1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chuyên viên chính xử lý lý tình huống gây ô nhiễm môi trường của công ty chăn nuôi bò

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiểu luận này tập trung vào việc phân tích và xử lý tình huống ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động chăn nuôi bò của công ty X tại TP M. Chăn nuôi bò là một hoạt động kinh tế quan trọng, tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Trang 1

MỤC LỤC

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 4

II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 5

1 Mục tiêu phân tích tình huống 5

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ 6

1 Nguyên nhân xảy ra tình huống: 6

2 Hậu quả của tình huống 9

IV ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 9

1 Mục tiêu giải quyết tình huống 9

2 Cơ sở giải quyết tình huống 10

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chăn nuôi bò tập trung hiện nay ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả vềsố lượng trang trại, quy mô đàn bò, chất lượng con giống Các trang trại hiện nayđược quy hoạch nhỏ, mang tính chất chắp vá, thiết bị chuồng trại không đồng bộ.Đa số các trang trại nằm trong khu vực dân cư nên mức độ ô nhiễm khá cao Mứcđộ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và các địa phương có chănnuôi bò phát triển là rất trầm trọng Thực tế nhiều nơi các chất thải rắn, chất thảilỏng và đặc biệt là nước thải từ bể khí sinh học đều được người chăn nuôi cho chảythẳng ra cống rãnh, ao hồ, sông suối Nhiều công trình nghiên cứu trong nước đãđiều tra tình hình chăn nuôi và đưa ra một số giải pháp xử lý về chuồng trại, xử lýnước thải bằng biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc pháttriển hệ thống chăn nuôi bền vững Để tăng lợi nhuận nông dân đã và đang chuyểnsang sản xuất trang trại chuyên môn hoá cao Các hệ thống chăn nuôi này đã phátsinh một vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ô nhiễm môitrường Sự ô nhiễm môi trường do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng trựctiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khoẻ con người Trong quá trình chănnuôi gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chấtđộc như SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-, NO2-, và các vi sinh vật có hại nhưE.coli, Salmonella, hay các ký sinh trùng có khả năng lây bệnh cho người Cácyếu tố này có thể làm ô nhiễm khí quyển, nguồn nước, thông qua các quá trình lantruyền độc tố và nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản phẩm chăn nuôi

Có nhiều hình thức chăn nuôi khác nhau như: chăn nuôi theo hộ gia đình,chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung,… Những năm qua, ngành chăn nuôicủa tỉnh đang dần chuyển dịch theo hướng tập trung, thâm canh bán công nghiệp

Trang 3

và công nghiệp theo hình thức trang trại, gia trại quy mô lớn, liên kết và mang tínhbền vững, từng bước đưa ngành chăn nuôi dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấunông nghiệp Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi tự phát trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiềubất cập; bên cạnh những lợi ích mang lại về kinh tế thì chăn nuôi cũng gây nênnhững vấn đề về môi trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý về môi trường phải cóbiện pháp quản lý phù hợp để vừa thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển vừa bảo vệmôi trường sống.

Điển hình tại trang trại bò X, trên địa bàn TP M phổ biến mô hình nuôi bòquy mô nhỏ và vừa theo hộ gia đình Người dân tận dụng nguồn thức ăn được chếbiến từ sản phẩm nông nghiệp như cỏ, rơm, cám, và các loại thức ăn bổ sung đểphát triển mô hình nuôi bò để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.Việc quản lý chất thải chăn nuôi được địa phương và người dân rất quan tâm, songtrên thực tế còn gặp nhiều vấn đề khó khăn dẫn đến công tác quản lý chất thải chănnuôi lẫn chất lượng môi trường chưa đạt hiệu quả như mong đợi Lượng chất thảitừ quá trình chăn nuôi trên địa bàn TP khá lớn cộng thêm quy mô chăn nuôi nhỏ lẻchưa có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bò hiệu quả gây ra sức ép với môitrường và sức khỏe con người, vật nuôi.

Là viên chức đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường TP M, vậndụng những kiến thức đã học được từ khoá học “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhànước, ngạch Chuyên viên chính” kết hợp với thực tế công tác tôi mạnh dạn chọn đềtài: "Xử lý tình huống ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò của trang trại bò X,trên địa bàn TP M” làm tiểu luận cuối khoá Qua đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường, góp phần thúc đẩyngành chăn nuôi trên địa bàn phát triển bền vững, nâng cao đời sống của ngườidân.

Trang 4

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Hơn 5 năm nay, người dân sống ở TP M luôn sống chung với tình trạng ônhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng như cuộcsống sinh hoạt do một trang trại nuôi bò trên địa bàn gây ra Ðiều đáng nói, ngườidân đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền và cơ quan chức năng nhưng sự việcvẫn không có gì thay đổi.

Người dân sống tại TP M phản ánh sự việc thường xuyên bị tra tấn bởi mùihôi thối bao trùm phát ra từ trang trại nuôi bò của trang trại bò X Dòng nước thảiđen kịt thường xuyên xả trực tiếp ra môi trường khiến nguy cơ nguồn nước ngầmbị ô nhiễm, dù đứng cách xa trang trại hàng trăm mét nhưng mùi hôi thối vẫn nồngnặc Vào những ngày mưa to, nước thải từ trang trại chảy trực tiếp vào khu vựcvườn nhà các hộ sống xung quanh trang trại khiến cây cối bị chết

Trang trại bò X đi vào hoạt động từ năm 2015, có tổng diện tích khoảng20.000 m², khoảng cách từ cơ sở đến khu dân cư gần nhất khoảng 500 m; đã đăngký kế hoạch bảo vệ môi trường và được UBND TP M xác nhận tại Thông báo số180/TB-UBND ngày 14-11-2014 với quy mô 300 con/đợt

Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, trang trại bò X đã gây nên tình trạng ônhiễm nghiêm trọng Nhiều người già, trẻ nhỏ sống xung quanh trang trại có biểuhiện bệnh tật liên quan đến hô hấp Nhiều hộ sử dụng giếng ngầm cũng bị ảnhhưởng bởi nước bơm lên có mùi rất hôi, không thể dùng cho người uống được.

Trước thực trạng trên, nhiều hộ dân sống xung quanh khu vực trang trại bòX phản ánh với tổ dân phố và báo cáo TP M nhưng tình trạng ô nhiễm môi trườngvẫn chưa được khắc phục

Theo chỉ đạo của Tổng cục Môi trường, vào ngày 3-5-2023, Ðoàn kiểm traliên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường TP M đã tiến hành kiểm tra công tác

Trang 5

bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi bò X để xử lý tình huống theo phản hồicủa người dân.

Không chỉ trang trại bò X, đối với cơ quan nhà nước quản lý về môi trườngcần có hướng dẫn cụ thể và giải pháp nhằm phát triển đàn gia súc, góp phần cảithiện đời sống người dân, đồng thời đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG1 Mục tiêu phân tích tình huống

Việc phát triển chăn nuôi, cụ thể là nuôi bò theo hình thức tập trung nhằmmục đích tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương, phát triển kinh tế,nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu về thịt bò tại chỗ Tuy nhiên, về gócđộ quản lý Nhà nước việc nuôi bò của trang trại bò X đã vi phạm các quy địnhpháp luật về bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường sống vàmôi trường xung quanh, ảnh hưởng chất lượng nguồn nước sinh hoạt, nước ngầmtại khu vực xung quanh Do đó, yêu cầu xử lý trong tình huống này là vừa đảm bảotheo đúng mục đích của quản lý hành chính nhà nước vừa đảm bảo tính nghiệp vụchuyên ngành Công tác xử lý phải đạt được các mục tiêu sau:

- Xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường của trang trại bò X theo quyđịnh của pháp luật hiện hành; thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm củatrang trại bò X.

- Thông qua việc xác định nguyên nhân, hậu quả của sự việc, đề xuất cácphương án xử lý hợp tình, hợp lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhànước về môi trường, tạo niềm tin đối với nhân dân đối với cơ quan nhà nước.

- Tăng cường Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa trong việc sản xuất kinh doanhgắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Trang 6

- Đảm bảo lợi ích của người dân: Đây là mục tiêu được xác định nhằm đảmbảo cho việc giải quyết vụ việc được hợp tình, hợp lý, đảm bảo môi trường sốngcho người dân.

- Đảm bảo tính khả thi của quyết định xử lý hành chính, các yêu cầu của cơquan cấp trên: Đây là yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo hiệu lực của quyết định giảiquyết, đảm bảo thi hành được quyết định trong thực tế.

Những mục tiêu trên nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cốmôi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra, chấm dứt tình trạng khiếu kiện trongnhân dân Qua đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của cáchộ kinh doanh chăn nuôi và của cộng đồng dân cư.

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ1 Nguyên nhân xảy ra tình huống:

a) Vượt đàn so với đăng ký hoạt động chăn nuôi ban đầu:

Trang trại bò X đã đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường và được UBND TPM xác nhận tại Thông báo số 180/TB-UBND ngày 14-11-2014 với quy mô 300con/đợt; nhưng tại thời điểm kiểm tra, số lượng đàn bò tại trang trại X lên đến1.200 con Tuy nhiên, chủ trang trại bò X chưa đăng ký lại Kế hoạch bảo vệ môitrường đối với cơ quan quản lý TP M.

Hệ thống chuồng trại, bộ phận xử lý chất thải được thiết kế đáp ứng quy môđàn bò 300 con, do đó hệ thống chuồng trại bị quá tải không đáp ứng đủ quy môđàn bò, nhất là hệ thống xử lý chất thải.

b) Vị trí đặt chuồng trại:

Khoảng cách trang trại đến cộng đồng dân cư: trang trại bò X được bố tríngay trên đất vườn nhà, nằm trong khu vực có dân cư đang sinh sống Quy mô

Trang 7

chăn nuôi càng nhiều thì lượng chất thải bao gồm chất thải rắn (phân bò) và chấtthải lỏng (nước thải) càng nhiều, vì vậy trang trại X tăng số lượng đàn bò ngàycàng nhiều đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến khu vực xung quanh.

Trang trại được bố trí ngay đầu hướng gió thổi vào khu vực khu dân cư, dođó mùi hôi từ hoạt động chăn nuôi bò đưa thẳng vào khu vực có dân cư đang sinhsống, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống sinh hoạt và chấtlượng cuộc sống của người dân xung quanh Nhiều người dân có biểu hiện bệnh vềđường hô hấp, nhất là các em nhỏ.

c) Chất thải thải ra do hoạt động chăn nuôi:

- Chất thải rắn: chủ yếu là phân, rác, thức ăn thừa của vật nuôi Chất thải rắnchăn nuôi bò có độ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, K cao, chứa nhiều hợp chất hữu cơ,vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh chongười và vật nuôi Lượng phân bò thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọnglượng của vật nuôi Lượng phân thải trung bình của bò trong 24 giờ được thể hiệndưới bảng sau:

Loại gia súcLượng phân(kg/ngày)

Nước tiểu (kg/ngày)

Trang 8

kiện làm cho vi sinh vật phát tán khắp nơi tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cho người vàvật nuôi.

- Nước thải: chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả nănggây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơlửng, N, P và vi sinh vật gây bệnh Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng,virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.

Qua kiểm tra, lấy mẫu thử cho thấy: nước thải từ quá trình chăn nuôi trangtrại X được thải ra 03 hồ xử lý nước thải tập trung (trong đó có hồ số 02 được xử lýbằng hệ thống Biogas; hồ số 01 và số 03 không được lót đáy theo quy định) Trongquá trình kiểm tra đã lấy 02 mẫu nước thải tại hồ số 01 và 03 của cơ sở Kết quảphân tích mẫu nước thải tại hồ số 03 (nước thải tập trung sau hồ xử lý Biogas) vàso sánh với QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nướcthải chăn nuôi: Có 5 thông số phân tích vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể: TSS vượtquy chuẩn 17,35 lần, COD vượt quy chuẩn 9,57 lần, BOD5 vượt quy chuẩn 4,33lần, Nitơ tổng vượt quy chuẩn 1,56 lần và Coliforms vượt quy chuẩn 46 lần

d) Công tác thu gom, xử lý chất thải:

Trong chăn nuôi, đây được xem là khâu quan trọng trong việc xử lý môitrường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên nhà chứa phân bò đượcthiết kế quy mô đáp ứng đàn bò 300 con như đăng ký ban đầu, khi đàn bò trang trạiX tăng đàn lên 1.200 con, hệ thống chứa phân, nước thải bị quá tải nên đã xảy ratình trạng chảy tràn ra khu vực xung quanh, đặc biệt là khi có mưa, lượng chất thảinày theo nước mưa chảy tràn khắp các khu vực nhà dân, gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng.

Trang 9

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi của trang trại bò X chưa đáp ứng yêucầu về xử lý các thông số nước thải trước khi thải ra môi trường, đây là nguyênnhân gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân xung quanh.

2 Hậu quả của tình huống

Chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng màcòn có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của các hộ dân xungquanh.

Nước thải tràn vào các vườn cây làm cây chết gây thiệt hại kinh tế cho cáchộ dân có cây trồng xung quanh.

Nước thải tràn vào đường đi gây mất mỹ quan, khó khăn việc đi lại củangười dân, là nguồn phát sinh mầm bệnh.

Người dân sống xung quanh trang trại bò có biểu hiện các bệnh về hô hấp,da.

Nguồn nước mặt khu vực xung quanh trang trại bò X bị ô nhiễm và nguy cơảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh.

IV ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG1 Mục tiêu giải quyết tình huống

Để giải quyết khiếu nại của quần chúng nhân dân, vừa đảm bảo yêu cầu sảnxuất của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cũng như của nhànước, chúng ta có nhiều phương án.

Các phương án được đề xuất cần đạt các mục tiêu cụ thể sau:

- Ngăn ngừa, giữ gìn bảo vệ môi trường, môi sinh Bảo đảm cho mọi ngườibình đẳng trong việc hưởng thụ tài nguyên môi trường.

Trang 10

- Bảo đảm mục tiêu khuyến khích phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho cơ sởchăn nuôi phát triển, tạo việc làm thu nhập cho người lao động.

- Cần ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp tình, có tính khả thi cao.- Phương án xử lý phải phù hợp với pháp luật, phù hợp với đường lối chínhsách của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân.

2 Cơ sở giải quyết tình huống

Việc xử lý tình huống quản lý nhà nước phải căn cứ vào tính chất, mức độ,hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do phápluật quy định.

Kết hợp nhiều quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi để xử lý tìnhhuống phù hợp quy định pháp luật hiện hành, phương án xử lý phải khả thi, tạođiều kiện cho các đối tượng thực hiện đúng, đủ theo quyết định xử lý.

a) Quy định tại khoản 1 điều 11 mục 2 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm địnhthực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản;thực phẩm:

“1 Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựa trên 100 con nuôi sinh sản hoặctrên 200 con nuôi lấy thịt; dê, cừu trên 400 con sinh sản hoặc trên 600 con nuôi lấythịt; thỏ trên 3.000 con sinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt; lợn trên 300 connái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôi lấy thịt hoặc trên 1.000 connuôi lấy thịt; gà trên 3.000 con mái sinh sản hoặc trên 5.000 con nuôi lấy thịt;ngan, vịt trên 2.500 con mái sinh sản hoặc trên 4.000 con nuôi lấy thịt; đà điểu trên

Trang 11

100 con mái sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; chim cút trên 10.000 con sinhsản hoặc trên 20.000 con nuôi lấy thịt đáp ứng các điều kiện:

a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôihoặc thú y;

b) Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môitrường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quychuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi;…”

b) Luật bảo vệ Môi trường

Hoạt động chăn nuôi của Trang trại bò X cần đáp ứng những điều kiện theoquy định tại Luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

- Điều 59: “…Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất cótrách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.”

- Điều 61: “…Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiệnbiện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở…”

- Điều 62: “…Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụphát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảođảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật…”

- Điều 68: “Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệmôi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Ngày đăng: 28/06/2024, 15:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w