai (cháu ruột của nghệ nhân Điều Klut và là con gái của cố nghệ nhân Điều Kâu) ở xã Đăk Ndrung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông chúng tôi được

146 biết, Ot Ndrong chủ yếu được diễn xướng trong những lúc rỗi rãi, phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng Tuy nhiên họ cũng cho biết thêm, Ot Ndrong còn được dùng dé khóc tang (chỉ mượn lời của Ot Ndrong và được khóc hát với một ngữ điệu khác với Ot Ndrong, họ gọi đó là Nhĩm khit); dé bói toán, đoán bệnh; dé cúng khan thần linh mỗi khi thực hiện một công việc gì đó.

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN